Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận văn thạc sĩ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI SỌ VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT KHOAI SỌ CỤ CANG TẠI THUẬN CHÂU – SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








VŨ THỊ NỰ


THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI SỌ VÀ NGHIÊN CỨU
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ðẾN
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT KHOAI SỌ CỤ CANG TẠI
THUẬN CHÂU – SƠN LA


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG



HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp


i



LỜI CAM ðOAN

1. ðây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện trong vụ hè
thu 2010, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Vũ Quang
Sáng.
2. Số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực
và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào ở trong
và ngoài nước.
3. Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn


Vũ Thị Nự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii



LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi ñã
nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và
người thân.

Trước tiên, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS.
Vũ Quang Sáng người thầy ñã tận tình hướng dẫn giúp ñỡ và ñộng viên tôi
trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin ñược gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong
Khoa Nông học, Viện Sau ðại học những người ñã trực tiếp giảng dạy trang
bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học cao học.
Tôi xin ñược chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và nhân dân xã Chiềng
Pha – Thuận Châu – Sơn La ñã nhiệt tình giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè những người luôn bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện ñề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn


Vũ Thị Nự


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN
i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH x
1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của ñề tài 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Giới thiệu chung về cây khoai sọ 5
2.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ và phân bố 5
2.1.2. Giá trị kinh tế 5
2.2. ðặc tính thực vật học và các thời kỳ sinh trưởng của cây khoai
sọ 7
2.2.1. ðặc tính thực vật học 7
2.2.2. Phân loại thực vật khoai môn, sọ 9
2.2.3. Các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển 10
2.3. Yêu cầu ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây khoai sọ 11
2.3.1. Nhiệt ñộ 11
2.3.2. Nước 12
2.3.3. Ánh sáng 12
2.3.4. ðất ñai 12
2.3.5. Chất dinh dưỡng 13
2.4. Tình hình sản xuất khoai sọ trên thế giới và Việt Nam 13
2.4.1. Tình hình sản xuất khoai môn, sọ trên thế giới 13
2.4.2. Tình hình sản xuất khoai môn, sọ ở Việt Nam 14
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

iv



2.5. Vi sinh vật hữu hiệu và tình hình nghiên cứu ứng dụng công
nghệ EM trên thế giới và ở Việt Nam 18
2.5.1. Vi sinh vật trong tự nhiên 18
2.5.2. Vi sinh vật hữu hiệu và các dạng chế phẩm (EM) 19
2.5.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ EM trên thế giới 21
2.5.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ EM ở Việt Nam. 26
2.6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng phân hữu cơ và
phối hợp phân hữu cơ với phân khoáng cho cây trồng 28
2.7. Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp nghiên cứu về mật ñộ
trồng 31
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1. ðối tượng và vật liệu 33
3.1.1. ðối tượng 33
3.1.2. Vật liệu 33
3.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 33
3.3. Nội dung nghiên cứu 34
3.4. Phương pháp nghiên cứu 34
3.4.1. Bố trí thí nghiệm 34
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 35
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1. Tình hình sản xuất khoai sọ của huyện Thuận Châu 41
4.1.1. Tình hình sản xuất chung 41
4.1.2. Tình hình tiêu thụ 42
4.1.3. Thực trạng các biện pháp kỹ thuật áp dụng 44
4.1.4. ðịnh hướng phát triển cây khoai sọ Cụ Cang tại huyện
Thuận Châu 47

4.2. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh
trưởng, phát triển và sản lượng củ giống của khoai sọ Cụ Cang 50
4.2.1. Ảnh hưởng của mật ñộ ñến tỷ lệ sống của khoai sọ Cụ Cang 50
4.2.2. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng tới ñộng thái ra lá của khoai sọ
Cụ Cang 52
4.2.3. Ảnh hưởng của mật ñộ tới ñộng thái tăng trưởng chiều dài dọc lá
khoai sọ Cụ Cang 55
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v



4.2.4. Ảnh hưởng của mật ñộ tới chiều dài – rộng lá khoai sọ Cụ Cang 57
4.2.5. Ảnh hưởng của mật ñộ tới các yếu tố cấu thành năng suất của
khoai sọ Cụ Cang 60
4.2.6. Ảnh hưởng của mật ñộ tới năng suất khoai sọ Cụ Cang 65
4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân NPK phối hợp
với phân hữu cơ ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng khoai sọ Cụ Cang 69
4.3.1. Ảnh hưởng của phân NPK phối hợp với phân hữu cơ ñến tỷ lệ
sống của khoai sọ Cụ Cang 69
4.3.2. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ tới
ñộng thái ra lá của khoai sọ Cụ Cang 70
4.3.3. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ tới
chiều dài dọc lá khoai sọ Cụ Cang 73
4.3.4. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ tới
chiều dài, chiều rộng lá khoai sọ Cụ Cang 77
4.3.5. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ tới
sâu bệnh hại khoai sọ Cụ Cang 78
4.3.6. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ tới

các yếu tố cấu thành năng suất khoai sọ Cụ Cang 80
4.3.7. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ tới
năng suất khoai sọ Cụ Cang 85
4.3.8. Ảnh hưởng của phân NPK bón phối hợp với phân hữu cơ tới
chất lượng khoai sọ Cụ Cang 86
4.3.9. Ảnh hưởng của phân NPK bón phối hợp với phân hữu cơ tới
hiệu quả kinh tế khi trồng khoai sọ Cụ Cang 89
4.4. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ EM –
Bokashi ñến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng khoai
sọ Cụ Cang 91
4.4.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi tới tỷ lệ sống
của khoai sọ Cụ Cang 91
4.4.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi tới ñộng thái ra
lá của khoai sọ Cụ Cang 92
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi



4.4.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi ñộng thái tăng
trưởng chiều dài dọc lá khoai sọ Cụ Cang 95
4.4.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi chiều dài – rộng
lá khoai sọ Cụ Cang 99
4.4.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi tới sâu bệnh hại
khoai sọ Cụ Cang 100
4.4.6. Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi tới các yếu tố
cấu thành năng suất của khoai sọ Cụ Cang 100
4.4.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi tới năng suất
khoai sọ Cụ Cang 103
4.4.8. Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi tới chất lượng

khoai sọ Cụ Cang 104
4.4.9. Ảnh hưởng của EMINA – Bokashi ñến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất khoai sọ Cụ Cang 105
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 107
5.1. Kết luận 107
5.2. ðề nghị 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 113
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii



DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Từ viết tắt
A
a
CT
CTV
CV%
ð/C
G
Ha
EM
K
2
O
Kg
KLTB

LSD
0.05
NSLT
NSTT
NXB
N
V
P/C
P
2
O
5
STT
Chiều dài dọc lá
Tốc ñộ tăng trưởng chiều dài dọc lá
Công thức
Cộng tác viên
Hệ số biến ñộng
ðối chứng
Gam
Hecta
Effective Microorganisms
Kali tổng số
Kilôgam
Khối lượng trung bình
Mức sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nhà xuất bản
ðạm tổng số

Tốc ñộ tăng trưởng số lá
Phân chuồng
Lân tổng số
Số thứ tự

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố khoai môn, sọ trên thế giới từ năm 2004 – 2008 13

Bảng 4.1: Kết quả thống kê về tình hình sản xuất khoai sọ tại
Thuận Châu năm 2000 – 2009 41

Bảng 4.2: Tình hình chăm sóc khoai sọ Cụ Cang của các hộ nông dân 44

Bảng 4.3: Thành phần và mức ñộ sâu bệnh hại khoai sọ tại Thuận Châu 46

Bảng 4.4: Ảnh của mật ñộ trồng tới tỷ lệ sống của khoai sọ Cụ Cang 50

Bảng 4.5: Ảnh của mật ñộ trồng tới ñộng thái ra lá của khoai sọ Cụ Cang 52

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mật ñộ ñến ñộng thái tăng trưởng chiều dài
dọc lá khoai sọ Cụ Cang 55

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật ñộ tới chiều dài – rộng lá khoai sọ Cụ Cang 59

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của mật ñộ ñến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của khoai sọ Cụ Cang 61

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK với phân hữu cơ
tới tỷ lệ sống của khoai sọ Cụ Cang 69

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ
tới ñộng thái ra lá của khoai sọ Cụ Cang 70

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ
tới ñộng thái tăng trưởng chiều dài dọc lá khoai sọ Cụ Cang 73

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ
tới chiều dài, chiều rộng lá khoai sọ Cụ Cang 77

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK và phân hữu cơ
tới sâu bệnh hại khoai sọ Cụ Cang 78

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân NPK với phân hữu
cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai
sọ Cụ Cang 81

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của phân bón NPK kết hợp với phân hữu cơ tới
chất lượng khoai sọ Cụ Cang (ñánh giá cảm quan) 87

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ix



Bảng 4.16: Ảnh hưởng của phân bón NPK kết hợp với phân hữu cơ tới

chất lượng khoai sọ Cụ Cang (phân tích chỉ tiêu sinh hóa) 89

Bảng 4.17: Ảnh hưởng của phân bón NPK kết hợp với phân hữu cơ ñến
hiệu quả sản xuất khoai sọ Cụ Cang 90

Bảng 4.18: Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA –Bokashi tới tỷ lệ sống
của khoai sọ Cụ Cang 91

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi tới ñộng thái
ra lá của khoai sọ Cụ Cang 92

Bảng 4.20: Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi ñộng thái
tăng trưởng chiều dài dọc lá khoai sọ Cụ Cang 95

Bảng 4.21: Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi chiều dài –
rộng lá khoai sọ Cụ Cang 99

Bảng 4.22: Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi tới các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của khoai sọ Cụ Cang 100

Bảng 4.23. Ảnh hưởng của phân hữu cơ EMINA – Bokashi ñến chất
lượng khoai sọ Cụ Cang (phân tích chỉ tiêu sinh hóa) 105

Bảng 4.24. Ảnh hưởng của EMINA – Bokashi ñến hiệu quả kinh tế khi
sản xuất khoai sọ Cụ Cang 105

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
x




DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến ñộng thái ra lá khoai sọ

Cụ Cang 53

Hình 4.2: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
dài dọc lá khoai sọ Cụ Cang 57

Hình 4.3: Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất khoai sọ Cụ Cang 62

Hình 4.4. Ảnh hưởng của biện pháp bón phối hợp phân NPK với phân
hữu cơ tới ñộng thái ra lá khoai sọ Cụ Cang 71

Hình 4.5. Ảnh hưởng của của biện pháp bón phối hợp phân NPK với
phân hữu cơ ñến ñộng thái tăng trưởng chiều dài dọc lá khoai
sọ Cụ Cang 74

