Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học, nguyên tố vi lượng, lân hữu cơ sinh học, phân bón lá đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống lạc l14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









HOÀNG THỊ THƠ



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM HỮU CƠ SINH HỌC
(VITAZYM, EMINA), NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (B, Mo), LÂN HỮU
CƠ SINH HỌC, PHÂN BÓN LÁ ðẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LẠC L14 VỤ XUÂN 2010
TẠI HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM THANH




HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, ñược thực
hiện vụ xuân năm 2010 tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang dưới sự hướng
dẫn của T.S Nguyễn Thị Kim Thanh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là
trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Các
nguồn tài liệu tham khảo trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tác giả


Hoàng Thị Thơ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện ñề tài, bản thân tôi luôn nhận ñược sự chỉ bảo
tận tình của tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, trưởng bộ môn sinh lý thực vật
khoa nông học trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội.
Các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa nông học trường ñại học nông
nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi giúp tôi về các phương diện như: Cơ
sở vật chất, phương pháp nghiên cứu, quy trình kỹ thuật, máy móc thiết bị
phục vụ trong việc phân tích thí nghiệm.
Những người thân, người bạn và ñồng nghiệp ñã thường xuyên ủng hộ,

ñộng viên tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu. ðặc biệt là
lòng thương yêu vô hạn và sự ñộng viên kịp thời của gia ñình, bố mẹ, anh chị
em, chồng và các con tôi ñã giúp tôi có niềm tin, nghị lực vượt qua thử thách
ñể hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu các nội dung ñề tài này.
Qua ñây cho phép tôi ñược bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới tất
cả sự giúp ñỡ trên.
Bắc Giang, ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tác giả


Hoàng Thị Thơ


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv


MỤC LỤC

Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục ñồ thị ix
1. MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
1.3 Mục ñích và yêu cầu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây lạc 4

2.2 ðặc ñiểm sinh lý và yêu cầu sinh thái của cây lạc 6
2.3 Tình hình sản xuất lạc 9
2.4 Vai trò sinh lý của B, Mo và ứng dụng trong sản xuất 13
2.5 Vai trò của chế phẩm sinh học ñối với cây trồng 20
2.6 Dinh dưỡng qua lá của cây trồng 22
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Vật liệu nghiên cứu 25
3.2 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 26
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 26
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. 30
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 32
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học (Vitazym,
Emina) và nguyên tố vi lượng (Mo, B) ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của lạc. 33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v


4.1.1 Ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học (Vitazym, Emina) và
nguyên tố vi lượng (Mo, B) ñến thời gian sinh trưởng của cây lạc 33
4.1.2 Ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học (Vitazym, Emina)
và nguyên tố vi lượng (Mo, B) ñến sinh trưởng phát triển thân
lá cây lạc L14. 34
4.1.3 Ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học (Vitazym, Emina) và
nguyên tố vi lượng (Mo, B) khả năng hình thành nốt sần của cây lạc 37
4.1.4 Ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học (vitazym, Enmina) và
nguyên tố vi lượng (Mo, B) ñến số hoa qua các thời kỳ theo dõi
của giống lạc L14 39
4.1.5 Ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học (Vitazym, Emina) và

nguyên tố vi lượng (Mo,B) ñến hàm lượng diệp lục của giống lạc
L14 41
4.1.6 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học (Vitazym, Emina) và nguyên
tố vi lượng (Mo, B) ñến chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 43
4.1.7 Ảnh hưởng của chế phẩm Vitazym, Emina, nguyên tố vi lượng
(Mo, B) ñến khả năng tích luỹ chất khô của giống lạc L14 45
4.1.8 Ảnh hưởng của chế phẩm Vitazym, Emina, nguyên tố vi lượng
(Mo, B) ñến hiệu suất quang hợp thuần. 48
4.1.9 Ảnh hưởng của chế phẩm Vitazym, Emina, nguyên tố vi lượng
(Mo, B), ñến mức ñộ nhiễm một số loại sâu bệnh chính của lạc L14 49
4.1.10. Ảnh hưởng của chế phẩm Vitazym, Emina, nguyên tố vi lượng
(Mo, B) ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 51
4.1.11 Hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm 55
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến
sự sinh trưởng phát triển và năng suất của lạc L14. 56
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi


4.2.1 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến sự phát
triển chiều cao cây, thân lá và số cành cấp 1 của lạc L14. 56
4.2.2 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến sự hình
thành nốt sần của lạc L14. 58
4.2.3 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến sự ra hoa
của lạc L14. 59
4.2.4 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến hàm lượng
diệp lục của lạc 14 60
4.2.5 Ảnh hưởng của hàm lượng lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến
chỉ số diện tích lá (LAI- m
2

lá/ m
2
ñất) của lạc L14 61
4.2.6 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến khả năng
tích luỹ chất khô của lạc L14 qua các công thức. 62
4.2.7 Ảnh hưởng hàm lượng lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến
mức ñộ nhiễm một số loại sâu bệnh chính của lạc L14 63
4.2.8 Ảnh hưởng của hàm lượng lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của lạc L14 qua các
công thức 65
4.2.9 Hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm 69
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70
5.1 Kết luận 70
5.2 ðề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 75

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii


DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang


2.1 Diện tích và sản lượng của các vùng trồng lạc năm 2007 – 2008 12

4.1 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Vitazym, Emina, nguyên tố vi
lượng (Mo, B) ñến thời gian sinh trưởng của cây lạc L14. 33


