LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân
dịp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến những cá nhân và tập thể, đó
là:
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị
Xuân Hương, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp
Hà Nội, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế, Khoa Sau đại học - Trường
Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn tập thể BQL rừng đặc dụng Nam Đàn đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu luận văn này.
Cảm ơn Tập thể lớp Cao học Kinh tế Nông nghiệp khoá 19A trường
Đại học Lâm nghiệp đã cùng chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp cơ quan đã cùng chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo
điều kiện cho tôi nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
TÁC GIẢ
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc nghiên cứu hoàn
thiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
TÁC GIẢ
Đỗ Văn Bình
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CÁM ƠN I
LỜI CAM ĐOAN II
MỤC LỤC III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC CÁC BẢNG V
DANH MỤC CÁC HÌNH VI
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RƯNG 4
1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỪNG 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về rừng 4
1.2. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỪNG 8
1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả 8
1.2.2. Khái niệm và nguyên lý quản lý rừng 10
1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNLN. 11
1.2.4. Nội dung quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong các DNLN 13
1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG 15
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý rừng 15
1.3.2 Kết quả nghiên cứu về quản lý rừng 15
1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỪNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 20
1.4.1. Thế giới 20
1.4.2. Việt Nam 28
2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
2.1.2 Các đặc điểm kinh tế xã hội 37
2.1.3- Đặc điểm cơ sở hạ tầng 39
2.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của ban quản lý rừng đặc dụng Nam đàn- Nghệ An 42
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG NAM ĐÀN- NGHỆ AN 46
2.2.1. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý 46
2.2.2 Đặc điểm lao động 48
2.2.3 Đặc điểm tài nguyên rừng và đất rừng 50
2.2.4 Đặc điểm nguồn vốn kinh doanh của BQL 50
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 53
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 53
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 54
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI BQL RỪNG ĐẶC DỤNG NAM ĐÀN- NGHỆ AN 59
3.1.1. Tình hình tổ chức quản lý rừng tại BQL rừng đặc dụng Nam đàn- Nghệ An 59
3.1.2. Kết quả quản lý rừng và đất rừng tại BQL rừng đặc dụng Nam Đàn- Nghệ An 61
3.2 HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG TẠI BQL RỪNG ĐẶC DỤNG NAM ĐÀN- NGHỆ AN 74
iii
3.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế 74
3.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội 78
3.2.3. Hiệu quả môi trường 80
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI BQL 81
3.3.1. NHỮNG THUẬN LỢI 81
3.3.2. Những khó khăn 82
3.4. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỪNG TẠI BQL 83
3.4.1. Tình hình vận dụng chính sách về quản lý bảo vệ rừng 83
3.4.2. Tình hình vận dụng chính sách về hưởng lợi 84
3.4.3. Tình hình vận dụng chính sách về quản lý khai thác lâm sản 85
3.4.4. Vận dụng chính sách về tài chính và các chính sách khác 86
3.5 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI BQL RỪNG ĐẶC DỤNG NAM ĐÀN- NGHỆ AN
87
3.5.1. Những thành công đã đạt được 87
3.5.2. Tồn tại, yếu kém 88
3.5.3. Nguyên nhân của các tồn tại, yếu kém 91
3.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG TẠI BQL RỪNG ĐẶC DỤNG NAM ĐÀN- NGHỆ AN 91
3.6.1. Giải pháp về chính sách 92
3.6.2. Giải pháp về quản lý đất đai 92
3.6.3. Giải pháp về quản lý bảo vệ rừng 93
3.6.4. Giải pháp về sản xuất kinh doanh 94
3.6.5. Giải pháp về tài chính và tín dụng 94
3.6.6. Giải pháp về phối hợp trong công tác quản lý rừng 95
3.6.7. Giải pháp về khoa học công nghệ 95
3.6.8. Lựa chọn mô hình kinh doanh và QLBVR phù hợp với đặc điểm cụ thể tại địa bàn 95
3.6.9. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp,
các ngành và các tầng lớp nhân dân 96
3.6.10. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về bộ máy BQL rừng 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BVPTR Bảo vệ phát triển rừng
KTXH Kinh tế xã hội
LN Lâm nghiệp
MTV Một thành viên
NĐCP Nghị định Chính phủ
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
NQTW Nghị quyết trung ương
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
PCCR Phòng chống cháy rừng
iv
PTBQ Phỏt trin bỡnh quõn
Q Quyt nh
QLBV Qun lý bo v
QLBVR Qun lý bo v rng
QLR Qun lý rng
QSD Quyn s dng
RD Rng c dng
RPH Rng phũng h
RSX Rng sn xut
SXKD Sn xut kinh doanh
TNR Ti nguyờn rng
DANH MC CC BNG
TT Tờn bng Trang
2.1
Phân bố đất đai theo kiểu địa hình
34
2.2
Các chỉ số kinh tế Nam Đàn - năm 2011
36
2.3
Thống kê cơ sở trờng lớp và giáo viên, học sinh (năm 2011)
40
2.4 c im lao ng phõn theo trỡnh 46
2.5 c im lao ng phõn theo tui gii tớnh 47
2.6 Nng lc cụng nhõn k thut ca BQL 47
2.7
Thống kê diện tích các loại đất LN theo 3 loại rừng
48
2.8 Tỡnh hỡnh ti sn ca BQL 49
2.9 Tỡnh hỡnh ngun vn ca BQL 49
2.1
0
Kt qu SXKD ca BQL 50
3.1 Din tớch rng qua cỏc nm 59
3.2
Các loại đất lâm nghiệp theo chủ quản lý.
