Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

phối hợp thử nghiệm và đánh giá sơ bộ chất lượng vắcxin 5 thành phần (bạch hầu - uốn ván - ho gà - viêm màng não hib - viêm gan b)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 68 trang )


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

X^]W



NGUYỄN XUÂN KHÁNH HÀ



PHỐI HỢP THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG VẮCXIN 5 THÀNH PHẦN

(BẠCH HẦU - UỐN VÁN - HO GÀ -
VIÊM MÀNG NÃO Hib - VIÊM GAN B)



ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học



Giáo viên hướng dẫn : TS. LÊ VĂN BÉ
ThS. DƯƠNG HỮU THÁI





Nha Trang, 2009



2


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và làm đồ án tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình chu đáo của TS. Lê Văn Bé – Viện phó Viện Vắc xin Nha Trang
và ThS. Dương Hữu Thái – phó phòng Thành phẩm Viện Vắc xin Nha Trang, những
người thầy đã nhiệt tâm truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi cũng đã nhận được sự nhi
ệt tình chỉ bảo, những lời động viên,
sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị trong phòng Thành phẩm, phòng Kiểm định -
Viện Vắc xin Nha Trang.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi cũng xin được tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học
Nha Trang, Lãnh đạo Viện Công nghệ Sinh học và Môi Trường, đặc biệt là sự quan
tâm của Ban Chủ nhiệm ngành Công nghệ Sinh học, tất cả các th
ầy cô đã dạy dỗ,
hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi những tình cảm thân thương tới gia đình, bạn bè đã
quan tâm, đồng hành và giúp đỡ tôi trong những năm tháng được làm sinh viên của
Trường Đại học Nha Trang.


Nha Trang, tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện,


Nguyễn Xuân Khánh Hà





3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AAFP Hiệp hội Các bác sĩ gia đình - Mỹ (American Academy of
Family Physicians)
AAP Viện Nhi khoa - Mỹ (American Academic of Pediatrics)
ACIP Ban cố vấn về thực hành tiêm chủng – Hoa Kỳ (The Advisory
Committee on Immunization Practices)
CTTCMR Chương trình tiêm chủng mở rộng
DT Vắc xin bạch hầu, uốn ván
DTP Vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà
(Diphtheria - Tetanus - Pertussis)
DTPw Vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà toàn tế bào (Diphtheria -
Tetanus – Pertussis whole cell)
EPI Chương trình tiêm chủng mở rộng (Expanded Programe on
Immunization)
FDA Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm - Mỹ (Food and Drug
Administration)
GAVI Liên minh Vắc xin và tiêm chủng toàn cầu (Global Alliance for
Vaccines and Immunization)

HBcAg Kháng nguyên lõi của virus viêm gan B
HBeAg Kháng nguyên e của virus viêm gan B
HBIG Globulin miễn dịch viêm gan virus B (Hepatitis B
immunoglobulin)
HBsAg Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B
HeB Vắc xin viêm gan B do virus viêm gan B (Hepatitis B Virus -
HBV)
Hib Vắc xin viêm màng não do Hib (Haemophilus influenzae type b)
HIV Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immuno-
deficiency Virus)


4
IVAC Viện Vắc xin Nha Trang
Lf/mgNP Đơn vị lên bông/ mg nitơ protein (Limes flocculation/mg
nitrogen protein)
Lf/ml Đơn vị lên bông/ml (Limes flocculation/ml)
MHC Phức hợp hòa hợp tổ chức
MMR Vắc xin phòng sởi – quai bị - rubella (Measles – Mumps –
Rubella)
PBS Dung dịch đệm Phosphate Buffered Saline
PRP Tên kháng nguyên Hib - polysaccharide (polyribosyl- ribitol -
phosphate)
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
TFF Màng lọc dòng chảy tiếp tuyến
VGB Bệnh viêm gan B























5
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Các ngưng kết nguyên hồng cầu ở 3 loài thuộc giống Bordetella.
Bảng 3.1: Hấp phụ giải độc tố Bạch hầu lên tá chất AlPO
4
theo thời gian.
Bảng 3.2: Hấp phụ giải độc tố Uốn ván lên tá chất AlPO
4
theo thời gian.
Bảng 3.3: Hấp phụ kháng nguyên viêm gan B lên tá chất AlPO

4
theo thời gian.
Bảng 3.4: Hấp phụ kháng nguyên viêm màng não Hib lên tá chất AlPO
4
theo thời
gian.
Bảng 3.5: Thời gian hấp phụ tối ưu của các thành phần kháng nguyên lên tá chất
AlPO
4.
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá cảm quan 3 lô vắc xin IVACPENTA.
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra vô trùng 3 lô vắc xin IVACPENTA.
Bảng 3.8: Trọng lượng tăng trung bình của 1 chuột sau 7 ngày tiêm.
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra an toàn đặc hiệu thành phần bạch hầu, uốn ván.
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra an toàn chung 3 lô vắc xin IVACPENTA.
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra thành phần hóa học 3 lô vắc xin IVACPENTA.
Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra pH của 3 lô vắc xin IVACPENTA theo thời gian.
Bả
ng 3.13: Kết quả nhận dạng thành phần bạch hầu, uốn ván, ho gà.
Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra độ hấp phụ các thành phần bạch hầu, uốn ván, Hib, HeB
của 3 lô vắc xin IVACPENTA.
















6
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1: Cấu trúc của độc tố bạch hầu.
Hình 1.2: Cấu trúc của độc tố uốn ván.
Hình 1.3: Sơ đồ cấu trúc của độc tố ho gà.
Hình 2.1: Sản phẩm vắc xin 5 thành phần IVACPENTA do IVAC sản xuất
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn độ hấp phụ giải độc tố Bạch hầu lên tá chất AlPO
4
theo
thời gian.
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn độ hấp phụ giải độc tố Uốn ván lên tá chất AlPO
4
theo
thời gian.
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn độ hấp phụ kháng nguyên viêm gan B lên tá chất AlPO
4

theo thời gian.
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn độ hấp phụ kháng nguyên viêm màng não Hib lên tá chất
AlPO
4
theo thời gian.
Hình 3.5: So sánh độ hấp phụ thành phần bạch hầu, uốn ván, Hib, HeB giữa 3 lô

vắc xin IVACPENTA.
















