Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Bước đầu nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây trầu bà – philodendron xanadu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 75 trang )

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC






BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“Bước đầu nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in
vitro cây trầu bà – Philodendron Xanadu”
“Khóa luận đệ trình Khoa CNSH, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội là một phần yêu cầu của
trình độ đại học ngành Công nghệ sinh học".
HÀ NỘI - 2011

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Ảnh hưởng của BA đến khả năng tạo chồi của mẫu cấy 33
Bảng 2: Ảnh hưởng của Kinetin tới khả năng tạo chồi của mẫu cấy 36
Bảng 3: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IAA tới khả năng tạo chồi của mẫu cấy 39
Bảng 4: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA tới khả năng tạo chồi của mẫu cấy 42
Bảng 5: Ảnh hưởng của α-NAA đến giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh 48
Bảng 6: Ảnh hưởng của than hoạt tính tới giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh 52
Bảng 7: Ảnh hưởng của giá thể tới tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của cây in Vitro 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Ảnh hưởng của BA đến khả năng tạo chồi của mẫu cấy 35
Hình 2: Ảnh hưởng của Kinetin tới khả năng tạo chồi của mẫu cấy 38
Hình 3: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IAA tới khả năng tạo chồi của mẫu cấy 41
Hình 4: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA khả năng tạo chồi của mẫu cấy 44
Hình 5: Ảnh hưởng của α-NAA đến giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh 51


Hình 6: Ảnh hưởng của than hoạt tính tới giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh 53
Hình 7: Ảnh hưởng của giá thể tới tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của cây in vitro 59
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân chồi của mẫu cấy 34
Biểu đồ 1.2: Ảnh hưởng của BA đến chiều cao TB/chồi của mẫu cấy 34
Biểu đồ 1.3: Ảnh hưởng của BA đến số lá TB/chồi của mẫu cấy 35
Biểu đồ 2.1: Ảnh hưởng của Kinetin tới hệ số nhân chồi của mẫu cấy 37
Biểu đồ 2.2: Ảnh hưởng của Kinetin tới chiều cao TB/chồi của mẫu cấy 37
Biểu đồ 2.3: Ảnh hưởng của Kinetin tới số lá TB/ chồi của mẫu cấy 38
Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IAA tới hệ số nhân chồi của mẫu cấy 40
Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IAA tới chiều cao TB/chồi của mẫu cấy 40
Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IAA tới số lá TB/chồi của mẫu cấy 41
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA tới hệ số nhân chồi của mẫu cấy 43
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA tới chiều cao TB/chồi của mẫu cấy 43
Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA tới số lá TB/chồi của mẫu cấy 44
Biểu đồ 5.1: Ảnh hưởng của α-NAA đến số rễ TB/chồi 48
Biểu đồ 5.2: Ảnh hưởng của α-NAA đến chiều dài TB của rễ 49
Biểu đồ 6.1: Ảnh hưởng của THT đến số rễ TB/chồi 52
Biểu đồ 6.2: Ảnh hưởng của THT đến chiều dài TB của rễ 53
Biểu đồ 7.1: Ảnh hưởng của giá thể tới chiều cao TB/cây 56
Biểu đồ 7.2: Ảnh hưởng của giá thể tới số lá TB/cây 57
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ - KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 CT Công thức
2 Đ/C Đối chứng
3 Agar Thạch
4 NXB Nhà xuất bản
5 TB Trung bình
6 MS Môi trường Murashige and Skoog - 1962
7 α -NAA α- Napthalene acetic acid

