Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

nghiên cứu ứng dụng cỏ vetiver để xử lý nitơ và phốtpho trong nước thải chế biến thủy sản tại khu công nghiệp suối dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 74 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian tìm hiểu và tiến hành làm đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu
ứng dụng cỏ Vetiver để xử lý Nitơ và Phốtpho trong nước thải chế biến thủy sản tại
Khu công nghiệp Suối Dầu” ngoài sự nổ lực không ngừng của bản thân, em còn
nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Đến nay, đề tài đã
hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
 Trường Đại học Nha Trang.
 Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường.
 Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Môi trường.
 Ban lãnh đạo KCN Suối Dầu.
 Phòng thí nghiệm – Trung tâm xử lý nước thải KCN Suối Dầu.
Đặc biệt, em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Thanh đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ cho em trong suốt quá trình làm đề tài.
Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp
50CNMT và cùng tất cả các thầy cô giáo đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến
cũng như tạo mọi điều kiện cho em vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt đề
tài này.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, do bản thân còn thiếu kinh
nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo và các
bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tân

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Tổng quan về Khu công nghiệp Suối Dầu 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.1.1 Lịch sử hình thành 3
1.1.1.2 Quá trình phát triển 6
1.1.1.3 Định hướng phát triển trong tương lai 7
1.1.2 Vị trí địa lý của KCN Suối Dầu 7
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 7
1.1.3.1 Chức năng 7
1.1.3.2 Nhiệm vụ 7
1.1.4 Các hoạt động thực tế 8
1.1.5 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 8
1.2 Tổng quan về Trung tâm xử lý nước thải KCN Suối Dầu 8
1.2.1 Hiện trạng môi trường 8
1.2.1.1 Địa điểm xây dựng và nguồn tiếp nhận 8
1.2.1.2 Đặc trưng của dòng thải 9
1.2.2 Công nghệ xử lý nước thải tại KCN Suối Dầu 11
1.2.2.1 Sơ đồ công nghệ 11
1.2.2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ 11
1.2.2.3 Các công trình xử lý chính trong hệ thống 12
1.2.2.4 Ưu và nhược điểm của hệ thống 19
iii


1.2.2.5 Những sự cố trong hệ thống xử lý và biện pháp khắc phục 19
1.2.2.6 Hiệu quả xử lý của hệ thống 20
1.3 Tổng quan về nước thải các phương pháp xử lý nước thải 20
1.3.1 Những vấn đề chung về nước thải 20
1.3.2 Các phương pháp xử lý nước thải 22
1.3.2.1 Phương pháp xử lý cơ học 22
1.3.2.2 Phương pháp hóa - lý 23
1.3.2.3 Phương pháp sinh học 24
1.3.2.4 Những công trình xử lý sinh học thường sử dụng 26
1.3.3 Các phương pháp xử lý sinh học loại N, P 27
1.3.3.1 Xử lý sinh học loại N 27
1.3.3.2 Xử lý sinh học loại P 28
1.3.3.3 Một số hệ thống xử lý sinh học loại N, P 28
1.3.3.4 Các hệ thống loại đồng thời N, P 31
1.4 Tổng quan về cỏ Vetiver và các ứng dụng 33
1.4.1 Giới thiệu về cỏ Vetiver 33
1.4.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải bằng cỏ Vetiver 35
1.4.3 Một số ứng dụng của cỏ Vetiver 35
1.4.3.1 Trên thế giới 35
1.4.3.2 Tại Việt Nam 37
1.4.4 Một số loại thực vật khác có khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Đối tượng nghiên cứu 39
Cỏ Vetiver được mua từ Công ty cổ phần Tích Trung Quảng Nam. 39
2.2 Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 39
2.2.2 Phương pháp bố trí mô hình đánh giá khả năng thích nghi và hấp
thụ, chuyển hóa các chất ô nhiễm (N, P) của cỏ Vetiver đối với nước thải
chế biến thủy sản. 39
iv


2.2.2.1 Trồng và phát triển cỏ 39
2.2.2.2 Bố trí mô hình tĩnh 39
2.2.2.3 Bố trí mô hình động 40
2.2.2.4 Khảo sát tính thích nghi của cỏ 41
2.2.3 Phương pháp phân tích 41
2.2.3.1 Phương pháp lấy mẫu 41
2.2.3.2 Phương pháp phân tích mẫu 41
2.2.4 Phương pháp xử lý và đánh giá số liệu 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
3.1 Kết quả khảo sát sơ bộ đặc điểm nước thải chế biến thủy sản tại KCN
Suối Dầu. 46
3.2 Hiện trạng xử lý nước thải tại KCN Suối Dầu 46
3.3 Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý nước thải của cỏ Vetiver 47
3.3.1 Tính thích nghi của cỏ Vetiver 47
3.3.1.1 Quá trình trồng và phát triển cỏ 47
3.3.1.2 Tính thích nghi của cỏ trong môi trường nước thải chế biến
thủy sản 48
3.3.2 Đánh giá khả năng loại bỏ N, P, BOD
5
, COD của cỏ Vetiver 48
3.3.2.1 Kết quả nghiên cứu của mô hình tĩnh 48
3.3.2.2 Kết quả nghiên cứu của mô hình động 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
Kết luận 55
Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ẢNH