7
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SƠ LƯỢC VỀ CÁC BỆNH VÀ VẮC XIN 3
1.1.1. Bệnh bạch hầu, vắc xin bạch hầu 3
1.1.2. Bệnh uốn ván, vắc xin uốn ván 7
1.1.3. Bệnh ho gà, vắc xin ho gà 11
1.1.4. Bệnh viêm màng não do Hib, vắc xin Hib 16
1.1.5. Bệnh viêm gan B, vắc xin HeB 20

1.2. TÁ CHẤT NHÔM 23
1.2.1. Định nghĩa tá chất 23
1.2.2. Cơ chế hoạt độ
ng của tá chất 23
1.2.3. Vai trò của tá chất 24
1.2.4. Tá chất nhôm 24
1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VẮC XIN NHIỀU THÀNH PHẦN 26
1.3.1. Phối hợp vắc xin nhiều thành phần 26
1.3.2. Tình hình sử dụng vắc xin phối hợp trên Thế giới 28
1.3.3. Vắc xin phối hợp nhiều thành phần ở Việt Nam 29
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. VẬT LIỆU 30
2.1.1. Sinh phẩ
m 30
2.1.2. Dụng cụ, thiết bị 30
2.1.3. Chế phẩm chuẩn 30
2.1.4. Dung dịch chuẩn và hóa chất 30
2.1.5. Súc vật thí nghiệm 31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.2.1. Khảo sát thí nghiệm thời gian hấp phụ từng thành phần 31
2.2.2. Sản xuất thử nghiệm 32


8
2.3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG VẮC XIN 5 THÀNH PHẦN 34
2.3.1. Cảm quan, thường qui IVAC 34
2.3.2. Phương pháp kiểm tra vô trùng, thường qui IVAC 34
2.3.3. Phương pháp kiểm tra an toàn đặc hiệu, thường qui IVAC 34
2.3.4. Phương pháp kiểm tra an toàn chung (an toàn không đặc hiệu),
thường qui IVAC 35

2.3.5. Phương pháp kiểm tra hóa học, thường qui IVAC 35
2.3.6. Phương pháp kiểm tra nhận dạng vắc xin DTP, thường qui IVAC 36
2.3.7. Phương pháp xác định độ hấp phụ
thành phần bạch hầu, uốn ván,
thường qui IVAC 37
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 38
3.1. KẾT QUẢ 38
3.1.1. Kết quả xác định độ hấp phụ của từng thành phần theo thời gian 38
3.1.2. Kết quả kiểm định 3 lô vắc xin IVACPENTA 42
3.2. BÀN LUẬN 47
3.2.1. Thời gian hấp phụ các thành phần 47
3.2.2. Kết quả sản xuất 48
KẾT LUẬN
50
KIẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC















9
MỞ ĐẦU

Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não type b (Hib) và viêm gan B là căn
nguyên vi sinh vật và virus gây bệnh và tử vong cao ở trẻ em, cho đến nay vắc xin
vẫn là vũ khí hiệu quả nhất trong việc kiểm soát những bệnh tật này. Tuy vắc xin
phối hợp đã được sử dụng trên toàn thế giới trong vài thập kỉ, nhưng những vắc xin
phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm gan B và Hib chỉ trở nên sẵn dùng trong vài năm
gần đây và đang dầ
n được tiếp nhận vào chương trình tiêm chủng ở nhiều nước.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của một chương trình chủng ngừa
thành công đó là sự chấp nhận những vắc xin này ở cả trẻ em và cha mẹ. Vắc xin
phối hợp không chỉ cho phép quản lý đồng thời một số kháng nguyên, làm ít mũi
tiêm hơn và giảm đến mức tối thiểu sự đau đớn cho trẻ em, mà chúng còn làm
đơn
giản hóa và làm giảm tổng chi phí của chương trình tiêm chủng.
Hiện nay, xu hướng của các nước trên thế giới là phối hợp nhiều loại vắc xin
vào một mũi tiêm nhằm đơn giản hóa công tác tiêm phòng, làm giảm số lần tiêm,
cũng có nghĩa là giảm số lần cha mẹ phải đưa con đi tiêm, giảm số lần bỏ tiêm do
quên hoặc đi không đúng ngày, giảm đau cho trẻ và nhất là giảm phản
ứng phụ có
thể xảy ra.
Việc phát triển vắc xin phối hợp 4 và 5 thành phần của bệnh bạch hầu, uốn
ván, ho gà, viêm gan B và Hib là một bước tiến lớn đúng theo yêu cầu về một vắc
xin cải tiến và có thể trở thành phương tiện để bổ sung vắc xin viêm gan B và Hib
vào chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới.
Giá còn đắt là cản trở trước nhất cho việc sử dụng vắc xin phối hợ
p ở các
nước đang phát triển. Nếu như có thể tự sản xuất được vắc xin phối hợp nhiều thành

phần thì giá thành sẽ thấp hơn rất nhiều so với nhập ngoại, như vậy sẽ giúp người
dân tiếp cận được dễ dàng hơn.
Trong vòng 5 năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã thành công trong việc hỗn
hợp vắc xin cộng hợp viêm màng não type b (Hib) và vắc xin viêm gan B (HeB) vớ
i
vắc xin phối hợp bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP) tạo ra vắc xin nhiều thành phần
như vắc xin DTP- Hib- HeB, DTP- Hib, DTP- HeB.


10
Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) , trong chương trình vắc xin và miễn dịch
toàn cầu đã khuyến cáo sử dụng vắc xin Hib, HeB trong Chương trình tiêm chủng
mở rộng (CTTCMR).
Việt Nam đã tự túc sản xuất và sử dụng vắc xin DTP cho chương trình tiêm
chủng mở rộng Quốc gia trong 15 năm qua, cũng như đã thực hiện đề tài cấp bộ
nghiên cứu sản xuất vắc xin DTP- Hib. Vì vậy, vi
ệc đặt vấn đề nghiên cứu phối hợp
thử nghiệm vắc xin 5 thành phần DTP- Hib- HeB là cần thiết để xây dựng qui trình
sản xuất vắc xin này phục vụ cho công tác tiêm phòng.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đối tượng nghiên cứu chúng
tôi thực hiện đề tài: “Phối hợp thử nghiệm và đánh giá sơ bộ chất lượng vắc xin 5
thành phần (Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Viêm màng não Hib - Viêm gan B)”.



Với mục tiêu:
1. Xác định cách thức hấp phụ 5 thành phần hoạt tính của vắc xin lên tá chất
AlPO
4
bảo đảm dạng vật lý tốt.

2. Đánh giá sơ bộ chất lượng vắc xin 5 thành phần DTP- Hib- HeB theo tiêu
chuẩn Quốc tế và Việt Nam.













