Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ MỐI QUAN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG GÀ CON MỘT TUẦN TUỔI VỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ NUÔI GÀ BROILER TRONG VỤ HÈ THU VÀ ĐÔNG XUÂN TẠI NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.29 KB, 103 trang )

BỘ
GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI





LÊ THỊ THẢO



MỐI QUAN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG GÀ CON MỘT TUẦN TUỔI
VỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ NUÔI GÀ
BROILER TRONG VỤ HÈ THU VÀ ðÔNG XUÂN TẠI NAM ðỊNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 40


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Mai




Hµ néi - 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả trong luận văn là trung thực, chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.
Mọi sự giúp ñỡ của các thầy, cô giáo, cơ quan, ñơn vị, ñồng nghiệp và
gia ñình cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn. Các thông tin trích
dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn
Lê Thị Thảo

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận
ñược sự quan tâm, giúp ñỡ của rất nhiều người.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai – người
ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn Chăn nuôi
chuyên khoa, bộ môn Di truyền giống, Viện ðào tạo sau ðại học Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Bình - Giám ñốc
giám sát chăn nuôi gia công của Công ty cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam và
trang trại gia công của ông Bùi Duy ðương tại xã Kim Thái- huyện Vụ Bản-
tỉnh Nam ðịnh ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi tiến hành ñề tài.
Và tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh ñạo Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Nam ðịnh, Phòng Chăn nuôi, bạn bè, ñồng nghiệp và người
thân ñã tạo ñiều kiện, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện
ñề tài, hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn
Lê Thị Thảo


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
iii


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ vii

Phần I. MỞ ðẦU 1

1.1. ðặt vấn ñề 1

1.2. Mục tiêu của ñề tài 2

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3

Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Ảnh hưởng của khối lượng gà 1 - 7 ngày tuổi ñến khối lượng gà
giết thịt 4

2.2. Nhiệt ñộ sưởi ấm và chế ñộ chiếu sáng với chất lượng gà con 6

2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng của gia cầm 9


2.3.1. Ảnh hưởng của dòng, giống 9

2.3.2. Ảnh hưởng của giới tính 11

2.3.3. Ảnh hưởng của tốc ñộ mọc lông 12

2.3.4. Ảnh hưởng của thức ăn 12

2.3.5. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ 14

2.3.6. Ảnh hưởng của ñộ ẩm không khí 15

2.3.7. Ảnh hưởng của chế ñộ chiếu sáng 16

2.3.8. Ảnh hưởng của mật ñộ nuôi 17

2.3.9. Ảnh hưởng của cấu trúc cơ thể ñến sinh trưởng của gà 18

2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng thịt 19

2.4.1. Ảnh hưởng của dòng, giống 19

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
iv

2.4.2. Ảnh hưởng của giới tính và tuổi gia cầm 20

2.4.3. Ảnh hưởng của thức ăn và dinh dưỡng 21

2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 22


2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 22

2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 24

Phần III. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1. ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 29

3.2. Nội dung nghiên cứu 29

3.3. Phương pháp nghiên cứu 29

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 30

3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu 31

3.4. Phương pháp xử lý số liệu 33

Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.1. Khối lượng cơ thể 34

4.1.1. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm vụ Hè Thu 34

4.1.2. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 38

4.2. Sinh trưởng tuyệt ñối 43

4.2.1. Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 43


4.2.2. Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 45

4.3. Sinh trưởng tương ñối 48

4.3.1. Sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 48

4.3.2. Sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 50

4.4. Hệ số tương quan 53

4.4.1. Hệ số tương quan giữa khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối lượng
gà 2-6 tuần tuổi vụ Hè Thu 53

4.4.2. Hệ số tương quan giữa khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối lượng
gà 2-6 tuần tuổi vụ ðông Xuân 55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
v

4.5. Mối quan hệ giữa mức tăng khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối
lượng gà 2-6 tuần tuổi 57

4.5.1. Mối quan hệ giữa mức tăng khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối
lượng gà 2-6 tuần tuổi vụ Hè Thu 57

4.5.2. Mối quan hệ giữa mức tăng khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối
lượng gà 2-6 tuần tuổi vụ ðông Xuân 60

4.6. Lượng thức ăn thu nhận 63


4.6.1. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 63

4.6.2. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 65

4.7. Hiệu quả sử dụng thức ăn 67

4.7.1. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 67

4.7.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 70

4.8. Tỷ lệ nuôi sống 72

4.8.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 72

4.8.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 74

4.9. Ảnh hưởng của khối lượng gà 1 tuần tuổi tới hiệu quả nuôi gà
broiler 75

4.9.1. Ảnh hưởng của khối lượng gà 1 tuần tuổi tới hiệu quả nuôi gà
broiler nuôi trong vụ Hè Thu 75

4.9.2. Ảnh hưởng của khối lượng gà 1 tuần tuổi tới hiệu quả nuôi gà
broiler nuôi trong vụ ðông Xuân 78

PHẦN V. KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


PHỤ LỤC 92


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
BẢNG 4.1. Khối lượng gà thí nghiệm vụ Hè Thu 35

BẢNG 4.2. Khối lượng gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 40

BẢNG 4.3. Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 44

BẢNG 4.4. Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 46

BẢNG 4.5. Sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 49

BẢNG 4.6. Sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 51

BẢNG 4.7. Hệ số tương quan giữa khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối
lượng gà 2-6 tuần tuổi vụ Hè Thu 54

BẢNG 4.8. Hệ số tương quan giữa khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối
lượng gà 2-6 tuần tuổi vụ ðông Xuân 55

BẢNG 4.9. Quan hệ giữa mức tăng khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối
lượng gà 2-6 tuần tuổi vụ Hè Thu 58


BẢNG 4.10. Quan hệ giữa mức tăng khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối
lượng gà 2-6 tuần tuổi vụ ðông Xuân 61

BẢNG 4.11. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 64

BẢNG 4.12. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 65

BẢNG 4.13. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 68

BẢNG 4.14. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 70

BẢNG 4.15. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm vụ Hè Thu 73

BẢNG 4.16. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm vụ ðông Xuân 74

BẢNG 4.17. Ảnh hưởng của khối lượng gà một tuần tuổi tới hiệu quả
nuôi gà broiler vụ Hè Thu 76

BẢNG 4.18. Ảnh hưởng của khối lượng gà một tuần tuổi tới hiệu quả
nuôi gà broiler vụ ðông Xuân 79


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
vii

DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ

Trang
ðồ thị 1: Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi vụ Hè Thu 37