61
3.3 Din bin t lõm nghip ca BQL qua cỏc nm 64
3.4 Vn u t cho cụng tỏc qun lý bo v rng 68
3.5 Tỡnh hỡnh khai thỏc g rng trng ca BQL 70
3.6 Sn lng khai thỏc Lõm sn ngoi g 71
3.7 Cỏc ch tiờu doanh li 72
3.8 Cỏc ch tiờu hiu qu s dng ti sn v vn 74
v
3.9 Lao động và giải quyết việc làm 76
3.1
0
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 77
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
3.1 Biểu đồ diễn biến diện tích rừng giai đoạn 2006-2011 60
3.2 Biểu đồ tình hình khai thác rừng trồng của BQL 70
3.3 Sơ đồ diễn biến tình hình khai thác Lâm sản ngoài gỗ 71
vi
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Đặt vấn đề
Hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và
đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia và cả trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi,
lâm sản ngoài gỗ cho con người mà quan trọng hơn duy trì môi trường sống
tự nhiên của con người. Vai trò của rừng đối với môi trường như điều hòa khí
hậu, chống xói mòn đất, hạn chế bồi lắng sông hồ, điều tiết nguồn nước và
hạn chế lũ lụt Chính vì những lợi ích vô cùng quan trọng đó mà mỗi quốc
gia trên toàn thế giới đều phải chung tay bảo vệ và phát triển rừng.
Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng lâm sản ngày càng tăng,
nhu cầu mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp, công nghiệp, diện tích cho
các mục đích sử dụng khác mà diện tích rừng trong cả nước ngày càng bị thu
hẹp, chất lượng rừng cũng đang ngày một suy giảm nghiêm trọng. Tìm kiếm
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng đang là những nhu cầu bức thiết
không chỉ riêng ngành lâm nghiệp mà cả các ngành lĩnh vực khác trong nền
kinh tế.
Nam Đàn hiện có 7.816,83 ha đất lâm nghiệp, chiếm 26,58% tổng
diện tích tự nhiên. Trong đó: đất rừng sản xuất là 3.621,41ha; rừng đặc dụng
là 3.663,32 ha; rừng đặc dụng là 532,10 ha, gồm 2 khu: khu lăng mộ thân mẫu
Chủ Tịch Hồ Chí Minh và khu di tích núi Chung được nhà nước đầu tư, tôn
tạo và bảo vệ với chủng loại cây rừng phong phú.
Rừng Nam Đàn chủ yếu là thông nhựa, tập trung chính ở chân núi
Đại Huệ và dãy núi Thiên Nhẫn. Nhiều diện tích rừng Nam Đàn cơ bản đáp
ứng yêu cầu đặc dụng môi trường và tạo cảnh quan cho các di tích lịch sử văn
hóa. Cùng với các hồ đập dọc các chân núi, rừng đã tạo nên nhiều ảnh quan
đẹp phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, trong những năm gần
1
đây, do nhu cầu sử dụng gỗ ngày một gia tăng dẫn đến tình trạng khai thác
trái phép rừng ngày càng nghiêm trọng; tình trạng lấn chiếm đất rừng làm
nương rẫy, chuyển thành các mục đích sử dụng đất khác vẫn đang diễn ra
thường xuyên trên địa bàn Tỉnh Nghệ An nói chung và Huyện Nam Đàn nói
riêng.