11
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƯỢC VỀ CÁC BỆNH VÀ VẮC XIN.
1.1.1. Bệnh bạch hầu,vắc xin bạch hầu.
1.1.1.1. Bệnh bạch hầu.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm độc, nhiễm khuẩn, lây theo đường hô hấp, gây
dịch, thường xuất hiện vào những tháng lạnh, do trực khuẩn gram (+)
Corynebacterium diphtheriae gây nên. Trực khuẩn có hình que thẳng hoặc hơi cong,
dài 1,9 µm, rộng 0,3-0,8 µm, không vỏ, không nha bào, hai đầu tròn hoặc một đầu
nhỏ một đầ
u tù như hình quả chùy. Chúng có thể có hình bầu dục, hoặc dạng tròn
xuất hiện trong canh cấy già. Trực khuẩn bạch hầu gây bệnh bằng ngoại độc tố. Độc
tố gây nhiễm độc huyết và di chuyển tới một số cơ quan nội tạng của cơ thể gây độc

[10].
Trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua lớp niêm mạc đường hô hấp trên (bạch
hầu họng, bạch hầu thanh quản)[7]. Tại vòm họng chúng sinh sản phát triển tạo
thành màng giả và tiết ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố này gây hoại tử lớp biểu mô,
kích thích phản ứng viêm và phản ứng xuất tiết. Các mạch máu nở to, làm thoát chất
tơ huyết. Màng giả tạo ra bởi chất tơ huyết, và bạch cầu đa nhân kết hợp với quá
trình hoại tử của biểu mô. Khi lớp biểu mô còn nguyên v
ẹn, màng giả đính vào từng
nơi, nhưng khi lớp biểu mô bị hoại tử nhiều, màng giả sẽ lan rộng và đính chặt hơn.
Màng giả này khó bóc tách và gây bít tắc đường hô hấp [10].
Độc tố bạch hầu vào máu lan khắp cơ thể gây độc, vi khuẩn không xâm nhập
vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Độc tố bạch hầu có tác dụng chọn lọc với cơ tim,
thần kinh, thận và thượng thận; gây viêm cơ
tim, phù nề, xung huyết, làm tổn thương
hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim; gây thoái hóa thận, hoại tử ống thận, làm xung huyết
tuyến thượng thận, chảy máu ở lớp tủy và vỏ thượng thận. Khi độc tố bạch hầu đã
gắn vào các mô: tim, thần kinh, thận và thượng thận thì kháng độc tố bạch hầu


12
(SAD) không thể trung hòa được độc tố bạch hầu lưu thông trong máu. Bệnh nhân tử
vong do đột ngột trụy tim mạch không hồi phục [7,10].
Vi khuẩn bạch hầu còn có thể xâm nhập cơ thể qua màng tiếp hợp mắt (gây
bệnh bạch hầu mắt), thính giác (bạch hầu tai); da tổn thương (bạch hầu da)…[7]
Nguồn lây chủ yếu là người bệnh (thể điển hình hoặc thể ẩn). Ngườ
i bệnh bài
tiết vi khuẩn từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến lúc khỏi về lâm sàng. Khi nói chuyện vi
khuẩn theo nước bọt lây trực tiếp từ người này sang người khác, hoặc lây qua đồ
dùng bị dính vi khuẩn bạch hầu. Người vừa khỏi bệnh còn mang vi khuẩn từ 2 tuần
đến vài năm.

Tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính đều có thể mắc bệnh b
ạch hầu, tỷ lệ
mắc bệnh cao ở trẻ em từ 1- 7 tuổi [7,10].
1.1.1.2. Độc tố bạch hầu.
Độc tố bạch hầu là một chuỗi polypeptide. Trọng lượng phân tử 62000 dalton.
Có hai cầu nối S-S. Nếu bị thủy phân bằng trypsin, độc tố sẽ tách đôi thành hai tiểu
phần. Tiểu phần A có trọng lượng phân tử 22000 dalton, tiểu phần B có trọng lượng
phân tử 40000 dalton (hình 1.1) [10].
Tiểu phầ
n A là một protein bền vững với nhiệt. Chịu được nhiệt độ đun sôi
trong 5 phút và ổn định trong môi trường acid hoặc kiềm mạnh. Khi loại bỏ tác nhân
làm biến tính như urê 8M, guanidinium 6M, thì mảnh A trở lại trạng thái ban đầu [4].
Tiểu phần A quyết định tính độc và ngăn cản hoạt động của enzyme trong việc tổng
hợp protein làm cho tế bào chết [3]. Một phân tử độc tố tiểu phần A đủ giết ch
ết tế
bào. Cả hai dạng độc tố nguyên vẹn hay cắt đôi đều độc cho tế bào. Những nghiên
cứu gần đây cho thấy độc tố bị cắt đôi thì độc hơn độc tố không bị cắt đôi. Độc tố
không bị cắt đôi giảm khả năng gắn với thụ thể trên bề mặt tế bào[10].
Tiểu phần B chưa biết rõ về
hoạt tính enzyme nhưng chịu trách nhiệm gắn
phân tử độc tố với thụ thể trên những tế bào đích, nó kém ổn định nhiệt, dễ bị kết
thành khối và ngưng tụ ở nhiệt độ phòng. Tiểu phần B nhạy cảm cao với sự thoái hóa
của enzyme ly giải protein, nhưng có thể bảo quản trong dung dịch đệm borat pH =
8. Cả tiểu phần A, B đều cho phản ứng chéo với kháng độc t
ố bạch hầu [10].



13


1 S S S S
NH
3
+
COO
-
NH
+
2 S S S S

NH
3
+
COO
-
NH
+


3 SH SH SH SH
NH
3
+
COO
-
NH
3
+
COO
-


NH
+

A B
Hình 1.1: Cấu trúc của độc tố bạch hầu
Độc tố nguyên vẹn (1) Độc tố gãy (2)
Độc tố được chia thành 2 tiểu phần (3)
Tiểu phần A: Trọng lượng phân tử (22000)
Tiểu phần B: Trọng lượng phân tử (40000)

Độc tố bạch hầu gây chết cho đa số súc vật như: chuột lang, động vật linh
trưởng, chim bồ câu, thỏ. Người nhạy cảm với độ
c tố bạch hầu như chuột lang
(khoảng 0,1 µg/kg trọng lượng cơ thể) [10].
1.1.1.3. Vắc xin bạch hầu.
Năm 1923, Ramon nhận thấy độc tố bạch hầu được bất hoạt bằng nhiệt 37ºC
hay formalin thì mất tính độc, nhưng vẫn còn giữ khả năng tạo kháng thể chống lại
bệnh. Như vậy chế phẩm gây miễn dịch “giải độc tố bạch h
ầu” hay vắc xin bạch hầu
ngày nay ra đời [10].
Gần 80 năm, kể từ 1923 khi Raymon lần đầu tiên phát hiện ra giải độc tố bạch
hầu, vắc xin bạch hầu đã trải qua một chuỗi sự kiện như sau:


14
- Thay đổi phương pháp sản xuất từ thủ công (nuôi cấy trên chai) sang nuôi
cấy theo quy trình công nghệ hiện đại (nuôi cấy trên nồi nuôi cấy có dung tích lớn
bằng thép không rỉ). Sử dụng hệ thống lọc Metafilter, hệ thống lọc dòng chảy tiếp
tuyến (TFF) để tách xác vi khuẩn.

