Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

nghiên cứu công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.2 KB, 99 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Thời đại ngày nay, thời đại của sự chuyển biến mạnh mẽ đối với nền kinh tế từ cơ
chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước. Hoạt động của nền kinh tế đã trở nên sôi động với nhiều loại hình kinh
doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Các quan hệ hàng hóa, dịch vụ_tiền
tệ, quan hệ thị trường ngày càng được mở rộng và có thể nói rằng mọi quan hệ kinh tế
xã hội đều được tiền tệ hóa. Bởi vậy, theo sự vận hành của cơ chế thị trường, khối
lượng thanh toán về mặt giá trị càng lớn và phức tạp. Từ đó, hoạt động Ngân hàng trở
nên quan trọng và thiết yếu.
Ngân hàng, thực chất là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và dịch vụ khác, sự ra
đời và phát triển của ngành dựa vào sự đòi hỏi càng cao của nền kinh tế thị trường.
Trong đó, nghiệp vụ của hoạt động Ngân hàng luôn được cải tiến nhanh chóng vươn
lên làm tốt chức năng trung tâm tiền tệ - tín dụng – thanh toán các thành phần kinh tế,
huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.
Đứng trước những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, thể thức thanh toán
không dùng tiền mặt đã ra đời. Thể thức thanh toán không dùng tiền mặt là quan hệ
thanh toán không trực tiếp sử dụng tiền mặt được thực hiện bằng cách trích chuyển tài
khoản hoặc bù trừ công nợ giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua Ngân
hàng. Nghiệp vụ này có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế góp phần đơn giản hóa,
giảm bớt phiền hà trong thanh toán mà có thể gặp ở thanh toán dùng tiền mặt gây ra,
giảm lượng tiền trôi nổi trên thị trường, tạo vốn bổ trợ cho hoạt động của Ngân hàng
góp phần đầu tư vào quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế thông qua tính chất
thanh toán hạn chế thiệt hại, khắc phục và ngăn chặn tiêu cực có thể xảy ra trong sản
xuất kinh doanh nước nhà. Có thể nói rằng thanh toán không dùng tiền mặt là động lực
trực tiếp thúc đẩy quá trình vận động của vật tư, hàng hóa trong nền kinh tế. Thông
qua đó, các mối quan hệ kinh tế quốc tế được giải quyết. Nhờ vậy mà quá trình lưu
thông và sản xuất hàng hóa được tiến hành bình thường. Tại một số nước Châu Âu,
Mỹ và Nhật tỉ lệ không dùng tiền mặt chiếm từ 70% - 90% tổng lượng thanh toán.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2
Bởi vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt và do muốn tìm hiểu thêm về
nghiệp vụ trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi
nhánh Nha Trang nên qua đợt thực tập này, được sự cho phép của Nhà trường, của quý
cơ quan, em đã được tìm hiểu thêm về nghiệp vụ này và được chọn “Nghiên cứu công
tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Chi nhánh Nha Trang” làm đề tài của mình.
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu một số thể thức thanh toán không dùng tiền
mặt được áp dụng cho các cá nhân, đơn vị và tổ chức kinh tế trên địa bàn thông qua
thanh toán tiền hàng hóa, vật tư hay một số dịch vụ khác. Các thể thức thanh toán
không dùng tiền mặt được áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Nha Trang trong thời gian qua như: thanh toán bằng Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy
nhiệm thu và thẻ thanh toán làm đối tượng nghiên cứu.
3.Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua nghiên cứu phương pháp luận về thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng, sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu, tỷ lệ, phân tích tổng hợp, phỏng
vấn, từ đó phân tích công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nha Trang.
4.Nội dung thực hiện:
Ngoài lời mở đầu, kiến nghị và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nha Trang.
Chương 3: Một số biện pháp và giải pháp nhằm mở rộng thể thức thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Chi nhánh Nha
Trang.
Do lúc đầu làm quen với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nên đề tài không
tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thành Chương

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN
KHÔNG SỬ DỤNG TIỀN MẶT
1.1.1. Khái niệm.
Thanh toán không dùng tiền mặt (còn gọi là thanh toán chuyển khoản) là quan hệ
thanh toán không trực tiếp sử dụng tiền mặt được thể hiện bằng cách tích chuyển tài
khoản hoặc bù trừ công nợ giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua Ngân
hàng.
1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt.
+ Sự vận động của tiền tệ độc lập so với sự vận động của vật tư hàng hoá cả về
thời gian và không gian, thông thường sự vận động của tiền trong thanh toán và sự vận
động của vật tư, hàng hoá là không có sự ăn khớp với nhau, đây là đặc điểm lớn nhất,
nổi bật nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt. Việc giao hàng được tiến hành ở
nơi này, trong thời gian này, nhưng việc thanh toán được thực hiện ở nơi khác, trong
một thời gian khác, sự tách rời giữa tiền và hàng là điều không thể tránh khỏi. Điều đó
chỉ cho ta một phương án thanh toán – mà ở phương án đó phải chấp nhận sự tách rời
đó, nhưng không thể vì sự tách rời đó mà gây ra chậm trể, gian lận trong thanh toán,
phải hạn chế đến mức thấp nhất mọi rắc rối có thể xãy ra trong thanh toán.
+ Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật môi giới (tiền mặt) không xuất
hiện như trong thanh toán bằng tiền mặt, mà nó chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền kế
toán (tiền ghi sổ), nó được ghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán (gọi là tiền
chuyển khoản). Đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt. Với đặc

điểm này thì mỗi bên tham gia thanh toán (chủ yếu là người mua) buộc phải mở tài
khoản tại ngân hàng và phải có tiền trên tài khoản đó, bởi vì nếu không như vậy thì
việc thanh toán sẽ không thực hiện được.
+ Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò của ngân hàng rất to lớn – vai
trò của người tổ chức và thực hiện các khoản thanh toán. Ngân hàng xem như người
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
4
thứ ba không thể thiếu được trong thanh toán chuyển khoản. Bởi vì chỉ có ngân hàng –
người quản lý tài khoản tiền gửi của các đơn vị mới được phép trích chuyển tiền trên
tài khoản của các đơn vị, cá nhân. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành một phòng
thanh toán cho xã hội, thanh toán không dùng tiền mặt được tổ chức và thực hiện tốt sẽ
phát huy được tác dụng tích cực của nó.
1.1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt:
+ Trực tiếp thúc đẩy quá trình vận động của vật tư, hàng hoá trong nền kinh tế,
thông qua đó các mối quan hệ kinh tế lớn sẽ được giải quyết, nhờ vậy mà quá trình sản
xuất và lưu thông hàng hoá được bình thường.
+ Nhờ tổ chức tốt công tác thanh toán, mà cho phép ngân hàng tập trung ngày
càng nhiều các khoản vốn tiền tệ trong nền kinh tế, làm tăng thêm nguồn vốn tín dụng
để đầu tư vào các quá trình tái sản xuất của xã hội, cũng chính nhờ đó mà rút bớt một
lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội (chi phí in ấn, bảo
quản, vận chuển tiền) tạo điều kiện để làm tốt công tác quản lý tiền tệ.
+ Thông qua việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt hạn chế được những
thiệt hại, khắc phục và ngăn chặn được những tiêu cực có thể xãy ra trong sản xuất
kinh doanh của các đơn vị.
1.2. CÁC HÌNH THỨC KHÔNG SỬ DỤNG TIỀN MẶT
1.2.1 Cơ sở pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở VN.
Nền tảng pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là Luật các tổ
chức tín dụng, các Nghị định của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền
mặt và Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về thể lệ thanh toán không
dùng tiền mặt.

