Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung chế phẩm sinh học WEHG đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc l14 trong vụ xuân tại ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------


PHAN THỊ THUẬN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
WEHG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LẠC L14 TRONG VỤ XUÂN TẠI BA VÌ - HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ PHÍP


HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
i


LỜI CAM ðOAN


- Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi.


- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng ñược ai công bố.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Tác giả


Phan Thị Thuận
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này trong suốt quá trình học tập và thực hiện
ñề tài tôi ñã nhận ñược sư chỉ bảo, giúp ñỡ, ñộng viên của thầy cô, bạn bè và
người thân. Qua bản luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến:
TS Ninh Thị Phíp là Người ñã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình và
chu ñáo trong suốt thời gian thực hiện ñề tài và hoàn chỉnh luận văn.
Các Thầy Cô trong Bộ môn Cây công nghiệp ñã ñóng góp những ý kiến
hết sức qúy báu cho tôi ñể hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Khoa Sau ñại học, Khoa Nông học trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội, gia ñình, người thân, bản bè ñã tạo ñiều kiện
cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Tác giả



Phan Thị Thuận




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………….........iii
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………..viii
Danh mục bảng……………………………………………………………....ix
Danh mục hình……………………………………………………………….xii

1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3
1.2.1. Mục ñích 3
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài 4
2.1.1. Vai trò sinh lý của N (nitơ) và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở cây
lạc 5

2.1.2. Vai trò sinh lý của lân và nhu cầu dinh dưỡng lân ở cây lạc 5
2.1.3. Vai trò sinh lý của kali và nhu cầu dinh dưỡng kali ở cây lạc 6
2.1.4. Vai trò sinh lý của canxi và nhu cầu dinh dưỡng canxi ở cây lạc 6
2.1.5. Vai trò sinh lý của Mg, S và nhu cầu dinh dưỡng Mg, S ở cây lạc 7
2.1.6. Vai trò sinh lý của Borax và nhu cầu dinh dưỡng Borax ở cây lạc 8
2.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam 11
2.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 11
2.3.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 14
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
iv


2.4. Một số nghiên cứu về phân bón lá cho cây lạc 20
2.5. Một số thông tin về phân sinh học WEHG 24
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu 27
3.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu. 27
3.2.1. ðịa ñiểm nghiên cứu. 27
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 27
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
3.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm 30
3.4.1. Phân bón : 30
3.4.2. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: 31
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 32
3.5.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 32
3.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 33
3.5.4. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại chính theo tiêu chuẩn ngành 33
3.5.5. Hiệu quả kinh tế 34
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
4.1. Nghiên cứu liều lượng phân sinh học WEHG thích hợp ñến sinh

trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L14 trong vụ xuân trên ñất
feralit tại Ba Vì - Hà Nội. 35
4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến chiều cao
thân chính 35
4.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến chiều dài
cành cấp 1 37
4.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến tổng số
cành cấp 1 và cấp 2 trên cây 39
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
v


4.1.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến chỉ số
diện tích lá 40
4.1.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến khả năng
hình thành nốt sần 42
4.1.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến khả năng
tích luỹ chất khô 44
4.1.7 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến khả năng
chống chịu sâu bệnh 46
4.1.8 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến các yếu tố
cấu thành năng suất 48
4.1.9 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến năng suất lạc 51
4.1.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân sinh học WEHG bón ñến hiệu
quả kinh tế 53
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L14 trong vụ xuân trên ñất
feralit tại Ba Vì - Hà Nội 54
4.2.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến chiều cao
thân chính 54

4.2.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến chiều dài
cành cấp 1 56
4.2.3 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến tổng số
cành cấp 1 và cấp 2 trên cây 57
4.2.4 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến chỉ số diện
tích lá 58
4.2.5 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến khả năng
hình thành nốt sần 60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
vi


4.2.6 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến khả năng
tích luỹ chất khô 61
4.2.7 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến khả năng
chống chịu sâu bệnh 63
4.2.8. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến các yếu tố
cấu thành năng suất 65
4.2.9 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến năng suất
lạc 66
4.2.10. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến hiệu quả
kinh tế 68
4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N bón ñến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống lạc L14 khi bổ sung phân WEHG trong vụ xuân trên
ñất feralit tại Ba Vì - Hà Nội. 69
4.3.1 Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến
chiều cao thân chính 69
4.3.2 Ảnh hưởng của liều lượng N bón trên nền bổ sung phân WEHG ñến
chiều dài cành cấp 1 71
4.3.3 Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến tổng

số cành cấp 1 và cấp 2 trên cây 71
4.3.4 Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến chỉ
số diện tích lá 72
4.3.5 Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến khả
năng hình thành nốt sần 74
4.3.6 Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến khả
năng tích luỹ chất khô 75
4.3.7 Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân sinh học WEHG
ñến khả năng chống chịu sâu bệnh 77
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
vii