- Cải tiến phương pháp giải độc: dùng hóa chất như ICl
3
, formalin hoặc các
biện pháp chọn chủng giống đột biến để sản xuất giải độc tố.
- Cải tiến khâu tinh chế cô đặc: từ giải độc tố bạch hầu thô được tinh chế cô
đặc bằng phương pháp thủ công, đến phương pháp hiện đại với hệ thống siêu lọc có
màng lọc tách phân tử cao.
- Phối hợp tá dược: giải độc tố được dùng gel (tá chất) hấp ph
ụ, để tăng và kéo
dài hoạt tính miễn dịch của kháng nguyên. Thường sử dụng gel Al(OH)
3
hay AlPO
4
.
- Phối hợp kháng nguyên: kháng nguyên giải độc tố bạch hầu phối hợp với
các kháng nguyên khác để tạo thành vắc xin đa giá (vắc xin DTP, vắc xin bạch hầu,
uốn ván DT, vắc xin DTP-Hib-viêm gan), các vắc xin phối hợp tiện lợi sử dụng, tăng
đáp ứng miễn dịch của từng thành phần kháng nguyên và giảm giá thành.
Trong suốt 70 năm qua độc tố bạch hầu giải độc bằng formalin được sử dụng
cho việc miễn dịch chống lại bệnh bạch hầu. Độc tố bạch hầu luôn luôn là đối tượng
được tập trung nghiên cứu, sản xuất và tinh chế.
Cách đây hơn 40 năm, người ta đã tinh chế độc tố bạch hầu đạt được độ tinh
khiết gần 100% (3000Lf/mgPN). Sau khi tinh chế, giải độc tố bạch hầu được hỗn với
kháng nguyên uốn ván và ho gà tạo thành vắc xin DTP. Các vắc xin này
được coi
như là những sản phẩm thương mại sử dụng cho chương trình tiêm chủng mở rộng
tại khắp nơi trên thế giới [10].
Tại Việt Nam từ năm 1985, vắc xin bạch hầu được sản xuất trên các nồi nuôi
cấy có dung tích lớn để phục vụ cho CTTCMR. Quy trình sản xuất giải độc tố bạch
hầu tinh chế tại Viện Vắc xin Nha Trang (IVAC) bao gồm: Nhân chủng bạch h

ầu
trên môi trường thạch nghiêng Loeffler, sau cấy chuyển sang môi trường Lingood,
nuôi cấy trên nồi lên men chứa môi trường Lingood, lọc lấy độc tố bằng công nghệ
màng lọc dòng chảy tiếp tuyến TFF, rồi giải độc độc tố bằng formalin 0,4%-0,6%
v/v, để tủ ấm 6 tuần, cô đặc thu được giải độc tố bạch hầu tinh chế.


15
Trong tương lai, nhờ ứng dụng các kỹ thuật gen, người ta hy vọng vắc xin
bạch hầu tái tổ hợp sẽ trở thành hiện thực.
1.1.2. Bệnh uốn ván, vắc xin uốn ván.
1.1.2.1. Bệnh uốn ván.
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn kỵ khí bắt buộc
Clostridium tetani gây nên. Trực khuẩn bắt màu gram (+), kích thước rộng 0,3 - 0,5
µm, dài 2,0 - 2,5 µm di động, có khả năng hình thành nha bào, mọc tốt trên môi
trườ
ng yếm khí. Nha bào uốn ván có sức đề kháng cao, có thể tồn tại nhiều năm
trong đất cát, bụi và ở những nơi không có ánh sáng, chịu được sức nóng, có thể chịu
đựng nhiệt độ sôi từ 1 - 3 giờ hoặc có thể tồn tại 10 giờ trong dung dịch phenol 5%
và 24 giờ trong formalin 3%. Nhiệt độ 100ºC và các chất diệt khuẩn không diệt được,
muốn diệt phải đun sôi kéo dài hoặc hấp ướt 121ºC trong 30 phút [3,5,].
Trực khuẩn uốn ván ho
ặc nha bào của chúng xâm nhập qua những vết thương
hoặc những vết bỏng có tổ chức hoại tử. Các vết thương trong phẫu thuật, vết cắt dây
rốn cũng là nơi vi khuẩn hay gây nhiễm.
Trực khuẩn uốn ván gây bệnh bằng ngoại độc tố. Khi xâm nhập vào cơ thể
qua vết thương chúng sinh ra ngoại độc tố độc lực rất mạnh và độc tố này theo đường
máu tới các điểm thụ cảm và gắn vào tế bào thần kinh tại các đĩa thần kinh vận động
và được vận chuyển vào bên trong các sợi trục dây thần kinh. Độc tố từ ngoại biên về
trung tâm làm tổn thương các tế bào thần kinh trung ương gây co cứng cơ, co giật.

Khởi đầu là các cơ cằm và cơ cổ, tiếp theo là khối cơ lưng. Dấu hiệu đầu tiên thường
gặp là co cứng vùng bụ
ng. Đôi khi hiện tượng co cứng khu trú ở vùng có vết thương.
Thời kỳ ủ bệnh 4 - 21 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và
ngừng tim [10].
Bệnh lây lan mạnh do bào tử có ở khắp nơi: đất, cát, bụi, phân trâu, bò ngựa,
gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ cắt rốn không tiệt trùng kỹ. Trong
đường tiêu hóa trực khuẩn bị phá hủy bởi acid dạ dày do đó không gây b
ệnh theo
đường tiêu hóa.
Một thế kỷ qua kể từ ngày tìm ra trực khuẩn uốn ván nhưng bệnh uốn ván vẫn
còn là vấn đề cần được quan tâm vì tỷ lệ tử vong cao, nhất là trẻ sơ sinh. Hiện nay,


