Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo kết quả thực hiện đề tài về cây ngô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.34 KB, 32 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng không chỉ đối với
thế giới mà còn quan trọng đối với cả Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn diện tích trồng ngô tại Việt Nam trong những
năm gần đây có giảm, nhưng vẫn đạt vào khoảng 1,1 triệu/ ha/ năm, năng suất
bình quân gần 4,0 tấn / ha/ vụ, sản lượng chưa đến 4,0 triệu tấn, vì thất thoát trên
đồng ruộng do sâu bệnh (nấm, mối, mọt) sau thu hoạch ước tính thất thoát từ 10
– 13%. Trong khi đó nhu cầu sử dụng ngô cho ngành chăn nuôi lên đến 5,5 triệu
tấn. Và, Việt Nam hàng năm phải bỏ ra nửa tỷ USD để nhập khẩu ngô hạt. Theo
số liệu mới nhất của tổng cục thống kê năm 2008 giá trị thu nhập nguyên liệu thô
(ngô, đậu tương) cho sản xuất thức ăn chăn nuôi lên tới 1,3 tỷ USD.
Tỉnh Hải Dương cây ngô đã được quan tâm phát triển từ những năm 1970
của thế kỷ trước và diện tích tăng dần, diệm tích cao nhất năm 1997 (10.920 ha);
sau đó diện tích cây ngô ngày càng giảm đi, năm 2000 là 5.180 ha và đến năm 2007
còn 4.519 ha (trong đó diện tích ngô đông là 3.545 ha) bằng 41% của năm 1997.
Nguyên nhân diện tích ngô giảm có nhiều lý do, trong đó có lý do chi
phí đầu tư cho vật tư phân bón, thuốc sâu chiếm trên 30% và chi phí về công
lao động cũng quá cao, chiếm khoảng 30% giá thành sản phẩm, trong khi đó
năng suất ngô bình quân thấp nhiều so với thế giới, do vậy người nông dân
không mặn mà với việc trồng cây ngô, từ đó diện tích ngô giảm dần.
Từ những lý do trên năm 2009 - 2010 Trạm khuyến nông huyện
Thanh Miện đề nghị và được UBND tỉnh Hải Dương giao cho thực hiện đề
tài “Sản xuất thử giống ngô nếp lai F1 King 80 mật độ cao theo phương
pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá tại huyện Thanh Miện, tỉnh
Hải Dương”, nhằm giảm lượng phân bón, giảm công lao động, và tăng năng
suất trên một đơn vị diện tích, hiệu quả kinh tế cao hơn, làm điểm trình diễn
để mọi người học tập áp dụng ra diện rộng.
1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


I. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về cây ngô thì có nhiều nhưng chủ yếu là trong lĩnh vực
chọn tạo giống và lịch sử của cây ngô, các nghiên cứu về biện pháp canh tác
còn rất ít, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói về vấn đề trồng ngô theo
phương pháp làm đất tối thiểu. Dưới đây là một số nghiên cứu về cây ngô
chúng tôi sưu tầm được.
Tổ tiên của cây ngô ban đầu mọc hoang dại tại Mexico hoàn toàn khác
loài cây hiện đại đang giữ vai trò là nguồn cung cấp lương thực quan trọng
nhất trên thế giới. Trong khi các bằng chứng thu được chỉ rõ rằng ngô được
trồng lần đầu tiên tại Mexico thì thời gian và địa điểm trồng sớm nhất cũng
như việc phát tán cây ngô vẫn còn gây tranh cãi.
Hiện nay ngoài các di chỉ khảo cổ và thực vật học vĩ mô truyền thống,
các nhà khoa học đang sử dụng kỹ thuật thực vật học vi mô và kỹ thuật di
truyền mới nhằm phân biệt ngô trồng làm mùa vụ với tổ tiên hoang dại cũng
như để xác định các địa điểm canh tác ngô thời cổ đại. Các phân tích mới
cho thấy có thể người Mexico đã trồng ngô từ 10.000 năm trước.
Tiến sĩ John Jones cùng các cộng sự Mary Pohl và Kevin Pope đã tiến
hành xem xét nhiều bằng chứng khác nhau, bao gồm các bằng chứng cổ thực
vật học còn lại ví dụ như phấn hoa, phytoliths (chất vô cơ không phân hủy
theo thời gian), hạt tinh bột cũng như các phân tích về di truyền nhằm tái tạo
lại lịch sử canh tác ngô thời kì đầu. Tiến sĩ Jones thuộc khoa Nhân loại học,
đại học bang Washington – Pullman sẽ thuyết trình nghiên cứu của mình tại
hội nghị chuyên đề về cây ngô trong buổi họp thường niên của Hiệp hội các
nhà sinh học thực vật Hoa Kì tại Mérida, Mexico (ngày 28 tháng 6 năm
2008).
2
Trong khi các bằng chứng thực vật học vĩ mô còn sót lại như hạt ngô,
lõi ngô và lá ngô được tìm thấy trong các hang núi khô ráo, chúng lại không
được bảo quản tại các vùng thấp ẩm ướt hơn. Do đó kết luận dựa trên những