4.3.8. Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân sinh học
WEHG ñến các yếu tố cấu thành năng suất 78
4.3.9 Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân sinh học WEHG
ñến năng suất lạc 80
4.3.10. Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân sinh học
WEHG ñến hiệu quả kinh tế 82
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 84
5.1. Kết luận 84
5.2. ðề nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 88

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CCCCC Chiều cao cây cuối cùng
CDCCC Chiều dài cành cuối cùng
CT Công thức
CV% Hệ số biến ñộng
ð/C ðối chứng
LAI Chỉ số diện tích lá
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
ix


DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới trong những năm
qua (1998 – 2008)............................................................................ 11
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (1998 – 2008) .....15
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Nội qua các năm........................ 17
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến chiều
cao thân chính (cm).......................................................................... 36
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến chiều dài
cành cấp 1 (cm)................................................................................38
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến tổng số
cành cấp 1 và cấp 2 trên cây............................................................. 39
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến chỉ số

diện tích lá (m
2
lá/m
2
ñất)................................................................. 41
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến khả năng
hình thành nốt sần............................................................................ 43
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến khả năng
tích luỹ chất khô............................................................................... 45
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến mức ñộ
nhiễm sâu bệnh hại ..........................................................................47
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến các yếu
tố cấu thành năng suất......................................................................49
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân sinh học WEHG ñến năng
suất lạc.............................................................................................51
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân sinh học WEHG bón ñến hiệu quả
kinh tế..............................................................................................54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
x


Bảng 4.11: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến chiều cao
thân chính (cm)................................................................................55
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến chiều dài
cành cấp 1 (cm)................................................................................57
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến Tổng số
cành cấp 1 và cấp 2 trên cây (cành/cây) .......................................... 58
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến chỉ số
diện tích lá (m2 lá/m2 ñất) ............................................................... 59
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến khả năng

hình thành nốt sần (nốt/cây).............................................................60
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến khả năng
tích luỹ chất khô (gam/cây)..............................................................62
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến mức ñộ
nhiễm sâu bệnh hại ..........................................................................63
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến các yếu tố
cấu thành năng suất..........................................................................65
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến năng suất
lạc ....................................................................................................66
Bảng 20: Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến hiệu quả
kinh tế..............................................................................................68
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến
chiều cao thân chính (cm) ................................................................ 69
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến
chiều dài cành cấp 1 (cm)................................................................. 71
Bảng 4.23: Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến
tổng số cành cấp 1 và cấp 2 trên cây (cành/cây).............................. 72
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
xi


Bảng 4.24:Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến chỉ
số diện tích lá (m
2
lá/m
2
ñất).............................................................73
Bảng 4.25: Ảnh hưởng của liều lượng N khi bổ sung phân WEHG ñến khả
năng hình thành nốt sần (nốt/cây). ...................................................75
Bảng 4.26: Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến

khả năng tích luỹ chất khô (gam/cây)............................................... 76
Bảng 4.27: Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân WEHG ñến
mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại..............................................................78
Bảng 4.28: Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân sinh học
WEHG ñến các yếu tố cấu thành năng suất......................................79
Bảng 4.29: Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân sinh học
WEHG ñến năng suất lạc. ................................................................81
Bảng 30: Ảnh hưởng của liều lượng N bón khi bổ sung phân sinh học WEHG
ñến hiệu quả kinh tế ......................................................................... 83

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
xii


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân sinh học WEHG bón ñến năng
suất lí thuyết và năng suất thực thu của cây lạc 52

4.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân sinh học WEHG ñến năng
suất lý thuyết và năng suất thực thu của thí nghiệm 67

4.3 Ảnh hưởng của liều lượng N bón trên nền bổ sung phân sinh
học WEHG ñến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu 82


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............

