Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÙ HỢP GIỮA TÍNH CÁCH VÀ LỰA CHỌN CHUYÊN NGÀNH K38 ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.07 KB, 14 trang )

Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Chương 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày một cách tổng quát nhất về một số hệ thống phân loại
tính cách phổ biến và lí do chúng tôi chọn MBTI làm cơ sở.
I. Một vài cách phân loại tính cách cổ điển:
1. 4 khí chất
4 khí chất là một quan điểm y học cổ xưa, cho rằng thể dịch trong cơ thể ảnh
hưởng đến đặc điểm tính cách và hành vi của con người. Nhà khoa học Hi Lạp
Hyppocrates (460-370 BC), bằng quan sát của mình, đã phân ra 4 loại khí chất
là sôi nổi, linh hoạt, điềm tĩnh và ưu tư (SJ,NF,NT,SP theo hệ thống MBTI).
Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng không hề có khái niệm
“Thể dịch” như Hippocrates trình bày, mà là sự hoà nhập của các quá trình
thần kinh; và khí chất tạo nên những nét cơ bản của những đặc điểm riêng của
cá tính và hành vi con người.
a. Người sôi nổi:
Về mặt sinh lý, người sôi nổi có các đặc điểm sau : Hệ thần kinh mạnh, hoạt
động cao, ức chế mạnh, đồng thời quá trình hưng phấn cũng mạnh. Loại người
này có sức mạnh, có năng lực, có khả năng làm việc cao và hoạt động trên
phạm vi lớn.
Người có khí chất này là người rất hăng hái, đầy nhiệt tình, dễ và nhanh bực
tức. Loại người này say mê công việc, có nghị lực, có thể dùng nhiệt tình của
mình để lôi cuốn người khác. Nhưng khi anh ta không nhận được lợi ích gì thì
dễ trở nên khó tính và cáu gắt.
b. Người linh hoạt:
Loại người có khí chất này có hệ thần kinh mạnh. Hai quá trình hưng phấn và
ức chế đều cân bằng. Đây là loại người linh hoạt năng động, có tư duy linh
hoạt, lạc quan, yêu đời. Đây là người có khả năng làm việc tốt, có hiệu quả
cao khi công việc hấp dẫn và thích thú đối với họ.
Người linh hoạt nhanh chóng hoà nhập với mọi người, yêu đời dễ dàng
chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Người có tính khí này không
thích các công việc đơn điệu và thường hiếu danh.


c. Người điềm tĩnh:
1
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Đặc điểm của loại người này là hệ thần kinh mạnh, quá trình hưng phấn và ức
chế bằng nhau, giống như người linh hoạt. Điểm khác của người điềm tĩnh với
người linh hoạt là hai quá trình thần kinh trên ít năng động, tức là có sức ỳ
lớn. Loại người này là người lao động trầm tĩnh, bao giờ cũng điềm đạm, kiên
nhẫn và ngoan cường.
Khi tham gia vào công việc nào đó thì cần phải có thời gian chuẩn bị, chứ
không thể bắt tay làm việc được ngay. Họ thường là người chung thuỷ với bạn
bè, rất ít thay đổi các thói quen của mình.
Họ sống không sôi động và không phản ứng mạnh trước những sự kiện của
cuộc sống. Trong ứng xử họ điềm đạm, thận trọng không bị xao nhãng bởi
những chuyện nhỏ nhặt. Người điềm tĩnh khó thay đổi từ loại công việc này
sang loại công việc khác và được gọi là "Những người lao động suốt đời".
Không ít người có tính khí loại này là những người thụ động.
d. Người ưu tư:
Ở loại người này hệ thần kinh yếu, rất khó quen và khó thích nghi với những
biến đổi của môi trường, sức chịu đựng yếu, dễ bị dao động. Đối với người có
tính khí ưu tư thì mỗi hiện tượng của cuộc sống đều là một tác nhân ức chế, có
khi người đó không tin vào cái gì cả, không hy vọng vào điều gì, người đó chỉ
nhìn thấy những điều nguy hiểm hoặc ít tốt lành trong công việc.
Người ưu tư thường nhút nhát, mất bình tĩnh trong hoàn cảnh mới, trong
những cuộc gặp gỡ mới với người xa lạ. Họ là người không thích giao tiếp,
sống thiên về những cảm xúc nội tâm kéo dài. Họ cũng là người lao động cần
mẫn và cực kỳ cẩn thận.
Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng không hề có khái niệm
“Thể dịch” như Hippocrates trình bày, mà là sự hoà nhập của các quá trình
thần kinh; và khí chất tạo nên những nét cơ bản của những đặc điểm riêng của
cá tính và hành vi con người.