Hình 4.6. Năng suất khoai sọ Cụ Cang của biện pháp bón phối hợp phân
NPK với phân hữu cơ 82

Hình 4.7. ðộng thái ra lá khoai sọ Cụ Cang của biện pháp bón phân hữu
cơ EMINA – Bokashi 93
Hình 4.8: ðộng thái tăng trưởng chiều dài dọc lá khoai sọ Cụ Cang của
biện pháp bón phân hữu cơ EMINA – Bokashi 103
Hình 4.9: Năng suất khoai sọ Cụ Cang của biện pháp bón phân hữu cơ
EMINA – Bokashi 101
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1




1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây khoai môn, sọ (Colocasia esculenta (L) Schott) có lịch sử trồng
trọt lâu ñời, và thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Củ khoai sọ
chứa hàm lượng hydratcacbon cao, hàm lượng chất béo thấp và nhiều chất
khoáng. Lá và cuống lá chứa lượng lớn caroten và các khoáng chất canxi,
phốtpho, kali. Vì thế củ khoai môn, sọ ở một số giống cuống lá, dải bò ñều
ñược dùng như là những loại rau sạch.
Ở Việt Nam, cây khoai môn, sọ ñược trồng phổ biến trong vườn nhà,
ngoài ruộng nương ở mọi vùng sinh thái từ ñồng bằng cho tới cao nguyên nhờ
ñặc tính thích nghi rộng, dễ trồng Khoai môn, sọ ñược sử dụng rất ña dạng
có thể làm rau, lương thực, thức ăn gia súc và làm thuốc truyền thống. Tại
nhiều tỉnh miền núi, khoai môn, sọ ñóng vai trò quan trọng trong việc ñảm
bảo an toàn lương thực của hộ gia ñình nông dân. Hơn nữa khoai môn, sọ còn
là nguồn thu nhập ñáng kể của một số vùng trồng truyền thống như Yên
Thủy (Hòa Bình), Nho Quan (Ninh Bình), Tràng ðịnh (Lạng Sơn) trong ñó có
Thuận Châu (Sơn La) [15].
Thuận Châu là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La.
Vùng có 6 dân tộc cùng chung sống, có vị trí ñịa lý và ñịa hình khá phức tạp,
tạo nên sự ña dạng về ñiều kiện sinh thái. Vì vậy nơi ñây có sự phong phú về
tài nguyên di truyền thực vật, hình thành nên nhiều giống cây trồng ñặc sản
ñặc trưng cho vùng, trong ñó có cây khoai sọ Cụ Cang ñã tồn tại và phát triển
lâu ñời ở ñịa phương nên nó có khả năng thích nghi cao với ñiều kiện sinh
thái, phù hợp với tập quán canh tác của người dân ñịa phương. Tuy nhiên việc
canh tác chủ yếu là tự phát do người dân trồng trên các diện tích nhỏ, kỹ thuật
canh tác còn lạc hậu chưa sử dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất do vậy
sản lượng chưa cao và chất lượng ngày càng giảm sút, do sự khó khăn về

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2



giống, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hại, ñiều kiện khí hậu biến ñổi Trong ñó,
nguyên nhân về kỹ thuật canh tác hợp lí là một trong những nguyên nhân cơ
bản nhất.
Hầu hết các hộ nông dân ở châu Á - Thái Bình Dương cũng như ở
Việt Nam trồng khoai sọ trên nương, trong vườn nhà ñể tự cung tự cấp cho
gia ñình, rất ít khi bón phân cho khoai sọ. ðặc biệt là với người dân miền
núi như ở huyện Thuận Châu thì việc sử dụng phân bón là rất hạn chế, hầu
như là không bón phân cho khoai sọ khi trồng. Nguyên nhân một phần là do
ñiều kiện giao thông ñi lại khó khăn nhưng phần lớn vẫn là do ñiều kiện
kinh tế còn hạn hẹp, tập quán canh tác còn lạc hậu và sự thiếu hiểu biết của
người sản xuất.
Hiện tượng ra hoa và kết hạt ở khoai sọ là khá hiếm trong ñiều kiện tự
nhiên, hầu hết các giống ñều kết thúc vòng ñời trên ñồng ruộng, không có thời
kỳ ra hoa, một số giống khác không bao giờ ra hoa [15]. Hơn nữa khoai sọ có
hệ số nhân giống thấp, thời gian ngủ nghỉ ngắn nên rất khó ñể giống. Do ñó
vấn ñề tạo ñủ gống khoai sọ phục vụ sản xuất ñang là vấn ñề bức thiết, nhất là
ñối với khoai sọ Thuận Châu. Theo kết quả ñiều tra trên ñịa bàn của huyện
Thuận Châu cho thấy: Khi bước vào mùa vụ trồng thì lượng giống không ñủ
cung cấp cho nhu cầu của người dân, việc tìm mua giống cũng rất khó khăn,
bởi chỉ có rất ít hộ nông dân ñể ñược giống nhưng lượng củ ñể giống ít và còn
bị hao hụt nhiều trong quá trình bảo quản củ giống. Vì vậy ñể giải quyết vấn
ñề này cần có những biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng sản lượng củ giống ñể
phục vụ mục ñích trồng của người sản xuất.
Theo quyết ñịnh của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông
thôn số 10/2002/Qð – BNN, ngày 17/1/2002 về trao ñổi quốc tế tài nguyên di