8 BA N6-benzyladenin
9 THT Than hoạt tính
10 IAA Indolyl acetic acid
11 IBA Indolyl butyric acid
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhu cầu sử dụng cây
cảnh của con người ngày tăng nhanh. Có nhiều loài cây được con người sử dụng
với nhiều mục đích trang trí khác nhau. Trầu bà cánh phượng (Philodendron
Xanadu) là một trong những loài cây cảnh đang được sử dụng ngày càng rộng rãi.
Trầu bà có tán lá xanh tươi, hình dáng lá đẹp và tao nhã phù hợp làm cây trang trí
nội thất, cây trồng chậu hoặc sử dụng cành cắt để cắm hoa… Do đó, trầu bà rất
được ưa chuộng trên thị trường cây cảnh.
Qua đó, cho thấy tiềm năng kinh tế to lớn của cây trầu bà. Vì vậy, trong những
năm gần đây, cây trầu bà đã dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường cây cảnh.
Ở nước ta, nguồn giống cây trầu bà được sản xuất chủ yếu ở miền Nam hoặc
được nhập từ Trung Quốc. Do đó, việc vận chuyển cây giống từ nguồn cung ứng
đến nơi tiêu thụ còn phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Vì thế nên việc cung
ứng cây giống cho thị trường còn thiếu chủ động, chưa đáp ứng được nhu cầu
ngày cành tăng nhanh của thị trường.
Từ trước tới nay, trầu bà được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm
cành. Tuy nhiên, với phương thức nhân giống này, hệ số nhân thấp, tốn thời gian
và công sức, đồng thời cây giống dễ bị nhiễm bệnh.
Vì vậy, phương thức nhân giống truyền thống đã không đáp ứng được nhu cầu
về cây giống cho thị trường. Do đó, việc tìm ra phương thức nhân giống mới nhằm
sản xuất được lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn là rất cần thiết.
Việc sử dụng phương pháp nuôi cấy mô in vitro là một trong những phương
pháp hữu hiệu nhất hiện nay có thể giải quyết được những khó khăn trên một cách
đơn giản. Phương pháp này cho phép nhân nhanh, tạo ra một số lượng cây giống

lớn, đồng nhất về mặt di truyền, sạch bệnh. Từ một cây mẹ ban đầu ta có thể nhân
ra hàng ngàn cây con có kích thước và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc
nhân giống được nhanh hơn. Mặt khác, cây con ổn định về mặt di truyền, đồng
thời giảm tác hại cho cây giống và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao
chất lượng cây giống và giảm giá thành. Đây là một phương pháp tiên tiến đã
được ứng dụng thành công trên thế giới và Việt Nam đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho hàng loạt cây trồng khác nhau.
Chính vì vậy nên chúng tôi chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu xây dựng quy
trình nhân nhanh in vitro cây trầu bà – Philodendron xanadu”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây trầu bà
(Philodendron Xanadu) làm cơ sở để nhân nhanh giống cây trầu bà chất lượng
cao cung cấp cho thị trường cây cảnh.
1.2.2.Yêu cầu
 Xác định được môi trường tái sinh và nhân nhanh tối ưu cây in vitro.
 Xác định môi trường tạo cây hoàn chỉnh.
 Xác định ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây
in vitro ngoài vườn ươm.

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật
2.1.1. Khái quát chung về chi Philodendron
Chi Philodendron chứa khoảng 700 loài, là chi lớn thứ hai trong họ Araceae
(Croatia, 1997). Philodendrons có nguồn gốc những vùng nhiệt đới ở châu Mỹ và
Tây Ấn (Gonçalves và Mayo, 2000). Phần lớn Philodendrons sinh trưởng ở những
khu rừng nhiệt đới, nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy ở các đầm lầy, trên bờ
sông, lề đường… Philodendrons cũng có thể được tìm thấy ở Úc, một số đảo Thái
Bình Dương, châu Phi và châu Á mặc dù chúng không phải là cây bản địa ở những

khu vực này (Foxcroft và cộng sự, 2008).
Dựa trên đặc điểm tăng trưởng, Philodendrons được chia thành ba nhóm bởi
McColley và Miller (1965). Nhóm đầu tiên có dạng dây leo hoặc leo bám, đại diện
: P. scandes K.Koch & Sello (heartleaf Philodendron). Nhóm thứ hai có phần
ngọn phát triển theo xu hướng thẳng đại diện là P. wendlandii Schott. Nhóm thứ
ba có dạng thẳng đứng hoặc dạng cây (tree) như: P. bipinnatifidum Endl. La scuar
các loài cũng có sự biến đổi khác nhau. Một số loài có lá nhỏ hình trái tim, trong
khi có những loài có lá lớn, phân thùy, có thể dài tới 4 feet. Ngoài ra các lá cũng
có sự khác biệt nhau về màu sắc.
Cành lá Philodenrons được sử dụng để trang trí, đặc biệt là các loại dạng dây
leo được trồng ở các giỏ treo hoặc các chậu có các cọc để cây leo (Chen và cộng
sự, 2005).
Một số loài phổ biến (Horticulture Program Eisenhower Park East Meadow, N.Y.
11554)
 Cordatum Philodendron là loài được trồng rộng rãi nhất. Có lá hình trái tim.
Có thể được trồng ở giỏ treo hoặc trồng chậu có cắm cọc để cây leo. Thường
được trồng ở nước hoặc rêu.
Tên thường gặp: Heartleaf Philodendron
 Scandens Philodendron micans lá mượt, màu đồng, màu đỏ ở mặt dưới, lá hình
tim. Có thể được trồng ở giỏ treo hoặc trồng chậu có cắm cọc để cây leo.
Tên thông dụng: Velvet – leaf Philodendron
 Philodendron pertusum khi còn nhỏ có lá ngắn, hình dạng bất bình thường, có
một phần đục lỗ hoặc toàn bộ. Cây trưởng thành có tán rộng, lá dày với nhiều
lỗ.
Tên thông dụng: Swiss cheese plant
 Philodendron domesticum trước đây gọi là Philodendron hastatum-arrow-
shaped bề mặt lá bóng. Các lá trưởng thành có thể dài 22 inch, rộng 9 inch.
Chiều cao có thể đạt từ 15 đến 20 feet.
Tên thông dụng: Philodendron Leaf Spade
 Philodendron bipennifolium trước đây gọi là Philodendron panduriforme-