bằng chứng nói trên còn rời rạc. Nhiều bộ phậnnhỏ của cây ngô như silic
điôxit trong tế bào gọi là phytoliths, phấn hoa và hạt tinh bột được bảo quản
ở cả điều kiện ẩm ướt cũng như khô ráo. Các bằng chứng này, cùng với dữ
liệu di truyền và khảo cổ, đang được sử dụng để tái lập lại lịch sử canh tác
tìm đến cội nguồn của cây ngô trên toàn thế giới.
Ngô ở Mỹ La-tinh có nhiều hình dạng và màu sắc đa dạng. (Ảnh:
Keith Weller/ USDA/ Ngành nghiên cứu nông nghiệp)
Ngô là cây thụ phấn nhờ gió, phát tán rất nhiều phấn hoa bám
trên đất và nước. Lớp màng ngoài cứng của hạt phấn bảo vệ nó không bị
hư hỏng dù hàng ngàn năm trôi qua. Trong khi có thể phân biệt hạt phấn ngô
và các họ hàng gần gũi của nó với cỏ, thì lại rất khó để phân biệt hạt phấn
ngô (Zea mays) với hạt phấn của cây cỏ dại teosinte được cho là tổ tiên của
cây ngô (Zea sp) nếu không xét đến những chuẩn mực có phạm vi lớn nhất.
Do đó, tuy rằng hạt phấn có thể mang bằng chứng về sự xuất hiện của cây
ngô đã được thuần hóa, cùng với hạt phấn của các loài cây khác khi có họat
động canh tác, trồng trọt, nhưng hạt phấn cây ngô cũng chưa phải là bằng
chứng có tính thuyết phục cho loài cây được thuần hóa này.
Phytoliths là một dạng khác của vi hóa thạch thực vật được bảo tồn
đến hàng ngàn năm. Nó có thể được dùng trong quá trình phân biệt cây ngô
thuần hóa và cây ngô dại. Chúng thực chất là silic điôxit hay trầm tích canxi
oxalat tích lũy lại bên trong tế bào thân cây, lá và rễ. Chúng có hình dạng
đặc trưng tùy theo giống loài. Chúng vẫn có khả năng bảo tồn ngay cả khi
cây bị đốt cháy hay phân hủy. Các nhà khoa học nhận thấy có thể phân biệt
chất microliths trong cây cỏ dại teosinte với thành phần trong ngô và
các loại cỏ khác, từ đó cho phép họ xác định niên đại và vị trí của họat
động canh tác thời kì đầu. Phytoliths cũng được lưu giữ trong các đồ tạo
tác bằng đá và gốm dùng để chế biến thức ăn.
3
Jones cùng các cộng sự đã tiến hành phân tích trầm tích tại San
Andrés thuộc bang Tabasco bên bờ biển vịnh Mexico. Phân tích tiết lộ thông

tin về phytoliths của nhiều giống ngô thuần hóa cũng như của các loại cây
thân cỏ được trồng. Dữ liệu này cùng với bằng chứng về việc đốt nương cho
thấy đã xuất hiện các nhà nông học ở Yucatan Peninsula khoảng 7000
năm trước.
Hạt tinh bột là nguồn bổ sung mới trong hộp công cụ thực vật khảo cổ học.
Ngô và các họ hàng thân cỏ sản xuất rất nhiều hạt tinh bột với các đặc điểm hình
thái đặc trưng. Giống như phytoliths, chúng cũng được lưu trữ trong các lớp trầm
tích và các đồ tạo tác văn hóa. Ngô có nhiều tinh bột hơn họ hàng teosinte mọc dại
của nó, hạt ngô cũng lớn hơn nhiều hạt của cây dại. Nhà cổ thực vật học Dolores
Piperno cùng các cộng sự đã đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn để phân biệt hạt tinh bột
của nhiều loại thực vật khác nhau. Họ nhận thấy hạt tinh bột của cây ngô và
cỏ teosinte tách biệt nhau đáng kể về kích cỡ cũng như các đặc điểm
hình thái khác.
Ngô cũng có nguồn gen di truyền phong phú với hàng ngàn chủng loại
thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Các nhà khoa học và
các nhà di truyền học nghiên cứu ngô đã sử dụng thông tin này để theo dấu
quá trình tiến hóa cũng như phát tán các giống ngô, đồng thời tái tạo lại lịch
sử thuần hóa cây ngô. Ví dụ, giống locus teosinte glume architecture 1 (hay
tga 1) rất quan trọng trong việc xác định thông tin phytolith và hình thái học,
cùng với các gen thuần hóa khác được sử dụng để viết nên lịch sử thuần hóa
cây ngô do con người thực hiện.
Tất cả các phương pháp kể trên đang được các nhà cổ thực vật học, các
nhà khoa học nghiên cứu thực vật, các nhà khảo cổ học như Jones và cộng sự
sử dụng để tái tạo lại lịch sử lâu đời của việc thuần hóa cây ngô cũng như quá
trình tiến hóa. Rất nhiều các giống loài cổ đại đều thích nghi với những điều
kiện môi trường khác biệt như điều kiện đất đai, nhiệt độ, độ cao hay hạn hán.
Việc bảo tồn các giống loài này cũng như kiến thức về lịch sử thích nghi và di
truyền có vai trò cực kì quan trọng khi mà những người nông dân trên thế giới
4
đang phải đối mặt với những biến đổi về đất đai, nhiệt độ, nguồn cung cấp

nước. Họ cũng phải đấu tranh để duy trì nguồn thức ăn cung cấp cho lượng
miệng ăn ngày một tăng thêm.
Ngô là cây trồng quan trọng thứ ba trên thế giới sau lúa mì và lúa gạo.
Tất cả các bộ phận của cây ngô từ hạt, đến thân, lá ngô đều có thể sử dụng
được để làm thức ăn cho người, gia súc hoặc sản xuất ethanol để chế biến
xăng sinh học. Ngày nay, khi mà nguồn xăng dầu hóa thạch đang cạn kiệt và
ngày càng tăng giá thì ngành trồng ngô trên thế giới để sản xuất xăng sinh
học càng phát triển. Ngô là cây trồng có năng suất rất cao, năng suất kỷ lục ở
Mỹ đã đạt tới 22 tấn hạt/ha. Những nước trồng ngô nhiều là Mỹ, Nga,
Braxin, Ấn độ, Inđônixia.
- Đặc điểm chung
Ngô là cây trồng nhiệt đới, được trồng phổ biến trong khoảng vĩ độ 30–
55. Ngô thích hợp với thời tiết ấm, nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng
mạnh là từ 21-27
o
C. Khi nhiệt độ dưới 19
o
C ngô sinh trưởng phát triển chậm
lại. Lượng mưa thích hợp nhất cho ngô trong khoảng 600-900 mm/năm. Ngô là
cây có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nước ta trồng vụ đông xuân và hè
thu ở miền Nam, vụ xuân, vụ đông ở miền Bắc. Cây ngô không kén đất, do vậy
có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, song thích hợp nhất là đất
trung tính (pH từ 6,0-7,2), tơi xốp, thoát nước tốt, giàu mùn và dinh dưỡng.
Giống ngô King80 mà đề tài nghiên cứu được gieo trồng nhiều tại
Thái Lan và các nước trong khu vực.
- Dinh dưỡng cây ngô hút/ lấy đi
Ngô là cây rất phàm ăn, chính vì vậy nếu trồng độc canh ngô liên tục
nhiều năm đất trồng sẽ bị giảm độ phì rất đáng kể. Cây ngô hút nhiều kali
nhất, sau tới đạm, lân và các chất trung vi lượng.
Lượng dinh dưỡng cây hút, cây lấy đi tuỳ thuộc vào năng suất. Với

năng suất 9,5 tấn hạt/ha đã lấy đi từ đất 191kg N, 89kg P
2
O
5
, 235kg K
2
O.
5
Mặc dù lượng dinh dưỡng cây ngô hút rất lớn nhưng trong mỗi giai đoạn
sinh trưởng, lượng hút rất khác nhau. Trong giai đoạn cây con (khoảng 2-3
tuần sau gieo) cây sinh trưởng chậm, lượng dinh dưỡng cây hút ít. Sau đó
lượng hút tăng lên rất nhanh do cây sinh trưởng mạnh, kéo theo tích luỹ chất
khô tăng lên.
Bộ phận
Đa lượng Trung lượng
N P
2
O
5
K
2
O MgO CaO S
Hạt
Thân
Tổng
129
62
191
71
18

