BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
TRỊNH VĂN CHẤT
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
TIỂU ðIỀN TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TIẾN DŨNG
HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
i
LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả luận văn
Trịnh Văn Chất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện ñề tài, tác giả ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt
tình về mọi mặt của thầy cô giáo, các cơ quan ñơn vị và bạn bè, ñồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
PGS – TS Phạm Tiến Dũng – Người hướng dẫn khoa học ñã giúp ñỡ
hướng dẫn từ khi lập ñề cương, xây dựng kế hoạch triển khai ñề tài ñến hoàn
thành luận văn.
Các thây cô giáo trong khoa nông học, Viện sau ñại học, ñặc biệt thầy
cô giáo trong bộ môn Hệ thống nông nghiệp và phương pháp thí nghiệm.
Huyện ủy, Hội ñồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, phòng Nông nghiệp,
Thống kê, Tài nguyên môi trường, Trạm khuyến nông và các Xã, Thị trấn của
huyện cùng các bạn ñồng nghiệp, người thân ñã giúp ñỡ tác giả trong thời
gian thực hiện ñề tài và hoàn chỉnh luân văn tốt nghiệp./
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trịnh Văn Chất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 3
1.3 Ý nghĩa của ñề tài 3
1.4 ðối tượng nghiên cứu và giới hạn của ñề tài 4
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 6
2.1 Cơ sở khoa học về cây trồng 6
2.2 Phương pháp luận trong nghiên cứu chuyển ñổi cơ cấu cây trồng
sang cây cao su. 24
2.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 30
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.1 ðối tượng nghiên cứu 44
3.2 Nội dung nghiên cứu 44
3.3 Phương pháp nghiên cứu 45
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 ðiều kiện tự nhiên và sự phân bố các tiểu vùng lãnh thổ huyện
Thạch Thành 47
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên: 47
4.1.2 Phân bố các tiểu vùng lãnh thổ. 57
4.2 Những luận cứ ñể phát triển cây cao su tiểu ñiền. 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv
4.2.1 ðiều kiện kinh tế - xã hội 59
4.2.2 Hiện trạng sử dụng ñất: 71
4.2.3 ðộng thái chuyển dịch cơ cấu cây trồng qua các năm. 82
4.2.4 Cơ cấu cây trồng của huyện Thạch Thành. 85
4.2.5 Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính. 87
4.3 Nghiên cứu xây dựng vùng phát triển cao su tiểu ñiền. 98
4.3.1 Quan ñiểm và ñịnh hướng phát triển tiểu ñiền tại huyện Thạch
Thành. 98
4.3.2 ðánh giá tính phù hợp của ñiều kiện tự nhiên huyện Thạch
Thành cho việc phát triển cao su tiểu ñiền. 99
4.3.3 ðánh giá năng suất mủ vườn cao su hiện có tại huyện Thạch
Thành. 102
4.3.4 ðánh giá tính thích ứng của một số giống cao su hiện có tại
huyện Thạch Thành. 104
4.3.5 Quỹ ñất cho phép phát triển cây cao su tiểu ñiền tại huyện Thạch
Thành. 105
4.3.6 ðánh giá nhu cầu của nông hộ về phát triển cao su tiểu ñiền. 107
4.3.7 ðề xuất các vùng trồng mới cao su tiểu ñiền của huyện Thạch
Thành. 108
4.4 Một số giải pháp cho phát triển cao su tiểu ñiền của huyện Thạch
Thành 109
4.4.1 Giải pháp về cơ chế chính sách và vốn cho nông hộ. 109
4.4.2 Giải pháp về kỹ thuật: 110
4.4.3 Giải pháp về thị trường công nghệ: 111
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 113
5.1 Kết luận 113
5.2 ðề nghị 114
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT Diện tích
KTCB Kiến thiết cơ bản
NS Năng suất
SX Sản xuất
ðVT ðơn vị tính
SLLT Sản lượng lương thực
KHKT Khoa học kỹ thuật
CCCT Cơ cấu cây trồng
PTNT Phát triển nông thôn
XDCB Xây dựng cơ bản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Khí hậu của một số vùng trồng cao su trên thế giới. 21
2.2 Bảng chuẩn ñánh giá ñất trồng cao su ở Việt Nam 23
4.1a Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Thạch Thành tỉnh Thanh
Hóa (số liệu trung bình 10 năm, từ năm 2000 – 2009) 49
4.1b Tần suất xuất hiện bão ñổ bộ vào tỉnh Thanh Hóa từ năm 1999 - 2009 53
4.2 Các loại ñất ở huyện Thạch Thành theo FAO – UNESCO năm 2000 54
4.3 Tổng giá trị sản xuất và thu nhập bình quân ñầu người của huyện
Thạch Thành giai ñoạn (2000-2005) và (2006-2009) 59