1


1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc ở Nam Mỹ là một cây
trồng phổ biến ñược nhiều người dân ưa chuộng bởi nó có nhiều giá trị kinh kế
và giá trị dinh dưỡng cao, ngoài ra còn có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt.
Giá trị dưỡng của lạc chủ yếu ở thành phần sinh hoá của hạt lạc tới 26 -
34% protein, 40 - 46% lipit, trong ñó protein của lạc có chứa ñầy ñủ các axit
amin không thay thế, ngoài ra trong thành phần của hạt lạc còn có chứa
gluxit, xellulo, các vitamin.
Dầu hạt lạc chủ yếu là các axít béo chưa no trên 80% còn lại 20% axít
béo no. Với thành phần như trên dầu lạc là loại dầu tuyệt hảo cho thực phẩm,
cơ thể dễ hấp thu và có tác dụng tránh ñược nhiều loại bệnh, các bệnh về tim
mạch. Hạt lạc còn ñược sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công
nghiệp chế biến như ép dầu, mỹ phẩm và mặt hàng xuất khẩu quan trọng của
nhiều nước trong ñó có Việt Nam.
Lạc còn làm thức ăn trong chăn nuôi rất tốt như bằng khô dầu lạc, quả
lạc non, cám lạc, thân lá xanh. Khô dầu lạc chứa 50% protein thô là nguồn
thức ăn giàu protein. Sản lượng ñứng thứ ba trong các loại khô dầu thực vật
và ñóng vai trò quan trọng ñối với sự phát triển của ngành chăn nuôi. Thân lá
lạc giàu vitamin và khoáng chất, có thể dùng làm thức ăn cho gia súc hay ủ
với phân hữu cơ và tỷ lệ N,P,K chứa trong lá cao tương ñương với phân
chuồng ñó ủ hoai mục. Vỏ lụa lạc dùng làm cám công nghiệp rất tốt. Cám chế
biến từ vỏ lụa lạc có giá trị dinh dưỡng cao tương ñương với cám gạo ñược sử
dụng cho chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trong trồng trọt cây lạc cũng là thành phần quan trọng trong hệ thống
cây trồng có tác dụng cải tạo ñất, ở rễ lạc có sự cộng sinh của vi khuẩn nốt

sần Rhizobium vigna có khả năng cố ñịnh ñạm góp phần vào nâng cao ñộ phì
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
2


của ñất, bảo vệ ñất khỏi bị xói mòn.
Trên thế giới lạc ñược trồng chủ yếu ở miền nhiệt ñới và Á nhiệt ñới
của lục ñịa Á Phi. Ở Việt Nam lạc ñược trồng chủ yếu ở các vùng trung du
Bắc Bộ (Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ). Vùng khu bốn
cũ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng Tây Nguyên và ðông Nam Bộ
(Tây Ninh, Bình Dương, ðồng Nai, ðắc Lắc).
Mặc dù lạc là cây trồng ñược canh tác lâu ñời ở nước ta và tiềm năng
phát triển lạc ở Việt Nam là rất lớn. Nhưng năng suất và sản lượng lạc nước ta
còn thấp do nhiều nguyên nhân, trong ñó một nguyên nhân ảnh hưởng không
nhỏ ñó là áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc chưa ñầu tư ñúng
mức. Trong những năm gần ñây vấn ñề phân bón cho lạc ñược nghiên cứu
rộng rãi ở nhiều nước, nhiều công trình nghiên cứu phân bón cho lạc ñã chỉ ra
rằng: Việc bón phân cho lạc là yếu tố kĩ thuật quan trọng ñể ñạt năng suất lạc
cao và có hiệu quả kinh tế cao. Trong ñó, sử dụng các loại phân bón sinh học,
phân hữu cơ sinh học hoặc phân vi sinh bón cho cây trồng nói chung và cây
lạc nói riêng ñang ñược sản xuất quan tâm.
Phân sinh học WEHG (Worldwise Enterprises Heavents Green) là sản
phẩm phân bón thế hệ mới, ñược sản xuất với công nghệ số 1 của hoa kỳ.
WEHG là chế phẩm sinh học 100% từ dược thảo thiên nhiên. Trong chế phẩm
có 3 thành phần chính: Dung môi dạng dầu (có 35 - 45% dầu ñậu nành) và
chất cố ñịnh hoạt chất, khoáng chất vi lượng chủ yếu là Borax 0,6%, chất
chiết xuất từ dược thảo 4 - 6%. Các kết quả nghiên cứu ñã chỉ ra, bổ sung chế
phẩm sinh học WEHG cho cây trồng làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng sức
chống chịu và năng suất cây trồng lên 10 – 15%.
Góp phần nâng cao năng suất lạc, tăng thu nhập cho người sản xuất,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung
chế phẩm sinh học WEHG ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống lạc L14 trong vụ xuân tại Ba Vì - Hà Nội”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
3


