Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.03 KB, 72 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong bối cẩnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
kinh doanh hàng hoá dịch vụ nói chung và hoạt động giao nhận vận tải quốc tế nói
riêng luôn là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn của hoạt động xuất nhập khẩu, nó
phục vụ cho nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các khu vực và giữa các quốc gia trên
thế giới. Đây là loại dịch vụ Thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi
nhuận thu được lại tương đối ổn định, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát
triển nhịp nhàng, cân đối, mở rộng các mối quan hệ về nhiều mặt (chính trị, luật pháp
văn hoá – xã hội…) với các quốc gia khác nhau. Có thể nói giao nhận vận tải hàng
hóa quốc tế là nhịp cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, giao nhận vận
tải quốc tế là một khâu quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình kinh doanh
xuất nhập khẩu và nhất là trong thời đại như hiện nay nhu cầu xuất nhập khẩu là rất
lớn.
Ngày nay xuất khẩu là hoạt động quan trọng để thúc đẩy quá trình hội
nhập - Hội nhập để cùng tồn tại và phát triển. Cùng với xu thế toàn cầu hóa,
Việt Nam đang trong quá trình tham gia sâu hơn vào nền kinh tế thế giới,
chính vì vậy vấn đề xuất khẩu hiện nay rất được nhà nước ta quan tâm,
khuyến khích và vai trò của các công ty giao nhận vận tải hàng hóa càng không
thể nào thiếu trong vấn đề quyết định sự thành công của việc xuất nhập khẩu
hàng hóa quốc tế.
Hoạt động giao nhận vận tải tại nước ta trong thời gian gần đây có những
bước phát triển vượt bậc. Đó là sự gia tăng về số lượng của các công ty giao nhận, sự
cải tiến về chất lượng dịch vụ phần nào đáp ứng được nhu cầu cung ứng dịch vụ
Logistics của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước.
Nước ta với nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như: hệ thống sông
ngòi đa dạng, cảng sông cảng biển nhiều rất thuận lợi cho việc giao nhận hàng
hóa đường biển. Tuy nhiên một hạn chế lớn nhất đối với việc giao nhận hàng hóa là
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG


nước ta hầu như là cảng sông, cảng biển nhỏ, chưa thể trở thành cảng biển quốc tế
hay trung chuyển hàng hóa quốc tế. Các công ty giao nhận của Việt Nam vẫn chưa có
khả năng vận chuyển các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp được đơn hàng lẻ. Đồng
thời nước ta đã gia nhập vào WTO nên các nhà cạnh tranh nước ngoài đã xâm nhập
vào thị trường giao nhận với mức cạnh tranh rất cao trong đó có rất nhiều đại gia có
tên tuổi ở nước ngoài: DHL express, FedEx express, TNT Logistics…, các công ty
trong nước không còn được nhà nước bảo hộ nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Cùng với sự phát triển của giao nhận hàng hóa Thương mại quốc tế, giao nhận
vận tải quốc tế ngày càng phát triển, các công ty cạnh tranh gay gắt với nhau. Hiện
nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có gân 400 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực giao nhận vận tải thuộc đủ các thành phần kinh tế hoạt động rộng khắp trong cả
nước, tiêu biểu là Vietrans, Vietfract, Vinalines… và nhiều doanh nghiệp cổ phần hay
doanh nghiệp tư nhân khác. Nhưng lĩnh vực hoạt động giao nhận quốc tế là lĩnh vực
còn rất mới mẻ đối với nước ta, hơn nữa hoạt động giao nhận quốc tế lại là một công
việc hết sức phức tạp, liên quan đến yếu tố nước ngoài như luật pháp- văn hóa của
các nước bạn hàng, ngôn ngữ, tập tục, tập quán, các thông lệ quốc tế… Do đó có
nhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ lên ngang
tầm quốc tế để phục vụ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác. Công ty TNHH Nhất Phong Vận là một trong những doanh nghiệp Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Bên cạnh những
kết quả đạt được, hoạt động của công ty còn có nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng tới hiệu
quả kinh doanh.
Đứng trước đòi hỏi ngày càng khắc khe của các khách hàng buộc các nhà
cung ứng dịch vụ giao nhận trong đó có công ty Nhất Phong Vận buộc phải cải tiến
chất lượng dịch vụ nhằm mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay mọi công ty giao nhận của Việt
Nam đều cần phải có những chiến lược để nhận biết những cơ hội và nắm bắt các
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 2
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG

mặt thuận lợi của cơ hội đó để vạch ra chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả. Do
đó, mục tiêu chính của bài này là:
• Tình hình hoạt động của công ty, cũng như quy trình xuất, nhập hàng
hóa và khai Hải quan đối với hàng nhập và hàng xuất.
• Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại
công ty, tìm ta những khiếm khuyết để có thể cải thiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đánh giá lại quy trình cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và khai Hải
quan của công ty để tìm ra thị trường tiềm năng, khả năng đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.
Vì thời gian, năng lực và trình độ có hạn nên em chỉ nghiên cứu dựa trên những
tài liệu của công ty, sách và internet.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế, hiện trường.
Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của tổ chức, các niên
giám thống kê, thông tin trên báo chí, internet và các nghiên cứu trước đây.
• Phương pháp so sánh, tổng hợp:
So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các thông số thị trường,
các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
5. Kết cấu chuyên đề
Bài chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của
công ty TNHH Nhất Phong Vận trong những năm qua.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty
TNHH Nhất Phong Vận đến năm 2015.
Mặc dù đã cố gắng bổ sung, tu chỉnh nhiều lần nhưng chuyên đề này chắc

chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Thầy Cô xem xét sửa chữa để bài
viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1. Khái quát chung về dịch vụ Logistics
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Logistics
1.1.1.1 Khái niệm về Logistics
Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ
“Marketing”, từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác.
Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể
truyền tải được hết ý nghĩa của nó.
Một số định nghĩa Logistics là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhà cung ứng
các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hoá…
Vậy Logistics Là Gì?
Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này:
Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ
nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu
dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Trong lĩnh vực sản xuất, Logistics là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm
bảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ… cho hoạt động của tổ
chức/ doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả; bên cạnh đó
còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới.
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị
trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là
nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối
cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (Logistics anh Supply Chain
Management, tác giả Ma Shuo, 1999).

Theo hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ (CLM), Logistics là quá trình hoạch
định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật
liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
từ điểm xuất phát đầu tiên đền điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu
thông và tích trữ một cách hiệu quả tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành
phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết
thúc nhằm mụch đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng.
Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho
nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan.....từ
nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách
rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải (Nguồn:
UNESCAP..........................)
Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển
và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ
đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (World Marintime
Unviersity‐ Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998).
Một số định nghĩa khác về Logistics cũng khá phổ biến:
• Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế
hoạch nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin và dòng chảy của vốn… nó
bao gồm cả những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống
kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay.
• Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối/ sắp xếp và thay thế nguồn
nhân lực và nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc…
• Logistics là quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá
trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ … từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi
tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

• Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý
các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
• Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch và thực hiện những
lợi ích và công dụng của các nguồn tài nguyên cần thiết nhằm giữ vững hoạt động
của toàn bộ hệ thống…
1.1.1.2 Sự hình thành và phát triển Logistics
Các nguồn tài nguyên trên trái đất là hữu hạn, nhưng ước muốn của con người
lại vô hạn. Chính vì vậy, Logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối ưu, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của bản thân và xã hội một cách tốt nhất. Thời kỳ trước đây, do bị ngăn trở bởi
khoảng cách địa lý và điều kiện truyền thông chưa cho phép, nên người ta chỉ có thể
áp dụng Logistics trong phạm vi hẹp: công ty, ngành, địa phương, quốc gia. Còn giờ
đây, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, không bao lâu nữa, mạng điện tử
sẽ cho phép con người vượt qua các trở ngại về thời gian và không gian, tạo điều kiện
cho Logistics toàn cầu ra đời và phát triển.
Trong vài thập niên gần đây Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại
kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới, điển hình như: Hà Lan, Thuỵ Điển,
Đan Mạch, Hoa Kỳ… Trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thuật ngữ
Logistics được nhắc đến nhiều ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và đặc biệt phát
triển ở Singapore; và ở Việt Nam thì thuật ngữ này còn mới mẻ.
1.1.1.3 Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh
nghiệp
Để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia,
các công ty đủ mạnh đã và đang nổ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn
nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụm môi trường
kinh doanh… tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển.
Trước đây, để đi từ cơ sở của người sản xuất đến tay người tiêu dùng (đặc biệt
trong giao nhận hàng từ nước này tới nước khác) hàng hóa thường phải qua tay nhiều