4.2 Sự sinh trưởng phát triển thân lá của cây lạc L14 ở các công thức
thí nghiệm 35

4.3 Khả năng hình thành nốt sần ở các thời kỳ theo dõi 38

4.4 Quá trình ra hoa của cây lạc L14 qua các thời kỳ theo dõi ở các
công thức thí nghiệm 40

4.5 Chỉ số SPAD của các công thức thí nghiệm 41

4.6 Chỉ số diện tích lá (LAI- m
2
lá/m
2
ñất) ở các thời kỳ theo dõi của
các công thức thí nghiệm 44

4.7 Khả năng tích luỹ chất khô qua các thời kỳ của các công thức
thí nghiệm 46

4.8 Hiệu suất quang hợp thuần của các công thức thí nghiêm qua các
giai ñoạn 48

4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 ở
các công thức thí nghiệm 52

4.10 Mức ñộ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính 50

4.11 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Vitazym, Emina, nguyên
tố vi lượng (Mo, B), ñối với lạc L14 trồng Vụ xuân 2010 55


4.12 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến sự sinh
trưởng chiều cao cây, sự phát triển thân lá và số cành cấp 1 của
lạc L14 57

4.13 Sự hình thành nốt sần của lạc L14 qua các công thức thí nghiệm 58

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii


4.14 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến số hoa qua
các thời kỳ theo dõi của lạc L14 59

4.15 Chỉ số SPAD của các công thức thí nghiệm 60

4.16 Chỉ số diện tích lá (LAI) của các công thức thí nghiệm 61

4.17 Khả năng tích luỹ chất khô qua các thời kỳ của các công thức
thí nghiệm 63

4.18 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của Lạc L14 ở các
công thức 66

4.19 Mức ñộ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính 64

4.20 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng lân hữu cơ sinh học và phân bón lá
ñối với lạc L14 trồng Vụ xuân 2010 69



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ix


DANH MỤC ðỒ THỊ

STT Tên ñồ thị Trang

4.1 Số nốt sần ở các công thức thí nghiệm 38

4.2 Chỉ số SPAD của giống lạc L14 ở các thời kì 42

4.3 Tích luỹ chất khô của các công thức qua các thời kỳ 47





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1


1. MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực
phẩm quan trọng có giá trị và dinh dưỡng cao. Từ lâu loài người ñã sử dụng
lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng: sử dụng trực tiếp (luộc quả non,
quả già, rang, nấu canh ), ép dầu ñể làm dầu ăn và khô dầu ñể chế biến nước
chấm và các mặt hàng thực phẩm khác. Gần ñây, nhờ công nghiệp thực phẩm

phát triển, người ta ñã chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc
như lạc rút dầu, bơ lạc, pho mát, sữa lạc ñược sử dụng nhiều ở các nước phát
triển. Bên cạnh ñó, trồng lạc còn có tác dụng cải tạo ñất tốt do thân lá sau thu
hoạch ñã ñể lại lượng dinh dưỡng lớn trong ñất, ở rễ lạc có nốt sần là kết quả
của sự cộng sinh giữa rễ với vi khuẩn Rhizobium có tác dụng cố ñịnh nitơ
phân tử thành dạng ñạm hữu cơ cung cấp cho cây. Lạc hiện ñược trồng phổ
biến ở hơn 100 nước trên thế giới với diện tích gần 23 triệu ha và sản lượng
ñạt trên 33 triệu tấn [14].
Ở Việt Nam, lạc là một trong những cây trồng có vai trò chủ ñạo và
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những năm gần ñây cây
lạc ñược chú ý ñầu tư thâm canh nên năng suất và sản lượng không ngừng
tăng. Tuy nhiên, nếu chỉ so sánh với Trung Quốc là nước có ñiều kiện tự
nhiên và kỹ thuật canh tác tương tự thì năng suất lạc của việt Nam còn quá
thấp (ñạt 1,96 tấn/ha so với 3,12 tấn/ha, 2007) [62]. So với nhiều loại cây
trồng khác như: lúa, ngô, ñậu thì tốc ñộ tăng năng suất lạc ở nước ta vô
cùng chậm trước yêu cầu phát triển.
Trong nền nông nghiệp thâm canh, ñể cây trồng cho năng suất cao và
bền vững thì có thể tác ñộng kết hợp hai con ñường: chọn tạo và sử dụng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2


giống mới; và áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Trong thực tiễn sản
xuất hướng sử dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh là cơ bản nhất ñể duy
trì và nâng cao năng suất của giống với ñiều kiện sản xuất cụ thể. Diện tích
lạc ở Bắc Giang chủ yếu ñược trồng trên ñất xám bạc mầu nghèo dinh dưỡng
nên sự thiếu hụt nguyên tố vi lượng trong ñất trồng lạc diễn ra phổ biến do ñó
vấn ñề dinh dưỡng cho cây lạc cần ñược chú trọng, trong ñó ñặc biệt chú
trọng ñến nguyên tố khoáng vi lượng. Trong các nguyên tố vi lượng thì
nguyên tố B, Mo rất quan trọng ñối với cây lạc làm tăng cường hoạt ñộng của

vi sinh vật cố ñịnh ñạm và tăng cường dòng vận chuyển hợp chất hữu cơ về
củ lạc làm tăng năng suất lạc. Bên cạnh ñó, các chế phẩm hữu cơ sinh học
nhằm thúc ñẩy hoạt ñộng của hệ vi sinh vật cố ñịnh ñạm và bổ sung phân bón
lá nhằm làm tăng năng suất lạc.
Bắc Giang là vùng trồng lạc nhiều và lâu ñời nhưng người dân chưa
quan tâm ñến việc bổ sung nguyên tố vi lượng B, Mo cho cây lạc, cũng như
chưa áp dụng biện pháp kỹ thuật sử dụng chế phẩm hữu cơ sinh học và phân
bón lá cho cây lạc. Vì vậy, nhằm làm tăng năng suất lạc giống L14 tại huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi tiến hành ñề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học(Vitazym,
Emina), nguyên tố vi lượng (B, Mo), lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến
sinh trưởng phát triển và năng suất của giống lạc L14 vụ xuân 2010 tại Huyện
Lạng Giang tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.2.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị
về ảnh hưởng riêng rẽ và phối hợp của chế phẩm sinh học Emina, Vitazym,
nguyên tố B, Mo, lân hữu cơ sinh học và phân bón qua lá ñến sinh trưởng,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3