1.2.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC).
1.2.2.1. Khái niệm:
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khoản lập theo mẫu in sẵn để yêu cầu ngân
hàng nơi mình mở tài khoản tiền gửi trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi
của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền mua hàng hoá, dịch vụ… hoặc chuyển
vào tài khoản khác của chính mình.
Với cách sử dụng thuận tiện, đơn giản, uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các
khoản tiền mua vật tư, hàng hoá hoặc dùng để chuyển tiền một cách rộng rãi và phổ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
5
biến trong cả nước, không phân biệt trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân
hàng.
1.2.2.2. Thủ tục lập chứng từ và thanh toán:

(1)

(2) (4)
(3)


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thanh toán bằng hình thức UNC
Chú thích:
(1)– Bên bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho bên mua.
(2)– Bên mua lập uỷ nhiệm chi theo mẫu thống nhất gởi đến ngân hàng phục vụ
mình (ngân hàng bên mua) để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ cho bên bán.
(3)– Ngân hàng bên mua kiểm tra uỷ nhiệm chi do bên mua chuyển đến, nếu
hợp lệ thì tiến hành thanh toán bằng cách trích tiền trên tài khoản của bên mua (ghi Nợ
tài khoản bên mua) để trả cho bên bán ngay trong ngày theo các trường hợp:
+ Nếu bên mua và bên bán đều có tài khoản tại cùng một ngân hàng, thì ngân
hàng ghi Có vào tài khoản bên bán và gởi giấy báo Có.

+ Nếu bên bán có tài khoản tại một ngân hàng khác thì “chuyển tiền đi” theo
phương thức thích hợp.
Sau đó gửi giấy báo Nợ cho bên mua sau khi đã thu phí nghiệp vụ.
(4)– Ngân hàng bên bán ghi Có vào tài khoản của bên bán và gởi giấy báo Có
ngay cho bên bán sau khi nhận được giấy báo từ ngân hàng bên mua.
1.2.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT).
1.2.3.1. Khái niệm:
Uỷ nhiệm thu là thể thức thanh toán được tiến hành trên cơ sở giấy uỷ nhiệm thu
và các hoá đơn chứng từ do người bán lập và chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ
tiền người mua về hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng phù hợp với những điều kiện
thanh toán đã ghi trong hợp đồng kinh tế.
Bên mua
(bên trả tiền)
Bên bán
(thụ hưởng)
Ngân hàng
bên mua
Ngân hàng
bên bán
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
6
Uỷ nhiệm thu được áp dụng phổ biến trong mọi trường hợp với điều kiện hai bên
mua và bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng
về việc áp dụng thể thức uỷ nhiệm thu để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện
thanh toán.
1.2.3.2 Thủ tục lập chứng từ và thanh toán:











Sơ đồ 1.2: Sơ đồ thanh toán bằng hình thức UNT
Chú thích:
(1) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký, bên bán tiến hành gửi hàng hoặc cung
ứng dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên bán lập uỷ nhiệm thu (4 liên) kèm theo các hoá đơn, vận đơn có lên
quan gởi đến ngân hàng phục vụ mình hoặc gởi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ người
mua (2’) để nhờ thu hộ tiền.
(3) Ngân hàng bên bán kiểm tra bộ giấy tờ uỷ nhiệm thu, nếu hợp lệ và khớp
đúng thì chuyển uỷ nhiệm thu và các chứng từ đến cho ngân hàng bên mua.
(4) Khi nhận các liên uỷ nhiệm thu và các chứng từ hoá đơn do ngân hàng bên
bán chuyển đến, ngân hàng bên mua kiểm tra kỹ lưỡng để xác định tính hợp lệ đúng
đắn của bộ chứng từ, nếu tất cả đều hợp lệ và khớp đúng, phù hợp với các điều kiện
thanh toán mà bên mua đã thông báo cho ngân hàng, thì ngân hàng bên mua tiến hành
trích chuyển tiền trên tài khoản của bên mua để thanh toán cho người bán thông qua
ngân hàng bên bán.
Hợp đồng kinh tế
Bên mua
(bên trả tiền)
Bên bán
(thụ hưởng)
Ngân hàng
bên mua
Ngân hàng
bên bán

(1)
(4a)

(3)
(5) (2)
(4b) (2’)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
7
(4a) Việc thanh toán tiền tại ngân hàng bên mua phải hoàn thành trong phạm vi
một ngày làm việc kể từ ngày nhận được uỷ nhiệm thu. Trong trường hợp tài khoản
của bên mua không đủ tiền để thanh toán thì phải chờ khi tài khoản có đủ tiền mới
thực hiện thanh toán đồng thời tính số tiền phạt chậm trả để chuyển đến cho bên bán
hưởng.
(4b) Sau đó ngân hàng bên mua phải đóng dấu “đã thanh toán” lên các chứng
từ, hoá đơn rồi gửi cho bên mua kèm theo liên (2) giấy uỷ nhiệm thu làm giấy báo Nợ.
Bên mua dùng bộ chứng từ này để nhận hàng khi hàng về tới bến.
(5) Khi nhận được tiền từ ngân hàng bên mua chuyển đến, ngân hàng bên bán
ghi Có vào tài khoản của bên bán, rồi ghi ngày tháng thanh toán vào nơi qui định của
giấy uỷ nhiệm thu và gửi cho bên bán làm giấy báo Có.
1.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (TTD).
1.2.4.1. Khái niệm và một số quy định.
Thư tín dụng là lệnh của Ngân hàng phục vụ bên mua đối với Ngân hàng bên bán
để thực hiện chi trả cho đơn vị bán nếu bên bán thực hiện đầy đủ những điều khoản
trong Thư tín dụng.
Thư tín dụng được áp dụng đối với 2 đơn vị mua – bán mở tài khoản tại 2 Ngân
hàng khác nhau. Thanh toán bằng Thư tín dụng thường diễn ra trong quan hệ mua bán
không thường xuyên, bên bán không tín nhiệm bên mua ở khả năng chi trả nên đề nghị
bên mua phải đảm bảo vốn để chi trả trên tài khoản Thư tín dụng. Việc lựa chọn hình
thức thanh toán bằng Thư tín dụng sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế ký kết
giữa đôi bên.