Foliage lá tương tự như vi-ô-lông, do đó tên gọi chung Fiddle leaf
philodendron. Lá có thể dài tới 20 inches rộng 8 inch. Là một loài thực vật
trồng trong nhà tuyệt vời.
Tên thông dụng: Fiddle leaf
 Philodendron melanochrysum còn được gọi là Philodendron andreanum Long,
lá óng ánh niều màu. Nhạy cảm với bầu không khí lạnh và khô. Cây có thể đạt
chiều cao có thể 15-20 feet.
Tên thông dụng: Black Gold Philodendron
 Philodendron angustisectum trước đây gọi là Philodendron elegans lá như lá
dương xỉ, chiều dài có thể đạt 20 inch và rộng 16 inch. Rất ít rễ khí sinh.
Chiều cao cây có thể đạt chiều cao 15 feet.
 Philodendron wendllandii Long, lá hẹp, bóng loáng, màu xanh lá cây, lá phát
triển giống một hình hoa thị. Là một cây cảnh lý tưởng, vì cây đối xứng trên tất
cả các bên. Có thể chịu được nhiệt độ và độ ẩm cao.
 Philodendron selloum (P. bipinnatifidum) cây có kích thước lớn, lá hai thùy,
bóng. Có thể phát triển được trong các điều kiện không thuận lợi và phát triển
kích thước lớn. Có khả năng chịu lạnh và có thể chịu được nhiệt độ ở 0
0
C.
 Philodendron Xanadu, nhỏ gọn hơn P. selloum. Lá xẻ thùy sâu. Dáng cây đẹp,
kích thước nhỏ gọn phù hợp hơn để sử dụng trong nhà.
2.1.2. Trầu bà - Philodendron Xanadu
Tên Việt Nam: Trầu bà cánh phượng (trầu bà lá xẻ)
Tên tiếng Anh: Xanadu Philodendron
Tên khoa học : Philodendron Xanadu
Chi : Philodendron
Họ : Araceae (họ Ráy)
Philodendron xanadu được phát hiện ở Tây Úc vào năm 1983. Tại thời điểm
đó nó được đặt tên Philodendron 'Winterbourn' và đã được bảo hộ theo quyền tác
giả giống cây trồng tại Úc, nó đã được đổi tên thành Xanadu của House Plants -

