Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tnhh giao nhận toàn cầu hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.31 KB, 37 trang )

Trường Đại Học Ngoại Thương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh hàng hoá dịch vụ nói chung và hoạt động giao nhận vận tải
quốc tế nói riêng luôn là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn của hoạt động xuất nhập
khẩu, nó phục vụ cho nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các khu vực và giữa các quốc
gia trên thế giới. Hoạt động giao nhận vận tải tải nước ta trong thời gian gần đây có
những bước phát triển vượt bậc. Đó là sự gia tăng về số lượng của các công ty giao
nhận, sự cải tiến về chất lượng dịch vụ phần nào đáp ứng được nhu cầu cung ứng dịch
vụ Logistics của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất
đối với việc giao nhận hàng hóa là nước ta chỉ có cảng sông, cảng biển nhỏ, chưa thể
trở thành cảng biển quốc tế hay trung chuyển hàng hóa quốc tế. Các công ty giao nhận
của Việt Nam vẫn chưa có khả năng vận chuyển các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung
cấp được đơn hàng lẻ. Đồng thời nước ta đã gia nhập WTO nên các công ty nước
ngoài đã xâm nhập vào thị trường giao nhận với mức cạnh tranh rất cao trong đó có
rất nhiều doanh nghiệp lớn có tên tuổi ở nước ngoài: DHL express, FedEx express,
TNT Logistics…, các công ty trong nước không còn được nhà nước bảo hộ nên sẽ
gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với sự phát triển của giao nhận hàng hóa Thương mại
quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế ngày càng phát triển, các công ty cạnh tranh gay gắt
với nhau. Hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có hơn 1000 doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải thuộc đủ các thành phần kinh tế hoạt động
rộng khắp trong cả nước, tiêu biểu là Vietrans, Vietfract, Vinalines… và nhiều doanh
nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân khác. Nhưng lĩnh vực hoạt động giao nhận
quốc tế là lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với nước ta, hơn nữa hoạt động giao nhận quốc
tế lại là một công việc hết sức phức tạp, liên quan đến yếu tố nước ngoài như luật
pháp- văn hóa của các nước bạn hàng, ngôn ngữ, tập tục, tập quán, các thông lệ quốc
tế… Do đó có nhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ
lên ngang tầm quốc tế để phục vụ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và các hoạt động
kinh tế đối ngoại khác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thị trường, từ chất lượng dịch vụ logistics
những năm qua, cũng như hoạt động của Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội
em xin chọn đề tài “Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty TNHH


Giao nhận toàn cầu Hà nội” làm đề tài chuyên đề thực tập của mình. Em hi vọng
rằng những nghiên cứu của mình về dịch vụ logistics hiện có và
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
1
Trường Đại Học Ngoại Thương
những giải pháp phát triển dịch vụ này tại Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà
Nội sẽ giúp cho Công ty có chất lượng dịch vụ hoàn thiện hơn trong ngành dịch vụ
vận tải giao nhận.
Nội dung chính của thu hoạch thực tập gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG I: Giới thiệu về công ty TNHH Giao nhận toàn cầu Hà Nội
CHƯƠNG II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH Giao
nhận toàn cẩu Hà Nội
CHƯƠNG III: Giải pháp tăng cương kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty
TNHH Giao nhận toàn cầu Hà Nội
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót
và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để em
hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn PGS, TS. Trịnh Thị Thu Hương đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình giúp em hoàn thành bài chuyên đề thực tập này, em cũng xin cảm ơn anh
Nguyễn Hải Phong- Giám đốc công ty TNHH Giao Nhận Toàn Cầu Hà Nội cùng toàn
thể cán bộ công nhân viên công ty đã tạo điều kiện cho việc thực tập của em tại công
ty và cung cấp các số liệu cần thiết cho bản thu hoạch thực tập tốt nghiệp em.
Sinh viên thực hiện

Đỗ Trọng Hiếu


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
2

Trường Đại Học Ngoại Thương
TY TNHH GIAO NHẬN TOÀN CẦU HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Hòa nhập cùng xu hướng toàn cầu hóa của thế giới, Việt Nam đã từng bước gia
nhập các tổ chức quốc tế. Việc mở cửa nền kinh tế, tham gia các sân chơi quốc tế đã
góp phần tạo nên những bước tiến rực rỡ của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua. Sự
tăng trưởng sôi động của thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu cũng chính là yếu tố tạo
nên sự náo nhiệt cho các khu vực cảng biển, cảng hàng không và kéo theo sự phát
triển của lĩnh vực giao nhận, vận tải… Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội
ra đời từ đó.
Công ty thành lập vào ngày 21/02/2008, với giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0105795378, do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội cấp.
1.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên Công ty:Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội
Tên tiếng Anh: HANOI GLOBAL LOGISTICS COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: HAGL CO,.LTD
Vốn điều lệ hiện tại: 1.000.000.000 đồng ( Một tỷ đồng).
Trụ sở chính : SN 92, B5 Khu TT Học Viện Tài Chính, Cầu Diễn,
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại : (84-4) 37226121
Fax: (84-4) 62663796
Email:
Thành viên sáng lập công ty: Ông Nguyễn Hải Phong, nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú Khu Tập Thể A34, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động
a. Ngành nghề kinh doanh:
- Vận tải hàng hoá bằng hàng không, đường biển, ôtô trong và ngoài
nước;
- Đại lý vận tải hàng hoá; giao nhận hàng hóa;
- Giao nhận kho vận quốc tế;

Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
3
Trường Đại Học Ngoại Thương
- Dịch vụ vận tải quốc tế, trong đó có vận tải hàng hoá quá cảnh;
- Đại lý vận tải tàu biển và môi giới hàng hải;
- Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
- Nhận uỷ thác đại lý giao nhận, nhận uỷ thác vận tải hàng không;
- Kinh doanh vận tải và xếp dỡ, bảo quản các loại hàng hoá;
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
b. Chức năng hoạt động của công ty:
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH Giao nhận Toàn
Cầu Hà Nội được quyền kinh doanh đại lý giao nhận hàng hóa đường biển và đường
hàng không, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, môi giới thương mại, Kinh doanh vận
tải hàng bằng ôtô, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ, dịch vụ khai thuê hải quan.
Đối với mảng hoạt động giao nhận, hiện nay công ty đang là đại lý của chi
nhánh công ty giao nhận quốc tế Soonest Express tại Singapore, đại lý của chi nhánh
công ty giao nhận quốc tế Soonest Express tại Trung Quốc và là chi nhánh công ty
giao nhận toàn cầu Via Monzese tại Italy, đại lý NCL International Logistics Co,.ltd
tại Thái Lan, và công ty giao nhận toàn cầu Baylink của Mỹ .
Còn đối với mảng hoạt động khai thuê hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu,
công ty nhận khai thuê hải quan cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài các khu
công nghiệp, khu chế xuất, cũng như cho tất cả các lô hàng không nằm trong doanh
mục hàng quốc cấm, với cả hình thức hàng lẻ và hàng container.
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
4
GIÁM
ĐỐC
PHÒNG

NGHIỆP
VỤ
PHÒNG TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG KINH
DOANH
BỘ PHẬN
DỊCH VỤ
KHÁCH
HÀNG
BỘ PHẬN
HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
BỘ PHẬN THUÊ
HẢI QUAN
BỘ PHẬN
CHUYỂN PHÁT
NHANH
Trường Đại Học Ngoại Thương
Nguồn: Bộ phận Hành Chính - Nhân sự
• Giám đốc:
Là thành viên sáng lập công ty, nên có nhiệm vụ điều hành mọi việc trong
công ty cũng như định hướng hoạt động tương lai cho công ty.
• Bộ phận dịch vụ khách hàng
Ng iườ làm bộ phận này có nhiệm vụ tư vấn khách hàng về tất cả các vấn đề
liên quan đến nghiệp vụ giao nhận và giá các loại sản phẩm dịch vụ của công ty, ví
dụ: cung cấp cho khách hàng thông tin về số tàu, thời gian tàu cập bến, thời gian
giao nhận hàng hóa…Ngoài ra còn có nhiệm vụ điều phối nhân viên giao nhận đến
nơi khách hàng yêu cầu để nhận hàng theo đúng thời gian đã thỏa thuận.

• Phòng kinh doanh
Là bộ phận giúp cho giám đốc kinh doanh về lĩnh vực kinh doanh các mặt
hàng đã đăng ký của công ty nhằm tiếp cận với khách hàng để giới thiệu dịch vụ
và tìm kiếm thị trường mới cho công ty.
• Phòng nghiệp vụ
Được coi như là nhà máy sản xuất tạo ra sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao,
ổn định với chi phí thấp, luôn tạo ra sự phục vụ mới để thích nghi với xu hướng thay
đổi của thị trường. Phòng cũng có nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho các nhân viên thuộc
bộ phận chuyển phát nhanh và bộ phận thuê hải quan khi gặp khó khăn trong quá
trình giao nhận hay khai hải quan và hỗ trợ bộ phận dịch vụ khách hàng trong tư vấn
khách hàng.
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
5
Trường Đại Học Ngoại Thương
• Bộ phận thuê hải quan, xuất nhập khẩu:
Dịch vụ chứng từ và khai thuê hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu: nhằm
đảm bảo hàng hóa được thông quan theo đúng thời hạn khách hàng yêu cầu. Sẵn sàng
tư vấn cho khách hàng những thông tin liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan
được cập nhật mới nhất.
Bộ phận khai thuê hải quan sẽ làm dịch vụ, khai thuê hải quan hàng hoá xuất
nhập khẩu cho khách hàng sau nhận được chứng từ sau của khách hàng:
- Vận đơn gốc,
- Hoá đơn thanh toán hàng hoá, phiếu đóng gói hàng
- Hợp đồng nước ngoài, điện chuyển tiền giữa người mua và người bán
- Chứng chỉ xuất xứ hàng hoá, chứng chỉ chất lượng hàng háo (nếu có).
• Bộ phận chuyển phát nhanh:
Giao nhận hàng hóa quốc tế: với dịch vụ này khách hàng sẽ được cung cấp
những giải pháp đáng tin cậy nhất, nhanh chóng nhất với mức chi phí hiệu quả cho cả
hàng hóa và chứng từ mà họ muốn gửi cả bằng đường hàng không và đường biển.
Chuyên viên logistics chịu trách nhiệm nhận và xuất hàng hóa ở cảng, sân bay, nhà

ga… cũng như đảm bảo hàng hoá phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
• Phòng tài chính – kế toán:
+ Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài
chính và hạch toán kế toán;
+ Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính;
+ Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu
nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong công
ty;
+ Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh
doanh;
• Bộ phận hành chính và nhân sự
- Hỗ trợ bộ phận nghiệp vụ công việc ngoài chuyên môn: pháp lý, tổ chức…
- Hỗ trợ Ban Giám Đốc các vấn đề liên quan về nhân sự .
1.3 Nguồn lực của Công ty
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
6
Trường Đại Học Ngoại Thương
Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội, do một thành viên sáng lập, nhưng
có chiến lược sử dụng nguồn nhân lực rõ ràng, luôn cố gắng phân bổ nguồn lực hợp
lý, khai thác tối đa chuyên môn và sở trường của từng nhân viên trong công ty để đạt
được hiệu quả cao nhất trong công việc.
Bảng 1. Cơ cấu nhân lực của công ty năm 2011
(đơn vị tính: người)
Phòng, bộ phận Số
lượng
Trình độ Giới tính
ĐH CĐ Phổ thông Nam Nữ
Phòng kinh doanh 10 10 10
Phòng nghiệp vụ 8 3 3 2 5 3
Bộ phận Tài chính – Kế toán 3 3 3

