Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Các thiết bị vận chuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.78 KB, 16 trang )

CÁC THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN
I. Khái niệm chung
Vận chuyển là một quá trình không thể thiếu trong sản xuất công
nghiệp. Các máy và thiết bị vận chuyển được sử dụng để vận chuyển nguyên
vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong dây chuyền sản xuất.
II.MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA TRONG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Đối với những nguyên liệu thì việc sử dụng các phương tiện vận chuyển
cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguyên liệu,tránh cho nguyên liệu bị
dập nát,xây xát
Có nhiều loại thiết bị vận chuyển được áp dụng trong các xí nghiệp
thuộc công nghiệp sinh học.Chủ yếu là sử dụng các cơ cấu vận chuuyện liên
tục khi vận chuyển vật liệu vì các công đoạn trong quá trình công nghệ được
tổ chức theo dây truyền
III.NGUYÊN TẮC CHỌN THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN

Để chọn thiết bị vận chuyển cần tuân theo một số nguyên tắc sau :
-Đảm bảo tính chất của nguyên liệu và yêu cầu công nghệ.Các thiết bị làm
nên vật liệu không tác động đến nguyên liệu và đặc biệt phải bảo đảm tính
chất ban đầu của nguyên liệu khi tháo dỡ khỏi thiết bị.VD:độ kín,độ vô
trùng của đường vận chuyển nhằm loại trừ bụi bặm,các chất độc hại như ở
dạng khí,bào tử… trong không khí.
-Có đặc tính kỹ thuật phù hợp với dây chuyền sản xuất bao gồm năng
suất,khả năng vận chuyển,kích thước,khối lượng,công suất động cơ trong
quá trình làm việc.
Phân loai
Theo phương thức làm việc, các thiết bị vận chuyển được chia thành hai
loại sau đây:
- Loại vận chuyển liên tục: gồm có băng tải, vít tải, gàu tải, các thiết
bị vận chuyển bằng không khí, bằng thủy lực, …
- Loại vận chuyển gián đoạn: gồm có cẩu, palăng, cầu trục, thang
máy,…


Trong các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm, để vận chuyển
những vật liệu rời, vật liệu đóng túi, những kiện hàng hoặc những vật liệu
đơn chiếc theo phương nằm ngang, thẳng đứng hoặc nghiêng, chủ yếu dùng
máy và thiết bị vận chuyển liên tục. Khác với loại làm việc gián đoạn, những
máy và thiết bị vận chuyển liên tục có thể làm việc trong một thời gian
không giới hạn, chuyên chở vật liệu theo một hướng nhất định không dừng
khi nạp liệu và tháo liệu. Nhờ vậy năng suất của chúng tương đối lớn hơn so
với loại làm việc gián đoạn.
Các máy và thiết bị vận chuyển liên tục hiện nay có thể chia ra hai
nhóm chính:
- Máy có bộ phận kéo: gồm có băng tải, xích tải, cào tải, gàu tải, nội
tải, giá tải.
- Máy không có bộ phận kéo: gồm các loại vít tải, các máy vận
chuyển quán tính, các hệ thống vận chuyển bằng không khí và thủy lực.
* Phân loại theo hướng dạng vận chuyển:
dạng vận chuyển bên ngoài:
. Sự vận chuyển bên ngoài được sử dụng khi tải nguyên liệu,bán thành
phẩm,nhiên liệu,các vật liệu chính và phụ về nhà máy để sản xuất và xây
dưng,còn được sử dụng để vận chuyển thành phẩm và phế phẩm râ khỏi nhà
máy.Vận chuyển nguyên liệu tới nhà máy bằng các phương tiện ôtô,tàu
thủy,đường sắt,hang không và các phương tiện thô sơ.Việc áp dụng nhiều
phương tiện vận chuyển sẽ giảm được chí phí.
dạng vận chuyển bên trong:
Sự vận chuyển bên trong được dung để chuyển dời vật giữa các phân
xưởng và bên trong phân xưởng.trong nhà máy việc vận chuyển nguyên liệu
từ các phương tiện ngoài vào kho,từ kho vào xưởng sản xuất và vận chuyển
giữa các máy trong dây chuyền chế biến người ta dung nhiều loại phương
tiện vận chuyển khác nhau như băng tải,vít tải,gàu tải,băng cào……
Thiết bị vận chuyển trong nhà máy sản xuất thực phẩm đóng vai trò quan
trọng trong việc cơ khí hóa,tự động hóa dây truyền sản xuất.Muốn cơ khí