v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD: Biochemical Oxygen Demand
COD: Chemical Oxygen Demand
DNTN: Doanh Nghiệp Tư Nhân
DO: Dissolved Oxygen
KCN: Khu Công Nghiệp
PAC: Poly-Aluminum Chloride
PVC: Poly Vinyl Clorua
QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam
SS: Suspended Solid
TN: Total Nitrogen
TP: Total Phosphorus
TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn
VSV: Vi Sinh Vật







vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả phân tích nước thải định kỳ của các doanh nghiệp tháng
11/2011 và tháng 02/1012 9
Bảng 1.2 Một số công trình xử lý nước thải tiêu biểu thường gặp 26

Bảng 1.3 Một số loại thực vật có khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản 37
Bảng 2.1 Cách pha loãng mẫu chạy mô hình 40
Bảng 2.2 Thể tích mẫu và lượng hóa chất tương ứng với từng loại ống COD 43
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các doanh nghiệp 46
Bảng 3.2 Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại KCN Suối Dầu 47
Bảng 3.3 Kết quả loại TN sau ba tuần chạy mô hình tĩnh 48
Bảng 3.4 Kết quả loại TP sau ba tuần chạy mô hình tĩnh 49
Bảng 3.5 Kết quả loại COD sau ba tuần chạy mô hình tĩnh 51
Bảng 3.6 Kết quả loại BOD
5
sau ba tuần chạy mô hình tĩnh 52
Bảng 3.7 Kết quả chạy mô hình động 53






vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cổng KCN Suối Dầu 3
Hình 1.2 Trụ sở làm việc của Banquản lý KCN Suối Dầu 4
Hình 1.3 Giao thông trong KCN 5
Hình 1.4 Lưới điện trong KCN 5
Hình 1.5 Vị trí KCN Suối Dầu 7
Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại KCN Suối Dầu 8
Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại KCN Suối Dầu 11
Hình 1.8 Bể điều hòa 12
Hình 1.9 Bể lắng 1 13

Hình 1.10 Bể Aerotank 15
Hình 1.11 Bể Lắng 2 17
Hình 1.12 Hồ sinh học 18
Hình 1.13 Sơ đồ chuyển hóa các chất hữu cơ qua hệ xử lý hiếu khí 24
Hình 1.14 Sơ đồ chuyển hóa các chất hữu cơ qua hệ xử lý kỵ khí 25
Hình 1.15 Hệ thống Bardenpho 4 giai đoạn 29
Hình 1.16 Mương oxy hóa 29
Hình 1.17 Quá trình A/O 30
Hình 1.18 Quá trình PhoStrip 30
Hình 1.20 Quá trình Bardenpho 5 giai đoạn 31
Hình 1.21 Quá trình UCT 32
Hình 1.22 Quá trình VIP 32
Hình 1.23 Cỏ Vetiver khi trưởng thành 33
Hình 1.24 Cỏ Vetiver trồng ở bãi lầy nước thải từ trại nuôi lợn ở Biên Hòa
(trái)và ở Trung Quốc (phải) 36
Hình 1.25 Water hyacinth 38
Hình 1.26 Buffalo Spinach 38
Hình 1.27 Watercress 38
viii

Hình 3.1 Cỏ Vetiver lúc mới trồng 48
Hình 3.2 Cỏ Vetiver sau 3 tuần 48
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện mức độ giảm hàm lượng TN giữa các thùngsau ba
tuần chạy mô hình tĩnh 49
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện mức độ giảm hàm lượng TP giữa các thùng sau ba
tuần chạy mô hình tĩnh 50
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện mức độ giảm hàm lượng COD giữa các thùngsau ba
tuần chạy mô hình tĩnh 51
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện mức độ giảm hàm lượng BOD
5

giữa các thùng sau
ba tuần chạy mô hình tĩnh 52
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện mức giảm nồng độ các thông số COD, BOD5, TN, TP 54