89
47
188
235
18
55
73
2,1
55,0
57,1
12
9
21
Vi lượng
Cl Fe Mn Cu Zn B
Hạt
Thân
Tổng
4,5
76,0
80,5
0.11
2,02
2,13
0,06
0,28
0,34
0,02
0,09
0,11

0,19
0,19
0,38
0,05
0,14
0,19
Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng nhất, đóng vai trò tạo năng
suất và chất lượng. Đạm được tích luỹ trong hạt 66%. Cây ngô hút đạm tăng
dần từ khi cây có 3-4 lá tới trước trổ cờ. Ở nước ta, một số kết quả nghiên
cứu cho thấy thời kỳ hút đạm mạnh nhất là 6-12 lá và trước khi trổ cờ, nếu
các giai đoạn này mà thiếu đạm thì năng suất giảm rõ rệt. Triệu chứng thiếu
đạm: cây thấp, lá nhỏ có màu vàng, các lá già có vệt xém đỏ, cây sinh trưởng
chậm, cằn cỗi, cờ ít, bắp nhỏ, năng suất thấp. Lân có vai trò quan trọng với
cây ngô tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non lại rất yếu. Thời kỳ
3-4 lá, cây ngô hút không được nhiều lân, đó là thời kỳ khủng hoảng lân của
6
ngô, nếu thiếu lân trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng.
Cây ngô hút nhiều lân nhất (khoảng 62% tổng lượng lân yêu cầu) ở thời kỳ
6-12 lá sau đó giảm đi ở các thời kỳ sau. Triệu chứng thiếu lân của ngô biểu
hiện bằng màu huyết dụ trên bẹ lá và gốc cây, trái cong queo. Trường hợp
thiếu nặng lá sẽ chuyển vàng và chết. Hiện tượng này xảy ra ở lá già trước,
sau đó chuyển sang lá non và phổ biến ở ngô vụ đông trong điều kiện thời
tiết khắc nghiệt. Kali có vai trò rất quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển
và năng suất của ngô. Kali tích luỹ nhiều ở thân lá (khoảng 80%) và tích luỹ
trong hạt ít hơn. Cây ngô hút kali mạnh ngay từ giai đoạn sinh trưởng ban
đầu. Từ khi cây mọc tới trổ cờ ngô đã hút khoảng 70% lượng kali cây cần.
Thiếu kali các chất prôtit và sắt sẽ tích tụ gây cản trở quá trình vận chuyển
chất hữu cơ. Thiếu kali là nguyên nhân rễ ngang phát triển mạnh, rễ ăn sâu
kém phát triển do đó cây dễ đổ ngã. Thiếu kali thể hiện ở các triệu chứng
như chuyển nâu và khô dọc theo mép lá và chóp lá, bắp nhỏ, nhiều hạt lép ở

đầu bắp (bắp đuôi chuột), năng suất thấp.
Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, cây ngô hút nhiều chất trung
lượng và vi lượng. Đối với cây ngô, các chất vi lượng thường thiếu là kẽm
và molypđen. Thiếu kẽm lá có màu trắng (bệnh bạch tạng), giữa các gân lá
có những dải màu vàng sáng, các lóng ngắn lại. Hiện tượng thiếu kẽm
thường xảy ra trên đất kiềm, nghèo mùn, đất giàu lân dễ tiêu hay bón quá
nhiều lân. Thiếu molypđen lá chuyển xanh nhạt, lá non teo lại và héo, nặng
hơn lá ngọn không bung ra được, có nhiều vết xém vàng.
- Bón phân cho ngô:
Lượng phân bón cho ngô tùy theo giống, ngô lai cần bón nhiều hơn
ngô thường và ngô thu trái non (ngô rau, ngô bao tử). Trên các loại đất
nghèo dinh dưỡng như đất xám, đất cát cần bón nhiều lân và kali hơn so với
đất phù sa, đất đỏ bazan. Thông thường bón phân cho cây ngô cần chia ra
7
làm 3 đợt là : Bón lót khi trồng, khi cây đạt 4-6 lá và khi ngô xoắn nõn
chuẩn bị trổ cờ. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất hiện nay, đợt bón thứ 3
thường ngô đã cao cây, lá rậm rạp nên rất khó để bón phân.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1. Trung ương
Cây ngô là cây có bộ rễ chùm, là cây có giá trị sau cây lúa, dễ trồng,
thích ứng với mọi chất đất. Nhờ có cuộc cách mạng về giống đã có hàng loạt
những giống ngô lai ra đời, đó là bước đột phá về giống làm cho năng suất
tăng, chất lượng ngô được nâng lên, thời gian sinh trưởng của giống ngô
được rút ngắn. Trong thập kỷ 90, những giống ngô đơn như MSB49, P848,
L4, L999, Bioxit 9681… là những giống ngô có thời gian sinh trưởng từ 115
- 130 ngày, dẫn đến những năm thời tiết bất thuận và thu hoạch muộn, năng
suất thấp hoặc thất thu. Trong những năm sau, nhờ có công nghệ lai tạo đã
lai tạo được hàng loạt giống ngô có có thời gian sinh trưởng ngắn từ 80 - 100
ngày như MX2, MX4, MX6, ,…và gần đây nhất là giống ngô King80 là
giống ngô có đặc điểm vượt trội hơn hẳn đã hội tụ đủ được các yếu tố: thời