phát triển và năng suất của lạc trong ñiều kiện sinh thái ở Bắc Giang.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy về dinh dưỡng cho cây lạc .
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ñề tài xác ñịnh ñược biện pháp xử lý cho
kết quả tốt ñến sinh trưởng phát triển và năng suất lạc ñể từ ñó khuyến cáo
cho người dân nhân rộng mô hình ñưa vào sản xuất góp phần vào quy trình
thâm canh lạc năng suất cao, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người

trồng lạc.
1.3 Mục ñích và yêu cầu
1.3.1 Mục ñích
Tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Vitazym, Emina và các
nguyên tố vi lượng (Mo, B), lân hữu cơ sinh học và phân bón lá ñến sinh
trưởng phát triển và năng suất giống lạc L14. Từ ñó ñề xuất công thức tác
ñộng tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng lạc.
1.3.2 Yêu cầu
- ðánh giá ảnh hưởng của Vitazym, Emina, các nguyên tố vi lượng
(Mo, Bo), hàm lượng lân hữu cơ sinh học và phân bón lá ñến sinh trưởng phát
triển và năng suất lạc giống L14.
- ðánh giá ảnh hưởng của Vitazym, Emina, các nguyên tố vi lượng,
lân hữu cơ sinh học và phân bón qua lá ñến mức ñộ nhiễm một số loại sâu
bệnh của giống lạc L14.
- ðề xuất các công thức tác ñộng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
cho người sản xuất ñối với giống lạc L14 trên vùng ñất xám bạc màu tại
huyện Lạc Giang, tỉnh Bắc Giang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu sơ lược về cây lạc
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Lạc ñược coi là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu
của nhiều nước trên thế giới. Cây lạc có nguồn gốc ở Nam Mỹ [103]. Theo tài
liệu của Enghen thì lạc ñược tìm thấy ở Las Handat thuộc thời kỳ ñồ gốm
cách ñây khoảng 3800 năm (dẫn theo Nguyễn văn Bình và những người khác,

1996 ) [4]. Thế nhưng nguồn gốc chính của loài lạc trồng cụ thể ở nước nào
tại Châu Mỹ thì cho ñến nay vẫn chưa ñược xác ñịnh. Cây lạc ñược trồng rất
sớm ở lưu vực sông Amazon thuộc Peru, ngoài ra cây lạc cũng ñược trồng ở
Mexico, Brasil, Bolivia. Theo Krapovicat (1986), “ có thể chắc chắn là
Arachis hypogaea bắt nguồn từ Bolivia tại các vùng ñồi núi thấp và chân của
dãy núi Ando”. Giả thuyết này của ông cho ñến nay vẫn là giả thuyết có giá
trị về khoa học nhất cả về thực vật học, sinh thái học, xã hội học và khảo cổ
học, ñược nhiều nhà khoa học chấp nhận [8].
Ngày nay, cây lạc ñược trồng rất phổ biến, phân bố rộng rãi từ 40 vĩ
ñộ Bắc ñến 40 vĩ ñộ Nam. Trên thế giới có hơn 100 nước trồng lạc, tuy
nhiên lạc chủ yếu ñược trồng tập trung ở các nước thuộc châu Á, châu phi
và châu Mỹ [64].
Lịch sử trồng lạc ở Việt Nam chưa ñược xác ñịnh rõ. Sách “vân ñài loại
ngữ” của Lê quý ðôn có mô tả và nhận xét nhiều loại cây trồng ở nước ta
nhưng trong ñó không ñề cập ñến cây lạc. Có thể cây lạc ñược nhập từ Trung
Quốc vào nước ta khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Hiện nay, lạc ñược xác ñịnh
là một trong những cây trồng chính trong cơ cấu hệ thống cây trồng ở Việt
Nam. Lạc ñược trồng phổ biến ở các vùng sinh thái trong cả nước với diện
tích, năng suất và sản lượng ngày càng tăng [31].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5


2.1.2 Giá trị của cây lạc
- Giá trị dinh dưỡng:
Lạc là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong hạt lạc lớn và có giá trị ñối với con người và vật nuôi.
Thành phần dinh dưỡng trong hạt lạc như: Lipid từ 40,2 ñến 60,7%;
Carbohydrate từ 6,0 ñến 22,0%; protein từ 20,0 ñến 33,7%; cellulose từ 2,0
ñến 4,3%; chất khoáng từ 1,8 ñến 4,6% [31]. Như vậy, hàm lượng dinh dưỡng

chủ yếu của lạc là dầu (Lipid) và protein. Trong công nghiệp ép dầu, ngoài
sản phẩm chính là dầu lạc người ta còn thu ñược khô dầu dùng làm nguồn
thức ăn giầu dinh dưỡng và năng lượng cho vật nuôi. Ở một số nơi áp dụng kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp kỹ thuật cao người ta còn
dùng khô dầu và thân lá lạc làm nguồn phân bón cho cây trồng [10].
Dầu lạc ñược cơ thể hấp thu dễ, thành phần chính của dầu lạc là axid
béo no. Ngoài ra trong dầu lạc còn chứa các carbohydrate thơm (C15H30,
C19H38 ) và các vitamin (B1, B2, PP, A…). Protein lạc có chứa 8 amino acid
không thay thế, trong ñó có 4 amino acid ñạt hàm lượng theo quy ñịnh của
FAO là: Leucine, isoleuciine, valine và phenylalanine [31].
Do hạt lạc có hàm lượng dinh dưỡng cao nên từ lâu người ta ñã sử dụng
lạc như nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp chất béo, vitamin và protein
cho con người. Lạc ñược chế biến thành nhiều loại sản phẩm như: bánh, kẹo,
bột dinh dưỡng, bơ, lạc rút dầu, pho mát, sữa.
- Giá trị kinh tế
Lạc là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, ñược gieo trồng trên nhiều
chân ñất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thị trường thương
mại thế giới, lạc là mặt hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch cao của nhiều
nước. theo FAO, trong hơn 100 nước trồng lạc hiện nay, ở Xengan lạc chiếm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6