1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu ảnh hưởng của bón bổ sung chế phẩm sinh học WEHG (liều
lượng, số lần, thời ñiểm và lượng N bón) ñến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của giống lạc L14 trong vụ xuân 2010 tại Ba Vì - Hà Nội nhằm xác ñịnh
chế ñộ bón bổ sung chế phẩm sinh học WEHG phù hợp làm tăng năng suất lạc.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng, số lần, thời ñiểm bón phân sinh
học WEHG ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L14.
- ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng, số lần, thời ñiểm bón phân sinh
học WEHG ñến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lạc L14.
- ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng ñạm khi bổ sung phân sinh học
WEHG ñến sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và năng
suất của giống lạc L14.
- ðánh giá ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học WEHG ñến hiệu
quả kinh tế trồng giống lạc L14.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở khoa học góp phần cho nghiên
cứu bổ sung phân sinh học WEHG cho cây lạc.
- Kết quả của ñề tài bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học và
giảng dạy ñối với cây lạc tại cơ sở nghiên cứu và ñào tạo trong lĩnh vực nông
nghiệp.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng quy trình bón phân sinh học
WEHG hợp lý, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho cây lạc, góp phần
nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài
Lạc thường ñược trồng trên ñất nhẹ, ñất bạc màu. Phần lớn các loại ñất
này thường nghèo dinh dưỡng và hàm lượng mùn thấp. Vì vậy, việc bổ sung
nguồn dinh dưỡng cho lạc là rất cần thiết.
Phân bón là nguồn dinh dưỡng quan trọng ảnh hưởng ñến năng suất và
chất lượng lạc. Phân vô cơ dễ tan, cây dễ hấp thụ, song sử dụng phân hoá học
lâu dài với khối lượng lớn có thể ảnh hưởng ñến chất lượng ñất, chất lượng sản
phẩm nông nghiệp và môi trường sinh thái. Ngoài ra khi bón phân vào ñất chỉ
có khoảng 40 – 60% lượng phân bón ñược rễ cây hấp thụ, số còn lại có thể
chuyển sang dạng cây không hấp thụ ñược hoặc bị rửa trôi, hoặc bị các vi sinh
vật trong ñất sử dụng. Tuy nhiên, ngoài sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ, cây trồng
còn có thể hấp thu chất dinh dưỡng qua lá có thể hạn chế ñược các vấn ñề trên.
Cây lạc muốn sinh trưởng phát triển tốt cần cung cấp ñầy ñủ các chất
dinh dưỡng thiết yếu. Cùng với nước, dinh dưỡng khoáng là thành phần rất
quan trọng, là cơ sở quyết ñịnh sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển, năng suất và
phẩm chất của cây. Theo Hiệp hội phân bón quốc tế, trong cây có chứa 92
nguyên tố tự nhiên, trong ñất có 45 nguyên tố khoáng nằm dưới dạng ion, các
hợp chất vô cơ, hữu cơ khác nhau [23]. Các nguyên tố tham gia vào thành
phần cấu tạo của tế bào, của mô ñược gọi là nguyên tố dinh dưỡng, xem như
là thức ăn của cây [18]. Trong số các nguyên tố ñã ñược phát hiện, chỉ có 19

nguyên tố ñược xếp vào nhóm các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, ñó là C, H,
O, N, P, K, Ca, S, Mg, Fe, Cu, Cl, Mn, Zn, Mo, B, Na, Si, Ni [28]. Các
nguyên tố C, H, O, N, P, K, Ca, S, Mg, cây cần một lượng lớn nên gọi là các
nguyên tố ña lượng, các nguyên tố còn lại cây cần với một luợng nhỏ hơn và
gọi là nguyên tố vi lượng. Thực tế, khi nói ñến nguyên tố ña lượng người ta
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
5