hóa,tự động hóa dây chuyền sản xuất trước hết phải cơ khí hóa,tự động hóa
khâu vận chuyển.
IV.MỘT SỐ THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN THÔNG DỤNG
1. Băng tải
a.Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: (hình 4.44). Băng tải gồm có tấm
băng 3 uốn cong trên tang dẫn 5 và tang căng 1. Tấm băng vừa là bộ phận
kéo, vừa là bộ phận tải liệu. Chuyển động được nhờ lực ma sát xuất hiện khi
tăng dẫn quay. Động cơ cùng với hộp giảm tốc và các nối trục là các cơ cấu
truyền động của máy. Phễu 2 để nạp vật liệu, phểu 6 để tháo liệu. Bộ phận
cạo 7 để làm sạch tấm băng. Tấm băng được căng sơ bộ nhờ bộ phận căng 8
lắp ở tang cuối máy hoặc lắp ở nhánh không tải. Tất cả các cụm máy nêu ở
trên đều được lắp trên một khung đở. Khi làm việc, tấm băng dịch chuyển
trên giá đở trục lăn 4, 9 mang theo vật liệu từ phểu nạp liệu đến phểu tháo.
Quá trình tháo liệu tiến hành ở tang đầu máy.
Hình 1: Băng tải cố định
b) Đặc tính:
Góc nghiêng của băng tải phụ thuộc vào các tính chất lý học của hàng hóa,
có thể nghiêng đến 25 độ hoặc hơn.Chúng có thể cố định hoặc di động.
c)Các thông số cơ bản:
- Chiều dài băng tải: tính từ tâm tang dẫn đến tâm tang bị dẫn đối với
băng tải cao su thường không quá 200m, băng thép hoặc vaỉo cốt dây théo
có thể đến 1000m
Độ dốc: Phụ thuộc vào yêu cầu vận chuyển, độ dốc phải luôn nhỏ hơn góc
ma sát ngoài ở trạng thái động, nếu yêu cầu vận chuyển ở độ dốc lớn hơn thì
phải làm gờ để tăng ma sát giữa bề mặt băng tải và vật liệu, tránh vật liệu bị
văng ra ngoài
- Vận tốc băng tải phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu, tính chất công
nghê, điều kiện làm việc và vị trí đặt băng.Lhi vận chuyển đơn chiếc cần
chọn vận tốc nhỏ vì vận tốc lớn sẽ làm vật liệu văng ra ngoài.
Đối với phần nạp liệu tại phần nằm nghiêng của băng tải thì cần phải giảm

vận tốc tấm băng vì vận tốc lớn thì việc nạp liệu vào băng sẽ rất khó.
Đường kính con lăn cho băng tải làm bằng vải-cao su:80-100mm ,băng tải
thép 350-400m,khoảng cách giữa các con lăn giữa các nhánh trên 250-
350mm,nhánh dưới 1-1,5mm
Băng tải thường làm bằng vải len,sợi bông,sơi gai,cao su tổng hợp và thép.


Băng tải cao su
d.Ưu điểm:
- An toàn cao, cấu tạo đơn giản, bền.
- Có khả năng vận chuyển vật liệu rời và đơn chiếc theo các hướng
nằm ngang, nằm nghiêng và kết hợp cả hai.
- Vốn đầu tư và chế tạo không lớn; có thể tự động hóa.
- Vận hành đơn giản, bảo dưỡng dễ dàng.
- Làm việc không ồn.
- Năng suất cao, tiêu hao năng lượng ít.
Nhược điểm:
- Băng tải có độ dốc cho phép không cao, thường từ 16-24° tùy theo
vật liệu;
- Không thể vận chuyển theo đường cong;
- Không vận chuyển được vật liệu dẻo, dính kết.
Sau đây là sơ đồ phân loại các băng tải dùng trong nhà máy lương
thực thực phẩm. .
Sơ đồ các dạng băng tải
a) Nằm ngang; b,c,d) Có đường vận chuyển phối hợp; e) Có xe tháo liệu;
f)Lưu động
e) Ứng dụng : Có nhiều loại băng tải và mỗi loại thích hợp cho quá trình vận
chuyển hay quá trình công nghệ.Vì vậy việc lưạ chọn băng tải cần phải phù
hợp với mỗi qúa trình.
Băng tải cao su : dung để vận chuyển các nguyên liệu rời như rau quả.Qúa