Dù có cơ sở khoa học chứng minh cho sự tồn tại của 4 khí chất này, song chúng thiếu đi sự cụ
thể, và cũng chưa thật sự nêu bật lên được điểm mạnh – điểm yếu của mỗi khí chất để từ đó có
thể áp dụng vào trong cuộc sống.
2. 2 yếu tố:
Dựa vào mô hình 4 khí chất, người ta phát triển ra mô hình 2 yếu tố. Để dễ dàng
hình dung ta nhìn vào hệ trục tọa độ sau
2
Điềm tĩnh
Ưu tư
Linh hoạt
Sôi nổi
khô
lạnh
ẩm
Nóng
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Điểm nhấn của mô hình này là đã có thước đo cụ thể các yếu tố, và chấp nhận
những điểm giao thoa. Song vẫn chưa thấy được sự cụ thể từ các khí chất cũng
như nêu lên sự khác biệt rõ ràng giữa các mức độ.
3. Thuyết Loại A và loại B
Thuyết này mô tả 2 loại người thường gặp, tương phản với nhau, và tạm đặt tên là
A và B:
a. Loại A:
Đầy tham vọng, sống có tổ chức, nhận thức rõ trạng thái bản thân, nhạy cảm,
quan tâm đến người khác, đáng tin cậy, luôn muốn giúp đỡ người khác, giúp
người khác đạt đến mục tiêu, quản lí thời gian tốt, làm việc theo deadline và
rất có trách nhiệm. Loại này ghét sự chậm trễ và những mâu thuẫn.
b. Loại B
Hoàn toàn tương phản với A. B là người ít chịu áp lực trong cuộc sống, thích
tận hưởng nhưng không thích làm việc nhiều, thích đạt được kết quả nhưng

không đạt cũng không sao; không coi trọng chuyện thắng thua và thường quan
tâm đến yếu tố vui vẻ hơn kết quả.
Nhược điểm của thuyết này là không chỉ ra được ai là A, ai là B, và trong
cuộc sống đôi khi tồn tại cả A và B trong cùng một con người – thuyết không
hề lí giải cũng như bàn luận về vấn đề này.
4. Các thuyết về tâm lí học phổ biến
Các thuyết này nghiên cứu trên số đông, dựa vào những điểm khác biệt rõ rệt giữa
các nhóm người để phân loại. Nổi tiếng nhất là “Đàn ông đến từ sao Hỏa, Đàn bà
đến từ sao Kim” (Men are from Mars, Women are from Venus). Tuy nhiên nhược
điểm chung của các thuyết này tương tự như Thuyết loại A và Loại B, đó là quá
tổng quát để đánh giá cho 1 cá nhân cụ thể và chỉ áp dụng được trên số đông dân
số.
II. Phân loại tính cách hiện đại.
Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhà tâm lí học đã tìm ra nhiều cách phức tạp
hơn, cụ thể hơn và chính xác hơn để lí giải về hành vi của cá nhân, của cá nhân với cá
nhân và cá nhân với tập thể … Đáng kể đến nhất là 3 hệ thống MMPI, Thuyết 5 nhân
tố, 8 chức năng của Carl Jung, và MBTI (dựa trên 8 chức năng của Jung).
1. MMPI:
MMPI là viết tắt của Minnesota Multiphasic Personality Inventory; là hệ thống
phân loại tính cách và cũng là bài kiểm tra phổ biến trong giám định sức khỏe tâm
thần.
Bài test MMPI được sử dụng bởi các giáo sư/chuyên gia được đào tạo, nhằm mục
đích hỗ trợ cho việc xác định cấu trúc tính cách và tâm lí. MMPI có rất phức tạp
và có rất nhiều công dụng. Được mọi người biết đến nhiều nhất có lẽ là trong việc
kiểm tra tính cách, tâm lí, điều tra các kẽ hở và bí mật trong tâm thức con người,
được thực hiện để tuyển công chức quan trọng của Liên Bang Hoa Kì, như Bộ
3
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Quốc Phòng, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan hàng không Liên
bang…