gian sinh trưởng ngắn từ 58 - 60 ngày, năng suất cao, tính thích ứng rộng,
chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng bắp ngon.
Giống ngô King 80 được Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng
quốc gia trồng khảo nghiệm năm 2007.
Năm 2009, giống ngô nếp lai King 80 được đăng ký vào cơ cấu giống
cây trồng quốc gia.
- Về chất lượng giống ngô nếp lai F1 King80 là giống có chất lượng ngon
nhất.
- Về chiều cao cây : Ngô King80 có chiều cao cây thấp nhất (1,2 – 1,4 m) so
với các giống trên.
- Vị trí đóng bắp thấp nhất.
- Góc lá hẹp nhất.
- Về giá bán bắp tươi là đắt nhất.
- Số bắp loại 1 cao nhất, chiếm 80%.
8
Ngoài hướng đi để làm tăng năng suất cho cây ngô bằng con đuờng
chọn tạo giống thì trước mắt thực hiện biện pháp canh tác ngô để tăng năng
suất tối đa cho cây ngô là một hướng đi giải pháp.
Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng và tham khảo
các tài liệu chúng tôi thấy tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) có thực hiện phương
pháp gieo vãi đậu tương hoặc tra đậu tương vào gốc rạ đã giảm được công
lao động, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho cây đậu tương. Phương pháp
gieo vãi đậu tương vào gốc rạ đã được mở rộng trong sản xuất đại trà đậu
tương của các huyện Phú Xuyên, Phúc Thọ, v.v Riêng biện pháp làm đất
tối thiểu đối với cây ngô thì chúng tôi chưa thấy.
Từ ý tưởng trồng đậu tương không cần làm đất tôi đã đưa ra ý tưởng
trồng ngô đông không cần làm đất. Phương pháp trồng ngô không cần làm
đất có những ưu điểm như:
- Giảm được chi phí trong khâu làm đất.
- Kịp được thời vụ gieo trồng.

- Tiết kiệm được phân bón (phân không bị rửa trôi như làm luống
thông thường).
- Tiết kiệm được nước tưới: khi tưới nước, nước láng một lần mặt
ruộng.
- Phủ rạ sau khi trồng làm cỏ không mọc được, giảm được lượng
phân, rạ mục ra làm phân cho vụ sau.
- Tăng số cây/ m
2
.
- Tăng được năng suất do tăng được số cây/ m
2
.
Năm 2002 Kỹ sư nông học Chu Văn Tiệp và Trịnh Thị Thanh đã được
Nhà nước cấp bằng sáng chế và đạt giải thưởng VIFOTEX Việt Nam năm
2004 công trình nghiên cứu "trồng ngô mật độ cao theo phương pháp điều
chỉnh tán lá". Nội dung cơ bản của sáng chế này là: các cá thể trong hàng có
tán lá song song với nhau và vuông góc với hàng ngô, rút ngắn khoảng cách
9
giữa các cá thể trên hàng xuống còn 12-15 cm nhờ đó phá vỡ hằng số mật
độ trước đây để trồng được 8-10 cây/m
2
, bón tăng 10-25 % lượng phân bón
so với quy trình thì có thể tăng năng suất từ 30-50 % so với trồng theo
phương pháp cũ 4-5 cây/m
2
.
2.2. Các tỉnh
Giống ngô King80 được đưa vào nước ta với số lượng khá lớn, khoảng 25
tấn (năm 2009) và bán trên toàn quốc, đặc biệt là ở một số tỉnh như : Hà Nội, Hải
Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thái Bình, Tây Ninh, Tiền Giang,

Diện tích gieo trồng giống ngô King 80 ở một số tỉnh như :
- Hà Nội : 300 ha (Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh).
- Bắc Giang : 200 ha
- Thái Nguyên : 200 ha
2.3. Tình hình nghiên cứu ở trong tỉnh.
Tỉnh Hải Dương trong nhiều năm qua đã khảo nghiệm, sản xuất thử
và kết luận được nhiều giống ngô có năng suất và hiệu quả kinh tế được tổ
chức triển khai áp dụng rộng vào sản xuất đại trà như TSB2, MSB49,
LVN99, LVN24, HQ2000, ngô lai, ngô nếp VN2, v.v Các kết quả nêu trên
đã góp phần đưa diện tích và năng suất ngô của tỉnh được phát triển.
Bảng 1: Diện tích, năng suất ngô qua một số năm.
Năm
Tến giống
1970 1980 1997 2000 2005 2007
Diện tích 698 1.788 10.920 5.183 5.109 4.519
Năng suất 12,28 14,46 32,86 37,37 44,92 45,62
Ngoài việc nghiên cứu về các giống ngô mới thì việc nghiên cứu về
các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây ngô cũng đã được quan
tâm. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật làm
đất tối thiểu cho cây ngô
Năm 2004 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương xây dựng mô
hình trông ngô mật độ cao theo phương pháp điều chỉnh tán lá ở một số địa
phương trong tỉnh:
- Vụ xuân năm 2004: trình diễn 600 m
2
tại vườn thực nghiệm của Sở
KHCN với 3 giống ngô BI9681, LVN4, LVN99 với mật độ trồng 8-9 cây/m
2
đối chứng với mật độ trồng 4-5 cây/m
2

, lượng phân bón ở mật độ cao tăng
10
25 %, kết quả năng suất ngô trồng ở mật độ cao tăng hơn so với đối chứng
30 %.
- Vụ đông năm 2004: Trung tâm ứng dụng TBKH mở rộng mô hình
trồng ngô mật độ 7-9 cây/m
2
theo phương pháp điều chỉnh tán lá tại 2 huyện
Tứ Kỳ và Thanh Miện với quy mô 8,0 ha với 44 hộ nông dân tham gia trên 3
giống ngô LVN4, LVN99, nếp nù; lượng phân bón cho mô hình tăng 20 % so
với phương pháp canh tác thông thường và mật độ 4-5 cây/m
2
; kết quả năng
suất ngô trên toàn mô hình ở hai huyện tăng 25 % so với phương pháp trồng
cũ của bà con nông dân.
- Vụ đông năm 2005, UBND tỉnh Hải Dương đã giao cho Sở KHCN
phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện trong tỉnh mở
rộng diện tích trồng ngô mật độ cao theo phương pháp đặt bầu chỉnh tán lá
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng ngô trên địa
bàn tỉnh. Kết quả, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được mô hình với tổng
diện tích 410,0 ha trên 7 huyện: Gia Lộc 70,0 ha; Thanh Miện 100,0 ha; Kim
Thành 45 ha; Nam Sách 70 ha; Tứ Kỳ 50,0 ha; Chí Linh 60,0 ha; Kinh Môn
15,0 ha. Năng suất thực thu tăng từ 20-23 % đối với mật độ 6,5-7,0 cây/m
2
.
- Vụ đông năm 2007 có một số hộ nông dân thuộc xã Hùng Sơn huyện
Thanh Miện đã áp dụng kỹ thuất trồng ngô đông với phương pháp làm đất
tối thiểu do Trạm khuyến nông huyện Thanh Miện triển khai bước đầu đã
cho hiệu quả tốt.
- Hải Dương : 2.000 m

