Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.8 KB, 50 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH
TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI GIA ĐÌNH Ở NAM ĐỊNH

Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Thị Dung
Đơn vị chủ trì: Bộ mơn Tâm – Thần kinh.
Mã số: …..

NAM ĐỊNH 2014

BỘ Y TẾ


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI GIA ĐÌNH Ở NAM ĐỊNH

Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Thị Dung
Những người tham gia: CN Nguyễn Thị Lý
CN. Đỗ Thị Hiền


CN. Vũ Thị Nhung
Người hướng dẫn: TS. Trương Tuấn Anh
Đơn vị chủ trì: Bộ môn Tâm – Thần kinh
Cơ quan quản lý: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014
Tổng kinh phí thực hiện đề tài

NAM ĐỊNH 2014


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TTPL

Tâm thần phân liệt

NB

Người bệnh

NCS

Người chăm sóc

TYT

Trạm y tế

BVSK

Bảo vệ sức khỏe



4
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI

STT

Tên bảng

Trang

1

Phân bố theo nhóm tuổi và giới NCS chính.

24

2

Quan hệ của người chăm sóc chính với NB.

24

3

Nghề nghiệp người chăm sóc chính.

24


4

Trình độ văn hóa người chăm sóc chính

25

5

Thu nhập bình qn/tháng NCS chính.

25

6

Nhận tin hướng dẫn CS

25

7

Tỷ lệ người bệnh TTPL theo tiền sử gia đình

27


5
8

Phản ứng phụ khi dùng thc


27

9

Người chăm sóc nhận thuốc cấp điều trị cho NB hàng tháng

27

10

NCS cho NB uống thuốc hàng ngày.

28

11

NCS cho NB uống thuốc đúng liều theo chỉ định BS.

28

12

Cách NCS cho NB uống thuốc

28

13

Xử trí NCS khi người bệnh gặp phản ứng phụ


29

14

Thực trạng chăm sóc về vệ sinh cho người bệnh

29

15

Thực trạng chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnh

30

16

Thực trạng hướng dẫn người bệnh lao động

30

17

Thực trạng chăm sóc giúp người bệnh giao tiếp

31

18

Thực trạng đưa người bệnh đi khám bệnh định kỳ


31

19

Điểm trung bình chăm sóc NB của NCS trong gia đình

32

20

Liên quan giữa tổng điểm trung bình và số lần tái phát người bệnh

32

21

Liên quan giữa tổng điểm trung bình chăm sóc và một số đặ điểm
của đối tượng nghiên cứu

33

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI

Số

Tên biểu đồ

Trang


1.1

Tỷ lệ người bệnh theo tuổi và giới

28

1.2

Tỷ lệ NB TTPL theo số lần tái phát bệnh.

29


6

TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Qua nghiên cứu 64 người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại gia
đình ở Nam Định đại diện cho tổng số những người chăm sóc chính người bệnh đang
được quản lý. Chúng tơi tiến hành đánh giá thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần
phân liệt tại gia đình với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn đối
tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi in sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung
bình chăm sóc cho người bệnh đạt 7,17 ± 1,12 (tính theo thang điểm 10) . Trong đó
điểm trung bình chăm sóc về dùng thuốc cho người bệnh mới chỉ đạt 5,46 ± 3,33,
khám bệnh định kỳ mới đạt 3,88 ± 0,6. Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
chăm sóc người bệnh tại gia đình chúng tơi thây rằng có 3 yếu tố: Trình độ học vấn,


7
thu nhập hàng tháng, tiếp cận thông tin hướng dẫn chăm sóc người bệnh của người
chăm sóc có mối tương quan với p< 0,05.

Studied 64 caregivers of patients with schizophrenia in families in Nam Dinh
represents the total number of primary care patients who are being managed. We
conduct a situational assessment for patient care in schizophrenia family study method
described cross, interviews with the study subjects in question available. The study
results showed that average scores overall care of patients reached 7.17 ± 1.12
(calculated on a scale of 10). In point average that taking care of the patients reached
only 5.46 ± 3.33, periodic medical examination and reached 3.88 ± 0.6. After
analyzing the factors that affect patient care in our family found that there are 3
factors: education level, monthly income, access to information for patient care
guidelines of care correlation with p <0.05.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển mãn tính, làm
suy giảm nặng nề các chức năng tâm thần, làm cho người bệnh khơng thể hịa nhập
được với cuộc sống gia đình cũng như xã hội nếu khơng được điều trị tích cực. Bệnh
ngun, bệnh sinh của bệnh vẫn chưa được rõ ràng.
Tâm thần phân liệt là một bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, tỷ
lệ mắc bệnh khoảng 0, 3 – 1,5% dân số[9]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay
trên thế giới đang có khoảng 45 triệu người mắc bệnh tâm thần phân liệt và mỗi năm
có khoảng 1 triệu người tự sát vì tâm thần phân liệt [11].