Với mục tiêu tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ rừng, ngành lâm
nghiệp nói chung và các địa phương nói riêng cũng đã có nhiều giải pháp đưa
ra như cải cách hệ thống ban quản lý rừng, BQL rừng đặc dụng lâm nghiệp,
kiểm kê phân loại rừng và tăng cường nguồn kinh phí cho công tác quản lý,
bảo vệ rừng. Tuy nhiên, với những khó khăn riêng của từng địa phương, hiệu
quả công tác quản lý rừng ở nhiều nơi còn chưa cao. Với nghệ An nói chung
và Nam Đàn nói riêng, do diện tích rừng rừng tự nhiên lớn, nhiệm vụ quản lý
rừng càng đặt ra nặng nề hơn. Từ thực tiễn đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “
Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại ban quản lý rừng
đặc dụng Nam Đàn- Nghệ An” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
rừng tại BQL rừng đặc dụng Nam Đàn- Nghệ An
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rừng tại các
Ban quản lý rừng
- Đánh giá thực trạng quản lý rừng tại BQL rừng đặc dụng Nam Đàn-
Nghệ An - Tìm hiểu những nguyên nhân làm hạn chế tính hiệu quả trong
công tác quản lý rừng hiện nay tại BQL rừng đặc dụng Nam Đàn- Nghệ An
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý rừng tại BQL rừng đặc dụng Nam Đàn- Nghệ An
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý rừng tại BQL rừng đặc dụng Nam Đàn- Nghệ An
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công tác quản lý rừng tại BQL rừng đặc dụng
Nam Đàn- Nghệ An
- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2007-2011
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về rừng và quản lý rừng trong các ban QLR
- Thực trạng công tác quản lý rừng tại BQL rừng đặc dụng Nam Đàn-
Nghệ An
- Nghiên cứu những nhân tố, nguyên nhân làm hạn chế tính hiệu quả
trong công tác quản lý rừng hiện nay tại BQL rừng đặc dụng Nam Đàn- Nghệ
An
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
rừng tại
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RƯNG
1.1. Những lý luận cơ bản về rừng
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về rừng
1.1.1.1. Khái niệm rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre
nứa. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng.
1.1.1.2 Phân loại các loại rừng
Rừng đặc dụng
Là các diện tích rừng được sử dụng chủ yếu vì mục đích bảo vệ nguồn
nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều
hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng đặc dụng đầu nguồn
Rừng đặc dụng đầu nguồn là rừng được xác lập nhằm tăng cường khả
năng điều tiết nguồn nước của các dòng chảy, hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt,
giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ.
Rừng đặc dụng đầu nguồn được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số
về: diện tích, lượng mưa, độ dốc, độ cao tương đối, thành phần cơ giới và độ
dày tầng đất.
Quy mô của rừng đặc dụng đầu nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực
sông và việc quản lý rừng đặc dụng đầu nguồn gắn với công tác quản lý tổng
hợp lưu vực sông.
b) Rừng đặc dụng chắn gió, chắn cát bay
Rừng đặc dụng chắn gió, chắn cát bay được xác lập nhằm chống gió
hại, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư,
khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác.
4
Rừng đặc dụng chắn gió, chắn cát bay được xác lập dựa trên các tiêu chí
và chỉ số về: diện tích, bậc thềm cát ven biển, khí hậu và hiện trạng đặc điểm
kinh tế, xã hội của khu vực.
Rừng đặc dụng chắn sóng, lấn biển
Rừng đặc dụng chắn sóng, lấn biển được xác lập nhằm ngăn cản sóng,
chống sạt lở, bảo vệ sản xuất và các công trình ven biển, ven sông.
Rừng đặc dụng chắn sóng, lấn biển được xác lập dựa trên các tiêu chí và
chỉ số về: diện tích, vị trí, thuỷ văn, tình trạng xói lở và các công trình bảo vệ
đã có.
Đai rừng đặc dụng nằm bên ngoài đê biển có chức năng chắn sóng, cố
định bãi bồi, chống sạt lở, bảo vệ đê biển, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh
thái rừng ngập mặn. Đai rừng này là một hạng mục của hệ thống đê biển,
được thiết kế và đầu tư trong công trình xây dựng đê biển.
Đai rừng đặc dụng nằm bên trong đê biển có tác dụng đặc dụng cho
nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, phát triển du lịch, bảo vệ môi
trường và hạn chế tác hại của gió bão, sóng biển đối với tính mạng và tài sản
của nhân dân vùng ven biển.
d) Rừng đặc dụng bảo vệ môi trường
Rừng đặc dụng bảo vệ môi trường được xác lập nhằm điều hoà khí hậu,
chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư, đô thị và khu công nghiệp, kết hợp
phục vụ du lịch, nghỉ ngơi; bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới.