ðồ thị 2: Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi vụ ðông Xuân 41

ðồ thị 3: Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi vụ
Hè Thu 45

ðồ thị 4: Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi vụ
ðông Xuân 47

ðồ thị 5: Sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi vụ
Hè Thu 50

ðồ thị 6: Sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi vụ
ðông Xuân 52

ðồ thị 7: Quan hệ giữa mức tăng khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối
lượng gà 2-6 tuần tuổi vụ Hè Thu 59

ðồ thị 8: Quan hệ giữa mức tăng khối lượng gà 1 tuần tuổi với khối
lượng gà 2-6 tuần tuổi vụ ðông Xuân 62

ðồ thị 9: Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
vụ Hè Thu 64

ðồ thị 10: Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
vụ ðông Xuân 66

ðồ thị 11: Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
vụ Hè Thu 68

ðồ thị 12: Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

vụ ðông Xuân 70


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
1

Phần I


MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Việt Nam ñược biết ñến là một quốc gia nông nghiệp với nền văn minh
lúa nước. Từ ngàn ñời xưa, ngay cả trong những hóa thạch tìm thấy các nhà
khảo cổ ñã phát hiện người Việt ñã biết chăn nuôi ñộng vật bên cạnh việc trồng
trọt trong ñó có con gà. Trong ngành chăn nuôi nước ta, gà là con vật ñóng góp
sản lượng thịt lớn thứ hai ñể cung cấp thực phẩm cho con người. Những năm
gần ñây việc nhập các giống gà mới có năng suất cao ñã làm cho tổng sản
lượng thịt gà tăng ñáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thịt
gia cầm tính tại thời ñiểm 01/10 năm 2005 là 321,8 nghìn tấn ñã tăng lên ñến
615,9 nghìn tấn cùng thời ñiểm này năm 2010 [9]. Nhờ những thành tựu khoa
học trên lĩnh vực công tác giống, thức ăn dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi
dưỡng ñã giúp cho năng suất chăn nuôi gà thịt không ngừng tăng cao. Song,
với 5 kg thịt gia cầm tính trung bình trên một ñầu người trong năm 2010 (trong
tổng số trên 30 kg thịt) thì quả là một con số còn quá khiêm tốn. ðây cũng là
một tín hiệu tốt, một lối ñi ñang rộng mở cho thị trường gà thịt trong nước.
Trong chiến lược phát triển chăn nuôi ñến năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ (Quyết ñịnh số 10/2008/Qð-TTg) dự kiến ñến năm 2015 chúng ta sẽ
sản xuất ñược khoảng 11 tỷ quả trứng và 700 ngàn tấn thịt gia cầm; ñến năm
2020 khoảng 14 tỷ quả trứng và trên 1.000 ngàn tấn thịt.
Trước nhu cầu ñòi hỏi cấp bách của thị trường, ngành chăn nuôi gia cầm

ở nước ta ñã, ñang và sẽ có nhiều bước phát triển hơn nữa. Việc nhập và lai tạo
những giống gà ngoại có năng suất, chất lượng cao với những giống gà nội
mang nhiều ñặc ñiểm mà người tiêu dùng ưu thích là một ñiều tất yếu ñể ñáp
ứng ñược nhu cầu thực phẩm của con người.
Năng suất của gà thịt chính là khối lượng xuất bán của gà sau một thời
gian nuôi nhất ñịnh. Khối lượng cơ thể gà lúc giết thịt là một chỉ tiêu vô
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
2

cùng quan trọng, nó không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn phản ánh
sức sản xuất thịt của gà. Khối lượng gà càng cao thì sức sản xuất thịt càng
tốt và ngược lại.
Khối lượng gà xuất chuồng ñược chi phối bởi nhiều yếu tố. Gần ñây có ý
kiến cho rằng khối lượng gà một tuần tuổi có ảnh hưởng và tương quan thuận
với khối lượng giết thịt của gà. Khối lượng gà một tuần tuổi có ý nghĩa rất quan
trọng trong chăn nuôi gà thịt. Nó không những thể hiện ñặc tính di truyền của
mỗi giống mà còn phản ánh trình ñộ trong kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc ñàn
gà. Hơn nữa, khối lượng gà một tuần tuổi còn là nền tảng cho khả năng sinh
trưởng và sức ñề kháng của cơ thể gà ở những tuần tuổi tiếp theo. ðàn gà khỏe
mạnh, sinh trưởng nhanh thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn và hiệu quả
chăn nuôi cũng cao hơn. Không những thế, nếu xác ñịnh ñược mối quan hệ
giữa khối lượng gà một tuần tuổi với khối lượng gà khi giết mổ, có thể dự ñoán
năng suất sớm hơn. ðiều này không những góp phần tạo ñiều kiện thuận lợi
trong công tác giống mà còn có ý nghĩa trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất.
Tuy nhiên, cho ñến nay vấn ñề này chưa ñược quan tâm nghiên cứu ở nước ta.
Nghiên cứu này với mục ñích kiểm tra ñể có thể ñưa ra khuyến cáo cho
người chăn nuôi về mối quan hệ giữa khối lượng gà con một tuần tuổi với khả
năng sinh trưởng và hiệu quả nuôi gà broiler trong vụ Hè Thu và ðông Xuân
trên ñịa bàn tỉnh Nam ðịnh.
1.2. Mục tiêu của ñề tài

- Xác ñịnh mối quan hệ giữa khối lượng gà một tuần tuổi với khối lượng
giết thịt ở 6 tuần tuổi, nhằm dự ñoán sớm khả năng sản xuất thịt của gà broiler.
- Xác ñịnh ảnh hưởng của khối lượng gà một tuần tuổi ñến hiệu quả nuôi
gà broiler, nhằm làm rõ tầm quan trọng ñặc biệt của việc nuôi dưỡng, chăm sóc
gà trong giai ñoạn từ 0 - 7 ngày tuổi.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- ðã xác ñịnh ñược có tương quan dương giữa khối lượng gà một tuần
tuổi với khối lượng gà từ 2 - 6 tuần tuổi. Hệ số tương quan (r = 0,50-0,66) vụ
Hè Thu và (r = 0,49 - 0,65) trong vụ ðông Xuân.
- Kết quả của ñề tài ñã ñưa ra ñược những thông số ñể có thể dự ñoán
sớm năng suất chăn nuôi gà thịt. Tăng 1 gam khối lượng gà ở một tuần tuổi sẽ
ñạt từ 19,56 ñến 19,59 gam khối lượng gà ở 6 tuần tuổi. Vấn ñề này có ý nghĩa
trong công tác chọn lọc các giống gà hướng thịt ngay từ một tuần tuổi, trước
khi bước vào giai ñoạn cho ăn hạn chế.
- Việc xác ñịnh ñược mối quan hệ giữa khối lượng gà một tuần tuổi với
khối lượng gà 2-6 tuần tuổi sẽ giúp cho người chăn nuôi dự ñoán thời ñiểm
xuất bán hợp lý theo yêu cầu của thị trường. Khuyến cáo cho người chăn nuôi
thấy ñược tầm quan trọng của khối lượng gà ở một tuần tuổi. Giúp người chăn
nuôi thực sự chú ý, tập trung chăm sóc gà ngay trong tuần ñầu tiên ñể ñạt khối
lượng cơ thể cao nhất vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp ñến khối lượng gà xuất bán
và hiệu quả chăn nuôi gà thịt.