1.2.4.2. Một số quy định đối với thanh toán bằng Thư tín dụng:
+ Nội dung của Thư tín dụng bao gồm những điều kiện ràng buộc trách nhiệm
giữa đơn vị mua và bán, nó phản ánh hầu như đầy đủ những cam kết thanh toán trong
hợp đồng kinh tế đã ký.
+ Áp dụng hình thức thanh toán này bên mua phải lưu ký trước một số tiền
hoặc xin vay Ngân hàng để mở tài khoản Thư tín dụng đối với số tiền tối thiểu là 10
triệu đồng.
+ Thời hạn hiệu lực của Thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày mở tài khoản Thư
tín dụng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
8
+ Mỗi tài khoản Thư tín dụng được sử dụng thanh toán cho một đơn vị bằng
tiền mặt.
+ Thư tín dụng chỉ dùng thanh toán bằng chuyển khoản không thanh toán bằng
tiền mặt.
+ Mọi sự tranh chấp về hàng hóa đã giao và số tiền đã trả do hai bên mua – bán
tương ứng tự giải quyết.
+ Thư tín dụng được thanh toán một lần. Trường hợp không thanh toán hết số
tiền trên tài khoản Thư tín dụng, Ngân hàng sẽ chuyển số tiền còn lại vào tài khoản
tiền gởi của đơn vị mở Thư tín dụng.
1.2.4.3. Nội dung thanh toán bằng Thư tín dụng.
Sau khi thỏa thuận với bên bán sẽ áp dụng thanh toán tiền hàng hóa vật tư bằng
Thư tín dụng, bên mua phải gởi giấy báo xin mở Thư tín dụng đến Ngân hàng phục vụ
mình. Ngân hàng sẽ trích tài khoản bên mua hoặc cho vay để mở tài khoản Thư tín
dụng rồi chuyển Thư tín dụng thông báo cho Ngân hàng bên bán biết bên mua đã mở
Thư tín dụng. Ngân hàng bên bán sẽ chuyển tiếp Thư tín dụng cho người bán để thông
báo cho người bán biết việc người mua đã mở Thư tín dụng. Bên bán sẽ xuất giao
hàng cho bên mua và lập các chứng từ thanh toán gởi đến Ngân hàng phục vụ mình
yêu cầu thanh toán. Ngân hàng bên bán sẽ xuất tiền cho bên bán nếu bộ chứng từ thanh
toán phù hợp với những điều khoản của Thư tín dụng. Sau đó, sẽ thông báo cho Ngân

hàng bên mua biết việc trả tiền. Ngân hàng bên mua sẽ tất toán tài khoản Thư tín dụng
và thông báo cho đơn vị mua biết.
Thanh toán bằng Thư tín dụng là hình thức tương đối phức tạp hơn so với các
hình thức thanh toán khác. Tuy nhiên, nó phù hợp trong những đơn vị mua – bán
không thường xuyên, đôi bên thanh toán chưa tín nhiệm nhau.







PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
9









Sơ đồ 1.3: Sơ đồ thanh toán bằng hình thức Thư tín dụng
Ghi chú:
(1) Đơn vị mua và đơn vị bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng, trong đó có thỏa
thuận thanh toán bằng Thư tín dụng.
(2) Đơn vị mua làm thủ tục yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản Thư
tín dụng.
(3) Ngân hàng phục vụ đơn vị mua đến tiến hành mở Thư tín dụng và thông báo

cho Ngân hàng phục vụ đơn vị bán biết đơn vị mua đã mở Thư tín dụng.
(4) Ngân hàng phục vụ đơn vị bán báo cho đơn vị bán biết đơn vị mua đã mở
Thư tín dụng.
(5) Sau khi xem xét thấy hợp lệ thì đơn vị bán sẽ giao hàng cho đơn vị mua.
(6) Đơn vị bán gửi chứng từ giao hàng và nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu
tiền.
(7) Ngân hàng phục vụ đơn vị bán báo cho Ngân hàng phục vụ đơn vị mua để
thanh toán cho đơn vị bán.
(8) Ngân hàng phục vụ đơn vị bán tiến hành thanh toán tiền cho đơn vị bán.
(9) Ngân hàng phục vụ đơn vị mua báo cho đơn vị mua và đồng thời thanh
toán.



Đơn vị mua Đơn vị bán
NH mở Thư tín dụng NH thanh toán Thư tín dụng
(7)

(3)

(8)

(6)

(4)
(2)

(9)

(5)


(1)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
10
1.2.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
1.2.5.1. Khái niệm và phân loại thẻ thanh toán:
* Khái niệm:
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại do Ngân
hàng phát hành và bán cho các đơn vị và cá nhân để họ sử dụng trong thanh toán tiền
mua hàng hóa dịch vụ,… hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay tại quầy trả
tiền tự động.
* Các loại thẻ thanh toán hiện nay ở Việt Nam.
Thẻ thanh toán do Ngân hàng No & PTNT phát hành gồm 3 loại thẻ:
+ Thẻ loại A: Là loại thẻ không phải ký trước tại Ngân hàng phát hành thẻ,
dùng cho khách hàng có quan hệ tín dụng – thanh toán thường xuyên với Ngân hàng,
có tình trạng kế toán – tài vụ tốt, chấp hành kỷ luật thanh toán tốt.
+ Thẻ loại B: Là loại thẻ phải ký quỹ trước tại Ngân hàng phát hành thẻ, số tiền
ký quỹ chủ sở hữu thẻ được tính theo lãi suất tiền gởi không kỳ hạn.
Nguồn vốn ký quỹ để mở tài khoản loại B lấy từ tài khoản tiền gởi hoặc khách
hàng sẽ nộp tiền mặt, nộp Ngân phiếu thanh toán vào Ngân hàng để ký quỹ.
Số tiền tối thiểu để mở tài khoản thẻ thanh toán là 5 triệu đồng. Trường hợp
khách hàng nộp ngoại tệ để ký quỹ Ngân hàng sẽ chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ
giá mua ở thời điểm nộp tiền, nếu khách hàng không sử dụng hết sẽ được rút ra bằng
ngoại tệ theo tỷ giá bán ở thời điểm rút tiền.
+ Thẻ loại C: Là loại thẻ tín dụng áp dụng đối với các khách hàng được Ngân
hàng No & PTNT vay vốn và sẽ dùng thẻ loại C để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, Thẻ loại C không phải ký quỹ trước tại Ngân hàng mà khách hàng sẽ
trả lãi khi sử dụng Thẻ để thanh toán. Mỗi tấm thẻ loại C được sử dụng để mua hàng
hoặc thanh toán với nhiều đơn vị bán và được thanh toán nhiều lần nhưng không quá
10.000 lần. Giá mỗi tấm thẻ tương đương 10 USD.