Rừng đặc dụng bảo vệ môi trường được xác lập dựa trên các tiêu chí và
chỉ số về diện tích, về các yếu tố môi trường, ô nhiễm, độc hại do hoạt động
kinh tế, xã hội trong khu vực tạo nên hoặc yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
Rừng sản xuất:
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vì mục tiêu kinh doanh gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp đặc dụng, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
5
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
Là rừng tự nhiên gồm có: rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện
pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân
trên một hecta rừng tự nhiên được chia thành rừng giầu, rừng trung bình và
rừng nghèo.
b) Rừng sản xuất là rừng trồng;
là rừng trồng gồm có: rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước và rừng
trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên
kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) có hỗ trợ của nhà nước và
các nguồn khác.
c) Rừng giống ( gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công
nhận)
Là rừng giống được chuyển hoá từ rừng tự nhiên hoặc từ rừng trồng;
rừng giống là rừng trồng và vườn giống.
Rừng đặc dụng:
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa
học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi,
du lịch, kết hợp đặc dụng, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập
nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ
sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít
từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn
rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du
lịch sinh thái.
6
Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh
thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của
vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên
của vườn.
b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài -
sinh cảnh;
Khu dự trữ thiên nhiên là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên
đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được xác lập để bảo tồn bền
vững các hệ sinh thái chưa hoặc ít bị biến đổi; có các loài sinh vật đặc hữu,
quý, hiếm hoặc đang nguy cấp.
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên
trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước được xác lập để bảo tồn loài,
bảo vệ môi trường sống nhằm duy trì nơi cư trú và sự tồn tại lâu dài của các
loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm hoặc đang nguy cấp.
Khu bảo tồn thiên nhiên được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho
việc bảo vệ các hệ sinh thái và các loài sinh vật là các đối tượng cần phải bảo
tồn; phục vụ nghiên cứu, giám sát môi trường, giáo dục, nâng cao nhận thức
về môi trường và du lịch sinh thái.
Khu bảo tồn thiên nhiên được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về:
các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm, nguy cấp và sinh cảnh tự
nhiên, môi trường sống cho các loài này; về diện tích tự nhiên của khu bảo
tồn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của
khu bảo tồn.
c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh;
Khu bảo vệ cảnh quan là khu vực có rừng và sinh cảnh tự nhiên trên đất
liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được hình thành do có sự tác động
7
qua lại giữa con người và tự nhiên, làm cho khu rừng và sinh cảnh ngày càng
có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hoá, lịch sử.
Khu bảo vệ cảnh quan được xác lập nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển
mối quan hệ truyền thống giữa thiên nhiên với con người nhằm phục vụ cho
các hoạt động về tín ngưỡng, vui chơi, giải trí, tham quan, học tập và du lịch
sinh thái.
Khu bảo vệ cảnh quan được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về:
lịch sử, văn hoá truyền thống, sinh cảnh; về diện tích tự nhiên của khu bảo vệ
cảnh quan và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự
nhiên của khu cảnh quan.
d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học là rừng và đất rừng được
thành lập nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, đào tạo,
dạy nghề về lâm nghiệp.
Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được xác lập dựa trên yêu
cầu của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo và dạy
nghề về lâm nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt thành lập tổ chức đó.
1.2. Những lý luận cơ bản về quản lý rừng
1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu sống còn của mọi
doanh nghiệp. Với đặc thù khác nhau của mọi doanh nghiệp, đơn vị và khái
niệm hiệu quả cũng có nhiều tương đồng.
Khái niệm hiệu quả được nhiều tác giả đưa ra với những quan điểm khác
nhau, tổng hợp lại có một số quan điểm tiêu biểu sau đây:
- Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì: "hiệu quả sản xuất diễn ra
khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm
8
một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới
hạn khả năng sản xuất của nó" .
Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các
nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền
kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là
cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
- Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi
quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan
điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của
toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.
- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ
số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.
- Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm
chú ý và sử dụng phổ biến đó là: hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc
một qúa trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy
đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về
hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất
kinh doanh) của các doanh nghiệp như sau: hiệu quả sản xuất kinh doanh là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy
móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh
nghiệp đã đề ra. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu
diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào
đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí
9
toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn:
hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi
tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
1.2.2. Khái niệm và nguyên lý quản lý rừng
1.2.2.1. Khái niệm
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững (QLRBV) đã trở thành một
nguyên
tắc đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý
kinh doanh rừng phải đạt tới. Hiện tại có hai định nghĩa đang được sử dụng ở Việt
Nam.