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
4

Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Ảnh hưởng của khối lượng gà 1 - 7 ngày tuổi ñến khối lượng gà giết thịt
Với mục tiêu dự ñoán sớm khối lượng cơ thể gà ở giai ñoạn kết thúc vỗ
béo, nhiều nghiên cứu ñã ñược tiến hành nhằm tìm mối quan hệ giữa một số chỉ
tiêu chất lượng của gà con với khối lượng gà khi giết thịt. Các chỉ tiêu thường
ñược quan tâm như mối quan hệ giữa khối lượng, kích thước cơ thể gà con một
ngày tuổi và khối lượng cơ thể gà con một tuần tuổi với khối lượng gà khi kết
thúc giết thịt. Kết quả nghiên cứu của Willemsen và cộng sự (2008)[79] cho
biết, khối lượng gà ở 7 ngày tuổi là chỉ tiêu dự ñoán tốt nhất khối lượng cơ thể
gà lúc giết thịt. Hệ số tương quan giữa khối lượng gà 7 ngày tuổi với khối
lượng gà ở 42 ngày tuổi là 0,54. Các tác giả còn cho biết khối lượng gà con một
ngày tuổi và tỷ lệ giữa khối lượng gà với bình phương chiều dài cơ thể gà một
ngày tuổi cũng là những chỉ tiêu có thể dùng trong dự ñoán nhưng không tốt
bằng khối lượng gà 7 ngày tuổi. Có mối tương quan dương giữa khối lượng gà
1 ngày tuổi với khối lượng gà ở 42 ngày tuổi (r = 0,25 - 0,35).
Mối quan hệ giữa khối lượng gà 1 ngày tuổi với khối lượng gà giết thịt
còn nhiều ý kiến khác nhau. Hầu hết các tác giả ñều cho rằng gà mái có tuổi ñẻ

càng cao thì trứng nặng hơn và khối lượng gà con 1 ngày tuổi cũng cao hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, những gà con sinh ra từ những ñàn gà mái
có tuổi ñẻ cao, tuy có khối lượng 1 ngày tuổi cao hơn không phải sẽ có khả
năng sinh trưởng tốt hơn và có khối lượng kết thúc giết thịt cao hơn. Tona và
cộng sự (2004b)[76] còn cho biết, sinh trưởng tuyệt ñối của gà trong 7 ngày
tuổi ñầu tiên có mối tương quan nghịch với tuổi của gà mái ñẻ. Mối quan hệ
giữa khối lượng gà một ngày tuổi với khối lượng gà giết thịt còn rất biến ñộng
và chưa rõ ràng. Powell và Bowman (1964)[59] ñã khẳng ñịnh có mối tương
quan thuận giữa khối lượng gà 1 ngày tuổi với khối lượng gà giết thịt, trong khi
ñó Decuypere (1979)[37] ñã không tìm ñược mối quan hệ này. Các kết quả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
5

nghiên cứu của McLoughlin và Gous (1999)[49], Wolanski và cộng sự
(2003)[82], Tona và cộng sự (2004a)[75] cũng không tìm ñược mối quan hệ
giữa khối lượng gà 1 ngày tuổi với khối lượng gà giết thịt.
Mối quan hệ giữa khối lượng gà 7 ngày tuổi với khối lượng gà giết thịt
cũng ñược các tác giả quan tâm nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu ñều thống
nhất rằng có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa khối lượng gà 7 ngày tuổi với khối
lượng gà giết thịt ở 42 ngày tuổi. Tona và cộng sự (2004a)[75] ñã công bố mối
quan hệ giữa khối lượng gà 7 - 10 ngày tuổi và khối lượng giết thịt ở 42 ngày
tuổi. Tác giả cho biết có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa khối lượng gà con
7 - 10 ngày tuổi với khối lượng gà ở 42 ngày tuổi.
Theo Willson (1991)[81], có mối quan hệ chặt chẽ giữa khối lượng gà ở
7 ngày tuổi với khối lượng gà giết thịt ở 42 ngày tuổi. Trong kết quả nghiên
cứu của mình, tác giả cho biết cứ 1 gam tăng khối lượng cơ thể ở 7 ngày tuổi sẽ
ứng với 13 gam khối lượng cơ thể ở 42 ngày tuổi. Mối quan hệ này có xu
hướng tăng dần lên cùng với tiến bộ trong nhân giống, kết quả sẽ cao hơn ở
những dòng gà siêu thịt.
Kết quả nghiên cứu của Ku’’lin và cộng sự (1982)[45] cho biết thời ñiểm

7 ngày tuổi ñược cho là thời ñiểm thực tế bắt ñầu thể hiện sức sản xuất của gà.
Tác giả cho rằng có thể ñánh giá sức sản xuất của gà thông qua tốc ñộ sinh
trưởng tương ñối của chúng. Từ kết quả nghiên cứu của mình, Tona và cộng sự
(2004a)[75] khẳng ñịnh, có thể dự ñoán khả năng sản xuất của gà thịt ở 42 ngày
tuổi dựa vào khả năng sinh trưởng của gà con 7 ngày tuổi.
Nghiên cứu của Lilburn (1998)[46], ñã khẳng ñịnh tuần tuổi ñầu tiên sau
khi nở là thời ñiểm cực kỳ quan trọng ñối với gia cầm non. Cần phải nuôi
dưỡng, chăm sóc chu ñáo trong giai ñoạn này ñể chúng có sức khỏe và tốc ñộ
sinh trưởng tốt nhất. Vấn ñề này có ảnh hưởng rất lớn ñến hiệu quả nuôi gà
broiler. Tác giả còn cho biết khả năng sinh trưởng của các dòng gia cầm có tốc
ñộ sinh trưởng nhanh có mối quan hệ chặt chẽ với khối lượng cơ thể khi giết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
6