Bộ phận Hành chính nhân sự 2 2 2
Tổng cộng 23 18 3 2 15 8
(Nguồn: Bộ phận Hành chính nhân sự công ty)
Bảng 2. Cơ cấu nhân lực của công ty năm 2012
(đơn vị tính: người)
Phòng, bộ phận Số
lượng
Trình độ Giới tính
ĐH CĐ Phổ thông Nam Nữ
Phòng kinh doanh 13 13 11 2
Bộ phận Dịch vụ KH 2 2 2
Phòng nghiệp vụ 15 9 3 3 12 3
Phòng Tài chính – Kế toán 5 5 5
Bộ phận Hành chính nhân sự 2 2 2
Tổng cộng 37 31 3 3 23 14
(Nguồn: Bộ phận Hành chính nhân sự công ty)
Qua hai bảng cơ cấu về nhân sự, có thể thấy số lượng nhân sự của công ty thay
đổi theo sự thay đổi cơ cấu tổ chức từ năm 2011 đến năm 2012. Năm 2011, công ty có
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
7
Trường Đại Học Ngoại Thương
tổng cộng 23 người thuộc 4 phòng, bộ phận. Chất lượng lao động luôn được công ty
đề cao, ngoài 2 nhân viên của bộ phận chuyển phát nhanh thuộc phòng nghiệp vụ là
lao động phổ thông, và 3 nhân viên có trình độ cao đẳng thuộc phòng nghiệp vụ, các
nhân viên ở các phòng, bộ phận còn lại có trình độ đại học trở lên. Đến cuối năm
2011, công ty tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, thấy sự quan trọng trong công tác
chăm sóc khách hàng và nghiên cứu thị trường, công ty thành lập bộ phận dịch vụ
khách hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng, giúp mở rộng quy mô của
công ty. Năm 2012, công ty có tổng số 37 nhân viên, với 5 phòng, bộ phận. Ngoài bộ
phận chuyển phát nhanh thuộc phòng nghiệp vụ có 3 nhân viên có trình độ phổ thông

và 3 nhân viên có trình độ cao đẳng thuộc bộ phận khai thuê hải quan của phòng
nghiệp vụ, 100% nhân viên còn lại đều có trình độ đại học thuộc khối ngành kinh tế,
thành thạo nghiệp vụ giao nhận, xuất nhập khẩu, kỹ năng giao tiếp và tiếng anh
chuyên ngành tốt, thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng liên quan
đến nghiệp vụ. Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình cộng với sự điều hành
sáng suốt, linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh của ban lãnh đạo công ty tạo nền tảng
vững chắc cho sự tồn tại và lớn mạnh của công ty.
1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty
Ta có thể đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội qua bảng
báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Báo cáo kết quả kinh doanh
(Đơn vi: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
3,116,003,685 8,934,181,079 12,936,838,564
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
8
Trường Đại Học Ngoại Thương
2. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3,116,003,685 8,934,181,079 12,936,838,564
3. Giá vốn bán hàng 2,620,705,873 7,978,146,692 11,407,287,898
4. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
495,297,812 956,034,387 1,529,550,666
5. Doanh thu hoạt động tài
chính

2,746,214 11,011,908 9,836,616
6. Chi phí bán hàng 0 77,444,941 99,429,507
7. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
502,867,581 823,737,127 1,221,728,603
8. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
-93,042,932 21,348,564 129,256,333
9. Thu nhập khác 150,000,000 69,666,656 13,217,583
10. Lợi nhuận khác -223,991,779 69,666,686 13,217,583
11. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
-317,034,711 91,015,220 142,473,916
12. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
-317,034,711 91,015,220 142,473,916
(Nguồn: phòng tài chính - kế toán cung cấp )
Nội dung phân tích biến động theo thời gian của báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh được trình bày trên bảng trên. Qua bảng trên cho thấy tổng doanh thu năm
2012 so với năm 2011 tăng 44.80%, tức tăng 4,002,657,485 VNĐ nhưng ngoài ra giá
vốn bán hàng cũng tăng với tốc độ cao xấp xỉ với doanh thu cũng là một hiện tượng
không tốt cần phải xác định nguyên nhân.
Mặc dù giá vốn bán hàng tăng với tốc độ cao nhưng doanh thu thuần của công
ty vẫn đạt ở mức rất cao, năm 2012 tăng 59.99% so với năm 2011 tức 573,516,279
VNĐ.
Ngoài ra, do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng nên lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh có phần bị hạn chế những vẫn đạt mức khá cao, năm
2012 tăng 505.46% so với năm 2011 tức 107,907,769 VNĐ , sở dĩ có mức tăng
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
9