8
Theo thống kê của Chương trình Quốc gia năm 2012, ở Việt Nam tỷ lệ mắc tâm
thần phân liệt là 0,47% dân số, bệnh khởi phát ở lứa tuổi 18 đến 40[7]. Theo Trần Viết
Nghị tỷ lệ này là 0,3 - 1%[9] .
Theo bộ lao động thương binh xã hội năm 2011 tại Việt Nam hiện nay đang có
khoảng hơn 200.000 người bệnh tâm thần phân liệt. Trong khi đó, cả nước chỉ có
khoảng 100.000 người bệnh đang được chăm sóc và phục hồi chức năng tại 26 cơ sở
bảo trợ xã hội[11]. Như vậy, còn lượng rất lớn người bệnh tâm thần đang sống ở cộng

đồng, khơng ít người trong số đó do gia đình khơng kiểm sốt được đã bỏ nhà đi lang
thang. Chính vì thế, các mơ hình chăm sóc người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng
được coi là một giải pháp tốt, là xu hướng mà thế giới đang đi theo.
Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc gia dự
án bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng[2]. Bệnh tâm thần phân liệt là mơt trong ba
bệnh chính được đưa vào chương trình. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần được
nhân rộng từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, đến các trung tâm Y tế dự phòng quận,
huyện và trung tâm Y tế xã, phường, thị trấn. Với phần lớn người bệnh tâm thần đang
được quản lý tại gia đình và được theo dõi quản lý theo sổ tại trạm y tế xã, phường.
Việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt ngày nay chủ yếu là dựa vào cộng đồng
nghĩa là người bệnh không cần phải nằm trong bệnh viện lâu dài mà có thể sinh hoạt
bình thường tại gia đình và xã hội nhưng phải được tái khám định kỳ và dùng thuốc
duy trì theo hướng dẫn của thầy thuốc. Vì vậy vai chị của người chăm sóc trong gia
đình là rất quan trọng. Nếu tại gia đình, người thân chỉ biết sử dụng thuốc cho người
bệnh uống đều đặn hàng ngày mà không quan tâm đến việc phục hồi các chức năng
tâm lý thì vẫn chưa đủ bởi vì mục tiêu là vừa điều trị vừa giúp cho người bệnh tái hòa
nhập cộng đồng.
Nam Định là một trong những tỉnh có số lượng người bệnh tâm thần phân liệt
tương đối cao. Theo số liệu báo cáo năm 2012, hiện nay tồn tỉnh có 12,353 người
bệnh tâm thần đang được quản lý. Trong đó tâm thần phân liệt là 5069 chiếm 41% .
Dự án chăm sóc bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng đã được triển khai đồng bộ từ
tỉnh đến từng đội trong toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố với 229 xã,
phường, thị trấn tất cả đã được triển khai dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng.
Tuy nhiên cho đến nay tỉnh Nam Định vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề


9
thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng nhất là ở chính gia
đình người bệnh. Nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy tâm thần, đánh giá đùng thực
trạng chăm sóc, vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng chăm sóc

người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở Nam Định” với mục tiêu:
1. Khảo sát thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở
Nam Định.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực trạng chăm sóc người bệnh tâm
thần phân liệt tại gia đình ở Nam Định.


10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ có khuynh
hướng mãn tính, căn nguyên chưa rõ, nhân cách bị biến đổi theo kiểu phân liệt, làm
cho người bệnh tách dần ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong,
làm cho tình cảm trở nên khơ lạnh, học tập và làm việc sút kém. Bệnh tâm thần phân
liệt đã được biết từ lâu nhưng đến thế kỷ thứ XVIII mới được mô tả trong y văn
Năm 1857 nhà tâm thầm học người Pháp Morel (1809 – 1873) lần đầu tiên
mô tả một loại bênh tâm thần ở người trẻ tuổi và thường dẫn đến sa sút, gọi là bệnh sa
sút sớm.[9]
Năm 1911 nhà tâm thần học Thụy sỹ Bleuler đưa ra kết luận lý thú về các rối
loạn chủ yếu của bệnh là sự chia cắt trong các mặt hoạt động tâm thần, đó là lý do để
ơng đưa ra thuật ngữ mới: Bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia). Theo ông nét đặc
chưng của bênh tâm thần phân liệt gồm 4 chữ A (rối loạn sự liên tưởng: Association,
rối loạn loại cảm xúc: Affect, tự kỷ: Autism, tính hai chiều trái ngược : Ambevalence)
Năm 1939 Schneider mô tả một số triệu chứng hàng đầu, được ông coi là đặc
trưng cho tâm thần phân liệt (TTPL): là một bệnh tâm thần nặng, có tính chất tiến
triển, căn ngun chưa rõ ràng, làm biến đổi nhân cách của bệnh nhân theo kiểu phân
liệt, biểu hiện bằng sự mất thống nhất trong các hoạt động tâm thần. Bằng mất dần liên
hệ với thực tại xung quanh, bằng cảm xúc ngày càng khơ lạnh, tác phong ngày càng kỳ
dị khó hiểu, tư duy ngày càng lệch lạc trầm trọng cả về hình thức lẫn nội dung.
Như vậy, các tác giả đều thống nhất rằng: Bệnh TTPL làm mất tính thống nhất,

chia cắt các hoạt động tâm thần, bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính, làm biến đổi
nhân cách của nguời bệnh theo hướng thiếu hồ hợp và tự kỷ, cùn mịn cảm xúc, tác
phong kỳ dị khó hiểu.
1.2. Triệu chứng và phân loại bệnh tâm thần phân liệt
Các triệu chứng của bệnh TTPL vô cùng phong phú, vô cùng phức tạp và luôn
biến đổi. Tuy nhiên đại đa số các nhà tâm thần học đều thống nhất chia các triệu chứng
của bệnh TTPL thành 2 nhóm:
- Triệu chứng âm tính: là các triệu chứng biểu hiện sự tiêu hao mất mát trong
các hoạt động tâm thần, sự mất tính tồn vẹn, tính thống nhất trong các hoạt động tâm