Australia và đưa ra thị trường vào năm 1988 và tên này đã được đăng ký nhãn hiệu
tại Mỹ ().
Loài Philodendron xanadu được công bố lần đầu tiên năm 2002 bởi Croat và
cộng sự được đăng tải trên tạp chí International Aroid Society journal Aroideana
( ). Khi đó Philodendron xanadu được mô tả là
một loài mới của chi Philodendron (Araceae).
Theo công bố của tác giả Julius Boos được đăng trên International Aroid
Society journal Aroideana năm 2008, cây trầu bà (Philodendron xanadu) được cho
là có nguồn gốc ở miền đông nam Brazil (Julius Boos, 2008).
2.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây trầu bà
2.2.1. Đặc điểm thực vật học
Philodendron xanadu là cây bụi nhỏ, thân thảo, có nhiều rễ khí sinh. Lá tập
trung ở đầu cành, lớn thuôn nhọn đầu, gốc tim, xẻ thùy lông chim sâu, cuống dài,
gốc có bẹ ôm thân.
2.2.1.1. Thân
Thân có nhiều đốt, mỗi đốt thân là khoảng cách giữa hai cuống lá liên tiếp.
Mức độ dài ngắn của các đốt thân có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.
Ở các đốt có thể mọc ra các rễ khí sinh có tác dụng chính là chống đỡ cho cây. Khi
cây rụng lá sẽ để lại các vết sẹo đặc trưng trên thân cây. Khi cây trưởng thành
chiều cao cây có thể đạt 75cm ().
2.2.1.2. Lá
Philodendron xanadu là cây có tán lá xanh tốt. Lá lớn, tập trung ở đầu cành,
cuống lá dài, gốc lá có bẹ ôm thân và cuống lá có rãnh hình chữ “C”. Rãnh hình
chữ “C” này ngoài tác dụng giúp gốc cuống lá bao bọc lấy cây còn có tác dụng
giúp cây thu nhận được nhiều nước hơn do nước chảy theo các rãnh xuống gốc
cây (). Các lá mọc xen kẽ trên cành, trên một cây
xuất hiện hai loại lá là lá non và lá trưởng thành. Khi lá còn non, chúng có hình
dạng khác với lá trưởng thành (lá chưa xẻ thùy sâu), khi lá trưởng thành chúng sẽ
có hình dạng đặc trưng của loài.
- Lá non thường có dạng hình tim, màu xanh nhạt.

- Lá trưởng thành có dạng lá xẻ thùy lông chim sâu, độ sâu xẻ thùy phụ
thuộc vào tuổi lá và kích thước lá, thường xẻ thùy sâu 3 – 4cm, màu xanh đậm.
2.2.1.3. Rễ
Trên cây có hai loại rễ cùng tồn tại đó là rễ chính và rễ khí sinh. Các rễ khí sinh
được mọc ra từ các đốt. Kích thước và số lượng rễ khí sinh của mỗi đốt phụ thuộc
vào số lượng giá thể cho rễ mọc vào. Rễ khí sinh có hai vai trò chính là thu nhận
nước và các chất dinh dưỡng cho cây đồng thời giúp cây bám vào giá thể. Vì vậy,
rễ khí sinh được sử dụng để gắn vào cây có xu hướng ngắn hơn, nhiều hơn, và đôi
khi có một lớp lông rễ đính kèm; còn rễ khí sinh phục vụ mục đích thu nước và
chất dinh dưỡng có xu hướng dày hơn và dài hơn. Nhiệm vụ của rễ chính chủ yếu
là thu nhận chất dinh dưỡng và nước để nuôi cây ().
2.2.1.4. Hoa
Hoa của Philodendron Xanadu được bao bọc bởi một bông mo có màu tía,
xung quanh viền mo có màu đỏ tạo thành một cụm hoa. Cụm hoa có kích thước
nhỏ. Cụm hoa có cuống mập và được mọc ra từ đỉnh của cành.
2.2.1.5. Quả và hạt
Philodendron Xanadu có quả mọng, tròn và nhỏ. Ở phía bên trong lớp vỏ
mọng là hạt. Khi quả còn nhỏ sẽ được bao bọc bởi bông mo, đến giai đoạn quả
trưởng thành bông mo sẽ mở ra để phát tán hạt.
2.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây trầu bà
* Đất:
Yêu cầu đất phải tơi xốp, đủ ẩm, nhưng không được sũng nước, do vậy nên đất
phải thoát nước tốt. Đồng thời đất phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
* Ánh sáng:
Cây trầu bà có yêu cầu ánh sáng vừa phải, phát triển phù hợp ở ánh sáng mặt
trời gián tiếp, thích hợp trồng ở những nơi có che bóng một phần, nhưng bóng
không sâu. Ánh sáng mặt trời quá mạnh có thể làm cho cây bị vàng hoặc cháy lá.
* Nước:
Cây trầu bà yêu cầu cần phải tưới nước thường xuyên nhất là những ngày khô
hanh, không nên tưới quá đẫm nước. Cần phải tưới nước giữ cho đất luôn ẩm và