1

MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu tạo ra sản
phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều. Đi đôi với việc này là nguồn
thải từ quá trình sản xuất chế biến, đặc biệt là nguồn nước thải phát sinh từ các khu
công nghiệp (KCN), cụm KCN trong quá trình hoạt động. Hiện nay trên cả nước có
hơn 250 KCN đã và sắp đi vào hoạt động, tất cả các KCN hiện nay đều được xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhằm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước
khi thải ra môi trường. KCN Suối Dầu tỉnh Khánh Hòa cũng vậy, KCN được thành
lập từ 1997 và đi vào hoạt động với mũi nhọn thu hút đầu tư là Chế biến thủy hải
sản, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh đi lên và giải quyết công ăn việc làm cho
nhiều lao động của tỉnh.
KCN Suối Dầu đã xây dựng một Trung tâm xử lý nước thải đạt chuẩn và tiên
tiến hiện nay, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường do nước thải sinh ra từ quá
trình sản xuất của các doanh nghiệp.
Thời gian gần đây hệ thống vẫn xử lý tốt các chỉ tiêu như BOD, COD, SS…
nhưng hàm lượng TN, TP vẫn còn ở mức cao so với tiêu chuẩn. Chính vì thế việc

làm sao để giảm hai chỉ tiêu TN, TP là vấn đề cấp thiết hiện nay của KCN.
Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng cỏ Vetiver để
xử lý N và P trong nước thải chế biến thủy sản tại KCN Suối Dầu” đạt tiêu chuẩn
thải ra môi trường làm đồ án Tốt nghiệp của mình. Thông qua đề tài này tôi muốn
đem lại cái nhìn mới mẻ hơn về khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản của cỏ
Vetiver và khả năng ứng dụng vào thực tế của nó.
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu sử dụng cây cỏ Vetiver để xử lý nước thải chế biến thủy sản tại
KCN Suối Dầu.
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh giá đặc trưng chất lượng nước thải chế biến thủy sản tại Khu
công nghiệp Suối Dầu.
2

Tìm hiểu, đánh giá hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm của hệ thống xử lý nước
thải tại Khu công nghiệp Suối Dầu.
Nghiên cứu sử dụng cỏ Vetiver để xử lý N và P trong nước thải ở quy mô
phòng thí nghiệm.
Đề xuất giải pháp áp dụng cỏ Vetiver để xử lý nước thải tại Khu công nghiệp
Suối Dầu.
Giới hạn nghiên cứu đề tài
Vùng nghiên cứu: Khu công nghiệp Suối Dầu, nước thải từ các nhà máy chế
biến thủy sản.
Vật liệu nghiên cứu: cây cỏ Vetiver.
Tiêu chuẩn đánh giá: thông số pH, COD, BOD
5
, TN, TP
Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thời gian: từ ngày 20/02/2012 đến ngày 02/06/2012.
Địa điểm nghiên cứu: Khu Công nghiệp Suối Dầu.

Ý nghĩa khoa học
Tìm hiểu cơ chế hấp thụ, chuyển hóa các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng của
thực vật thủy sinh nói chung và cỏ Vetiver nói riêng để ứng dụng vào xử lý các loại
nước thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ý nghĩa thực tiễn
Làm giảm hàm lượng TN, TP trong nước thải chế biến thủy sản tại Khu công
nghiệp Suối Dầu.
Xây dựng và đề xuất phương pháp khả thi về kinh tế, bảo vệ môi trường; giải
quyết bài toán giữa nhu cầu phát triển, hoạt động sản xuất của khu công nghiệp và
yêu cầu môi trường xung quanh.
Ứng dụng các thảm thực vật vào xử lý nước thải.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về Khu công nghiệp Suối Dầu
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty thương mại và
đầu tư Khánh Hòa (TIC) là
doanh nghiệp Nhà nước, trực
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. TIC
là chủ đầu tư KCN Suối Dầu
(SUDAZI)
Mục tiêu hoạt động của
TIC là hợp tác với các doanh
nghiệp, tổ chức cá nhân thuộc
các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước trên cơ sở bình đẳng,
tôn trọng lợi ích của nhau và cùng có lợi.
Tiêu chí hoạt động của TIC là: uy tín, chất lượng và hiệu quả.

TIC hoạt động trong các lĩnh vực sau:
• Kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN
• Dịch vụ tư vấn đầu tư
• Hoạt động xuất khẩu lao dộng
• Kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng nông sản, hàng phục vụ sản xuất, tiêu
dùng, hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
• Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ và du lịch
 Giới thiệu sơ bộ về SUDAZI
Sudazi (KCN Suối Dầu) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại
quyết định số 951/TTg ngày 11/11/1997 với diện tích 152 ha làm cơ sở hạ tầng
phục vụ đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc

Hình 1.1 Cổng KCN Suối Dầu
4

Công ty Thương Mại - Đầu Tư Khánh Hòa. Sau đó để trực tiếp điều hành, thực hiện
dự án, Công ty đã thành lập Ban quản lý dự án KCN Suối Dầu, tiền thân của Xí
nghiệp phát triển hạ tầng KCN Suối Dầu ngày nay.
Sudazi đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 gồm 78 ha, hệ thống đường giao
thông nội bộ 6km đường bê tông nhựa hiện đại, 01 trạm bơm nước thô với công
suất 2.750m
3
/ngàyđêm, 01 trạm xử lý nước sạch với công suất 3000m
3
/ngàyđêm, 01
trạm xử lý nước thải với công xuất 5000m
3
/ngàyđêm, hệ thống cấp nước với hơn
10km đường ống nhựa PVC, hơn 10km đường ống bê tông thoát nước mưa, gần
10km đường ống bê tông thoát nước bẩn, mạng lưới điện trung áp được đầu tư đến

tận hàng rào của từng doanh nghiệp.
Đến nay Sudazi đã có trên 40 doanh nghiệp đã và đang thuê đất đầu tư sản
xuất đạt công suất khai thác gần 70% diện tích đất cho thuê. Với 80% doanh nghiệp
hoạt động về chế biển thủy sản xuất khẩu nên nhiệm vụ trọng tâm của Sudazi là đáp
ứng được nhu cầu nước sạch thường xuyên, số lượng lớn và đảm bảo tiêu chuẩn,
song song đó việc xử lý nước thải của doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng để
đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh.

Hình 1.2 Trụ sở làm việc của Ban quản lý KCN Suối Dầu
5

 Những lợi ích tích cực mà Sudazi mang lại:
Cở sở hạ tầng hoàn chỉnh:
• Đường giao thông: gồm đường chính
nối với quốc lộ 1A, các đường phụ được quy
hoạch hợp lý, xây dựng hoàn chỉnh, giúp cho
hoạt động vận chuyển, đi lại an toàn và tiện lợi.
• Điện: Trạm biến áp 110KV -
225MVA, cung cấp điện đầy đủ và ổn định.
• Nước: sử dụng từ hồ thủy lợi Suối
Dầu với công xuất 10.000m
3
/ ngày, cung cấp đầy đủ nước cho hoạt động sản xuất
và sinh hoạt.
• 0Hệ thống xử lý nước thải: Các trạm
xử lý nước thải của từng nhà máy kết nối với
trạm xử lý chung của KCN với công suất thiết
kế 7500m
3
/ngày. Nước thải sinh hoạt và công

nghiệp được xử lý và kiểm soát chặt chẽ.
• Dịch vụ bưu chính và viễn thông:
thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại, đạt tiêu
chuẩn quốc tế, có khả năng đáp ứng mọi nhu
cầu của nhà đầu tư.
Các tiện ích công cộng:
• Hệ thống thoát nước được xây dựng hoàn chỉnh.
• Hệ thống cây xanh góp phần làm cảnh quan Sudazi thêm đẹp mắt và sạch sẽ.
• Các dịch vụ thuế quan và hải quan, ngân hàng…được thực hiện ngay tại
Sudazi.
• Khu du lịch: phục vụ giải trí, thể thao, nhà ăn, giải khát, nhà nghĩ, bãi để
xe, cầu rửa xe, nhà kho…
Các dịch vụ công nghiệp:
• Dịch vụ tư vấn đầu tư

Hình 1.3 Giao thông trong KCN

Hình 1.4 Lưới điện trong KCN
6

• Thi công xây dựng các nhà máy
• Kho ngoại quan
• Thuê kho chứa hàng
• Tuyển dụng và đào tạo lao động
• Dịch vụ xuất nhập khẩu, giao nhận ngoại thương, vận tải, quản trị kinh
doanh, bảo hiểm, ngân hàng, chuyển giao công nghệ.
• Tư vấn quản lý.
• Các dịch vụ khác theo yêu cầu nhà đầu tư.
Địa điểm lý tưởng:
• Nằm trên Quốc lộ 1A, giữa Nha Trang và Cam Ranh.

• Cách cảng biển Quốc tế Cam Ranh Ba Ngòi- Cam Ranh 35km.
• Cách sân bay Cam Ranh 25km.
• Cách cảng trung chuyển container Quốc tế Vịnh Vân Phong 60km.
Lĩnh vực đầu tư vào Sudazi:
• Chế biến thủy sản kỹ thuật cao.
• Chế biến rau quả, hạt điều, sản phẩm sữa, thịt bò, heo, gà.
• Quần áo, giày dép, hàng nhựa gia dụng và đồ chơi trẻ em.
• Các mặt hàng điện, điện tử, cơ khí, chính xác cao.
• Lắp ráp xe gắn máy,…
• Văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể thao và y khoa.
1.1.1.2 Quá trình phát triển
Qua một thời gian hoạt động, nhận thấy mô hình Ban quản lý dự án không
còn phù hợp với tình hình thực tế, Công ty thương mại và đầu tư Khánh Hòa trình
phương án tổ chức và hoạt động của xí nghiệp phát triển hạ tầng KCN Suối Dầu lên
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa. Ngày 23/07/2002, UBND tỉnh Khánh
Hòa ra quyết định số 2433/QĐ-UB thành lập xí nghiệp phát triển hạ tầng Khu
công nghiệp Suối Dầu và là đơn vị trực thuộc của công ty Thương Mại và Đầu
Tư Khánh Hòa.
7