2
Năng suất : 11 tấn bắp tươi/ha
Vụ đông năm 2009 Trạm khuyến nông huyện đã đưa giống ngô nếp
lai F1 Kig 80 chất lượng cao vào trồng ở 3 HTX, cụ thể :
- Xã Tân Trào : 200 m
2
- Xã Lam Sơn : 300 m
2
- Xã Tứ Cường : 1.500 m
2
Kết quả cho thấy giống ngô nếp lai King 80 ngắn ngày chất lượng cao
đều đạt hiệu quả kinh tế vượt trội so với các giống MX10, WAX44, HN 88
đang được trồng thịnh hành trong huyện.
Trong quá trình thực hiện đề tài, Trạm Khuyến nông đã tiến hành
trồng thử theo phương pháp tăng mật độ lên 6 cây/ 1m
2
, có định vị (khi đặt
bầu ngô, xoay hướng lá ngô ra cùng chiều) so với trồng 4 cây/ m
2
không
11
định vị. Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất, chúng tôi thấy trồng
ngô mật độ cao 6 cây/ m
2
có định vị, cây sinh trưởng phát triển tương đương
với trồng 4 cây/m
2
không định vị, bước đầu cho hiệu quả tốt.
II. Mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện đề tài
1. Mục tiêu của đề tài

- Xây dựng mô hình trồng ngô đông mật độ cao theo phương pháp làm
đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
nhằm tận dụng tối đa thời vụ, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, giảm chi
phí lao động, giảm lượng phân bón và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản
xuất.
- Đánh giá năng suất, hiệu quả, khả năng chống chịu sâu bệnh của giống
ngô King80.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng ngô đông mật độ cao theo phương
pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình làm cơ sở mở rộng diện tích ra
đại trà trong các vụ tiếp theo.
2. Nội dung thực hiện
- Xây dựng mô hình trông ngô đông mật độ cao theo phương pháp
làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá tại huyện Thanh Miện.
+ Quy mô : 5 ha.
+ Địa điểm tại 3 : Đoàn Kết, Thanh Tùng, Ngô Quyền
+ Thời gian : Vụ đông năm 2010.
+ Các chỉ tiêu theo dõi :
* Sinh trưởng và phát triển : Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển
của trồng ngô đông mật độ cao theo phương pháp làm đất tối thiểu và đặt
bầu chỉnh tán lá so với phương pháp trồng ngô theo cách truyền thống (mật
độ thấp, có làm đất, có vun xới).
* Tốc độ ra lá
* Thời gian phun râu và trổ cờ
* Khả năng thụ phấn
* Khả năng chống chịu sâu bệnh
* Khả năng chống đổ
12
* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

- Tuyên truyền, đánh giá kết quả xây dựng mô hình
- Hoàn thiện quy trình trồng ngô đông mật độ cao theo phương pháp
làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá.
- Viết báo cáo nghiệm thu kết quả của đề tài.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thực hiện
- Tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật nông dân đã làm, đầu tư chi phí sản
xuất, năng suất thực thu, hiệu quả kinh tế.
- Áp dụng quy trình kỹ thuật trồng trọt của cây ngô để điều chỉnh cho
phù hợp với trồng ngô vụ đông mật độ cao theo phương pháp làm đất tối
thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá: Mật độ trồng 4.0 – 5.0 vạn cây/ha; đặt bầy
chỉnh tán lá đạt 70 – 80%, lượng phân bón tăng 20 – 25% so với quy trình
bón ở mật độ bình thường.
- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ thực hiện.
- Thăm quan, hội thảo kỹ thuật đầu bờ kết hợp với tuyên truyền để
phổ biến kết quả của các mô hình để mọi người học tập, áp dụng.
3.2. Phương pháp theo dõi, kỹ thuật sử dụng
- Phương pháp bố trí xây dựng mô hình: trình diễn theo ô thửa lớn.
- Trồng ngô mật độ cao: 53-60 vạn cây/ha; đặt bầu chỉnh tán lá đảm
bảo từ 70-80 %; lượng phân bón tăng 25 % so với quy trình bón thông
thường; giống ngô đối chứng là giống ngô MX10 làm đất tối thiểu và thâm
canh theo quy trình thông thường.
- Theo dõi quá trình phát triển của trồng ngô đông mật độ cao có định vị
theo phương pháp làm đất tối thiểu so với phương pháp trồng ngô theo cách
truyền thống (có làm đất, có vun xới) các chỉ tiêu sau:
+ Tốc độ ra lá
+ Chiều cao cây
+ Thời gian phun râu và trổ cờ
+ Khả năng thụ phấn
+ Khả năng chống chịu sâu bệnh

13
+ Khả năng chống đổ
+ Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất (số bắp, số hạt/bắp,
trọng lượng hạt, ).
Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên: cán bộ kỹ thuật của đề tài
dùng thước mét để đo chiều cao cây, đếm số lá (10 ngày/lần), dùng cân đĩa
để cân trọng lượng bắp ngô.
- Phương pháp đánh giá năng suất thực thu của các hộ nông dân tham
gia mô hình: cán bộ kỹ thuật của đề tài thống kê năng suất trực tiếp tại các
hộ nông dân.
- Phương pháp theo dõi đánh giá sâu bệnh: theo thang điểm của Viện
bảo vệ thực vật.
- Phương pháp xử lý số liệu viết báo cáo: sử dụng phần mềm office
Excel.
14
Chương 2
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH SẢN XUẤT THỬ GIỐNG NGÔ NẾP LAI F1 KING80
MẬT ĐỘ CAO THEO PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẤT TỐI
THIỂU VÀ ĐẶT BẦU CHỈNH TÁN LÁ
I. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất thử giống ngô nếp lai F1 King 80
mật độ cao theo phương pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá
vụ đông năm 2010.
1. Tình hình thời tiết vụ đông năm 2010
Vụ đông năm 2010 có nhiệt độ trung bình 22,7
o
C, tháng 9 có nhiệt độ
cao nhất 28,2
o
C, tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất 16,8