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), QLRBV là quá trình quản lý những
lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng
đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch
vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất
tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi
trường tự nhiên và xã hội.
Theo Tiến trình Hensinki, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách
thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái
sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và
trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa
phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái
khác.
1.2.2.2. Các nguyên lý quản lý rừng
Nguyên lý thứ nhất là: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài
nguyên rừng: Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải
là vô tận.Theo định nghĩa Brundtland thì phát triển bền vững là “sự phát triển đáp
ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các khả năng của
các thế hệ tương lai đáp ứng được các nhu cầu của họ”.
10
Vấn đề chìa khoá để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản
lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài
nguyên có khả năng tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử
dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng.
Nguyên lý thứ hai là: Trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng
ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và
chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về
môi trường.
Nguyên lý thứ ba là: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên
rừng ở cùng thế hệ : Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng
cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho
những người sống ở thế hệ hiện tại. Rawls, 1971 cho rằng, sự bình đẳng trong cùng
thế hệ hàm chứa hai khía cạnh:
-Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc
được cung cấp các tài nguyên từ rừng;
-Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (a) sự
bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và (b) tất cả mọi
người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau.
Nguyên lý thứ tư là tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý
và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái.
1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNLN.
Kinh doanh lâm nghiệp phải bắt đầu từ kinh doanh rừng. BQL rừng đặc
dụng Lâm nghiệp là những tổ chức kinh doanh lâm nghiệp phải bắt đầu tất cả
các hoạt động kinh doanh của mình từ kinh doanh rừng. Rừng ở BQL rừng
đặc dụng Lâm nghiệp không những chỉ là tài nguyên mà còn là một tư liệu
sản xuất đặc biệt, không có gì thay thế được, là tài sản của nhà nước giao cho
doanh nghiệp quản lý và kinh doanh để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường
và xã hội. BQL rừng đặc dụng Lâm nghiệp phải làm cho tất cả các khu rừng
được giao quản lý và kinh doanh đáp ứng yêu cầu của thị trường và của toàn
11
xã hội về kinh tế, sinh thái, môi trường và phải “sinh lợi” về mặt giá trị và giá
trị sử dụng ở cả 3 lĩnh vực nói trên, ở cả những chỉ tiêu định lượng và những
chỉ tiêu định tính .
- Vậy kinh doanh lâm nghiệp: là một lĩnh vực kinh doanh chuyên
ngành, được hiểu là những hoạt động đầu tư để “sản xuất ra những khu rừng
có sản lượng cao hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được các nhu cầu của xã
hội trong mọi thời điểm”. Sản phẩm của kinh doanh lâm nghiệp trước hết và
cơ bản là “Rừng cây đứng” và tiếp theo đó mới là lâm sản và các loại dịch vụ
sản xuất từ các khu rừng cây đứng đã xây dựng. Sản xuất ra rừng cây đứng là
nhiệm vụ chính của kinh doanh lâm nghiệp. Như vậy, kinh doanh lâm nghiệp
trước hết và cơ bản là kinh doanh rừng, làm cho rừng giàu lên. Một BQL rừng
đặc dụng Lâm nghiệp không tạo nên những khu rừng có chất lượng ngày càng
cao, không làm tăng thêm sự giàu có và phong phú của rừng thì không thể
xem BQL rừng đặc dụng Lâm nghiệp đó là một tổ chức kinh doanh lâm
nghiệp thành công .
Hình thức tổ chức kinh doanh lâm nghiệp: là cách/kiểu phối hợp, bố trí,
sử dụng các nguồn lực của sản xuất (đất đai, nhân lực, tài chính, …) và cách
lợi dụng hợp lý các yếu tổ của điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết,…) để sản
xuất ra rừng cây, lâm sản, dịch vụ lâm nghiệp theo mục tiêu/chiến lược/kế
hoạch kinh doanh của BQL đã hoạch định và đạt tới mục tiêu kinh doanh cao
nhất của BQL, đó là: “Năng suất rừng cao nhất, Chất lượng rừng tốt nhất, Lợi
nhuận kinh doanh rừng tối đa nhất”
- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNLN.
+ Việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của Lâm trường được thực hiện
trên một diện tích rất lớn về đất đai, tài nguyên rừng .
+ Tư liệu sản xuất của lâm trường là tư liệu đặc biệt: đó là đất đai và tài
nguyên rừng, nếu người quản lý, sử dụng có những giải pháp đúng đắn, thích
hợp thì tư liệu sản xuất đó không những không mất đi mà còn được tái tạo lại
12
và ngày càng phong phú. Nếu ngược lại thì tài nguyên rừng sẽ bị cạn kiệt dần
và mất đi .