½ giá trị thu nhập và chiếm hơn 80% gía trị xuất khẩu ở Nigieria lạc chiếm
60% giá trị xuất khẩu [19].
Ở Việt Nam lạc hiện là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, kim
ngạch xuất khẩu hàng năm ước ñạt 100 triệu USD. Sản lượng lạc hàng năm
phần lớn dành cho xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu lạc chính của Việt Nam
hiện nay là: Singapo, Pháp, ðức, Nhật, Inñonesia… sản xuất lạc ñạt hiệu quả
cao hơn một số nông sản khác, tỷ suất lợi nhuận ñạt 31,86% và xuất khẩu lạc

chiếm 15% nguồn thu từ xuất khẩu nông sản. Hiện nay, Việt Nam ñứng thứ 5
trong 10 nước trồng lạc lớn nhất thế giới [23]. Do ñó việc nghiên cứu chọn
tạo giống, sử dụng kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng lạc là hết sức thiết thực.
- Giá trị cải tạo ñất
Cây lạc còn là cây trồng có vai trò cải tạo ñất nhờ các vi khuẩn nốt sần
sống cộng sinh trên rễ, có khả năng biến ñổi nguồn nitơ phân tử vốn rất dồi
dào trong không khí thành dạng ñạm dễ sử dụng cung cấp cho cây. ðồng thời
cũng là cây có khả năng tạo tính ña dạng hoá cho sản xuất nông nghiệp bằng
các hình thức trồng thuần, trồng xen canh, trồng gối vụ nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất nông nghiệp và che phủ bảo vệ ñất chống xói mòn rửa trôi.
Như vậy, lạc là cây trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần tăng thu nhập và cải
thiện chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Việc tiếp
tục nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh lý của cây lạc ñể ñề xuất các biện pháp kỹ
thuật mới góp phần tăng năng suất và chất lượng hạt lạc trong từng ñiều kiện
cụ thể là cần thiết.
2.2 ðặc ñiểm sinh lý và yêu cầu sinh thái của cây lạc
* Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc.
ðời sống của thực vật nói chung và cây lạc nói riêng ñược tính bắt ñầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7


từ khi hạt nảy mầm ñến khi cây chết. Trong quá trình sống, cây lạc thực hiện
các giai ñoạn sinh trưởng chính như: nảy mầm, cây non, phân hóa mầm hoa,
nở hoa và ñâm tia, hình thành quả và hạt, quả chín và thu hoạch. Mỗi thời kỳ
như vậy, cây thực hiện những hoạt ñộng sinh lý tổng hợp và tích lũy chất theo
những mục ñích khác nhau. Ở thời kỳ trước ra hoa, cây chủ yếu thực hiện quá
trình sinh trưởng sinh dưỡng, phần lớn sản phẩm quang hợp cây tổng hợp
ñược sử dụng ñể hình thành thân, rễ lá… Thời kỳ ra hoa, cây ñồng thời thực

hiện quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, thời kỳ này
các hoạt ñộng tập trung cho sự phân hóa hoa , nở hoa và ñâm tia tạo quả. Thời
kỳ sau ra hoa, bên cạnh các hoạt ñộng sinh trưởng sinh dưỡng, cây lạc tăng
cường hoạt ñộng sinh trưởng sinh thực ñể tích lũy sản phẩm ñồng hóa về vật
chứa kinh tế là quả và hạt [4], [49].
* ðặc ñiểm sinh lý của cây lạc
Giai ñoạn ñầu tiên của cây lạc là sự nảy mầm. Quá trình này bao gồm
một loạt các hoạt ñộng sinh lý sinh hóa diễn ra. Với ñặc thù thành phần chủ
yếu của hạt lạc là protein và lipid. Các hoạt ñộng sinh lý chính của sự nảy
mầm bao gồm: hạt hút nước và sự trương lên, các enzyme phân giải hoạt
ñộng mạnh, quá trình tổng hợp thành thân, lá, rễ mầm [11], [18].
Sau khi hạt nảy mầm và chui lên khỏi mặt ñất, cây chuyển sang ñời
sống tự dưỡng. Các hoạt ñộng sinh lý chính của giai ñoạn cây non này là tăng
cường hút nước, hút khoáng, thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ,
hình thành và phát triển thân cành , lá, rễ, hình thành nốt sần và cố ñịnh nitơ
phân tử của vi khuẩn Rizobium. Các hoạt ñộng sinh lý này tiếp diễn qua các
giai ñoạn khác cho ñến khi thu hoạch với tốc ñộ thay ñổi tùy từng giai ñoạn
[11], [18].
Hoạt ñộng sinh lý phân hóa mầm hoa, hình thành các bộ phận của hoa
diễn ra khá sớm, ngay khi cây có 3-4 lá thật. Hoa lạc ñược hình thành chủ yếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8