trình vận chuyển có thể kết hợp với qúa trình lựa chọn thủ công nhưng có
nhược điểm là khi lựa chọn là không lựa chọn được các phía của nguyên
liệu.Nếu dung để vận chuyển các vật liệu sau khi rửa thì không ráo nước
Băng tải lưới sắt :dung cho nguyên liệu có kích thước lớn,ráo nước
nhanh,tuy nhiên lưới nhanh hỏng,chế tạo phức tạp,nếu hỏng một chỗ thì phải
thay cả lưới.Vì vậy để thay lưới sắt bằng các bản ghép.
Băng tải con lăn:ráo nước nhanh,có thể kết hợp với quá trình lựa chọn và
phân loại các loại nguyên liệu hình cầu như khoai tây,các loại quả.Khi đi
trên băng nguyên liệu được quay tròn,nếu kết hợp với quá trình lựa chọn thì
lựa chọn được các phía
Ứng dụng:vận chuyển nguyên liệu,bán thành phẩm,hoặc thành phẩm ở dạng
hạt ,lát ,ròi hay dạng đơn chiếc
Vd :ứng dụng trong nhà máy đường dùng băng tải cao su đường trong quá
trình vận chuyển đường sau khi sấy đến sàng phân loại .
Đối với từng loại nguyên liệu chọn băng tải phù hợp với vận tốc thích hợp
Vd:
Vật liệu vận chuyển Vận tốc của tấm băng
Thóc,gạo,đậu,lúa mì… 2.5-1,5
hạt hướng dương 2-2.5
hạt bông 1.5-2
hạt đạu nành 2.5-3.5
Ngô bắp 1.5-1.75
hạt gảy 1.5-2
trấu và phế liệu của hạt 0.8-1.2
Bao gói hàng đóng kiện 0.6-1.2
Nếu chọn vận tócc không phù hợp,chiều rộng của băng nhỏ,chuyển động của
băng kém ổn định vật liệu dễ bị băng ra ngoài,băng dễ lệch một phía.
2. Gàu tải
Để vận chuyển những vật liệu rời (dạng bột, hạt, cục nhỏ) đi theo
phương thẳng đứng hoặc nghiêng trên 50° người ta dùng gàu tải.

a.Cấu tạo: Gàu tải gồm những bộ phận sau:
- Bộ phận kéo dài vô tận mang nhiều gàu và uốn vòng qua tang (hoặc
đĩa xích) trên và dưới của máy.
- Chân máy gồm có tang (hoặc đĩa xích), trục lắp tang, vỏ và hộp nạp
liệu.
- Đầu máy gồm có trục dẫn động, tang (hoặc đĩa xích), bộ phận truyền
động và bộ phận tháo liệu.
- Thân máy gồm nhiều đoạn ống có tiết diện tròn hoặc chữ nhật nối
với nhau bằng bích, nằm giữa khoảng giữa đầu và chân gàu tải, bao kín bộ
phận kéo.
b.Nguyên tắc làm việc: Khi làm việc thì gàu xúc vật liệu ở khu vực
chân máy và vận chuyển lên phía đầu máy. Ở đây, dưới tác dụng của trọng
lực và lực quán tính, vật liệu được đổ từ gàu vào bộ phận tháo liệu rồi từ đó
chuyển tới nơi sử dụng. Vật liệu rời được vận chuyển bằng gàu tải gồm nhiều
dạng: dạng bột (hoặc bụi), dạng hạt, dạng cục.
Hình 2: Hình dạng chung của gàu tải
1. Băng; 2. Gàu; 3. Tang đầu máy; 4. Tang chân máy;
5. Bệ gàu tải; 6. Phễu nạp liệu; 7. Bộ phận căng; 8. Cửa quan sát;
9. Trục đầu máy; 10. Đầu gàu tải; 11. Cửa tháo liệu.