4.4 Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế của huyện Thạch Thành giai ñoạn
2001-2005 (%) 60
4.5 Cơ cấu sử dụng ñất ở vùng I 73
4.6 Cơ cấu sử dụng ñất của vùng II 75
4.7 Hiện trạng sử dụng ñất của tiểu vùng III năm 2009. 77
4.8 Hiện trạng sử dụng ñất của tiểu vùng IV năm 2009 79
4.9 Hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp của huyện Thạch Thành
năm 2008 81
4.10 ðộng thái chuyển dịch cơ cấu cây trồng qua các năm (Giai ñoạn
2004 – 2009) 83
4.11 Cơ cấu cây trồng nông nghiệp của huyện 86
4.12 Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây Ngô ñồi năm 2009 89
4.13 Hiệu quả kinh tế của hệ thông canh tác cây Mía ñồi năm 2009. 90
4.14 Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây Sắn năm 2009 92
4.15 Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây keo lai thâm canh tại
Thạch Thành. 95
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii
4.16 Hiệu quả kinh tế của hệ thông canh tác cây Cao su tiểu ñiền tại 4
tiểu vùng của huyện Thạch Thành 96
4.17 Hiệu quả kinh tế của hệ thống nuôi, trồng xen canh vườn cao su
KTCB tại 4 tiểu vùng của huyện Thạch Thành 97
4.18 ðánh giá tính phù hợp với ñiều kiện tự nhiên của huyện Thạch
Thành cho việc phát triển cây cao su tiểu ñiền. 100
4.19 Năng suất mủ vườn cao su tiểu ñiền hiện có tại 4 tiểu vùng của
huyện Thạch Thành phân theo ñộ dốc 103
4.21 Quỹ ñất cho phép phát triển diện tích cao su tiểu ñiền cuả huyện
Thạch Thành. 106
4.22 ðánh giá nhu cầu của nông hộ về phát triển cao su tiểu ñiền 107
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Thạch Thành tỉnh
Thanh Hóa 50
4.2 Các loại ñất ở huyện Thạch Thành theo FAO – UNESCO năm
2000 54
4.3 Cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thành - Thanh Hoá năm 2009 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1
1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Thạch Thành là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá
có vị trí ñịa lý : Từ 20
0
23
'
05
"
- 20
0
23
'
50
"
Vĩ ñộ Bắc.
Từ 105
0
14
'
30
''
- 105
0
49
'
00
''
Kinh ñộ ðông.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình
+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hoá)
+ Phía ñông giáp huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hoá)
+ Phía Tây giáp huyện Bá Thước, Cẩm Thuỷ (tỉnh Thanh Hoá)
Năm 2003 tuyến ñường HỒ CHÍ MINH xuyên Việt nối liền từ Bắc vào
Nam chạy dọc theo huyện Thạch Thành và các vùng trong tỉnh. Ngoài ra huyện
Thạch Thành còn có vị trí ñịa lý phía Nam tiếp giáp với quốc lộ 217 con ñường
lưu thông kinh tế giữa tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào
ðịa hình rất ña dạng huyện Thạch Thành ñược tạo bởi hai dãy núi, ñồi
chạy theo chiều dài của huyện dốc từ Tây Bắc xuống ðông Nam chia cắt
thành 2 lòng máng bởi con sông Bưởi. Sông Bưởi chạy dọc theo chiều dài của
huyện theo hướng Tây bắc xuống phía Nam chia huyện thành 2 bên Tả và
hữu. Bên Tả gồm 17 xã, 2 Thị trấn (các xã có tên ñầu bằng chữ Thành), bên
Hữu gồm 9 xã (các xã có tên ñầu bằng chữ Thạch),tổng 28 xã, thị trấn. Trong
ñó ñồi núi ñược chia cất thành nhiều thung lũng. ðộ cao trung bình (TB) phổ
biến ở mức 200 - 400m (cao nhất 625 m, thấp nhất 15 m).
+ Thời tiết khí hậu:
- Nhiệt ñộ TB trong năm: 23,3
0
C; cao nhất 41,1
0
C; thấp nhất 4
0
C.
Lượng mưa TB năm: 1760 mm, mùa mưa chủ yếu tập trung vào tháng 8, 9,
10 (theo số liệu của Trạm Thuỷ văn huyện).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2
ðất ñai của huyện Thạch Thành rất ña dạng, phong phú bao gồm nhiều
loại ñất khác nhau ñất ñỏ, phù sa cổ, cát pha, thịt nhẹ, sỏi cơm … vì thế cho
phép canh tác nhiều loại cây trồng tạo ñiều kiện thuận lợi cho huyện phát triển
nông nghiệp theo hướng hàng hoá ña dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng
sản phẩm (Nguồn phòng NN huyện).
Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Thạch Thành ñang
còn nhiều hạn chế, phát triển chưa ñồng ñều chưa tương xứng với tiềm năng
về ñất ñai ñịa hình và ñiều kiện tự nhiên của huyện.
Tổng diện tích ñất tự nhiên của huyện là: 55.919,44 ha; Trong ñó ñất nông
nghiệp là: 44.874,63 ha, ñất phi nông nghiệp là: 7898,03 ha, ñất chưa sử dụng
là: 3.146,78 ha (Nguồn phòng Tài nguyên & Môi trường 2008 của huyện).