thường ñề cập ñến N, P, K, còn S, Ca, Mg ñược xếp vào nhóm nguyên tố
trung lượng. Trừ nguyên tố C, H, O cây lấy qua quang hợp, các nguyên tố còn
lại cây lấy từ ñất thông qua bộ rễ hoặc có thể lấy bổ sung thông qua bộ phận
khí sinh là lá cây.
2.1.1. Vai trò sinh lý của N (nitơ) và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở cây
lạc
Mỗi nguyên tố có vai trò quan trọng ñối với hoạt ñộng sinh lý của cây lạc:
N cấu thành prôtêin và các hợp chất có N khác ở trong các bộ phận non của cây,
N có mặt trong các enzim quan trọng trong các hoạt ñộng sống của cây.
ðạm là thành phần không thể thiếu ñược ở prôtêin dự trữ trong hạt. Ở thời
kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, N tập trung ở các phần non của cây, các mô phân sinh
ñang hoạt ñộng, ở các phần sống của tế bào. Khi hạt chín, phần lớn N trong cây
tập trung ở hạt.
Vì vậy thiếu ñạm cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng, chất khô tích luỹ
chất khô giảm, số quả và trọng lượng quả ñều giảm, nhất là thiếu N ở thời kỳ
sinh trưởng cuối. Lượng N lạc hấp thu rất lớn, ñể ñạt ñược 1 tấn lạc quả khô
cần sử dụng tới 50 – 75 kg ñạm. Thời kỳ lạc hấp thu nhiều ñạm nhất là thời
kỳ ra hoa - làm quả và hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng
của lạc, nhưng hấp thu tới 40- 45% nhu cầu ñạm của cả chu kỳ sinh trưởng.
Có hai nguồn cung cấp ñạm cho cây lạc là do bộ rễ hấp thu từ ñất và
ñạm cố ñịnh ở nốt sần do hoạt ñộng của vi khuẩn cộng sinh cố ñịnh ñạm.

Nguồn N cố ñịnh có thể ñáp ứng ñược 50- 70% nhu cầu ñạm của cây.
ngoài ra, lá cũng có khả năng hấp phụ N. Vì vậy phương pháp bón bổ sung N
qua lá rất có ý nghĩa, nhất là thời kỳ sinh trưởng cuối.
2.1.2. Vai trò sinh lý của lân và nhu cầu dinh dưỡng lân ở cây lạc
Lân còn ñóng vai trò quan trọng ñối với sự cố ñịnh N và sự tổng hợp
lipít ở hạt trong thời kỳ chín. Ngoài ra, bón lân còn kéo dài thời kỳ ra hoa và
tăng tỷ lệ hoa có ích. ðối với quá trình cố ñịnh ñạm, lân trong thành phần của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
6


mối liên kết cao năng ATP, chuyển năng lượng cho hoạt ñộng cố ñịnh ở hạt
khi chín, lân nằm trong các enzim xúc tiến tổng hợp lipít. Người ta thấy rằng
trong thời kỳ này, 50% lượng lân của cây tập trung ở hạt. Bón ñủ lân hàm
lượng dầu trong cây tăng lên ñáng kể.
2.1.3. Vai trò sinh lý của kali và nhu cầu dinh dưỡng kali ở cây lạc
Kali trong cây dưới dạng muối vô cơ hoà tan và muối của axít hữu cơ
trong tế bào. Kali không trực tiếp ñóng vai trò là thành phần cấu tạo của cây,
nhưng tham gia vào hoạt ñộng của các enzim, nó ñóng vai trò chất ñiều chỉnh
xúc tác. Chính vì vậy kali tham gia chủ yếu vào các hoạt ñộng chuyển hoá
chất ở cây. vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp và sự phát
triển của quả, ngoài ra kali còn làm tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống
ñổ của cây.
Trong cây kali tập trung chủ yếu ở các bộ phận non, lá non và lá ñang
hoạt ñộng quang hợp mạnh. Cây hấp thu kali tương ñối sớm và tới 60% nhu
cầu kali của cây ñược hấp thu trong thời kỳ ra hoa - làm quả. Thời kỳ chín,
nhu cầu về kali hầu như không ñáng kể (5- 7% nhu cầu kali).
Thiếu kali, thân cây chuyển thành màu ñỏ sẫm và lá chuyển màu xanh
nhạt. Tác hại lớn nhất của thiếu kali là cây bị lùn, khả năng quang hợp và hấp
thu N giảm, tỷ lệ quả một hạt tăng, trọng lượng hạt giảm và năng suất lạc

giảm rõ rệt. Lạc có thể hút lượng kali rất lớn, trong môi trường giàu kali, nó
có khả năng hấp thu kali quá mức cần thiết.
2.1.4. Vai trò sinh lý của canxi và nhu cầu dinh dưỡng canxi ở cây lạc
Dinh dưỡng canxi ñối với lạc ñược coi là nguyên tố thường, lượng can
xi lạc hấp thu gấp gần 2- 3 lần lượng lân hấp thu.
Các nhà khoa học ñã ñánh giá vai trò của can xi giúp ngăn ngừa tích
luỹ nhôm và các cation gây ñộc, tăng hoạt ñộng của vi khuẩn nốt sần, tăng
hấp thu ñạm. ðể quả phát triển bình thường, can xi phải có ở quả ñang phát triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
7