người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau, phải chịu nhiều rủi ro mất
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
mát, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải,
theo đó trách nhiệm với mỗi người vẫn tải chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch
vụ do người đó đảm nhận mà thôi. Từ đó, container hóa đã ra đời, là tiền đề cho sự
phát triển vận tải đa phương thức. Theo phương thức này, người gửi hàng chỉ cần ký
hợp đồng vận tải với một người, người này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
toàn bộ vận chuyển hàng hóa bằng một hợp đồng duy nhất mặc dù đó không phải là
người vận chuyển thực sự.
Trong doanh nghiệp thì Logistics là làm tối ưu hóa quá trình về vị trí và thời
gian, lưu chuyển và lưu trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của quá trình cung ứng cho
đến tay người tiêu dùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm,vai trò và tác dụng của Logistics
1.1.2.1 Đặc điểm của Logistics
Thực ra Logistics được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành không chỉ trong
Quân sự từ rất lâu, được hiểu là hậu cần, mà nó còn áp dụng trong sản xuất tiêu thụ,
giao thông vận tải…
Vì vậy trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistic) người ta chia hoạt động
logistics thành Supply Chain Managment Logistics – Logistics quản lý chuỗi cung
ứng; Transportation Management Logistics ‐ Logistics quản lý vận chuyển hàng hóa;
Warhousing/ Inventery Management Logistics – Logistics về quản lý lưu kho, kiểm
kê hàng hoá, kho bãi.
Như vậy quản lý Logistics là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hopạt động của
nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào người làm giao nhận có khả năng làm tất cả
các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục
hải quan, phân phối….mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ logistics. Xét về
điều kiện này thì hầu như chưa có công ty Việt Nam nào có thể làm được, chỉ một số
rất it các công ty nước ngoài và cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay như: DHL Danzas,
TNT Logistics…

SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác
nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động Logistic
như sau:
• Logistics tự cung cấp:
Các công ty tư thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các
phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả
con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn
trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với
từng địa phương.
• Second Party Logistics (2PL)
Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận.
Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài
các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ
bản. Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư.
• Third Party Logistics (TPL) hay Logistics theo hợp đồng.
Phương thức này có ý nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các
hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc một số hoạt
động có chọn lọc. Cách giải thích khác của TPL là các hoạt động do một công ty
cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ, tối thiểu bao
gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất một năm có hoặc
không có hợp đồng hợp tác. Đây được coi là một liên minh chặt chẽ giữa một công ty
và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động
Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo hợp đồng dài hạn.
• Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
FPL là một khái name phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp
ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các

hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát
và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao gồm lĩnh
vực rộng hơn gồm cả các hoạt động của TPL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và các
quản lý tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất, nơi thực
hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong suốt
chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và mối quan hệ
bền lâu.
1.1.2.2 Vai trò của Logistics
• Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau. Ở góc độ tổng thể ta thấy logistics gần như là mối liên kết kinh
tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa.
Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 10
Hình 1.1: Mô hình và đường nối điểm nút
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
 Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics thì sẽ góp phần quan
trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ
có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền Logistics hoạt động liên
tục, nhịp nhàng.
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi Logistics, theo
đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị
tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi
người.
Hiệu quả hoạt động Logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của
nền kinh tế. Việc giảm chi phí Logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược
thúc đẩy xuất khẩu phát triển và tăng trưởng của mỗi quốc gia.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 11
Nghiệp vụ quản lý