Bên cạnh ñó, trong tổng diện tích ñất ñang ñưa vào sản xuất nông nghiệp thì
việc bố trí cây trồng trên từng loại ñất, từng vùng sinh thái lại chưa hợp lý,
còn manh mún và thiếu tập trung. Trong ñó diện tích dành cho các cây trồng
hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao như cây cao su, cây mía còn ít và chưa phù
hợp với một huyện mà có 3 nông trường thuộc Công ty cao su Thanh hoá và 1
nhà máy Mía ñường ðài Loan, trên ñịa bàn của huyện diện tích cây Cao su
mới dừng ở con số là: 2.967,6 ha.
Diện tích mía là: 6.287,2 ha năm 2007, năm 2008 có chiều hướng giảm
xuống còn 6183,7 ha, năng suất của các cây trồng trên không cao và dẫn ñến
hiệu quả kinh tế còn thấp.
ðể nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xất nông nghiệp, góp phần phát
triển kinh tế của huyện trong những năm tới, thực hiện tốt công cuộc công
nghiệp hoá hiện ñại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết IX
của ðảng Cộng sản Việt Nam, cần tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá nông
nghiệp với hệ thống bao gồm cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng
tốt, có tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước từng bước mang lại
thu nhập kinh tế cao và bền vững cho khu vực nông thôn, ñặc biệt là khu vực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3
nông thôn miền núi như huyện Thạch Thành ñồng thời hạn chế tính rủi ro trong
ñầu tư sản xuất nông nghiệp ñặc biệt là cây trồng lâu năm như cây cao su. ðể
thực hiện tốt các mục tiêu trên cần phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, trong ñó chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng
hoá. ðặc biệt một số cây trồng có tính hàng hóa cao, vừa bảo vệ ñược môi
trường sinh thái cao như cây cao su.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề
tài: "Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su tiểu ñiền tại huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hoá".
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.2 Mục ñích
Xác ñịnh ñươc cơ sở thực tiễn cho việc mở rộng diện tích cây cao su ñể
tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, bền vững nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế và mức sống cho nhân dân trong huyện.
1.2.3. Yêu cầu
ðánh giá ñược thực trạng ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên
quan ñến phát triển sản xuất cây cao su của huyện Thạch Thành. Những lợi
thế, khó khăn trên quan ñiểm sản xuất hàng hoá, và nông nghiệp bền vững.
ðưa ra ñược hướng chuyển dịch phát triển cây cao su phù hợp cho từng
vùng sinh thái và ñiều kiện kinh tế - xã hội của huyện, ñồng thời ñáp ứng ñủ
nguyên liệu cho nhà máy của huyện và các vùng phụ cận.
ðề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su theo hướng sản xuất
hàng hoá và phát triển nông nghiệp bền vững.
1.3. Ý nghĩa của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần bổ sung phương pháp luận cho
việc phát triển cây cao su phù hợp với tài nguyên thiên nhiên của huyện theo
quan ñiểm sinh thái và nông nghiệp bền vững.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
4
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành
tỉnh Thanh Hoá (góp phần xoá ñói giảm nghèo, nâng cao trình ñộ dân trí, ñặc
biệt là ñồng bào dân tộc thiểu số của huyện).
1.4. ðối tượng nghiên cứu và giới hạn của ñề tài
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tự nhiên bao gồm, ñất nước, khí hậu, các yếu tố về cây trồng
và các yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm các cơ chế, chính sách, thị trường, giá
cả, dịch vụ, ñiều kiện cơ sở hạ tầng và nông hộ… có ảnh hưởng trực tiếp ñến
việc phát triển cây cao su theo hướng hàng hoá của huyện Thạch Thành.
Các nông hộ tham gia nghiên cứu.
Hệ thống cây trồng hiện có.
1.4.2. Giới hạn của ñề tài
ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
huyện Thạch Thành có liên quan ñến phát triển cây cao su làm nguyên liệu
phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Cơ sở khoa học về cây trồng
2.1.1. Cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và loài cây ñược bố trí theo
không gian và thời gian trong một vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng
hợp lý nhất các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có .(ðào Thế Tuấn,
1984) [39].
Nội dung cốt lõi của cơ cấu biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận và
mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể . Một cơ cấu có
tính ổn ñịnh tương ñối và ñược thay ñổi ñể ngày càng hoàn thiện, phù hợp với
ñiều kiện khách quan, ñiều kiện lịch sử, ñiều kiện xã hội nhất ñịnh. Cơ cấu
cây trồng phụ thuộc rất nghiêm ngặt vào ñiều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên và ñiều kiện kinh tế - xã hội. Việc duy trì hay thay ñổi cơ cấu không
phải là mục tiêu mà là phương tiện ñể tăng trưởng và phát triển sản xuất. Cơ
cấu cây trồng còn là cơ sở ñể bố trí mùa vụ, chế ñộ luân canh cây trồng thay
ñổi theo những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, giải quyết vấn ñề mà thực
tiễn sản xuất ñòi hỏi và cũng ñặt ra cho ngành trồng trọt những yêu cầu cần
giải quyết.