thịt. Sinh trưởng tuyệt ñối ở một tuần tuổi thường chiếm khoảng 17% khối
lượng cơ thể ở 40 ngày tuổi. ðiều này cho thấy khối lượng gà con ở 7 ngày tuổi
có mối quan hệ mật thiết với khối lượng gà khi giết thịt.
Như vậy, nhiều kết quả ñã khẳng ñịnh tầm quan trọng trong nuôi dưỡng,
chăm sóc gà con ở một tuần tuổi ñầu tiên sau khi nở. ðây là thời ñiểm rất nhạy
cảm của gia cầm non nói chung và gà con nói riêng. Hiểu biết về vấn ñề này sẽ
giúp cho những người làm công tác chăn nuôi có cái nhìn ñúng ñắn ñể có thể
ñưa ra những biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.
2.2. Nhiệt ñộ sưởi ấm và chế ñộ chiếu sáng với chất lượng gà con
Gà là ñộng vật ñẳng nhiệt, tức là trong một giới hạn nhất ñịnh, chúng có
thể ñiều hòa thân nhiệt bản thân như các ñộng vật có vú khác. Tuy nhiên, khả
năng này của chúng lại không có trong giai ñoạn phôi thai. Trong thời kỳ phôi,
chúng là ñộng vật biến nhiệt, nghĩa là nhiệt ñộ cơ thể chúng phụ thuộc vào
nhiệt ñộ môi trường. Theo Ron Meijerhof (2006)[66], quá trình chuyển từ trạng
thái biến nhiệt sang ñẳng nhiệt diễn ra trong khoảng 5 ñến 7 ngày, bắt ñầu từ
ngày thứ 19 trong giai ñoạn ấp trứng và kết thúc khi gà ñược 4 - 5 ngày tuổi.

Các kết quả nghiên cứu cho biết khả năng ñiều hoà thân nhiệt ở gà con phát
triển tốt sau 12 -14 ngày tuổi. Chính vì vậy, gà con mới nở cực kỳ nhạy cảm,
ñặc biệt là với nhiệt ñộ môi trường.
Duy trì nhiệt ñộ phù hợp là vô cùng quan trọng khi nuôi gà con, nhất là
giai ñoạn 7 - 10 ngày ñầu sau khi nở, ñây là giai ñoạn cực kỳ nhạy cảm của gà
con (Lilburn 1998)[46]. Trong giai ñoạn này, khả năng ñiều hoà thân nhiệt của
gà rất kém, do ñó, thân nhiệt của chúng phụ thuộc vào nhiệt ñộ môi trường.
Nhiệt ñộ lạnh hay nóng trong giai ñoạn nhạy cảm này ñều dẫn tới làm giảm
sinh trưởng, giảm hiệu quả chuyển hoá thức ăn và tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở
gà con. Nhiệt ñộ cơ thể của gà một ngày tuổi thường là 103
o
F (39
o
C), ñã tăng
lên 106
o
F (41
o
C) khi gà 5 ngày tuổi, bằng nhiệt ñộ cơ thể gà trưởng thành. Ron
Meijerhof (2006)[66] cho biết ở tuần tuổi ñầu tiên, gà con sẽ rất dễ bị stress khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
7

nhiệt ñộ cơ thể chỉ chênh lệch 1
o
C. Nếu nhiệt ñộ môi trường không ở mức tối
ưu, nhiệt ñộ cơ thể chúng sẽ giảm ñột ngột. Trong vòng 2 giờ khi ñược chuyển
qua nhà gà, nhiệt ñộ cơ thể của gà con một ngày tuổi có thể giảm tới hơn 5
o
C, từ

mức nhiệt ñộ tối ưu 40
o
C ñến 35
o
C hoặc thấp hơn. Trong một số trường hợp, nhiệt
ñộ cơ thể giảm tới 33
o
C, tuy gà con chưa chết ngay, song sẽ ảnh hưởng rất lớn ñến
sức khỏe và khả năng sinh trưởng sau này.
Theo Brian (2005)[33], khi nhiệt ñộ cơ thể thay ñổi, gà sẽ cố gắng bù
ñắp lại sự thiếu hụt ñó và thường là ảnh hưởng xấu ñến năng suất của chúng.
Nhiệt ñộ quá cao hay quá thấp ñều làm tỷ lệ chết tăng cao, chỉ cần nhiệt ñộ thay
ñổi nhẹ cũng ñã ảnh hưởng rõ rệt ñến sức khỏe và khả năng sinh trưởng của
ñàn gà. Mặc dù gà con có khả năng chịu nhiệt ñộ cao hơn gà trưởng thành, tuy
nhiên nếu nhiệt ñộ cao kéo dài trong một thời gian sẽ dẫn tới tử vong hoặc có
những tác ñộng xấu ñến sinh trưởng, phát triển của gà con (Morrison và
McMilan, 1985)[52].
Brian (2005)[33] cho biết, ñối với gà con, duy trì nhiệt ñộ không khí
trong chuồng nuôi vẫn là chưa ñủ ñể giảm thiểu nhiệt mất ñi từ cơ thể chúng;
ñiều này giống như chúng ta ñi chân trần trên nền sàn lạnh. Cần phải kiểm soát
nhiệt ñộ cơ thể của gà con một ngày tuổi từ việc ñiều chỉnh nhiệt mất ñi qua
sàn chuồng. Nếu nhiệt ñộ sàn thấp hơn nhiệt ñộ trong nhà gà (dưới 29 - 30
o
C),
gà con bị mất rất nhiều nhiệt qua chân, chúng thường nằm xuống và càng lạnh
hơn vì một phần cơ thể tiếp xúc mặt sàn. Nhiệt ñộ cơ thể sẽ giảm rất nhanh,
chúng lạnh sẽ bị stress, dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ nhiễm E.Coli
hay bất cứ loại vi khuẩn truyền nhiễm nào. Trong trường hợp này, tỷ lệ chết
trong tuần ñầu chắc chắn tăng lên.
Do nằm xuống khi bị lạnh, gà con sẽ không tìm thức ăn và nước uống.