c.Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản, kích thước chiếm chỗ nhỏ.
- Có khả năng vận chuyển vật liệu lên một độ cao khá lớn (50-70m).
- Có thể nạp liệu ở vị trí tùy thích.
- Năng suất cao (700 m
3
/h).
Nhược điểm:
- Nếu vật liệu vận chuyển lớn gây va đập, dễ sinh tiếng ồn.
- Dễ bị quá tải nếu tiếp liệu không đều, nên cần nạp liệu một cách đều

đặn.
- Không tháo liệu được giữa chừng.
d)Ứng dụng:
Trong công nghiệp vi sinh, để xản xuất các môt trường dinh dưỡng, các
nguyên liệu dạng hạt được vận chuyển tới các nồi tiệt trùng ở trên các tầng
cao của tòa nhà có độ cao khoảng 40m vói góc nghiêng 45-70 độ
Dùng để vận chuyển vật liệu rời đi lên theo phưưong thẳng đứng hoặc góc
nghiêng lớn hơn 50 độ, được dung nhiều trong cpông nghệ thực phẩm như:
vận chuyển hạt, bột, vật liệu dạng cục.
Có 2 loại gàu tải: gàu tải dùng băng và gàu tải dùng xích. Gàu tải dung băng
được sử dụng phổ biến hơn để vận chuyển những vật liệu rời trong các kho
lương thực, các nhà máy xay bột, xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc, sản
xu nhất tinh bột bánh kẹo và các nhà máy sản xuất thực phẩm khác. Gàu tải
dùng xích chủ yếu để vận chuyển vật liệu dạng cục nặng và những vật liệu
gây tác hại cho băng như vật liệu nóng
Phân loại: có hai cách phân loại sau đây
- Theo cấu tạo của bộ phận kéo: có hai loại:
* Gàu tải dùng băng: được dùng phổ biến để vận chuyển những vật
liệu rời trong các kho lương thực, các nhà máy xay bột, nhà máy xát gạo,
nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy bánh mì, nhà máy ép dầu, nhà
máy sản xuất tinh bột, nhà máy bánh kẹo, nhà máy sản xuất mì sợi và các
nhà máy thực phẩm khác.
* Gàu tải dùng xích (một hoặc hai dây xích): chủ yếu dùng để vận
chuyển những vật liệu dạng cục và những vật liệu gây tác hại cho tấm băng
(như vật liệu nóng).
- Theo phương pháp tháo liệu: có 3 loại gàu tải
* Gàu tải tháo liệu dưới tác dụng của trọng lực.
* Gàu tải tháo liệu dưới tác dụng của lực ly tâm.
* Gàu tải tháo liệu dưới tác dụng của lực kết hợp (lực ly tâm và trọng
lực).

3. Vít tải
a) Vít tải nằm ngang
Hình 3: Các vít tải
a) Sơ đồ vít tải nằm ngang
1. Máng; 2. Gối trục treo; 3. Trục; 4. Cánh vít; 5. Thành mặt đầu; 6. Ống nạp
liệu;
7,8. Ống tháo liệu; 9. Van an toàn; 10. Cơ cấu truyền động.
b) Hình dạng trục vít
c) Các loại cánh vít khác nhau và chiều quay của chúng.
Cấu tạo: (Hình 3a). Trong máng cố định 1 tại phần trên có lắp những
gối trục treo 2 làm chỗ đỡ cho trục 3. Trục đặc hoặc rỗng và trên suốt chiều
dài của nó có gắn cánh vít 4. Ở vị trí gối trục treo, cánh vít bị gián đoạn một
khoảng bằng chiều dài gối trục. Mặt đầu 5 của máng được bịt kín.
Vật liệu vào phễu nạp liệu 6, cơ cấu truyền động 10 làm vít quay vận
chuyển vật liệu dọc theo vít tải đến ống tháo liệu 7 và 8. Ở đây tại ống nạp
liệu 6 và ống tháo liệu 7, 8 có các van chắn để có thể thay đổi kích thước cửa
nạp và tháo. Cuối vít tải có van an toàn 9 để tháo liệu khi quá đầy. Có thể
thay bằng ống chảy tràn lắp gần cửa tháo liệu. Tùy theo cách bố trí cánh vít
trên trục mà vít tải có thể là phải hoặc trái (hình 3c). Có những vít tải gồm 2
phần trong đó có một phần là phải, một phần là trái. Các vít tải này dùng để
vận chuyển hai dòng vật liệu theo hướng ngược chiều nhau.
Những vít tải có cánh đặc làm bằng thép chỉ dùng để vận chuyển vật
liệu khô và tơi. Muốn vận chuyển những vật liệu cục hoặc dính phải dùng vít
tải dạng băng (hình ). Để vận chuyển những vật liệu vón cục (hạt ẩm, tinh
bột, hợp chất thức ăn gia súc) thì dùng cánh vít dạng bơi chèo (hình 4.48)
Hình 4.Cánh vít dạng băng
Hình 5. Vít tải dạng bơi chèo
Máng của vít tải gồm nhiều đoạn từ 2m đến 4m, nối ghép với nhau
bằng bích và bulông. Nếu vít tải dài quá 3,5m thì phải lắp những gối trục
trung gian (thường là gối trục treo) cái này cách cái kia 3m. Trong các nhà