thoát nước khi đất sũng nước.
* Nhiệt độ:
Trầu bà là cây trồng nhiệt đới, thích hợp nhiệt độ 21 – 32
0
C, chịu được nhiệt độ
38 -40
0
C, chịu được nhiệt độ mùa đông không dưới 10
0
C. Cây phát triển mạnh ở
nhiệt độ trong ngày khoảng 26,5
0
C và khoảng 21
0
C vào ban đêm.
* Độ ẩm
Cây cần được trồng trên đát đủ ẩm. Cây phát triển thích hợp ở độ ẩm từ 60 –
100%
2.2.3. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ ()
Philodendrons nói chung là cây khỏe mạnh, nhưng chúng cũng có thể bị
phá hoại bởi côn trùng và các nguồn bệnh nấm, vi khuẩn Do đó, việc giám sát để
kịp thời ngăn chặn các nguồn bệnh và tác nhân gây hại là rất cần thiết.
2.2.3.1. Bệnh hại
* Bệnh bạc lá Erwinia (E. chrysanthemi và E. carotovora subsp.
Carotovora)
- Triệu chứng: bệnh bạc lá Erwinia xuất hiện ban đầu là các vết bệnh nhỏ
chủ yếu trên lá. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cây ở nhiều lứa tuổi nhưng
nghiêm trọng nhất ở cây trưởng thành. Sau một thời gian thì các khu vực bị tổn
thương sẽ lan rộng ra. Vi khuẩn này lây lan từ các tổn thương lá vào cuống lá gây
ra sự sụp đổ hoàn toàn của lá bị nhiễm bệnh. Sự thối nhũn của lá và cuống lá là

đặc trưng cho Erwinia bệnh bạc lá và có thể xảy ra trong ít nhất là hai ngày.
- Phòng trừ: Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên khi nhiệt độ tăng và
nghiêm trọng nhất khi lượng phân bón cho cây quá ít hoặc quá nhiều. Sử dụng các
loại thuốc diệt khuẩn như mancozeb đồng hoặc sulfat. Giảm thiểu lượng nước
tưới, sử dụng tỷ lệ lượng phân bón phù hợp. Cần cách ly để phọng ngừ bệnh lây
lan sang các cây trồng khác.
* Đốm lá Pseudomonas (Pseudomonas cichorii)
- Triệu chứng: Bệnh này xuất hiện tương tự như Erwinia ngoại trừ tổn
thương rất hiếm khi trở thành thối nhũn.
- Phòng trừ: Tương tự bệnh bạc lá
* Đốm lá Phytophthora (Phytophthora parasitica)
- Triệu chứng: Các tổn thương có màu nâu sẫm, ẩm ướt, hình dạng bất
thường, bệnh là nghiêm trọng nhất trong những tháng mùa hè.
- Phòng trừ: Trồng cây trong các loại giá thể sạch nguồn bệnh.
* Thối gốc và rễ Pythium (Pythium spp.)
- Triệu chứng: Một trong những triệu chứng đầu tiên thối rễ Pythium trên
Philodendron này là vàng lá. Lá chuyển sang màu nâu và thường vẫn còn gắn liền
với thân cây trong khi lá vẫn còn non. Rễ đen và xốp.
- Phòng trừ: Luôn luôn làm sạch giá thể để loại trừ nguồn bệnh.
* Dasheen mosaic virus (DMV)
- Triệu chứng: Các lá bị khảm.
- Phòng trừ: Loại bỏ và hủy những cây bị nhiễm bệnh là cách duy nhất để
ngăn chặn sự lây lan của virus. Kiểm soát rệp và khử trùng các dụng cụ cắt định
kỳ cũng là cách quan trọng để giảm thiểu sự lây lan virus.
2.2.3.2. Côn trùng gây hại
Sâu bệnh động vật chân đốt lớn của loài thực vật này bao gồm các rệp, sâu
bướm (sâu), muỗi nấm, rệp sáp, quy mô, ruồi bờ và bọ trĩ. Rệp, sâu bướm, muỗi
nấm, ruồi bờ và bọ trĩ có khả năng bay vào nhà kính từ cỏ dại và truyền các bệnh
từ thực vật bị nhiễm khuẩn bên ngoài vào.
* Rệp vừng

