Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Luận án tiến sĩ đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 170 trang )


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Huy động vốn là một trong ba quyết định tài chính quan trọng nhất của
doanh nghiệp. Để có thể ra đời, tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải có
vốn. Vốn chính là yếu tố tiên quyết, điều kiện cần và đủ đối với doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu vốn của doanh nghiệp, các phương thức cung ứng vốn
và các hình thức huy động vốn cũng ra đời như một tất yếu khách quan.
Trước những đòi hỏi mạnh mẽ của quá trình hội nhập, thuê tài chính
được xem là một trong những sự lựa chọn thông minh của các giám đốc tài
chính. Ở Việt Nam thời gian qua, mặc dù đã có nhiều phương thức cung ứng
vốn cho doanh nghiệp, song hình thức vay vốn truyền thống gần như vẫn là
sự lựa chọn duy nhất. Trong th
ời gian gần đây, hoạt động của hệ thống ngân
hàng và thị trường chứng khoán có sự suy giảm nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi
ro. Thực tế khách quan cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn về tài chính, và có thể nói khó khăn lớn nhất chính là thiếu
vốn. Thiếu vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn dẫn đến thiếu năng lực tài
chính, giảm hi
ệu quả kinh doanh. Cụ thể hơn, đó là khó tiếp cận với công
nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao và vươn ra những thị trường
lớn. Bên cạnh thiếu vốn, đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm
gia tăng lợi ích và chia sẻ rủi ro cũng chưa thực sự
phát huy tính hiệu quả.
Thời gian qua, việc tiếp cận và sử dụng hình thức thuê tài chính đã giúp
tháo gỡ những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, thuê tài chính cũng như tất cả các hoạt động tài chính khác, đều
tiềm ẩn những rủi ro và hạn chế nhất định. Thực tế ở Việt Nam cho thấy,


những vấn đề phức tạp nảy sinh như: mất cân đố
i cung cầu tín dụng, nợ xấu

2
hay rủi ro, những hạn chế về mặt pháp lý hay hoạt động của các chủ thể đã và
đang đặt ra những bài toán khó cần có lời giải. Mặt khác, huy động vốn bằng
thuê tài chính vẫn còn ở dạng tiềm năng, xét về cả quy mô cũng như tác động
của nó tới nền kinh tế. Đối với nhiều doanh nghiệp, thuê tài chính vẫn còn là
một khái niệm mới mẻ.
Thời gian qua, bên cạnh những v
ấn đề thực tế, cũng đã có một số công
trình, đề tài, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu về vấn đề
này. Các kết luận đưa ra có thể khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích đánh
giá thực trạng, xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp giúp ổn định và phát
triển thị trường cho thuê tài chính, nâng cao khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp bằng thuê tài chính. Tuy nhiên, để các giải pháp có th
ể phát huy
được tính khả thi, cần phải có sự định hướng và những điều kiện cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn trong việc phát triển
các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể
giảm áp lực về vốn trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tạo điều kiện nâng cao
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, NCS đã quyết đị
nh chọn đề tài:
“Đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các
doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu, trên thế giới cũng đã có
một số tác giả, tác phẩm đề cập đến vấn đề này. Tác giả Brian Coyle với tác
phẩm “Leasing”(2001) và James S. Schallheim với tác phẩm “Leas or Buy?

Principles for Sound Corporate Decision Making” (Financial Management
Association Survey & Synthesis Series) (1994) đã xây dựng một hệ thống
toàn diện để nghiên cứu, lựa chọn quyết định thuê hay mua tài sản, với trọng
tâm là thuê và cho thuê máy móc thiết bị đối với các doanh nghiệp. Nội dung

3
tác phẩm bao trùm hầu hết tất cả các vấn đề cơ bản trong việc phân tích lợi
ích về thuế, các tác động của kế toán, rủi ro đến việc ra quyết định thuê hay
mua tài sản. Trong bối cảnh các doanh nghiệp lớn hay nhỏ luôn phải đối mặt
với những quyết định khó khăn trong việc thuê hay mua tài sản cố định, thì
những tính toán tài chính cả từ phía bên đi thuê và bên cho thuê là hết sức cần
thiết. Mộ
t trong những điểm nhấn của tác phẩm là việc tập trung phân tích các
chỉ tiêu NPV hay IRR, so sánh giữa lợi ích và chi phí, dòng tiền thuê hay mua
tài sản, từ đó làm căn cứ lựa chọn những yếu tố có sức cạnh tranh cao nhất.
Điều đó đã thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực
thuê mua tài sản. Ngoài ra, tác phẩm“Leasing” của Brian Coyle còn dành một
dung lượng nhất định để giải nghĩa các từ, thu
ật ngữ phức tạp về cho thuê,
thuê tài sản, thuê tài chính và quan điểm của các bên cho thuê, bên đi thuê về
vấn đề này.
Tác giả Chris Boobyer với tác phẩm “Leasing & Asset Finance, Fourth
Edition” (2003) được đánh giá như bản tóm tắt “đầy đủ tất cả mọi thứ” cần
phải biết về CTTC và tài sản thuê tài chính trên toàn thế giới. Tác phẩm đề
cập một cách toàn diện đến các vấn đề như bảo lãnh rủi ro, thuê qua biên giới,
tài chính, lu
ật cạnh tranh, hỗ trợ nhà nước, mua sắm, thuế, đánh giá thuê, kế
toán (vốn hóa và hạch toán thu nhập cho thuê), việc xem xét các vấn đề trong
mua bán công ty cho thuê và chứng khoán của châu Âu. Các tác giả đi vào
nghiên cứu từng khía cạnh CTTC và thuê tài chính có tính chất toàn cầu, từ

khung khổ pháp lý như Luật cạnh tranh trong Liên minh Châu Âu và Vương
quốc Anh, khuôn khổ thị trường thuê mua, sự khác biệt và giá trị của các hợp
đồng thuê, cho đến kỹ thuật phân tích lợi ích, thuế, ghi chép kế toán và trách
nhiệm, sự
đánh giá, thỏa thuận giữa các bên trong một giao dịch thuê tài
chính. Nội dung của tác phẩm rất rộng, chính vì vậy chưa có sự tập trung nhất
định đối với những vấn đề quan trọng nhất trong việc thiết lập một hợp đồng