11
thần. Triệu chứng âm tính là nền tảng của quá trình phân liệt và bao gồm hai biểu hiện
chính:
+ Tính thiếu hoà hợp và tự kỷ.
+ Sự giảm sút thế năng tâm thần.
- Triệu chứng dương tính: là biến đổi rất đa dạng phong phú của các hoạt động
tâm thần xuất hiện trong quá trình bị bệnh: như hoang tưởng, ảo giác, ám ảnh, tâm
thần tự động, cơn hưng cảm, cơn trầm cảm….
Với sự phức tạp trong bệnh cảnh lâm sàng của bệnh TTPL, cho đến nay đã có
rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại bệnh TTPL, nhưng có hai bảng phân loại
được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng tâm thần:
1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt
+ Theo Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 của TCYTTG (ICD-10): Áp
dụng theo tiêu chuẩn của TCYTTG năm 1992 (ICD-10).
Tiêu chuẩn về lâm sàng là:
1 - Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt, bị đánh cắp hay bị phát thanh.
2 - Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị tri phối hay bị động có liên quan rõ rệt với
vận động thân thể hay các chi có liên quan với những ý nghĩ, hành vi hay cảm giác đặc
biệt, tri giác hoang tưởng.

3 - Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo
luận với nhau về bệnh nhân hoặc các ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó
của cơ thể.
4 - Các hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hố và hồn
tồn khơng thể có được tính đồng nhất về tơn giáo hay chính trị hoặc những khả năng
và quyền lực siêu nhân (thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với
người của thế giới khác).
5 - Ảo giác dai dẳng với bất cứ loại nào có khi kèm theo hoang tưởng thống
qua hay chưa hồn chỉnh, khơng có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc có kèm theo ý thức
quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng.
6 - Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói đưa đến tư duy khơng liên quan, lời
nói khơng thích hợp hay bịa đặt.


12
7 - Tác phong căng trương lực: kích động, giữ ngun dáng, phủ định, khơng
nói, sững sờ.
8 - Các triệu chứng âm tính như vơ cảm, ngơn ngữ nghèo nàn, cảm xúc cùn
mịn hay đáp ứng cảm xúc khơng thích hợp dẫn đến cách ly xã hội hay giảm hiệu xuất
lao động. Các triệu chứng không do trầm cảm hay thuốc gây ra.
9 - Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng tồn diện tập tính của cá
nhân như mất hứng thú, thiếu mục đích, lười nhác, mải mê suy nghĩ về cá nhân, cách
ly xã hội.
- Tiêu chuẩn về lâm sàng phải có ít nhất 1 triệu chứng rõ ràng thuộc vào các
nhóm triệu chứng từ (1) đến (4), nếu khơng rõ thì phải có 2 triệu chứng trở lên. Hoặc
có từ 2 triệu chứng trở lên trong nhóm các triệu chứng từ (5) đến (9).
Tiêu chuẩn về thời gian: các triệu chứng trên phải tồn tại từ một tháng trở lên
dù được điều trị hay không.
1.4. Đặc điểm tiến triển lâm sàng của bệnh
Theo R. Murray (2000) [9], TTPL có 4 nhóm tiến triển như sau:

- Bệnh nhân có một thời kỳ bị bệnh duy nhất sau đó bệnh ổn định hồn tồn.
Kiểu tiến triển này chiếm 20% tổng số bệnh nhân tâm thần phân liệt.
- Bệnh có nhiều đợt tái phát, giữa các đợt tái phát bệnh hầu như ổn định (chiếm
35%).
- Bệnh có nhiều đợt tái phát, giữa các đợt tái phát có biểu hiện thiếu sót hành vi
tâm thần rõ ràng (8%).
- Bệnh tái phát, sau mỗi đợt tái phát các di chứng tâm thần nặng nề dần lên
giống như kiểu tiến triển liên tục nặng (chiếm 35%).
- Tỷ lệ tái phát, sau 2 năm, chiếm khoảng 40% và tỷ lệ này tăng lên đến 80%
nếu người bệnh không được điều trị liên tục.
Do vậy bên cạnh sự can thiệp điều trị của thầy thuốc thì gia đình và cộng đồng
đóng vai trị rất lớn trong việc giám sát, duy trì điều trị cho người bệnh để góp phần
làm giảm tỷ lệ tái phát của bệnh.
1.5. Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt.
Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống người bệnh và làm cho
họ mất đi nhiều khả năng sinh hoạt bình thường. Mặt khác, phần lớn người bệnh bắt