truyền thực vật thì khoai sọ Cụ Cang Thuận Châu ñã ñược ñưa vào danh sách
các loại nguồn gen quý của Việt Nam ñể trao ñổi với quốc tế. Với mong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3



muốn ñóng góp một phần vào quy trình kỹ thuật canh tác khoai sọ Thuận
Châu nhằm duy trì, khôi phục và phát triển cây khoai sọ Cụ Cang Thuận Châu
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: "Thực trạng sản xuất khoai sọ và
nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật ñến sinh trưởng,
năng suất khoai sọ Cụ Cang tại Thuận Châu – Sơn La".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật và ñánh giá ảnh hưởng của chúng
ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng khoai sọ Cụ Cang trồng
vụ hè thu năm 2010 tại Thuận Châu – Sơn La, từ ñó ñề xuất các biện pháp kĩ
thuật nhằm phát triển cây khoai sọ Cụ Cang.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá thực trạng sản xuất khoai sọ Cụ Cang tại huyện Thuận Châu
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của phân hữu cơ EM – Bokashi ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng khoai sọ Cụ Cang.
- ðánh giá ảnh hưởng của việc bón phối hợp giữa phân hữu cơ và phân
NPK ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng khoai sọ Cụ Cang.
- Nghiên cứu mật ñộ trồng thích hợp ñể làm tăng sản lượng củ giống
khoai sọ Cụ Cang.
- ðánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân bón trong sản
xuất khoai sọ Cụ Cang.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần bổ sung các biện pháp kĩ thuật
nhằm duy trì và phát triển cây khoai sọ Cụ Cang - Cây trồng bản ñịa của
Thuận Châu – Sơn La.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
4



Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp thêm thông tin khoa học về
cây khoai sọ, làm tài liệu tham khảo cho các trường nông nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về phân bón góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng
trọt, phát huy hết các ñặc tính ưu việt của giống khoai sọ ñặc sản cũng như lợi
thế của ñịa phương ñể hướng tới duy trì và mở rộng diện tích trồng, bảo tồn
ñược giống khoai sọ ñặc hữu bản ñịa.
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây khoai sọ
2.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ và phân bố
Cây khoai môn, khoai sọ Colocasia esculenta (L).Schott là cây một lá
mầm thuộc chi Colocasia, họ Ráy Araceae. Nguồn gốc của cây khoai môn, sọ
ñang còn là vấn ñề cần tiếp tục nghiên cứu, chưa có ý kiến thống nhất của
nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cây này. Tuy nhiên, gần ñây nhiều
tác giả ñều thống nhất rằng rất nhiều dạng hoang dại và dạng trồng của cây
khoai môn, sọ có nguồn gốc tại các dải ñất kéo dài từ ðông Nam Ấn ðộ và
ðông Nam Á tới Papua New Guinea và Melanesia (Lebot, 1999) [23].
Ngày nay khoai môn, sọ ñược trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt ñới
cũng như ôn ñới ấm áp. Chúng ñược thâm canh nhiều nhất và cũng ñược dùng
làm thức ăn nhiều nhất tại các nước thuộc quần ñảo Thái Bình Dương. Tuy
nhiên, diện tích trồng khoai môn, sọ lớn nhất là ở các nước Tây Phi, vùng
Caribê và hầu hết các vùng thuộc Châu Á. Nhiều công trình khoa học cũng
cho thấy Việt Nam nói riêng và các nước vùng ðông Nam Á nói chung ñược
coi là một trong những trung tâm ña dạng di truyền của khoai môn, sọ. Trong
ñó Việt Nam và Trung Quốc ñược coi là những nơi ñã phát triển giống khoai
sọ nhiều thế kỉ trước và là trung gian ñể từ ñó ñược nhập vào Tây Ấn và các
nước khác trên thế giới (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2005) [7].
2.1.2. Giá trị kinh tế
Trong củ tươi, nước chiếm 63 - 85% và hydrat cacbon chiếm 3 – 29%
tùy thuộc vào giống, trong ñó tinh bột chiếm tới 77,9% với 4/5 là amylopectin
và 1/5 là amylose. Hạt tinh bột của môn, sọ rất nhỏ nên dễ tiêu hóa. Chính yếu
tố này ñã tạo cho khoai môn, sọ ưu thế như là món ăn ñặc biệt, phù hợp cho

trẻ nhỏ bị dị ứng và những người bị rối loạn dinh dưỡng. Trong củ, tinh bột
tập trung nhiều ở phần dưới củ hơn trên chỏm củ [15].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6