(Một bài mẫu của MMPI chúng tôi có đính kèm ở phần phụ lục, chỉ mang tính
chất tham khảo vì sử dụng và đánh giá kết quả rất phức tạp).
Chính vì sự phức tạp và quá hàn lâm của nó đã khiến MMPI ít được dùng trong
đời thường, và cũng không ít lời tranh cãi từ các chuyên gia nghiên cứu sâu về nó.
Và để áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam hay dùng trong định hướng nghề
nghiệp, phát triển bản thân ở Việt Nam là điều khó khả thi.
2. Mô hình 5 nhân tố - Big Five
Dùng 5 nhân tố để mô tả tính cách 1 cá nhân:
- Cởi mở đánh giá xem một người là dễ tiếp thu hay bảo thủ; không cụ thể hóa
được phần nào quản lí, chỉ biết phần vỏ não ở đỉnh có tham gia.
- Tận tâm đánh giá sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm; do phần trước, bên
trái trán của bộ não quản lí
- Hướng ngoại đánh giá mức độ quan tâm tới thế giới bên ngoài; do phần đỉnh
ở trước của vỏ não quản lí.
- Dễ thương đánh giá mức độ dễ gần, thân thiện, tình cảm của 1 người; do
phần vỏ não sát trung tâm, hơi lệch về phía sau quản lí
- Khả năng kiểm soát cảm xúc đánh giá mức độ ổn định và khả năng kiểm
soát; do phần lõi của não bộ quản lí.
Sau khi đánh giá mức độ của mỗi nhân tố trên, chúng ta sẽ có được một cái nhìn
tổng quát về tính cách của cá nhân. Song những gì suy ra được từ 5 nhân tố này
khá hạn chế, chủ yếu là về phương pháp để học tập và làm việc (tuy nhiên khá
chung chung
1
) . Và mặc dù có cơ sở khoa học cho công cụ này, người ta vẫn
không đánh giá một cách đầy đủ tính cách của một người thông qua 5 nhân tố.
3. Lí thuyết của Carl Jung – 4 chức năng của ý thức.
Năm 1921, Carl Jung (1875 – 1961), nhà tâm thần học và liệu pháp tâm lí học
người Thụy Sĩ đã tìm cách dung hòa các mâu thuẫn của các lí thuyết đương đại,
và tìm ra 4 chức năng của ý thức; là nền tảng quan trọng của MBTI, phân loại khí
chất Keirsey và Socionics. Lí thuyết của Carl Jung và các lí thuyết phát triển dựa

theo đều quan tâm đến quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin ở não bộ. Jung đề
xuất 2 cặp chức năng tách biệt của quá trình nhận thức:
- “Ý thức được” (dùng để xử lí và đánh giá): Lí trí (Thinking) và Tình cảm
(Feeling).
- “Vô thức” (dùng để tiếp nhận thông tin): Giác quan (Sensing) và Trực Giác
(iNutition).
1 4 cách học là tổng hợp và phân ch, học có lộ trình, học thuộc lòng và học bằng thực hành cẩn thận.
4
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Sau đó Jung đề xuất thêm mỗi chức năng có 2 con đường để biểu hiện là
Hướng ngoại hoặc Hướng nội.
2
Sau lí thuyết của Jung, hai chị em họ Myers và Briggs đi theo sự hướng dẫn của
ông để hoàn thiện mô hình mang tên họ - MBTI, trong khi đó Keirsey và một
nhóm nhà khoa học ở Lithuania phát triển những con đường riêng. Tuy nhiên cả
ba hệ thống đều có nhiều nét tương đồng, chỉ khác ở cách sắp xếp và khía cạnh
mà chúng chú trọng. MBTI quan tâm đến những suy nghĩ và cảm nhận ở cá nhân
(tính cách), trong khi Keirsey quan tâm hơn đến việc chúng biểu hiện ra bên ngoài
như thế nào (hành vi), còn Socionics của Lithuania quan tâm đến việc tương tác
giữa những chức năng khác nhau của những người khác nhau trong xã hội.
Dù không có hệ thống nào đảm bảo được sự tuyệt đối, song MBTI là hệ thống có
mức độ hoàn thiện cao hơn, thể hiện qua việc nó phân tích được rõ hơn nguồn gốc
của các hành vi; và nó đang phổ biến dần lên trên thế giới do góc độ tiếp cận dễ
hiểu và sát thực hơn.
Như vậy, tại thời điểm hiện tại, đánh giá một cách chính xác và sâu sắc nhất là
MMPI, tuy nhiên để sử dụng nó đòi hỏi một lực lượng lớn các giáo sư và chuyên
gia tâm lí được đào tạo chuyên môn, và thường chỉ dùng trong các cơ quan quan
trọng, yêu cầu quá khắt khe; còn phổ thông hơn, hệ thống lí thuyết của Jung đáp
ứng hầu hết các yêu cầu để phân loại tính cách và định hình phát triển sự
nghiệp/các mối quan hệ của cá nhân, mà cụ thể hơn sẽ là MBTI.

