BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ SƠN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG
IN VITRO LAN Dendrobium fimbriatum Hook.
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LÝ ANH
HÀ NỘI – 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Sơn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ về
nhiều mặt của các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS.TS
Nguyễn Thị Lý Anh, ThS. Vũ Ngọc Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ Viện Sinh học
Nông nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi làm việc và thực hiện
đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, ban chủ nhiệm khoa Nông học, Viện đào tạo sau đại học, các thầy
cô giáo trong bộ môn Rau – Hoa – Quả đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi về
kiến thức và chuyên môn trong suốt 2 năm học tập và làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia
đình, người thân và bạn bè đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Sơn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Giới thiệu về chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) và loài Dendrobium
fimbriatum Hook. 4
2.1.1 Vị trí phân bố và phân loại lan chi Hoàng Thảo (Dendrobium) 4
2.1.2 ðặc ñiểm hình thái của chi lan Hoàng Thảo 7
2.1.3 ðặc ñiểm sinh thái học chi Dendrobium-Hoàng Thảo 10
2.1.4 ðặc ñiểm hình thái và giá trị sử dụng của loài Dendrobium fimbriatum Hook. 12
2.2 Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật 13
2.2.1 Tính toàn năng của tế bào 13
2.2.2 Sự phản phân hoá và phân hoá của tế bào 14
2.2.3 Ảnh hưởng của một số thành phần môi trường ñến sinh trưởng, phát
triển của mẫu cấy 15
2.2.4 Nhân giống in vitro 19
2.3 Nghiên cứu nuôi cấy mô cây lan Hoàng Thảo trên thế giới và ở Việt Nam 20
2.3.1 Tình hình nuôi cấy mô lan Hoàng Thảo trên thế giới 20
2.3.3 Tình hình nuôi cấy mô lan Hoàng Thảo ở Việt Nam. 24
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
iv
3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 27
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
3.2.1 Nội dung nghiên cứu 28
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
3.3 ðiều kiện thí nghiệm 36
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 36
3.5 Xử lý số liệu 37
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Nghiên cứu khử trùng, chọn nguồn vật liệu ban ñầu và nuôi cấy khởi
ñộng mẫu lan Dendrobium fimbriatum Hook. 38
4.2 Nhân nhanh in vitro lan Dendrobium fimbriatum Hook. 43
4.2.1 Nhân nhanh protocorm 43
4.2.2 Nhân nhanh cụm chồi 52
4.3 Tạo cây hoàn chỉnh 61
4.4 Thích ứng cây in vitro tại vườn ươm 66
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70
5.1 Kết luận 70
5.2 ðề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 78
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT Công thức
CV(%) Hệ số biến ñộng (Correlation of Variants)
ðC ðối chứng
ðK ðường kính
HSN Hệ số nhân
MS Murashige & Shoog, 1962
LSD Sai khác tối thiểu có ý nghĩa ở P = 0.5
(Least Significant Difference)
ND Nước dừa
KC Knudson C, 1965
RE Robert Ernst, 1979
THT Than hoạt tính
VW Vacin & Went, 1949
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1. Ảnh hưởng của chế ñộ khử trùng ñến khả năng sống, vô trùng của
chồi lan (sau 6 tuần) 38
4.2. Ảnh hưởng của chế ñộ khử trùng ñến tỷ lệ mẫu sống và hình thái
protocorm của lan Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 6 tuần) 41
4.3. Ảnh hưởng của các dịch chiết hữu cơ tự nhiên ở giai ñoạn nuôi cấy
khởi ñộng ñến khả năng phát sinh hình thái của mẫu nuôi cấy trên loài
Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 6 tuần) 42
4.4. Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy ñến khả năng nhân nhanh
protocorm lan Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 8 tuần nuôi cấy) 44
4.5. Ảnh hưởng của các hàm lượng ñường sacaroza ñến khả năng nhân nhanh
protocorm lan Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 8 tuần nuôi cấy) 46
4.6. Ảnh hưởng của các dịch chiết hữu cơ tự nhiên bổ sung vào môi trường
nuôi cấy ñến khả năng nhân nhanh protocorm của loài lan
Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 8 tuần nuôi cấy) 48
4.7. Ảnh hưởng của hàm lượng khoai tây ñến khả năng nhân nhanh
protocorm lan Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 8 tuần nuôi cấy) 50
4.8. Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy ñến khả năng nhân nhanh
cụm chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 8 tuần nuôi cấy) 52
4.9. Ảnh hưởng của hàm lượng ñường saccaroza ñến khả năng nhân nhanh
cụm chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 8 tuần nuôi cấy) 54
4.10: Ảnh hưởng của các dịch chiết hữu cơ tự nhiên bổ sung vào môi trường nuôi
ñến khả năng nhân nhanh cụm chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. 57
4.11. Ảnh hưởng của hàm lượng chuối chín ñến khả năng nhân nhanh cụm
chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 8 tuần nuôi cấy). 59
4.12. Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy ñến sinh trưởng của chồi lan
Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 8 tuần nuôi cấy) 61
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
vii