13
đầu bị bệnh khi còn trẻ và bệnh tâm thần phân liệt được coi như một bệnh mạn tính
làm cho họ mất đi hoặc suy yếu những khả năng sinh hoạt như: suy nghĩ, học hỏi, giao
tiếp xã hội, làm việc, tình cảm, các mối quan hệ cá nhân cũng như quan hệ xã hội.
Phần khó khăn nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt là làm sao giúp người
bệnh giảm bớt mức độ tàn phế và có thể sống một cuộc sống tương đối bình thường
trong thời gian sau cơn bệnh.
Trái với những thay đổi mau chóng và rõ rệt trong việc dùng thuốc điều trị và
kìm chế những triệu chứng nổi, việc phục hồi sinh hoạt cho người bệnh chỉ mang lại
những thay đổi chậm và nhỏ. Tuy nhiên giảm bớt những tàn phế và cải thiện cuộc
sống của người bệnh là hai mục tiêu quan trọng trong chương trình phục hoạt cho
người bệnh tâm thần phân liệt.

Những chương trình phục hồi khả năng sinh hoạt cho người bệnh là một phần
trong kế hoạch trị liệu bao quát cho người bệnh tâm thần phân liệt sau khi họ đã tương
đối ổn định, khơng cịn các triệu chứng rối loạn tinh thần nữa . Mục tiêu của điều trị
bệnh là đề cập tới các điểm chính như sau:
- Khả năng sống cịn:
Biết tự chăm sóc bản thân, biết cách ăn uống lành mạnh hợp với tình trạng sức
khoẻ, biết cách nấu ăn, mua sắm, giữ gìn vệ sinh thân thể, thu xếp chỗ ăn ở, biết cách
sử dụng những phương tiện công cộng để đi lại.
- Khả năng giao tiếp xã hội:
Người bệnh được hướng dẫn để dần dần lấy lại và tăng cường lòng tự tin, sự tự
trọng, biết cách giao tiếp và đối thoại với người khác, biết cách giải quyết những khúc
mắc, bất đồng ý kiến với người khác một cách thoả đáng.
- Khả năng thích nghi và đối phó với những khó khăn hàng ngày:
Người bệnh được giúp đỡ và hướng dẫn trong việc tìm cách giảm bớt những căng
thẳng tinh thần.
- Khả năng tổ chức cuộc sống:
Người bệnh được hướng dẫn trong việc thu xếp và tổ chức cuộc sống hàng
ngày sao cho có nề nếp, thành một thơng lệ, có giờ giấc, biết sử dụng giờ rảnh một
cách hữu ích và thoải mái.
- Khả năng làm việc:


14
Làm việc cũng giúp cho con người cảm thấy mình có ích, thoả mãn vì mình đã
hồn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời đóng góp
phần của mình vào cuộc sống xã hội. Làm việc còn tạo cho con người cơ hội để giao
tiếp với người khác, có bạn bè quan hệ tình cảm lành mạnh.
Việc điều trị bằng thuốc khơng thể phục hồi được những khả năng này một
cách toàn vẹn. (Hiện nay có một số thuốc mới có khả năng cải thiện khả năng tư duy
và nhận thức của người bệnh). Một số người bệnh đã từng nằm điều trị trong các bệnh

viện tâm thần nhiều năm và đã quen với lối sống phụ thuộc vào sự giúp đỡ, chỉ dẫn và
chăm sóc của các bác sỹ, điều dưỡng và các nhân viên y tế khác trong mọi chuyện; họ
thường không phải lo lắng đến việc ăn ở cho bản thân cũng như khơng phải lo cho gia
đình. Sau nhiều năm sống như vậy, nghị lực, tinh thần, óc sáng tạo, khả năng tháo vát,
ứng biến với cuộc sống ngoài xã hội của họ bị ảnh hưởng nặng nề, cho đến khi họ phải
trở về sống với gia đình thì họ trở thành gánh nặng cho gia đình. Nếu họ khơng được
có cơ hội để làm lại cuộc đời thì họ sẽ tiếp tục là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Chương trình phục hoạt chính là cơ hội để họ có thể làm lại cuộc đời. Người bệnh
Tâm thần phân liệt ổn định chủ yếu là sống tại gia đình vì vậy để người bệnh được
chăm sóc tốt nhất thì gia đình người bệnh cần có kiến thức về bệnh, kiến thức chăm
sóc đúng để người bệnh có thể tái hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.
1.6. Gia đình với người bệnh tâm thần phân liệt
- Gia đình phải thực sự là tổ ấm của mọi thành viên. Tạo khơng khí tình cảm
thoải mái hài hồ trong gia đình, mọi người phải thực sự thơng cảm hiểu biết nhau.
Tránh gây căng thẳng, xích mích, to tiếng, tranh luận hoặc cãi nhau, hiểu lầm nhau...
đó đều là những yếu tố thuận lợi (stress) để bệnh phát triển, tái phát.
- Khi gia đình phát hiện các biểu hiện bất thường của một người trong gia đình
cần phải đưa đi khám bệnh các thầy thuốc, tư vấn tâm lý đặc biệt các bác sĩ chuyên
khoa. Phát hiện sớm, điều trị tích cực là phương châm chính của cơng tác chăm sóc
sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng.
- Gia đình quản lý thuốc và cho bệnh nhân uống theo đúng qui định của bác sĩ
chuyên khoa để tránh tái phát bệnh và duy trì cuộc sống bình thường của bệnh nhân.
Khơng tự ý ngừng thuốc.