III. Mô hình MBTI.
MBTI phân loại tính cách con người theo 4 tiêu chí:
- Tiếp nhận năng lượng và tập trung sự chú ý, phân ra thành Hướng ngoại –
E, và hướng nội – I.
- Cách thu thập thông tin, bằng 5 giác quan – S hoặc bằng trực giác – N.
- Cách ra quyết định, bằng lí trí – T hoặc tình cảm – F.
- Cách tổ chức cuộc sống, nguyên tắc, theo kế hoạch - J hay linh hoạt, tự
nhiên – P.
Lí giải rõ hơn về 8 chữ cái
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
2 Chúng tôi sẽ giới thiệu kĩ hơn về các chức năng này trong phần giới thiệu về MBTI.
5
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
I – INTROVERSION – (HƯỚNG NỘI) E – EXTRAVERSION– (HƯỚNG NGOẠI)
• Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi
hành động
• Cần có một khoảng thời gian riêng tư
đáng kể để nạp năng lượng
• Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi
tự cô lập với thế giới bên ngoài
• Thích nói chuyện riêng tư 2 người.
• Hiếm khi chủ động xin ý kiến của người
khác
• Hành động trước hết, suy nghĩ và cân
nhắc sau
• Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế
giới bên ngoài
• Hứng thú với con người và sự việc xung
quanh
• Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều

người
• Dễ bắt chuyện
S – SENSING (CẢM GIÁC) N – INTUITION (TRỰC GIÁC)
• Sống với hiện tại
• Thích các giải pháp đơn giản và thực tế
• Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những
sự kiện trong quá khứ
• Giỏi áp dụng kinh nghiệm
• Thoải mái với những thông tin rõ ràng
và chắc chắn
• Hay nghĩ đến tương lai
• Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra
những khả năng mới
• Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối
liên hệ
• Giỏi vận dụng lý thuyết
• Thoải mái với sự nhập nhằng, hay
những thông tin không rõ ràng
T-THINKING (LÝ TRÍ) F-FEELING (TÌNH CẢM)
• Luôn tìm kiếm sự kiện và tính logic để
đưa ra kết luận
• Có xu hướng để tâm đến các nhiệm vụ,
công việc cần phải hoàn thành
• Xem xét cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng
của một quyết định lên người khác trước
khi đưa ra quyết định đó.
• Nhạy cảm với những nhu cầu và phản
6
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
• Dễ dàng đưa ra những phân tích thấu

đáo và khách quan
• Chấp nhận xung đột là một phần tự
nhiên trong mối quan hệ giữa người với
người.
ứng của người khác.
• Tìm kiếm sự nhất trí và ý kiến của số
đông.
• Khó xử khi có xung đột; hoặc có phản
ứng tiêu cực khi xảy ra bất hòa.
J-JUDGING (NGUYÊN TẮC) P-PERCEIVING (LINH HOẠT)
• Có kế hoạch chu đáo trước khi hành
động
• Tập trung vào các hoạt động có tính
nhiệm vụ, hoàn tất các công đoạn quan
trọng trước khi tiếp tục
• Làm việc tốt nhất và không bị stress khi
hoàn thành công việc trước thời hạn
• Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các
chuẩn mực để quản lý cuộc sống
• Có thể hành động mà không cần lập kế
hoạch; lập kế hoach tùy theo tình hình
• Thích làm nhiều việc cùng lúc, thích sự
đa dạng, có thể vừa làm vừa chơi
• Chịu sức ép tốt, làm việc hiệu quả nhất
khi công việc gần hết hạn
• Tìm cách tránh né cam kết nếu nó ảnh
hưởng đến sự linh động, sự tự do và da
đạng của bản thân
Nguồn , Công ty TMG.
Trong đó Hướng nội/Hướng ngoại là yếu tố định hướng, Cảm giác/Trực giác và Lí Trí/Tình cảm