trên thân chính và trên cành cấp 1. Những hoa hình thành sát gốc có thể khi
nở không chui lên khỏi mặt ñất. Tuy nhiên, vấn ñề hoa ngầm và những hoạt
ñộng sinh lý của nó cần tiếp tục ñược làm sáng tỏ [50].
Hoạt ñộng sinh lý nở hoa, thụ phấn, thụ tinh và ñâm tia của lạc khá ñặc
thù. Tùy theo ñặc ñiểm của giống và ñiều kiện môi trường mà thời kỳ nở hoa
của lạc xuân ở miền Trung diễn ra khoảng 20-40 ngày sau gieo. Số lượng hoa

trên cây và số lần ra hoa rất biến ñộng. Nếu quá trình ra hoa ñâm tia thuận lợi
thì cây lạc chỉ ra hoa rộ 1 ñợt. Hoa lạc nở 6-8 giờ sáng nhưng sự thụ phấn, thụ
tinh thường diễn ra trước khi hoa nở. Sau hoa nở 4 ngày tia quả xuất hiện và
quả chỉ hình thành khi tia ñâm xuống ñất hoặc trong ñiều kiện không có ánh
sáng [18], [50].
Sau khi quá trình hình thành, các hoạt ñộng sinh lý chủ yếu tập trung cho
sự lớn lên của vật chứa kinh tế. Quả lạc thường có hai hạt, quá trình tích lũy
sản phẩm ñồng hóa ở hạt lạc ñược mô tả ngược lại với quá trình nảy mầm. Vật
chất tích lũy ở hạt chủ yếu là protein và lipid. Khi quả chín, một phần chất dinh
dưỡng trong thân cành, lá, rễ cũng ñược huy ñộng vận chuyển về quả. Sau khi
quả hình thành, trong cây ñồng thời diễn ra hai quá trình sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Trong sản xuất, cần lưu ý tác ñộng ñể hai quá
trình này diễn ra cân ñối, ñó là cơ sở ñể tăng năng suất lạc [18].
* Yêu cầu sinh thái của cây lạc và cây ñậu lấy hạt khác
Lạc là cây trồng có nguồn gốc nhiệt ñới nên thích hợp với ñiều kiện khí
hậu nóng ẩm và dồi dào ánh sáng. Tổng nhiệt hữu hiệu ñể cây lạc hoàn thành
chu kỳ sinh trưởng biến ñộng từ 2600 ñến 4800
0
c. Trong từng giai ñoạn sinh
trưởng, phát triển cây cần nhiệt ñộ tối thích khác nhau. Hạt nảy mầm tốt nhất
ở nhiệt ñộ 28 - 32
0
C. Nhiệt ñộ thích hợp ở thời kỳ cây con là 18-20
0
C, thời
kỳ ra hoa, ñâm tia, tạo quả nhiệt ñộ thích hợp là 24-33
0
C. Như vậy, lạc là cây
ưa nóng nhiệt ñộ trung bình từ 25 – 30
0

trong tất cả các thời kỳ là phù hợp ñể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9


cây sinh trưởng phát triển và cho năng suất. Nhiệt ñộ quá cao hay quá thấp
ñều ảnh hưởng không tốt ñến ñời sống cây lạc [11].
Lạc có khả năng chịu hạn tương ñối ở một số thời kỳ sinh trưởng.
Trong các thời kỳ, ñộ ẩm ñất có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và tạo năng
suất của lạc. Tổng lượng mưa và sự phân bố mưa trong chu kỳ sống của cây
lạc là yếu tố khí hậu có tác ñộng mạnh mẽ ñến quá trình sinh trưởng phát triển
và hình thành năng suất trong cây [75], [87], [105].
Lạc là cây ưa sáng nhưng phản ứng quang chu kỳ không chặt. Cường
ñộ ánh sáng có quan hệ với cường ñộ quang hợp, vì vậy ánh sáng có ảnh
hưởng sâu sắc ñến sự tạo và tích lũy chất hữu cơ. Số giờ sáng trong ngày
thích hợp là ñiều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, giúp cây ra hoa tạo
quả. Việc bố trí mùa vụ sao cho khi cây lạc ra hoa có số giờ nắng thích hợp là
biện pháp kỹ thuật giúp ñem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao [76], [15].
Lạc là cây có khả năng thích ứng trên nhiều loại ñất, tuy không có yêu
cầu cao về ñộ phì nhiều nhưng lạc lại ñòi hỏi lý tính hết sức chặt chẽ, ñặc biệt
là tầng ñất mặt tơi xốp. Cây lạc hiện ñang ñược trồng trên nhiều loại ñất khác
nhau. Về hóa tính ñất, cần chú ý ñộ PH thích hợp của lạc là 5,5-6,0. ðối với
ñất mới trồng lạc, cần sử dụng nitrazin bón bổ sung những vụ ñầu [9].
Như vậy, mỗi thời kỳ sinh trưởng phát trển, cây lạc có những ñặc ñiểm
sinh lý và yêu cầu ñiều kiện sinh thái khác nhau. Trong quá trình sản xuất,
trên cơ sở hiểu biết về cây lạc, cần thiết phải thường xuyên theo dõi và tác
ñộng những biện pháp kỹ thuật phù hợp ñể xây dựng ñể cây thực hiện các quá
trình sinh trưởng phát triển thuận lợi và cho năng suất cao [87], [105].
2.3 Tình hình sản xuất lạc
* Trên thế giới

Theo FAO, trên thế giới có hơn 100 nước trồng lạc với tổng diện tích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10