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Infrastructure enterprise of Suoi Dau Industrial Zone.
• Địa chỉ: Xã Suối Tân, Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa
• Điện thoại: 058.3743249-3743126; Fax: 058.3743124
• Email:
• Website:
1.1.1.3 Định hướng phát triển trong tương lai
Với chức năng quản lý và kinh doanh hạ tầng KCN Suối Dầu, Xí nghiệp
ngày càng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng (theo ISO 9001:2000) trong việc
sản xuất nước sạch, xử lý nước thải và cung cấp các dịch vụ khác. Xí nghiệp cũng
không ngừng vận động tiếp thị, quảng cáo thu hút đầu tư, cố gắng hoàn thiện hạ

tầng ngày càng hiệu quả góp phần thu hút đầu tư.
1.1.2 Vị trí địa lý của KCN Suối Dầu
KCN nằm trên quốc lộ 1A tại huyện
Cam Lâm ở phía nam tỉnh Khánh Hòa, phía
bắc giáp thành phố Nha Trang và huyện Diên
Khánh, phía nam giáp Thành phố Cam Ranh,
phía tây giáp huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và
phía đông giáp biển Đông
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
1.1.3.1 Chức năng
Trực tiếp quản lý và kinh doanh hạ tầng KCN Suối Dầu.
Cung cấp các dịch vụ: cho thuê lại đất, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải
và các dịch vụ khác.
1.1.3.2 Nhiệm vụ
Thực hiện những nhiệm vụ và chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh của Công ty chủ
quản giao, không ngừng hoàn thiện về bộ máy tổ chức nhân lực, trực tiếp quản lý
kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của KCN, đáp ứng nhanh chóng và
đầy đủ nhu cầu của các nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả và uy tín của KCN và của
Công ty.

Hình 1.5 Vị trí KCN Suối Dầu
8

1.1.4 Các hoạt động thực tế
Xử lý cung cấp nước sạch: Trung tâm xử lý nước sạch KCN Suối Dầu.
Xử lý nước thải: Trung tâm xử lý nước thải KCN Suối Dầu.
Cho thuê lại đất: đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất nhằm
vừa thu hút đầu tư vừa tạo doanh thu và lợi nhuận. Với chức năng quản lý và kinh
doanh hạ tầng KCN Suối Dầu, và được ủy quyền của công ty chủ quản là Công ty
Thương Mại và Đầu Tư Khánh Hòa (TIC), Xí nghiệp trực tiếp giao dịch, đàm phán

thương thảo hợp đồng thuê lại đất với các nhà đầu tư.
Thu gom và xử lý rác.
Đầu tư xây dựng cơ bản.
1.1.5 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự










Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại KCN Suối Dầu
1.2 Tổng quan về Trung tâm xử lý nước thải KCN Suối Dầu
1.2.1 Hiện trạng môi trường
1.2.1.1 Địa điểm xây dựng và nguồn tiếp nhận
Trung tâm xử lý nước thải được xây dựng trên đường số 2, nằm bên trái
trong khuôn viên KCN với hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh bao gồm: phòng
thí nghiệm, phòng điều khiển, phòng làm việc, kho hóa chất, nhà ăn…
Trung tâm xử lý đang hoạt động với công suất 5000m
3
/ngàyđêm.
Nguồn tiếp nhận: canh mương tự nhiên.
GIÁM ĐỐC
PGĐ Kinh Doanh
Đ

i di


n Lãnh
Đ

o

BP kỹ thuật nghiệp
v


BP hành chính
Ban ISO BP.kinh
doanh

Trạm xử lý


c
th

i

Trạm xử lý


c
s

ch


Tổ duy tu-
s

a ch

a

P.Tài chính-kế

toán
Tổ bảo vệ
9

1.2.1.2 Đặc trưng của dòng thải
Trung tâm xử lý nước thải làm nhiệm vụ xử lý nước thải của các nhà máy
hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đấu nối trực tiếp vào hệ thống đường
ống của trung tâm xử lý nước thải sau khi đã qua quá trình xử lý sơ bộ tại mỗi nhà
máy (xử lý các loại chất thải đặc trưng của ngành sản xuất). Trung tâm xử lý nước
thải có nhiệm vụ tiếp tục xử lý để nước đầu ra đạt loại B (QCVN 40:2011) và thải ra
môi trường.
Hiện nay trung tâm xử lý nước thải tiếp nhận và xử lý nước thải của hơn 40
doanh nghiệp thuộc hoạt động trong KCN đấu nối vào hệ thống như: Công ty
TNHH Phillips, Trúc An, Hải Long, Hải Vương….
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong KCN chủ yếu là ngành chế biến
thủy sản (Công ty TNHH Long Shin, Phillips, Thủy sản Bạc Liêu…) ngoài ra còn
có các ngành sản xuất khác nhưng không nhiều (Công ty TNHH Long Hiệp: sản
xuất thức ăn gia súc, DNTN Đại La: sản xuất nước đá cây…) vì vậy nước thải ở đây
chủ yếu chứa các thành phần hữu cơ cao, hàm lượng cặn lơ lửng cao và pH thấp.
Bảng 1.1 Kết quả phân tích nước thải định kỳ của các doanh nghiệp tháng 11/2011
và tháng 02/1012