Trường Đại Học Ngoại Thương
trưởng cao như vậy là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012
tăng đáng kể.
Nếu tính cả chi phí hoạt động tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, do
khoản chi phí này tăng đột biến trong năm 2012 nên lợi nhuận sau thuế TNDN bị ảnh
hưởng.
Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,116,003,685 8,934,181,079 12,936,838,564
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
3,116,003,685 8,934,181,079 12,936,838,564
3. Giá vốn bán hàng 2,620,705,873 7,978,146,692 11,407,287,898
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
495,297,812 956,034,387 1,529,550,666
5. Doanh thu hoạt động tài chính 2,746,214 11,011,908 9,836,616
6. Chi phí tài chính 88,219,377 44,515,663 88,972,839
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 502,867,581 823,737,127 1,221,728,603
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -93,042,932 21,348,564 129,256,333
9. Thu nhập khác 150,000,000 69,666,656 13,217,583
10. Lợi nhuận khác -223,991,779 69,666,686 13,217,583
11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -317,034,711 91,015,220 142,473,916
12. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
-317,034,711 91,015,220 142,473,916
(Nguồn: phòng tài chính - kế toán cung cấp )
Căn cứ trên các giá trị tính được trên bảng, ta thấy trong 100 đồng doanh thu

thuần năm 2012 có 88 đồng giá vốn bán hàng và 11 đồng lãi gộp về hàng bán và cung
cấp dịch vụ, và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 1 triệu đồng.
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
10
Trường Đại Học Ngoại Thương
Đối với năm 2011 thì trong 100 đồng doanh thu thuần có 89 đồng giá vốn hàng
bán và cung cấp dịch vụ, và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 0 triệu đồng.
Như vậy khi so sánh về mặt kết cấu cho thấy với cùng 100 đồng doanh thu
thuần, giá vốn hàng bán năm nay thấp hơn năm trước 0.01 đồng dẫn đến lãi gộp thấp
hơn 0.01 đồng. Mặc dù năm nay công ty đã tiết kiệm được chi phí lãi vay tăng 0.01
đồng.
Như vậy qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy công ty
làm ăn có lời nhưng chi phí lãi vay và chi phí quản lý vẫn còn cao nên lợi nhuận thu
được vẫn chưa đạt như mong muốn nên công ty cần có những giải pháp khắc phục
như vì sao chi phí quản lý ở mức cao, bộ phận nào hoạt động hiệu quả chưa cao làm
cho giá vốn hàng bán bị đẩy lên…
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
11
Trường Đại Học Ngoại Thương
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH
VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH
GIAO NHẬN TOÀN CẦU HÀ NỘI
2.1 Qui trình cung ứng dịch vụ đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại Công ty
TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội bằng đường biển
2.1.1 Quy trình cung ứng dịch vụ cho hàng xuất khẩu:
Sau khi nhân viên phòng kinh doanh của công ty nhận thông tin yêu cầu
vận chuyển hàng của khách cần kiểm tra bước đầu cho khách về chứng từ như (tên
hàng, số lượng, hợp đồng, hóa đơn mua hàng ). Nếu những chứng từ đã chuẩn thì
tiếp nhận và làm các bước cụ thể sau:
• Bước 1: lên danh sách các hãng tàu lựa chọn hãng tàu phù hợp với tuyến

vận chuyển.
• Bước 2: trao đổi thông tin với hãng tàu, yêu cầu báo giá
• Bước 3: Báo lại thông tin cho khách hang, báo giá và lịch tàu cụ thể
• Bước 4: mua bảo hiểm cho lô hàng nếu khách yêu cầu, liên hệ với công ty
vận chuyển để cho những lô hàng đóng thùng gỗ.
• Bước 5: vận chuyển vỏ rỗng container đến địa điểm đóng hàng của khách
hàng.
• Bước 6: khai hải quan
• Bước 7: xuống cảng
Chuyển hàng vào kho ngoại quan.
Bước 8: Hoàn thành thủ tục
- Lập bộ chứng từ:
+ Đến hãng tàu đưa số container, số seal, nếu hợp đồng có thư tín dụng thì
phải làm vận đơn đúng yêu cầu của thư tín dụng .
- 12 - 12
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương
+ Sao y vận đơn thành nhiều bảng, đến các cơ quan liên quan trình cho họ
xem bill gốc, nộp lại cho họ bảng photocopy có sao y để lấy các chứng thư: chứng
thư kiểm định thực vật, khử trùng…
+ Lấy chứng thư quy định về số lượng, chất lượng, chứng nhận bảo hiểm,
C/O…
+ Chuyển toàn bộ chứng từ liên quan đến lô hàng cùng báo giá của phòng
kinh doanh để phòng kế toán xuất hóa đơn thu cước và các dịch vụ để kết
thúc một quy trình xuất.
2.1.2 Quy trình cung ứng dịch vụ cho hàng nhập khẩu.
• Bước 1: Sau nhân viên giao nhận của công ty khi nhận được thông tin về
hàng hoá của khách hàng.
• Bước 2: Nhân viên giao nhận của công ty liên hệ với đại lý xin báo giá
• Bước 3: Báo giá cho khách hàng