4
thuê tài chính. Đây là điểm mạnh và cũng có thể là những hạn chế cơ bản của
tác phẩm.
Khác với “Leasing & Asset Finance, Fourth Edition” của Chris
Boobyer, tác phẩm “Equipment Leasing Leveraged Leasing”(2013) của các
tác giả Ian Shrank và Arnold G Gough Jr do lại đi sâu vào nghiên cứu, cung
cấp cách nhìn trực diện vào nội dung thuê tài chính, cho thuê thiết bị với
những hợp đồng lớn. Đối với các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, ngành
công nghiệp này tăng trưởng rất mạnh với giá tr
ị các giao dịch lên đến nhiều
tỷ USD, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư và doanh
nghiệp. Các tác giả đã đi sâu vào phân tích những lợi thế, các vấn đề rủi ro
thực tế khi ký kết một hợp đồng thuê thiết bị. Đặc biệt, với cách đánh giá,
nhìn nhận bên cho thuê từ phía các doanh nghiệp đi thuê đã tạo nên cái nhìn
toàn diện về thuê tài sản nói riêng và thuê tài chính nói chung.
2.2. Nghiên cứu trong nước
Trong thờ
i gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2008 – 2012, có nhiều doanh
nghiệp ở Việt Nam đã chuyển sang lựa chọn hình thức huy động vốn trên thị
trường CTTC (đi thuê tài chính), và điều này được xem là một trong những
biện pháp có hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cho rằng, thuê tài chính
chưa dễ dàng đáp ứng được nhu cầu, mong muốn khi còn vướng một số rào

cản nhất định. Xuất phát từ thực tế trên, thời gian qua ở
nước ta đã có một số
công trình nghiên cứu liên quan đến các nội dung xung quanh vấn đề này.
Luận án “Những giải pháp phát triển và hoàn thiện tín dụng thuê mua
ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường” (1997) của
tác giả Phạm Huy Hùng đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
để làm rõ lý luận về tín dụng thuê mua và có sự so sánh, đối chiếu với các
hình thức tín dụng khác. Luận án được nghiên cứu chỉ sau khoảng 1 n
ăm khi
hình thức thuê tài chính có mặt tại Việt Nam (1995), nên giá trị được thể hiện

5
rõ nét ở tính định hướng cho sự phát triển hình thức này. Tác giả nhấn mạnh
sự cần thiết phải sớm phát triển hình thức tài trợ thuê mua ở Việt Nam trong
quá trình đổi mới nền kinh tế thị trường. Tác giả phân tích thực trạng của
phương thức tài trợ này qua hoạt động của hệ thống NHTM, khẳng định vai
trò to lớn của CTTC đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam. V
ới
những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tham khảo thực tế nước ngoài và
trên cơ sở thực trạng ở Việt Nam, tác giả luận án đã đưa ra những giải pháp
xây dựng thị trường thuê mua đủ sức cạnh tranh với các thị trường khác. Tại
thời điểm nghiên cứu, có thể nhận thấy đây là một bản luận án có rất có giá trị
bởi nó ra đời khi thị tr
ường CTTC và hình thức thuê tài chính ở Việt Nam còn
rất sơ khai. Tuy nhiên, cũng chính bởi điều đó nên luận án bị giới hạn ở chỗ
chưa thể hiện được những vấn đề thực tiễn sinh động của thị trường dịch vụ
này. Các giải pháp đưa ra mới chỉ mang tính định hướng cho sự phát triển,
chưa đủ cơ sở để hoàn thiện, khi thuê tài chính mới chỉ xuấ
t hiện lần đầu ở
Việt Nam.

Tác giả Đoàn Thanh Hà với luận án “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt
động cho thuê tài chính ở Việt Nam” (2003) đã đề cập một cách có hệ thống
sự hình thành và phát triển của CTTC tại Việt Nam. Qua luận án, có thể nhận
biết rõ CTTC là loại hình tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê
tài sản. Nội dung nghiên cứu của luận án cũng khẳng định CTTC là hình thức
thu hút vố
n đầu tư phát triển kinh tế, đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp và
các thành phần kinh tế khác. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu
về việc nâng cao khả năng cạnh tranh về vốn là rất lớn, tác giả muốn nhấn
mạnh khả năng phát triển của CTTC bằng các giải pháp tác động vào các
công ty CTTC là chủ yếu. Đây chính là điều kiện cần và đủ để có th
ể thúc đẩy
việc huy động vốn trên thị trường CTTC đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên tại thời điểm, này số lượng công ty CTTC ở Việt Nam còn rất ít,

6
các vấn đề thực trạng còn đơn giản, nên những giải pháp tác giả đưa ra cần có
đầy đủ cơ sở hơn nữa mới có thể mang tính khả thi cao. Cũng với mục đích
phát triển thị trường CTTC, tác giả Lê Thị Kim Nhung trong bản luận án
“Hoàn thiện các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường cho thuê tài
chính ở Việt Nam” (2004) đã đóng góp thêm những luận cứ khoa học nhằm h

thống hóa các lý luận cơ bản về thị trường CTTC. Thị trường CTTC đã có
thực trạng khoảng 10 năm, thông qua xem xét các khía cạnh của thị trường
như môi trường pháp lý, hoạt động của các chủ thể trên thị trường… tác giả
đã nhấn mạnh những thành tựu và chỉ rõ những hạn chế của thị trường này.
Một trong những hạn chế cơ bản được tác giả
nêu bật trong luận án chính là
hành lang pháp lý về CTTC chưa đồng bộ và chưa được thực hiện có hiệu
quả. Luận án phân tích rất cụ thể những nguyên nhân của thành công, của hạn