16
hàng năm có khoảng 200000 - 300000 trường hợp mắc bệnh uốn ván trên toàn thế
giới, tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển châu Phi, châu Á và châu Mỹ
Latin. Đối tượng mắc hầu hết là trẻ sơ sinh và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, tỷ lệ tử vong
rất cao từ 25 - 90%, đặc biệt uốn ván sơ sinh tỷ lệ tử vong trên 95%.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắ
c bệnh uốn ván ở trẻ dưới 6 tuổi chiếm 40%, người già
trên 50 tuổi mắc bệnh uốn ván chiếm 14% số bệnh nhân uốn ván. Trong thời gian
gần đây, do thực hiện tốt CTTCMR và tiêm phòng cho phụ nữ có thai nên tỷ lệ mắc
và tử vong do uốn ván đã giảm đáng kể [5].
1.1.2.2. Độc tố uốn ván.
Bản chất của độc tố uốn ván là một protein đơn giản chứa 15,7% Nitơ,
0,062% Phospho, 1,04% Sulfur. Nó không chứa Carbohydrate và Lipid. Điểm đẳng
điện của độc tố uốn ván là 5,0 - 5,2. Độc tố bắt đầu kết tủa và mất hoạt tính khi pH <
6. Nhưng nó bền ở pH = 5 khi có mặt glycine. Trọng lượng phân tử độc tố uốn ván là
150000 dalton, gồm một chuỗi nặng 107000 dalton và một chuỗi nhẹ 43000 dalton,

nối với nhau bằng cầu disulphide (-S-S-). (Hình 1.2).
Cơ chế sản sinh ra độc tố của trực khuẩn uốn ván v
ẫn chưa được biết rõ. Độc
tố uốn ván không có ích cho vi khuẩn. Nó không phá hủy bất cứ cấu trúc tổ chức nào
để giúp vi khuẩn xâm nhập vào mô của động vật. Hoạt tính của độc tố được gắn với
mô thần kinh, là một mô mà dường như vi khuẩn không đến trực tiếp trong quá trình
nhiễm trùng.
Những nghiên cứu về mặt hóa học cho thấy độc tố uốn ván có hai thành phần:
• Phần có tác d
ụng gây tan máu, gọi là Tetanolysin, không có ý nghĩa về lâm
sàng.
• Phần gây co giật các cơ, gọi là Tetanospasmin. Các triệu chứng cơ bản của
bệnh uốn ván như cứng hàm, lưng uốn cong, co giật đau đớn là do Tetanospasmin
gây ra. Chất độc này đi từ vết thương, qua máu hoặc bạch huyết vào các đầu mút dây
thần kinh ngoại vi rồi bám vào trung tâm thần kinh gây triệu chứng uốn ván [10].





17


S
S
S

Nội bào
chỗ cắt
chuỗi nặng




S

S Ngoại bào

chuỗi nhẹ


Hình 1.2: Cấu trúc của độc tố uốn ván
1.1.2.3. Vắc xin uốn ván.
Ngay sau khi phân lập và nuôi cấy được vi khuẩn uốn ván. Năm 1890,
Behring và Kitasato đã chứng minh rằng: độc tố uốn ván có tính kháng nguyên tốt,
tạo được đáp ứng miễn dịch phòng bệnh uốn ván. Thời gian này h
ọ đã điều chế được
huyết thanh kháng độc tố uốn ván ở súc vật dùng điều trị và phòng bệnh uốn ván.
Năm 1924, Descombey là người đầu tiên dùng formalin giải độc độc tố uốn
ván, đặt nền móng cho việc sản xuất giải độc tố uốn ván làm vắc xin phòng uốn ván.
Quá trình điều chế vắc xin uốn ván, việc đầu tiên là phát triển phương pháp
nuôi cấy vi khuẩn uốn ván lấy độc tố, từ độc tố mới tiếp tục các bước tiếp theo như
khử tính độc, tinh chế, hấp phụ kháng nguyên vào tá chất thích hợp tạo thành vắc xin
đơn giá hoặc phối hợp với nhiều vắc xin khác [3].
Từ 1944 đến những năm 1960, việc sản xuất độc tố uốn ván chủ yếu sử dụng
phương pháp lên men tĩnh hay gọi là phương pháp cổ điển. Ng
ười ta nuôi cấy vi
khuẩn uốn ván trong các bình thủy tinh với môi trường kỵ khí thích hợp. Các chai
nuôi cấy được đặt trong tủ ấm hoặc phòng ấm 36ºC - 37ºC. Sau thời gian nhất định



18
(thường 4-5 ngày, có khi 8-14 ngày đến lúc tế bào ly giải) độc tố giải phóng vào
nước nổi môi trường nuôi cấy, thu nhận độc tố bằng các phương pháp lọc.
Từ những năm 1970 trở lại đây cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học,
người ta đã nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi phương pháp sản xuất giải độc tố uốn
ván trên các nồi lên men với các điều kiệ
n kiểm soát được như dùng thiết bị rung tạo
cho vi khuẩn phân tán đều trong môi trường lỏng, dùng khí nén thổi qua bề mặt canh
cấy để loại khí H
2
S sinh ra trong quá trình nuôi cấy (phương pháp nuôi cấy đồng
nhất hay phương pháp nuôi cấy động).
Năm 1967, Van Wezel so sánh hiệu quả lên men của hai phương pháp trên
thấy rằng: với phương pháp nuôi cấy đồng nhất cho hiệu giá Lf/ml gấp đôi phương
pháp nuôi cấy tĩnh [10].
Tại Việt Nam từ năm 1986 trở về trước áp dụng sản xuất vắc xin uốn ván theo
phương pháp nuôi cấy cổ điển. Năm 1986 đến nay, Viện Vắc xin s
ản xuất theo
phương pháp nuôi cấy trên nồi lên men. Quy trình sản xuất giải độc tố uốn ván tinh
chế tại IVAC bao gồm: Nhân chủng uốn ván trên môi trường Thioglycolate lỏng,
nuôi cấy trên nồi lên men chứa môi trường Fishek-Mueller-Miller, tách độc tố uốn
ván sử dụng công nghệ màng lọc TFF, rồi giải độc độc tố bằng formalin 37% với
hàm lượng 0,4%-0,6% v/v trong thời gian 42 ngày ủ ở nhiệt độ 35
o
C, tinh chế thu
được giải độc tố uốn ván.
Vắc xin uốn ván khi tiêm cho phụ nữ có thai không chỉ bảo vệ bệnh uốn ván
cho bà mẹ mà còn phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho con. Sau khi tiêm vắc xin uốn
ván, kháng thể hình thành sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ trong khi sinh và
sau đó một vài tháng, đồng thời kháng thể cũng phòng uốn ván cho bà mẹ.