ðiều này dẫn tới chúng sẽ không thu nhận thêm ñược chút thức ăn nào trong
những giờ ñầu hay ngày ñầu, và tất nhiên chúng cũng không thu nhận thêm
ñược lượng nhiệt nào từ quá trình tiêu hoá. Vì không ăn uống nên ñường tiêu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
8

hoá và hệ thống miễn dịch ñều không phản ứng. Khi gà con không ăn uống,
chúng cũng không thể thu nhận thêm cacbohydrate là yếu tố rất cần cho quá
trình hấp thu phần lòng ñỏ còn lại. Phần lòng ñỏ thừa vẫn tồn ñọng trong cơ
thể, tăng khả năng tử vong. Trong phần lòng ñỏ này có chứa kháng thể từ cơ
thể mẹ. Nếu gà con không thể sử dụng ñược phần lòng ñỏ này do thiếu năng
lượng từ các hợp chất cabornhydrate thu nhận qua thức ăn thì gà con sẽ khó có
thể tiếp nhận ñược các kháng thể từ cơ thể mẹ (Ron Meijerhof, 2006)[66].
Vấn ñề stress nhiệt không chỉ là tăng tỷ lệ chết trong những tuần ñầu
mà còn ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng của ñàn gà. Những gà con bị
stress nhiệt tuy không chết nhưng chúng không hề tăng cân, thậm chí một số
con vẫn giữ khối lượng như khi mới nở. ðiều này không chỉ làm giảm khối
lượng cơ thể trung bình của toàn ñàn cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn ở
một tuần tuổi mà còn làm giảm tính ñồng ñều của toàn ñàn (Morrison và
McMilan, 1986)[53].
Kết quả nghiên cứu của Keat Fu (2010)[10] ñã cho biết ảnh hưởng của
nhiệt ñộ sưởi ñến hiệu quả nuôi gà broiler. Tác giả cho biết, khi nhiệt ñộ sưởi từ
29,4 - 32,2
o
C, hiệu quả nuôi gà broiler là tốt nhất. Khối lượng cơ thể ở 35 ngày
tuổi cao nhất (2267 gam/con), tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng và tỷ lệ
chết thấp nhất (1,71 kg và 2,08%). Khi nhiệt ñộ sưởi giảm xuống từ 23,9 -
26,7
o
C, các chỉ tiêu tương ứng là 2219 gam/con; 1,77 kg và 4,17%. Nếu nhiệt

ñộ sưởi giảm xuống 21,1 - 23,9
o
C, hiệu quả nuôi gà broiler là kém nhất, khối
lượng cơ thể ở 35 ngày tuổi là 2140 gam/con, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng
khối lượng và tỷ lệ chết cao nhất (1,82 kg và 7,08%).
Chế ñộ chiếu sáng cũng cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng ñến chất
lượng gà con, nó bao gồm thời gian và cường ñộ chiếu sáng. Cường ñộ của ánh
sáng ñược ño bằng ñơn vị lux, hay chính là lượng bức xạ ñiện từ (lumen) ñược
thu nhận trên một ñơn vị bề mặt. Não của gia cầm có các tế bào rất nhạy cảm
với ánh sáng và chúng ñược kích thích bởi ánh sáng ñi qua xương sọ. Theo Ron
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
9

Meijerhof (2006)[66], không phải tất cả ánh sáng ñều ñi qua xương sọ mà chỉ
có ánh sáng có bước sóng dài mới ñi qua ñược. Tác giả còn cho biết, gia cầm
sử dụng các ánh sáng màu sáng (bước sóng ngắn) ñể nhìn; nhưng chúng lại cần
ánh sáng ñỏ (bước sóng dài) ñể kích thích hệ sinh dục. Nếu muốn kích thích gà
ăn nhiều, tìm ổ ñẻ hiệu quả ñể tránh ñẻ rơi trứng trên sàn ñối với gà ñẻ thì nên
sử dụng ánh sáng trắng; nếu muốn kích thích hệ sinh dục của chúng, nên sử
dụng ánh sáng màu ñỏ và cam. Vì vậy khi sử dụng chế ñộ chiếu sáng trong nhà
gà, chúng ta không chỉ chú ý ñến cường ñộ chiếu sáng mà còn phải chú ý ñến
màu sắc của ánh sáng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của cường ñộ chiếu sáng với hiệu quả nuôi gà
broiler, Keat Fu (2010)[10] cho biết cường ñộ chiếu sáng từ 80 -100 lux tốt hơn
cường ñộ chiếu sáng 20 lux. Tỷ lệ chết ở 36 ngày tuổi thấp hơn 0,65% (1,8 và
2,45%). Khối lượng cơ thể gà ở 7 ngày tuổi cao hơn 8 gam/con (170 và 162
gam/con); ở 36 ngày tuổi cao hơn 100 gam/con (2035 và 1935 gam/con). Sự sai
khác là có ý nghĩa thống kê với P<0,01.
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng của gia cầm
Sinh trưởng của gia cầm nói riêng hay sinh trưởng của sinh vật nói

chung bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Hơn nữa các tính trạng về sinh
trưởng ñều là các tính trạng số lượng nên bên cạnh các yếu tố về di truyền thì
các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng ñến sinh trưởng.
2.3.1. Ảnh hưởng của dòng, giống
Dòng, giống có ảnh hưởng lớn ñến quá trình sinh trưởng của gia cầm.
Nhiều công trình nghiên cứu ñã khẳng ñịnh sự sinh trưởng của từng cá thể giữa
các dòng, các giống là khác nhau. Với những tiến bộ trong công tác chọn lọc và
tạo giống, sự khác nhau về khối lượng cơ thể giữa các giống gà ngày càng lớn.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy ðạt và cộng sự (1996)[2]; Nguyễn
Mạnh Hùng (1994)[6]; Nguyễn ðức Hưng và cộng sự (1999)[7]; Phùng ðức
Tiến (1996)[24] cũng ñã khẳng ñịnh các giống gia cầm khác nhau có khả năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
10

sinh trưởng khác nhau. Tốc ñộ sinh trưởng của giống gà hướng thịt cao hơn
giống gà kiêm dụng thịt trứng; giống gà kiêm dụng lại cao hơn giống gà chuyên
trứng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994)[6], giống
gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng 500-700 gam (13-30%).
Theo Trần Long (1994)[11] nghiên cứu tốc ñộ sinh trưởng trên 3 dòng
thuần (V
1
, V
3
, V
5
) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc ñộ sinh trưởng của 3
dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
Ở gà, hầu hết các giống hướng trứng ñều nhẹ hơn các giống hướng thịt
tới gần hai lần và giống hướng kiêm dụng 1,3 - 1,7 lần.
Các tác giả Lê Thanh Hải và cộng sự (1999)[3]; Lê Thị Nga (1997)[18];