chế, đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển thị trường dịch vụ
này trong tương lai. Do thị trường CTTC là một thị trường chứa đựng những
mối quan hệ tài chính rất phức tạp, mặ
t khác CTTC vẫn đang là một khái
niệm mới mẻ và cho đến thời điểm hiện tại chưa phát sinh quá nhiều những
vấn đề hạn chế, nên các giải pháp tác giả đưa ra chủ yếu tập trung vào việc
hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động này.
Luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê
tài chính ở Việt Nam” (2003) của tác giả Bùi Hồng Đới tập trung đi sâu vào
phân tích, đánh giá hiệu qu
ả hoạt động của các công ty CTTC ở Việt Nam.
Đặc biệt, luận án đã nhấn mạnh các vấn đề như cơ cấu và xu hướng phát triển
nguồn vốn, dư nợ cho thuê, kết quả tài chính. Bên cạnh việc khái quát những
nội dung lý luận chung về CTTC và một số vấn đề khác có liên quan, điểm
nổi bật của luận án được thể hiện ở việc đưa ra 9 chỉ tiêu đánh giá hi
ệu quả cơ
bản và các nhân tố tác động, trong đó nhân tố lãi suất được tác giả đánh giá là
có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của các công ty (lãi suất huy

7
động, lãi suất cho thuê). Đến thời điểm hiện tại, vì còn mang tính mới mẻ, nên
hoạt động CTTC chưa có nhiều thực trạng phức tạp, chính vì vậy bản luận án
có nhiều điểm tương đồng với luận án của các tác giả cùng khoảng thời gian
đó như Đoàn Thanh Hà, Lê Thị Kim Nhung Luận án cũng đã đưa ra những
giải pháp góp phần hoàn thiện và một lần nữa khẳng định s
ự cần thiết phải
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam
Phần lớn các công trình nghiên cứu trên tiếp cận theo hướng xem xét
hoạt động cung ứng vốn từ phía các công ty CTTC, hoặc đánh giá thị trường
CTTC thông qua hoạt động CTTC của các công ty là chủ yếu. Hơn nữa,

không gian và thời gian nghiên cứu của các công trình này nằm trong những
năm trước đây, từ đó đến nay đã có nhiều biến độ
ng trên thị trường CTTC ở
Việt Nam.
Bên cạnh những công trình khoa học được thể hiện dưới dạng luận án
tiến sĩ, trong thời gian qua cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
có liên quan. Đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động cho thuê tài chính nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đổi mới và phát triển công nghệ” (2010) của
tác giả Nguyễn Bích Ngọc có tính thực tiễn cao bởi nó được nghiên c
ứu vào
thời điểm mà cả hai vấn đề: CTTC và đổi mới khoa học - công nghệ tại doanh
nghiệp đều là hai vấn đề thời sự, mang tính cấp thiết đối với các doanh nghiệp
Việt Nam. Tác giả đã khẳng định xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong
những thập kỷ tới chính là xu thế kinh tế tri thức. Đẩy mạnh tiếp cận, áp dụng
và làm ch
ủ tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến là yếu tố mang tính
then chốt, ảnh hưởng đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Qua
việc xem xét cụ thể thực trạng vấn đề CTTC hỗ trợ phát triển công nghệ của
các doanh nghiệp ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ
tích cực và hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp trong thời gian tớ
i. Tuy nhiên,
xuất phát từ mục đích nghiên cứu nên đề tài chỉ giới hạn ở một trong những

8
ưu điểm chính của CTTC, đó là giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, đổi
mới và phát triển công nghệ. Tác giả Vũ Thị Hoa trong đề tài “Nâng cao khả
năng huy động vốn bằng hình thức thuê tài chính của các doanh nghiệp Việt
Nam” (2011) đã làm rõ thêm lý luận về thuê tài chính và những hình thức huy
động vốn bằng thuê tài chính đối với các doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên
cứu thực trạng huy động vốn bằng thuê tài chính của các doanh nghiệp, chủ


yếu là các DNNVV ở Việt Nam, nhóm tác giả đã đánh giá thực trạng dựa trên
các mặt về số lượng, giá cả, thời gian, v.v , từ đó chỉ ra những thành công và
nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong việc huy động vốn từ thuê tài
chính. Bên cạnh những mặt đạt được, việc đánh giá thực trạng của các tác giả
chưa thực sự đầy đủ, đặc biệt khi nhấ
n mạnh về vấn đề rủi ro CTTC, hiện
đang là thực trạng chủ yếu trên thị trường CTTC, có ảnh hưởng trực tiếp đến
các doanh nghiệp khi sử dụng hình thức này. Các giải pháp nếu được phân
tích có chiều sâu hơn (đặc biệt khi nhìn nhận từ góc độ đi thuê tài chính) thì
sẽ có giá trị cao hơn đối với thực tiễn.
Đề tài “Cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việ
t
Nam - Thực trạng và giải pháp” (2013) do Trần Đức Trung chủ nhiệm cũng
có nội dung nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Đề tài phác họa
bức tranh tổng thể về DNNVV và những tác động của CTTC đối với các
DNNVV, chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 90% các doanh nghiệp. Với cái nhìn
tổng quan về CTTC đối với các DNNVV, đề tài đã làm rõ những khái niệm,
vấn đề cơ bản về CTTC, DNNVV và phươ
ng thức cung ứng vốn cho các
DNNVV từ loại hình dịch vụ này. Trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải huy
động vốn từ thuê tài chính trên cơ sở nhìn nhận những hạn chế của DNNVV,
những khó khăn của DNNVV khi huy động vốn từ các kênh truyền thống ở
Việt Nam. Trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã nhấn
mạnh tới vấn đề rủi ro, hay cụ thể hơn là v
ấn đề nợ xấu trong hoạt động