máy lương thực thực phẩm chỉ nên dùng vít tải có chiều dài không quá 15m.
b) Vít tải thẳng đứng
Nguyên tắc làm việc: Vật liệu được đưa vào trục vít thẳng đứng trong
vỏ trụ kín, nhờ ma sát với cánh vít mà thực hiện chuyển động quay. Dưới tác
dụng của lực ly tâm vật liệu được ép sát vào bề mặt trong của máng. Ma sát
giữa vật liệu với máng làm cho quá trình quay của vật liệu bị hãm bớt nên
tốc độ vòng của nó giảm. Kết quả vật liệu trượt theo bề mặt xoắn ốc và được
nâng dần lên phía trên.
Ưu điểm:
- Chiếm chỗ ít: với cùng năng suất thì diện tích tiết diện ngang của vít
tải nhỏ hơn nhiều so với các máy vận chuyển khác.
- Số lượng ổ bi và các thiết bị chịu mài mòn không nhiều nên dễ vận hành
thao tác.
- Bộ phận công tác nằm trong màng kín nên có thế nối màng vào vị trí
nào đó của hệ thống thông gió.
- Tốc độ quay của trục vít tương đối lớn.
Nhược điểm:
- Chiều dài vận chuyển và năng suất bị giới hạn. Chiều dài lớn nhất
của vít tải thường không quá 30m với năng suất tối đa 100 T/h.
- Chỉ vận chuyển được những vật liệu tương đối đồng nhất.
- Vật liệu bị đảo trộn mạnh, một phần bị nghiền nát hoặc bị phân loại
theo khối lượng riêng. Vì vậy người ta không thể dùng để vận chuyển thức ăn
gia súc đã chế biến.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng hơn băng tải.
f)Ứng dụng:
Trong công nghiệp vi sinh thì vít tải được ứng dụng để vận chuyển tinh bột,
muốn, chủng nấm mốc dạng khô và các sản phẩm chăn nuôi,…Vì cần đảm
bảo sản phẩm ít bị nhiễm bụi bẩn, các sản phẩm bột, chăn nuôi được đảo
trộn nên tránh các hiện tượng vón cục
Trong nhà máy đường sử dụng vít tải trong công đoạn ép mía,nhà máy tinh