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh của lâm trường phức tạp, đa dạng và
có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài: đối tượng lao động chủ yếu của lâm
trường là cây rừng, một thực thể sinh vật chịu sự chi phối rất nhiều về điều
kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai) và các giải pháp kỹ thuật tác động; quá trình
sản xuất vừa mang tính chất nông nghiệp (gieo ươm, tạo cây con, gây trồng,
chăm sóc và sản xuất có tính thời vụ do chịu tác động của thời tiết, khí hậu) vừa
mang tính chất công nghiệp (khai thác, vận chuyển, chế biến); chu kỳ kinh
doanh dài (theo chu kỳ loài cây trồng) nên việc thu hồi vốn sẽ chậm, chịu rủi ro
cao, đòi hỏi phải tổ chức quản lý, theo dõi chặc chẽ, cụ thể và liên tục,…
+ Địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của lâm trường rộng và phức
tạp: phạm vi hoạt động của lâm trường rất rộng, bao gồm diện tích đất và
rừng của lâm trường và cả những khu vực có diện tích rừng, đất lâm nghiệp
của các hộ gia đình, cá nhân hoặc các tổ chức khác xen kẽ trong địa bàn sản
xuất của lâm trường chủ yếu ở vùng sâu, vùng xã, vùng biên giới, hải đảo, cơ
sở hạ tầng còn thấp kém, nền kinh tế chậm phát triển và là nơi có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số có đời sống còn nhiều khó khăn.
1.2.4. Nội dung quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong các DNLN
1.2.4.1.Đặc điểm sử dụng rừng và đất rừng
Rừng và đất rừng là nguồn lực, là yếu tố đầu vào cơ bản và quan trọng
nhất để tổ chức sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp. Việc quản lý và sử
dụng hợp lý rừng và đất rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhà nước
và các đơn vị sản xuất.
- Đặc điểm sử dụng rừng và đất rừng:
+ Việc sử dụng và bảo vệ rừng và đất rừng gắn liền với nhau: Những
biện pháp sử dụng rừng và đất rừng hợp lý cũng chính là biện pháp bảo vệ
13
rừng và đất rừng hiệu quả. Đất rừng nếu không đưa vào sử dụng sẽ bị xói
mòn, rửa trôi và giảm độ màu mỡ của đất. Ngược lại, đất trống đồi trọc nếu
được trồng cây và chăm sóc hợp lý sẽ chống được xói mòn, rửa trôi, tăng độ
phì cho đất và kinh doanh ổn định lâu dài. Như vây, muốn sử dụng phải bảo
vệ, bảo vệ tốt thì sử dụng tốt.
+ Thường xuyên phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng lên
về lâm sản và môi trường với khả năng có hạn của rừng.
+ Việc sử dụng rừng và đất rừng luôn mang tính xã hội sâu sắc
1.2.4.2 Nội dung quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp
Theo Điều 7, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Luật số:
29/2004/QH11) thì nội dung quản lý nhà nước về lâm nghiệp (bảo vệ và phát triển
rừng) bao gồm:
(1) Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng.
(2) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
(3) Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ
và trên thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
(4) Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất
để phát triển rừng.
(5) Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.
(6) Lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng; tổ chức
đăng ký, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng.
(7) Cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.
(8) Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến,
quan hệ hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng.
14
(9) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
(10) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
(11) Giải quyết tranh chấp về rừng.
1.3. Các tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rừng
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý rừng
- Hiệu quả kinh tế: thể hiện thông qua mục tiêu tối đa hóa lợi ích ròng
về kinh tế từ các hoạt động đầu tư và quản lý, sử dụng tài nguyên rừng;
- Toàn vẹn về sinh thái: thể hiện thông qua việc duy trì tính đa dạng
sinh học và các chức năng sinh thái của rừng;
- Phúc lợi xã hội: thể hiện thông qua việc đảm bảo và duy trì sinh kế và
giá trị văn hóa-xã hội của rừng cho con người, nhất là những người sống phụ
thuộc vào rừng.
1.3.2 Kết quả nghiên cứu về quản lý rừng
a. Trên thế giới
Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) đang ngày càng được
tăng cường và áp dụng ở nhiều ngành với mục tiêu nhằm đảm bảo cho các
vấn đề môi trường và xã hội được quan tâm thoả đáng trước khi đưa ra những
lựa chọn đầu tư quan trọng, là phương tiện phù hợp để hỗ trợ quá trình ra
quyết định.