4.13. Ảnh hưởng của than hoạt tính ñến khả năng ra rễ của cây lan
Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 30 ngày nuôi cấy) 63
4.14. Ảnh hưởng của cường ñộ chiếu sáng ñến sinh trưởng chồi lan
Dendrobium fimbriatum Hook. (Sau 30 ngày nuôi cấy) 65
4.15. Ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ sống và chất lượng cây con lan
Dendrobium fimbriatum Hook. ngoài vườn ươm (Sau 3 tuần trồng) 66
4.16. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá ñến ñộng thái
tăng chiều cao cây và số lá trên cây lan Dendrobium fimbriatum
Hook. ngoài vườn ươm (sau 2 tháng) 68
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Ảnh hưởng của chế ñộ khử trùng ñến chồi cây lan Dendrobium
fimbriatum Hook. 39
4.2 Hình thái chồi cây sau khử trùng 39
4.3 Hình thái protocorm ở giai ñoạn khởi ñộng mẫu cấy trên CT2 42
4.4 Ảnh hưởng của nền môi trường ñến ñộng thái tăng ñường kính cụm
protocorm lan Dendrobium fimbriatum Hook. 44
4.5 Ảnh hưởng của nền môi trường ñến HSN protocorm lan Dendrobium
fimbriatum Hook 44
4.6 Ảnh hưởng của hàm lượng ñường ñến ñộng thái tăng ñường kính cụm
protocorm lan Dendrobium fimbriatum Hook. 46
4.7 Ảnh hưởng của hàm lượng ñường ñến HSN protocorm lan Dendrobium
fimbriatum Hook. 46
4.8 Ảnh hưởng của các dịch chiết hữu cơ tự nhiên bổ sung vào môi trường
nuôi cấy ñến HSN protocorm lan Dendrobium fimbriatum Hook. 49
4.9 Ảnh hưởng của các dịch chiết hữu cơ tự nhiên bổ sung vào môi trường
nuôi ñến khả năng nhân nhanh protocorm lan D.fimbriatum Hook. 49
4.10 Ảnh hưởng của hàm lượng khoai tây bổ sung vào môi trường nuôi cấy
ñến ñộng thái tăng ñường kính cụm protocorm lan Dendrobium
fimbriatum Hook. 51
4.11 Ảnh hưởng của hàm lượng khoai tây bổ sung vào môi trường nuôi cấy
ñến HSN protocorm lan Dendrobium fimbriatum Hook. 51
4.12 Ảnh hưởng của khoai tây ñến khả năng nhân nhanh protocorm lan
Dendrobium fimbriatum Hook. 52
4.13 Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy ñến ñộng thái tăng số chồi lan
Dendrobium fimbriatum Hook. 53
4.14 Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy ñến HSN chồi lan
Dendrobium fimbriatum Hook. 53
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
ix
4.15 Ảnh hưởng của hàm lượng ñường bổ sung vào môi trường nuôi cấy ñến
ñộng thái tăng số chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. 55
4.16 Ảnh hưởng của hàm lượng ñường bổ sung vào môi trường nuôi cấy ñến
HSN chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. 55
4.17 Ảnh hưởng của các dịch chiết hữu cơ tự nhiên bổ sung vào môi trường
nuôi cấy ñến ñộng thái tăng số chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. 58
4.18 Ảnh hưởng của các dịch chiết hữu cơ tự nhiên bổ sung vào môi trường
nuôi cấy ñến HSN chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. 58
4.19 Ảnh hưởng của hàm lượng chuối chín bổ sung vào môi trường nuôi cấy
ñến ñộng thái tăng số chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. 59
4.20 Ảnh hưởng của hàm lượng chuối chín bổ sung vào môi trường nuôi cấy
ñến HSN chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook. 59
4.21. Ảnh hưởng của hàm lượng chuối chín ñến khả năng nhân nhanh cụm
chồi lan Dendrobium fimbriatum Hook 60
4.22 Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy ñến sinh trưởng của chồi lan
Dendrobium fimbriatum Hook. 62
4.23. Ảnh hưởng của THT ñến khả năng ra rễ của cây lan Dendrobium
fimbriatum Hook. 64
4.24 Ảnh hưởng của cường ñộ chiếu sáng ñến sinh trưởng chồi lan
Dendrobium fimbriatum Hook. 65
4.25 ðồ thị biểu diễn ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ sống của lan
Dendrobium fimbriatum Hook. ngoài vườn ươm. 67
4.26 Ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ sống của lan Dendrobium fimbriatum
Hook. ngoài vườn ươm. 67
4.27 Ảnh hưởng của các loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá ñến ñộng thái tăng
chiều cao cây của lan Dendrobium fimbriatum Hook. ngoài vườn ươm. 69
4.27 Ảnh hưởng của các loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá ñến ñộng thái tăng
số lá của lan Dendrobium fimbriatum Hook. ngoài vườn ươm. 69
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
1
1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề
Hoàng Thảo (Dendrobium) là một trong những chi lớn nhất của họ lan
(Orchidaceae). Theo A. Takhajan (1966) chi Hoàng Thảo trên thế giới có khoảng
1400 loài, chủ yếu phân bố ở lục ñịa ðông Nam Á và các ñảo thuộc Philippin,
Malaixia, Inñônêxia, Ghinê, ðông Bắc Ôxtrâylia (Dương ðức Huyến, 2007).
Ở Việt Nam hiện biết 101 loài và 1 thứ, phân bố chủ yếu ở vùng núi suốt từ Bắc
vào Nam và trên một số ñảo ven biển nước ta. Chi lan này với dáng cây rất ña dạng,
phong phú và ñặc biệt hoa rất ñẹp và tươi lâu. Ngoài ra, một số loài Hoàng Thảo cũng là
vị thuốc dân tộc cổ truyền dùng ñể chữa sốt nóng, khô cổ, kém ăn, giảm thị lực Theo
cuốn “Dược ñiển” Trung Quốc năm 1997, nhiều loài ñược sử dụng làm thuốc như: D.
loddigesii Rolfe, D. fimbriatum Hook., Var. oculatum Hook., D. chrysanthum Wall., D.
candidum Wall. ex Lindl., D. nobile Lindl. (ðỗ Huy Bích, 2004).
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân
khác nhau, nhiều loài Hoàng thảo ñã bị tuyệt chủng hoặc bị ñe doạ tuyệt chủng.