1.2.5.2. Nội dung:
· Các chủ thể tham gia thanh toán:
+ Ngân hàng phát hành Thẻ: Là Ngân hàng chuẩn bị Thẻ và bán Thẻ cho
khách hàng sử dụng. Hiện nay, Hội sở Ngân hàng Ngoại thương ở Hà Nội và Ngân
hàng Ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm phát hành Thẻ. Ngân
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
11
hàng phát hành Thẻ chịu trách nhiệm bảo trì Thẻ cho khách hàng trong thời gian 1
năm. Trong thời hạn bảo trì nếu Thẻ bị hư hỏng không do nguyên nhân chủ quan của
người sử dụng sẽ được đơn vị phát hành thẻ đổi Thẻ mới.
+ Ngân hàng đại lý thanh toán: Bao gồm tất cả các những Hội sở chi nhánh
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Các Ngân hàng đại lý có nhiệm vụ:
- Trả tiền mặt theo yêu cầu của chủ sở hữu Thẻ.
- Trả tiền cho cơ sở tiếp nhận Thẻ khi nhận được biên lai thanh toán.
- Nhận chuyển tiếp số tiền thanh toán bằng Thẻ đến bên bán, cùng địa phương.
+ Chủ sở hữu Thẻ: Là người có ghi tên trong thẻ được dùng Thẻ để chi trả
thanh toán hàng hóa – dịch vụ hay tiền mặt. Chủ sở hữu Thẻ không được trao Thẻ và
khóa mật mã của mình cho người khác sử dụng. Khi mất Thẻ chủ sở hữu Thẻ phải báo
ngay cho Ngân hàng phát hành Thẻ. Sau 1 tháng kể từ ngày báo mất, chủ sở hữu Thẻ
có thể đến Ngân hàng phát hành Thẻ lấy lại số tiền ký quỹ còn lại hoặc chuyển vào thẻ
mới để sử dụng tiếp.
+ Cơ sở tiếp nhận Thẻ thanh toán: Đây chính là các đơn vị bàn hàng, cung
ứng các dịch vụ như cửa hàng, khách sạn, nhà hàng…được trang bị kỷ luật để nhận
Thẻ thanh toán tiền hàng, dịch vụ, trả nợ thay tiền mặt. Khi thanh toán tiền, các cơ sở
tiếp nhận Thẻ sử dụng máy đọc do Ngân hàng đạy lý trang bị để kiểm tra thẻ và lập
biên lai thanh toán.
· Cách thức thanh toán bằng Thẻ:
Các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn sử dụng Thẻ thanh toán nào sẽ làm giấy
yêu cầu phát hành Thẻ và mở tài khoản Thẻ thanh toán. Ngân hàng phát hành Thẻ sẽ
hướng dẫn khách hàng sử dụng mật mã và giao Thẻ cho người sở hữu Thẻ. Khi chi trả

tiền hàng – dịch vụ, chủ sở hữu Thẻ cho cơ sở tiếp nhận Thẻ. Các cơ sở này được
Ngân hàng trang bị máy ATM để kiểm tra thẻ. Sau khi kiểm tra cơ sở tiếp nhận Thẻ sẽ
lập biên lai thanh toán. Số tiền thanh toán theo biên lai được chuyển đến Ngân hàng
phát hành Thẻ để ghi Nợ tài khoản của chủ sở hữu Thẻ và ghi Có tài khoản của của cơ
sở tiếp nhận Thẻ. Khi tiếp nhận Thẻ nếu phát hiện Thẻ giả hoặc người sử dụng Thẻ đã
được Ngân hàng báo mất, cơ sở tiếp nhận Thẻ lập biên bản giữ tấm Thẻ lại và báo cho
cơ quan chức năng biết để kịp thời xử lý. Trong quá trình sử dụng Thẻ, chủ sở hữu Thẻ
có quyền yêu cầu Ngân hàng phát hành tăng hoặc giảm bớt số tiền trong Thẻ thanh
toán. Chủ sở hữu Thẻ có thể sử dụng Thẻ để rút tiền mặt ở các Ngân hàng đại lý thanh
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
12
toán Thẻ, mỗi ngày một Thẻ được rút tiền mặt một lần không quá 5 triệu đồng. Trong
quá trình thanh toán nếu Ngân hàng ngoại thương thanh toán chậm phải bồi thường
thiệt hại cho đơn vị bán các ngày chậm theo lãi suất nợ quá hạn mức cao nhất của
Ngân hàng ngoại thương phát hành. Thẻ đã mất hiệu lực thi hành thì Ngân hàng có
quyền từ chối thanh toán tiền.
· Sơ đồ luân chuyển chứng từ bằng Thẻ thanh toán:






Sơ đồ 1.4: Sơ đồ thanh toán bằng hình thức Thẻ thanh toán
Chú thích:
(1) Ngân hàng phát hành Thẻ sau khi làm xong thủ tục (ghi vào hồ sơ phát
hành Thẻ trong máy chủ) giao Thẻ cho chủ sở hữu Thẻ.
(2) Chủ sở hữu Thẻ giao cho cơ sở tiếp nhận Thẻ thanh toán khi mua hàng.
(3) Đơn vị bán (cơ sở tiếp nhận Thẻ) giao hàng và giao 1 liên biên lai thanh
toán do máy kiển tra in ra cho đơn vị mua.

(4) Đơn vị bán gửi bảng kê biên lai thanh toán Thẻ cho Ngân hàng đại lý.
(5) Ngân hàng đại lý ghi Có cho người bán và chuyển Nợ cho Ngân hàng phát
hành Thẻ để ghi nợ tài khoản của chủ sở hữu Thẻ.
(6) Ngân hàng đại lý gởi giấy báo có cho đơn vị bán.
1.2.6. Thanh toán bằng séc.
1.2.6.1. Khái niệm và phân loại:
* Khái niệm:
Theo điều 1 Nghị định số 30/CP do Chính phủ ban hành ngày 09/05/96 về Quy
chế phát hành và sử dụng Séc đã nêu rõ: “Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được
lập theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu Ngân hàng trích một số tiền
từ tài khoản tiền gởi thanh toán của mình để trả cho Người thụ hưởng có ghi tên trên
Séc”.
Đơn vị mua Đơn vị bán
Ngân hàng
phát hành Th


Ngân hàng đại lý
thanh toán Thẻ
(1)
(2)
(3)
(4) (6)
(5)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
13
Ngoài ra, Séc còn là một phương tiện thanh toán có thể chuyển nhượng trong thời
gian có hiệu lực.
* Phân loại:
Séc có hai loại:

+ Séc ký danh là Séc có ghi rõ họ tên của Người thụ hưởng số tiền trên tờ
Séc.
+ Séc vô danh là Séc không ghi rõ họ tên của Người thụ hưởng.
Séc được dùng để:
+ Thanh toán cho người được ghi tên trên Séc (nếu đây là Séc ký danh).
+ Thanh toán cho người cầm Séc (nếu đây là Séc vô danh).
+ Rút tiền mặt: Tờ Séc không được rút tiền mặt nếu Người phát hành Séc đã
ghi rõ từ “Chuyển khoản” ở mặt trước tờ séc hoặc tờ séc đã được gạch hai đường song
song chéo góc ở phía bên trái tờ séc.
1.2.6.2. Các bước lập và phát hành Séc.
Séc phải được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng Nhà nước. Người phát hành
Séc là chủ tài khoản tiền gởi thanh toán, nếu ủy quyền cho người khác ký phát hành
Séc thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo đúng quy định của pháp luật.
Tờ Séc được coi là hợp lệ khi đầy đủ và rõ ràng những yếu tố trên tờ Séc bao
gồm:
Ở mặt trước:
- Số tiền ghi đủ cả phần chữ và số.
- Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người phát hành.
- Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản (nếu có) của người thụ hưởng.
- Tên, địa chỉ của đơn vị thanh toán (nơi mà người phát hành gởi tài khoản tiền
gởi).
- Ngày, tháng ghi bằng chữ, năm ghi bằng con số.
- Con dấu (nếu có) và chữ ký của người phát hành phải phù hợp với mẫu đã
đăng ký tại đơn vị thanh toán.
Ở mặt sau: Dành cho việc ký chuyển nhượng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
14
Trong thời gian có hiệu lực của Séc, Người thụ hưởng có quyền chuyển nhượng
cho người khác (chuyển toàn bộ số tiền trên Séc cho người khác) bằng cách ký tên vào
nơi quy định ở mặt sau.

Đối với Séc ký danh khi chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên của Người được
chuyển nhượng. Trong quá trình thực hiện chuyển nhượng người chuyển nhượng Séc
có quyền chấm dứt việc chuyển nhượng bằng cách ghi trước chữ ký của mình cụm từ
“không tiếp tục chuyển nhượng”.
Trong trường hợp Người phát hành Séc ghi cụm từ “không được phép chuyển
nhượng” thì tờ Séc hoàn toàn không được lưu thông trong thời gian hiệu lực. Khi phát
hành Séc các trường hợp tẩy xóa được ghi thêm vào tờ Séc về lãi suất, về các điều kiện
thanh toán,… là không hợp lệ. Việc sửa đổi và bổ sung các yếu tố của Séc phải do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Trước khi giao Séc cho Người thụ hưởng,
Người phát hành có quyền yêu cầu Ngân hàng chi tờ Séc. Để bảo chi Séc, Người phát
hành phải làm thủ tục bảo chi và lưu ký trước một số tiền trên tài khoản riêng tại Ngân
hàng đảm bảo chi trả cho người thụ hưởng Séc. Ngân hàng sẽ đóng dấu “Bảo chi” vào
mặt trước tờ Séc.
1.2.6.3. Qui trình thanh toán bằng Séc.
- Khi có nhu cầu thanh toán như mua hàng hóa, vật tư, thanh toán chi phí dịch
vụ,… người mua sẽ căn cứ trên số dư của tài khoản tiền gởi tại đơn vị thanh toán để
phát hành Séc theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và giao trực tiếp tờ Séc đã
phát hành cho Người thụ hưởng.
- Người thụ hưởng cần kiểm tra tính hợp lệ về thủ tục phát hành như mẫu Séc,
số tiền, chữ ký, người phát hành Séc,… Trong thời gian có hiệu lực thanh toán, Người
thụ hưởng có quyền nộp trực tiếp Séc cho đơn vị thanh toán hoặc thông qua đơn vị
thanh toán hoặc thông qua đơn vị thu hộ để thanh toán.
- Đơn vị thanh toán khi nhận tờ Séc phải kiểm tra tính chất hợp lệ và có quyền
từ chối thanh toán Séc trong những trường hợp:
+ Tài khoản tiền gởi thanh toán của Người phát hành không đủ tiền thanh
toán.
+ Séc không hợp lệ.
+ Séc đã có lệnh đình chỉ thanh toán.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
15

+ Séc đã hết thời hạn hiệu lực.
+ Séc ký phát hành vượt quá thẩm quyền quy định trong văn bản ủy quyền.
Nếu tờ Séc hợp lệ đơn vị thanh toán có trách nhiệm thanh toán ngay, mọi sự
chậm trễ gây thiệt hại cho Người thụ hưởng đơn vị thanh toán phải bồi thường.
Nếu tờ Séc bị từ chối thanh toán, đơn vị thanh toán phải nộp phiếu nêu rõ lý do
và trao cho Người nộp Séc cùng với tờ Séc bị từ chối thanh toán. Người thụ hưởng Séc
có quyền khởi đơn khiếu nại trước tòa án đối với Người phát hành Séc và tất cả những
Người đã ký chuyển nhượng Séc.
Trong quá trình thanh toán nếu tờ Séc bị mất, Người sở hữu Séc phải thông báo
ngay cho đơn vị thanh toán, đây là lệnh: “đình chỉ thanh toán Séc”. Nếu Séc đã bị lợi
dụng để rút tiền tại đơn vị thanh toán trước khi nhận được thông báo mất Séc thì người
mất Séc phải chịu thiệt hại. Trường hợp đã có lệnh đình chỉ thanh toán mà đơn vị
thanh toán vẫn thanh toán tờ Séc gây thiệt hại cho chủ tài khoản hoặc người thụ hưởng
thì đơn vị thanh toán phải bồi thường.
Trong quá trình thanh toán (nếu cần) khi Người phát hành Séc bị chết hoặc bị tòa
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì tờ Séc vẫn có giá trị đòi thanh toán.
Trường hợp Người phát hành Séc là đại diện pháp nhân, nếu pháp nhân bị giải
thể, bị phá sản hoặc bị phong tỏa tài khoản thì Séc được chi trả theo quyết định xử lý
của cơ quan có thẩm quyền.
Quy định về xử lý vi phạm trong thanh toán bằng Séc những trường hợp sau đây
bị ngăn cấm:
- Giả mạo, sửa chữa Séc.
- Cố ý trao và nhận: Séc giả mạo, Séc bị sửa chữa, Séc hết thời hạn hiệu lực,
Séc đã có lệnh đình chỉ thanh toán.
- Séc phát hành vượt quá số dư trên tài khoản tiền gởi.
- Séc đã hết thời hạn hiệu lực trừ trường hợp bất khả kháng có xác nhận lý do
của chính quyền bằng văn bản. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử
phạt hành chính, cấm phát hành Séc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ vi phạm quy chế phát hành và sử dụng
Séc tùy theo mức độ phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính, bị cấm tổ chức

dịch vụ thanh toán hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
16









Sơ đồ 1.5: Sơ đồ thanh toán bằng Séc
Chú thích:
(1) Đơn vị bán sau khi đã thỏa thuận với đơn vị mua thì tiến hành giao hàng.
(2) Đơn vị mua sau khi kiểm nhận hàng thì giao Séc cho đơn vị bán.
(3) Đơn vị nộp Séc đó cùng bảng kê hàng hóa, dịch vụ vào cho Ngân hàng phục
vụ mình.
(4) Ngân hàng phục vụ đơn vị bán tiến hành chuyển Séc cùng bảng kê cho
Ngân hàng phục vụ đơn vị mua.
(5) Ngân hàng phục vụ đơn vị mua ghi Nợ vào tài khoản đơn vị mua và báo nợ
cho đơn vị đó (nếu đơn vị mua và đơn vị bán cùng mở tài khoản tại một Ngân hàng thì
không có nghiệp vụ 4).
(6) Ngân hàng phục vụ đơn vị mua sau khi kiểm tra Séc thì chuyển tiền cho
Ngân hàng phục vụ đơn vị bán. Nếu 2 đơn vị cùng mở tài khoản tại một Ngân hàng thì
không có nghiệp vụ này và nếu 2 đơn vị mở tài khoản tại 2 Ngân hàng thì tiến hành
thanh toán bù trừ.
(7) Ngân hàng phục vụ đơn vị bán sau khi nhận tiền thì ghi Có vào tài khoản
tiền gởi và gởi giấy báo có cho đơn vị bán.