(collwell & Brady, 1945; Bledso & harrit, 1960) [36].
Hàm lượng canxi cao trong lá theo (Gillier, 1968) [10] ở mức tới hạn là
2%, các năng suất lạc cao ñều chuyển tới các bộ phận của cây, kể cả hoa và tia
ñang phát triển, nhưng ngay sau khi tia quả ñâm vào ñất và phát triển quả, canxi từ
rễ không ñược vận chuyển tới tia quả nữa mà ñể hình thành và phát triển quả, tia
phải trực tiếp hút canxi từ ñất (Wander, 1944; Bledso, 1966), ñiều này giải thích vì
sao phải có canxi trực tiếp vùng hình thành quả.
Hiện tượng quả lép, ốp thường xảy ra khi lượng canxi hữu hiệu trong
ñất thấp và do ảnh hưởng xấu có thể gây ra bởi các loại phân khoáng hoặc
thời tiết ñến sự hút canxi của quả.
Canxi ít di ñộng trong cây, và hàm lượng canxi ở các bộ phận của cây
phụ thuộc vào sự cung cấp can xi ở thời ñiểm bộ phận ñó hình thành. Phân
canxi ñược sử dụng ở hầu hết các vùng sản xuất lạc to quả, các dạng canxi có
ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng hấp thu canxi của lạc.
2.1.5. Vai trò sinh lý của Mg, S và nhu cầu dinh dưỡng Mg, S ở cây lạc
Mg là thành phần của diệp lục, vì vậy Mg có liên quan trực tiếp tới
quang hợp của cây, nếu thiếu Mg cây giảm hàm lượng diệp lục ở lá, lá vàng úa,
cây lùn.

Lưu huỳnh là thành phần của nhiều loại axit amin quan trọng trong
cây, vì vậy S có mặt trong thành phần prôtêin của lạc. Thiếu S sự sinh trưởng
của lạc bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây chậm phát triển
(Gopalakrishnan và Nagarajan, 1958). Theo GeenWood (1954) tác dụng tăng
năng suất lạc của thạch cao (CaSO
4
) ở Nigeria là nhờ S chứ không phải Ca.
Sự hút S có liên quan ñến sự hút N và P
2
O
5
ñể hình thành các axit amin, S có
thể hấp thu bằng cả rễ và quả, lượng S lạc hấp thu tương ñương lân. Reich xác
ñịnh hàm lượng S trong lá trong chu kỳ sinh trưởng của lạc là khoảng 0,2%
(Reid P.H. and Cox F.R, 1973) [33].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
8


2.1.6. Vai trò sinh lý của Borax và nhu cầu dinh dưỡng Borax ở cây lạc
Borax, còn ñược biết dưới tên sodium borate (Na
2
B
4
O
7
.10H
2
), và axít
boric (H

3
BO
3
) là những chất không màu, giống như muối và có thể ở dưới
dạng bột trắng.
Borax là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu ñối với cây trồng. Ngày nay
trên 70 quốc gia ñã ñược phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây
trên nhiều loại ñất. Phân Bo cũng ñã ñược sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ở
Việt Nam, kết quả nghiên cứu trong ñất cho thấy có tới 78% các loại ñất
nghèo Bo. Nhìn chung, sự thiếu Bo trong ñất thường xảy ra trong những ñiều
kiện như :
- Những vùng có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều (do Bo là nguyên tố dễ
bị rửa trôi)
- ðất chua phát triển trên ñá phún xuất, ñất có pH < 4.
- ðất phát triển trên ñá vôi.
- ðất có kết cấu thô, ñất thoát nước tốt như ñất dốc…
Canxi là nguyên tố tương tác mạnh với Bo, nhu cầu Bo của cây thấp
khi cây thiếu Canxi. Ngược lại, Kali là nguyên tố ñối kháng với Bo, nếu bón
quá nhiều Kali sẽ ức chế cây hút Bo làm giảm năng suất cây trồng.
Vai trò của Bo trong cây:
- Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn
của cây. Giúp sự hình thành và phân hoá mầm hoa, tăng cường sức sống hạt
phấn, tăng tỷ lệ ñậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non.
- Bo có liên quan ñến quá trình tổng hợp Protein, Lipid, làm tăng hàm
lượng ñường và các Vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa sự thối rữa, giúp bảo
quản nông sản ñược lâu sau thu hoạch.
- Bo ảnh hưởng ñến sự hấp thu và sử dụng canxi, ñồng thời giúp ñiều
chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
9



Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước ñều cho thấy khi
bón Bo vào gốc hoặc phun Bo qua lá ñã làm gia tăng năng suất các loại cây
trồng từ 6 - 48%, cải thiện chất lượng và màu sắc của nông sản cho người
nông dân.
Triệu chứng thiếu Bo ở lạc:
Bo là nguyên tố ít di ñộng nên triệu chứng thiếu Bo thường xuất hiện ở
các bộ phận non của cây. Ban ñầu ñỉnh sinh trưởng chùn lại, dần dần chết
khô. Các lá non thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh nhạt ñến
mất màu. Trên bề mặt lá thường có những ñốm nhỏ màu vàng trắng.
- Lá già có kết cấu dày, ñôi khi cong lên và dòn.
- Hoa ít hoặc không hình thành, rễ còi cọc.
- Hoa, trái dễ bị thối và rụng non.
ðể khắc phục các triệu chứng thiếu Bo, nhằm nâng cao năng suất và
phẩm chất lạc, chúng ta có thể bón các loại phân có chứa Bo vào gốc như:
Borax, Boric acid… hoặc phun qua lá như sản phẩm WEHG, Komix,
ROSABOR.
Trong quá trình canh tác, ngoài phương pháp bón phân vào ñất, việc sử
dụng phân bón lá ñể chủ ñộng cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng ngày
nay ñã trở thành một trong những biện pháp phổ biến với hầu hết bà con nông dân.
Kết quả khảo nghiệm phân sinh học WEHG trên cây lạc tại TPHCM
11/1994 – 2/1995. Công thức có sử dụng phân sinh học WEHG, hàm lượng
lân dễ tiêu (8,77 mg/100g) có sự khác biệt rất lớn so với ñối chứng (4,55
mg/100g). ðây là một yếu tố rất có lợi vì trên ñất xám hàm lượng lân dễ tiêu
thường rất thấp. Tỷ lệ nốt sần ở các công thức có bón phân sinh học WEHG
khá cao. Bộ lá cây ở các công thức có bón phân sinh học WEHG màu xanh
ngã vàng, nhưng giữ ñược bộ lá khoẻ, các lá trên thân có tỷ lệ cao hơn ñối
chứng. Tỷ lệ bị bệnh ñốm lá thấp (35%) so với ñối chứng (50%), tỷ lệ cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............

10


chết thấp (2%) so với ñối chứng (5%) [31].
Kết quả khảo nghiệm trên cây ñậu tương ñông tỉnh Hà Tây, 2006, công
thức bón phân sinh học WEHG trên nền NPK văn ñiển lá có màu xanh sáng,
bản lá dày, phân cành khá, thân mập ñốt ngắn, số quả trên cây nhiều, tỷ lệ 3
hạt cao, nốt sần xuất hiện sớm và nhiều, bộ rễ khoẻ, chịu hạn tốt. Cho năng
suất cao hơn ñối chứng 24,3 kg/sào (677,8 kg/ha) và cho thu nhập cao hơn
95.500 ñ/sào (2.652.770 ñ/ha) [31].
Kết quả khảo nghiệm trên rau xà lách tại trường ðại học Nông nghiệp
1 năm 1994. Sau 33 ngày trồng có bổ sung phân sinh học WEHG cho trọng
lượng lá cao nhất so với tất cả công thức thí nghiệm và tăng 268,8% so với
ñối chứng [31].
Kết quả khảo nghiệm trên cây bí ñao chanh ở Củ Chi TP HCM tháng
9/2008, khi sử dụng phân sinh học WEHG cây phát triển tốt và tăng khả năng
chống chịu cũng như tăng năng suất. Ở lô sử dụng WEHG có số lầ thu hoạch
nhiều hơn 5 lần và năng suất cao hơn 450 kg ñạt 16,07%. Tổng số tiền vừa
tiết kiệm và tăng thêm từ sản phẩm là 1.730.000 ñồng/ha.
Kết quả khảo nghiệm trên cây chè tỉnh Hà Tây cũ (chè tại Ba Trại - Ba
Vì – Hà Tây – 11/2006), chè sinh trưởng tốt hơn năng suất búp tươi ñạt 18
tấn/ha tăng hơn so với ñối chứng 2 tấn/ha tương ñương 11%. Sâu bệnh hại
búp chè giảm hẳn, búp chè vươn cao nhanh, xanh non sạch bệnh [31].
Kết quả khảo nghiệm trên cây Thanh Long tỉnh Long An (tháng
9/2008) cho thấy khi sử dụng phân sinh học WEHG sẽ giúp cây Thanh Long
phát triển mạnh hơn, chi phí sử dụng phân giảm và tăng lợi nhuận. ðặc biệt
khi sử dụng phân sinh học WEHG có thể giảm hoặc không bón phân hoá học,
ñiều này rất phù hợp với quy trình sản xuất nông sản theo hướng an toàn vệ
sinh thực phẩm trong thời gian tới [31].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
11