ðoàn Xuân Trúc và cộng sự (1999)[28] khi nghiên cứu sự sinh trưởng của các
dòng, các giống và các tổ hợp lai trên gà cũng cho các kết quả tương tự.
Theo tài liệu tổng hợp của Chambers (1990)[35] có rất nhiều gen ảnh
hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng tới sự phát
triển chung, có gen ảnh hưởng ñến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng
tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng ñến một vài tính trạng riêng lẻ. Những
nghiên cứu trước ñây dự báo có hai hoặc bốn gen chính ảnh hưởng tới tốc ñộ
sinh trưởng. Sau này nhiều tác giả cho rằng có ít nhất 15 cặp gen quy ñịnh tính
trạng số lượng này. Ảnh hưởng của dòng, giống ñến tốc ñộ tăng trưởng thể hiện
sự di truyền các ñặc ñiểm của chúng qua ñời sau, ñược ñặc trưng bởi hệ số di
truyền. ðã có nhiều tác giả nghiên cứu hệ số di truyền về tốc ñộ sinh trưởng và
khối lượng cơ thể. Marco (1982)[48] cho biết hệ số di truyền của tốc ñộ sinh
trưởng từ 0,4-0,5. Theo tài liệu của Chambers (1990)[35] thì Siegel và Kiney
ñã tổng kết một cách hoàn chỉnh hệ số di truyền về tốc ñộ sinh trưởng, kết quả
qua phân tích phương sai dựa theo con bố từ 0,4-0,6.
Brandsch và Biilchel (1978)[1] cho biết sự di truyền tính trạng khối
lượng cơ thể ñược quy ñịnh bởi sự tham gia của nhiều gen và ở mức ñộ nào ñó
có liên kết với giới tính. ðể ñánh giá ảnh hưởng của di truyền ñối với khả năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
11

sinh trưởng của gia cầm người ta ñã sử dụng hệ số di truyền. Hệ số di truyền về
tính trạng khối lượng cơ thể của gà khác nhau theo giống, tuổi cũng như thời
gian và ñịa ñiểm nghiên cứu. Theo các tác giả, hệ số di truyền của tính trạng
này từ 0,32 - 0,59 (Siegel và cộng sự, 1959[72]; Brunson và cộng sự, 1956[34];
Trần Long, 1994[11]).
Mehner (1962)[50] cho rằng sự khác nhau về khối lượng cơ thể của từng
giống là do di truyền, theo ông các giống có khối lượng cơ thể lớn là do chúng
sở hữu nhiều gen tăng khối lượng nhanh hơn so với các giống gà lớn chậm,
song trong một số trường hợp cần thận trọng phân biệt (ví dụ giống gà Bantam

có khối lượng cơ thể nhỏ không phải hoàn toàn là do cơ thể chúng có ít các gen
tăng trọng nhanh mà các gen này của chúng không mang tính trội).
2.3.2. Ảnh hưởng của giới tính
Trong cùng một dòng, giống thì tốc ñộ sinh trưởng là khác nhau giữa con
trống và con mái. Thông thường con trống lớn nhanh hơn và nặng hơn con mái
trừ chim cút con trống lại nhỏ hơn con mái. North và Bell (1990)[56] ñã rút ra
kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác
nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi: hơn 5%; ở 3 tuần tuổi hơn 11%; 5 tuần tuổi hơn
17%; 6 tuần tuổi hơn 20%; 7 tuần tuổi hơn 23%; 8 tuần tuổi hơn 27%.
Theo Mehner (1962)[50] cho biết giai ñoạn 8-12 tuần tuổi gà trống lớn
nhanh hơn gà mái khoảng 20%, còn ở tất cả các giống gà khối lượng cơ thể lúc
trưởng thành con trống thường nặng hơn con mái 24-32%. Bùi ðức Lũng, Lê
Hồng Mận (1993)[13]; Phạm Văn Hoán, Nguyễn Kim Anh (1994)[4] cho biết
có sự khác nhau về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái broiler V
135
từ
một tuần tuổi. Nhưng sai khác này cũng ñược biểu hiện về cường ñộ sinh
trưởng, ñược quy ñịnh không phải do hormon sinh dục mà do các gen liên kết
với giới tính. Những gen này ở gà trống (hai nhiễm sắc thể giới tính) hoạt ñộng
mạnh hơn ở gà mái (một nhiễm sắc thể giới tính). Sự sai khác về mặt sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
12

trưởng do giới tính còn thể hiện rõ hơn ñối với dòng phát triển nhanh so với
dòng phát triển chậm (Khavecman, 1963 trích theo Chamber 1990)[35]).
2.3.3. Ảnh hưởng của tốc ñộ mọc lông
Tốc ñộ mọc lông của gà có ảnh hưởng ñến tốc ñộ sinh trưởng. Kết
quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ñã chứng minh trong cùng một
dòng, giống, cùng giới tính ở gà có tốc ñộ mọc lông nhanh thì tốc ñộ sinh
trưởng, phát triển tốt hơn. Theo Brandsch và Biilchel (1978)[1] tốc ñộ mọc

lông là một tính trạng di truyền có liên quan ñến ñặc ñiểm trao ñổi chất,
sinh trưởng và phát triển của gia cầm.
Gia cầm có tốc ñộ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trọng sớm
hơn, chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm. Song dù có tốc ñộ mọc
lông chậm thì từ 8-12 tuần tuổi gà cũng mọc lông ñầy ñủ (Warren, 1994 dẫn
theo Trần Long, 1994)[11].
Hayer và Mc Carthy (1970)[40] ñã xác ñịnh trong cùng một giống thì gà
mái mọc lông ñều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hormon có
tác dụng ngược chiều với gen liên kết giới tính quy ñịnh tốc ñộ mọc lông.
2.3.4. Ảnh hưởng của thức ăn
Thức ăn là yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài
ñến toàn bộ các giai ñoạn sinh trưởng phát dục và năng suất của gia súc, gia
cầm. Cơ thể luôn ñòi hỏi ñược cung cấp thức ăn ñể duy trì sự sống và phát
triển. Vì vậy, trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng việc xác ñịnh nhu cầu các
chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hay chế ñộ dinh dưỡng hợp lý cho vật nuôi
là rất cần thiết, nó ảnh hưởng ñến tốc ñộ sinh trưởng của vật nuôi.
Theo kết quả của Bùi ðức Lũng và cộng sự (1992)[12] chỉ ra rằng ñể
phát huy ñược tốc ñộ sinh trưởng tối ña cần cung cấp thức ăn tối ưu với ñầy ñủ
chất dinh dưỡng ñược cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và các axit amin với
năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp còn ñược bổ sung hàng loạt các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
13

chế phẩm hóa sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích
sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng thịt.
Nghiên cứu của Bagel và Pradhan (1989)[31] cho thấy khi gà ăn thức ăn
năng lượng cao (3200Kcal/kg thức ăn) kết hợp với protein cao (25-24-23%) ở
ba giai ñoạn nuôi sẽ cho tăng trọng và hiệu quả chuyển hóa tốt nhất so với gà
các lô ăn mức năng lượng và protein thấp hơn.
Cụ thể với ñiều kiện khí hậu miền Bắc nước ta có hai mùa rõ rệt. Theo

kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994)[16] và (2001)[17] ñã cho
biết mức năng lượng và protein khác nhau trong thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt
ñến tốc ñộ sinh trưởng của gà broiler. Tác giả kết luận việc sử dụng mức
năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng hiệu quả sử
dụng thức ăn của gà thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ tới
tốc ñộ sinh trưởng của gà. Trong cùng một chế ñộ dinh dưỡng, cùng một
giống, tại một thời ñiểm, những lô gà có tốc ñộ sinh trưởng cao hơn thì hiệu
quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi ðức Lũng, Lê Hồng Mận
(1995)[14]; Bùi Quang Tiến và cộng sự (1995)[23] ñều khẳng ñịnh ảnh hưởng
rất lớn của thức ăn và dinh dưỡng ñến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Hàm
lượng các axit amin là rất quan trọng. Protein trong thức ăn chứa khoảng 22
axit amin, trong ñó có một số axit amin không thay thế mà gia cầm không thể
tự tổng hợp ñược. Khẩu phần ăn của gà ñòi hỏi phải có sự cân bằng các axit
amin không thay thế mới ñáp ứng ñược nhu cầu dinh dưỡng. Thức ăn ñược gia
cầm hấp thu ít là do khẩu phần chứa quá ít các axit amin không thay thế và thừa
các axit amin có thể thay thế. Nhu cầu về axit amin của gà phụ thuộc vào từng
cá thể ñể ñảm bảo cho việc hoạt ñộng duy trì và sản xuất. Nếu cơ thể thiếu một
axit amin nào ñó thì việc bổ sung axit amin này trong khẩu phần sẽ làm tăng
năng suất của gia cầm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
14

2.3.5. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ môi trường có ảnh hưởng lớn ñến quá trình sinh trưởng của gia
cầm. ðối với gà 1 ngày tuổi, việc sưởi ấm nhân tạo rất cần thiết giúp cơ thể
phát triển bình thường.
Theo tài liệu của Readdy (1999)[19] ñã chỉ rõ ở thời kỳ sau ấp nở,
nhiệt ñộ môi trường có ảnh hưởng rõ rệt ñến sinh trưởng và hệ số chuyển
hóa thức ăn của gà thịt. Khi nhiệt ñộ tăng lên, năng lượng của khẩu phần duy

trì giảm xuống. Sau khi ấp nở nếu tăng nhiệt ñộ từ 7
o
C ñến 21
o
C sẽ làm giảm
hệ số chuyển hóa thức ăn 0,87% cho mỗi
o
C tăng lên. Nếu nhiệt ñộ tiếp tục
tăng thì hệ số chuyển hóa thức ăn tiếp tục ñược cải thiện cho ñến khi ñạt ñến
ñiểm stress nhiệt làm giảm tốc ñộ sinh trưởng.
Theo Pingel và Jeroch (1980)[58] lúc gà 1 ngày tuổi nhiệt ñộ cơ thể gà
vào khoảng 41,2-41,7
o
C; nếu ñược nuôi trong ñiều kiện môi trường có nhiệt
ñộ 29
o
C, nhiệt ñộ cơ thể giảm xuống chỉ còn 39-39,5
o
C. ðến 10 ngày tuổi,
nhiệt ñộ cơ thể gà là 41
o
C, nếu ñược nuôi ở ñiều kiện nhiệt ñộ môi trường là
26
o
C, nhiệt ñộ cơ thể giảm xuống chỉ còn 31
o
C. Ở nhiệt ñộ môi trường 12
o
C
ñến 20

o
C chỉ sau 2 phút ñã có ảnh hưởng ñến nhịp tim và huyết áp và trong
vòng 180 phút nhiệt ñộ cơ thể chỉ còn 15
o
C và gà con sẽ chết. Hệ thống ñiều
tiết nhiệt ở gà chỉ hoàn thiện lúc gà con ở 4 tuần tuổi, khi lớp lông mới ñủ dày
ñể thay thế cho lớp lông tơ ở gà con. Vì vậy trong giai ñoạn gà còn nhỏ (30
ngày tuổi ñầu) cơ quan ñiều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh cho nên yêu cầu về
nhiệt ñộ tương ñối cao. Nếu nhiệt ñộ không phù hợp (quá thấp), gà con tụ
ñống không sử dụng thức ăn, sinh trưởng kém, hoặc chết hàng loạt do dẫm
ñạp lên nhau. Giai ñoạn sau nếu nhiệt ñộ quá cao sẽ hạn chế việc sử dụng thức
ăn, gà uống nước nhiều, bài tiết phân lỏng hạn chế khả năng sinh trưởng và dễ
mắc bệnh ñường tiêu hóa.
Nghiên cứu của Rose (1997)[67] cho thấy khi bị lạnh, gà sẽ sử dụng
năng lượng dự trữ ñể sưởi ấm nâng nhiệt ñộ của cơ thể lên 41
o
C. Nhu cầu năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
15

lượng của gà tăng lên và chúng sẽ ăn nhiều thức ăn hơn, trong khi ñó tốc ñộ
tăng khối lượng cơ thể và sản lượng trứng không tăng chính vì vậy sẽ làm giảm
hiệu quả sử dụng thức ăn. Tốc ñộ tăng khối lượng cơ thể chỉ bị giảm ñi khi
nhiệt ñộ môi trường quá thấp, khi ñó chức năng sinh lý của gà không còn ñược
tăng cường ñể ñáp ứng nhu cầu năng lượng trong cơ thể (Pingel và Jeroch,
1980)[58].
Theo Readdy (1999)[19] cho rằng khi nhiệt ñộ của môi trường lên cao
trên 36-37
o
C sẽ gây stress nhiệt vì gà con không thể giải phóng ñược nhiệt

lượng mà cơ thể chúng sản sinh ra. Stress nhiệt sẽ làm giảm quá trình trao ñổi
chất, làm tăng tần số hô hấp, giảm hoạt ñộng của cơ thể, giảm khả năng sử
dụng thức ăn dẫn ñến giảm tốc ñộ sinh trưởng.
2.3.6. Ảnh hưởng của ñộ ẩm không khí
ðộ ẩm của môi trường không khí trong chuồng nuôi có ảnh hưởng
ñến tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm. ðộ ẩm không khí quá cao có ảnh
hưởng không tốt ñến tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm, do chuồng trại luôn
ẩm ướt, lượng khí ñộc sinh ra nhiều và là môi trường thuận lợi ñể vi
khuẩn gây bệnh phát triển. Trong mọi ñiều kiện của thời tiết nếu ẩm ñộ
không khí cao ñều bất lợi cho gia súc và gia cầm; bởi vì nhiệt ñộ thấp mà
ẩm ñộ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh
và ngược lại nếu nhiệt ñộ cao, ẩm ñộ cũng cao sẽ làm cho cơ thể gia cầm
thải nhiệt khó khăn dẫn ñến cảm nóng. Ở mọi môi trường có ẩm ñộ cao gà
con ñều sử dụng thức ăn kém, ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh trưởng và phát
dục. Ngược lại ẩm ñộ môi trường quá thấp sẽ làm tăng lượng bụi trong
chuồng nuôi nên gia cầm dễ mắc một số bệnh hô hấp, bệnh về mắt… Mặt
khác ñộ ẩm thấp còn làm da khô, gầy yếu và khó chịu nên làm tăng hội
chứng mổ cắn nhau. Nhiệt ñộ và ẩm ñộ là 2 yếu tố luôn thay ñổi theo mùa
vụ cho nên ảnh hưởng của thời tiết mùa vụ ñối với tốc ñộ sinh trưởng của
gia cầm là ñiều tất yếu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
16