Năm 2004, một số loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo ñã có trong danh lục ðỏ của
“Sách ñỏ Việt Nam” như: Thuỷ Tiên Hường (Dendrobium amabile (Lour.) O’Brien,
1909), Hạc Vĩ (Dendrobium aphyllum (Roxb.) C. Fisch. 1928), Ngọc vạn vàng
(Dendrobium chrysanthum Lindl. 1830), Kim ðiệp hay Hoàng thảo Long nhãn
(Dendrobium fimbriatum Hook. 1823), Hoàng thảo hoa trắng-vàng (Dendrobium
nobile var. albolu-teum Huyen & Aver. 1989),
Dendrobium fimbriatum Hook. (Hoàng thảo long nhãn) sống phụ sinh, bám trên
cây gỗ lớn trong rừng, ở ñộ cao 200 -1400m. Nở hoa tháng 3 -7. Trong thực tế loài lan
Hoàng Thảo này gần như ñã bị con người khai thác ñến cạn kiệt nhằm thu lợi
nhuận. Ở một số nơi như: Lai Châu (Tà Ngâu - Sìn Hồ), Lào Cai (SaPa), Hà Giang
(Lao Và Chải - Yên Minh), Cao Bằng (Trà Lĩnh - Quốc Toản, Nguyên Bình), Bắc
Kạn (Ba Bể), Vĩnh Phúc (Tam ðảo), Ninh Bình (Mây Bạc - Cúc Phương), Nghệ An
(Vinh), Lâm ðồng (núi Braian - Di Linh - ðà Lạt), Cà Mau loài này ñược trồng trên
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
2
những cành gỗ mục hay cành cây treo ngoài gió (Dương ðức Huyến, 2007). Người
trồng lan thường sử dụng phương pháp nhân giống vô tính truyền thống như tách
cụm, chồi nên hệ số nhân giống thấp. Nguồn dược liệu quý thiên nhiên ban tặng cho
con người ñang ñứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng về số lượng, chất
lượng, không ñáp ứng ñược nhu cầu sử dụng của con người.
Hơn nữa, hoa lan là một loài hoa khó nhân giống (ñặc biệt với cây lan có các ñặc
tính quý) cho nên phương pháp nuôi cấy mô là phương pháp tối ưu ñể nhân giống
ñáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên và phát triển
ngành nuôi trồng, sản xuất và bảo tồn các giống lan quý.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro lan Dendrobium
fimbriatum Hook.”.
1.2 Mục ñích, yêu cầu
1.2.1 Mục ñích
Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro lan Dendrobium
fimbriatum Hook. nhằm phát triển nguồn gen cây lan và góp phần bảo tồn, thúc ñẩy
sản xuất cây lan rừng.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác ñịnh ñược nguồn vật liệu tối ưu cho việc ñưa mẫu vào nuôi cấy mô
- Xác ñịnh ñược chế ñộ khử trùng và môi trường tối ưu cho phát sinh hình
thái trong nuôi cấy mô.
- Xác ñịnh ñược môi trường nhân nhanh in vitro có bổ sung một số hợp chất
hữu cơ tự nhiên.
- Xác ñịnh ñược môi trường tối ưu cho tạo cây hoàn chỉnh.
- Xác ñịnh ñược giá thể, chế ñộ dinh dưỡng tối ưu ñể sinh trưởng phát triển
của cây con nuôi cấy mô thích ứng ngoài vườn ươm.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- ðây là công trình ñầu tiên nghiên cứu về nhân giống in vitro loài lan
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
3
Dendrobium fimbriatum Hook. tại Việt Nam.
- ðề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về loài lan Dendrobium
fimbriatum Hook. chi Hoàng Thảo.
- Cung cấp những cơ sở khoa học về quy trình nhân giống in vitro lan
Dendrobium fimbriatum Hook.
- Các kết quả thu ñược sẽ bổ sung thêm tài liệu khoa học phục vụ cho công
tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về loài lan Hoàng Thảo Dendrobium
fimbriatum Hook.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- ðề xuất ñược quy trình nhân giống in vitro và thích ứng cho lan Dendrobium
fimbriatum Hook.) ngoài vườn ươm.
- Góp phần bảo tồn, thúc ñẩy sản xuất cây Dendrobium fimbriatum Hook. như
một nghề trồng lan mang lại giá trị kinh tế tại Hà Nội và các vùng phụ cận.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) và loài Dendrobium
fimbriatum Hook.
2.1.1 Vị trí phân bố và phân loại lan chi Hoàng Thảo (Dendrobium)
Các ñại diện của chi Hoàng thảo (Dendrobium) chủ yếu sống phụ sinh trên
thân hoặc các cành cây ở trong rừng hoặc trên các hốc mùn trên ñá, thường ở nơi
ẩm, thường mọc ở ñộ cao 500 – 1500m so với mực nước biển, nhưng có khi gặp
chúng mọc ở ñộ cao 200m hoặc tới 2000m.
Theo Dương ðức Huyến (2007) xây dựng hệ thống phân loại lan Hoàng
Thảo ở Việt Nam chủ yếu dựa trên hệ thống của Seidenfaden (1985) thành 15 sectio
Sectio 1: Grastidium (Blume) J. J. Smith - Trúc lan
Những loài thuộc sectio này mang các ñặc ñiểm: thân rất mảnh, lá mảnh
dạng lưng-bụng; bẹ lá nhẵn; gốc môi tự do không có cựa.
Sectio này có khoảng 100 – 120 loài. Phân bố ở lục ñịa ðông Nam Á,
Inñônexia, ðông bắc Oxtraylia, ưu thế ở Niu Ghinê. Ở Việt Nam có 3 loài.
Sectio 2: Conostalix Kraenzl
Thuộc về sectio này gồm các loài có ñặc ñiểm gần với sect. Grastidium (thân rất
mảnh, lá mảnh dạng lưng-bụng) nhưng khác là bẹ lá có phủ lông dài màu ñen. Gốc
cánh môi có mép dính với mép bên của chân cột tạo thành cựa ngắn.
Có 14 loài phân bố ở lục ñịa ðông Nam Á, Malayxia, Singapo, Inñônêxia,
ðông Nam Ôxtrâylia. Ở Việt Nam có 3 loài.
Sectio 3: Formonsae (Benth. & Hook. F.) Hook.f.
ðặc ñiểm: lá mỏng dạng lưng-bụng; lá non và bẹ lá mang lông ngắn màu ñen
hoặc nâu giống với sect. Conosatlix. Tuy nhiên thân các loài của tông này dày mập
lên hình trụ hoặc hình con suốt; hoa to màu trắng hoặc vàng nhạt.