15
- Gia đình thường xun thơng tin chính xác, đúng sự thật cho các bác sĩ về
biểu hiện bất thường của bệnh nhân và những tiến triển tốt.
- Gia đình cần có thái độ xem bệnh nhân như những thành viên khác, khơng
phân biệt đối xử.

- Gia đình cần chấp nhận những hành vi kỳ dị của người bệnh, cần tỏ rõ tình
thương đối với bệnh nhân, làm như vậy người bệnh mới có cảm giác mình được đảm
bảo u thương.
- Khuyến khích bệnh nhân làm một số cơng việc trong gia đình, hoặc tạo cho họ
có việc làm mới phù hợp với khả năng của bệnh nhân. Không để cho bệnh nhân ngồi
khơng.
- Cần kiên trì giúp đỡ bệnh nhân, không bi quan chán nản.
- Không nên cưỡng ép, giận dữ, nên dịu dàng hướng dẫn bệnh nhân trong xử sự
giao tiếp .
- Khơng nên phê bình ngay khi bệnh nhân sai trái, tránh tranh cãi, lý lẽ, trừng
phạt mà nên dịu dàng khuyên bảo từ từ .
- Nếu bệnh nhân sa sút không tự phục vụ bản thân được thì gia đình nên đơn
đốc, giúp đỡ bệnh nhân trong những công việc :ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo
đi lại trong làng, ngoài phố, uống thuốc theo y lệnh ...
- Định kỳ đến bác sỹ khám bệnh, điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp tình trạng
bệnh lý.
1.7. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình
• Dùng thuốc:
o Nhận thuốc điều trị: Người chăm sóc phải nhận thuốc điều trị cho NB đều
đặn hàng tháng để NB TTPL có thuốc uống hàng ngày
o Dùng thuốc đều đặn hàng ngày: Nếu người bệnh khơng được uống thuốc
đều đặn hàng ngày thì tỷ lệ tái phát sẽ rất cao.
o Uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sỹ: Khơng có một liều thuốc
chung cho mỗi NB tâm thần phân liệt, mỗi một NB sẽ có chỉ định về thuốc và hàm
lượng tùy theo giai đoạn của bệnh. Vì vậy người chăm sóc khơng được tự ý tăng hoặc
giảm liều đột ngột.


16
o Cách uống thuốc: Cách uống đúng nhất với NB tâm thần phân liệt là đưa

thuốc cho NB và bảo NB uống trước mặt. Hiện nay có khá nhiều NB tích thuốc để tự
tử vì vậy NCS cần phải quản lý thuốc nghiêm ngặt, không được để cho NB tự lấy
thuốc và uống. NCS cũng phải kiểm tra xem NB có uống thuốc thật khơng do đó việc
bảo NB uống thuốc trước mặt nhằm hạn chế vấn đề NB tự ý bỏ thuốc hoặc dấu thuốc.
• Vệ sinh
o Người chăm sóc cần khuyến khích và đơn đốc để NB tham gia vệ sinh cá
nhân hàng ngày, bên cạnh đó NCS nên hướng dẫn tỷ mỷ và kiên nhẫn, khích lệ họ để
họ cảm thấy vui, tích cực tham gia.
o Hỗ trợ của gia đình: Nếu người bệnh có thể tự tắm và gội, giặt quần áo
được được thì để cho NB tự vệ sinh và tắm rửa. Gia đình có thể hỗ trợ NB trong một
chừng mực nào đó nếu NB cần hỗ trợ ( vd: NB có thể tự tắm được thì gia đình giặt
quần áo giúp)
o Người chăm sóc cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh: Dù người
bệnh có thể tự làm hay gia đình phải hỗ trợ thì hàng ngày NB cần phải được vệ sinh cá
nhân, quần áo, đầu tóc phải gọn gàng. Không nên để cho NB bẩn thỉu và lôi thôi. Có
như vậy NB mới cảm thấy khơng tự ti, và bớt ánh mắt kỳ thị từ người khác. Hơn nữa
việc cơ thể được sạch sẽ có thể hạn chế được các bệnh nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm
khác. Vì vậy người chăm sóc cần phải giúp đỡ để người bệnh ln được sạch sẽ.
• Dinh dưỡng
o

Người bệnh tâm thần cũng cần phải được ăn uống đầy đủ ít nhất 3

bữa/ngày một ngày và ít nhất 2 bát/ bữa, đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ
thể.
o Hỗ trợ gia đình: Trong một chừng mực nào đó gia đình có thể hỗ trợ NB
như đi chợ giúp hoặc nấu cơm giúp. Tuy nhiên gia đình cũng nên khuyến khích người
bệnh tham gia tự giác chủ động nấu cơm và tự lấy cơm để ăn. NB tâm thần phân liệt ở
giai đoạn ổn định hồn tồn có thể tham gia cùng gia đình thực hiện các cơng việc
như nấu cơm hoặc rửa bát. Gia đình khơng nên để người bệnh thụ động, khơng tham

gia hoặc hỗ trợ hồn tồn giúp NB.
• Lao động và phục hồi chức năng tâm lý cho NB.