25.210.000 ha, năng suất bình quân 1,33 – 1,34 tấn /ha, tập trung chủ yếu ở 3
châu lục là Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. trong ñó, châu Á chiếm vị trí số 1
về diện tích 11.861.000 ha (61,9% tổng diện tích) và sản lượng 13.500.000
tấn (63,17 % tổng sản lượng), tiếp ñến là Châu Phi rồi Châu Mỹ [7].
Hiện nay, ña số các nước trên thế giới ñã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,
sử dụng giống lạc mới vào thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên việc áp dụng chưa
ñồng ñều dẫn tới sự chênh lệch năng suất khá lớn giữa các nước ñang phát
triển và các nước phát triển.
Theo FAO, các nước ñang phát triển sản xuất khoảng 50% sản lượng
lạc, do các nước này chiếm 55% diện tích trồng lạc trên thế giới. Ở các nước
phát triển, diện tích trồng lạc có xu hướng ổn ñịnh hoặc giảm [34].
Sản lượng lạc trên thế giới năm 2006 ñạt 47,77triệu tấn. Những nước
ñạt sản lượng lớn là: Trung Quốc (14,72 triệu tấn), Ấn ñộ (4,98 triệu tấn) và
thấp nhất là camorun (0,16 triệu tấn).
Sự chênh lệch về năng suất lạc giữa các nước còn khá lớn. Nguyên
nhân là do các nước ñang phát triển chưa vận dụng ñược thành tựu khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất, các giống lạc năng suất cao còn ít. Những năm tới
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công tác chọn giống mới vào sản
xuất ở các nước ñang phát triển là cần thiết nhằm nâng cao năng suất cũng
như sản lượng lạc ñể ñáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
* Ở Việt Nam
Cây lạc ñược trồng từ lâu ñời và cũng ñược sử dụng rộng rãi trong ñời
sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Lạc ñược xem như cây trồng xoá
ñói giảm nghèo cho các vùng sâu, vùng xa và là cây ngắn ngày mang lại hiệu
quả kinh tế cao, có giá trị nhiều mặt nên ngày càng ñược chú trọng và ñưa vào

sản xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11


Hiện nay lạc ñược trồng trên toàn quốc, diện tích trồng lạc chiếm 40%
tổng diện tích các cây công nghiệp ngắn ngày. Trong những năm gần ñây
ðảng và nhà nước có chủ trương và chính sách khuyến khích ñầu tư phát
triển sản suất lạc. Do ñó, diện tích trồng lạc tăng với tốc ñộ nhanh. Cây lạc
ngày càng ñược quan tâm, vừa ñược mở rộng về diện tích vừa áp dụng các
biện pháp kỹ thuật mới tăng năng suất do ñó sản lượng lạc tăng lên rõ rệt [51].
Trong 10 năm qua sản xuất lạc ở Việt Nam ñã có những chuyển biến tích cực
về năng suất và sản lượng nhưng diện tích trồng lạc không tăng. Diện tích ở
các tỉnh phía bắc có xu hướng tăng còn ở các tỉnh phía nam lại giảm do cây ăn
quả và cây cà phê phát tiển mạnh. Năng suất lạc ở các tỉnh phía bắc thấp hơn
phía nam. Tuy nhiên một số tỉnh ñạt năng suất khá cao như: Nam ðịnh
(3,77tấn/ha), Hưng Yên (2,77tấn /ha), TP. Hồ chí Minh (2,87tấn/ha), Trà
Vinh (2,88 tấn /ha), Khánh Hoà (2,60tấn/ha).Theo Nguyễn Thị Chinh (2006),
các giống lạc ở nước ta phân bố theo vùng sinh thái. Phía bắc có một số giống
lạc phổ biến như: Lạc ñỏ Bắc Giang, Nụ Tuyên Quang, Chay Nam ðịnh, 4
tháng Thanh Hoá, 3 tháng Tây Sơn. Miền trung và Miền Nam có Sen nghệ
An, Chùm Cam Lộ, Giấy Thừa Thiên, ðỏ ðồng Nai, Dù Tây Nguyên [7].
Sản xuất lạc của Bộ NN&PTNT là phấn ñấu ñến năm 2010 diện tích lạc cả
nước ñạt khoảng 400 nghìn ha, ñịnh hình ở mức 450 nghìn ha vào năm 2020.
Các loại giống mới, năng suất và chất lượng cao kết hợp với tăng cường các
biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến có thể ñẩy tốc ñộ tăng năng suất thời kỳ
2006 - 2010 lên 6,6 %/năm (bằng mức thời kỳ 2000 - 2004). ðến năm 2010,
năng suất bình quân cả nước dự kiến ñạt 2,2 tấn/ha, sản lượng khoảng 840
nghìn tấn, ñáp ứng nhu cầu ăn trực tíêp của dân 500 nghìn tấn, xuất khẩu 200
nghìn tấn, còn lại ñưa vào chế biến dầu thực vật. Bố trí chủ yếu ở Duyên hải

Bắc Trung Bộ, ðông Nam Bộ, Trung Du và miền núi Bắc Bộ là những vùng
sản xuất lạc chủ yếu của nước ta.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12


Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng của các vùng trồng lạc năm 2007 – 2008
Diện tích
(1000ha)
Sản lượng
(1000tấn)
Vùng Sản xuất
2007
Sơ bộ
2008
2007
Sơ bộ
2008
ðB.Sông Hồng 34,70 34,50 78,00 82,50
Trung du miền núi phía Bắc 44,20 50,80 70,20 86,70
BắcTrung Bộ và Duyên hải miền Trung 111,20 107,20 204,00 204,20
Tây Nguyên 21,00 19,90 32,90 32,20
ðông Nam Bộ 29,80 29,70 82,00 84,90
ðB sông Cửu Long 13,60 13,90 42,90 43,30
Cả nước
254,50 256,00 510,00 533,80
Nguồn:Tổng cục Thống kê Việt Nam, tháng 12/2009