9
CTTC của các công ty CTTC ỏ Việt Nam hiện nay. Qua đó nhận thấy rằng,
việc quản lý tốt hoạt động CTTC nói chung cần sự kết hợp của rất nhiều đối

tượng và các yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố vĩ mô từ phía Nhà nước và từ
bản thân các công ty CTTC là chủ yếu.
Ngoài những công trình khoa học, trong thời gian qua cũng đã có một
số bài báo khoa học của các tác giả đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.
Đ
iển hình như bài “Thị trường cho thuê tài chính Việt Nam trong quá trình
hội nhập” của tác giả Trịnh Phan Lan đăng trên Tạp chí Tài chính (9/2010);
bài báo “Quản trị tài chính trong công ty cho thuê tài chính” của tác giả
Doãn Hồng Nhung đăng trên Tạp chí Tài chính doanh nghiệp (7/2012). Một
số bài báo khác như “Phát triển thị trường cho thuê tài chính đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa” của tác giả Nghiêm Thị Thà đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu Tài chính kế toán (2/2014) hay bài báo “Cho thuê tài chính - Không chỉ
là bánh ngọt” của tác giả Đ
ông Hải đăng trên tạp chí Đầu tư chứng khoán
cũng đã đề cập, trao đổi xung quanh vấn đề này. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng về vấn đề nợ xấu hay khung khổ pháp lý chưa hoàn thiện, v.v các tác
giả đều cho rằng: thị trường CTTC ở Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng
để phát triển mạnh mẽ trong tương lai, từ đó tạo điều kiệ
n tốt cho các doanh
nghiệp có thể huy động vốn bằng thuê tài chính.
Thời gian qua, ở Việt Nam cũng có một số buổi tọa đàm, hội thảo khoa
học chuyên sâu có liên quan đến nội dung đề tài luận án mà NCS tiếp cận
được. Buổi tọa đàm "Giải đáp pháp luật về thu hồi tài sản cho thuê tài chính"
ngày 07/06/2011 do Ban quản lý Chương trình 585 – Bộ Tư pháp phối hợp
với Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Hiệp hộ
i Cho thuê tài chính Việt Nam
và các cơ quan có liên quan tổ chức. Trong buổi tọa đàm, các cơ quan quản lý
Nhà nước, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong lĩnh vực CTTC và các
doanh nghiệp hoạt động CTTC thảo luận về những vướng mắc pháp lý trong


10
hoạt động CTTC, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị với các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc pháp
lý cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời, các kết luận
được đưa ra cũng làm cơ sở cho công tác biên soạn Dự thảo văn bản thay thế
Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP hướng dẫn “Thu hồi
và xử lý tài sản CTTC của công ty CTTC”.
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Rountable Discussino on
Vietnam Leasing Industry” do IFC (International Finance Corporation) kết
hợp với các chuyên gia đầu ngành về CTTC đến từ Mỹ và Thụy Sỹ đã được
tổ chức ngày 25/06/2013 tại Hà Nội. Hội thảo đề cập đến những hạn chế, thực
trạng của thị trường CTTC, đặc biệt là vấn đề về năng lực tài chính của các
doanh nghiệp, vấ
n đề quản lý thu hồi tài sản thuê tài chính, khung pháp lý,
v.v Các vấn đề được đưa ra đánh giá, làm cơ sở đề xuất cho các giải pháp.
Đặc biệt, những kinh nghiệm được chia sẻ từ các chuyên gia ngành CTTC
đến từ Mỹ và Châu Âu đã đem lại những gợi mở nhất định về việc ổn định thị
trường CTTC tại Việt Nam. Hội thảo cũng tập trung đóng góp cho dự thảo
Nghị đị
nh mới của Chính phủ về hoạt động CTTC dự định sẽ ban hành đầu
năm 2014. Hội thảo có tính mở khi những giải pháp mới chủ yếu tập trung
vào hoàn thiện hành lang pháp lý về CTTC tại Việt Nam.
Thông qua các công trình, các tài liệu nghiên cứu dưới hình thức luận
án, đề tài khoa học hay bài báo (gọi chung là công trình) của các tác giả và
các buổi hội thảo khoa học mà NCS tiếp cận được cho thấy:
Thứ nhất, nhìn chung các công trình đều tập trung đề
cập, nghiên cứu
các vấn đề xung quanh nội dung về CTTC ở Việt Nam với những mức độ
khác nhau. Có công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quá trình chuyển
đổi nền kinh tế với tín dụng thuê mua ở giai đoạn đầu du nhập vào Việt Nam,

có công trình lại xác định trọng tâm về hoàn thiện các giải pháp phát triển

11
phương thức CTTC. Một số công trình tập trung nghiên cứu những tác động
của CTTC đối với sự phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp hay tập trung xem xét tại một số doanh nghiệp cụ thể.
Thứ hai, những kết quả nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn của các
công trình đã trình bày như trên là những tư liệu để NCS có thể xem xét, chọn
lọc, vận dụng
ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên, qua nghiên cứu kỹ nội
dung của các công trình khoa học, NCS nhận thấy phần lớn các công trình
mới chỉ nhìn nhận trên góc độ cung ứng vốn, cụ thể là ở góc độ cho thuê. Đối
chiếu các vấn đề trên, với phạm vi không gian và thời gian có sự khác biệt so
với các công trình nghiên cứu trước, luận án của NCS có định hướng đi sâu
vào nghiên cứu tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp ở Vi
ệt Nam trên
thị trường CTTC, tức là xem xét trên góc độ đi thuê tài chính và các vấn đề có
liên quan là chủ yếu.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có luận án nào nghiên cứu về huy động vốn
bằng thuê tài chính. Như vậy, có thể khẳng định luận án của NCS thực hiện
không trùng lặp với các công trình nghiên cứu nào cả về nội dung, không gian
và thời gian nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát, hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn những vấn đề
lý luận về
vốn và nguồn vốn, các vấn đề liên quan đến thuê tài chính và việc ra quyết
định huy động vốn trên thị trường CTTC của doanh nghiệp.
- Phân tích làm nổi bật bức tranh tổng thể về thực trạng thuê tài chính
của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua khảo cứu thực tế. Đánh giá kết quả
đạt được, chỉ ra những hạn chế và các nguyên nhân cơ bản.