Ở rất nhiều quốc gia ESIA được thiết lập như một qui trình lập kế
hoạch/phê duyệt chủ yếu chỉ áp dụng cho thiết kế khả thi các dự án phát triển
qui mô lớn với vùng tác động hạn chế. ESIA không có mối liên kết cụ thể với
bất kỳ một cơ chế phê duyệt hay cấp phép nào, điều đó có nghĩa rằng những
kết quả của qui trình ESIA không thể có hiệu lực và khó kiểm soát .
FAO, một dự án lâm nghiệp dù có đạt hiệu quả tài chính nhưng chưa
đạt hiệu quả về môi trường và hiệu quả về xã hội,…thì vẫn không được gọi là
một dự án bền vững. Theo Rinard R. việc đánh giá hiệu quả kinh tế nên đánh
15
giá đồng thời các hiệu quả môi trường và xã hội trong đánh giá các chương
trình dự án lâm nghiệp.
Trên thế giới, việc đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội, hay
một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó đã có lịch sử hàng trăm năm có thể
chia làm hai giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1970, đặc
trưng của giai đoạn này là những nghiên cứu xung quanh những vấn đề về
chất lượng môi trường mâu thuẫn với sự tăng trưởng kinh tế.
Ban đầu là những nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường đồng thời
đảm bảo an toàn lương thực thông qua việc hạn chế việc hạn chế nạn phá
rừng. Nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các phương thức sử
dụng đất, các hoạt động canh tác đến môi trường và đất đai được công bố
như: Nghiên cứu của Freizen Daling (1968) về "Tác động của con người đến
sinh quyển"; Gober (Pháp, 1968) về "Đất và việc giữ độ phì của đất - các
nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất",… Tổ chức nông nghiệp và lương thực
của Liên hợp quốc (FAO) trong nhiều năm qua nghiên cứu vấn đề canh tác
trên đất dốc đã đưa ra các mô hình canh tác có hiệu quả như: SALT1, SALT2,
SALT3, SALT4 .
Đến đầu năm 1970, Quốc hội Hoa kỳ đã ban hành Luật chính sách quốc
gia về môi trường, thường gọi tắt là NEPA. Luật này quy định rằng tất cả
những kiến nghị quan trọng ở cấp tiểu bang về luật pháp, hoạt động kinh tế,
kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được Nhà nước chấp nhận đều phải kèm theo
một báo cáo về tác động đến môi trường của việc làm được khuyến nghị. Tiếp
theo Hoa kỳ là Canada, Australia, Anh, Nhật, Đức,…cũng lần lượt ban hành luật
đánh giá tác động môi trường (Lê Thạc Cán, 1994) . Trong những năm 1970 và
đầu năm 1980, ở một số nước đang phát triển như Thái Lan, Singapo, Philipin,
Indonesia,… đã ban hành những quy định về đánh giá tác động môi trường .
16
* Giai đoạn 2: Từ đầu những năm 1980 đến nay, đặc trưng của giai
đoạn này là phát triển bền vững, trong đó đã thể hiện được sự bổ sung hỗ trợ
lẫn nhau giữa việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
Từ năm 1980 cho đến nay, khái niệm phát triển bền vững đã được nêu
ra ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững đã
trở thành quan điểm chính thống và bắt buộc mọi người không thể bỏ qua.
Bản báo cáo "Tương lai của chúng ta" của ủy ban Brundtland (1987) đã công
nhận đánh giá tác động môi trường là một cấu thành thiết yếu trong quá trình
phát triển bền vững. Báo cáo cũng đã vạch ra sự tham gia rộng lớn hơn của
cộng đồng và các quyết định có ảnh hưởng đến môi trường, tạo điều kiện cho
các cộng đồng sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa
phương.
Năm 1992, tại hội nghị quốc tế về môi trường ở Riôde Janneiro
(Braxin) đã đi đến tiếng nói chung là: "Phải kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới một sự phát triển bền vững
trên phạm vi từng nước trên thế giới" .