Lập kế hoạch Thực hiện Kiểm tra
Các nguồn lực
tự nhiên (đất
đai, cơ sở vật
chất, thiết bị)
Nguồn nhân
lực
Nguồn tài
chính
Nguồn thông
tin
Quản trị Logistics
Nguyên lưu kho trong Thành
liệu sản xuất phẩm
Nhà
cung
cấp
Đầu vào của
Logistics
Các hoạt động Logistics
+ Dịch vụ khách hàng + Lựa chọn địa điểm nhà máy
+ Dự báo nhu cầu và kho chứa
+ Thông tin trong phân phối + Thu gom
+ Kiểm soát lưu kho + Đóng gói
+ Vận chuyển nguyên vật liệu + Xếp dỡ hàng trở lại
+ Quá trình đặt hàng + Phân loại hàng hóa
+ Dịch vụ và phụ kiện hỗ trợ + Kho tàng và lưu kho
Khách
hàng
Định hướng thị

trường (lợi thế
cạnh tranh)
Tiện lợi về thời
gian và địa điểm
Vận chuyển hiệu
quả đến khách
hàng
Tài sản sở hữu
Đầu ra của
Logistics
Hình 1.2: Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản
Nguồn: Lamber, Strategic Logistics management, page 3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Hoạt động Logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh cho một quốc gia trên
trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí Logistics của một quốc gia còn được
xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.
Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt… sẽ thu hút
được đầu tư từ các công ty hay các tập đoàn lớn trên thế giới.
• Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải
quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi
các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu,
hàng hóa, dịch vụ, ... logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động
đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá
sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ: chọn sai vị trí,
chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển
không hiệu quả.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn

nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…; chủ động trong việc lên
kế hoạch sản xuất, sản xuất hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng
chi phí thấp nhất.
Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ.
Giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận
chuyển. Thông qua dịch vụ Logistics, các công ty Logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm
việc ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tài để đưa hàng
từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài
về sự khác biệt hóa và tập trung.
Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động
marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P – Right
Product, Right Price, Proper Promotion, anh Right Place).
Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm
đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Sản
phẩm/ dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá
trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 13
m
a
r
k
e
t
i
n
g

logistics
[Type a quote from the
document or the summary of
an interesting point. You can
position the text box
anywhere in the document.
Use the Text Box Tools tab to
change the formatting of the
pull quote text box.]
Sản phẩm
Vị trí/ dịch vụ khách hàng
Chi phí quản lý
kho
Chi phí sản xuất
Chi phí vận tải Chi phí dự trữ
Chiêu thịGiá cả
Chi phí giải quyết đơn hàng
và thông tin
Hình 1.3: Sơ đồ cân đối chi phí trong marketing và logistics
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
1.1.3. Các loại dịch vụ logistics
1.1.3.1. Dịch vụ vận tải
Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán chuyển vị
trí của hàng hoá và bản thân con người từ nơi này đấn nơi khác bằng các phương tiện
vận tải.
Trong nền kinh tế thì vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, với các đặc
điểm sau:
- Quá trình sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không
gian lên đối tượng chuyên chở chứ không phải là quá trình tác động về mặt kinh tế
lên đối tượng lao động.