Củ môn, sọ chứa 1,4% - 3,0% protein, cao hơn khoai mỡ, sắn và khoai
lang với thành phần rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Một ñiểm ñáng
chú ý là lượng protein nằm ở phía gần vỏ củ hơn là ở trung tâm củ, vì vậy nếu
gọt vỏ củ quá dày sẽ làm mất ñi lượng protein trong củ. Lá khoai môn, sọ rất
giàu protein, chứa khoảng 23% protein theo khối lương khô (trong khi củ
chứa 7,0 - 13,2%). Lá cũng rất giàu nguồn canxi, photpho, sắt, vitamin C,
thiamin, riioflavin và niacin là những thành phần cần thiết cho chế ñộ ăn uống
của chúng ta.
Cây khoai môn, sọ ñược sử dụng làm lương thực và thực phẩm rộng
khắp thế giới, từ Châu Á, Châu Phi, Tây Ấn ðộ cho ñến Nam Mỹ. Theo nhiều
tài liệu công bố, cây môn, sọ có vai trò quan trọng như là nguồn lương thực
chính của các nước ở quần ñảo Thái Bình Dương. Cây khoai môn, sọ còn có
giá trị cao về văn hóa xã hội tại các nước có truyền thống trồng loại cây này.
Nó ñã dần trở thành một hình ảnh trong văn hóa ẩm thực, có mặt trong những
lễ hội, ngày lễ tết, là quà tặng bày tỏ mối quan hệ ràng buộc , ngày nay cây
môn, sọ còn là cây làm tăng nguồn thu nhập cho nông dân nhờ bán trên thị
trường trong nước và quốc tế.
Châu Á - Thái Bình Dương là nơi trồng và tiêu thụ khoai môn, sọ lớn
nhất thế giới. Do vậy sử dụng sản phẩm khoai môn, sọ ở vùng này cũng rất ña
dạng. Các bộ phận của cây là củ cái, củ con, dọc lá và dải bò ñều có thể chế
biến thành những món ăn ngon miệng cho con người. Ngoài các món ăn
truyền thống như luộc, nướng, rán, phơi khô, nấu canh khoai môn, sọ còn
ñược chế biến bằng công nghiệp với khoảng 10 món ăn.

Ở Việt Nam trước kia khoai môn, sọ là loại cây có củ ñược trồng nhiều
tại hầu hết các vùng sinh thái, và ñã là một ñặc sản quý của một số ñịa
phương. Khoai môn, sọ là cây lương thực phổ biến và có thể trồng ñược trên
nhiều loại ñất khác nhau như ñất cao nhờ nước trời, trên nương rẫy và ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7



những chân ruộng trồng lúa. Một số giống khoai nước ñặc biệt thích nghi với
chân ñất khó khăn. Hiện nay, tại một số tỉnh miền núi như Bắc Cạn, Hòa
Bình, Sơn La nhiều giống khoai môn, sọ ñược các hộ gia ñình trồng với diện
tích lớn, bởi vì những giống này là nguồn ñảm bảo an toàn lương thực và ñáp
ứng yêu cầu chất lượng của thị trường tại các thị trấn và các thành phố lớn.
Một số vùng dân tộc khoai môn, sọ còn ñược coi là món quà của mẹ tặng cho
con gái khi về nhà chồng. Có thể nói cây môn, sọ gắn bó với người dân từ bao
ñời nay [7].
Gần ñây môn, sọ còn là mặt hàng nông sản ñược xuất khẩu sang Nhật
Bản và hiện ñang ñược một số công ty mở ra hướng chế biến tinh bột. Hy
vọng trong thời gian không xa cây khoai môn, sọ sẽ có chỗ ñứng xứng ñáng
trong sản xuất.
2.2. ðặc tính thực vật học và các thời kỳ sinh trưởng của cây khoai sọ
2.2.1. ðặc tính thực vật học
- Rễ
Rễ chùm mọc từ ñốt mầm xung quanh thân củ. Rễ ngắn, hướng ăn
ngang và mọc thành từng lớp theo hướng ñi lên thuận với sự phát triển của
ñốt, thân củ. Số lượng rễ và chiều dài rễ phụ thuộc vào từng giống và ñất
trồng. Rễ thường có màu trắng và thường chứa anthocianin. Rễ phát triển
thành nhiều tầng, phụ thuộc vào số lá của cây. Số lượng rễ và chiều dài rễ phụ
thuộc vào từng giống và ñất trồng. Một lớp rễ trung bình có từ 25 – 30 rễ. (Tổ

nghiên cứu cây có củ, 1996) [15].
- Thân củ (củ)
Khoai môn, sọ ñều có phần gốc phình to thành củ (ñược gọi là thân củ)
chứa tinh bột. Củ cái chính ñược coi là cấu trúc thân chính của cây, nằm trong
ñất. Trên thân củ có nhiều ñốt, mỗi ñốt có mầm phát triển thành nhánh. Sau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8



khi dọc lá lụi ñi thì trên thân củ thêm một ñốt và thân củ dài thêm ra. ðỉnh của
củ cái chính là ñiểm sinh trưởng của cây. Sự mọc lên của cây ñều bắt ñầu từ
ñỉnh củ cái, toàn bộ phần dọc lá trên mặt ñất tạo nên thân giả của cây môn, sọ.
Củ khoai môn, sọ rất khác nhau về kích thước và hình dạng, tùy thuộc
vào kiểu gen, loại củ giống và các yếu tố sinh thái, ñặc biệt là các yếu tố có
ảnh hưởng ñến thân củ như cấu trúc và kết cấu của ñất, sự có mặt của sỏi ñá.
Củ cái của những giống ñại diện trồng trên ñất cao thường tròn hoặc hơi dài,
còn những giống có củ dài thường là của những giống trồng ở ruộng nước và
ñầm nầy (bờ mương, ao).
- Lá
Lá chính là phần duy nhất nhìn thấy trên mặt ñất, lá quyết ñịnh chiều
cao của cây. Lá của cây môn, sọ có diện tích tương ñối lớn. Mỗi lá ñược cấu
tạo bởi một cuống lá thẳng và một phiến lá.
+ Phiến lá của hầu hết các kiểu gen có dạng hình khiên, gốc hình tim,
có rốn ở giữa. Phiến lá nhẵn chiều dài có thể biến ñộng từ 20 ñến 70cm và bề
rộng của lá biến ñộng từ 15 - 50cm. Kích thước của lá chịu ảnh hưởng rất lớn
của ñiều kiện ngoại cảnh. Lá cây môn sọ ñạt kích cỡ lớn nhất ở giai ñoạn sắp
ra hoa. Màu có thể biến ñộng từ xanh nhạt ñến ñỏ thẫm tuỳ thuộc vào kiểu
gen. Lá có thể chỉ một màu hoặc thêm ñốm hay vệt của màu khác. Trên phiến
lá có 3 tia gân chính, một gân chạy thẳng từ ñiểm nối dọc lá với phiến lá tới