17
o Lao động: Gia đình cần khuyến khích và đơn đốc NB tham gia lao động.
Khi người bênh làm được việc gì dù là nhỏ nhất thì gia đình cũng nên khuyến khích
động viên. Làm việc giúp cho người bệnh cảm thấy mình có ích, thoả mãn vì mình đã
hồn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời đóng góp
phần của mình vào cuộc sống xã hội. Làm việc còn tạo cho con người cơ hội để giao
tiếp với người khác, có bạn bè quan hệ tình cảm lành mạnh.
o Giao tiếp: Muốn phục hồi chức năng tâm lý cho NB thì phải phục hồi
khả năng giao tiếp của NB. Muốn vậy thì NCS cũng như gia đình NB phải hiểu rõ và
tích cực giao tiếp để NB bớt mặc cảm, tự tin hơn. Một trong những cách giúp cho NB
giao tiếp trở lại là gia đình nên để NB ăn cơm cùng gia đình. Việc cho NB ăn cơm
cùng mâm sẽ làm cho NB khơng cảm thấy mình bị kỳ thị, trong bữa ăn mọi người sẽ
cởi mở và dễ nói chuyện hơn.
o Tham gia tập luyện thể dục thể thao: Tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý
cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của NB. Đây cũng là phương pháp tốt
để cho NB tái hòa nhập xã hội. Do đó gia đình cũng nên khuyến khích và động viên
để NB chủ động tham gia.
• Tái khám định kỳ.
Người bệnh TTPL cần được đi khám định kỳ ít nhất một năm 2 lần, tốt nhất
là hàng tháng gia đình nên đưa NB đến kiểm tra và lĩnh thuốc. Hiện nay trong chương
trình chăm sóc sức khỏe tâm thần, thì khám định kỳ cho NB là một trong những
nhiệm vụ cần phải thực hiện trên NB TTPL. Việc tái khám định kỳ sẽ giúp cho bác sỹ
biết được tình trạng của NB, điều chỉnh thuốc theo từng giai đoạn bệnh nhằm ngăn
ngừa tái phát. Gia đình khơng nên đợi đến khi NB có dấu hiệu phát bệnh trở lại mới
đưa đi khám.



18
1.8. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần Việt Nam


19

1.9. Dịch tễ học bệnh tâm thần phân liệt, công tác triển khai chương trình mục
tiêu quốc gia Bảo vệ sức khỏe tâm thần tại cộng đồng tại Nam Định
Theo điều tra dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần thường gặp của bệnh viện tâm
thần tỉnh Nam Định. Tỉ lệ mắc bệnh Tâm thần phân liệt trên địa bàn tỉnh là 0,31%.
Tính đến 12/2012, trong danh sách quản lý và theo dõi của bệnh viện Tâm thần tỉnh có
5.069 NB TTPL.
Chúng tôi cho rằng tỉ lệ NB được phát hiện thấp hơn so với tỉ lệ chung là do có
một số NB giấu bệnh do tâm lý nặng nề về các bệnh tâm thần vẫn còn tồn tại và có
một số khơng nhỏ bệnh nhân đi điều trị theo yêu cầu riêng của gia đình.


20
Hiện nay ở Nam Định, người bệnh TTPL được quản lý theo danh sách ở cả 2
chương trình: chương trình Quốc gia và chương trình tỉnh. Cho tới nay, chương trình
đã được triển khai tại khắp 229 xã phường, thị trấn trong toàn tỉnh .
1.10. Một số nghiên cứu về chăm sóc, điều trị người bệnh tâm thần phân liệt tại
cộng đồng trong và ngoài nước
- Nghiên cứu của Peuter (1985) đã chứng minh rằng khi các triệu chứng báo
hiệu bệnh tâm thần phân liệt được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, khẩn trương (ngoại
trú tại nhà) thì chỉ có 6% người bệnh phải nhập viện lại.
- Theo nghiên cứu của Nguyên Minh Hải tỷ lệ người bệnh TTPL uống thuốc
đều tại thị trấn Vĩnh An chiếm 75%, tuy nhiên vẫn có khoảng 20,4% người bệnh uống
thuốc khơng đều, và 4,06% NB bỏ điều trị [2].

- Theo Đinh Quốc Thắng và Trần Hữu Bình đánh giá thực hành chăm sóc NB
TTPL ở Bình Xun, Vĩnh Phúc. Tỷ lệ gia đình đưa người bệnh đi khám và lĩnh thuốc
đều tại trạm là 91%, cho người bệnh uống thuốc cách là 90%, cho NB uống đúng liều
là 85%, giúp NB hòa nhập cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp hơn là 60%[3]. Kết quả này
cho thấy cần phải chú trọng hơn rất nhiều về cơng tác giúp người bệnh tái hịa nhập
cộng đồng,
- Theo nghiên cứu của Phạm Thanh Hải, tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Đánh giá kiến thức của gia đình khi chăm sóc người bệnh TTPL Kết quả cho thấy cho
thấy có tới 10,2 % số gia đình cho rằng điều trị bệnh TTPL chỉ cần uống thuốc một
thời gian khi bị bệnh, 6,2 % không biết câu trả lời. Như vậy có thể thấy kiến thức
chăm sóc NB TTPL vẫn còn thấp [2].