Sect. này có khoảng 30 – 35 loài ở lục ñịa nhiệt ñới châu Á, Inñônêxia,
Philippin. Việt Nam có 10 loài.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
5
Sectio 4: Dendrobium – Hoàng thảo
ðây là sectio khá lớn có nhiều loài hơn cả. Chúng mang ñặc ñiểm khá giống với
sect. Formosae bởi thân mập, hình trụ hoặc hình con suốt. Cụm hoa ngắn, nhiều hoa,
hoa to. So với sect. Formosaei thì nó có một số ñặc ñiểm khác biệt ở chỗ hoa thường
có cằm ngắn dạng túi, cánh môi hơi cuộn lại thành hình phễu, tận cùng có chai dày.
Sectio này có khoảng gần 300 loài phân bố ở lục ñịa nhiệt ñới châu Á, Trung
Quốc (Hải Nam), ñảo ðài Loan, Inñônêxia. Việt Nam có 30 loài.
Sectio 5: Breviflores Hook. f.
ðây là một sectio không lớn, mang những ñặc ñiểm phần nào giống với sect.
Dendrobium như: thân ít nhiều dày mập lên, lá mỏng dạng lưng-bụng, gốc môi có
chai dày. Tuy nhiên cánh môi ở sectio này có hình chén và vách có phủ lông chia
môi thành 2 phần.
Sectio này có khoảng 18 loài ở các lục ñịa châu Á, Hải Nam, Inñônêxia. Việt
Nam có 8 loài.
Sectio 6: Distichophyllum Hook. F.
Sectio này có số loài tương ñối ít và mang những ñặc ñiểm gần với sect.
Grastidium và sect. Conostalix ở chỗ thân còn mảnh; có dày lên ở một vài ñại diện
nhưng không mập hẳn; hoa không lớn; lá dẹt dạng lưng-bụng. ðiều khác là lá xếp
dày xít và hơi dày lên; cằm hơi dài so với kích thước của hoa.
Trên thế giới có khoảng 15 loài phân bố ở ðông Nam Á. Việt Nam có 3
loài gồm:
Sectio 7: Superbientia Kraenzl.
ðặc ñiểm khá giống với sect. Chrysotoxae ở chỗ thân mập hình con suốt; lá
dày dạng da, mọc cụm ở phần ñỉnh; chùm hoa dài. Tuy vậy nó cũng khác biệt căn
bản ở chỗ hoa thường xếp thưa chứ không dày như ở sect. Chrysotoxae. Hơn nữa,
gốc cánh môi không có các u lồi lớn. ðiều ñặc biệt là sectio này có cằm kép tạo
thành khớp do sự dính lại của gốc môi, chân cột và mép trong gốc lá ñài bên.
Thế giới có khoảng 13 loài phân bố ở lục ñịa châu Á, Inñônêxia, ðông Bắc
Ôxtrâylia. Việt Nam có 1 loài.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
6
Sectio 8: Pedilonum (Blume)
ðặc ñiểm của các loài trong sectio khá giống với sect. Distichophyllum ở chỗ
thân thường hình trụ, lá hình mác, ít nhiều mảnh. Hoa của sectio này có cằm khá
dài, thường hình trụ và cong, cụm hoa nhiều hoa hơn sect. Distichophyllum.
Thế giới có 160-180 loài phân bố ở lục ñịa ðông Nam Á, Phylippin, Indonexia,
ðông Bắc Ôxtrâylia, các ñảo ở phía tây thái Bình Dương. Việt Nam có 3 loài.
Sectio 9: Stachyobium Lindl
Gồm các loài mang những ñặc ñiểm khá gần với sectio Dendrobium là có
thân mập hình trụ và gần với sect. Chrysotoxae có thân hình con suốt; lá mảnh
giống với sectio Dendrobium nhưng lại thường mọc tập trung ở phía ñỉnh giống với
sectio Chrysotoxae, hoa cả hai sectio kể trên ở chỗ có mép cánh môi uốn lượn và xẻ
răng, không có u lồi rõ rệt.
Trên thế giới có 40 – 50 loài phân bố ở lục ñịa nhiệt ñới châu Á, Trung Quốc
(ðài Loan), Indonexia. Việt Nam có 6 loài.
Sectio 10: Chrysotoxae Kraenzl
Sectio này bao gồm các loài mang những ñặc ñiểm là có cánh hoa to, cánh
môi thường phủ lông rậm, có u lồi, thân mập hình con suốt; lá tập trung ở ñỉnh; cụm
hoa thường nhiều hoa.
Thế giới có 10 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt ñới châu Á, Việt Nam
có 6 loài.
Sectio 11: Bolbidium Lindl. Ex Lindl
ðây là một sectio nhỏ. Mặc dù thân của các ñại diện dày mập lên hình con
suốt giống với sect. Chrysotoxae nhưng chỉ gồm một lóng trên một cuống ngắn gồm
vài ñốt dưới lóng cùng của thân. Hoa có cằm dài, cong và có cựa mật; cụm hoa ở
ñỉnh gồm một hoa ở giữa 2 lá là ñiểm khác biệt căn bản so với sect. Chrysotoxae.
Thế giới có 7 – 8 loài phân bố ở lục ñịa châu Á, Philippin, Indonexia. Việt
Nam có 3 loài.
Sectio 12: Crumenatae Pfitz
Các loài thuộc sectio này có thân mảnh; hoa nhỏ giống như sect. Grastidium
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
7
nhưng 2 – 3 lóng ở gốc phình lên thành bọng mập. Một số loài có lá hình trụ, ñỉnh
nhọn; cánh môi chia thùy, khác hẳn với sect. Grastidium.
Thế giới có 40 – 50 loài phân bố ở lục ñịa châu Á, một số ñảo như Hải Nam
(Trung Quốc), ðài Loan, Indonexia, Philippin. Việt Nam có 8 loài.
Sectio 13: Strongyle Lindl
Sectio này có các loài mang nhiều ñặc ñiểm của sect. Grastidium là thân
mảnh không bao giờ dày mập lên, hoa nhỏ nhưng lại mang ñặc ñiểm khác hẳn là có
lá hình trụ, hơi cong giống với các ñại diện của sect. Crumenatae.
Sectio này có khoảng 20 loài phân bố ở lục ñịa châu Á, Philippin, Indonexia.
Việt Nam có 2 loài.