Đơn vị mua Đơn vị bán
Ngân hàng phục vụ đơn
vị mua
Ngân hàng phục vụ đơn
vị bán
(5)
(2)
(1)
(3) (7)
(4)
(6)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
17
1.3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT GIỮA CÁC NGÂN HÀNG.
1.3.1. Thanh toán liên ngân hàng.
Là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống ngân hàng,
xãy ra trên cơ sở thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể (tổ chức, cá nhân)
thanh toán mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống hoặc
thanh toán công nợ, chuyển vốn và điều hòa vốn trong nội bộ từng hệ thống ngân
hàng.
Hiện nay ở Việt nam áp dụng 2 phương pháp kiểm soát và đối chiếu để quá trình
TTLH được chính xác đó là “Kiểm soát tập trung, đối chiếu phân tán” và “Kiểm soát
tập trung, đối chiếu tập trung”. Theo 2 phương pháp này, thì ngoài 2 chi nhánh ngân
hàng tham gia thanh toán còn có “Trung tâm thanh toán” làm nhiệm vụ kiểm soát, đối
chiếu tất cả các lệnh chuyển tiền thanh toán trong cùng hệ thống và theo dõi nguồn
vốn của các chi nhánh để thực hiện thanh toán.
1.3.1.1. Khái niệm và phương pháp kiểm soát và đối chiếu.

a Phương pháp “Kiểm soát tập trung, đối chiếu phân tán”:
Theo phương pháp này các chi nhánh trực tiếp gửi, chuyển tiền cho nhau, TTTT
làm nhiệm vụ kiểm soát tất cả các lệnh chuyển tiền, sau đó lập sổ đối chiếu gửi chi
nhánh nhận chuyển tiền để chi nhánh ngân hàng này đối chiếu (đối chiếu phân tán ở
các ngân hàng nhận chuyển tiền). Phương pháp này áp dụng trong TTLH truyền thống.
a Phương pháp “Kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung”:
Theo phương pháp này, ngân hàng chuyển tiền gửi chuyển tiền cho ngân hàng
nhận chuyển tiền thông qua TTTT truyền qua mạng. TTTT kiểm soát và đối chiếu tất
cả các chuyển tiền trong toàn hệ thống.
1.3.1.2. Thanh toán liên hàng điện tử (chuyển tiền điện tử – CTĐT).
¬ Khái niệm:
Thanh toán liên hàng điện tử là phương thức thanh toán vốn giữa các đơn vị liên
hàng trong cùng một hệ thống bằng chương trình phần mềm tin học chuyển tiền với sự
trợ giúp của máy tính và hệ thống mạng truyền tin nội bộ.
Chuyển tiền điện tử áp dụng phương pháp “Kiểm soát tập trung, đối chiếu tập
trung”.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
18
¬ Chủ thể tham gia vào qui trình chuyển tiền điện tử:
+ Người phát lệnh: Là người gửi lệnh đến ngân hàng, kho bạc để thực hiện việc
chuyển tiền.
+ Người nhận lệnh: Là người được nhận tiền trong trường hợp chuyển Có; hoặc
người trả tiền trong trường hợp nhận Nợ.
+ Ngân hàng gửi lệnh: Là ngân hàng phục vụ người phát lệnh (gọi tắt là NHA).
+ Ngân hàng nhận lệnh: Là ngân hàng phục vụ người nhận lệnh (gọi là NHB).
+ Trung tâm thanh toán: Là nơi chịu trách nhiệm tổ chức thanh toán, kiểm soát
nghiệp vụ và quyết toán các khoản thanh toán điện tử của cả hệ thống.
¬ Lệnh chuyển tiền:
Là một chỉ định của người phát lệnh đối với ngân hàng trực tiếp nhận lệnh dưới
dạng chứng từ kế toán theo mẫu thống nhất của NHNN nhằm thực hiện việc chuyển

tiền điện tử. Bao gồm lệnh chuyển Có và lệnh chuyển Nợ (Là lệnh của ngân hàngA
gửi lệnh gửi ngân hàng B để thanh toán tiền cho người nhận theo lệnh của ngân hàng
A).
¬ Chữ ký điện tử: Là loại khóa bảo mật tham gia hệ thống thanh toán điện tử được
xác định duy nhất cho mỗi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ của mình khi đã đăng ký
với Trung tâm thanh toán (TTTT).
¬ Qui trình thanh toán:








Sơ đồ 1.6: Sơ đồ thanh toán theo phương thức điện tử liên hàng
Chú thích:
(1): Ngân hàng chuyển tiền gửi chuyển tiền qua mạng đến TTTT để TTTT
chuyển tiếp về Ngân hàng nhận.
Trung tâm
thanh toán
Ngân hàng nhận
chuyển tiền
Ngân hàng
chuyển tiền
(1)

(4)

(3)


(2)

(4)

(3)

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19
(2): TTTT truyền chuyển tiền về ngân hàng nhận.
(3): Cuối ngày TTTT đối chiếu cho tất cả các ngân hàng.
(4): Các ngân hàng xác nhận đối chiếu gửi TTTT.
+ Tại ngân hàng gửi lệnh chuyển tiền:
• Xử lý chuyển tiền đi:
Đối với chứng từ giấy: Phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ.
Kiểm tra số dư tài khoản của đơn vị để đảm bảo đủ vốn thanh toán chuyển tiền. Nếu
hoàn hảo thì hạch toán vào tài khoản thích hợp, nhập vào máy vi tính các yếu tố theo
chứng từ gốc chuyển tiền, kiểm soát lại các dữ liệu đã nhập và ký vào chứng từ, sau đó
chuyển chứng từ giấy cùng với truyền dữ liệu qua mạng vị tính cho kế toán chuyển
tiền điện tử xử lý tiếp.
Đối với chứng từ điện tử: Khi tiếp nhận chứng từ, kế toán viên giao dịch kiểm
soát tính hợp pháp của nghiệp vụ và hợp lệ theo qui định đối với chứng từ điện tử. Nếu
chứng từ không có sai sót thì kế toán giao dịch in (chuyển hóa) chứng từ điện tử ra
giấy (1 liên) để phục vụ cho khâu kiểm soát, sau đó sử dụng để báo Nợ hoặc báo Có
cho khách hàng.
• Khi tiếp nhận chứng từ:
Kế toán viên chuyển tiền kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và chữ
ký của kế toán viên giao dịch. Nếu đúng thì lập lệnh chuyển tiền riêng cho từng chứng
từ thanh toán. Khi đã vào đầy đủ và kiểm soát lại các dữ liệu, kế toán viên chuyển tiền
phải ký theo qui định, sau đó chuyển chứng từ và file dữ liệu cho người kiểm soát để