là chức năng (Cảm giác/Trực giác là chức năng thu thập còn Lí trí/Tình cảm là chức năng phán
quyết), và Nguyên tắc/Linh hoạt là phong cách sống.
Dựa theo Jung, mỗi người sẽ đều dùng cả 4 chức năng với biến điều hướng là hướng nội/ hướng
ngoại, chỉ là tùy tình huống; song sẽ có 1 chức năng mang tính chất “chi phối”, chức năng này sẽ
được dùng nhiều hơn cả trong tất cả các tình huống và đi kèm với nó là chức năng bổ trợ, được
dùng nhiều thứ 2 và mang tính hỗ trợ cho chức năng chi phối; 2 chức năng này được định đoạt
bởi phong cách sống. Với người hướng ngoại – E, chữ J/P sẽ quyết định chức năng chi phối là
chức năng Phán quyết (J) hay Thu thập (P), còn với người hướng nội – I, chữ J/P sẽ quyết định
chức năng bổ trợ. Ngoài ra còn 2 chức năng chính nữa là chức năng thứ 3 – ít được dùng và chức
năng thứ 4 – được xem là gót chân Asin.
Việc định hướng chức năng:
7
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Chức năng chi phối sẽ quyết định hướng chủ đạo trong tính cách, nói cách khác, người hướng
ngoại sẽ có chức năng chi phối hướng ngoại. Chức năng bổ trợ luôn đi theo chiều ngược lại với
chức năng chính, chức năng thứ 3 đi theo hướng của chức năng chính và chức năng thứ 4 đi theo
hướng chức năng bổ trợ.
Hiểu rõ hơn về 8 chức năng:
Trực giác:
Trực giác hướng ngoại (Ne) Trực giác hướng nội (Ni)
Nhanh thay đổi
Nhìn nhận rộng
Tò mò không ngừng nghỉ
Từ 1 ý tưởng lớn ra nhiều ý tưởng nhỏ
Cố gắng hình dung mọi tình huống hiện tại
Kiên trì
Nhìn nhận sâu
Tò mò và rồi thỏa mãn
Gom nhiều ý tưởng nhỏ thành 1 ý tưởng lớn
Cố gắng tiên đoán tương lai

Lí trí
Lí trí hướng ngoại (Te) Lí trí hướng nội (Ti)
Tổng hợp
Lập nên tổ chức
Sự phù hợp với bên ngoài
Muốn chiếm lợi thế
Theo đuổi mục tiêu mà không cần nghĩ lại
Phân tích
Chia nhỏ tổ chức
Sự toàn vẹn của cấu trúc bên trong
Muốn sự bình đẳng
Sẵn sàng nghĩ lại để từ bỏ mục tiêu
Cảm giác
Cảm giác hướng ngoại (Se) Cảm giác hướng nội (Si)
Phóng đại bản thân
Nóng nảy
Thích đi thẳng
Xu hướng đổi mới
Nhận biết
Nhận thức hiện tại
Giữ lại 1 phần của bản thân
Kiềm chế
Thích đi lòng vòng
Làm việc theo thói quen/kinh nghiệm
Thấu hiểu
Hồi tưởng quá khứ
Tình cảm
Tình cảm hướng ngoại (Fe) Tình cảm hướng nội (Fi)
Dễ chịu
Phù hợp