Sectio 14: Aporum (Blume) Lindl.
ðặc ñiểm của các loài thuộc sectio này tương ñối giống với sect. Strongyle ở
chỗ thân mảnh, hoa nhỏ, lá không còn dạng lưng-bụng nữa nhưn khác sect.
Strongyle căn bản là thân và lá ñều dẹp bên; lá ngắn, mọng nước, xếp xít lợp gốc
lên nhau.
Thế giới có khoảng 40 loài phân bố ở lục ñịa châu Á, Trung Quốc (Hải
Nam), Indonexia. Việt Nam có 12 loài.
Sectio 15: Oxystophyllum (Blume) Miq.
Sectio này mang các ñặc ñiểm khá giống với sect. Aporum là có lá và thân
dẹp bên, lá mọng nước và có gốc lợp xếp xít lên nhau, hoa nhỏ. ðặc ñiểm khác biệt
so với sect. Aporum là sectio này có 5 – 7 lá bắc xếp dạng vẩy lợp, cánh môi có 1 u
lồi hình côn ở mặt dưới.
Thế giới có khoảng 25 loài phân bố ở lục ñịa ðông Nam Á, Indonexia. Việt
Nam có 1 loài.
2.1.2 ðặc ñiểm hình thái của chi lan Hoàng Thảo
a. Thân
Các ñại diện của chi Hoàng thảo (Dendrobium) rất dễ nhận biết ngoài thiên
nhiên. ðó là các cây thân thảo mọc cụm, ñứng thẳng hoặc rủ thõng, phân ñốt, sống
phụ sinh trên các cây gỗ hoặc ít gặp các loài sống bám trên ñá, trong rừng ẩm. Chi
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
8
lan Hoàng Thảo thuộc nhóm ña thân (sympodial) với nhiều giả hành. ðây là nhóm
bao gồm các cây tăng trưởng liên tục nhưng có chu kỳ nghỉ sau những mùa sinh
trưởng. Chi này vừa có thân thật vừa có giả hành. Giả hành tuy là thân nhưng lại
chứa diệp lục, dự trữ nước và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển giả
hành mới. Cấu tạo giả hành gồm nhiều mô mềm chứa ñầy dịch nhầy, phía ngoài có
lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ ñể tránh sự mất nước do sức nóng
của mặt trời. ða số các củ giả hành có màu xanh nên nó ñã cùng với lá làm nhiệm
vụ quang hợp (Trần Hợp, 2000).
Thân của các ñại diện chi Hoàng Thảo ñều phân ñốt, hình trụ, hình con suốt,
hình chùy, hình trứng…có chiều dài thay ñổi từ 2-3cm ñến 120 cm hoặc ñôi khi
hơn, kích thước phổ biến là 20-50cm. Lát cắt ngang thân có thể là hình tròn, bầu
dục, ñôi khi hình 4 cạnh nhưng ñược gọi chung theo kích thước ngang này là chiều
dày, thay ñổi từ 0,3-1,5cm nhưng ña số hay gặp là khoảng 0,5-1cm. Thân có thể
mảnh, ñôi khi dẹp bên hoặc là dày mập lên. Phần dầy mập lên của thân gồm một vài
lóng ở sát gốc hoặc ở sát ñỉnh, còn thì ña số là ở giữa thân ñều dần lên ñến ñỉnh và
xuống phía gốc. ðôi khi phần dày lên theo hình con suốt có 4 gờ sắc. Ở cá biệt vài
loài chỉ có các mấu dày lên, còn lóng thì hầu như không làm thân có tràng hạt hoặc
sự dày lên là dần dần ñộc lập ở mỗi lóng làm thành dạng ñùi gà nối tiếp. Phần tận
cùng là gốc, nơi xuất phát của rễ, thường là nhỏ mảnh nhưng cũng không ít trường
hợp phình to ra (Dương ðức Huyến, 2007)
b. Rễ
Sự ña dạng về hình thái và cấu trúc rễ ñã làm cho chi lan hoàng thảo phù hợp
với ñiều kiện sống như khi sống trong ñất thì rễ mập, thân rễ bò dài (Trần Hợp,
2000). Rễ của các ñại diện chi Hoàng Thảo là rễ khí sinh, mảnh, hình trụ, màu xanh
và chuyển thành nâu khi già, chúng thường ôm lấy giá thể hoặc buông thõng xuống.
Ở một số loài sống bám lơ lửng trên vỏ thân cây gỗ làm nhiệm vụ lấy nước, muối
khoáng, hấp thụ dinh dưỡng, chúng ñược bao bọc bởi lớp mô hút ẩm dày bao gồm
cả những lớp tế bào chết chứa ñầy không khí do ñó nó ánh lên màu xám bạc. Chiều
dài của rễ từ 0,1- 0,3cm; rễ thường mọc ra từ phần gốc của thân hoặc ñôi khi có thể
ở mấu thân của một vài loài
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
9
c. Lá
Lá mọc thành hai dãy so le nhau, không có cuống mà chỉ có bẹ ôm thân. Lá
phân bố suốt dọc thân nhưng ở nhiều ñại diện lá tập trung 2-5 chiếc ở ñỉnh thân,
cũng có khi phần ñỉnh thân chỉ có hoa mà không có lá. Lá thường tồn tại khi cây ra
hoa nhưng ở nhiều loài lá rụng ñi trước khi hoa nở. Số lượng lá thay ñổi nhiều có
khi chỉ còn 3-5 lá, thậm chí hiếm khi 1 hoặc 2 lá. Lá thường cứng, dạng da bóng, bề
mặt thường nhẵn, ñôi khi bề mặt bẹ và lá thường là khi lá còn non có phủ lông cứng
ngắn màu ñen sớm rụng. ða số lá có dạng lưng-bụng bình thường, ñôi khi gặp vài
ñại diện có lá hình trụ. Lá nguyên, mép nhẵn, màu xanh có các gân hình cung. Lá
thường hình mác, bầu dục, ñôi khi hình kiếm, hình thuôn hoặc ít khi lá hình thoi
dài, hình nêm. ðỉnh lá nhọn hoặc tù, rất nhiều trường hợp lá xẻ 2 thùy nhọn, tù hoặc
là tròn lệch nhau. Chiều dài của lá thay ñổi từ 1-19 cm và chiều rộng từ 0,3-3,5cm.