- Khẳng định sự cần thiết khách quan ph
ải huy động vốn trên thị trường
CTTC đối với các doanh nghiệp. Đề xuất những giải pháp có tính khả thi
nhằm đẩy mạnh hoạt động thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận án xác định đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các vấn đề về thuê
tài chính đối với doanh nghiệp Việt Nam, trên cả góc độ lý luận và thực tiễn.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào các doanh nghiệp đi
thuê tài chính ở Việt Nam; nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp
về tình hình huy động vốn trên thị trường CTTC đối với các doanh nghiệp.
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu, tư
liệu từ năm 2008 trở lại đây.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa, bổ sung thêm những vấn đề
cơ bản về thuê tài chính và quyết định huy động vốn trên thị trường CTTC đối
với các doanh nghiệp.
- Về
mặt thực tiễn: Góp phần phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng vấn
đề thuê tài chính ở Việt Nam, đề xuất những giải pháp có tính khả thi trong
điều kiện thực tế. Sau khi được hoàn thiện, luận án sẽ là tài liệu quan trọng
giúp các đối tượng như các nhà quản lý vĩ mô, vi mô vận dụng để đưa ra
những nhận định, quyết định kịp thời, hợp lý trong hoạt động kinh doanh,
trong
điều hành kinh tế, đặc biệt là quyết định thuê tài chính. Đồng thời có thể
giúp các doanh nghiệp CTTC xem xét, bổ sung những hạn chế trong công tác
quản lý hoạt động như hiện nay. Bên cạnh đó, luận án còn là tài liệu tham
khảo hữu ích cho các đối tượng quan tâm khác.
6. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở các phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lị
ch sử. Luận án cũng được nghiên cứu
dựa trên các quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ, phát triển
doanh nghiệp, thị trường tài chính nói riêng và CTTC nói chung.


13
Luận án còn sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ
các cuộc điều tra, khảo sát, từ nguồn thông tin, số liệu đáng tin cậy của các cơ
quan, đơn vị quản lý nhà nước; so sánh, phân tích, tổng hợp thống kê nhằm
nhận diện, mô tả thực trạng, đánh giá nguyên nhân, kết quả trong hoạt động
thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở
đó, đề xuất các
giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường CTTC đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.
7. Giới thiệu bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về vốn và huy động vốn của doanh
nghiệp trên thị
trường CTTC.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn trên thị trường CTTC của các
doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường CTTC đối
với các doanh nghiệp Việt Nam.













14
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.1. VỐN VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Đứng trên phương diện lý luận, có nhiều quan niệm khác nhau về vốn
kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để diễn đạt một cách khái quát và
đơn giản thì: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền c
ủa
toàn bộ giá trị tài sản được doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm mục đích gia tăng giá trị cho chủ sở hữu”.
Vốn kinh doanh được coi là yêu cầu, điều kiện tiên quyết đối với sự ra
đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, tất cả các hoạt động
của doanh nghiệp đều đòi hỏ
i phải có vốn.
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các
doanh nghiệp cần phải ứng ra một lượng vốn nhất định phù hợp với quy mô,
điều kiện kinh doanh cụ thể. Từ đó, các yếu tố cơ bản của quá trình kinh
doanh như: sức lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu sẽ được

hình thành. Việc huy động vốn đảm bảo phục v
ụ nhu cầu kinh doanh, tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp là một trong những chính sách và nhiệm vụ quan
trọng luôn được các nhà quản trị đặc biệt chú ý.
Trong hoạt động của doanh nghiệp, vốn kinh doanh được biểu hiện dưới
nhiều hình thái khác nhau; thường xuyên vận động, chuyển hóa từ hình thái
tiền tệ sang hình thái hiện vật và phi hiện vật, rồi cuối cùng lại trở về hình thái
ban đầu là tiền tệ. Sự tuần hoàn, chu chuyể
n này có tính thường xuyên, liên

15
tục, không ngừng, tạo nên các chu kỳ nhất định. Có thể nói, hình thái tiền tệ
được hiểu là mặt giá trị của các loại tài sản được hình thành từ vốn, đây là
hình thái cơ bản. Chính vì vậy, nếu xét ở góc độ tài chính doanh nghiệp, nhiều
quan điểm đã khẳng định, quản trị tài chính doanh nghiệp thực chất chính là
quản trị dòng tiền của nó.
Nói đến vốn kinh doanh, chúng ta thường nghĩ ngay đến tiền t
ệ. Thực
chất, tiền chỉ được coi là vốn kinh doanh khi nó được tích lũy một lượng nhất
định, đồng thời gắn với doanh nghiệp và tham gia vào hoạt động kinh doanh
với mục đích gia tăng giá trị cho các chủ sở hữu. Vốn kinh doanh như huyết
mạch lưu thông giúp cho “cơ thể” doanh nghiệp có thể vận hành một cách
uyển chuyển, nhịp nhàng. Cùng với các chức năng cơ bản như hoạ
t động, điều
chỉnh, bảo vệ , vốn kinh doanh còn thể hiện những vai trò cụ thể như:
- Là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
- Tạo điều kiện để các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục, có
hiệu quả.
- Giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và thương hiệu, nâng cao khả

năng cạnh tranh trên thị tr
ường.
- Là công cụ phản ánh, đánh giá sự vận động của tài sản và quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp.
Có nhiều cách phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, tuy nhiên
chúng ta thường phân chia và tiếp cận hai hình thức cơ bản, đó là vốn cố định
và vốn lưu động.
Vốn cố định là bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Đó chính là số
vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, trang b
ị, hình thành nên các
TSCĐ hữu hình như: máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ và các