kiểm soát và ký duyệt cho truyền dữ liệu.
Khi nhận được thông báo chấp nhận chuyển Nợ của ngân hàng B, ngân hàng A
sẽ trả tiền cho khách hàng.
Trong trường hợp nhận được thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển tiền của
ngân hàng B, ngân hàng A kiểm soát lại chặt chẽ có sai sót không? Sau đó gửi cho
khách hàng thông báo từ chối chấp nhận Lệnh chuyển tiền.
+ Tại ngân hàng nhận chuyển tiền đến:
• Khi nhận được lệnh chuyển tiền của ngân hàng A qua TTTT, sử dụng mật
mã và kiểm soát chữ ký điện tử của TTTT để xác định tính đúng đắn, chính xác của
lệnh chuyển tiền, sau đó chuyển qua mạng vi tính cho kế toán viên chuyển tiền in Lệnh
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
20
chuyển tiền đến (dưới dạng CTĐT) ra giấy. Sau khi kiểm soát xong, kế toán viên
chuyển tiền ký vaò Lệnh chuyển tiền do máy in ra và chuyển cho kế toán viên giao
dịch
• Đối với Lệnh chuyển Có có giá trị cao, ngân hàng B trước khi trả tiền cho
khách hàng còn phải làm thủ tục yêu cầu NHA xác nhận lại sau đó mới chuyển tiền
cho khách hàng.
• Đối với Lệnh chuyển Nợ đến: nếu có giấy ủy quyền hợp lệ và trên tài
khoàn của khách hàng mở tại ngân hàng nhận lệnh có đủ tiền để trả thì ngân hàng B
mới hạch toán, sau đó gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ cho ngân hàng A và
báo Nợ cho khách hàng.
+ Tại trung tâm thanh toán:
• Kiểm soát hạch toán các lệnh chuyển tiền: TTTT có trách nhiệm nhận lệnh
chuyển tiền của các ngân hàng A, tổ chức kiểm soát, hạch toán rồi truyền thông tin đến
các ngân hàng B có liên quan. Đối với các lệnh chuyển tiền TTTT đã tiếp nhận được
từ các ngân hàng A nhưng không thể truyền tiếp đi ngay trong ngày cho các ngân hàng
B liên quan do sự cố kỹ thuật, truyền tin thì TTTT lập bảng kê chi tiết để lập phiếu
chuyển khoản hạch toán. Sang ngày làm việc tiếp theo, khi đã khắc phục xong sự cố
kỹ thuật, truyền tin, TTTT sẽ truyền tiếp lệnh chuyển tiền cho ngân hàng B.

• Đối chiếu số liệu chuyển tiền điện tử trong ngày:
Toàn bộ doanh số chuyển tiền phát sinh hàng ngày giữa các thành viên phải
được TTTT đối chiếu và phải đảm bảo khớp đúng ngay trong ngày phát sinh, trừ
trường hợp có sự cố kỹ thuật. Nếu bị sự cố kỹ thuật, truyền tin không thể đối chiếu
xong trong ngày theo qui định thì được phép đối chiếu ở ngày kế tiếp cho đến khi sự
cố được khắc phục.
1.3.2 Thanh toán bù trừ.
Là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ
tổng số phải thu, phải trả để thanh toán số chênh lệch (kết quả bù trừ). TTBT phát sinh
trên cơ sở các khoản tiền hàng hóa, dịch vụ của khách hàng mở tài khoản ở các ngân
hàng khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân ngân hàng. Tùy thuộc vào phương
pháp trao đổi chứng từ, truyền số liệu mà TTBT có thể tiến hành trên cơ sở chứng từ
giấy (TTBT giấy) hay chứng từ điện tử (TTBT điện tử).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
21
Hiện nay, hoạt động thanh toán bù trừ được thực hiện theo hai hệ thống: Thanh
toán bù trừ ở các chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn và thanh toán điện tử liên ngân
hàng.
Phạm vi thanh toán bù trừ được thực hiện giữa các ngân hàng cung ứng dịch
vụ thanh toán khác hệ thống, cùng mở tài khoản tại một Chi nhánh NHNN, do Chi
nhánh NHNN đó tổ chức, chủ trì thanh toán bù trừ. Trường hợp TTBT giữa các ngân
hàng thương mại cùng hệ thống, thì ngân hàng thương mại cấp trên của hệ thống đó
chỉ định một đơn vị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hệ thống chủ trì thanh
toán bù trừ.
¬ Nguyên tắc chung trong thanh tóan bù trừ:
- Có mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN hoặc một ngân hàng chủ trì nào
đó trên địa bàn.
- Các thành viên phải tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các nguyên tắc tổ chức
và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ như: Phải có văn bản đề nghị tham gia thanh
toán bù trừ và cam kết chấp hành đúng các qui định tronh TTBT; Phải lập đúng, đủ,

kịp thời các giấy tờ trong giao dịch TTBT, đảm bảo số liệu chính xác, rõ ràng.
- Người được ủy quyền trực tiếp làm thủ tục TTBT và giao nhận chứng từ phải
đăng ký mẫu chữ ký của mình với các đơn vị thành viên và với Ngân hàng chủ trì.
- Các đơn vị thành viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các số liệu trên
bảng kê chứng từ, bảng TTBT và các chứng từ kèm theo. Nếu để sai sót, lợi dụng gây
tổn thất tài sản thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại.
- Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh toán của các đơn
vị thành viên và thanh tóan số chênh lệch bù trừ.
Ø Khi tiến hành thanh tóan bù trừ, nếu có chênh lệch phát sinh thì các
thành viên tham gia thanh toán phải tôn trọng các nguyên tắc:
- Mọi thành viên tham gia TTBT phải bảo đảm thanh tóan kịp thời, sòng phẳng
số chênh lệch phải thanh toán với Ngân hàng chủ trì.
- Trường hợp thiếu khả năng chi trả về TTBT thì thành viên đó phải nộp tiền
mặt vào Ngân hàng chủ trì hoặc xin vay Ngân hàng chủ trì để thanh toán khoản thiếu
hụt đó.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
22
(3)

(3)

(2)

(2)

Ngân hàng
chủ trì
Ngân hàng B Ngân hàng A
(1)