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
64 người chăm sóc chính người bệnh TTPL tại gia đình ở Nam Định


21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Nam Định
* Thời gian: 6/2013 đến 6/2014
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
* Tiêu chuẩn chọn mẫu
+ Người chăm sóc chính người bệnh TTPL đang được quản lý theo sổ ở cả 2
chương trình Tỉnh và chương trình Quốc gia của tỉnh Nam Định.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Người trực tiếp chăm sóc người bệnh từ chối tham gia nghiên cứu.

* Phương pháp chọn mẫu: Chọn toàn bộ người chăm sóc chính của người bệnh
tâm thần phân liệt tại 3 xã đại diện cho 3 vùng ở Nam Định làm đại diện cho mẫu
nghiên cứu
• Vùng đồng bằng thấp trũng: Xã Thành Lợi.
• Vùng ven biển: Xã Hải Phương.
• Vùng Thành thị: Phường Lộc Hồ.
Qua khảo sát tất cả NCS chính của người bệnh TTPL ở gia đình tại 3 xã trên, đồng ý
tham gia nghiên cứu chúng tôi chọn được 64 người.
Cỡ mẫu nghiên cứu : 64
2.5. Phương pháp thu thập thông tin
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn người trực tiếp chăm sóc người bệnh TTPL đang được quản lý theo
sổ của TYT xã Thành Lợi, xã Hải Phương, phường Lộc Hòa theo phiếu điều tra.
Theo dõi sổ khám bệnh của người bệnh.
Các điều tra viên được tập huấn trước khi triển khai xuống cộng đồng.
2.5.2 Công cụ thu thập số liệu
Công cụ thu thập dữ kiện là bộ câu hỏi (phụ lục 1). Cấu trúc bộ câu hỏi gồm 3
phần:


22
- Phần 1: Bao gồm 8 câu hỏi để đánh giá một số thông tin về đối tượng nghiên
cứu như: Quan hệ với người bệnh, tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập
bình qn.
- Phần 2: Bao gồm 7 câu hỏi để thu thập một số thông tin về người được chăm
sóc như: Tuổi, giới, lần tái phát, tiền sử gia đình, phản ứng phụ thuốc người bệnh đã
gặp…
- Phần 3: Gồm 17 câu hỏi để khảo sát thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần
phân liệt tại gia đình ở Nam Định: Thực trạng dùng thuốc, thực trạng vệ sinh, dinh
dưỡng, lao động, giao tiếp, khám bệnh định kỳ.

2.6. Các biến số
Thông tin cá nhân người bệnh: tuổi, giới, năm mắc bệnh, số lần tái phát bệnh,
tiền sử gia đình NB.
Thơng tin người chăm sóc chính: Tuổi, giới, quan hệ với người bệnh, trình độ
văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập bình qn/tháng, Tiếp cận thơng tin hướng dẫn cách
chăm sóc NB.
Thực trạng chăm sóc NB tại gia đình: Dùng thuốc, vệ sinh, dinh dưỡng. lao
động và phục hồi chức năng tâm lý, tái khám định kỳ.
Một số yếu tố liên quan tới thực trạng chăm sóc người bệnh TTPL tại gia đình:
tuổi, giới, hồn cảnh kinh tế gia đình, trình độ văn hóa NCS…
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá.
- Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng căn nguyên chưa rõ, bệnh tiến
triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy tri giác cảm xúc dẫn đến những rối loạn
cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt nghĩa là mất dần tính hài hịa, thống
nhất gây ra chia các hoạt động Tâm thần[9].
- Người chăm sóc chính: Là người thường xuyên trực tiếp đưa người bệnh đi khám
bệnh định kỳ, trực tiếp đi lĩnh thuốc, cho NB uống thuốc hàng ngày, đôn đốc, giúp NB làm
vệ sinh cá nhân hàng ngày, trên 18 tuổi và sống cùng NB. [3]
- Cho người bệnh uống thuốc đúng cách là cho người bệnh uống thuốc trước mặt
NCS, kiểm tra xem người bệnh có uống hết thuốc khơng. thuốc có vào dạ dày không.
- Cho NB uống thuốc đều đặn : Là cho người bệnh uống thuốc hàng ngày.


23
- Cho NB uống đúng liều : Cho NB uống thuốc theo đúng chỉ định BS.
- Hỗ trợ hoàn toàn là gia đình phải làm giúp tất cả các cơng việc cho người bệnh như
giặt quần áo. tắm rửa. nấu cơm cho người bệnh ăn….
- Hỗ trợ một phần là người bệnh có thể làm được một phần như tự tắm được nhưng
gia đình phải giặt quần áo cho người bệnh, hoặc có thể tự lấy cơm để ăn được nhưng gia đình
phải nấu cho NB ăn.