Tiêm 3 liều vắc xin uốn ván có khả năng phòng uốn ván cho bà mẹ và trẻ sơ
sinh ít nhất 5 năm. N
ếu tiêm 5 liều có thể phòng uốn ván trong suốt thời kỳ sinh đẻ.
Vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà hấp phụ (DTP) đã được Bộ Y tế chính thức
cho phép sử dụng trong chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng từ năm 1991 cho
trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam để phòng 3 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà.




19
1.1.3. Bệnh ho gà, vắc xin ho gà.
1.1.3.1. Bệnh ho gà.
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn, lây theo đường hô hấp, gây dịch do vi khuẩn
Bordetella pertussis gây ra. B. pertussis bắt màu gram (-), là trực khuẩn ngắn hình
bầu dục, dài 0,5-0,8 µm, hình thoi. Năm 1906, Bordet và Gengou đã phân lập được
vi khuẩn từ những bệnh nhân mắc bệnh ho gà. Vi khuẩn được đặt tên là Bordet –
Gengou.
Trong bệnh phẩm hay trên môi trường đặc (môi trường thạch máu) trực khuẩn
thường đứng riêng lẻ hay từng cặp. Trong canh khuẩn chúng x
ếp thành chuỗi ngắn,
không di động, không sinh nha bào. Cho đến nay người ta xác định có ba loài thuộc
giống Bordetella gây bệnh ở người và súc vật. Khi cấy truyền trên môi trường
Bordet-Gengou, hình thái khuẩn lạc và hình thể vi khuẩn thay đổi qua 4 pha, riêng vi
khuẩn ở pha I có vỏ, có độc lực và kháng nguyên đặc hiệu dùng để điều chế vắc xin
tốt nhất [2,10].
Khi bệnh nhân ho, trực khuẩn ho gà sẽ xâm nhập vào người khác qua tiếp xúc
do các giọt nước bọt bắn ra từ các ch
ất nhầy ở đường hô hấp trên. Vi khuẩn (ở pha I)
dính vào biểu mô và nhân lên ở bề mặt đường hô hấp, chủ yếu ở vùng khí quản,

thanh quản và niêm mạc mũi họng, vi khuẩn tiết ra độc tố. Triệu chứng đặc hiệu của
bệnh là những cơn ho rũ rượi, kèm theo cơn co thắt phế quản [3].
Thời kỷ ủ bệnh từ 5- 7 ngày, đôi khi là 12 ngày. Diễn biến lâm sàng của bệnh
rất đặc trưng và đa dạng. Khởi phát là hiện tượng viêm xuất tiết cấp tính niêm mạc
đường hô hấp. Sau đó xuất hiện những cơn ho rũ rượi, mặt đỏ tía và chảy nhiều nước
dãi. Trẻ mệt mỏi, kém ăn, khó thở do những cơn ho kéo dài, liên tục. Ở những trường
hợp nặng đôi khi ngừng thở. Biến chứng ho gà còn nguy hiểm hơn, bao gồm các thể
viêm ph
ổi, viêm tai, co giật do thiếu oxy ở não, liệt chi, lao sơ nhiễm thậm chí tử
vong. Thời kỳ viêm xuất tiết diễn biến từ 8-15 ngày [10].
Độc tố của vi khuẩn ức chế sự hoạt động của các tế bào biểu mô, làm viêm
cấp tính đường hô hấp và kích thích bài tiết của niêm mạc, do đó làm hoại tử biểu mô
đường hô hấp gây loét từng mảng ở vùng đáy và giữa. Các thương tổn đầu tiên ở các
phế quản và tiểu phế quản, còn khí quản và thanh quản có thể bị thương tổn nhưng


20
nhẹ hơn. Dịch rỉ nhầy mủ có thể làm tắc đường hô hấp nhất là ở trẻ sơ sinh, gây xẹp
phổi khu trú hoặc gây bội nhiễm phổi. Thương tổn ở phổi chủ yếu là do độc tố của vi
khuẩn, độc tố tác động đến đoạn cuối của thần kinh phế quản, làm xuất tiết ở phế
quản, làm giãn phế qu
ản tạm thời.
Ngoại độc tố do vi khuẩn sinh ra làm rối loạn sinh tổng hợp AMP vòng của tế
bào vật chủ. Độc tố cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt các biến đổi sinh hóa khác
như: tăng bạch cầu lympho, kích thích sự tiết insulin, hạ đường huyết, phong bế
nhóm beta có tác dụng hỗ trợ và kích thích phân bào, tăng sự thủy phân lipid, làm
biến đổi sự di trú của đại thực bào [3].
Tất cả các lứa tuổi từ
nhỏ đến người già đều có thể mắc ho gà nhưng phổ biến
là ở trẻ em, có lúc tới 90% trẻ bị mắc, 50% số này là trẻ dưới 4 tuổi. Sau khi mắc

bệnh, cơ thể có miễn dịch bền vững. Trẻ lớn ít cảm nhiễm với ho gà. Trẻ em trên 12
tuổi và người lớn thường ít mắc bệnh ho gà. Nếu mắc thì bệnh nhẹ, không điển hình,
không có những cơn ho rũ r
ượi, nhưng vi khuẩn vẫn được giải phóng trong thời kỳ
viêm xuất tiết. Mỗi năm có khoảng 30 - 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300000 tử vong
(theo thống kê của TCYTTG). Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Hơn 90% căn bệnh
xảy ra tại các nước đang phát triển.
1.1.3.2. Những chất hoạt động sinh học của B. pertussis.
Vi khuẩn ho gà gây bệnh bằng nhiều cơ chế thông qua hoạt động của các
thành phần có hoạt tính sinh học của vi khuẩn. Giai đoạn đầu của bệnh đặc trưng bởi
các triệu chứng được tạo ra do sự tấn công của vi khuẩn vào biểu mô đường hô hấp
trên. Giai đoạn kế tiếp là hậu quả tác động của các độc tố được vi khuẩn tiết ra [2].
• Độc tố ho gà (Pertussis toxin - PT).
PT là kháng nguyên chính của ho gà, chủ yếu ở thành tế bào vi khuẩn, được
xem như là độc tố và là tác nhân gây ra tất cả các triệu chứng bệnh ho gà. Những tác
động sinh học của PT như tăng bạch cầu máu ngoại vi, tăng khả năng nhạy cảm với
histamin nên PT cũng được coi như là yếu tố mẫn cảm histamin – HSF, yếu tố kích
hoạt lympho bào – LPF và cụm hoạt động protein – IAP. LPF làm thay đổi kích
thước lympho bào ngoại vi và mất khả năng trở về hạch lympho, làm tăng số lượng
qua
đếm bạch cầu nhiều khi tới 200000/mm
3
. HSF làm rối loạn trao đổi chất các tế