- Sản phẩm vận tải là vô hình: nó không có hình dạng, kích thước cụ thể,
không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành và tiêu thụ
ngay trong quá trình sản xuất. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm cũng được
thiêu thụ ngay
- Vận tải không có khả năng dự trữ sản phẩm. Các ngành sản xuất vật
chất khác có thể sản xuất ra một số sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên đột
xuất, còn trong sản xuất vận tải để thoả mãn nhu cầu tăng lên đột xuất người ta chỉ có
thể dự trữ năng lực chuyên chở của phương tiện chuyên chở như dự trữ thêm toa xe,
đầu máy, ôtô…
1.1.3.2. Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải
Người cung cấp Logistics có thể cung cấp các phương thức vận tải: đường
biển, đường sông, đường hàng không, đường bộ, đường sắt hoặc kết hợp hai hay
nhiều phương thức lại với nhau – vận tải đa phương thức. Mỗi phương thức vận tải
có những ưu, nhược riêng. Muốn kinh doanh Logistics cần phải hiểu được những đặc
điểm riêng đó.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 14
Hình 1.4: Các loại hình vận tải
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
• Vận tải đường thuỷ
Vận tải đường thủy nội bộ có đặc điểm:
- Là loại hình có chi phí tương đối thấp: không phải đầu tư cho xây đường để đi,
dễ dàng gia nhập hay ra khỏi ngành
- Thường vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp, dạng hàng khối như khoáng sản,
sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp với cự ly vận chuyển dài
- Chi phí vận tải thấp nhưng thời gian trung chuyển dài
- Mức độ tiếp cận thấp nhưng năng lực vận tải thì lớn
Vận tải đường thủy quốc tế có đặc điểm:
- Tàu vận chuyển hàng hóa thông dụng: Có sức chứa hàng hóa lớn; Vận tải
thường được thực hiện dưới dạng hợp đồng; Có nhiều tàu có luôn cần cẩu để bốc xếp
hàng

- Tàu vận chuyển hàng khối: Thiết kế đặc biệt để chở khoáng sản; Có thể dùng để
chở nhiều loại hàng hóa
• Vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ có đặc điểm:
- Mức độ tiếp cận cao
- Thời gian trung chuyển nhanh hơn đường sắt và đường thủy
- Độ tin cậy bị ảnh hưởng lớn bởi thời tiết
- Kích cỡ của xe vận tải nhỏ phù hợp với chiến lược hàng tồn kho thấp và nhanh
chóng nạp lại hàng vào kho
- Chi phí vận tải hơi cao so với đường sắt và thủy nhưng đổi lại là nhanh hơn
• Vận tải đường sắt
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Vận tải đường sắt có đặc điểm:
- Khả năng vận chuyển nhiều loại hàng khác nhau hơn so với các loại hình khác
- Số lượng nhà cung cấp dịch vụ này là không nhiều.
Việt Nam: 1 nhà vận tải
Mỹ: một vài nhà vận tải
- Tàu hỏa là hệ thống vận tải đường dài, với khối lượng lớn (chi phí cố định cao)
- Mức độ tiếp cận không cao
- Thời gian trung chuyển không đều và thường dài
• Vận tải hàng không
Vận tải đường không có đặc điểm:
- Bất cứ hãng vận tải hàng không nào cũng có thể chở hàng hóa, mặc dù vậy có
một vài hãng không chở gì khác ngoài hàng hóa
- Cấu trúc giá với chi phí biến đổi cao so với chi phí cố định
- Thời gian trung chuyển là nhanh nhất trong các loại hình vận tải, nhưng giá cước
vận tải thì cao nhất
- Thường vận chuyển hàng có giá trị cao, khối lượng thấp
- Mức độ tiếp cận và năng lực là thấp