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự ñịnh hình về mặt tổ chức cây trồng trên
ñồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời ñiểm, có tính chất xác
ñịnh lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các
loài cây trồng với nhau ñể khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý
nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2. Những yếu tố chi phối cơ cấu cây trồng
Bố trí hợp lý cây trồng là các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp
xếp lại các hoạt ñộng của hệ sinh thái ñể nó tận dụng tốt nhất ñiều kiện khí
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7
hậu nhưng lại né tránh ñược thiên tai. Lợi dụng ñặc tính sinh học của cây
trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, ñảm bảo năng suất, sản lượng và tỷ lệ hàng hóa
lớn (Dẫn theo Lê Hưng Quốc, 1994)[27].
Những nghiên cứu mới ñây về hệ thống cây trồng của các tác giả như:
Tôn Thất Chiểu, 1993[3]; ðường Hồng Dật, 1993[5]; Ngô Thế Dân, 1993[7];
ðào Thế Tuấn, 1997[40] ñã chứng minh ñược mối quan hệ giữa cây trồng với
các yếu tố tự nhiên.
+ Khí hậu với cơ cấu cây trồng:
- Nhiệt ñộ và cơ cấu cây trồng: Tùy từng loại cây trồng, các bộ phận
của cây như (rễ, thân, hoa, lá…) các quá trình sinh lý (quang hợp, hút nước,
hút khoáng…) sẽ phát triển tốt ở nhiệt ñộ thích hợp. Ví dụ cây ưa nóng là
những cây sinh trưởng phát triển và ra hoa ñậu quả tốt ở nhiệt ñộ trên 20
0
C,
cây ưa lạnh là những cây phát triển và ra hoa ñậu quả tốt ở nhiệt ñộ dưới
20
0
C, cây trung gian là những cây yêu cầu nhiệt ñộ xung quang 20
0
C ñể sinh
trướng, phát triển bình thường. (ðào Thế Tuấn, 1984)[39].
Mỗi cây trồng cần có một tổng tích ôn nhất ñịnh ñể hoàn thành chu kỳ
sinh trưởng. Tổng tích ôn này phù thuộc vào thời gian và ñặc ñiểm sinh học
của cây trồng và lượng bức xạ mặt trời cung cấp ñược. ðó là những căn cứ ñể
chúng ta bố chí mùa vụ, cải tiến cơ cấu cây trồng, né tránh thời tiết bất thuận
- Lượng mưa và cơ cấu cây trồng:
Nước là yếu tố ñặc biệt quan trọng ñối với cây trồng. Cây trồng ñòi hỏi
một lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng. Lượng nước
mà cây tiêu thụ ñể hình thành một ñơn vị chất khô của một số cây trồng (gọi là
hệ số tiêu thụ nước) ví dụ như cây ngô 250 – 400; lúa 500 – 800; bông 300 –
500; cây gỗ 400 – 600,…(FAO, 1991) (Dẫn theo Trần ðức Hạnh, 1997). [17].
Hầu hết trong sản xuất nông nghiệp, lượng mưa cung cấp phần lớn cho
cây trồng ñặc biệt là những vùng không có hệ thống thủy lợi chủ ñộng. ðể sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8
xuất nông nghiệp có hiệu quả ñòi hỏi cần nắm chắc qui luật của mưa ñể tận
dụng, khai thác và lưa chọn hệ thống cây trồng phù hợp.
+ ðất ñai và cơ cấu cây trồng:
ðất ñai là nguồn tài nguyên ñặc biệt, là công cụ sản xuất ñặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. ðất và khí hậu hợp thành phức hệ tác ñộng vào
cây trồng. Vì vậy phải nắm ñược ñặc ñiểm của mối quan hệ giữa cây trồng
với ñất thì mới xác ñịnh ñược cơ cấu cây trồng hợp lý. Tùy thuộc vào ñiều
kiện ñịa hình, ñộ dốc, chế ñộ nước ngầm, thành phần cơ giới của ñất ñể bố
trí hệ thống cây trồng cho phù hợp.
Ngoài ra ñất còn là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái, là nguồn
cung sấp dinh dưỡng cho cây trồng. ðất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp
cho trồng cây lấy củ; ñất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên mặt phù
hợp cho các cây trồng ưa nước; Các cây trồng cạn như ngô, lạc, ñậu tương
thường sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao trên các loại ñất có
thành phần cơ giới nhẹ (Dẫn theo Lý Nhạc và cộng sự, 1987)[44].
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong ñất quyết ñịnh quan trọng ñến
năng suất và chất lượng cây trồng hơn là quyết ñịnh ñến tính thích ứng. Tuy
nhiên mỗi loại cây trồng cũng phù hợp với tùng loại ñất có nthành phần dinh
dưỡng khác nhau, có một số cây ưa trồng trên ñất có thành phần dinh dưỡng
cao, một số cây ưa trồng trên ñất có thành phần dinh dưỡng thấp, ñất chua, ñất
mặn. Từ ñó chúng ta xác ñịnh ñược biện pháp bón phân cho hợp lý ñể ñiều
khiển dinh dưỡng ñất cho phù hợp với cây trồng.