o
C; số giờ nắng trung
bình là 516,7 giờ; lượng mưa trung bình đạt 610,7 mm, tháng 9 và tháng 10
có lượng mưa cao nhất đạt 1.021,0 mm và 1.172,2 mm.
2. Quy mô, địa điểm và quy trình áp dụng
Trong vụ đông năm 2010 đề tài triển khai mô hình ở 3 xã Thanh
Tùng, Đoàn Kết và xã Ngô Quyền huyện Thanh Miện với diện tích 5 ha, 101
hộ tham gia.
Giống ngô nếp lai King80 do công ty Seminis của Thái Lan chọn tạo
và Công ty TNHH Chánh Nông phân phối tại Việt Nam, đây là loại giống
ngô lai đơn, sinh trưởng khỏe, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt,
cứng cây, chống đổ ngã, giống ngắn ngày, chất lượng ăn vượt trội. Thời gian
sinh trưởng từ 58 - 63 ngày đối với thu hoạch bắp tươi, có thể kéo dài thời
gian thu hoạch từ 3 – 4 ngày mà chất lượng vẫn ngon. Bắp dài 16 – 18cm,
trọng lượng bình quân 300 – 350g/bắp, dạng bắp nù, lá bi bao kín đầu bắp.
Hạt bắp trắng sữa, mềm dẻo, thơm ngon đặc trưng. Năng suất bắp tươi 16 –
17 tấn/ha, tỷ lệ bắp loại 1 rất cao 75 – 80%.
Căn cứ vào quy trình của nhà sản xuất giống và tình hình thực tế, đề
tài đưa ra quy trình để áp dụng triển khai mô hình tại các hộ nông dân thực
hiện như sau :
- Làm bầu, gieo hạt vào bầu như cách làm truyền thống. Khi ngô được
2,5 – 3 lá đem ra ruộng trồng. Với ruộng lúa sau khi thu hoạch để trồng ngô
15
yêu cầu gặt sát gốc rạ, rạ để lại ruộng (sau dùng phủ gốc ngô không cho cỏ
mọc làm phân bón).
- Lượng giống dùng cho 1 ha là 14 kg với giống ngô King80 (0,5
kg/sào, 1 lạng ươm được 430 cây, 1 sào trồng được 1.800 cây – 2.000 cây).
- Ruộng yêu cầu có độ ẩm 80 – 85% (độ ẩm đi lún chân), ruộng khô
cần đưa nước tưới ẩm cho ruộng sau đó tiến hành trồng.
Các bước tiến hành :

+ Cách làm bầu : Lấy bùn trộn lẫn với phân chuồng ủ mục sau đó cán
thành luống rộng 0,8 m, dầy 1 cm, để se mặt, dùng dao cắt theo kích thước 5
x 5 cm, sau đó chọc lỗ, tra mỗi bầu 1 hạt ; phủ đất bột lấp hạt ; khi cây được
2,5 – 3 lá đem trồng.
+ Cách trồng: Dùng dây căng thẳng hàng từ 25 – 30 cm thì dùng gót
chân tạo hốc đặt bầu vào đó, xoay lá ngô ra cùng 1 hướng, dùng đất bột trộn
với phân chuồng mục phủ lên bầu. Khoảng cách trồng: hốc cách hốc 25 - 30
cm, hàng cách hàng 40cm, mật độ trồng đảm bảo từ 6,5 cây/m
2
trở lên. Cứ 6
hàng tạo 1 rãnh thoát nước sâu 10 – 15cm, kết hợp với hàng cách hàng là
50cm, xung quanh ruộng tạo rãnh thoát nước. Sau đó bón toàn bộ lượng phân
lân theo quy trình đầu tư kỹ thuật + 4kg đạm urê + 3kg kali, bón xung quanh
bầu và phủ rạ lên (lượng phân bón tính cho 1 sào bắc bộ là 360m
2
).
+ Cách dùng phân bón lá Nông trang 001 :
Ngô sau khi trồng 1 tuần dùng đạm ure pha loãng tưới cho cây kết
hợp phun phân bón lá với liều lượng 1 kg/sào, kết hợp dùng phân bón lá
Nông trang 001 để phun.
Phân bón lá Nông trang 001 phun 4 lần :
- Lần 1 : Khi ngô trồng được 5 – 7 ngày.
- Lần 2 : Khi ngô được 4 – 5 lá.
- Lần 3 : Khi ngô xoắn nõn
- Lần 4 : Khi ngô có hoa đầu.
Khi ngô được 7 – 8 lá bón 8 – 9 kg đạm, bón bằng cách rắc đều lên
mặt luống sau đó đưa nước tưới ẩm đều cho ruộng. Khi ngô có hoa đầu bón
nốt lượng phân đạm và kali còn lại, kết hợp với phun phân bón lá 2 gói
Nông trang 001/sào.
16

Trong suốt thời kỳ sinh trưởng cần đảm bảo độ ẩm cho cây, không
được để ngập úng quá 3 ngày.
3. Kết quả theo dõi về tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh và đặt
bầu chỉnh tán lá của mô hình.
Được thể hiện ở bảng 2
Bảng 2: Tỷ lệ nảy mầm, thời gian thu hoạch, sâu bệnh
và tỷ lệ đặt bầu chỉnh tán lá của mô hình
Địa điểm
Ngày
gieo
Tỷ lệ
này
mầm
(%)
Ngày
phun
râu
Ngày bắt
đầu thu
hoạch
bắp tươi
Tỷ lệ đặt
bầu chỉnh
tán lá(%)
Sâu bệnh
Đục
thân
Cuốn

Khô

vằn
Xã Đoàn
Kết
17 –
21/9
97,0 2/11 20/11 70,0
Nhiễm
nhẹ
Nhiễm
nhẹ
Cấp 3
Xã Thanh
Tùng
17 –
21/9
98,0 5/11 18/11 75,0
Nhiễm
nhẹ
Nhiễm
nhẹ
Cấp 3
Xã Ngô
Quyền
22 –
26/9
95,0 6/11 26/11 72,0
Nhiễm
nhẹ
Nhiễm
nhẹ