Chỉ số (mg/l)
Tên doanh nghiệp

BOD
5
(mg/L) COD(mg/L) TN(mg/L) TP(mg/L)
Ngày phân tích 11/2011

02/2012

11/2011

02/2012

11/2011

02/2012

11/2011

02/2012

Thông Thuận 400 180 520 290 180 142 32 28.6
Long Shin - - 130 50 60 29 20 8.2
Phillips - - 45 45 17 17 4.31 4.31
Hải Vương - - 295 95 80 14 29 6.194
Hải Long - - 187 121 57 57 18 7.85
Gallant Ocena - - 160 72 55 52 28 30.3
QCVN
40:2011/BTNMT

cột B
50 150 40 6
(Nguồn: Nhật ký phân tích của KCN Suối Dầu)
Chú thích: “-”: Không tiến hành phân tích.
10

Qua bảng kết quả phân tích mẫu nước thải tại các nhà máy sản xuất cho thấy
hàm lượng các chất ô nhiễm có sự thay đổi lớn theo mùa vụ. Trong tháng 11/2011,
là vụ sản xuất chính của các nhà máy để chuẩn bị các đơn hàng cho tết Dương lịch
và tết Nguyên đán, thì hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khá cao. Cụ thể
như BOD
5
vượt quy chuẩn gấp 8 lần, COD vượt cao nhất là gấp 4 lần, TN vượt gấp
5 lần, TP vượt gấp 5 lần. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 02/2012, khi lượng đơn hàng
giảm, sản xuất ít hơn thì BOD
5
vượt quy chuẩn gấp 4 lần, COD vượt cao nhất là
gấp 2 lần, TN vượt gấp 4 lần, TP vượt gấp 5 lần, so với QCVN 40:2011/BTNMT
cột B.
Theo kết quả phân tích trên chúng ta thấy rằng chế độ dòng chảy nước thải
chế biến thủy sản tại KCN Suối Dầu có sự thay đổi theo mùa rõ rệt. Hàm lượng các
chất ô nhiễm thay đổi theo lượng hàng cũng như công suất làm việc của các nhà
máy. Mùa hoạt động chính từ tháng 06 đến tháng 12 hàng năm.
Theo báo cáo của Bộ thủy sản (1998), lượng nước thải trung bình từ 1 tấn
sản phẩm thủy hải sản là 15m
3
, trong khi sản lượng thủy sản năm 1998 là 167600
tấn. Nguồn nước thải này có nhu cầu oxy sinh hóa BOD
5
trung bình từ 1250-1800

mg/l. COD khoảng 1600-2300 mg/l. Và giàu hàm lượng TN từ 70-120mg/l. Hàm
lượng cặn lơ lửng SS cao, nước thải thường đục và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Nước thải của ngành công nghiệp này phần lớn là nước thải của các quá trình sản xuất
như:
• Sơ chế nguyên liệu: rửa mổ, rã đông.
• Các quá trình chế biển: luộc hấp.
• Quá trình ngâm thủy sản.
• Quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng và vệ sinh công nhân.





11

1.2.2 Công nghệ xử lý nước thải tại KCN Suối Dầu
1.2.2.1 Sơ đồ công nghệ
Hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm xử lý nước thải KCN Suối Dầu bao
gồm hai đơn nguyên.





















Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại KCN Suối Dầu
1.2.2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nước thải theo cống dẫn tập trung được cho qua song chắn rác, tại đây các
vật rắn được giữ lại để đảm bảo cho các thiết bị xử lý tiếp theo. Sau đó nước thải đi
vào bể điều hòa (có sục khí) để điều hòa lưu lượng, nồng độ và điều chỉnh pH, tại
Đ