Sử dụng hợp lý ñất và nước chính là một phần cấu thành của khái
niệm” Nông nghiệp sinh thái”, nó vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện ñể phục
vụ cho nền nông nghiệp theo quan ñiểm sinh thái và phát triển bền vững. Nắm
ñược các ñặc tính lý, hóa của ñất chúng ta có thể cơ cấu cho từng loại cây
trồng và ñưa ra các biện pháp cải tạo ñất cho phù hợp (Lý Nhạc và cộng sự
1987)[44], và (ðoàn Công Quì, 1991)[26].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9
+ Cây trồng và cơ cấu cây trồng:
Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Bố trí
cây trồng hợp lý là lựa chọn các cây nào phù hợp ñể lợi dụng tốt nhất các ñiều
kiện tự nhiên khí hậu và các nguồn tài nguyên khác của vùng. Sử dụng nguồn
lợi một cách tốt nhất, nghĩa là phải lựa chọn cho cây trồng cụ thể những ñiều
kiện thuận lợi cho chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao (Lý
Nhạc và cộng sự 1987)[44] (ðào Thế Tuấn, 1984.[39].
Khác với khí hậu và ñất ñai là các yếu tố con người ít có khả năng thay
ñổi, còn ñối với cây trồng con người có khả năng thay ñỏi, chon lựa, thay thế
chúng cho phù hợp. Với các thành tựu về công nghệ sinh học như hiện nay
trong nông nghiệp, con người có thể thay thế bản chất của cây trồng thông
qua các biện pháp như lai tạo, biến ñổi gien.
ðể bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý với một vùng cụ thể nào ñó, cần nắm
vững ñặc tính, yêu cầu của từng loài, từng giống cây trồng, so sánh với ñiều
kiện tự nhiên của vùng với khả năng thích ứng của cây trồng ñể ñưa cơ cấu
hợp lý nhất cho vùng ñó.
+ Quần thể sinh vật và cơ cấu cây trồng:
Xây dựng cơ cấu cây trồng là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, ñó là hệ
sinh thái nông nghiệp. Ngoài thành phần chính là cây trồng, hệ sinh thái này
còn có các thành phần sống khác như cỏ dại sâu, bệnh, vi sinh vật, các ñộng
vật, côn trùng và những sinh vật có ích khác. Các thành phần sống ñó cùng
với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng chi phối lẫn nhau tạo nên
các mối quan hệ phức tạp. Chúng tạo dựng và duy trì cân bằng sinh học trong
quần thể theo hướng hạn chế ñược các mặt có hại, phát huy ñược các mặt có
lợi ñối với con người là vấn ñề quan tâm trong quần thể sinh vật của hệ sinh
thái nông nghiệp (Lý Nhạc và cộng sự, 1987)[44] (ðào Thế Tuấn, 1984.[39].
Trong bố trí cơ cấu cây trồng cần cần chú ý ñến các mối quan hệ giữa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10
các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp, chúng ta cần dựa theo
các nguyên tắc sau:
- Lợi dụng các mối quan hệ tốt giữa các loài sinh vật với cây trồng.
- Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống có hại cho cây
trồng và lợi ích của con người.
Các mối quan hệ giữa sinh vật với cây trồng ñược biểu hiện qua các
mối quan hệ như cạnh tranh, cộng sinh, ký sinh và tuân thủ theo các mắt xích
sinh học trong dây chuyền dinh dưỡng. Vì vậy trong chuyển ñổi cơ cấu cây
trồng cần chú ý các mặt như:
Xác lập thành phần, tỷ lệ giống cây trồng thích hợp với từng ñiều kiện
cụ thể của từng vùng sinh thái.
Cơ cấu thời vụ tốt nhất ñể tránh thời tiết bất thuận, tránh ñộc canh một
loại cây trồng, chọn các giống cây trồng phù hợp cho vùng nhằm ñem lại
năng suất, sản lượng, chất lượng của cây trồng ñồng thời hạn chế ñược các tác
ñộng xấu từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như sâu bệnh hại gây ra.
Nghiên cứu bố trí trồng xen nhiều loại cây trồng trong một diện tích
một cách hợp lý nhằm tạo nên sự tác ñộng tương hỗ có lợi ñồng thời tăng hiệu
suất sử dụng ñất.
+ Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng:
Mục ñích cuối cùng của chuyển ñổi cơ cấu cây trồng là hiệu quả kinh
tế, nhưng hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng mới phải cao hơn hệ thống
cây trồng cũ. ðể ñạt ñược hiệu quả kinh tế cao thì các loại cây trồng trong cơ
cấu cây trồng mới phải có năng suất, chất lượng cao hơn.