bột sắn ở giai đoạn bóc vỏ.
Hình 4.49. Hệ thống vít tải
thẳng đứng
4.Vận chuyển vật liệu bằng không khí
a.Nguyên lý làm việc
Vận chuyển vật liệu bằng không khí dựa trên nguyên lý lợi dụng khả
năng chuyển động của dòng khí trong các ống dẫn với tốc độ nhất định để
mang vật liệu từ chỗ này tới chỗ khác dưới trạng thái lơ lửng. Về lý thuyết
thì có thể dùng không khí để vận chuyển vật liệu rời có khối lượng và kích
thước hạt bất kì. Nhưng năng lượng để vận chuyển và tiêu tốn tăng nhanh rất
nhiều lần so với trọng lực của hạt vật liệu, nên thực tế phạm vi ứng dụng của
phương pháp này bị hạn chế.
Muốn làm cho hỗn hợp không khí và các hạt vật liệu chuyển động
được trong các ống dẫn thì cần phải tạo được chênh lệch áp suất ở hai đầu
ống, nói cách khác là phải tạo ra áp lực. Áp lực được tạo thành bằng cách
giảm áp suất của không khí hoặc tăng áp suất của không khí.
b. Phân loại
Theo trị số áp suất tạo thành có thể chia ra:
- Các hệ thống áp suất thấp, trong đó tổn thất áp suất không vượt quá
5.10
3
N/m
2
.
- Các hệ thống áp suất trung bình, trong đó tổn thất áp suất không vượt quá
10
4
N/m
2
.

- Các hệ thống áp suất cao trong đó tổn thất áp suất lớn hơn 10
4
N/m
2
.
a) Các hệ thống vận chuyển bằng không khí với áp suất thấp và
trung bình
Trong các nhà máy lương thực thực phẩm ở các nước, hệ thống áp
suất thấp và trung bình được sử dụng rộng rãi để cơ giới hóa các công đoạn
vận chuyển trong phân xưởng và giữa các phân xưởng với nhau, cho phép
kết hợp một vài quá trình công nghệ như làm lạnh, phân loại, sấy, …
Ở hình 4.50a là sơ đồ nguyên lý của một hệ thống hút và áp suất trung
bình dùng để vận chuyển bột từ thùng chứa đến kho chứa. Bột do ô tô 1 chở
đến được tháo vào thùng chứa 2, từ đây bột đi theo ống dẫn 3 vào bộ phận
tháo liệu 4 đặt phía trên máng 5, máng này sẽ phân bố bột xuống các kho
chứa 6 nhờ quạt 7.
Từ bộ phận tháo liệu không khí được dẫn vào xyclon 8 rồi vào máy
lọc túi 9 để làm sạch. Từ máy lọc không khí sạch vào quạt 10 và ra ngoài
trời. Hệ thống này làm việc với nồng độ hỗn hợp
5,04,5μ −=
và vận tốc
không khí 18-20 m/s.
Hình 4Các sơ đồ nguyên lý:
a) của hệ thống hút với áp suất trung bình để vận chuyển bột
b) của hệ thống hút với áp suất cao
c) của hệ thống đẩy với áp suất cao
b) Hệ thống vận chuyển bằng khí với áp suất cao
Ở hình 4b là sơ đồ một hệ thống vận chuyển với áp suất cao bằng
phương pháp hút. Chân không trong mạng được tạo thành bởi máy thổi khí
1. Khi nhúng vòi hút 2 vào trong khối hạt thì không khí được hút vào, kéo

theo hạt và vận chuyển nó trong ống dẫn 3. Muốn xê dịch được ống dẫn dễ
dàng cần có những đoạn ống mềm 4. Qua ống dẫn hạt đi vào bộ phận tháo
liệu 5. Hạt được tách ra khỏi ra khỏi bộ phận tháo liệu nhờ van cống 6.
Không khí theo ống dẫn 7 đưa đi làm sạch bụi ở xyclon 8 và máy lọc túi 9
rồi vào máy thổi khí và thoát ra ngoài.
1.Ưu,nhược điểm của thiết bị hút:
Ưu điểm : do hạ áp trong hệ mà sự thải bụi được loại trừ.Điều đó cho phép
sử dụng chúng để vận chuyển các nguyên liệu dễ tạo bụi (cám, bột, trấu, các
chủng nấm mốc được nghiền nhỏ) tới các thiết bị trong dây chuyền công
nghệ.
Nhược điểm: không có khả năng tạo ra sự giảm áp suất đáng kể làm hạn chế
khoảng cách chuyển dịch nguyên liệu và cần thiết phải bịt kín ở những vị trí
tháo liệu.
2.Ưu,nhược điểm của thiết bị đẩy:
Ưu điểm:áp suất dư trên đường ống có thể đạt đến 400-600KPa, điều đó cho
phép chuyển dịch nguyên liệu đến 300 m hoặc hơn đến 1 hoặc nhiều vị trí
tháo dỡ.
Nhược: tạo bụi.
a)Ứng dụng:Cơ cấu làm chuyểnụngch nguyên liệu dạng hạt vơi không khí
trong đường ống dưới áp suất được gọi là cơ cấu vận chuyển bằng khí nén.
Trong công nghệ vi sinh nguyên liệu như cám, bột, bã củ cải, mạt cưa, vỏ
bào được vận chuyển từ kho vào phân xưởng gia công bằng khí nén.
5.Băng cào:
a)Hình vẽ
b)Cấu tạo:
Các băng tải gồm có các bộ phận: đĩa xích truyền động, đĩa xích bị dẫn, các
xích có dính các cào, nhánh dưới của băng tải nằm trong máng chứa đầy
nguyên liệu, bộ phận kéo trong thiết bị này là những cái cào, cào được làm
bằng các tấm kim loại, được cuốn thành máng và có dạng hình thang hay
nữa vòng tròn