ñỉnh phiến lá. Hai gân còn lại chạy ngang về hai ñỉnh của thùy lá. Từ 3 gân
chính có nhiều gân nhỏ nổi phát ra tạo thành hình mắt lưới.
+ Dọc lá (cuống lá) mập có bẹ ôm chặt dưới gốc tạo nên thân giả.
Chiều dài dọc lá biến ñộng phụ thuộc vào kiểu gen từ 35cm ñến 160cm. Màu
dọc lá biến ñổi từ xanh nhạt tới tím ñậm, ñôi khi có sọc màu tím hoặc xanh
ñậm. Dọc và lá không phải khi nào cũng cùng màu. Bẹ của dọc thường là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9



dạng ôm có chiều dài khoảng 1/3 chiều dài của dọc. Gần lúc thu hoạch củ,
dọc lá ngày càng ngắn lại và phiến lá cũng nhỏ ñi.
- Hoa, quả và hạt
+ Hoa của cây môn, sọ thuộc hoa ñơn tính ñồng chu, hoa ñực và hoa
cái cùng trên một trục. Cụm hoa có dạng bông mo, mọc ra từ thân củ, ngắn
hơn cuống lá. Mỗi cây có thể có từ một cụm hoa trở lên. Cụm hoa ñược cấu
tạo bởi một cuống ngắn, một trục hoa và một bao mo. Cuống hoa có màu
xanh vàng hoặc tím tùy thuộc vào giống. Cấu tạo của cuống hoa cũng giống
cấu tạo của dọc lá. Bao mo có hai phần, phần trên có màu vàng, phần dưới
màu xanh, chiều dài khoảng 20cm ôm lấy trục hoa. Trục hoa ngắn hơn mo, có
4 phần: phần hoa cái dưới cùng, tiếp ñến là một phần không sinh sản, trên nữa
là phần hoa ñực, cuối cùng là phần phụ không sinh sản, hình nhọn. Hoa không
có bao. Hoa ñực màu vàng có nhị tụ nhiều cạnh, hạt phấn tròn, bao phấn nứt
rãnh. Hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn.
+ Quả mọng có ñường kính khoảng 3 - 5cm và chứa nhiều hạt.
2.2.2. Phân loại thực vật khoai môn, sọ
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều giống môn, sọ với nhiều biến dạng
thực vật. Tuy nhiên, hầu hết các giống ñều thuộc vào 2 nhóm chính:
* Colocasia esculenta (L).Schott var. esculentum, ñược mô tả chính xác

là cây có một củ cái chính to hình trụ và rất ít củ con, thường ñược gọi là dạng
dasheen. Ở loài này có hai nhóm là nhóm khoai nước (chịu ngập úng) và
nhóm khoai môn (sử dụng củ cái và trồng trên ñất cao). Hai nhóm này sử
dụng củ cái ñể ăn, củ con ñể làm giống và dọc lá dùng ñể chăn nuôi. Hoa có
phần phụ vô tính ngắn hơn so với phần cụm hoa ñực. Hầu hết các giống thuộc
loài phụ này ñều có bộ nhiễm sắc thể 2n = 28, thường ñược gọi là dạng nhị
bội hay lưỡng bội [19] [29] [25].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10



* Colocasia esculenta (L).Schott var. antiquorum, ñược phân biệt là có
một củ cái nhỏ hình cầu với nhiều củ con có kích thước to mọc ra từ củ cái,
thường ñược gọi là dạng eddoe. Thuộc loài phụ này chủ yếu là nhóm cây
khoai sọ. Nhóm khoai sọ phân bố rộng có thể trồng trên ruộng lúa nước hoặc
trên ñất bằng phẳng có tưới, thậm chí trên ñất dốc sử dụng nước trời. Hoa có
phần phụ vô tính dài hơn phần cụm hoa ñực. Hầu hết các giống thuộc loài phụ
này ñều có bộ nhiễm sắc thể 2n = 48, thường ñược gọi là dạng tam bội. Ngoài
ra còn một nhóm trung gian mang nhiều ñặc tính trung gian giữa 2 nhóm kể
trên. Chính vì vậy nên gọi nhóm cây môn, sọ là chính xác nhất, kể cả khi cho
rằng có một loài ña hình là C.antiquorum và ở mức ñọ dưới loài là C.
antiquorum var. typica, C.antiquorum var. euchlora và C. Autiquorum var.
esculenta.
Hiện nay có hàng nghìn giống khoai môn, sọ ñang ñược trồng trên toàn
thế giới. Các giống ñược phân biệt chủ yếu nhờ vào các ñặc ñiểm của củ cái,
củ con hoặc các ñặc ñiểm của chồi hoặc trên cơ sở các ñặc ñiểm nông học
hoặc chất lượng ăn nấu [25].
2.2.3.Các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển
2.2.3.1. Giai ñoạn ra rễ mọc mầm