ðặc ñiểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất ña dạng, ngoài việc
bố trí cây trồng chính cần bố trí cây trồng bổ sung ñể tận dụng các nguồn lợi từ
thiên nhiên của vùng và cơ sở sản xuất ñó. Nhìn chung muốn ñạt ñược hiệu quả
kinh tế trông chuyển ñổi cơ cấu cây trồng cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11
ðảm bảo yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm có giá trị hành hóa cao.
Ngoài việc ñảm bảo cho ngành sản xuất chính cần phải ñảm bảo cho
các ngành phụ như chăn nuôi, nuôi trồng…. , tận dụng tối ña các sản phẩm
phụ từ hệ thống cây trồng và ñiều kiện tự nhiên.
ðảm bảo thu hút lao ñộng và vật tư kỹ thuật nhằm tạo hiệu quả cao.
ðảm bảo sản phẩm phải có giá trị hàng hóa cao hơn cơ cấu cây trồng cũ.
Việc ñánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào
một số chỉ tiêu như năng suất, giá trị hàng hóa (tổng thu nhập sau khi trừ các
chi phí ñầu tư) và mức lãi (% thu nhập so với tổng ñầu tư). Khi ñánh giá giá
trị kinh tế của cơ cấu cây trồng cần dựa vào năng suất bình quân và giá bán
của thị trường. Tuy nhiên cũng cần chú ý ñến những ñiều kiện ảnh hưởng ñến
giá thành sản phẩm như ñiều kiện ngoại cảnh, vị trí ñịa lý và các ñiều kiện
kinh tế xã hội khác của vùng sản xuất. (Lý Nhạc và cộng sự, 1987)[44].
+ Nông hộ và cơ cấu cây trồng:
Theo ðào Thế Tuấn, 1997.[40] trong cuốn cơ sở khoa học ñể xác ñịnh
cơ cấu cây trồng có viết. Nông hộ là một ñơn vị kinh tế tự chủ và là chủ thể
chính trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của nước ta trong những năm
qua. Tất cả những hoạt ñộng nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực nông
thôn chủ yếu ñược thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình chuyển ñổi
cơ cấu cây trồng thực chất là cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các nông hộ. Vì
vậy nông dân là ñối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
Kinh tế hộ là kinh tế của hộ nông nghiệp sống ở nông thôn, bao gồm
cả thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hộ nông dân là các nông hộ
có phương tiện sản xuất từ ruộng ñất, sử dụng lao ñộng chủ yếu là nguồn của
gia ñình, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn nư các nông trại, nhưng về
cơ bản ñược ñặc trưng bằng việc tham gia hoạt ñộng trong thị trường với một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12
trình ñộ ít hoàn chỉnh. Về cơ bản hộ nông dân có những ñặc ñiểm sau (Dẫn
theo ðào Thế Tuấn, 1997).[40] :
Hộ nông dân là một ñơn vị kinh tế cơ sở, vừa là ñơn vị sản xuất, vừa là
ñơn vị tiêu dùng sản phẩm.
Quan hệ sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình ñộ phát triển của nông
hộ từ tự cấp hoàn toàn ñến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình ñộ này quyết
ñịnh ñến quan hệ giữa nông hộ với thị trường.
Các nông hộ ngoài việc tham gia vào hoạt ñộng nông nghiệp còn tham
gia vào các hoạt ñộng phi nông nghiệp với các mức ñộ khác nhau nên khó giới
hạn như thế nào là một hộ nông dân. Vì vậy, hộ nông dân tái sản xuất giản ñơn
nhờ vào ruộng ñất thông qua quá trình cải tiến chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, nhờ
ñó mà tái sản xuất trong nông nghiệp, phục vụ lợi ích chung của xã hội nên cần
có những chính sách xã hội ñầu tư thích hợp cho lĩnh vực này.
Hộ nông dân không phải là một hình thái sản xuất ñồng nhất mà tập
hợp các kiểu nông hộ khác nhau, có mục tiêu và cơ chế hoạt ñộng khác nhau.
Căn cứ vào mục tiêu và cơ cấu hoạt ñộng của nông hộ ñể phân biệt ñược các
kiểu hộ nông dân. (ðào Thế Tuấn, 1997.[40] ).
Kiểu hộ nông dân hoàn toàn tự cấp: Trong ñiều kiện này người nông
dân ít có phản ứng với thị trường, nhất là thị trường lao ñộng và vật tư.
Kiểu nông hộ chủ yếu tự cấp, có bán một phần nông sản ñổi lấy hàng
tiêu dùng, có phản ứng ít nhiều với thị trường (chủ yếu là giá cả vật tư).
Kiểu hộ bán phần lớn sản phẩm nông sản có phản ứng nhiều với thị
trường.
Kiểu hộ hoàn toàn sản xuất hàng hóa, có mục tiêu kiếm lợi nhuận như
một ñơn vị sản xuất, kinh doanh thực thụ.