Mọi người rồi đến bản thân
Cụ thể hóa mọi thứ
Khó tính
Chân thật
Bản thân rồi đến mọi người
Lí tưởng hóa mọi thứ
8
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Dựa vào 4 chức năng chính của mỗi tính cách, có thể suy ra cách nhìn nhận và xử lí tình huống
trong cuộc sống của 1 loại một cách gần đúng và khá chi tiết. Cụ thể, chúng ta có được đặc điểm
của 16 loại tính cách như ở phần phụ lục.
Chương 2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương này, chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình nghiên cứu của mình và chứng minh sự phù
hợp của nó.
I. Mô hình nghiên cứu:
Từ lí thuyết MBTI, chúng tôi xây dựng mô hình để xem xét và đánh giá sự phù
hợp giữa tính cách và định hướng chuyên ngành của đối tượng, trên cơ sở “tính
cách này sẽ thoải mái khi làm những công việc này ” hay “trong những chuyên
ngành có sẵn, tính cách này sẽ có xu hướng làm tốt nhất ở chuyên ngành nào đó” .
Các giả thiết đặt ra là:
- Dùng hệ thống phân loại tính cách MBTI và 4 chức năng chính làm cơ sở.
- Bài làm MBTI được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo tính chính xác.
- Kết quả chỉ mang tính định hướng và ước lượng, không có tính tuyệt đối.
“Không thoải mái” không có nghĩa là “không thể làm tốt” mà chỉ là “khó để
làm tốt”.
- Trong một chuyên ngành/ 1 nghề nghiệp sẽ có nhiều chức năng/vị trí; đối
tượng sẽ phải tự đánh giá xem với đặc tính bản thân như vậy sẽ phù hợp với
những vị trí nào, và phải chấp nhận một vài yếu tố bất lợi hoặc luyện tập 1 vài
9
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức

kĩ năng, hoặc cao hơn có thể là phát triển và hoàn thiện tính cách bản thân
theo hướng phù hợp hơn với nghề/vị trí mình lựa chọn.
- Mọi số liệu chỉ dựa trên khảo sát K38, không có tính suy rộng ra toàn bộ sinh
viên trong trường.
II. Sự phù hợp
1. MBTI đánh đúng mục đích:
Khó có một cách phân loại tính cách nào nói lên được nhiều đặc điểm về bản
thân đối tượng như MBTI (xem phần phụ lục), và các đặc điểm rút ra đều liên
quan mật thiết đến công việc. Ví dụ ISTJ có 1 đặc điểm là “có tố chất lãnh
đạo”, một ISTJ có thể cân nhắc các vị trí liên quan đến lãnh đạo; tuy nhiên,
với việc “khó đồng cảm với cảm xúc người khác” ISTJ làm lãnh đạo nên học
thêm cách động viên cũng như có những kế hoạch để tìm hiểu tâm trạng của
nhân viên khi mà bằng bản năng họ khó làm được điều đó.
2. MBTI không quá trừu tượng:
Nhìn chung, MBTI dễ học, dễ hiểu, không đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu
về tâm lí học. Trên thực tế, MBTI ngày càng phổ biến là nhờ nó tuy hàn lâm
nhưng không quá khó để hiểu và ứng dụng.
3. MBTI phổ biến
Dường như bất cứ đối tượng nào cần thêm thông tin cho việc ra quyết định
chọn chuyên ngành nói riêng và các quyết định của bản thân nói chung, chỉ
cần tra Google với từ khóa là 4 kí tự phân loại tính cách, đối tượng sẽ nhận
được rất nhiều bài viết liên quan, rất nhiều diễn đàn để trao đổi, chia sẻ những
khúc mắc của mình.
Bằng cách này, chúng ta cũng dễ dàng tra cứu và tìm kiếm thông tin để quyết
định xem tính cách này liệu có phù hợp với chuyên ngành/vị trí này hay
không.
4. Việc khảo sát thông tin phù hợp với các tiêu chí của MBTI
MBTI có quy định chung rằng việc bắt buộc ai đó làm bài trắc nghiệm là vô
nhân đạo, tuy nhiên cuộc khảo sát diễn ra hoàn toàn tự nhiên và tự nguyện;
đồng thời nhóm khảo sát cũng thông tin thêm về các đặc điểm của hệ thống