Cấp 3
Đối chứng
(giống ngô
Wax44)
23 –
27/9
96,0 8/11 30/11 21,0
Nhiễm
nhẹ
Nhiễm
nhẹ
Cấp 3
Nhận xét :
- Sinh trưởng và phát triển: Giống ngô King80 trồng với mật độ cao
theo phương pháp làm đất tối thiểu sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ nảy
mầm đạt từ 95 – 98% ; thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống ngô
Wax44 trồng bằng phương pháp thông thường 5 – 10 ngày. Thời gian thu
hoạch bắp tươi từ ngày 18/11 đến ngày mùng 01/12, đây là thời điểm thích
hợp cho việc bán ngô quà thương phẩm, giá ngô khi bán bắp tươi cao hơn
nhiều so với thu hoạch ngô già để làm thức ăn chăn nuôi. Thu hoạch ngô
non sẽ giải phóng đất nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ lúa
chiêm xuân năm sau.
- Về khả năng chống chịu sâu bệnh:
+ Tình hình sâu bệnh trong vụ đông năm 2010 trên cây ngô không
đáng kể. Giai đoạn ban đầu khi ngô được 4 – 5 lá thì xuất hiện sâu cuốn lá
nhỏ, bà con nông dân đã phun trừ kịp thời theo hướng dẫn của cán bộ kỹ
17
thuật, cây ngô sinh trưởng và phát triển bình thường. Các giai đoạn sau đến
khi thu hoạch không có đợt sâu bệnh nào có cường độ mạnh đủ ảnh hưởng
trực tiếp tới năng suất của ngô.

+ Trồng theo phương pháp làm đất tối thiểu có đặt bầu chỉnh tán là thì
tình hình bệnh khô vằn gây hại nặng hơn (cấp 3) so với trồng theo phương
pháp truyền thống (cấp 1). Còn những loại sâu bệnh khác thì nhiễm tương
đương nhau.
- Đặt bầu chỉnh tán lá: ngay sau khi cây ngô được 2-4 lá cán bộ kỹ
thuật của đề tài đã phối hợp với các khuyến nông viên ở cơ sở chỉ đạo các hộ
nông dân đặt ngô ra ruộng với hướng lá xoay ra ngoài rãnh luống để tận
dụng tối đa ánh sáng quang hợp của cây ngô khi trồng ở mật độ cao. Các hộ
nông dân đã tiếp thu hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật đề tài và xã Ngô Quyền
có tỷ lệ đặt bầu chỉnh tán lá thấp nhất đạt 70%, cao nhất là xã Đoàn Kết đạt
tỷ lệ 85%, xã Thanh Tùng đạt tỷ lệ 75%. Những diện tích thực hiện đặt bầu
chỉnh tán lá với tỷ lệ cao có năng suất bắp tươi cao hơn do cây ngô được
quang hợp tối đa, bắp to hơn và ít bị sâu bệnh hơn.
Bảng 3 : Tình hình sinh trưởng và phát triển của giống ngô King80 so với
giống ngô Wax44
18
Địa điểm
Số lá/cây Chiều cao cây
(m)
Độ cao đóng bắp
(Cm)
King80 Wax44 King80 Wax44 King80 Wax44
Xã Đoàn Kết 12 14 1,8 1,9 65 – 68 73 – 75
Xã Thanh Tùng 12 14 1,7 2,0 66 – 68 77 – 80
Xã Ngô Quyền 12 14 1,8 2,0 65 – 69 77 – 78
Nhận xét :
- Tổng số lá trên cây tại các điểm triển khai mô hình đạt 12 lá/cây ít
hơn so với Wax 44 là 2 lá/cây.
- Trong vụ đông năm 2010 đã có một số đợt gió mùa ở giữa vụ gây
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô.

- Chiều cao cây ngô từ 1,7 – 1,8 m trong đó đối chứng là 1,9 – 2m.
Chiều cao cây giống ngô King 80 thấp hơn so với giống ngô Wax44 (là cây
có chiều cao thấp hơn nhiều so với các giống khác) nên hạn chế việc đổ gãy.
4. Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của
giống ngô King80 được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4 : Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô King80
19
Địa điểm
Số cây/ha
(nghìn cây)
Trọng lượng bắp
tươi (g)
Năng suất bắp
tươi TB (tạ/ha)
Giá bán bình quân
(đ/tạ)
King80 Wax44 King80 Wax44 King80 Wax44 King80 Wax44
Xã Đoàn Kết
48-59 48-59
320 320
171,2
171,2 300.000 250.000
Xã Thanh Tùng
48-59 48-59
310 330
165,85
176,55 300.000 250.000
Xã Ngô Quyền
48-59 48-59

300 320
160,5
171,2 300.000 250.000
Ghi chú: Năng suất bắp tươi TB (tạ/ha) là năng suất lý thuyết.
Nhận xét :
- Mật độ trồng của 3 địa điểm triển khai đạt từ 48.000 – 59.000
cây/ha, so với quy trình hướng dẫn thì mật độ này là phù hợp nên năng suất
vụ đông năm 2010 là khá cao. Ngô trồng theo phương pháp làm đất tối thiểu
có thể trồng được ở mật độ cao hơn do không phải lên luống nên tiết kiệm
được phần rãnh thoát nước. Trồng ngô mật độ cao theo phương pháp làm đất
tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá làm cho mật độ trồng cao hơn so với trồng
theo phương pháp thông thường khoảng 400 – 600 cây/sào (360m
2
) tương
đương với tăng từ 11.200 – 16.800 cây/ha (trước đó trồng với mật độ 1.400
cây/sào). Trọng lượng bắp tươi đạt 300 – 320 g/bắp.
- Trong vụ đông năm 2010, do điều kiện thời tiết bất thuận, việc thực
hiện quy trình chăm sóc, thu hoạch ở các hộ gia đình có khác nhau nên năng
suất ngô ở từng địa điểm, từng hộ có sự khác nhau, kết quả được thể hiện ở
bảng 5.
Bảng 5: Tổng hợp năng suất bắp tươi theo các nhóm hộ (chi tiết ở phụ lục II)
Địa điểm Năng suất bắp tươi (tạ/ha)
20
Từ 160,5 - 165,85 Từ 165,85 - 171,2
Số hộ % Số hộ %
Xã Đoàn Kết
11/20 55 9/20 45
Xã Thanh Tùng
20/43 46,5 23/43 53,5
Xã Ngô Quyền