- Độ tin cậy phụ thuộc vào thời tiết nhiều hơn so với các loại hình khác
• Vận tải đường ống
Vận tải đường ống có đặc điểm:
- Thường dùng để vận chuyển dầu, khí
- Không phù hợp cho vận tải thông thường
- Mức tiếp cận thấp
- Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp
- Lợi ích chính là giá cước vận tải thấp
• So sánh các loại hình vận tải
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 16
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
1.1.3.3. Dịch vụ phân phối
Phương thức phân phối trực tiếp bao gồm việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ
trực tiếp cho khách hàng… ví dụ, trực tiếp mail, bán lẻ, catalog, hoặc trên Internet.
Phương pháp gián tiếp bao gồm việc có một trung gian, ví dụ, bằng cách sử
dụng bán buôn và nhà phân phối, hoặc nhà bán lẻ (trung gian là một chuỗi cửa hàng
bán lẻ lớn: Kmart).
1.1.3.4. Dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính
Máy vi tính và những thành tựu của công nghệ thông tin đã có những đóng
góp quan trọng quyết định sự lớn mạnh nhanh chóng và không ngừng của Logistics.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó là vũ khí cạnh
tranh lợi hại, giúp tăng khả năng cạnh tranh trong mọi lĩnh vực, kể cả Logistics.
Muốn quản trị Logistics thành công thì trước hết phải quản lý được hệ thống
thong tin rất phức tạp trong quá trình này. Hệ thông thong tin Logistics bao gồm
thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của
doanh nghiệp), thông tin trong từng bộ phận chức năng (Logistics, kỹ thuật, kế toán –
tài chính, marketing, sản xuất…), thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng
(kho hàng, bến bãi, vận tải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận công
đoạn trên.
Công nghệ thông tin là chìa khoá vạn năng để giải quyết vấn đề sống còn của

Logistics. Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho việc trao đổi thông tin
được nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ cho chuỗi tích hợp hoạt động Logistics trên toàn
bộ hệ thống với công cụ không thể thay thế - máy vi tính.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 17
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Máy vi tính dùng để lưu trữ các dữ liệu của đơn đặt hàng, quá trình thực hiện
đơn hàng, quản lý thành phẩm, theo dõi dự trữ, quá trình sản xuất, thanh toán và quản
lý kho bãi, vận tải… Máy vi tính giúp lưu trữ, xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác
và khi các máy được kết nối sẽ giúp cho trao đổi thông tin diễn ra chính xác, kịp thời.
Hệ thống thông tin (máy tính và mạng) là yếu tố không thể thay thế trong việc
hoạch định và kiểm soát hệ thống Logistics, với hệ thống xử lý đơn hàng là trung
tâm. Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho người ta đưa ra những quyết
định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất.
Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng chính là trung tâm thần kinh của toàn bộ
hệ thống Logistics. Tốc độ và chất lượng của luồng thông tin để xử lý đơn hàng tác
động trực tiếp đến chi phí và hiệu quả của toàn bộ quá trình. Nếu thông tin được trao
đổi nhanh chóng, chính xác thì hoạt động Logistics sẽ tiến hành hiệu quả, ngược lại
sẽ làm tăng chi phí lưu kho, lưu bãi, vận tải, làm ch việc giao hàng diễn ra không
đúng thời hạn và làm mất khách hàng sẽ là điều không thể tránh khỏi. Nghiêm trọng
hơn nữa thông tin không chính xác, kịp thời có thể làm cho quá trình sản xuất kém
hiệu quả do phải thường xuyên thay đổi kế hoạch, quy mô để đáp ứng yêu cầu thực
tế; nếu tình trạng đó kéo dài sẽ đẩy doanh nghiệp tới thua lỗ, thậm chí phá sản.
1.1.3.5. Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua – người bán và bên
thứ ba – các nhà thầu phụ; kết quả của quá trình này là tạo ra giá trị gia tăng cho sản
phẩm hay dịch vụ được trao đổi.
Dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt,
chúng không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng cũ mà có thể lôi kéo,
thu hút thêm được khách hàng mới. Đây chính là điểm mấu chốt giúp các doanh
nghiệp đứng vững trên thương trường và thành công.

SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 18
Hình 1.5: vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics
1.2.1. Điều kiện địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh
có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc
và 106°22' – 106°54' Đông,
phía Bắc giáp tỉnh Bình
Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh, Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Đồng Nai, Đông Nam
giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Tây và Tây Nam giáp tỉnh
Long An và Tiền Giang. Nằm
ở miền Nam Việt Nam, Thành
phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội
1.730 km theo đường bộ,
trung tâm thành phố cách cách
bờ biển Đông 50 km theo
đường chim bay. Với vị trí
tâm điểm của khu vực Đông
Nam Á, Thành phố Hồ Chí
Minh là một đầu mối giao
thông quan trọng về cả đường
bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong
vùng và còn là một cửa ngõ
quốc tế.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 19