- Triệu chứng: Rệp vừng là côn trùng hình quả lê, thân mềm thay đổi màu từ
màu xanh lá cây ánh sáng đến màu nâu sẫm. Rệp vừng có thể gây ra sự biến dạng
của tăng trưởng của cây, trong trường hợp nặng, thực vật bị nhiễm khuẩn có thể
được còi cọc.
- Phòng trừ: Sử dụng một số loại hóa chất để kiểm soát rệp vừng.
* Rệp sáp
- Triệu chứng: Rệp sáp xuất hiện như là màu trắng, khối lượng bông ở nách
lá, trên bề mặt dưới của lá và rễ. Cây trở nên còi cọc, ở mức độ nghiêm trọng, các
bộ phận của cây bắt đầu chết.
- Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng.
* Bọ trĩ
- Triệu chứng: Lá bị nhiễm khuẩn trở nên cong hoặc bị bóp méo, với những
vết sẹo màu xám bạc hoặc các khu vực bị bọ trĩ ăn
- Sử dụng các loại thuốc diệt bọ trĩ.
* Ngoài ra còn một số bệnh do tuyến trùng gây ra, bộ rễ bị ảnh hưởng xấu dẫn
đến cây sinh trưởng phát triển kém.
2.3. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất của cây trầu bà
2.3.1. Giá trị kinh tế
Ngày nay, nhu cầu cây cảnh của con người ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên,
yêu cầu và thị hiếu của mỗi người tiêu dùng không giống nhau. Vì vậy, giống và
chủng loại các loại cây cảnh cung cấp cho thị trường cần phong phú và đa dạng.
Trầu bà cánh phượng (Philodendron Xanadu) là một loại cây có dáng cây, màu
sắc và hình dạng lá đẹp. Đồng thời nó cũng là loại cây xanh quanh năm và có kích
thước nhỏ gọn. Cây trầu bà có thể được trồng trong chậu hoặc trồng trong vườn.
Đặc biệt, cây trầu bà rất phù hợp để trang trí nội thất, nó có thể được để trang trí
trong phòng khách, trong cơ quan hoặc trong các buổi hội nghị… Do đó, nhu cầu
về cây trầu bà ngày càng tăng nhanh, đòi hỏi cần cung cấp một lượng cây lớn cho
thị trường. Vì vậy, cây trầu bà là một loại cây có tiềm năng kinh tế to lớn.
2.3.2. Tình hình sản xuất
Từ năm 1988, cây trầu bà đã được đưa ra thị trường thế giới và trở thành

một cây trang trí nội thất có giá trị. Trong những năm gần đây, do nhu cầu về cây
trang trí nội thất ngày càng tăng của thị trường, quy mô sản xuất cây trầu bà cũng được
mở rộng.
Trên thế giới, ở các nước Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn độ… Trầu bà
đang được sản xuất trên quy mô lớn để đưa ra thị trường thế giới. Đặc biệt,
phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô đã được áp dụng rộng rãi tại các nước
này, nên sản lượng cây giống thu được rất lớn.
Ở nước ta, trầu bà chủ yếu được sản xuất ở miền Nam nhưng chủ yếu bằn
phương pháp giâm cành do đó còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.
2.3.3. Phương pháp nhân giống
Trước đây các cây thuộc chi Philodendron được nhân giống chủ yếu bằng hai
phương pháp là nhân giống bằng hạt hoặc nhân giống thông qua phương pháp cắt
cành. Tuy nhiên, trong vòng 12 năm trở lại đây, người ta đã bắt đầu áp dụng
phương pháp nuôi cấy mô vào việc nhân giống Philodendrons nhằm tạo ra số
lượng cây lớn, sạch bệnh trong khoảng thời gian ngắn.
Phương pháp nhân giống một số loài thuộc chi Philodendron
Tên chung Phương pháp nhân giống
Philodendron bipinnatifidum Hạt giống
Philodendron `Black Cardinal' Nuôi cấy mô
Philodendron `Emerald Prince' Nuôi cấy mô
Philodendron `Imperial Green' Nuôi cấy mô
Philodendron `Imperial Red' Nuôi cấy mô
Philodendron martianum Hạt giống
Philodendron `Moonlight' Nuôi cấy mô
Philodendron `Prince Albert' Nuôi cấy mô
Philodendron `Prince of Orange' Nuôi cấy mô
Philodendron selloum Hạt giống
Philodendron wendlandii Hạt giống
Philodendron `Xanadue' Nuôi cấy mô
(Nguồn: )