Hai vùng sản xuất Bắc Trung Bộ và ðông Nam Bộ là hai vùng sản xuất
lạc hàng hoá xuất khẩu lớn của cả nước. Năm 2007, vùng Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung có diện tích trồng lạc là 111,2 nghìn ha chiếm 43,7 %
tổng diện tích cả nước và sản lượng ñạt 204,0 nghìn tấn chiếm 40,0 % tổng
sản lượng của cả nước, tập trung chủ yếu ở ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và
Hà Tĩnh. Tiếp ñến là vùng Trung du miền núi phía Bắc có diện tích trồng lạc
44,2 nghìn ha chiếm 17,36 % diện tích của cả nước, sản lượng ñạt 70,2 nghìn
tấn chiếm 13,76 tổng sản lượng cả nước và ñược tập trung chủ yếu ở Bắc
Giang với sản lượng 19,1 nghìn tấn.
Tuy nhiên, trình ñộ sản xuất lạc ở nước ta không ñồng ñều, có sự chênh
lệch khá lớn giữa các vùng trồng lạc, có vùng năng suất khá cao như vùng
ðồng bằng Sông Cửu Long (20,5 tạ/ha), trong ñó vùng Tây Bắc năng suất chỉ
ñạt 10,1 tạ/ha. Do ñó, ñể xác ñịnh rõ các yếu tố hạn chế ñến năng suất lạc ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13


một số vùng có năng suất thấp như Tây Bắc ñòi hỏi các nhà khoa học cần
phải nghiên cứu và giải ñáp.
Năng suất và sản lượng lạc của nước ta có tăng nhưng vẫn còn ở mức
thấp. Tuy nhiên, trong thời gian tới lạc vẫn là cây trồng giữ vị trí quan trọng
trong cơ cấu cây trồng của nước ta, do mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như
có nhiều lợi thế cạnh tranh ñặc biệt trên ñất nghèo dinh dưỡng, ñất cằn, những
vùng tưới tiêu gặp khó khăn. Nhờ sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong mấy
năm qua ñã ñóng góp ñáng kể vào ngành sản xuất lạc lai (giống, thời vụ, mật
ñộ, khoảng cách, kỹ thuật chăm sóc,…) ñã góp phần tăng năng suất, sản
lượng lạc ñáng kể. Chẳng hạn, vụ ðông năm 2007, tỉnh Nghệ An chủ trương
100 % diện tích lạc ñược gieo bằng phương pháp che phủ nilon. ðây là biện
pháp kỹ thuật mới khi trồng lạc. Kết quả thực hiện thử tại một số ñịa phương
trong tỉnh ñã cho năng suất, chất lượng cao hơn hẳn phương pháp trồng lạc
thông thường.
Những năm gần ñây, trong xu thế hội nhập và phát triển nền kinh tế ñất

nước, nhiều tiến bộ kỹ thuật cũng như giống lạc nhập nội ñã tỏ ra có nhiều ưu
ñiểm hơn hẳn so với các giống trong nước. Tuy nhiên, do ñặc thù về vị trí ñịa
lý và ñiều kiện khí hậu nên việc nghiên cứu sử dụng hợp lý các nguồn gen lạc
cũng như các biện pháp kỹ thuật là cần thiết.
Nhìn chung, sản xuất lạc ở nước ta còn nhiều khó khăn và hạn chế
nhưng với sự quan tâm và ñầu tư ñúng ñắn của nhà nước kết hợp với ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chúng ta có thể tin rằng trong tương lai không
xa năng suất và sản lượng lạc sẽ có những bước tăng ñột phá.
2.4 Vai trò sinh lý của B, Mo và ứng dụng trong sản xuất
Lịch sử dinh dưỡng khoáng vi lượng thực vật có hơn 100 năm về trước,
bắt ñầu khi J. Raulin (1969) [26] và K.A. Timiriazev (1872) (dẫn qua Bùi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14


ðình Dinh, 1995) phát hiện vai trò của kẽm trong ñời sống thực vật [17]. Tuy
nhiên, mãi ñến nửa sau thế kỷ XX phân lân vi lượng mới ñược sử dụng ở các
nước nông nghiệp phát triển. Càng ngày, phân vi lượng càng ñược sản xuất và
sử dụng trên quy mô lớn do tác dụng tăng năng suất và chất lượng cây trồng,
trong ñó có cây lạc. ðối với sản xuất nông nghiệp ở châu Á, năng suất cây
trồng chủ yếu dựa vào ñộ phi nhiêu của ñất. Người dân ở ñây hầu như chưa
bón phân vị lượng cho cây trồng. Theo báo cáo về hội thảo quốc tế “Các
nguyên tố vi lượng trong sản xuất cây trồng” tổ chức tháng 11 năm 1999 tại
ðài Loan thì sự thiếu vi lượng của cây trồng ở châu Á trở nên phổ biến, ñược
biểu hiện ở rất nhiều kiểu tổn thương sinh lý, ảnh hưởng lớn ñến chất lượng
và năng suất sản phẩm trồng trọt [26].
Trong các nguyên tố vi lượng thi B, Mo ảnh hưởng lớn ñến các hoạt ñộng
sinh lý, kìm hãm sinh trưởng và giảm khả năng tạo năng suất lạc [52]. Mỗi
nguyên tố có một số vai trò sinh lý cụ thể
2.4.1 Vai trò sinh lý của bo (B)

Nguyên tố Bo ñược phân lặp năm 1808 bởi Sir Humphry Davy, Joseph
Louis Gay - Lussac và Luis Jacques Thesnard, với ñộ tinh khiết khoảng 50%.
Những người này không biết chất tạo thành như là một nguyên tố. Năm1824,
Jons Jakob Berzelius ñã xác nhận Bo như là một nguyên tố; ông gọi nó là
boron, một từ tiếng Latin có nguồn gốc là burah trong tiếng Ba Tư. Bo
nguyên chất ñược sản xuất lần ñầu tiên bởi nhà hóa học người Mỹ
W.Weintraub năm 1909.
B có ảnh hưởng rõ rệt lên sinh trưởng của cây lạc ñặc biệt là mô phân
sinh ñỉnh, có thể liên quan ñến vai trò của B trong tổng hợp ARN. B làm tăng
khả năng thấm của màng tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc hơn.
B ñóng vai trò quan trọng trong sự hình thành phấn hoa, ảnh hưởng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
15