Theo Phisinhin (1985) ñã dẫn theo tài liệu của B.P.Larinov xác nhận gà
con nở vào mùa xuân sinh trưởng kém trong 15 ngày tuổi ñầu sau ñó tốc ñộ
sinh trưởng tăng kéo dài ñến 3 tháng tuổi.
Cũng theo Smetnev (1975) ñã chứng minh rằng gà con vào mùa xuân và
mùa hè thời gian ñầu sinh trưởng kém, ngược lại vào mùa thu thì gà con sinh
trưởng tốt trong những ngày ñầu.
Ngoài ra các yếu tố khác của môi trường như thành phần không khí, tốc

ñộ gió cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến tốc ñộ sinh trưởng của gia
cầm. ðể ñảm bảo cho gà sinh trưởng bình thường lượng khí ñộc trong chuồng
nuôi NH
3
=25ppm, CO
2
=2.500ppm.
Ing (2001)[42] qua nghiên cứu ñã ñưa ra khuyến cáo về thành phần tối
ña các chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau: H
2
S=0,002g/m
3
; CO
2
=
0,35g/m
3
; NH
3
=0,35g/m
3
.
2.3.7. Ảnh hưởng của chế ñộ chiếu sáng
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, ñặc biệt là giai ñoạn gà con và giai
ñoạn gà ñẻ cho nên chế ñộ chiếu sáng là vấn ñề cần quan tâm. Thời gian và
cường ñộ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống, vận
ñộng; ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng.
Ngược lại với quá trình chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo liên tục
với cường ñộ thấp sẽ trợ giúp cho quá trình sinh trưởng, vì nhờ ánh sáng nhân
tạo mà gà vận ñộng nhiều hơn và lượng thức ăn tiêu thụ cũng nhiều hơn (Pingel

và Jeroch, 1980)[58]. Nghiên cứu của Schwark và cộng sự (1987)[70] ñã ñề
nghị chế ñộ chiếu sáng cho gà mới nở ñến 2, 3 tuần tuổi là 24/24 giờ, theo ông
ñối với gà thịt trong thời gian ñược chiếu sáng như vậy, mức tiêu thụ thức ăn
của gà ñạt tối ña và tốc ñộ sinh trưởng cũng có thể ñạt ở mức tối ña. Kết quả thí
nghiệm với 4 chế ñộ chiếu sáng khác nhau trên gà trống Leghorn trắng của
Konvinko và Tolstov (1971)[44] ñã kết luận khối lượng lúc 150 ngày tuổi của
chúng có sự khác nhau rõ rệt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
17

Cường ñộ chiếu sáng cũng ảnh hưởng ñến quá trình sinh trưởng của gà.
Khi cường ñộ chiếu sáng thấp sẽ làm cho tăng hàm lượng mỡ dưới da.
Tuler (1999)[78] ñề nghị chế ñộ chiếu sáng cho gà broiler 1 tuần tuổi
chiếu sáng 24/24 giờ với cường ñộ là 3 Wat/m
2
chuồng; 2 tuần tuổi chiếu sáng
20/24 giờ với cường ñộ 2 Wat/m
2
; 3 tuần tuổi chiếu sáng 16 giờ với cường ñộ
1,5 Wat/m
2
.
2.3.8. Ảnh hưởng của mật ñộ nuôi
Mật ñộ nuôi cũng là một vấn ñề nhạy cảm, ảnh hưởng tới hiệu quả và
năng suất chăn nuôi gia cầm. Mật ñộ nuôi thưa gây lãng phí lao ñộng, lãng phí
chuồng trại và hiệu quả sản xuất thấp. Mật ñộ nuôi quá cao dẫn ñến việc tăng
khối lượng cơ thể chậm, tiêu tốn thức ăn cao, tỷ lệ hao hụt lớn và thường gây
hiện tượng mổ cắn nhau. Mật ñộ nuôi cao không hợp lý ảnh hưởng tới tiểu khí
hậu chuồng nuôi. Mật ñộ nuôi ảnh hưởng ñến nhiều chỉ tiêu chuồng nuôi.
Mật ñộ nuôi ảnh hưởng tới hàm lượng khí ñộc sinh ra trong chuồng nuôi.

Khí ñộc trong chuồng nuôi sinh ra từ sự phân hủy phân, nước tiểu, nước thải,
thức ăn thừa…tạo thành các khí NH
3
, CO
2
, H
2
S, CH
4
…. Khí NH
3
khi ñi vào cơ
thể làm lượng kiềm dự trữ trong máu tăng, gia cầm bị trúng ñộc kiềm (ðỗ
Ngọc Hòe, 1995)[5]. Khi hàm lượng NH
3
trong chuồng là 25 ppm sẽ làm giảm
lượng hemoglobin trong máu, giảm sự trao ñổi khí, giảm hấp thu dinh dưỡng
và làm giảm tăng trọng của gà tới 4% (theo Coldhaft T.M, 1971) trích theo (ðỗ
Ngọc Hòe, 1995)[5]. Cùng với NH
3
, khí H
2
S cũng là khí ñộc ảnh hưởng tới
sinh trưởng, H
2
S kết hợp với Na trong dịch niêm mạc ñường hô hấp tạo thành
Na
2
S, muối này ñi vào máu thủy phân thành H
2

S, tác ñộng tới thần kinh, gây
trúng ñộc cho gia cầm. Nếu nồng ñộ H
2
S lớn hơn 1mg/l gà sẽ bị chết vì bị liệt
trung khu hô hấp (ðỗ Ngọc Hòe, 1995)[5].
Mật ñộ chuồng nuôi cao làm tăng hàm lượng vi sinh vật trong chuồng,
chúng làm chuồng bụi bẩn nhiều, cùng với hàm lượng vi sinh vật tăng cao
trong chất ñộn chuồng, cùng với nhiệt ñộ, ñộ ẩm không khí cao là các vectơ lan

×