• Bước 4: Báo lịch tàu, máy bay cho khách hàng.
• Bước 5: Khi hàng về, nhân viên giao liên hệ khách hàng để láy những giấy tờ
liên quan để chuẩn bị nhận đi nhận hàng hoá tại cảng, sân bay.
Thủ tục giao nhận hàng hóa tại cảng.
Khi nhận được thông báo hàng đến, người giao nhận phải mang vận đơn gốc,
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O- Delivery
order).
• Bước 6: Giao hàng cho khách hàng
Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan người giao nhận có thể
chuyển hàng về kho hàng của khách.
2.1.3 Qui trình cung ứng dịch vụ hải quan
Quy trình khai báo hải quan và chứng từ cho hàng nhập
 Giấy giới thiệu của doanh nghiệp
 Phiếu chứng nhận tờ khai
 2 tờ khai hàng nhập khẩu gốc màu xanh.
 2 hóa đơn thương mại gốc.
- 13 - 13
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương
 2 phiếu đóng gói – packing list.
 Điện chuyển tiền, vận đơn gốc mang qua ngân hàng mở L/C để kí hậu ( Nếu
điều kiện thanh toán là L/C)
 Bản sao hợp đồng ngoại.
 2 lệnh giao hàng bản gốc – D/O.
 1 giấy chứng nhận xuất xứ bản gốc ( nếu nước xuất khẩu thuộc khối Asean
 1 bản đăng ký kiểm dịch động thực vật (nếu cần).
2.1.4 Quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận
- Sau khi nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ từ khách hàng, nhân viên kinh
doanh sẽ tiến hành xem xét các yêu cầu này, cùng khách hàng bàn bạc để tiến tới các
thỏa thuận về việc cung ứng dịch vụ.

- Tiến hành ký kết hợp đồng (Booking Note) giữa Công ty và khách hàng.
- Triển khai thực hiện hợp đồng về các dịch vụ cung cấp đã ký kết với khách
hàng phù hợp với các yêu cầu, quy định, thông tin cho khách hàng về những diễn
biến của quá trình cung cấp dịch vụ.
- Cung cấp cho khách hàng các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển các lô
hàng xuất nhập khẩu do các hãng vận chuyển đảm trách.
- Xử lý, cập nhật, chỉnh sửa các chứng từ này theo yêu cầu của khách hàng.
- Cung cấp cho khách hàng các loại hình sản phẩm, dịch vụ giao nhận nội địa
khác nhau để hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa.
- Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho việc khai thuế xuất nhập khẩu hàng hóa do
khách hàng yêu cầu. Công việc bao gồm: nhận hàng, đóng gói, đóng kiện, lưu kho
chờ khai quan, xếp hàng vào container trong quá trình khai quan.
- Khai thuế, xuất nhập khẩu ủy thác.
- Kiểm kiện lại hàng hóa khi đến nơi/ cập cảng.
Tình hình giá cả
Giá các dịch vụ của công ty được xác định qua tình hình thực tế các thời điểm
khác nhau, biến động của thị trường, và trên cơ sở báo giá của các đại lý trên toàn
- 14 - 14
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương
cầu gửi cho công ty. Báo giá cước biển, báo giá cước hàng không, và dịch vụ hải
quan dựa trên khối lượng vận chuyển.
2.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ Logistics của Công ty TNHH Giao nhận Toàn
Cầu Hà Nội
Giao nhận hàng hóa Quốc tế bằng đường biển là một trong những dịch vụ truyền
thống của Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội, bên cạnh dịch vụ giao nhận
bằng đường hàng không. Cùng với sự phát triển của công ty, các hoạt động giao
nhận vận tải đường biển và đường hàng không của công ty ngày càng lớn mạnh. Nhờ
vậy, dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, hoạt động giao nhận vận tải biển và hàng
không của công ty TNHH Giao nhận toàn cẩu Hà Nội đã đạt được không ít thành

tựu. Cụ thể, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đã phát
triển với tốc độ khá cao, chiếm tới 70% sản lượng hàng hóa giao nhận, hơn 60% giá
trị hàng hóa giao nhận của công ty,đóng góp phần không nhỏ vào kết quả mà công ty
đạt được trong những năm qua.
2.2.1 Sản lượng giao nhận:
Tại Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng dường biển luôn chiếm tới 50% tổng sản lượng giao nhận hàng hóa.Hàng năm,
khối lượng hàng hóa mà công ty tiến hành giao nhận vào khoảng 40.000-50.000 tấn.
Trong 3 năm trở lại đây, với sự khủng hoảng và suy thoái của nền kinh tế toàn cầu,
ngành giao nhận hàng hóa thế giới cũng như của Việt Nam cũng không nằm ngoài
“vòng xoáy” đó và cũng có những ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội.
Khối lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Giao nhận Toàn
Cầu Hà Nội như sau:
Bảng 1: Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK của Công ty TNHH Giao nhận Toàn
Cầu Hà Nội

- 15 - 15
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương
Đơn vị: Tấn
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Sản lượng giao nhận hàng hóa
XNK tại công ty TNHH Giao
nhận Toàn Cầu Hà Nội
44.591 49.432 49.806
Chỉ số phát triển (%) - 110,86% 100,7%
Tổng sản lượng giao nhận 110.822 101.404 98.505

Tỷ trọng(%) 40,24% 48,75% 50,56%
Nguồn: Báo cáo tài chính trong các năm từ 2010-2012 của Công ty TNHH
Toàn Cầu Hà Nội
Qua các số liệu trên ta thấy:
Tỷ trọng sản lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Toàn
cầu Hà Nội ngày càng tăng, từ 40,24% năm 2010 lên 50,56% năm 2012. Đây chính
là những thành tích đáng ghi nhận của Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội, vì trong
giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trong hoạt động giao nhận hiện nay mà chỉ trong 3
năm, công ty tăng 10,33% thị phần.
Về con số tuyệt đối, trong 3 năm sản lượng giao nhận tăng 5.215 tấn từ 44.591 tấn
năm 2010 lên 49.806 tấn năm 2012.
Cũng có thể nhìn thấy, tổng sản lượng giao nhận Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội
trong 3 năm gần đây bị giảm đáng kể, giảm 12.317 tấn từ năm 2010-2012, là do có
sự biến động lớn đối với ngành giao nhận khu vực bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế
Mỹ.
Mặc dù tổng sản lượng giao nhận giảm, nhưng sản lượng giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu lại tăng 4.841 tấn từ 44.591 tấn năm 2010 lên 49.432 tấn năm 2012 và
tăng 374 tấn năm 2012 so với năm 2011.Điêù này minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực
của công ty trong việc tìm kiếm nguồn hàng ổn định.
Với sự khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và việc thời gian gần đây khi Việt Nam liên
tiếp gạp phải các rào cản thương mại đối với một số thị trường Châu âu và Mỹ nên
- 16 - 16
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương
lượng hàng xuất khẩu tại các thị trường này giảm mạnh, trong đó khối lượng hàng
hóa vận chuyển bằng đường hàng không giảm, làm cho tổng sản lượng hàng hóa
giao nhận giảm.
Có thể nói, xét về mặt sản lượng giao nhận công ty đã đạt được kết quả khả quan,
nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa con số ý nghĩa hơn đối với người giao
nhận là giá trị giao nhận , vì nó phản ánh số tiền mà người giao nhận có được khi