2.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc tuy ñã trồng lâu ñời ở nhiều nơi trên thế giới nhưng cho ñến
giữa thế kỷ 18, sản xuất lạc vẫn có tính tự cung, tự cấp cho từng vùng. Cho tới
khi công nghiệp ép dầu lạc phát triển mạnh, việc buôn bán lạc trở nên tấp nập
và trở thành ñộng lực thúc ñẩy mạnh sản xuất lạc, trên thế giới hiện nay nhu
cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng ñã và ñang khuyến khích nhiều
nước ñầu tư phát triển sản xuất lạc với diện tích ngày càng lớn.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới trong những
năm qua (1998 – 2008)
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1998 23,30 14,70 34,10
1999 23,50 13,60 32,10
2000 24,10 14,50 34,90
2001 24,04 15,00 36,08
2002 24,10 13,48 33,30
2003 26,46 14,03 35,66
2004 22,73 14,71 33,45
2005 25,22 14,47 36,49

2006 21,67 15,60 33,80
2007 25,43 15,36 39,06
2008 25,60 15,36 39,32
Xét về năng suất lạc, những nước có diện tích trồng lạc lớn, lại có năng
suất thấp và mức tăng năng suất không ñáng kể. Năng suất lạc trên thế giới
tăng, song không ñều giữa các khu vực, có nhiều nơi giảm. Năng suất giữa
các quốc gia trên thế giới có sự chênh lệch nhau khá lớn. Khu vực Bắc Mỹ
tuy có diện tích trồng lạc không nhiều (820- 850 nghìn ha), nhưng lại là vùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
12


có năng suất cao nhất (20,0- 28,0 tạ/ha).
Trong số các cây lấy dầu, cây lạc có diện tích, sản lượng ñứng thứ 2 sau ñỗ
tương và ñược trồng rộng rãi ở hơn 100 nước trên thế giới, từ 40 vĩ ñộ Bắc ñến 40
vĩ ñộ Nam. Tổng hợp từ nguồn số liệu của FAO (2006) cho thấy diện tích trồng
lạc trên toàn thế giới từ năm 1990 – 2006 có biến ñộng. Năm 1990 diện tích là
20,1 triệu ha, năm 2000 diện tích là 24,1 triệu ha, tăng 4 triệu ha (19%) ñến năm
2008 diện tích 25,60 triệu ha, tăng 0,14 triệu ha so với năm 2003.
Tuy vậy, nghiên cứu tình hình sản xuất lạc trên thế giới cho thấy, sản
lượng lạc ñược sản xuất ra hàng năm, chủ yếu do một số nước có sản lượng
trên một triệu tấn/năm tạo ra là: Ấn ðộ (8,0 triệu ha), Trung Quốc (3,76 - 5,12
triệu ha), Mỹ (0,53 - 0,65 triệu ha), Trong số các nước trồng lạc thì Ấn ðộ,
Trung Quốc, Nigieria, Mỹ và Inñônêxia là những nước có sản lượng lạc hàng
năm cao nhất [10].
Mỹ là nước có diện tích, năng suất lạc khá ổn ñịnh. Năng suất trung
bình ñạt 29,6 tạ/ha. Gấp 3 lần so với năng suất lạc của các nước khác, thập
niên 80 diện tích trồng lạc của Mỹ là 0,597 triệu ha, năng suất ñạt trung bình
hàng năm là 27,9 tạ/ha, thập kỷ 90, diện tích hàng năm là 0,569 triệu ha, năng
suất ñạt 27,9 tạ/ha [10]. Năm năm gần ñây diện tích trồng lạc là 0,58 triệu

ha/năm, năng suất bình quân ñạt 31,7 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình
những năm 90 là 13,6%, ñây là năng suất bình quân cao nhất thế giới. Nguyên
nhân của sự chênh lệch này là do sự ñầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ, ñầu tư, thâm canh khác nhau, cũng như do các yếu tố kinh
tế xã hội, yếu tố môi trường khác nhau chi phối.
Khu vực ðông Nam Á, diện tích trồng lạc không nhiều, chỉ chiếm
12,95% sản lượng lạc của Châu Á.
Năng suất lạc ở ðông Nam Á nhìn chung chưa cao, năng suất bình
quân ñạt 11,7 tạ/ha. Malayxia là nước có diện tích trồng lạc không nhiều,

×