21
bào ở các mô cơ trơn như hệ thần kinh, hệ lưới… kích thích sản xuất histamin quá
mức (co thắt cơ, giảm và tính thấm mao mạch, tăng tiết dịch…) dẫn đến choáng và
có thể tử vong ở chuột thí nghiệm. PT kích thích sinh ra kháng thể , hoặc kháng độc
tố có tác dụng đáp ứng miễn dịch lâu dài với bệnh và cũng có thể được giải độc trở

thành giải độc tố mang tính sinh miễ
n dịch cao [2,3,10].
PT là một độc tố điển hình theo kiểu A – B trọng lượng 105696 dalton, gồm
hai tiểu phần chính: tiểu phần A hay S1 là một enzyme mang tính độc; tiểu phần B là
một oligomer gồm 5 tiểu phần nhỏ hợp lại. Chức năng của tiểu phần B là gắn vào thụ
thể của tế bào đích, giúp tiểu phần A xâm nhập vào tế bào đích.



S1







S2




S3




S5



S4


S4










Hình 1.3: Sơ đồ c
ấu trúc của độc tố ho gà

• Ngưng kết nguyên (agglutinogen – AGG).
Là kháng nguyên bề mặt kém chịu nhiệt, dễ chiết xuất, có bản chất protein, có
tính kháng nguyên cao, tạo ra kháng thể ngưng kết tố ở động vật hay trẻ em tiêm vắc
xin, được dùng để đánh giá hiệu lực của vắc xin.



22
Bảng 1.1: Các ngưng kết nguyên hồng cầu ở 3 loài thuộc giống Bordetella
Các loài
Bordetella
Yếu tố ngưng kết
nguyên thuộc

giống
Yếu tố ngưng kết
nguyên thuộc loài
Yếu tố ngưng kết
nguyên dưới loài
B. pertussis
7 1 2, 3, 4, 5, 6, 13
B. parapertussis
7 14 8, 9, 10
B. bronchiseptica
7 12 8, 9, 10, 11, 12

Qua bảng trên cho thấy ngưng kết nguyên 7 chung cho tất cả 3 loài, ngưng kết
nguyên 1 riêng cho B.pertussis, các ngưng kết nguyên 2, 3, 4, 5, 13… tùy theo chủng
trong loài này.
Ngưng kết nguyên 1 có vai trò quyết định trong thử nghiệm bảo vệ chuột và
yếu tố 2, 3 có ý nghĩa trong cơ chế miễn dịch ở người. Cho nên, trong nghiên cứu sản
xuất vắc xin phòng bệnh cần chọn chủng B.pertussis phải có hội đủ 3 yếu tố ngưng
kết nguyên 1, 2 và 3 [3,10].

Yếu tố ngưng kết hồng cầu (Filamentous Haemagglutin hay Fimbrial
Haemagglutin – FHA).
FHA có khả năng ngưng kết hồng cầu người và hồng cầu nhiều loại động vật.
Yếu tố này có trong nước nổi canh khuẩn mới nuôi cấy (môi trường lỏng), dễ bị hủy
bởi nhiệt độ, đóng vai trò phụ trong độc lực của vi khuẩn và trong miễn dịch. Nó có
dạng sợi dài 40 – 100 nm, là protein trọng lượng phân tử
107000- 130000 dalton [2].
• Độc tố không chịu nhiệt (HLT) hay độc tố hoại tử da (DNT).
DNT không bền với nhiệt là một thành phần có tính độc cao của B.pertussis,
nó được sinh ra trong tế bào. Hàm lượng picogram DNT nguyên chất gây hoại tử da

ở chuột mới đẻ và hàm lượng nanogram sẽ gây chết chuột lớn. Những triệu chứng
sinh ra chất nhầy của bệnh ho gà một phần do DNT.
• Pertactin.
Pertactin là một protein tiết, liên kết lỏng lẻo vớ
i màng, có thể tinh chế nó từ
tế bào hoặc từ nước nổi của canh trùng, có trọng lượng 69000 dalton, là kháng
nguyên tạo miễn dịch chủ động và thụ động (tạo kháng thể ngưng kết tương ứng). Nó


23
là một trong những yếu tố độc làm trung gian cho B.pertussis xâm nhập vào tế bào
nhân thật [2].
• Nội độc tố Lipopolysaccharide (LPS).
B.pertussis sinh ra một lipopolysaccharide có những tính chất sinh học giống
với những nội độc tố của vi khuẩn gram (-) khác bao gồm như: tính độc, tính gây sốt,
tính phụ trợ và sự gia tăng khả năng chống lại không đặc hiệu với sự nhiễm khuẩn.
Sự hiệ
n diện của nội độc tố trong vắc xin ho gà toàn tế bào có lẽ là nguyên nhân của
một vài phản ứng phụ kết hợp với vắc xin này [10].
1.1.3.3. Vắc xin ho gà.
Từ khi biết rõ tác nhân gây bệnh ho gà và có thể nuôi cấy nó với số lượng lớn
trên môi trường thạch Bordet-Gengou (1906) thì vắc xin ho gà được ra đời (vào năm
1914). Từ đó nhân loại đã tránh được hiểm họa của bệnh ho gà, nhất là trẻ em. Sự
thành công trong việc ch
ống dịch xảy ra năm 1924-1929 ở quần đảo Faroe là sự cổ
vũ mạnh mẽ cho các nhà nghiên cứu và sản xuất loại vắc xin này [3].
Hiệp hội Y học Anh nghiên cứu về miễn dịch ho gà năm 1951-1956 đã kết
luận việc sử dụng vắc xin ho gà là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh ho
gà. Tuy nhiên có một số vấn đề liên quan đến vắc xin ho gà tế bào cần phải tậ
p trung

nghiên cứu. Trước hết vắc xin này không tạo được miễn dịch kéo dài, có nhiều phản
ứng phụ khi tiêm. Vì vậy, nhiều nhà khoa học tập trung công sức để nghiên cứu tìm
ra những hướng mới cho vắc xin. Đến nay việc dùng vắc xin toàn tế bào ho gà vẫn
còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vắc xin toàn tế bào là huyền dịch vi khuẩn
B. pertussis chết với hàm lượng ≥ 4 IU/liều tiêm. Vắc xin này có thể dùng ở
dạng
đơn (hấp phụ với nhôm hydroxyt, calcium phosphate hoặc nhôm phosphate), phổ
biến hơn cả là ở dạng phối hợp giải độc tố bạch hầu, uốn ván tinh chế, hấp phụ (vắc
xin DTP) [3,8,10].
Ở Nhật đã nghiên cứu và sử dụng vắc xin ho gà vô bào từ năm 1981. Thành
phần chính của vắc xin này là PT và FHA. Kết quả thực địa vắc xin này cho thấy
hiệu quả như vắc xin toàn tế bào nhưng ít gây ph
ản ứng phụ.