t

Nguồn
th

i

Không đ

t

Bùn tu

n hoàn


Bùn dư
Nguồn nhận
Ghi chú
Đường đi nước thải
Đường đi của bùn
Song chắn
rác

Bể điều
hòa

Trạm bơm
Bể lắng cát
Trạm thổi
Khí K1

Bể lắng 1 Bể lắng 2
Bể
Aerotank

Bể tiếp
xúc

Hồ sinh
h

c

Trạm thổi

khí K2

Sân phơi
bùn

12

đây nước thải cũng được xử lý BOD, COD, SS một phần. Tiếp tục, nước thải được
bơm lên bể lắng cát ở đây cát được lắng một phần và nước thải đi vào bể lắng 1, tại
bể lắng 1 xảy ra quá trình lắng cát, cặn lơ lửng và các bông cặn được tạo ra. Sau đó
nước thải được đưa qua bể aerotank tại đây nước thải được sục khí giúp vi sinh vật
(VSV) phát triển, các chất lơ lửng đóng vai trò là nơi cư trú cho VSV, VSV phát
triển dần lên và tạo thành các bông cặn thường được gọi là bùn hoạt tính. Tiếp theo
nước thải được dẫn vào vào bể lắng 2 để lắng các bông cặn vừa được tạo ra từ bể
aerotank (bùn lắng 1 phần được hồi lưu và phần còn lại được thải bỏ). Nước thải
tiếp tục đi vào bể tiếp xúc tại đây nước thải được châm PAC ( PolyAluminum
Chloride) trước khi cho ra hồ sinh học để xử lý một phần P vô cơ và ổn định nguồn
nước trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
1.2.2.3 Các công trình xử lý chính trong hệ thống
Bể điều hòa
A. Nhiệm vụ
• Điều hòa lưu lượng và nồng độ
• Trung hòa pH
B. Cấu tạo
Bể điều hòa có hình trụ đứng có
nắp bêtông đậy kín với kích thước như
sau:
• Đường kính bể: 18m
• Chiều cao bể : 4,9m
• Chiều cao mực nước trong bể: 4,4m

• Thể tích V: 1200m
3

C. Phương pháp vận hành
Nước thải của doanh nghiệp sau khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của
Trung tâm xử lý của KCN, sẽ đi vào bể điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải.
Ngoài ra, bể điều hòa còn trung hòa pH của nước thải và xử lý một phần nhờ hệ
thống sục khí.


Hình 1.8 Bể điều hòa
13

D. Hiệu quả xử lý
• Điều hòa 90% lưu lượng của nước thải đầu vào từ hệ thống đường ống đấu
nối từ các doanh nghiệp thải ra.
• Nồng độ tại mọi điểm trong bể điều hòa gần như là đồng nhất.
• Trung hòa pH đạt yêu cầu.
Bể lắng 1
A. Nhiệm vụ
Bể lắng 1 có hình tròn được thiết kế để loại bỏ bằng trọng lực các hạt cặn có
trong nước thải theo dòng nước chảy liên tục ra vào bể.
Bể lắng 1 được dùng để loại bỏ 3
loại cặn khác nhau:
• Cặn cứng (cát) là các hạt phân
tán, có kích thước và vận tốc lắng không
đổi trong suốt quá trình lắng. Có tốc độ
lắng không phụ thuộc vào nồng độ các
hạt, tốc độ lắng bằng tải trọng bề mặt
U

0
=Q/F ( với Q là lưu lượng nước thải
và F là diện tích bề mặt). Đó là các
thông số và đặc tính để thiết kế bể lắng cát.
• Cặn lơ lửng có bề mặt thay đổi, có khả năng dính kết và keo tụ với nhau
trong quá trình lắng làm kích thước và vận tốc của các bông cặn thay đổi theo chiều
cao lắng.
• Tốc độ lắng phụ thuộc vào nồng độ cặn, thời gian lắng và tải trọng bùn
trên một đơn vị diện tích bể là những thông số quyết định.
B. Cấu tạo
Bể lắng 1 kết hợp làm thoáng sơ bộ gồm: phần hình tròn phía trên để lắng
cặn và hố thu bùn phía dưới để thu bùn. Có hệ thống cần gạt bùn chạy rất chậm với
vận tốc 0,025m/s.

Hình 1.9 Bể lắng 1
14

Kích thước bể:
• Đường kính bể lắng: 14m
• Chiều cao bể lắng: 2,750m
• Chiều cao mực nước: 1,850m
Kích thước hố thu bùn:
• Chiều cao hố thu bùn: 1m
• Đường kính đáy lớn: 4m
• Đường kính đáy bé: 3m
• Thể tích V: 460m
3

C. Phương pháp vận hành
Nước có chứa các hạt cặn lơ lửng đi vào vùng phân phối nước ở đầu bể với

mục đích phân phối đều trên toàn bộ tiết diện ngang của vùng lắng.
Việc tách các hạt cặn ra khỏi nước bằng trọng lực xảy ra trong vùng lắng.
Nước đã lắng chảy đều vào vùng thu nước ra để dẫn đi.
Cặn tích lũy trong vùng chứa và cô đặc cặn nằm ở đáy bể.
Trong bể lắng 1 nước chuyển động theo hướng bán kính. Nước thải chảy đều
theo hướng bán kính qua buồng lắng đi vào máng thu có hình răng cưa đặt theo chu
vi vành ngoài của bể.
Bể lắng 1 có thanh gạt bọt, váng nổi quay quanh bể theo tốc độ mong muốn
để đưa dồn cặn về máng thu.
D. Hiệu quả xử lý
• Hiệu quả khử BOD: 50%
• Hiệu quả khử cặn lơ lửng SS: 70%
Bể Aerotank
A. Nhiệm vụ
Nước thải sau khi qua bể lắng 1 có chứa các chất hữu cơ hòa tan và các chất
lơ lửng đi vào bể để phản ứng hiếu khí. Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò
là các hạt nhân để VSV cư trú và sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn
gọi là bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn có màu nâu sậm chứa các chất
15