Sự hình thành rễ xảy ra ngay sau khi trồng, tiếp theo là sự phát triển
nhanh chóng của chồi (mầm) củ. Khi chồi mầm ra khỏi mặt ñất thì rễ ñã dài
từ 3 – 5 cm. Sự phát triển của rễ tương ứng với sự phát triển của lá: cứ ra một
lá thì lại sinh ra một lớp rễ. Từ khi chồi mầm nhú lên khỏi mặt ñất ñến khi
phát triển lá thứ nhất mất khoảng 15 – 20 ngày, sau ñó trung bình 10 – 12
ngày xòe một lá. Từ lúc lá nhú ñến nở hoa hoàn toàn mất 4 – 5 ngày. Tuổi thọ
của lá khoảng 32 – 37 ngày. Khi ra lá thứ 4, thứ 5 thì lá thứ nhất bắt ñầu héo,
sau ñó cứ 2 – 3 lá thì có một lá héo.
2.2.3.2. Giai ñoạn sinh trưởng thân lá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11



ðặc trưng bởi sự phát triển thân lá và hình thành củ cái. Khi tốc ñộ ra lá
nhanh, cũng là lúc diện tích lá tăng nhanh nhất. Sự hình thành củ cái thường
bắt ñầu xảy ra sau trồng khoảng 3 tháng. Sự hình thành củ con ñược xảy ra
sau ñó một thời gian ngắn. Trong giai ñoạn này cây cũng bắt ñầu ñẻ nhánh
phụ. Sự phát triển của chồi và lá sẽ chỉ giảm mạnh vào khoảng sau trồng 5 – 6
tháng. Vào thời ñiểm ñó số lá mọc ra chậm lại, chiều dài của dọc cũng giảm,
giảm tổng diện tích lá trên cây và giảm cả chiều cao cây trung bình trên ñồng
ruộng. Hiện tượng này thường gọi là khoai xuống dọc.
2.2.3.3. Giai ñoạn phình to của thân củ
Thời gian ñầu củ cái và củ con phát triển chậm nhưng khoảng tháng thứ
4 – 6 (phụ thuộc vào giống ngắn ngày hay dài ngày) khi sự phát triển của chồi
giảm, củ cái và củ con phát triển rất nhanh. Cuối vụ (thường là ñầu mùa khô),
sự lụi ñi của bộ rễ và các chồi càng tăng nhanh cho ñến khi chồi chính chết.
Lúc này thu hoạch củ là thích hợp nhất. Nếu củ không ñược thu hoạch, chính
củ cái và củ con cho phép cây tồn tại qua mùa khô và chúng sẽ nảy mầm, mọc
thành cây mới vào thời vụ thích hợp tiếp theo. Những nơi không có mùa khô,

sau khi thân tàn củ lại mọc mầm mới tiếp tục phát triển thêm vài năm nữa
2.3. Yêu cầu ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây khoai sọ
2.3.1. Nhiệt ñộ
Khoai môn, sọ yêu cầu nhiệt ñộ trung bình ngày trên 21
0
ñể sinh trưởng
phát triển bình thường. Cây không thể sinh trưởng phát triển tốt trong ñiều
kiện sương mù, bởi lẽ chúng là loại cây có nguồn gốc của vùng ñất thấp, mẫn
cảm với ñiều kiện nhiệt ñộ. Năng suất của môn, sọ có xu hướng giảm dần khi
nơi trồng có ñộ cao tăng lên. Nhiệt ñộ thấp làm cây giảm sinh trưởng và cho
năng suất thấp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12



2.3.2. Nước
Cây môn, sọ có bề mặt thoát hơi nước lớn nên yêu cầu về ñộ ẩm cao ñể
phát triển. Cây cần lượng mưa hoặc nước tưới khoảng 1.500 – 2.000 mm ñể
cho năng suất tối ưu. Cây phát triển tốt nhất trong ñiều kiện ñất ướt hoặc ñiều
kiện ngập. Trong ñiều kiện khô hạn cây giảm năng suất củ rõ rệt. Củ phát
triển trong ñiều kiện khô hạn thường có dạng quả tạ.
2.3.3. Ánh sáng
Cây môn, sọ ñạt ñược năng suất cao nhất trong ñiều kiện cường ñộ ánh
sáng cao, tuy nhiên nó là loại cây chịu ñược bóng râm hơn hầu hết các loại
cây khác. ðiều này có nghĩa là nó có thể cho năng suất hợp lý thậm chí trong
ñiều kiện che bóng nơi những cây trồng khác không thể phát triển ñược. ðây
là một ñặc tính ưu việt khiến cây môn, sọ là cây trồng xen lý tưởng với cây ăn
quả và các cây trồng khác. Ánh sáng mặt trời cũng ảnh hưởng ñến sinh trưởng
phát triển của cây môn, sọ. Sự hình thành củ ñược tăng cường trong ñiều kiện

ngày ngắn, trong khi hoa lại nở mạnh trong ñiều kiện ngày dài.
2.3.4. ðất ñai
Cây môn, sọ là loại cây có thể thích ứng ñược với nhiều loại ñất khác
nhau và ñược trồng nhiều ở loại ñất tương ñối chua, thành phần tương ñối nhẹ
và nhiều mùn. Năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào giống và phân bón nhiều
hay ít. Tuy nhiên khoai Môn, Nước cũng thích ứng tốt với loại ñất nặng ngập
nước hoặc ñất ẩm thường xuyên. Các giống khoai sọ cho năng suất cao trên
chân ñất phù sa, có ñủ ẩm. Khoai sọ ñồi ñược trồng nhiều ở xứ nhiệt ñới. Ở
miền Bắc nước ta thường ñược trồng nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Bắc
Cạn, Lạng Sơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13