Thước đo : Dựa vào hướng dẫn chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia
đình, chúng tơi lập nên bộ câu hỏi khảo sát thực trạng chăm sóc người bệnh TTPL tại
gia đình. Theo phiếu khảo sát dành cho NCS chính, cứ mỗi tiêu chí đạt chúng tơi cho
1 điểm, khơng đạt chúng tơi cho 0 điểm. Sau đó tính điểm dựa trên thang điểm 10.
2.8. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được đã xử lý bằng phương pháp thống kê Y học có sử dụng
phần mềm SPSS 16.0.
Thơng tin về thực trạng chăm sóc người bệnh TTPL tại gia đình là biến số
chính trong nghiên cứu, biến số này sẽ được mã hỗ và tính tốn ra số điểm chăm sóc
đạt của đối tượng nghiên cứu.
Test thống kê χ2 để tìm hiểu mối liên quan. Mọi sự khác biệt được xem là có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05; với khoảng tin cậy 95%
2.9. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu:
Nghiên cứu đã được hội đồng đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
thông qua. Việc thực hiện nghiên cứu được sự chấp thuận và cho phép của trạm y tế nơi
tiến hành thu thập số liệu.
Đối tượng nghiên cứu tham gia trả lời một cách tự nguyện và đảm bảo những
thông tin thu được từ đối tượng nghiên cứu được giữu bí mật và khơng ảnh hưởng gì
đến NB.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi và giới người chăm sóc chính.


24
Giới

Nam
Số lượng


Tuổi
18 – 40
41 – 59
≥ 60
Tổng cộng

1
15
8
24

Nữ

Tỷ lệ (%)

Số lượng
5
26
9
40

7,8
40,6
14,1
62,5

P

Tỷ lệ (%)


1,6
23,4
12,5
37,5

> 0,05

Nhận xét: Người chăm sóc chủ yếu là nữ giới tỷ lệ cao nhất 62,5%; có 14,1% người
chăm sóc trên 60 tuổi vẫn phải chăm sóc người bệnh.
Bảng 2. Quan hệ của người chăm sóc chính với người bệnh.
TT

Quan hệ với NB

Số lượng

Tỷ lệ ( %)

1

Bố, mẹ đẻ

20

31,2

2

Anh chị em ruột


11

17,2

3

Con

2

3,1

4

Vợ hoặc chồng

31

48,4

5
Tổng cộng
64
100
Nhận xét: Đối tượng chăm sóc người bệnh TTPL là chính những người thân trong gia
đình sống cùng người bệnh. Vợ hoặc chồng (48,4%), bố mẹ đẻ là 31,2%, Số còn lại là
anh chị em ruột trong gia đình hoặc con của NB,
Bảng 3. Nghề nghiệp người chăm sóc chính.
TT


Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ ( %)

1

Nông dân

42

65,6

2

Công nhân

7

10,9

3

Cán bộ viên chức

4

6,2


4

Nội trợ

2

3,1

5

Tự do

9

14,1

6
Tổng cộng
64
100
Nhận xét: Nhóm nghiên cứu là nơng dân chiếm tỷ lệ cao nhất 65,6%, Chỉ có 6,2%
người chăm sóc là cán bộ viên chức, Số cịn lại là cơng nhân, hoặc nội trợ …
Bảng 4. Trình độ văn hóa người chăm sóc chính
TT

Trình độ văn hóa

Số lượng


Tỷ lệ ( %)

1

Khơng biết chữ

3

4,7

2

Tiểu học

21

32,8


25
3

Trung học cơ sở

32

50

4


Trung học phổ thông

8

12,5

5

Tổng cộng

64

100

Nhận xét: Kết quả cho thấy người chăm sóc chính người bệnh thường có trình độ văn
hóa thấp, chủ yếu NCS mới học hết trung học cơ sở hoặc tiểu học (82,8%); 4,7%
không biết chữ và khơng có ai học từ trung cấp trở lên.
Bảng 5. Thu nhập bình qn/tháng người chăm sóc chính.
TT

Thu nhập (đồng)

Số lượng

Tỷ lệ ( %)

1

< 400,000


9

14,1

2

400,000 – 1 triệu

18

28,1

3

> 1 triệu – 3 triệu

37

57,8

4

> 3 triệu

0

0%

5


Tổng cộng

64
100
Nhận xét: NCS có mức bình qn thu nhập hàng tháng chủ yếu ở mức 1 – 3
triệu/tháng (57,8%); 42,2 % NCS thu nhập dưới 1 triệu/tháng và khơng có đối tượng
thu nhập trên 3 triệu.
Bảng 6. Người chăm sóc được tiếp cận các thơng tin hướng dẫn cách chăm sóc
Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ (%) (n=64)

NCS nhận thơng tin



47

73,4

hướng dẫn CS NB

Khơng

17

26,6


Nhân viên y tế

42

65,6

Loa phát thanh

25

39,1

Ti vi báo đài

7

10,9

Nguồn thông tin
người chăm sóc tiếp
cận được

Khác

5

7,8%



×