ñến quá trình phân hoá hoa, thụ phấn thụ tinh và sự ñậu quả. Thiếu bo, phấn
hoa không hình thành ñược, hoa rụng, hạt không tạo thành hoặc bị lép, chất
lượng hạt giống kém. ðối với lạc thiếu B gây hiện tượng “quả rỗng”, ngưỡng
thiếu B là 25mg/kg, có thể khắc phục tình trạng thiếu B bằng cách bón 5-10
kg B/ha. Hạt lạc thiếu B phát triển không bình thường, giữa hạt có vòng lõm
(dẫn theo Dương Văn ðảm, 1994) [22].
B ảnh hưởng ñến rất nhiều quá trình như phân hoá tế bào, trao ñổi
hormon, trao ñổi N, hút nước hút khoáng, trao ñổi chất béo, sự nảy mầm của
hạt… Ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là quá trình ra hoa kết quả, nhiều ý kiến
cho rằng B có vai trò trong sự kéo dài tế bào, trong sự tổng hợp axit nucleic,
trong phản ứng của hormon và chức năng của membran (theo Shelp, 1993).
B tăng cường tổng hợp và vận chuyển Cacbohydrate, các chất ñiều hoà
sinh trưởng và acid ascobic từ lá ñến cơ quan tạo quả. Khi thiếu B, sự trao ñổi
cacbohydrate và protein giảm, ñường và tinh bột bị tích luỹ ở lá, ñỉnh sinh
trưởng bị chết. Hàm lượng B cần thiết trong các loại cây không giống nhau,

trong cây lấy hạt hàm lượng B dao ñộng 4,7 – 8,1mg/kg [77].
B là nguyên tố ít di ñộng nên triệu chứng thiếu B thường xuất hiện ở
các bộ phận non, ñỉnh sinh trưởng chùn lại rồi dần chết. Các lá non bị biến
dạng, gấp nếp và mỏng với mầu xanh nhạt. Trên bề mặt lá có những ñốm nhỏ
màu vàng trắng. Một số trường hợp, ñỉnh sinh trưởng chết làm cây mọc thêm
nhiều chồi bên giống như cây bụi. Xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên thân và
cuống quả [68].
Triệu chứng thiếu hụt B còn có nhiều biểu hiện khác nhau phụ thuộc
vào loài, tuổi cây. Triệu chứng ñiển hình là các ñiểm chết ñen ở lá non và chồi
ñỉnh và tác hại này thể hiện ở các lá non và phần dưới của phiến lá, thân bị
cứng. Việc mất ưu thế ngọn khi thiếu B làm cho cây phân cành nhiều, các
chồi ngọn của các cành bị hại do sự phân chia tế bào kìm hãm. Cấu trúc của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
16


quả, rễ củ và củ thường dị dạng hoặc bị thối do các mô bên trong bị hỏng.
Khi thiếu B, thân lạc bị rỗng, cành yếu, rễ kém phát triển, cây nhỏ và
mảnh, ñầu rễ thường bị chết hoại. Bo giúp quá trình hình thành rễ ñược tốt, tia
quả không bị nứt, hạn chế nấm bệnh xâm nhập.Thiếu Bo làm giảm tỷ lệ ñậu quả,
hạt lép, sức sống hạt giống giảm. Phun dung dịch axít boric có thể làm tăng năng
suất 4-10% .
Theo W. Bergmann (1997), ngộ ñộc B dễ xuất hiện ở những vùng ñất
khô hạn, bán khô hạn và ñất mặn. Nước tưới chứa nhiều B hay bón nhiều tro
cũng là nguyên nhân ngộ ñộc B ở một số vùng. Kiềm hoá ñất bằng cách bón
vôi là biện pháp khắc phục tình trạng ngộ ñộc B hiệu quả cho cây trồng. Tăng
lượng nước tưới sau ñó xả nước ñể rửa trôi B cũng là biện pháp làm giảm ngộ
ñộc B ñược khuyến cáo sử dụng. Bón thêm silic cũng có tác dụng ngăn cản sự
hấp thu B của cây ở tầng ñất sâu hơn, từ ñó giảm tình trạng ngộ ñộc B với cây
trồng. Khi chỉ hơi thừa B là ñã gây ngộ ñộc cho cây lạc vì cây không hấp thu

ñược sắt, biểu hiện hình thái ñiển hình là cháy rìa lá và lá có mầu trắng [106].
Như vậy, B có vai trò sinh lý nhiều mặt ñến các hoạt ñộng sống của cây lạc
trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Cây lạc ñược cung cấp ñầy ñủ B
không những sinh trưởng sinh dưỡng tạo khung tán tốt mà hoạt ñộng sinh
trưởng sinh thực cũng diễn ra thuận lợi ñể cho năng suất cao.
2.4.2 Vai trò sinh lý của molipden (Mo)
Mo là nguyên tố vi lượng có tác ñộng mạnh mẽ tới các hoạt ñộng sống
của cây. Vai trò sinh lý ñặc trưng của Mo là tham gia cấu trúc các enzyme
như: nitrogenase, nitratreductase, nên có liên quan mật thiết với quá trình
chuyển hoá ñạm trong cây, do ñó thiếu Mo cũng có biểu hiện tương tự thiếu
ñạm. Ở cây hai lá mầm, thiếu Mo lá xuất hiện màu xanh vàng ở chóp và mép.
Vết vàng lan rộng và hoại tử làm thịt lá bị rách dần chỉ còn lại phần gân. Ở

×