24
Ngoài vắc xin tiêm người ta còn nghiên cứu vắc xin uống phổ biến ở Đức và
Áo, tuy nhiên kháng thể trong nước bọt tăng lên nhanh sau khi uống vắc xin, nhưng
sau 4 tuần giảm xuống cũng rất nhanh.
Tài liệu gần đây nhất của Mỹ đã đề cập đến vắc xin ho gà tái tổ hợp bằng
công nghệ di truyền. Vắc xin này đã được thử nghiệm cho thấy nó là một vắc xin an
toàn có hiệu l
ực bảo vệ. Nó đại diện cho thế hệ tương lai của vắc xin ho gà [8].
Nghiên cứu sản xuất vắc xin ho gà tại Việt Nam có từ năm 1959 tại Viện Vệ
Sinh Dịch Tễ Học Hà Nội. Năm 1996, Viện Vắc xin Nha Trang đã sản xuất thành
công vắc xin bạch hầu - uốn ván - ho gà. Trong đó quy trình sản xuất huyền dịch ho
gà cô đặc toàn tế bào bất hoạt bao gồm: Nhân chủng ho gà trên môi trường Verwey,
nuôi cấy trên n
ồi lên men chứa môi trường B2, dùng máy TFF hoặc máy ly tâm lạnh
để tách vi khuẩn, bất hoạt bằng nhiệt 56

o
C, lấy mẫu kiểm tra, thu được huyền dịch ho
gà cô đặc toàn thân tế bào bất hoạt. Vắc xin DTP của Việt Nam đạt những tiêu chuẩn
quy định của TCYTTG và Việt Nam.
Theo thống kê trên thế giới từ năm 1922- 1963 nhờ tiêm vắc xin và sử dụng
liệu pháp kháng sinh đã làm giảm số tử vong và tỷ lệ mắc bệnh xuống hàng trăm lần.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới m
ỗi năm có 60 triệu trường hợp mắc
bệnh ho gà trên toàn thế giới và có 600000 trường hợp chết vì bệnh ho gà. Hầu hết
các trường hợp mắc bệnh và chết là số trẻ không tiêm vắc xin.
Ở Việt Nam thực hiện việc tiêm vắc xin DTP theo đúng lời khuyến cáo của
TCYTTG là trẻ em phải được gây miễn dịch 3 lần vào các tháng tuổi thứ 2, 3 và 4.
Việc sử dụng vắc xin ho gà có trong vắc xin DTP tiêm ngừa cho trẻ
em ở Việt
Nam đã mang lại kết quả khả quan. Theo ghi nhận của Bộ Y tế, từ khi trẻ em được
tiêm vắc xin rộng rãi, tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh ho gà giảm đi đáng kể: 1986-
1990 tỷ lệ này giảm 70% so với năm 1976-1980.
1.1.4. Bệnh viêm màng não do Hib, vắc xin Hib.
1.1.4.1. Bệnh viêm màng não do Hib.
Haemophilus influenzae là trực khuẩn hiếu khí, gram (-), là một mầm bệnh
phổ biến, gây ra cho người, nó là một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây ra bệnh
do vi khuẩn mãnh liệt ở trẻ em. Có hai chủng Haemophilus influenzae: có vỏ và


25
không có vỏ. Chủng có vỏ có 6 kiểu xác định huyết thanh học (a-f), trong đó
Haemophilus influenzae type b (Hib) là lý do của 95% tổng số bệnh nguy hiểm gây
ra bởi Haemophilus influenzae. Chất PRP (polyribosyl- ribitol - phosphate), chỉ có
trong vỏ của type b, giúp Hib chống lại phản ứng diệt khuẩn của cơ thể, tạo độc lực

mạnh cho Hib.
Hib thường gây nhiễm khuẩn đường hô hấp biến chứng viêm não gây chết 5%
số trẻ nhiễm bệnh. D
ễ mắc ở nhóm trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Bệnh thường có kết hợp
với nhiễm khuẩn huyết và Hib cũng là nguyên nhân viêm thanh quản, viêm phổi,
viêm khớp, viêm màng ngoài tim, viêm mủ màng phổi và viêm xương tủy. 30% số
bệnh nhi sống sót bị các di chứng từ điếc nhẹ cho đến tổn thương thần kinh nghiêm
trọng và chậm phát triển tâm thần nặng. Viêm phổi do Hib là nguyên nhân tử vong
quan trọng ở trẻ dưới 5 tuổi t
ại các nước đang phát triển.
Triệu chứng của bệnh là sốt, nôn, ngủ lịm, màng não bị kích thích với biểu
hiện não phồng ở trẻ nhỏ hoặc cổ và lưng cứng ở trẻ lớn hơn. Bệnh tiến triển nặng
dẫn tới hôn mê. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhi hôn mê lên đến 50%. Cách xác định chính
xác phải phân lập được vi khuẩn từ máu hoặc dịch não tủy, có thể
dùng kĩ thuật điện
di và ngưng kết đặc hiệu để xác định vỏ polysaccharide của vi khuẩn. Bệnh lây từ
những giọt nước bọt nhiễm khuẩn và chất tiết mũi họng từ người bệnh sang người
lành [3].
Trẻ dưới 2 tháng tuổi được bảo vệ bởi kháng thể của mẹ. Sau đó nguy cơ mắc
bệnh tăng nhanh, đạt đỉnh ở 1 tuổ
i rồi giảm xuống ở 2-3 tuổi là thời điểm trưởng
thành của hệ miễn dịch (80% trường hợp viêm màng não mủ do Hib ở trẻ dưới 1 tuổi
). Tỷ lệ bệnh do Hib (trước khi có vắc xin) thay đổi từ 8 đến 60/100000 dân mỗi
năm, tùy nước. Hàng năm trên thế giới có 380000 - 500000 trẻ dưới 5 tuổi chết do
viêm màng não và viêm phổi do Hib. Tại các nước đang phát triển, Hib là nguyên
nhân tử vong thứ nhất của viêm màng não mủ
và nguyên nhân thứ hai của viêm phổi
do vi khuẩn. Hib chiếm ít nhất 50% các nguyên nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ
dưới 5 tuổi tại các nước Châu Á.
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu dịch tễ học về Hib cũng đã được tiến hành tại

các địa phương trên cả nước. Hib là căn nguyên của 53% các trường hợp viêm màng

×