hữu cơ là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác. Vi
khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm
thức ăn và chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào
mới. Quá trình chuyển hóa được thực hiện theo từng bước xen kẻ và nối tiếp nhau.
Một vài loài vi khuẩn tấn công vào lớp hữu cơ có cấu trúc phức tạp, sau khi chuyển
hóa thải ra các hợp chất hữu cơ có cấu trúc đơn giản hơn, một vài loại vi khuẩn
khác dùng các chất này làm thức ăn và thải ra các hợp chất đơn giản hơn nữa, và
các quá trình cứ xảy ra liên tục khi chất thải cuối cùng không thể dùng làm thức ăn
cho bất cứ loại vi sinh nào nữa.


Hình 1.10 Bể Aerotank
Nếu lượng bùn hoạt tính sinh ra không đủ để làm giảm nhanh các chất hữu
cơ thì phải bổ sung thêm bùn hoạt tính đã lắng ở bể lắng 2 bằng cách tuần hoàn
ngược trở lại bể aerotank để duy trì nồng độ đủ của vi khuẩn trong bể. Bùn dư ở đáy
bể được đưa ra bãi chứa bùn.
B. Cấu tạo
Bể aerotank có cấu tạo: hình chữ nhật được chia làm 7 ngăn, có hệ thống
mương thu nước đặt dọc theo chiều dài bể. Ngoài ra, còn có hệ thống sục khí được
đặt dưới đáy bể.
16

Kích thước bể:
• Tổng chiều dài: 31,8m
-
Ngăn 1: 5,175m
-
Ngăn 2: 4,425m
-
Ngăn 3: 4,4m
-
Ngăn 4: 4,425m
-
Ngăn 5: 4,425m
-
Ngăn 6: 4,4m
-
Ngăn 7: 4,55m
• Tổng chiều rộng: 14m
-
Chiều rộng bể: 13m

-
Chiều rộng mương: 1m
• Chiều cao bể: 3,5m
• Chiều cao mực nước: 3m
• Thể tích V: 1500m
3

C. Phương pháp vận hành
• Khuấy trộn đều nước thải cần xử lý với bùn hoạt tính trong bể phản ứng.
• Làm thoáng bằng khí nén hay khuấy trộn bề mặt hỗn hợp nước thải và
bùn hoạt tính có trong bể trong một thời gian đủ dài để lấy oxy cấp cho quá trình
sinh hóa xảy ra trong bể.
• Làm trong nước và tách bùn hoạt tính ra khỏi hỗn hợp bằng bể lắng 2.
• Tuần hoàn lại một lượng bùn cần thiết từ đáy bể lắng 2.
• Xả và xử lý bùn dư.
D. Hiệu quả xử lý
• Hiệu quả khử BOD: 70%
• Hiệu quả khử COD: 75%
17

Bể lắng 2
A. Nhiệm vụ
Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng
trong nước để xả ra nguồn tiếp nhận
và cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ
nhất định của bể để bơm tuần hoàn
lại bể Aerotank.
B. Cấu tạo
Kích thước của bể lắng được
xác định dựa vào các số liệu thực

nghiệm của vận tốc lắng theo nồng
độ bùn và tính theo phương trình cân
bằng dòng bùn trong bể.
Bể lắng 2 có cấu tạo gồm: phần hình trụ tròn phía trên để lắng cặn và hố thu
bùn phía dưới đáy bể, có hệ thống cần gạt bùn chạy với vận tốc 0,025m/s.
Kích thước bể:
• Đường kính bể lắng 2: 14m
• Chiều cao bể lắng 2: 2,750m
• Chiều cao mực nước: 1,850m
Kích thước hố thu bùn
Chiều cao hố thu bùn: 1m
• Đường kính đáy lớn: 4m
• Đường kính đáy bé: 3m
• Thể tích V: 460m
3

C. Phương pháp vận hành
Nước có chứa các hạt cặn lơ lửng đi vào vùng phân phối nước ở đầu bể với
mục đích phân phối đều trên toàn bộ tiết diện ngang của vùng lắng.
Việc tách các hạt cặn ra khỏi nước bằng trọng lực xảy ra trong vùng lắng.
Nước đã lắng chảy đều vào vùng thu nước ra để dẫn đi.

Hình 1.11 Bể Lắng 2

×