2.3.1. Nhân giống bằng hạt
Một số loài thuộc chi Philodendron có thể dùng hạt để nhân giống
(P.Selloum, P. Wendlandii…). Các hạt giống được thu hoạch và bảo quản trong các
túi hút chân không. Khi nhân giống, các hạt nhỏ được gieo lên trên bề mặt giá thể
phù hợp. Hạt giống nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 23 – 25,5
)0
C, bề mặt giá thể cần
phải được giữ ẩm ướt. Có thể sử dụng vòi phun sương mù để ổn định độ ẩm cho
bề mặt giá thể. Ánh sáng thích hợp cho quá trình nảy mầm là từ 300 – 600 lux.
Khi cây con phát triển được 2 lá thì cường độ ánh sáng phải được tăng lên 1500 –
2500 lux để cây sinh trưởng tốt. Khi hạt đã nảy mầm cần tạo các điều kiện phù
hợp cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt nhất ().
Phương pháp nhân giống bằng hạt đạt hiệu quả không cao vì hạt giống phải
được bảo quản kỹ, yêu cầu các thiết bị hỗ trợ cao mới đạt được tỷ lệ nảy mầm cao.
Mặt khác các cây được sản xuất bằng phương pháp gieo hạt cho số lượng chồi phụ
ít. Do đó các loài còn lại thuộc chi Philodendron thường được nhân giống bằng
phương pháp cắt cành giâm.
2.3.2. Phương pháp nhân giống bằng giâm cành
Các cành Philodendrons được cắt với các kích thước khác nhau (phụ thuộc
vào loài), mỗi cành đều chứa các đốt. Những cành này có thể được nhúng qua các
dung dịch kích thích ra rễ sau đó được cắm vào môi trường giá thể thích hợp cho
sự ra rễ (thường là chậu cát hoặc hỗn hợp than bùn, rêu). Những chậu này được
đặt trong nhà kính có nhiệt độ 21 – 24
0
C và để ở ánh sáng mặt trời trực tiếp. Sau
khi cây con bắt đầu phát triển thì có thể chuyển chúng sang các chậu lớn hơn hoặc
đưa ra trồng trực tiếp ở ngoài môi trường ở những vùng có khí hậu ôn hòa (Botany
.com).
Yêu cầu giá thể phải đủ ẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp cho
quá trình ra rễ. Từ các đoạn cành này sẽ mọc lên các chồi mới để tạo thành cây

hoàn chỉnh. Có thể tách các chồi ở các cành này để trồng trên giá thể.
Một cách khác để nhân giống Philodendrons đó là cắt gốc cây và đặt chúng
trong môi trường ra rễ, đến khi rễ cây phát triển thì chuyển chúng sang các chậu
(Botany .com).
Trước đây, Philodendron Xanadu được nhân giống chủ yếu bằng phương
pháp này. Tuy nhiên, phương pháp này cho số lượng cây nhỏ do số lượng cành
giâm hạn chế, số chồi ít.
2.3.3. Phương pháp nuôi cấy mô
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với phương
pháp này có thể tạo ra một số lượng cây con lớn, đồng đều, sạch bệnh trong một
khoảng thời gian ngắn. Mặt khác, kỹ thuật nuôi cấy mô được tiến hành trong
phòng thí nghiệm, không bị hạn chế bởi các yếu tố tự nhiên. Có thể điều chỉnh
được các điều kiện sinh thái tốt nhất cho cây Philodendrons phát triển, do đó, có
thể chủ động được về giống.
Vật liệu được đưa vào nuôi cấy mô phụ thuộc vào các loài khác nhau (đỉnh
sinh trưởng, đoạn thân, cuống lá…). Ví dụ, vật liệu nuôi cấy mô của P.Xanadu là
đỉnh sinh trưởng hoặc đoạn thân … Trong quá trình nuôi cấy, từ vật liệu ban đầu,
thông qua các giai đoạn nuôi cấy mô, số lượng cây con được tăng lên nhanh
chóng. Cây con in vitro được đưa ra vườn ươm để thích ứng với môi trường tự
nhiên, từ đó cung ứng ra thị trường.
Tóm tắt quy trình nhân nhanh bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật trên
Philodendrons:
Chọn lọc và chuẩn bị mẫu cấy
(Đoạn thân)
Nuôi cấy khởi động (Khử trùng mẫu và đưa vào nuôi cấy)
Nhân nhanh in vitro
Tạo cây in vitro hoàn chỉnh
Ra cây ngoài vườn ươm
Trong phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô, chồi thường được nuôi
cấy trong môi trường nhân nhanh khoảng 3 – 5 tuần, sau đó chuyển sang môi