2.3.5. Chất dinh dưỡng
Cũng như các loại cây trồng lấy củ khác, khoai môn, sọ yêu cầu ñất tốt,
ñầy ñủ NPK và các nguyên tố vi lượng ñể cho năng suất cao. Những nơi ñất quá
cằn cỗi cần bón nhiều phân hữu cơ mới phù hợp ñể trồng khoai sọ. Phân bón rất
có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ và thân lá của cây khoai môn, sọ.
Cây môn, sọ phát triển tốt nhất trên ñất có ñộ pH khoảng 5,5 – 6,5. Một
ñặc tính quý của chúng là một số giống có tính chống chịu mặn cao. Chính vì
vậy ở Nhật và Ai Cập cây khoai môn, sọ ñược sử dụng như cây trồng ñầu tiên
ñể khai hoang ñất ngập mặn (Kay, 1973) [20]. ðiều này cho thấy tiềm năng
sử dụng cây môn, sọ ñể khai thác một số vùng sinh thái khó khăn, nơi những
cây trồng khác không thể trồng ñược, hoặc kém phát triển.
2.4. Tình hình sản xuất khoai sọ trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất khoai môn, sọ trên thế giới
Bảng 2.1: Phân bố khoai môn, sọ trên thế giới từ năm 2004 – 2008
Châu

Lục
Năm

Toàn
thế
giới
Châu

Phi
Bắc +
Trung
Mỹ
Nam
Mỹ
Châu
Á
Châu
ðại
Dương

Châu
Âu
2004

1,515 1,329

0,0015

0,0076


0,131 0,052
2005

1,534 1,350

0,0015

0,0076

0,128 0,053
2006

1,603 1,418

0,0015

0,0014

0,128 0,053
2007

1,640 1,449

0,0016

0,0014

0,130 0,057
Diện
tích

(triệu
ha)
2008

1,646 1,455

0,0016

0,0014

0,130 0,057
2004

7,205 6,425

1,573 5,394 14,893

7,706
2005

7,315 6,560

1,206 5,394 14,962

8,027
2006

7,285 6,564

1,360 6,474 15,008


7,841
2007

6,917 6,611

1,117 6,631 15,584

7,465
Năng
suất
(tấn/ha)

2008

7,152 6,381

1,219 6,631 15,598

7,465
Sản 2004

10,915 8,543

0,0023

0,517 1,951 0,400









Không
trồng
khoai
Sọ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14



2005

11,224 8,863

0,0018

0,517 1,914 0,424
2006

11,674 9,311

0,0020

0,528 1,922 0,414
2007


11,348 8,863

0,0018

0,569 2,033 0,425
lượng
(triệu
tấn)
2008

11,774 9,290

0,0019

0,569 2,032 0,425
(Nguồn Faostar, tháng 8/2010)
Theo số liệu thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới
(FAO) tính ñến năm 2008, diện tích trồng khoai môn, sọ trên thế giới ñạt
1,646 triệu ha, năng suất bình quân 7,152 tấn/ha và tổng sản lượng 11,774
triệu tấn.
Từ bảng thống kê ta có thể thấy về mặt diện tích thì Châu Phi có diện
tích trồng khoai môn, sọ là lớn nhất và diện tích trồng tăng dần từ năm 2004 –
2008. Ở các châu lục khác diện tích hầu như là ổn ñịnh. Nam Mỹ có diện tích
trồng thấp nhất chỉ có 0,0014 triệu ha. Về mặt năng suất Châu Phi tuy có diện
trồng là lớn nhất nhưng năng suất bình quân không phải là cao nhất, Châu Á
có năng suất cao nhất 15,598 tấn/ha. Bắc Trung Mỹ có năng suất thấp nhất chỉ
ñạt 1,117 tấn/ha.
2.4.2. Tình hình sản xuất khoai môn, sọ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, diện tích trồng khoai môn, sọ của cả nước ước tính
khoảng 12.000 ha, với sản lượng hàng năm ñạt 120.000 tấn củ, ñược trồng cả

ở vùng ñồng bằng, trung du và miền núi. Hiện nay, hàng năm nước ta xuất
khẩu khoai môn, sọ sang ðài Loan, Nhật Bản, Singapo ñạt trên 400.000
USD/năm với giá khoảng 350 USD/tấn [15]. Nguồn gen khoai môn, sọ phân
bố trong ñiều kiện tự nhiên rất ña dạng: kết quả ñiều tra gần ñây cho thấy,
chúng ñược trồng ở khắp nơi trên ñất nước ta, từ những vùng ñất thấp có nước
ñến nơi có ñịa hình cao 5 - 1800m so với mặt biển và ở nhiều ñiều kiện môi
trường khác nhau. Có giống sống trong ñiều kiện bão hòa nước, trong ñiều
kiện ẩm hoặc có giống phát triển trên ñất khô hạn…Sự tồn tại và phát triển

×