Lá hình trụ thường có bề dày (từ 0,2-0,4cm) (Dương ðức Huyến, 2007)
d. Cụm hoa
Cụm hoa chùm thường nhiều hoa, ñôi khi ít hoa hoặc ñơn ñộc. Cụm hoa dài
thường rủ thõng xuống, nhiều loài có cụm hoa ñẹp có giá trị làm cảnh (Dương ðức
Huyến, 2007).
e. Hoa
Hoa lưỡng tính, ñối xứng hai bên. Màu sắc hoa ña dạng, sặc sỡ. Hoa ña số các
loài có hương thơm, Bao hoa chia 2 vòng. Vòng ngoài gồm 1 lá ñài giữa và 2 lá ñài
bên. Vòng trong gồm có 2 cánh hoa và một cánh môi (Dương ðức Huyến, 2007).
* Cằm
Là một bộ phận ñược hình thành nhờ mép phần gốc 2 lá ñài bên dính nhau và dính
với chân cột. Cằm có các hình bán cầu, hình túi ñến hình cựa, hình trụ cong ít nhiều
(Dương ðức Huyến, 2007).
* Cánh môi
So với lá ñài, cánh hoa ít nhiều có kích thước và màu sắc khác biệt. Tuy
nhiên, ngay trong các cánh hoa thì cánh môi khác nhiều so với các thành phần còn
lại của bao hoa cả về màu sắc, kích thước lẫn trang trí. Trang trí ña dạng trên cánh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
10
môi như ñốm, vạch, diềm tua, u lồi, ñường sống, lông phủ chiếm vị trí khá quan
trọng trong phân loại. Nhiều ñại diện có gốc cánh môi dính với chân cột tạo thành
cựa (Dương ðức Huyến, 2007).
* Cột (trụ nhị-nhụy)
Cột hay còn gọi là trụ nhị-nhụy, thường thấp, mặt trước hơi lõm lòng máng;
ñỉnh cột lõm ñể chứa khối phấn, hai mép ñỉnh cột có 2 răng cột; phủ lên ñỉnh cột
nắp bao phấn (thường gọi ñơn giản là nắp). Ở gốc cột có mỏ, thường là một phần
phụ dạng màng nhô ra nhằm ngăn cách bao phấn với nhụy (hốc ñặt phấn). Chỗ thấp
nhất phía dưới cột là chân cột, thường hình tam giác thuôn và có tuyến mật. Bao
phấn hình mũ, bề mặt thường nhẵn hoặc có nhũ mịn, ñôi khi có lông nạc bao phủ.
Khối phấn hình chùy, không có chuôi, số lượng là 4, xếp thành 2 cặp. Bầu hạ,
thường nhỏ và thon dần xuống cuống hoa, ranh giới giữa bầu và cuống hoa không
rõ rệt, bầu 3 ô, rất nhiều noãn (Dương ðức Huyến, 2007).
f. Quả
Quả nang thường hình chùy hoặc hình con suốt, chứa rất nhiều hạt nằm xen
lẫn những sợi lông mảnh. Khi quả già, gặp trời ẩm sợi này sẽ hút nước và trương
lên, phá vỡ vỏ quả giải phóng hạt ra ngoài. Hạt rất nhỏ, hầu như không trọng lượng,
bao quanh hạt là lớp màng dạng mắt võng, trong suốt chứa ñầy không khí dễ dàng
bay cùng hạt trong không khí nhờ gió. (Dương ðức Huyến, 2007)
2.1.3 ðặc ñiểm sinh thái học chi Dendrobium-Hoàng Thảo
a. Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ ảnh hưởng nhiều ñến sự tăng trưởng phát triển của lan Dendrobium
thông qua con ñường quang hợp và hoạt ñộng trao ñổi chất. Nhiệt ñộ thích hợp cây
quang hợp tốt, khả năng tích luỹ chất khô cao nên sinh trưởng và phát triển của cây
tốt. Ngược lại nếu nhiệt ñộ quá cao hoặc thấp sẽ ảnh hưởng xấu ñến sinh trưởng và
phát triển của lan.
Lan Hoàng Thảo thuộc loại cây ưa nóng, sinh trưởng tốt ở nhiệt ñộ 24-33
0
C.
Dưới 12
0
C và trên 37
0
C ñều làm chậm và ảnh hưởng lớn ñến sự ra hoa của cây.
Trong thực tế sản xuất tại miền Bắc có mùa ñông lạnh và mùa hè nóng thì
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
11
cần hạn chế tác ñộng xấu của nhiệt ñộ bằng cách vào mùa ñông thì che phủ nilon
quanh nhà trồng lan hoặc thắp ñiện còn mùa hè che lưới phản quang, có hệ thống
phun tưới thích hợp và tạo ñiều kiện thông thoáng trong nhà lan sẽ ñem lại hiệu quả
rõ rệt (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009)
b. Ẩm ñộ
ðộ ẩm thích hợp giúp cho cây ñược phát triển nhanh hơn hoa tươi và lâu tàn.
Dendrobium cũng như ña số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong ñiều kiện
không khí ẩm nhưng thoáng khí, vào ban ngày cây cần ñộ ẩm khoảng từ 40-60%,
vào ban ñêm ñộ ẩm thích hợp từ 60-90% thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Loại giá thể
quá ẩm và úng sẽ là ñiều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của giống Dendrobium vì
có thể bị thối toàn bộ rễ và biểu hiện là các cây con mọc từ phần ngọn của thân (Bùi
Thị Thu Hiền, 2009).
c. Ánh sáng
Dendrobium là giống ưa sáng, có thể trồng trong ñiều kiện ánh sáng trực tiếp
hay khuếch tán. Ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium là 70%, vì thế giàn che
với ñộ che sáng 30% dưới ñất và 40% ở trên cao với cường ñộ ánh sáng từ 15.000-
30.000 lux rất thích hợp cho sự phát triển của Dendrobium.