23/44 52,2 21/44 47,8
Nhận xét:
Năng suất bắp tươi phụ thuộc vào mật độ và thời gian thu hoạch. Mật
độ cao năng suất bắp tươi sẽ cao và ngược lại, mật độ trồng cao theo phương
pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá cho năng suất từ 48.000 –
59.000 cây/ha. Thời gian trồng ngô vụ đông càng sớm càng có khả năng cho
năng suất cao, vì thời gian ngô trổ cờ, phun râu sẽ không gặp thời tiết bất
thuận. Vụ đông năm 2010 do thời tiết gặp mưa khi thu hoạch lúa mùa đã làm
chậm thời vụ trồng ngô và do đất ướt nên bà con đã trồng ngô với mật độ
thưa hơn. Năng suất bắp tươi của mô hình đạt từ 160,5 - 171,2 tạ/ha.
Số hộ đạt năng suất cao từ 165,85 – 171,2 tạ/ha của ba địa điểm triển
khai đề tài chiếm từ 45 – 53,5 %, các hộ có năng suất đạt từ 160,5 – 165,85
tạ/ha chiếm từ 46,5 - 55 %. Xã Thanh Tùng có tỷ lệ hộ đạt năng suất từ
165,85 – 171,2 tạ/ha cao nhất (53,5%) tiếp đó là xã Ngô Quyền (47,8%), đạt
tỷ lệ thấp nhất là xã Đoàn Kết (45%).
5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất thử giống ngô nếp lai
F1 King80 mật độ cao theo phương pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu
chỉnh tán lá
Mô hình trồng ngô đông mật độ cao theo phương pháp làm đất tối
thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá có hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp
thông thường trồng theo tập quán canh tác của nông dân: giảm được tiền đầu
tư công làm đất 4.050.000/ha (146.000 đ/sào). Sơ bộ hạch toán hiệu quả
21
kinh tế của 3 nhóm hộ có năng suất cao nhất, trung bình và thấp nhất so sánh
với đối chứng được thể hiện ở bảng 6.
22
Bảng 6 : Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế mô hình trồng ngô đông mật độ cao theo phương pháp làm đất tối thiểu
và đặt bầu chỉnh tán lá
STT Giống
Năng

suất
(tạ/
ha)
Đơn giá
(1.000đ)
Tổng
thu
(triệu
đồng/
ha)
Tổng chi
(triệu
đồng/
ha)
Chi phí (triệu đồng/ha)
Lợi
nhuận
(triệu
đồng/ha)
Phân
bón lá
Công
làm đất
Thuốc
BVTV
Giống
Đạm
ure
Lân
supe

Kali
1
King80 165,85 300 49,755 14,055 0,648 1,35 0,648 3,475 3,888 2,106 1,944 35,7
2
Wax44 173 250 43,250 14,055 0,648 1,35 0,648 3,475 3,888 2,106 1,944 29,195
Ghi chú: Lợi nhuận trên chưa tính công lao động và thuỷ lợi phí.
23
Bảng 7 : Tổng hợp lợi nhuận thu được theo các nhóm hộ (chi tiết ở phụ lục II)
Địa diểm
Diện tích
(ha)
Lợi nhuận thu được (triệu đồng/ha)
Từ 34 – 36 36 – 38
Diện tích (ha) % Diện tích (ha) %
Xã Đoàn Kết 1 0,55 55 0,45 45
Xã Thanh Tùng 2 0,93 46,5 1,07 53,5
Xã Ngô Quyền 2 1,05 52,2 0,95 47,8
Đối chứng (giống
ngô Wax44)
5
Lợi nhuận thu được bình quân khoảng 30 triệu
đồng/ha
Ghi chú: lợi nhuận ở bảng trên bao gồm cả công lao động của người dân.
Nhận xét:
- Lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích phụ thuộc vào năng suất và
giá bán. Mô hình trồng ngô đông năm 2010 mật độ cao theo phương pháp làm
đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá tại 3 địa phương của huyện Thanh Miện có
năng suất bắp tươi còn vỏ đạt 160,5 – 171,2 tạ/ha, giá bán tại ruộng đạt 300.000
đ/tạ bắp tươi, lợi nhuận thu được của các hộ gia đình đạt 34 - 38 triệu đồng/ha,
cao hơn so với đối chứng từ 4 - 8 triệu đồng/ha.

II. Hoàn thiện quy trình sản xuất thử giống ngô nếp lai F1 King80 mật độ
cao theo phương pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá phù hợp với
điều kiện Hải Dương
Trong quá trình xây dựng mô hình trồng ngô đông mật độ cao theo
phương pháp làm đất tối thiểu tại địa phương, Trạm khuyến nông đã theo
dõi đầy đủ các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển cây ngô, các yếu tố cấu
thành năng suất, việc thực hiện quy trình của các hộ gia đình và có kết quả
như sau :
- Các nội dung cơ bản của quy trình ban đầu đưa ra đều phù hợp với
thực tế sản xuất.
- Hoàn thiện một số nội dung trong quy trình để phù hợp với thực tế
sản xuất, các nội dung hoàn thiện được thể hiện ở bảng 8.
24
Bảng 8 : Những nội dung chính đã hoàn thiện trong quy trình áp dụng
Nội dung Quy trình ban đầu Quy trình hoàn thiện
Thời vụ 25/9 – 5/10 25/9 – 10/10
Mật độ 1.800 – 2.000 cây/360m
2
1.700 – 2.100 cây/360m
2
Cách làm bầu Chọc lỗ sau đó đặt hạt Không chọc lỗ, tra hạt xong
phủ 1 lớp đất bột kín hạt.
Phương pháp
đặt bầu, cách
phủ rơm rạ
Độ ẩm 80 – 85% thì dùng
gót chân tạo lỗ đặt bầu
Nếu độ ẩm lớn hơn thì đặt
trực tiếp
Địa điểm làm

bầu
Không có Làm bầu trực tiếp trên bờ
ruộng
Thu hoạch Không có Sau thâm râu 1 tuần thì tiến
hành thu hoạch để bán bắp
tươi
Tưới nước Không có Tưới bằng phương pháp tưới
tràn để cho nước tự ngấm.
Nhận xét :
- Thời vụ gieo trồng từ 25/9 – 10/10 để giải vụ khi thu hoạch không
ảnh đến giá thành sản phẩm.
- Mật độ trồng có thể cao hơn hoặc thấp hơn mật độ hướng dẫn ban
đầu 100 cây/sào vẫn có thể cho hiệu quả kinh tế cao.
- Để thuận lợi cho việc làm bầu và vận chuyển bầu các hộ nông dân
có thể tận dụng bờ ruộng của nhà mình để làm bầu (quy trình hướng dẫn ban
đầu không có nội dung này).
- Để cho bà con nông dân dễ hiểu, dễ làm trong quy trình hoàn thiện
Ban chủ nhiệm đề tài đã đưa ra các nội dung: hướng dẫn phương pháp đặt
bầu, tưới nước và thời điểm thu hoạch bắp tươi.
25

×