Mục tiêu sản xuất của các nông hộ quyết ñịnh sự lựa chọn sản phẩm
kinh doanh, cơ cấu cây trồng, và mức ñộ ñầu tư, phản ứng với giá cả vật tư,
công lao ñộng và sản phẩm của thị trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13
Quá trình phát triển của các nông hộ trải qua các giai ñoạn từ thu nhập
thấp ñến thu nhập cao
Giai ñoạn nông nghiệp tự cấp: Nông dân trồng một cây hay một vài
cây lương thực chính, năng suất thấp, kỹ thuật thô sơ, rủi ro cao. Do trình ñộ
còn thấp nên tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế và thị trường khu
vực nông thôn là thị trường chưa hoàn chỉnh.
Giai ñoạn sản xuất, kinh doanh tổng hợp và ña dạng: Khi chuyển ñổi
sang sản xuất hàng hóa, nông dân bắt ñầu trồng thêm các cây trồng hàng hóa,
ña canh, giảm bớt rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ có tăng thu nhập vì
vậy nông hộ mới có ñiều kiện ñầu tư kỹ thuật và thâm canh, nếu lao ñộng còn
nhiều có thể phát triển ngành nghề phi nông nghiệp.
Như vậy, hộ nông dân tiến từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hóa
ở các mức ñộ khác nhau và quá trình cải tiến cơ cấu cây trồng gắn với thị
trường ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thực tế nếu không có sự hỗ trợ nhiều
mặt của Nhà nước, quá trình này cũng diễn ra nhưng rất chậm và trong quá
trình sẽ nảy sinh các vấn ñề làm cản trở tiến trình cải tiến cơ cấu cây trồng.
Tóm lại, nông hộ chuyển từ sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang
sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường tiêu thụ ở các mức ñộ khác nhau tùy
thuộc vào trình ñộ, ñiều kiện kinh tế - xã hội và các chính sách của Nhà nước
thúc ñẩy nông nghiệp phát triển. Trong sản suất nông nghiệp hiện nay, ñể áp
dụng thành công một tiến bộ kỹ thuật mới hay một phương thức canh tác
mới… vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản và tăng
giá trị thu nhập trên 1 ñơn vị diện tích thì cần phải có các phương án tổng thể
mà quan trọng nhất là chính sách cụ thể của Nhà nước về mọi mặt.
+ Chính sách và cơ cấu cây trồng.
ðể thúc ñẩy quá trình chuyển ñổi cơ cấu cấy trồng một cách có cơ sở
khoa học, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội ta
cần có chính sách về khoa học – công nghệ ñể thông qua nghiên cứu, nhằm thiết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14
lập ngay trên ñồng ruộng của người nông dân những mô hình chuyển ñổi cây
trồng và cơ cấu cây trồng có hiệu quả; ñồng thời chuyển giao các tiến bộ khoa
học kỹ thuật cho nông hộ nhằm nhân rộng mô hình. Bên cạnh ñó cũng cần có cơ
chế chính sách về tài chính, hành lang pháp lý ñể hỗ trợ cho người nông dân khi
bắt ñầu thực hiện việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng cũng như các chính sách
khen thưởng ñể khuyến khích những nông hộ, ñịa phương chuyển ñổi cơ cấu cây
trồng thành công, có hiệu quả và là tiền ñề cho nhân rộng mô hình.
Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, sự phân hóa giàu nghèo
càng mạnh, có sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, ñể hạn chế
thực trạng này cần thiến phải có sự phát triển công nghiệp hóa nông thôn, thâm
canh tăng vụ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao và có
sức cạnh tranh lớn. ða dạng hóa cây trồng là ña dạng hóa các sản phẩm nông
nghiệp là quá trình chủ yếu ñể cải tiến cơ cấu cây trồng nhằm ñáp ứng nhu cầu
về hàng nông sản của thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng cao.
Quá trình ña dạng hóa cây trồng là do sự phát triển của kinh tế hộ
quyết ñịnh và còn tùy thuộc ñặc ñiểm của từng vùng, những vấn ñề và vốn
ñầu tư cho sản xuất là yếu tố quyết ñịnh cơ bản. Các hộ nghèo thường sản
xuất kinh doanh ña dạng, chỉ khi những nông hộ này giàu lên họ mới tập
trung vào sản xuất kinh doanh một số ngành nghề nhất ñịnh có trọng tâm.
Như vậy, chuyên môn hóa chỉ có thể xảy ra khi trình ñộ sản xuất hàng hóa ñã
phát triển ñến mức cao (ðào Thế Tuấn, 1997.[40] ).
Trong quá trình chuyển ñổi cơ cấu cây trồng còn phát sinh những khó
khăn dẫn ñến nông dân ngần ngại không dám ñầu tư vào sản xuất và chuyển
ñổi cơ cấu cây trồng ñó là vấn ñề thị trường tiêu thụ nông sản. Do vậy, ñể tìm
kiếm, mở rộng thị trường, nhà nước cần có những chính sách tạo môi trường
lành mạnh, sòng phẳng trong phát triển thị trường. Song song với các vấn ñề
trên nhà nước cần ñầu tư cơ sở hạ tầng như ñường giao thông, mạng lưới
thông tin và ñiện…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
15
Sự phân hóa của nông hộ và trình ñộ sản xuất chênh lệch của các nông
hộ ảnh hưởng rất lớn ñến cải tiến cơ cấu cây trồng. Các kiểu nông hộ khác
nhau có trình ñộ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ở mức ñộ khác nhau.