16
TSCĐ vô hình như: bản quyền, thương hiệu, công trình nghiên cứu cần thiết
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô của vốn cố định sẽ
quyết định quy mô của TSCĐ, bên cạnh đó còn ảnh hưởng rất lớn đến trình
độ kỹ thuật công nghệ, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá
trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chu chuyển dần dần
từng phần giá trị trong nhi
ều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu
chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị. Sự chu chuyển của vốn cố
định chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ.
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và chỉ hoàn thành
một vòng chu chuyển khi đã được thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cố định. Do
giữ
vị trí then chốt và có đặc điểm vận động tuân theo tính quy luật riêng, nên
việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm trong công tác quản lý
tài chính của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động
như nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở

dang, hàng hóa… nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái
biểu hiện trong quá trình kinh doanh, luân chuyển toàn bộ giá trị trong một
lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc
một chu kỳ kinh doanh.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái
sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp cần
phải có đủ vố
n đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến
cho các hình thái có được mức độ hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo
điều kiện cho sự chuyển hóa hình thái của vốn được thuận lợi, góp phần tăng
tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động và

17
ngược lại. Ngoài ra, vốn lưu động còn là công cụ phản ánh quá trình vận động
của vật tư, đánh giá công tác tổ chức, quản lý, sử dụng vật tư, thể hiện ở số
lượng vật tư, hàng hóa sử dụng ở các khâu kinh doanh nhiều hay ít, tiết kiệm
hay lãng phí, v.v Từ đó có thể kiểm tra, đánh giá kịp thời các hoạt động mua
sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ s
ản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn kinh doanh luôn khẳng định được vị trí trọng yếu trong
hoạt động của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yêu cầu sống còn đối với mỗi
doanh nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vốn kinh doanh cũng như
những đặc điể
m, chức năng, vai trò của vốn sẽ giúp nhà quản trị có thể xác
định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho doanh nghiệp. Đồng thời, nhà quản
trị cũng có thể lựa chọn và hướng tới một cơ cấu vốn tối ưu, vừa đảm bảo nhu
cầu, an ninh tài chính nhưng lại tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận –
mục tiêu quan trọng làm tăng giá trị củ

a vốn cũng như của doanh nghiệp.
1.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Quy luật cung - cầu là một trong những quy luật cơ bản nhất của kinh
tế học. Thực tiễn đã cho thấy tính đúng đắn của quy luật này trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, trong sự cạnh tranh trên thị trường và phạm vi
cả nền kinh tế. Vốn kinh doanh là hàng hóa, điều này đã được khẳng
định.
Chính vì vậy, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
đã đảm bảo cho tính khách quan về sự ra đời và đa dạng hóa của các loại
nguồn vốn (nguồn tài trợ cho doanh nghiệp).
Để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường, một lượng vốn cần và đủ luôn là những đòi hỏi cấp bách đặt ra đối với
hầu hết các doanh nghi
ệp. Để có thể biến ý tưởng và kế hoạch, dự định kinh
doanh thành hiện thực, doanh nghiệp cần phải huy động nguồn lực tài chính

18
và tổ chức tốt nguồn lực đó. Sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp với
quy mô ngày càng lớn cũng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô về vốn kinh
doanh và đa dạng hóa các nguồn tài trợ.
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được coi là những bộ phận,
yếu tố chứa đựng vốn, có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khi các nhà
quản trị sử dụ
ng những phương thức phù hợp để huy động. Hiện nay, với sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói
riêng, sự đa dạng hóa về cả hình thức nguồn vốn lẫn phương thức huy động
vốn đã giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động trong việc lựa chọn các nguồn
vốn thích hợp.
Để có thể tổ chức và huy động vốn mộ
t cách thích hợp và có hiệu quả,

cần có sự phân loại cụ thể các nguồn vốn, từ đó tùy thuộc đặc điểm, khả năng,
điều kiện của doanh nghiệp mà xác định cơ cấu vốn và nguồn tài trợ phù hợp.
Việc tìm và lựa chọn nguồn tài trợ cho doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn ở tính
đặc trưng của các nguồn vốn. Dựa vào các tiêu thức nhất
định có thể phân
chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:
- Theo quan hệ sở hữu về vốn:
Theo cách phân loại này nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có
thể chia thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu: Khi đã được huy động, đó là phần vốn thuộc quyền sở
hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghi
ệp có quyền chiếm hữu, chi phối và
định đoạt. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau mà vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn từ ngân sách nhà nước, vốn góp
ban đầu, vốn từ lợi nhuận không chia, vốn từ phát hành cổ phiếu
Nợ phải trả: Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có
trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: ngân hàng,
nhà cung c
ấp, công nhân viên, các tổ chức kinh tế và cá nhân khác, v.v

19
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và
hợp lý, doanh nghiệp biết được khả năng của mình trong việc huy động vốn là
cao hay thấp. Doanh nghiệp phải kết hợp hài hòa hai nguồn vốn trên để đảm
bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Sự kết hợp giữa hai nguồn vốn
này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang
hoạt động, cũ
ng như quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình
hình chung của nền kinh tế và tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
- Theo thời gian huy động và sử dụng vốn:

Theo cách phân loại này nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành:
Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên: Đây là tổng thể các nguồn vốn có tính chất
ổn định mà doanh nghiệp có thể
sử dụng. Nguồn vốn này dành cho việc đầu
tư mua sắm tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần
thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm
vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
n
ăm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng yêu cầu có tính chất tạm
thời phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn
vốn này thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức
tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.
Việc phân loại nguồn vốn theo cách này sẽ giúp cho các nhà quản lý có
điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn một cách phù hợp vớ
i thời gian
sử dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Hơn nữa cách phân loại này còn giúp
các nhà quản lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính, hình thành nên
những dự định về cách lựa chọn nguồn vốn và quy mô vốn thích hợp cho từng
nguồn vốn đó, tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