Năm 1994, Walfredo Raqual Rola đã đưa ra một mô phỏng về tác động
của các phương thức canh tác . Theo mô phỏng này hiệu quả của một phương
thức canh tác được đánh giá theo quan điểm tổng hợp, trên cả 3 mặt môi
trường, kinh tế và xã hội. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu cuối
cùng là bảo vệ môi trường (phát triển bền vững) và phát triển toàn diện kinh
tế - xã hội.
b. Việt nam:
Ở Việt Nam, “đánh giá tác động” được quan tâm chú ý nhiều từ khi đổi
mới, đặc biệt trong các dự án phát triển; đánh giá dự án không chỉ được đánh
giá qua các tiêu chí phân tích tài chính mà nó còn bao gồm cả những tiêu chí
đánh giá về hiệu quả xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển
17
đổi sang kinh tế thị trường, đánh giá hiệu quả kinh tế thường được chú trọng
hơn. Mặc dù vậy, môi trường và xã hội cũng tác động không nhỏ đến quá
trình sản xuất kinh doanh nhất là trong kinh doanh lâm nghiệp, vì vậy giai
đoạn hiện nay để QLRBV người ta tiến hành đánh giá cả tác động về kinh tế,
môi trường và xã hội .
Trước năm 1980, ở Việt nam nghiên cứu về đánh giá tác động môi
trường còn rất ít, chỉ có những nghiên cứu nhỏ, không tập trung, chưa toàn
diện về xói mòn đất. Tuy nhiên, cũng đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng
của các phương thức canh tác đến đất và nước nhưng còn chưa hệ thống và
chỉ tiêu đánh giá còn đơn giản.
Từ sau năm 1980, kinh tế đất nước phát triển kéo theo việc suy thoái tài
nguyên rừng nên công tác đánh giá tác động môi trường bắt đầu được chú
trọng và phát triển. Năm 1983, chúng ta mới chính thức bắt đầu chương trình
nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đến năm 1987, Nguyễn
Ngọc Sinh lần đầu tiên đưa ra tài liệu "Giới thiệu các phương pháp đánh giá
tác động môi trường" .
Năm 1985, trong quy định về điều tra sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên bảo vệ môi trường, Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) có nêu
"Trong xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn
hay công trình phát triển kinh tế xã hội quan trọng cần phải tiến hành đánh
giá tác động môi trường". Có thể nói đây là một văn bản quan trọng mở ra
một thời kỳ mới và cũng từ đây việc đánh giá tác động môi trường đã trở
thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước .
Hoành Xuân Tý (1994) với công trình "Bảo vệ đất và đa dạng sinh học
trong các Dự án trồng rừng bảo vệ rừng" đã tiến hành nghiên cứu về môi
trường, kinh tế. Song, trong cách phân tích đánh giá, tác giả thường thiên về
18
một mặt hoặc là kinh tế hoặc là môi trường hay xã hội mà không đánh giá một
cách toàn diện trên các mặt .
Năm 1994, nhiều công trình của nhiều tác giả khác đã tiến hành những
nghiên cứu về tác động môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội của các
phương thức canh tác như: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm với công trình "Hiệu
quả các biện pháp canh tác trên đất dốc" và "Sử dụng đất trống đồi núi trọc và
bảo vệ rừng; Đăng Trung Thuận, Trương Quang Hải và tập thể với công trình
"Nghiên cứu và đề xuất mô hình phát triển kinh tế môi trường tại một số vùng
sinh thái điển hình"; Phùng Ngọc Lan, Vương Văn Quỳnh với đề tài "Nghiên
cứu khả năng giữ nước và bảo vệ đất của các phương thức canh tác trong các
hộ gia đình ở huyện Hàm yên - Tuyên Quang" .
Lê Thạc Cán (1994) hoàn thành công trình nghiên cứu "Đánh giá tác
động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn" tạo tiền đề cơ
sở khoa học cho các nhà nghiên cứu về môi trường thực hiện những nghiên
cứu tiếp theo.
Dự án "Đánh giá tác động môi trường Lâm nghiệp Việt Nam qua một
số mô hình liên kết quản lý rừng cộng đồng tại Yên Bái và Hà Giang" cũng đã
có các nghiên cứu đánh giá chính sách lâm nghiệp thông qua các mô hình liên
kết quản lý rừng tại hai tỉnh miền núi phía Bắc và cũng đã có các kết luận và
kiến nghị để có thể duy trì những các thành công của dự án rà soát lại các quỹ
đất rừng rừng do các Lâm trường đang quản lý, rà soát lại các hộ đồng khoán
QLBVR, khoanh nuôi và trồng rừng do các đơn vị quốc doanh quản lý, kết
hợp chặt chẽ chức năng đặc dụng và chức năng sản xuất, có những chính sách
hưởng lợi từ khi giao đất giao rừng hay khoán bảo vệ rừng.
Theo các nghiên cứu của Phạm Xuân Thịnh và Đàm Đình Hùng , đã
đề cập đến một số tác động của dự án về mặt môi trường, kinh tế và xã hội,
đúc kết các kinh nghiệm từ đó rút ra những mặt làm được và những mặt còn
19