Trình ñộ là yếu tố quan trọng trong việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng của các
nông hộ trong giai ñoạn ñầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa, khi kỹ thuật
áp dụng chưa phải cần nhiều vốn thì việc ña dạng hóa sản xuất là một xu thế
cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp.
+ Thị trường và cơ cấu cây trồng.
Theo Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubingeld (Kinh tế học vĩ mô, Nhà
xuất bản Thống kê Hà Nội, 1999)[34]. Thị trường là tập hợp những người
mua và bán tác ñộng qua lại lẫn nhau dẫn ñến khả năng trao ñổi. Thị trường là
trung tâm của các hoạt ñộng kinh tế.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua và
bán, không một cá nhân nào có ảnh hưởng ñáng kể tới giá cả. trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo thường phổ biến một giá duy nhất là giá thị trường.
Trong nông nghiệp, thị trường là ñộng lực thúc ñẩy cải tiến cơ cấu cây
trồng hợp lý. Theo cơ chế thị trường thì cơ cấu cây trồng phải làm rõ ñược các
vấn ñề như; trồng cây gì, trồng như thế nào và trồng cho ai. Thông qua sự
biến ñộng giá cả thị trường có tác dụng ñịnh hướng cho người sản xuất nên
trồng cây gì và chi phí giá thành bao nhiêu ñể ñáp ứng ñược nhu cầu xã hội
mà có hiệu quả kinh tế cao. Thông qua thị trường mà người sản xuất ñiều
chỉnh qui mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây trồng, thay ñổi giống cây trồng và
mùa vụ phù hợp với thị trường.
Thị trường có tác dụng ñiều chỉnh cơ cấu cây trồng, chuyển dịch theo
hướng ngày càng có hiệu quả cao hơn. Cải tiến cơ cấu cây trồng chính là ñiều
kiện và yêu cầu ñể mở rộng thị trường nông nghiệp. Khu vực nông thôn là thị
trường cung ứng nông sản hàng hóa cho toàn xã hội và thị trường tiêu thụ sản
phẩm của ngành công nghiệp, cung cấp nông sản cho ngành dịch vụ và ñó là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
16
nơi cung cấp lao ñộng cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, thị
trường và sự cải tiến cơ cấu cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thị
trường là ñộng lực thúc ñẩy cải tiến cơ cấu cây trồng, song nó có mặt hạn chế
là nếu ñể cho phát triển tự phát sẽ dẫn ñến mất cân ñối ở một thời ñiểm hay
giai ñoạn nào ñó. Vì vậy cần có những chính sách của nhà nước ñiều tiết kinh
tế vĩ mô ñể phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thị trường.
* ðặc tính sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cao su.
Cây cao su Hévéa brasiliensis, ở tình trạng hoang dại tại vùng nguyên
quán Amazon (Nam Mỹ), với mật ñộ cây thưa thớt và với chu kỳ sống trên
100 năm, có dạng cây rừng lớn (ñại mộc)
Khi nhân trồng trên sản xuất, do việc tính toán hiệu quả kinh tế của cây
trên việc sử dụng ñất và nguồn vốn ñầu tư nên cây cao su ñược ñặt trong ñiều
kiện sống khác hẳn với tình trạng hoang dại cụ thể:
- Từng cá thể cây cao su ñược dành một khoảng không gian rất hẹp: từ
18 – 25m
2
/1cây (mật ñộ trồng 400 – 550 cây/ha) dẫn theo theo Nguyễn Thị
Huệ) năm 2006.[20]. Với mật ñộ như tế này chu kỳ sống của cây cao su giới
hạn từ 30 – 40 năm, trong ñó chia làm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB): Là khoảng thời gian từ lúc trồng
cho ñến lúc bắt ñầu khai thác mủ(cạo mủ), thông thường từ 5-7 năm tùy theo
ñiều kiện sinh thái và chăm sóc của từng nơi. Cuối thời gian này, trong ñiều
kiện tăng trưởng tốt, cây thường cao khoảng 8-10 m, Vanh ño ở chiều cao
cách mặt ñất 1m ñạt 50 cm và tán cây ñã che phủ hầu như toàn bộ diện tích.
+ Thời kỳ kinh doanh (KD): Là thời gian khai thác mủ của cây, thời kỳ
này khoảng 20-25 năm. Thời kỳ này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên
chậm hơn thời kỳ kiến thiết cơ bản vào cuối niên hạn trồng(thanh lý vườn
cây) vanh của cây thường ñạt 1m
+ Các ñặc tính sinh vật học của cây cao su:
- Rễ: Rễ cây cao su cũng như các loại rễ của cây lấy gỗ khác có 2 loại