Nguyên tắc hoạt động: tương tự như băng tải chỉ thêm các cái cào dùng để
kéo vật liệu
c)Ưu điểm:có thể vận chuyển được các chất độc hại,có tính ăn mòn.
+ Có cánh cào xới nguyên liệu dễ dàng.
d)Nhược điểm:các cánh cào dễ bị gãy,hư…
+Tốn chi phí thay thế và sửa chữa…
e)Ứng dụng:
Trong công nghiệp vi sinh, vận chuyển các nguyên liệu dạng bụi, hạt và các
mẫu nhỏ theo các tuyến đường ngang, nghiêng (15 độ ); thường sử dụng
băng tải dạng máng kín với tiết diện hình vuông.
Để di chuyển nguyên liệu dễ nổ, độc, ăn mòn kim loại và dạng bụi thường
sử dụng băng tải loại KIIC – 125 – BIK để đảm bảo độ kín và an toàn
Băng tải cào dùng để chuyển dời bột, sinh khối, bã đã được trích ly, thường
có 2 dạng: dạng mở và dạng đóng kín; thường dạng mở để vận chuyển các
chất không ăn mòn, không có tính độc hại, dạng kín thường dùng để vận
chuyển các chất ăn mòn, có tính độc hại để bảo đảm an toàn.
6. Thiết bị vận chuyển rung
Thiết bị vận chuyển rung có thể di chuyển vật liệu với các hướng
ngang,nghiêng (20 độ) và thẳng đứng.
6.1Băng tải rung (hình 3.5 ):
gồm mọt máng kim loại 1 được lắp cố định trên giá treo 2 và được nối với
bộ rung 4 để truyền dao động cho máng với tần số và biên độ xác định qua
hệ giằng cứng 3.Do dao động có hướng, nguyên liệu chứa trong máng trong
ống được chuyển dịch theo hướng mong muốn với khoảng cách đến 60
m.Băng tải rung có bộ truyền tải điện – cơ .Máng rung bảo đảm tốc độ
chuyển dịch của nguyên liệu với hướng ngang 0,1-0,6 m/s.Năng suất trung
bình đạt đến 150 tấn/h.
Băng tải rung nằm ngang 2 ống (hình 3.6): Nó có thể chuyển dời đồng thời 2
nguyên liệu khác nhau.
Băng tải gồm 2 ống vận chuyển, bộ rung và bộ giằng cứng, nó được gắn chặt

trên bệ. Nguyên tắc chuyển dịch của ống rung tương tự như đã được mô tả ở
trên.
Các thiết bị hoạt động theo nguyên tắc tương tự có thể sử dụng trong công
nghiệp vi sinh để vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm,
cũng như các thiết bị riêng rẽ như (sàng rung, nghiền rung, sấy rung, chà
rung, lạnh rung, tiếp liệu rung, lọc rung, thanh trùng rung,định lượng rung,
thanh trùng rung).
Các thiết bị này có nhiều ưu việt lớn: kín, loại trừ bụi, nguyên liệu tiếp xúc
không đáng kể với bộ phận chuyển động của thiết bị, đơn giản về kết cấu,
hao mòn không đáng kể đối với bộ phận tải hàng, năng lượng cho cơ cấu
rung không lớn.

×