Mùa hè của miền Bắc cường ñộ ánh sáng mạnh, nhu cầu ánh sáng của lan
Hoàng Thảo khoảng 70-80% ánh sáng trực tiếp. Trong ñiều kiện râm mát cây
thường yếu, mọng nước, rất dễ nhiễm bệnh. Về mùa ñông cường ñộ ánh sáng yếu
và thời gian chiếu sáng ngắn, ñể lan Hoàng Thảo sinh trưởng và phát triển tốt và
ra hoa ñược thì cần bổ sung ánh sáng bằng cách thắp ñiện cho vườn lan (Bùi Thị
Hiền, 2009).
d. Dinh dưỡng
Lan Hoàng Thảo yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất ñịnh ñể sinh trưởng và
phát triển. Tuy không ñòi hỏi số lượng lớn nhưng phải ñầy ñủ các thành phần dinh
dưỡng N, P, K và các nguyên tố trung, vi lượng. Tuỳ từng giai ñoạn sinh trưởng mà
nhu cầu ñối với các thành phần dinh dưỡng có khác nhau (ðào Thanh Vân, ðặng
Thị Tố Nga, 2008)
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
12
d. Giá thể
Giá thể của Dendrobium cần chậu phải thật thoáng và không úng nước. Tuy
nhiên do bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc
giống Dendrobium cần giá thể hơi ẩm chút ít nhưng không ñược làm thối căn hành.
Vì thế một số loài Dendrobium có thể phát triển trên các giá thể là xơ dừa hay cả
quả dừa, dùng như một cái chậu chứa sẵn giá thể. Tuy nhiên nếu giá thể là xơ dừa
phải hạn chế số lần tưới nước, nếu chậu là quả dừa nguyên phải cưa phần ñáy, nếu
không cây bị thối vì quá ẩm. Cũng có thể trồng cây lan Dendrobium với căn hành
cách ñáy chậu khoảng 3cm, rồi rải thật thoáng xung quanh căn hành là một số rễ lục
bình giặt sạch. Với cách trồng này thì kích thước chậu và cây phải thật tương xứng.
Tuy nhiên, giá thể than và gạch nung vẫn tỏ ra hiệu quả nhất ñối với các loài
Dendrobium
2.1.4 ðặc ñiểm hình thái và giá trị sử dụng của loài Dendrobium fimbriatum
Hook.
a, ðặc ñiểm hình thái
Loài Dendrobium fimbriatum Hook. Có tên Việt Nam là Hoàng thảo long
nhãn, Kim ñiệp, Mã tiên thạch hộc có thân dài 90cm, hình trụ, dày 0,7- 0,8 cm, lóng
dài 3- 4cm. Lá hình mác rộng, ñỉnh nhọn, dài 10-13cm, rộng 2-3cm. Lá bắc dài
khoảng 0,5cm. Loài này có cụm hoa bên ở sát ñỉnh thân, dài 5-8cm, nhiều hoa, hoa
màu vàng, ñường kính 4,5-5cm, cuống hoa và bầu dài khoảng 3cm. Các lá ñài hình
bầu dục, ñỉnh tù, dài 3-3,5cm, rộng 3,3-3,5cm; mép xẻ răng sâu hoặc có diềm tua
dày, phân nhánh, giữa môi có một ñốm lớn màu tím ñỏ hoặc nâu tím. Cột cao
khoảng 0,5cm; răng cột tù. Nắp bao phấn hình mũ cao, nhẵn. Nở hoa tháng 3 ñến
tháng 7 (Dương ðức Huyến, 2007)
b, Giá trị sử dụng của loài Dendrobium fimbriatum Hook.
* Cây ñược dùng làm cảnh vì hoa to, thơm màu vàng cam với môi xẻ tua, ở
họng có một ñốm màu nâu tím hoặc tím ñỏ giống mắt rồng rất ñẹp.
* Các bộ phận của cây ñược sử dụng làm thuốc:
Theo dược ñiển Trung Quốc 1997 (bản in tiếng Anh) dùng nhiều loài làm
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
13
Thạch hộc như D.Loddigesii Rolfe, D.fimbriatum Hook., D.chrysanthum Wall.ex
Lind., D.nobile Lindl. Thạch hộc chứa alcaloid sesquiterpen, dendrobine (alcaloid
chính), nobilin, dendroxin, dendramin, dendrin, 8-hydroxydendroxin, 3-hydroxy- 2-
oxodendrobine, 6-hydroxydendroxin. Hàm lượng dendrobine ở cây trồng là 0,58%
(ở thân) và 0,6% (lá) và ở cây hoang dại là 3,2% (ở thân), 0,8% (lá), và 0,08% (rễ).
(ðỗ Huy Bích và cs, 2004). Ngoài ra thạch hộc còn có một số alcaloid bậc 4 như N-
methyldendrobinium iodid, N-isopentenyl dendrobinium bromid, dendrobine N-
oxyd, N-isopentennyl dendroxinium clorid và N-isopenyl-6hydroxydendroxinium
clorid. Phần trên mặt ñất của thạch hộc chứa 2 dẫn chất pheantren là 4,7-dihydroxy-
2- methoxy-9, 10-dihydrophenanthren và denbinobin. Hai chất này ñộc ñối với tế
bào (ðỗ Huy Bích và cs, 2004).
Thạch hộc ñược dùng chữa bệnh sốt nóng, khô cổ, ho, ñau rát họng, khát
nước thuộc chứng âm hư, nóng trong, chữa ñau lưng, chân tay nhức mỏi, làm thuốc
bổ ngũ tạng, chữ hư lao, ra mồ hôi trộm, nam giới thiểu năng sinh dục, di tinh ñau
dạ dày ợ chua, sau khi khỏi bệnh bị hư nhược, gầy yếu, kém ăn.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc Thạch hộc ñược coi là có tác dụng giúp
ích cho dạ dày, làm tăng tiết dịch dưỡng âm trừ nhiệt, thuốc bổ và tăng sức lực toàn
thân, chữa liệt dương, khát nước do âm hư hoặc suy giảm dịch cơ thể, ăn không
ngon, buồn nôn, suy nhược cơ thể sau khi bệnh nặng, thị lực giảm (ðỗ Huy Bích và
cs, 2004)
Dùng thân và rễ loài Dendrobium fimbriatum Hook. chữa ho khan, ñau lưng
mỏi gối, thiểu năng sinh dục (Võ Văn Chi, 1997).