MBTI như tính trung hòa (không có đúng/sai), tính tương đối (không có điểm
mạnh và điểm yếu thật sự rõ ràng, nó tùy thuộc vào tác nhân kích thích).
III. Các bước tiến hành:
1. Tìm hiểu lí thuyết:
10
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Nhóm tìm hiểu lí thuyết MBTI, qua đó nắm vững các khái niệm, tiền đề
cơ bản; hiểu được 4 chức năng chính ảnh hưởng như thế nào và có những
biểu hiện ra bên ngoài thông qua lời nói/hành động ra sao.
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bảng đánh giá:
Trên những sự hiểu biết về lí thuyết MBTI, nhóm đã xây dựng hệ thống
44 câu hỏi với những lập luận và lí giải rõ ràng cho từng câu, đảm bảo tính
chính xác của thang đo; đồng thời nhóm lập bảng đối chiếu sự phù hợp
của chuyên ngành với tính cách, xét trên tổng thể tất cả các vị trí liên quan
đến chuyên ngành sau khi tốt nghiệp, và những gì tìm tòi và hiểu được từ
MBTI về tính cách. (Xem bảng câu hỏi cùng phần chú giải và bảng đối
chiếu ở phụ lục).
3. Thử nghiệm:
Cho cùng 1 đối tượng thực hiện bài kiểm chính thức từ Internet và bài
kiểm tra của nhóm; đối chiếu, xử lí kết quả và tối ưu hóa bài kiểm tra.
4. Khảo sát, tổng hợp và xử lí dữ liệu:
Trong 2 tuần, nhóm khảo sát đã khảo sát trong các giờ giải lao của các
giảng đường K38. Chi tiết sẽ được trình bày trong phần thực trạng.
5. Dựa vào thực trạng, cho nhận xét, đánh giá và từ đó nêu gợi ý, đề xuất.
Chương 3 THỰC TRẠNG
Trong chương này, chúng tôi trình bày các kết quả thu được sau bài khảo sát.
Kết quả khảo sát:
I. Tổng quát
- Tổng số đối tượng khảo sát: 911 sinh viên; trong đó có 314 nam và 597 nữ
(chiếm lần lượt 34% và 66%).

- Số sinh viên đã dự tính được chuyên ngành phù hợp: 613 (67%)
- Số sinh viên đã dự tính chuyên ngành chưa phù hợp: 158 (17%)
- Số sinh viên chưa dự tính được chuyên ngành : 140 (16%)
- Số sinh viên nam dự định chuyên ngành phù hợp : 225 (72%)
- Số sinh viên nữ dự định chuyên ngành phù hợp : 388 (65%)
II. Cụ thể:
Ngành Tổng số
Phù
hợp
Không
phù hợp
Kế Toán 123 85 38
Tài Chính Doanh Nghiệp 97 82 15
QTKD 111 92 19
Thương Mại 69 54 15
11
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Kinh tế KH-ĐT 6 3 3
Kinh tế LĐ-QLNNL 17 14 3
Kinh tế NN-PTNT 2 2 0
Kinh Tế Thẩm Định Giá 17 15 2
Kinh Tế Bất Động Sản 2 2 0
Quản Trị Chất Lượng 5 3 2
Ngoại Thương 56 48 8
Kinh Doanh Quốc Tế 56 54 2
Du Lịch 8 3 5
Marketing 83 61 22
Tài Chính Nhà Nước 7 7 0
Chứng Khoán 3 3 0
Ngân Hàng 61 54 7

Kiểm Toán 36 23 13
Thống Kê Kinh Doanh 1 0 1
Tin Học Quản Lý 2 1 1
Toán Tài Chính 2 1 1
Luật Kinh Doanh 7 6 1
Tính cách Tổng số Phù hợp Chưa phù hợp/chưa chọn
ENFJ 56 38 18
ENFP 61 40 21
ENTJ 108 95 13
ENTP 69 53 16
ESFJ 23 17 6
ESFP 8 0 8
ESTJ 39 20 19
ESTP 10 4 6
INFJ 97 41 56
INFP 52 26 26
INTJ 166 140 26
INTP 49 32 17
ISFJ 54 39 15
ISFP 18 1 17
ISTJ 84 59 25
ISTP 17 8 9
12
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
III. Nhận xét
3
- Nữ làm bài nhiều hơn nam.
- Nam có khả năng chọn chuyên ngành phù hợp cao hơn.
- Số lượng chọn chuyên ngành không phù hợp cao 17%.
- Những ngành có tỉ lệ chọn không chính xác cao là Kiểm toán (36%), Kế toán