20
- Theo phạm vi huy động vốn:
Với cách phân loại này nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành:
Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động
được từ hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra, thường bao gồm: lợi
nhuận giữ lại để tái đầu tư, khoản khấu hao tài sản cố định, tiền thu từ nhượ

ng
bán, thanh lý tài sản Cụ thể:
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có
thể huy động từ các tổ chức, cá nhân, các định chế tài chính không thuộc
doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của đơn vị mình. Nguồn vốn
này bao gồm: nguồn vốn liên doanh, liên kết, nguồn vốn vay ngân hàng
thương mại và các tổ chức tài chính khác, tín dụng thương mại của nhà cung
cấp, thuê tài sản, phát hành chứng khoán, v.v
Đối với m
ỗi nguồn vốn, hình thức huy động vốn đều có những điểm lợi
và bất lợi nhất định. Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải lựa chọn sao cho
hiệu quả kinh tế mang lại là lớn nhất, chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Doanh
nghiệp cần nhận thấy ưu điểm lớn của việc huy động vốn từ bên ngoài là tạo
ra một cơ
cấu tổ chức linh hoạt hơn trong việc cân đối, sử dụng vốn. Sử dụng
đòn bẩy tài chính để khuếch đại lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nếu
như hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Quyết định nguồn vốn là một trong ba quyết định chủ yếu của quản trị
tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, nhận thức rõ nhữ
ng mặt ưu và nhược điểm
của từng nguồn vốn, để có thể vận dụng vào điều kiện thực tế của doanh
nghiệp sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, đồng thời đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài
chính và kích thích hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở nghiên cứu nguồn vốn kinh doanh, cho thấy: một mặt các
doanh nghiệp cần tăng cường tổ chức, quản lý và sử
dụng có hiệu quả nguồn

21
vốn hiện có, mặt khác cần phải chủ động bồi dưỡng, khai thác các nguồn vốn
khác, đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3. Nguyên tắc cơ bản hoạch định cơ cấu nguồn vốn cho doanh nghiệp
Dựa trên việc phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài
chính, đánh giá các mặt lợi thế và bất lợi thế của từng hình thức tài trợ; các
nhà kinh tế
khuyến cáo rằng, để tạo một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giúp doanh
nghiệp có thể đạt các mục tiêu đặt ra, cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản
về hoạch định cơ cấu nguồn vốn:
1.1.3.1 Hoạch định cơ cấu nguồn vốn phải đảm bảo sự phù hợp giữa thời
gian đáo hạn nguồn tài trợ với chu kỳ sinh lời c
ủa tài sản đầu tư (nguyên
tắc đảm bảo tính tương thích)
- Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên một thực tế là các nguồn tài trợ
có yêu cầu về thời gian đáo hạn rất khác nhau, trong khi thời gian tạo ra các
nguồn tiền của các loại tài sản cũng không giống nhau. Vì vậy, để đảm bảo
doanh nghiệp có khả năng thanh toán ở bất kì thời diểm nào, giảm thiểu rủi ro
về tài chính thì việ
c tài trợ và cơ cấu vốn cần có sự tương thích giữa thời gian
được quyền sử dụng vốn với chu kỳ sinh lời của tài sản đầu tư.
- Nguyên tắc này yêu cầu các nguồn vốn tài trợ vốn cho doanh nghiệp
phải có thời gian hoàn trả vốn gốc và lãi phù hợp với chu kỳ sinh lời của
những tài sản đầu tư vào doanh nghiệp.
- Với yêu cầu như vậy, TSCĐ và TSL
Đ thường xuyên có thời gian hoàn
vốn lâu dài cần được tài trợ bằng các nguồn vốn ổn định là: vốn chủ sở hữu và
các nguồn tài trợ dài hạn khác. Còn TSLĐ tạm thời cần được tài trợ bằng các
nguồn vốn ngắn hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán, lành
mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp.

22
1.1.3.2. Hoạch định cơ cấu nguồn vốn phải tính đến ảnh hưởng của đòn

bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh (nguyên tắc cân đối giữa lợi nhuận và
rủi ro)
- Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên sự phân tích tác động có tính
chất đòn bẩy của chi phí cố định và nợ vay. Nếu như mọi yếu tố khác được
đánh giá trong cùng một mặt bằng thì hệ số về đòn b
ẩy tài chính và đòn bẩy
kinh doanh còn tượng trưng cho độ lớn của rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp
phải. Tác động đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính tạo nên hiệu ứng đòn
bẩy tổng hợp, đó là sự ảnh hưởng theo cấp số nhân. Tác động này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến lợi ích của chủ sở hữu, nếu doanh nghiệp đi vay nhiều,
đồng thờ
i lại sử dụng tiền vay để đầu tư TSCĐ. Tác động này có tính hai mặt.
Nó có thể tạo ra những bước phát triển nhảy vọt nhưng cũng có thể đưa doanh
nghiệp mau chóng đến bờ vực phá sản.
- Nguyên tắc này yêu cầu phải có sự suy xét thận trọng giữa lợi nhuận và
rủi ro trước khi quyết định cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay, và
sủ
dụng tiền vay để mua sắm TSCĐ cho dự án của doanh nghiệp.
-Tuân thủ theo nguyên tắc này, muốn thiên về an toàn, giảm thiểu rủi ro
kinh doanh và rủi ro tài chính thì nhà quản trị phải giảm tỷ trọng nợ vay, số
tiền huy động được nên ưu tiên cho những tài sản tạm thời, những tài sản có
khả năng thanh khoản cao. Việc cơ cấu lại nguồn vốn, gia tăng các khoản nợ
nhằm phát huy ả
nh hưởng của hiệu ứng đòn bẩy đối với ROE chỉ nên sử dụng
khi sản lượng được đánh giá là có thể vượt xa điểm hòa vốn, và ROA lớn hơn
lãi suất tiền vay r với độ tin cậy thật cao.
- Có thể tóm gọn trong một câu đối với nguyên tắc này là: "Cần phải biết
phân biệt đầu tư với đánh bạc nếu muốn lành mạnh hóa tình hình tài chính
doanh nghiệp".