tiến hành giao nhận một lô hàng cho khách hàng của mình.
Hiện nay, khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty có hệ thống phân
phối ở Hà Nội và Hải Phòng. Các công ty này chuyên phân phối các thiết bị y tế,
máy móc chuyên dung cho y tế, các linh kiện máy tính như Công ty TNHH Kỹ Thuật
Cơ Điện Nam Huy, Công ty TNHH Kỹ Nghệ Phúc Anh, Công ty Cổ phần Dịch vụ
Kỹ Thuật Bảo An, Công ty Newway, Công ty Cổ Phần Nagakawa Việt Nam, Công
ty TNHH LG Vina…
2.2.2 Mặt hàng giao nhận:
Ở cương vị la người giao nhận, công ty không lựa chọn riêng một mặt hàng, nhưng
một số mặt hàng chủ yếu của dịch vụ giao nhận bằng đường biển có thể kể ra là:
hàng dệt may,vải sợi, nông sản, linh kiện điện tử, máy nông nghiệp…
Chúng ta có thể phân loại các mặt hàng chính như sau:
Bảng 2: Cơ cấu mặt hàng giao nhận tại Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội
Đơn vị: VNĐ
Năm
Mặt hàng
2010 2011 2012
Dệt may 4.214 6.408 8.765
Nông sản 3.106 5.001 6.950
Máy móc thiết bị 1.560 2.101 3.947
Linh kiện điện tử 1.878 2.118 3.102
Các mặt hàng khác 692 2.818 2.661
Tổng 12.450 18.449 25.425
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2012 của công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội
- 17 - 17
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương
Với các số liệu trên, ta có thể thấy hàng dệt may và nông sản là một trong những
mặt hàng thế mạnh của Công ty, hàng dệt may chiếm tỷ trọng 1/3 trong cơ cấu hàng
giao nhận và hàng nông sản chiếm ¼ tỷ trọng giao nhận.

Chunga ta đều biết trong những năm gàn đây, hai mặt hàng này cũng là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nó đem lại không chỉ nguồn ngoại tệ to lớn cho đất
nước mà còn đóng góp cho doanh thu của các Công ty giao nhận vận tải. Hơn thế
Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội lại có được những khách hàng truyền thống là
những công ty may mặc lớn như Atege Breme, Vĩnh Phú, Đức Giang….
Bên cạnh việc tăng trưởng sản lượng của hàng dệt may và nông sản, ba năm trở lại
đây công ty đã ký được nhiều hợp đồng ủy thác giao nhận các mặt hàng linh kiện
máy móc, thiết bị điện tử như các mặt hàng linh kiện xe máy, thiết bị y tế,… những
loại hàng này đem về doanh thu cao do tính phức tạp trong việc giao nhận nên tỷ
trọng loại hàng này có xu hướng tăng lên.
Ngoài ra, các mặt hàng khác tuy không nhiều, nhưng tổng đóng góp cũng tăng lên
cùng việc mở rộng quan hệ bạn hàng của công ty.
2.2.3 Thị trường giao nhận:
Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội ngày càng
phát triển và mở rộng các tuyến đường mới, vươn ra nhiều cảng biển,nhiều thị
trường trên thế giới. Các thi trường có lượng hàng giao nhận lớn của công ty hieeenj
nay là:
Khu vực Đông Nam Á: Bao gồm các nước trong khối ASEAN như Thái
Lan,Singapore, Philipin….
Khu vực Đông Bắc Á: Chủ yếu là Hồng Kong, Nhật Bản, Đài Loan, Trung
Quốc…
Khu vực Châu Âu: Khối EU
Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, Cuba, Brazin…
Ta thấy rằng đây là những nước có cảng biển lớn, thuận lợi cho việc ra vào của tầu
bè. Nhưng không có nghĩa những nước không có cảng biển thì công ty không nhận
hàng. Công ty vẫn có thể làm dịch vụ kéo hàng từ một cảng vào một địa điểm nào
đótrong nội địa. Nhờ vậy, thị trường giao nhận của Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội
ngày càng mở rộng.
- 18 - 18
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN

Trường Đại Học Ngoại Thương
Số tuyến đường chuyên chở tăng lên do quan hệ làm ăn của Công ty ngày càng mở
rộng. Nếu như trước đây, hoạt động giao nhận vận tải nói chung và giao nhận hàng
hóa nói riêng chủ yếu tập trung rong phạm vi Châu Á Và Đông Âu thì giờ đây Công
ty đã có những chuyến đi khắp thế giới, mỗi tuyến chuyên chở một mặt hàng khác
nhau:
Đi Châu Âu và Bắc Âu: tuyến này chủ yếu là hàng may mặc,hàng nông sản
Đi Châu Á: Phần lớn là nông sản
Đi Châu Phi: Đồ gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ
Đi Canada và Mỹ: Đây là thị trường hứa hẹn nhiều về nông sản và hàng may
mặc
Đi Nam Thái Bình Dương: Chủ yếu là hàng cao su
Đi Úc, New Zeland: Hàng gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ
2.2.4 Khách hàng
Hiện nay, khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty có hệ thống phân phối ở
Hà Nội Và Hải Phòng. Các công ty này chuyên phân phối các thiết bị y tế, máy móc
chuyên dụng cho y tế, các linh kiện máy tính như Công ty TNHH Kỹ Thuật cơ điện
Nam Huy, Công ty TNHH Kỹ Nghệ Phúc Anh, Công ty cổ phần dịch vụ Kỹ Thuật
Bảo An, Công ty Cổ phần Nagakawa Việt Nam, Công ty LG Vina…
2.2.5 Giá trị giao nhận
Giá trị giao nhận được biểu hiện là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạt
động giao nhận hàng hóa. Cùng với sự tăng trưởng về sản lượng giao nhận thì doanh
thu của Công ty cũng đạt được ở mức cao và tăng đều qua các năm.
Bảng 3: Gia trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Toàn Cầu
Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng
Năm
Giá trị
2010 2011 2012

Giá trị giao nhận 12.450 18.449 25.425
- 19 - 19
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương
Chỉ số phát triển(%) - 148,18% 137,81%
Tổng giá trị giao nhận 30.250 38.436 50.850
Tỷ trọng (%) 41,16% 48% 50%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2012 của Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội
Qua bảng trên ta thấy tốc đọ tăng doanh thu của Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội
có sự tăng trưởng. Xét về lượng doanh thu thì tỷ trọng đóng góp vẫn không ngừng
tăng trưởng và đạt mức tăng vọt trong năm 2010 từ 41,16 % năm 2011 lên 48%, tăng
gần 7%. Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh như vậy vì tập thể cán bộ nhân viên công ty
đã nỗ lực khai thác tối đa các tuyến vận tải đường biển.
Tổng doanh thu Công ty TNHH Toàn cầu Hà Nội năm 2012 tăng 12.414 triệu đồng
so với năm 2011, trong đó doanh thu cũng tăng 6.976 triệu đồng từ 18.449 triệu đồng
năm 2011 lên 25.425 triệu đồng năm 2012.
Như vậy, mặc dù sản lượng giảm, giao nhận giảm, nhưng doanh thu luôn tăng
trưởng mạnh, điều này phản ánh sự thành công trong công tác quản lý chi phí, chính
sách giá cả giao nhận…


- 20 - 20
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương

Đỗ Trọng Hiếu - 21 -
Lớp TC28E KTĐN
21Đỗ Trọng Hiếu
Trường Đại Học Ngoại Thương
2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của Công ty TNHH Toàn

Cầu Hà Nội
2.3.1 Chi phí logistics của Công ty năm 2012
Chi phí Năm 2012
Chi phí vận tải nội địa 2.422.186.370
Chi phí vận tải quốc tế 5.274.008.344
Chi phí làm thủ tục hải quan 726.655.910
Chi phí kho bãi 1.097.020.305
Chi phí xếp dỡ, thu gom và khai thác hàng 627.400.834
Chi phí làm hàng tại cảng, nhà ga… 210.655.000
Chi phí xây dựng và sử dụng hệ thống công nghệ thông tin 102.500.000
Chi phí trao đổi thông tin và liên lạc với khách hàng, đối tác 115.860.112
Chi phí khác 831.001.155
Tổng 11,407,287,898
- 22 - 22
Đỗ Trọng Hiếu Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương

2.3.2 Những thuận lợi trong hoạt động giao nhận hàng hóa tại Công ty TNHH
Toàn Cầu Hà Nội
- Đội ngũ có kiến thức về chuyên môn vững chắc, có kinh nghiệm làm
việc, có tinh thần đoàn kết cao, nên dễ dàng phát huy nội lực hoàn thành công việc
một cách nhanh chóng hiệu quả.
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý cũng
như giảm chi phí tối đa.
- Công ty luôn đặt chữ tín và chất lượng lên hàng đầu – đây là yếu tố
quyết định cho sự phát triển bền vững và lâu dài. Điều này được chứng minh bằng
sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước và đối tác nước ngoài.
- Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về chính sách
thuế, khai báo hải quan, cơ chế xuất nhập khẩu…
- Ban lãnh đạo công ty năng động và có nhiều kinh nghiệm.

- Mối quan hệ rộng rãi của Ban Giám Đốc cùng với khả năng giao tiếp và
phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên kinh doanh nên đây cũng là một lợi thế hỗ
trợ cho công ty khai thác tốt các khách hàng đem lại hiệu quả cao, đem lại lợi
nhuận.
- Công ty có được mối quan hệ, sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân viên
với nhau trong công ty từ bộ phận chứng từ đến bộ phận kế toán và kinh doanh.
- Bộ phận giao nhận là những người trẻ, năng động, nhiệt tình trong công
việc, nắm vững nghiệp vụ hải quan, có mối quan hệ tốt với nhân viên hải quan và
các cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thủ tục hải quan trong những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều,
có phần giảm hơn trước, thuận tiện cho doanh nghiệp trong thủ tục giấy tờ được
nhanh chóng hơn.
2.3.3 Những khó khăn trong hoạt động giao nhận hàng hóa tại Công ty TNHH
Toàn Cầu Hà Nội
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, hoạt động logistics mới bắt đầu hình thành,
các công ty giao nhận Việt Nam nói chung mới bước đầu áp dụng nhưng chưa đạt
mức độ hoàn thiện mà chỉ thực hiện một vài công đoạn của quy trình logistics. Cụ
Đỗ Trọng Hiếu - 23 - Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương

thể tại Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội, mảng hoạt động logistics bao
gồm những hoạt động chủ yếu sau:
- Dịch vụ giao nhận: Dịch vụ làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng; đại lý
mua bán, ký gửi hàng hoá; nhận uỷ thác xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục
hải quan, giao nhận hàng hóa qua đường biển, hàng không, vận chuy,
+ Vì công ty chủ yếu là giao nhận, khai báo hải quan nên thường gặp những
khó khăn sau:
- Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng gay gắt nên vấn đề
tìm kiếm khách hàng mới gặp nhiều khó khăn hơn.Các khách hàng thường vừa cần
dịch vụ tốt, và giá cả hợp lý. Và chính sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng

gay gắt, quyết liệt có thể làm giảm lợi nhuận của công ty. Ch ính sách ưu đãi của
công ty phải tốt hơn. Công ty phải xây dựng chiến lược rõ ràng, tăng các khoản chi
hoa hồng, khuyến khích các nhân viên kinh doanh tìm được hợp đồng lớn, tăng chi
phí chăm sóc khách hàng. Ví dụ: hoa hồng chi cho khách năm 2011 là 20% trên
tổng hợp đồng thì sang năm 2012, ban giám đốc cô ng ty quyết định tăng lên
30%.
- Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu vì hình thức công ty nhỏ,
trong khi Việt Nam đang được các đại gia Logistics nước ngoài dòm ngó.
- Khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới hay những hợp đồng lớn do
nguồn lực công ty chưa đủ mạnh.
- Đa số khách hàng của công ty là khách hàng truyền thống hoặc qua giới
thiệu.
- Quá trình giao nhận hàng hóa trong công ty diễn ra liên tiếp, có mối
quan hệ tương tác, hỗ trợ nhau. Cho nên nếu một yếu tố bị trục trặc sẽ tác động tới
những bộ phận khác gây thiệt hại cho công ty.
- Vẫn có những khoản chi tiêu cực cho nhân viên hải quan và nhân viên
cảng trong quá trình làm thủ tục hải quan nên lợi nhuận bị giảm và có tác động xấu
tới những nhân viên trực tiếp thực hiện do kê khai vượt quá số tiền đã chi, công ty
thì rất khó kiểm soát.
- Trong những tháng có hợp đồng nhiều, các bộ phận trong công ty phải
làm việc cật lực, bị áp lực về thời gian.
Đỗ Trọng Hiếu - 24 - Lớp TC28E KTĐN
Trường Đại Học Ngoại Thương

- Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa còn chưa đồng
bộ, chồng chéo và có nhiều văn bản thay thế nên không thể cập nhật và bao quát
được toàn bộ dẫn tới những sai sót không nên.
2.3.4 Thành tựu của hoạt động logistics
- Trong thời kỳ cả nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, nhưng công ty vẫn duy
trì được lợi nhuận, đảm bảo đời sống ổn định cho cán bộ nhân viên công ty.

- Trong vòng gần 5 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics, ban
đầu cô ng ty chỉ làm dịch vụ cước cho khách hàng xung quanh khu v ực
Châu Á, Châu Âu, nay công ty có thể đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho kh ách
hàng trê n toàn thế giới . Còn vận chuyển nội địa trong nước năm 2009, công ty
chỉ phục vụ khách hàng vận chuyển xung quanh khu vực miền Bắc, nhưng nay đã
mở rộng thị trường vận chuyển trên toàn quốc.
2.3.5 Hạn chế và nguyên nhân.
- Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc, cơ sở hạ tầng của công ty còn yếu, còn thiếu,
thiết bị phục vụ chưa đáp ứng hết yêu cầu công việc. Chủ yếu là công ty phải đi
thuê. Công ty cần mở rộng, nhiều vốn để mua sắm các máy móc, thiết bị.
- Các khách hàng của công ty vẫn là các khách hàng công ty nhỏ lẻ, chưa có nhiều
các khách hàng thuộc các khu công nghiệp.
- Các phí như phí kho bãi, cước container, vận tải, xăng dầu, bốc dỡ… còn cao nên
tác động tới chi phí lưu thông của công ty dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh. Tình
hình giá cả xăng dầu trong nước nói riêng và trên toàn thế giới nói chung luôn luôn
biến động, giá xăng dầu luôn ở mức cao nên ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh
doanh của công ty.
- Thiếu đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực logistics được đào tạo bài bản :
Đối với nghiệp vụ logistics, để thực hiện quản lý dây chuyền cung ứng (Supply
chain management) đòi hỏi nhân viên giao nhận phải có trình độ kinh doanh quốc
tế, kiến thức công nghệ thông tin ở mức nhất định. Logistics là hoạt động toàn cầu,
liên quan đến luật lệ của nhiều nước. Nguồn nhân lực cho ngành này chủ yếu được
lấy từ các đại lý hãng tàu hoặc từ các công ty giao nhận vận tải biển và sử dụng
theo khả năng của họ. Rõ ràng, với một nguồn nhân lực thiếu chuyên môn, yếu
nghiệp vụ như vậy thì khả năng cạnh tranh sẽ như “trứng chọi đá” trước các hãng
logistics nước ngoài với thế mạnh về vốn và công nghệ, cộng thêm đội ngũ nhân
lực giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Thực sự đây là hạn chế lớn cho các công ty
Đỗ Trọng Hiếu - 25 - Lớp TC28E KTĐN

×