(31%), Marketing (26,5%), Thương mại (21,7%)
- Tính cách phổ biến nhất là INTJ và ENTJ, đây là tính cách của các chiến lược
gia bẩm sinh và các nhà quản trị bẩm sinh.
• 17% lựa chọn chuyên ngành không phù hợp là con số đáng báo động, phần nào giải thích
việc làm trái nghề, “nghề chọn người”; 36% số sinh viên có dự tính vào Kiểm toán gặp
sai lầm là con số đáng tiếc do đây là ngành có điểm chuẩn cao thứ nhì (sau Ngoại
Thương I), cũng giải thích cho hiện tượng “chạy đua chuyên ngành hot” hiện nay.
• Tỉ lệ các tính cách có chỉ số IQ cao ở trường cao hơn mức trung bình của thế giới là điều
dễ hiểu bởi trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh có điểm đầu vào khá cao.
• Riêng INTJ là nhóm khá hiếm, song lại thích tìm hiểu bản thân và các vấn đề khoa học
nên việc “cao đột biến” có thể giải thích được.
Chương 4 ĐÊ XUẤT GIẢI PHÁP
Một số gợi ý về giải pháp.
1. Tăng chỉ tiêu cho các ngành Kế Toán, Tài Chính Doanh Nghiệp và Quản Trị Kinh
Doanh.
2. Các ngành Thương Mại, Ngoại Thương, Kinh Doanh Quốc Tế, Marketing, Ngân Hàng và
Kiểm Toán giữ chỉ tiêu từ 200 đến 300.
3. Còn các ngành còn lại chỉ tiêu từ 50 đến 200 để có để tối ưu hóa chọn ngành cho sinh
viên, tránh tình trạng ngành có số Sinh Viên vào đông mà lại có chỉ tiêu quá ít và làm cho
Sinh Viên sợ vào ngành điểm cao làm cho ngành đó thụt chỉ tiêu.
4. Đề nghị mỗi khoa có những buổi tư vấn về chọn chuyên ngành cho Sinh Viên mỗi khoa.
Và phải giới thiệu những yêu cầu cần thiết trong tính cách để sinh viên biết và lựa chọn.
5. Có những buổi nói về tính cách để lựa chọn những ngành phù hợp nhất hay vì chọn
ngành theo điểm như hiện nay, ví dụ như Kiểm Toán có số lượng sinh viên đăng kí vào
nhưng không phù hợp khá lớn là hậu quả của việc này.
6. Tăng số buổi và chất lượng tư vấn chọn chuyên ngành của trường.
7. Thông qua Khoa, Lớp trưởng đưa thông tin xuống cho sinh viên tránh tình trạng nhiều
lớp không hiểu về việc xét chuyên ngành.
8. Nên nghiên cứu và ứng dụng một hệ thống phân loại tính cách tầm cỡ MBTI trở lên để hỗ
trợ sinh viên trong việc chọn chuyên ngành phù hợp.

3 Dựa theo mẫu khảo sát
13
Nhóm 15 QT 456 K37 Môn Hành Vi Tổ Chức
Chương 5: KẾT LUẬN – TỔNG HỢP
I. Ưu điểm:
- Mô hình đã gần sát với thực tế, không chỉ nhận được những lời tán thành từ số
đông tham gia khảo sát mà còn giải thích được các hiện tượng trong việc chọn
chuyên ngành hiện nay.
- Giúp đỡ được nhiều sinh viên k38 trong việc chọn chuyên ngành.
- Nhóm đã biết cách sử dụng MBTI làm công cụ; mọi thứ được giải thích khá
rõ ràng.
II. Hạn chế và gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Hệ thống MBTI không hề đơn giản, cần một thời gian dài để hiểu hết và vận
dụng tốt, hơn nữa MBTI cũng đang còn được tiếp tục phát triển, nên việc có
thiếu sót trong mô hình là điều khó tránh khỏi.
- Do đi khảo sát vào giờ ra chơi, không khí trong các giảng đường khá ồn, ảnh
hưởng đến chất lượng và độ chính xác của bài kiểm tra.
- Do thời gian hạn chế, nhóm khảo sát chưa đi hết tất cả giảng đường; và do
điều kiện hạn chế nên chưa thu hút được số lượng lớn sinh viên tham gia để
mang lại lợi ích xã hội cao hơn.
14

×