23
1.1.3.3. Hoạch định cơ cấu nguồn vốn phải đảm bảo duy trì quyền kiểm
soát doanh nghiệp (nguyên tắc đảm bảo quyền kiểm soát)
- Cơ sở của nguyên tắc này là ở chỗ, chủ sở hữu luôn có mục tiêu nắm
quyền kiểm soát doanh nghiệp. Quyền kiểm soát tỷ lệ thuận với số vốn đóng
góp. Vì vậy, đảm bảo nguyên tắc này, việc tái cơ cấu vốn ph
ải thực hiện theo
hướng gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, đảm bảo cho vốn chủ sở hữu đủ lớn
để doanh nghiệp có thể độc lập về mặt tài chính, chủ sở hữu có thể chủ động
quyết định những vấn đề quan trọng trong sản xuất kinh doanh, không phụ
thuộc vào người khác.
- Trên thực tế, để nắm quyền kiể
m soát doanh nghiệp, người ta có thể thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau. Thông qua cơ cấu nguồn vốn - gia tăng tỷ lệ
vốn góp cũng là một cách để người ta thay đổi quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân - doanh nghiệp một chủ, vấn đề này thường
không cần phải đặt ra. Nhưng đối với các doanh nghiệp đa sở hữu thì quyền
kiểm soát lại là một vấn
đề lớn.
- Nguyên tắc này yêu cầu, để duy trì quyền kiểm soát, doanh nghiệp phải
huy động vốn bằng cách đi vay, thuê, phát hành trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi
nếu các nguồn vốn chủ sở hữu hiện hành không đủ tài trợ cho dự án mới.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, cách tài trợ vốn như trên để duy trì
quyền kiểm soát, không phải lúc nào cũng đúng. Doanh nghiệp hay chủ sở
hữu có th
ể bị mất toàn bộ quyền kiểm soát nếu huy động vốn vay vượt quá
khả năng chi trả các khoản nợ. Do vậy, hy sinh một phần quyền kiểm soát để
đổi lấy một sự an toàn về mặt tài chính cũng là một yêu cầu cần được xem xét
khi tăng tỷ trọng nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn.
1.1.3.4. Hoạch định cơ cấu nguồn vốn phải đảm bảo tính linh ho

ạt trong tài
trợ vốn (nguyên tắc tài trợ linh hoạt)

24
- Tính linh hoạt trong tài trợ vốn là khả năng điều chỉnh tăng, giảm nguồn
vốn cho phù hợp với sự thay đổi về nhu cầu vốn qua các thời kỳ kinh doanh.
- Nguyên tắc này được đưa ra dựa trên nhận định rằng: Nhu cầu vốn chịu
ảnh hưởng bởi tính “mùa vụ” của sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn
mở rộng sản xuất, song nhiều khi cũng muốn thu hẹp quy mô đầ
u tư. Do vậy
để đảm bảo nâng cao được tính linh hoạt trong việc điều động vốn, việc cơ
cấu vốn phải được xây dựng trên cơ sở giúp doanh nghiệp tăng được khả năng
mặc cả với các nhà cấp vốn trên thị trường. Từ đó có thể đạt được thỏa thuận
giữa các bên về các phương án tối ưu trong việc đảm bảo bả
o nguồn tài trợ
cho doanh nghiệp.
- Tuân thủ theo nguyên tắc này, có thể thấy rằng, việc ưu tiên gia tăng tỷ
trọng các khoản nợ, nhất là nợ ngắn hạn, có thể cho phép các nhà quản trị
những cơ hội thuận lợi để điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn. Ngoài ra, việc đa
dang hóa các hình thức tài trợ bằng cách bổ sung thêm các điều khoản về: khả
năng thu hồi tr
ước hạn đối với trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi cũng giúp cho
doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn một cách kịp thời
khi cần thiết.
1.1.3.5. Hoạch định cơ cấu nguồn vốn phải tối thiểu hóa chi phí sử dụng
vốn (nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn)
- Nguyên tắc này được xây dựng trên quan điểm cho rằng, chi phí sử dụng
vốn hay giá vốn là giá của thị trường. Mỗi nguồn tài trợ có yêu cầu về chi phí
sử dụng vốn - giá vốn là khác nhau. Giá vốn của mỗi hình thức tài trợ cũng
biến động theo chu kỳ kinh tế. Vì vậy, xây dụng cơ cấu nguồn vốn cho doanh

nghiệp phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, nhằm tối đa hóa lợi
ích cho chủ s
ở hữu doanh nghiệp.
- Tuân thủ nguyên tắc này, một mặt đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp
phải đánh giá được xu thế biến động về giá vốn trên thị trường để lựa chọn

25
thời điểm huy động vốn thích hợp. Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn phải nghiêng
về các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn ngắn, thời gian hoàn trả vốn gốc và
lãi có thể điều chỉnh một cách linh hoạt, như cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu có thể
chuyển đổi thành cổ phiếu, và các nguồn tài trợ khác.
1.2. HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG
CTTC
1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về thuê tài chính đối với doanh nghiệp
1.2.1.1. Những khái niệm cơ bản
* Khái niệm thuê tài chính
Thuê tài chính là một hình thức huy động vốn trung và dài hạn. Hay nói
cách khác, thuê tài chính là việc nhận một khoản tín dụng trung, dài hạn thông
qua việc thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác từ công ty cho thuê tài
chính, qua đó bên đi thuê có thể sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền
thuê trong suốt thời hạn đã đượ
c thoả thuận. Bên đi thuê tài chính không có
quyền hủy ngang hợp đồng.
Khi một hợp đồng thuê tài chính được ký kết, người thuê lập tức có
được một dòng tiền vào, do đó người thuê không cần phải bỏ tiền ra mua tài
sản. Người thuê phải cam kết trả các khoản chi phí thuê được quy định cụ thể
trong hợp đồng thuê. Chính vì vậy, dòng tiền của hợp đồng thuê tài chính và
vay nợ cũng tương tự nhau. Có nhiều cách nhìn nhận về
thuê tài chính, song
chúng ta có thể đề cập đến một số khái niệm sau:

Theo chuẩn mực số 06 (Thuê tài sản) - Hệ thống Chuẩn mực kế toán
Việt Nam (VAS) thì: “Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự
chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho
bên đi thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao cho bên đi thuê vào cuối
thời hạn thuê”. [1]

×