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng
cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen
kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại,
vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung
bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các
quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình,
khoảng 5 tới 10 mét.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài
Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông
Sài Gòn với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông
Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng
225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông
Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của
Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng
Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong
đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài
các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng
chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông,
Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống
sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển trong vận tải đường sông.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Cả nước có hơn 150 cảng, trong đó có 49 cảng được phân loại là cảng biển
bao gồm 166 bến, 332 cầu tàu với tổng chiều dài hơn 40 km. Phần lớn cảng ở Việt
Nam là cảng nhỏ, chỉ có 14 cảng được xem là mức trung bình của quốc tế như Hải
Phòng, Cát Lái hay VICT… nhưng đều là “cảng biển ở trên sông. Các cảng biển
đang gánh nhiều hàng hoá nhất Việt Nam ở TPHCM là một điển hình, vì đều nằm
trên sông.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 20

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Ngoài ra, các dịch vụ logistics khác ngoài vận tải biển ở Việt Nam cũng đắt đỏ
(kẹt đường, kẹt cầu, thời gian vận chuyển đường bộ cao và chi phí vận chuyển cũng
cao), đã làm chi phí logistics của Việt Nam cao so với nhiều nước, trở thành gánh
nặng cho các doanh nghiệp và giao thương hàng hoá. Ở Mỹ chi phí logistic bằng
9,5% GDP, Nhật là 11%, Hàn Quốc 16%, Trung Quốc 21,6% còn Việt Nam chiếm
tới 25% GPD, tức 17-18 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
Lý do đầu tiên và quan trọng nhất giải thích tại sao chi phí logistics của doanh
nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam cao là hạ tầng cảng biển, thiếu cảng nước sâu cho
tàu lớn, tàu mẹ nhưng thừa cảng nhỏ. Trong khi đó, giao thương hàng hoá thì tăng
20-25% mỗi năm.
Ngoài hạ tầng cảng, logistics ở Việt Nam còn yếu kém cả đường bộ, đường
không, cầu cống, nhân lực...là những vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt
Hạ tầng cơ sở và các trang thiết bị dành cho logistics còn yếu kém, lạc hậu,
thiếu đồng bộ; hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện, trang thiết bị
như xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệ
thống đường ống, đèn chiếu sáng... nói chung còn thô sơ; hệ thống vận tải đường
không, đường biển, đường sắt, đường bộ và đường sông còn nhiều hạn chế, ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động logistics. Đây cũng chính là thực trạng
chung của cả nước bao gồm cả Tp. Hồ Chí Minh.
1.2.3. Môi trường pháp lý
Bên cạnh đó, cũng phải nói đến cơ sở hạ tầng về vận tải, kho hàng còn yếu
kém, hành lang pháp lý không rõ ràng đã cản trở sự phát triển logistics ở Việt Nam.
Loại hình dịch vụ tổng hợp này có liên quan đến sự quản lý của nhiều bộ ngành như
giao thông vận tải, thương mại, hải quan, đo lường và kiểm định... Việc mỗi bộ ban
hành một quy định riêng, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau, gây ra những trở ngại
không nhỏ cho ngành logistics. Do vậy, để hỗ trợ cho ngành này, Nhà nước có thể
đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, điều chỉnh hành lang pháp lý để tránh tình
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 21
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG

trạng chồng chéo, gây ra những ách tắc không đáng có cho hoạt động của doanh
nghiệp.
1.2.4. Tình hình phát triển vận tải đa phương thức tại Tp.Hồ Chí
Minh
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu
mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội,
vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải
hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng
khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa
nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không, Sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất
nhà ga. Năm 2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73.743 tấn hàng hóa,
239 triệu lượt người và bốc xếp 44.341 tấn hàng. Toàn thành phố hiện nay có khoảng
340.000 xe hơi và 3,5 triệu xe máy, gần gấp đôi so với Hà Nội.
Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận - do
Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn đường
chuyên dụng. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh
đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng
lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông
đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối
lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.
Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở
các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây
Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần
41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng
bằng sông Cửu Long.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 22
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến
Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất

Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước... Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao
thông hành khách. Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm
25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Cảng Bến
Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528 m, Có
thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 - 20.000 tấn cập bến. Tuy năng lực của các cảng
của Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ,
đường biển và đường sông gặp khó khăn. Tại hầu hết các cảng đường sông, do thiết
bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công.
Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống
đường xá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có
239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó
khăn cho các phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có
trọng tải thấp hay đang trọng tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ
thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa
còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa. Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị,
Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng.
Các cảng chính ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm có:
• Tân Cảng Sài Gòn (SaiGon New Port), cảng Sài Gòn, Cảng Cát Lái, Cảng
Thị Vải, Cảng Cái Mép, Cảng Khánh Hội.
• Cảng VICT (Vietnam International Container Terminal) gần khu chế xuất
Tân Thuận - Đây là cảng container lớn nhất Việt nam và có thể sánh cùng với các
cảng tầm cỡ của các nước trong khu vực. Vị trí cảng rất thuận lợi cho việc chuyên
chở hàng hoá từ thành phố Hồ Chí Minh đi khắp nơi trên thế giới và là nơi tiếp nhận
container từ nước ngoài về. Các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt nam đã rất để ý
đến khu chế xuất Tân Thuận bởi vì một lý do hết sức quan trọng đó là việc vận
chuyển hàng hoá thuận tiện thông qua cảng VICT.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
1.2.5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện
tử ở Tp. Hồ Chí Minh

Về hạ tầng thông tin, đây chính là điểm yếu các doanh nghiệp logisitics Việt
Nam. Mặc dù các doanh nghiệp logisitics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng
CNTT vào hoạt động kinh doanh của mình những điều này vẫn còn kém xa so với
các công ty logisitics nước ngoài. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần
lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ
của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and
trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ … Chúng ta nên biết
visibility (khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng) là một yếu tố được các chủ
hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logisitics cho mình. Ví
dụ: Bản thân các công ty như APL Logisitics, Maersk Logisitics được Nike chọn là
nhà cung cấp dịch vụ cho mình là họ có thể cung cấp cho Nike công cụ visibility –
trong bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ nơi nào nhân viên của Nike cũng có thể nắm
bắt và có thể kéo ra bất kỳ các loại báo cáo liên quan đến các đơn hàng của mình đã,
đang và sẽ được thực hiện bởi các công ty trên. Điều này sẽ giúp Nike tính toán tốt
những dự báo, kiểm soát hàng tồn, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng ở chi phí
tối ưu nhất.
1.2.6. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics
Ngành dịch vụ logistics (giao nhận - kho vận) tại Việt Nam thời gian gần đây
đã phát triển khá nhanh về tốc độ và số lượng.
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 600 - 700
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng 800 - 900 trên cả
nước. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, trung bình mỗi tuần có
một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng
logistics.
- Nhân lực chưa đồng bộ
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Việc phát triển nóng của ngành logistics là điều đáng lo ngại, do các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số...) vẫn rất nhỏ
bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần là tương đối lớn (từ 200-

300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện,
cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý
khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều.
Nói chung, hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ
chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
VIFFAS cũng cho biết, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực
phục vụ trong ngành. Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên của VIFFAS (có đăng
ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5.000 người. Đây là lực lượng được
coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4.000 - 5.000 người thực hiện dịch
vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác, nhưng chưa tham
gia hiệp hội.
Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau. Lao
động ở trình độ đại học thì được đào tạo chủ yếu từ trường các đại học kinh tế và
ngoại thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo
khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ...
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động liên quan đến logistics, đều
khiếm khuyết, nếu không nói là chưa có đội ngũ nhân lực chuyên về logictics hoặc
hiểu về logictics còn chung chung.
Trong các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được
Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miền
Nam là thời gian sau ngày giải phóng. Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu
các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng hạn
trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại học. Hiện thành phần
này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 25

×