- Trường hợp không được vay TTBT thì Ngân hàng chủ trì sẽ chuyển số tiền
thiếu khả năng thanh toán sang nợ quá hạn và phạt theo lãi suất nợ quá hạn. Nếu nợ
quá hạn phát sinh liên tiếp 3 lần thì Ngân hàng chủ trì đình chỉ quyền tham gia TTBT
của thành viên đó và thông báo cho các Ngân hàng thành viên khác biết.
¬ Các nghiệp vụ thanh toán bù trừ:
Ø Thanh toán bù trừ giấy:
· Nguyên tắc thanh toán:
Ngân hàng chủ trì mở tài khoản chi tiết để hạch toán kết quả thanht toán bù trừ
của các thành viên. Các Ngân hàng thành viên TTBT có trách nhiệm xử lý tất cả các
chứng từ có liên quan đến TTBT với các Ngân hàng khác và lập bảng kê theo mẫu qui
định.
· Qui trình thanh toán:










Sơ đồ 1.7: Sơ đồ thanh toán bù trừ
Chú thích:
(1): Các Ngân hàng thành viên tham gia TTBT giao nhận chứng từ trực tiếp cho
nhau, khi giao nhận phải đối chiếu chứng từ với bảng kê TTBT sau đó ký sổ với nhau.
(2): Các Ngân hàng thành viên nộp bảng TTBT cho ngân hàng chủ trì.
(3): Căn cứ kết quả thanh toán bù trừ, ngân hàng chủ trì sẽ trích tiền từ TKTG
của ngân hàng phải trả để chuyển vào TKTG của ngân hàng thành viên phải thu.
Ø Thanh toán bù trừ điện tử:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
23
· Nguyên tắc thanh toán:
- Ngân hàng chủ trì chỉ xử lý bù trừ các lệnh thanh toán đã được đối chiếu khớp
đúng với bảng kê TTBT và thanh toán số chênh lệch phải trả của ngân hàng thành viên
trong phạm vi khả năng chi trả thực tế của ngân hàng thành viên tại ngân hàng chủ trì.
- Trong thời gian xử lý bù trừ của phiên TTBT cũng cũng như khi quyết toán
TTBT trong ngày, ngân hàng chủ trì sẽ khóa số dư TKTG của các ngân hàng thành
viên để đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng thành viên được chính xác.
Trường hợp TKTG của ngân hàng thành viên thiếu khả năng chi trả thì xử lý
như sau:
+ Nếu tại thời điểm thực hiện phiên thanh toán bù trừ điện tử mà một ngân hàng
thành viên không đủ khả năng chi trả thì chỉ thanh toán trong khả năng chi trả thực tế,
ngân hàng chủ trì sẽ không xử lý một số lệnh thanh toán và các lệnh đó sẽ được ngân
hàng chủ trì lưu lại để xử lý vào phiên kế tiếp trong ngày giao dịch (nếu có) đồng thời
thông báo cho ngân hàng thành viên biết.
+ Nếu đến thời điểm quyết toán TTBT điện tử trong ngày mà ngân hàng thành
viên đó vẫn không đủ khả năng chi trả cho các lệnh thanh toán chưa được xử lý thì
ngân hàng chủ trì sẽ hủy bỏ các lệnh thanh toán này.
· Thời gian giao dịch trong TTBT điện tử:
+ Ngân hàng chủ trì căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế trên địa bàn để qui
định thời gian giao dịch của các phiên TTBT điện tử và số phiên thanh toán trong ngày
cho phù hợp sau khi đã thống nhất với các ngân hàng thành viên trên địa bàn nhưng
phải thanh toán dứt điểm trong ngày giao dịch và số liệu của các ngân hàng thành viên
phải khớp đúng với ngân hàng chủ trì.
+ Đối với các khoản thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng khác địa bàn tỉnh,
thành phố thì các ngân hàng thành viên phải gởi các lệnh thanh toán đến ngân hàng
chủ trì trước thời điểm khống chế nhận lệnh thanh toán áp dụng trong chuyển tiền điện
tử của NHNN.





PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
24
· Qui trình thanh toán:






Sơ đồ 1.8: Sơ đồ thanh toán bù trừ điện tử
Chú thích:
(1): NHA chuyển các lệnh thanh toán cùng bảng kê các lệnh thanh toán
đến ngân hàng chủ trì
(2): Ngân hàng chủ trì truyền lệnh thanh toán cho ngân hàng B.
(3): NHB lập và gửi điện xác nhận kết quả TTBT cho ngân hàng chủ trì.
(4): Ngân hàng chủ trì tính toán kết quả bù trừ sau đó gửi về các ngân
hàng thành viên.
1.3.3. Thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước.
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN được áp dụng trong thanh
toán qua lại giữa hai ngân hàng khác hệ thống đều có tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh
NHNN (cùng hoặc khác chi nhánh).
1.3.4. Thanh toán qua việc mở tài khoản ở các ngân hàng khác.
Để thực hiện được phương thức thanh toán này thì ngân hàng này phải mở tài
khoản tiền gửi tại ngân hàng kia hoặc ngược lại.
1.3.5. Ủy nhiệm thu chi hộ giữa các Ngân hàng.
Là phương thức thanh toán giữa hai ngân hàng theo sự thỏa thuận và cam kết
với nhau, ngân hàng này sẽ thực hiện việc thu hộ hoặc chi hộ cho ngân hàng kia trên

cơ sở chứng từ thanh toán của các khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng kia.
Các nghiệp vụ thanh toán thu hộ, chi hộ được hạch toán vào tài khoản thu hộ,
chi hộ. Theo định kỳ hai ngân hàng sẽ đối chiếu doanh số phát sinh và số dư tài khoản
thu, chi hộ để thanh toán cho nhau và tất toán số dư của tài khoản này.


NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ

NGÂN HÀNG A

NGÂN HÀNG B
(1)

(4)

(2)

(4)

(3)

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
25
Chương 2
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NHA TRANG

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH NHA TRANG.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT) là
một ngân hàng thương mại, được thành lập ngày 26/03/1988 theo nghị định 53/HĐBT
của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ). Tổ chức tiền thân của
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hiện nay là ngân hàng phát
triển nông nghiệp Việt Nam. Ngày 14/11/1990, theo nghị định số 400 CT của thủ
tướng chính phủ đổi tên thành ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (NHNNVN). Đến
ngày 15/10/1996, theo nghị định số 280/QĐ – NH5 của thống đốc ngân hàng nhà nước
Việt Nam, được thủ tướng Chính phủ ủy quyền ký quyết định thành lập tại văn bản số
3329/ĐMDN ngày 17/07/1996 đổi tên NHNNVN thành No và phát triển nông thôn
Việt Nam.
Tên gọi bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
Gọi tắt: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.
Viết tắt: NHNo.
Tên giao dịch quốc tế: VIET NAM BANK AGRICULTURE AND RURAL
DEVELOPMENT.
Gọi tắt: AGRIBANK.
Viết tắt: VBARD.
Trụ sở chính: Số 4 PHẠM NGỌC THẠCH – Quận Đống Đa – Hà Nội.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×