2.2 Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.2.1 Tính toàn năng của tế bào
Haberlandt (1902), lần ñầu tiên ñã quan niệm rằng mỗi tế bào bất kỳ của một
cơ thể sinh vật ña bào ñều có khả năng tiềm tàng ñể phát triển thành một cá thể
hoàn chỉnh. Theo quan niệm của sinh học hiện ñại thì mỗi tế bào riêng rẽ ñã phân
hoá ñều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết và ñủ của cả cơ thể sinh
vật ñó. Khi gặp ñiều kiện thích hợp, mỗi tế bào ñều có thể phát triển thành một cá
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
14
thể hoàn chỉnh. ðó là tính toàn năng của tế bào.
Tính toàn năng của tế bào mà Haberlandt nêu ra chính là cơ sở lý luận của
phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Cho ñến nay con người ñã hoàn toàn
chứng minh ñược khả năng tái sinh một cơ thể thực vật hoàn chỉnh từ một tế bào
riêng rẽ.
2.2.2 Sự phản phân hoá và phân hoá của tế bào
Cơ thể thực vật trưởng thành là một chính thể thống nhất bao gồm nhiều cơ
quan chức năng khác nhau, ñược hình thành từ nhiều loại tế bào khác nhau. Tuy
nhiên tất cả các loại tế bào ñó ñều bắt nguồn từ một tế bào ñầu tiên (tế bào hợp tử).
Ở giai ñoạn ñầu, tế bào hợp tử tiếp tục phân chia hình thành nhiều tế bào phôi sinh
chưa mang chức năng riêng biệt (chuyên hóa). Sau ñó từ các tế bào phôi sinh này
chúng tiếp tục ñược biến ñổi thành các tế bào chuyên hóa ñặc hiệu cho các mô, cơ
quan có chức năng khác nhau.
Sự phân hoá tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế bào mô
chuyên hoá, ñảm nhận các chức năng khác nhau. Ví dụ: Mô dậu làm nhiệm vụ
quang hợp, mô bì làm nhiệm vụ bảo vệ, nhu mô làm nhiệm vụ dự trữ, mô dẫn làm
chức năng dẫn nước và dẫn dinh dưỡng.
Quá trình phân hoá tế bào có thể biểu thị:
Tế bào phôi sinh Tế bào dãn Tế bào phân hoá
có chức năng riêng biệt
Tuy nhiên, khi tế bào ñã phân hoá thành các tế bào có chức năng chuyên hóa
riêng, chúng không hoàn toàn mất khả năng phân chia. Trong trường hợp cần thiết, ở
ñiều kiện thích hợp, chúng lại có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh
mẽ. Quá trình ñó gọi là phản phân hoá tế bào, ngược lại với sự phân hoá tế bào.
Sự phân hoá tế bào
Tế bào phôi sinh Tế bào dãn Tế bào chuyên hoá
Sự phản phân hoá tế bào
Về bản chất thì sự phân hoá và phản phân hoá là một quá trình hoạt hoá,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….
15
phân hóa gen. Tại một thời ñiểm nào ñó trong quá trình phát triển cá thể, có một số
gen ñược hoạt hoá (mà vốn trước nay bị ức chế) ñể cho ra tính trạng mới, còn một
số gen khác lại bị ñình chỉ hoạt ñộng và tính trạng ñó cũng biến mất. Mặt khác một
số gen vẫn tiếp tục hoạt ñộng ñể duy trì các tính trạng ñã có (Hoàng Minh Tấn,
Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Quang Sáng, 2006) ñiều này xảy ra theo một
chương trình ñã ñược mã hoá trong cấu trúc của phân tử ADN của mỗi tế bào khiến
quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật luôn ñược hài hòa.
Mặt khác, khi tế bào nằm trong một khối mô của cơ thể thường bị ức chế bởi
các tế bào xung quanh. Khi tách riêng từng tế bào hoặc giảm kích thước của khối
mô sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho sự hoạt hóa các gen của tế bào.
Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật thực chất là
kết quả của quá trình phân hoá và phản phân hoá tế bào. Kỹ thuật nuôi cấy mô, tế
bào xét cho ñến cùng là kỹ thuật ñiều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực
vật (khi nuôi cấy tách rời trong ñiều kiện nhân tạo và vô trùng) một cách ñịnh
hướng dựa vào sự phân hóa và phản phân hóa của tế bào trên cơ sở tính toàn năng
của tế bào thực vật. ðể ñiều khiển sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy, người ta
thường bổ sung vào môi trường nuôi cấy hai nhóm chất ñiều tiết sinh trưởng thực
vật là auxin và cytokinin. Trong môi trường nuôi cấy, tỷ lệ hàm lượng hai nhóm
chất này khác nhau sẽ tạo ra sự phát sinh hình thái khác nhau theo quy luật ñược
biểu thị ở hình 4.1. Theo sơ ñồ, khi trong môi trường nuôi cấy có tỷ lệ nồng ñộ
auxin (ñại diện là IAA)/cytokinin (ñại diện là kinetin) thấp thì sự phát sinh hình thái
của mô nuôi cấy theo hướng tạo chồi, khi tỷ lệ này cao mô nuôi cấy sẽ phát sinh
hình thái theo hướng tạo rễcòn ở tỷ lệ cân ñối sẽ phát sinh theo hướng tạo mô sẹo
(callus).
2.2.3 Ảnh hưởng của một số thành phần môi trường ñến sinh trưởng, phát triển
của mẫu cấy
Theo Nguyễn Quang Thạch (2009) thì ngay từ những giai ñoạn ñầu của sự
phát triển kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật tùy thuộc ñối tượng nghiên cứu, mục
ñích nghiên cứu khác biệt ñòi hỏi phải có những môi trường dinh dưỡng thích hợp