trường ra rễ trong khoảng thời gian 4 – 6 tuần.
Như vậy, nuôi cấy mô là phương pháp phù hợp nhất để nhân giống
Philodendrons.
2.3.4. Những nghiên cứu về nuôi cấy in vitro cây trầu bà
2.3.3.1. Trên thế giới
Trước những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây trầu bà đã có rất nhiều nghiên
cứu nuôi cấy mô về các loài trong chi Philodendron. Đây là một trong những nền
tảng quan trọng để làm tiền đề cho các nghiên cứu về Philodendron Xanadu sau
này.
Một số nghiên cứu in vitro về Philodendron :
Năm 1990, Jámbor-Benczúr và cộng sự đã đưa ra quy trình nhân giống in
vitro Philodendron tuxtlanum. Chồi được khử trùng và đưa vào môi trường nuôi
cấy khởi động là ½ MS hoặc MS có bổ sung 3 – 20mg/l BA, thời gian chiếu sáng
16h/ngày, cường độ ánh sáng 3000lux và nhiệt độ 25
0
C. Môi trường MS có bổ
sung 20mg/l BA là môi trường tốt nhất cho quá trình cảm ứng chồi và môi trường
½ MS bổ sung 8mg/l BA là môi trường thích hợp nhất cho quá trình phát triển của
chồi. Chồi phát triển trên môi trường ½ MS bổ sung 5mg/l BA được sử dụng trong
thí nghiệm ra rễ. Môi trường ra rễ bao gồm ½ MS bổ sung 2g than hoạt tính và
0,5mg/l α-NAA. Rễ phát triển trong vòng một tháng là có thể đưa ra vườn ươm, tỷ
lệ sống sót ở ngoài vườn ươm là 99,5% (Jámbor-Benczúr và cộng sự, 1990).
Philodendron Pertusum đã được nhân giống thành công bằng phương pháp
in vitro bởi Kumar Dinesh và cộng sự năm 1998. Trong nghiên cứu này, mẫu cấy
là các đoạn chồi dài khoảng 1cm, chúng được khử trùng bằng HgCl
2
và NaOCl.
Sau đó mẫu cấy được đưa vào môi trường nuôi cấy khởi động MS có bổ sung
thêm 10mg/l BA và 0,2mg/l IBA. Ở giai đoạn nhân nhanh, chồi được cấy vào môi
trường MS có bổ sung 3mg/l Kinetin và 1mg/lBA. Quá trình ra rễ được diễn ra

bình thường trên môi trường này (Kumar Dines và cộng sự, 1998).
Môi trường nuôi cấy dạng lỏng hay rắn, tĩnh hay lắc cũng ảnh hưởng đến
quá trình tái sinh và phát triển của chồi. Philodendrons nuôi cấy trong môi trường
lỏng hoặc lỏng lắc có bổ sung ancymidol (ANC) và paclobutrazol (PAC) sẽ hình
thành nhiều cụm chồi hơn trong môi trường nuôi cấy bình thường. Các chất này
làm chậm tăng trưởng, ức chế sự phát triển của lá và gây ra sự hình thành các cụm
chồi (Meira Ziv và Ariel Tamar, 1991).
Những nghiên cứu in vitro cây trầu bà:
Trên thế giới đã có nhiều thành công trong việc nhân nhanh in vitro cây trầu
bà.
Năm 2001, Sierra và cộng sự đã nghiên cứu quy trình khử trùng chồi ngọn
Philodendron xanadu đã chỉ ra rằng khử trùng chồi ngọn bằng Ca(OCl)
2
cho tỷ lệ
nhiễm thấp.
Năm 2004, Gaurab Gangopadhyay và cộng sự qua nghiên cứu về các loại
giá thể (agar, xơ dừa, xơ mướp) nuôi cấy trong môi trường lỏng vô trùng đã đưa ra
kết luận xơ mướp là giá thể thích hợp nhất cho sự cảm ứng và tăng nhanh tốc độ ra
rễ của Philodedron Xanadu.
Năm 2006, Jirakiattikul và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
điều hòa sinh trưởng thực vật (PGR) ở nồng độ khác nhau tới khả năng nhân chồi
và rễ của Philodendron xanadu. Kết quả cho thấy chồi nuôi cấy trên môi trường có
bổ sung một mình BA hoặc IAA phát triển mạnh hơn so với những chồi nuôi cấy
trên môi trường thiếu chất kích thích sinh trưởng. Trên môi trường ½ MS và môi
trường MS có bổ sung 0,5 và 1,0 mg/l α-NAA hoặc IBA cho kết quả là 100% chồi
ra rễ.
2.3.3.2. Ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có công bố chính thức về nghiên cứu in vitro
cây trầu bà cánh phượng Philodendron Xanadu.

×