Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

nghiên cứu tổng quan những vấn đề có liên quan đến đề tài 1.tranh khắc gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 37 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 9
1.2.Lịch Sử Tranh Khắc gỗ Việt Nam 9
1.3. Tranh Khắc Gỗ Nước Ngoài 10
1.3.3. Tranh Khắc Gỗ Trung Quốc 13
Tranh Dân Gian Việt Nam 14
2.1.Tranh Hàng Trống 14
2.2.Tranh Đông Hồ 16
CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CẢM HỨNG ĐỀ TÀI 18
2.1.Dân Tộc HMông 18
2.1.2.Trang phục và những họa tiết hoa văn trên trang phục của dân tộc Mông 22
2.1.3.Trò Chơi Dân Gian Trẻ Em 26
26
CHƯƠNG 3.THỂ HIỆN SẢN PHẨM TỐT NGHIỆP 27
3.1.Sản Phẩm Tranh Khắc Gỗ “Chơi Quay” 27
Khi hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng là lúc người Mông ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu
chuẩn bị đón Tết. Tết của người Mông thường kéo dài đến hết tháng Chạp. Từ mùng một
đến mùng ba, người Mông tổ chức thăm hỏi, chúc Tết họ hàng, người thân và bạn bè. Sau
đó, họ tổ chức vui chơi Tết 27
Trong bức tranh này, em đã lấy ý tưởng từ hình ảnh các em bé người dân tộc khi đang
chơi một trò chơi dân gian phổ biến của trẻ em Việt Nam. Trong khuôn khổ 50x70 nằm
ngang bức tranh là cảnh các em nhỏ người dân tộc đang chơi đánh quay, mảng chính là
3 em bé, phía sau có những người khác đang cổ vũ được khắc nhỏ hơn để tạo không
gian cho bức tranh, tạo viễn cảnh xa gần mà không gây cho người xem sự nhàm chán và
ức chế. Em đã chọn cách thể hiện bức tranh bằng cách in lên chất liệu giấy gió kết hợp
với những mảng màu mang đậm bản sắc riêng của người dân tộc. Với 54 dân tộc anh
em, mỗi dân tộc đều có những phục trang rất riêng và độc đáo, thể hiện quan niệm thẩm
mỹ cũng như đặc trưng của từng vùng, miền, từng nền văn hóa khác nhau. Ở đây, em sử
dụng tông màu nóng, bao gồm màu đỏ, cam, nâu điểm thêm chút ít màu lạnh, tạo cho


người xem cảm giác nhộn nhịp, vui tươi, nhưng chứa đựng một bản sắc rất riêng của
người dân tộc Mông. Ở đây các nét khắc khỏe khoắn cũng phần nào tạo lên cá tính mạnh
mẽ, năng động các bé trai vùng cao. Đánh quay: còn gọi là đánh cù hoặc đánh gụ, là một
trò chơi dân gian phổ biến ở hầu hết các sắc tộc của Việt nam. Đây là trò chơi ngoài trời
chủ yếu dành cho các bé trai nhưng cũng còn được thanh niên và những người già chơi,
nó có thể có những tên gọi khác tùy theo sắc tộc như đánh tu lu (người Mông) Con
quay: thường được làm bằng gỗ tốt, bền, thường là gỗ xoan; hoặc thứ gỗ gì dễ đẽo
gọt sừng súc vật. Con quay có cấu tạo gồm 3 phần chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để
quấn dây 28
KẾT LUẬN 34
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP

Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa các thầy , cô !
Là một sinh viên được học tập và rèn luyện dưới mái trường Viện Đại
Học Mở Hà Nội trong 5 năm,cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới tất cả các thầy giáo,cô giáo trong trường,đặc biệt là thầy cô giáo Khoa Tạo
Dáng Công Nghiệp đã dậy dỗ em,cung cấp kiến thức và truyền cảm hứng học
tập,sáng tạo cho em trong suốt những năm học vừa qua .Ở đây em đã thu nạp
thêm cho mình được rất nhiều vốn hiểu biết quan trọng, được gặp gỡ giao lưu
bạn bè , đặc biệt dưới sự quan tâm của các thây các cô trong khoa đã tạo cho
chúng em có được cảm giác như ở mái nhà thứ hai vậy.
Kính chúc các thầy, cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác và
hạnh phúc trong cuộc sống.
Sinh Viên
Nguyễn Thành Hải



Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu nghệ thuật tạo hình trong tranh khắc gỗ đã sử dụng không gian,
nét chất liệu trong tranh khắc gỗ một điều gì đó rất đặc biệt,đã thôi thúc tôi
không ngừng tìm hiểu về dòng tranh đã có từ rất lâu này ,Trong tranh khắc gỗ
diễn đạt trân thực tình cảm của con người và của thiên nhiên, từ chỗ mô
phỏng rồi mô tả sự vật mang đến sức biểu cảm của hình tượng, sáng tạo ra
hình tượng tạo nên giá trị thẩm mỹ.
Nét, màu sắc và không gian không những diễn tả được hình khối, tạo
chất mà còn diễn tả được sự vận động tĩnh tại của sự vật và cao hơn nữa còn
biểu đạt được những trạng thái tình cảm của con người và thái độ của con
người với sự vật đó Ở tranh khắc gỗ, các yếu tố tạo hình thường gắn với nhau
thành một khối thống nhất như màu sắc, không gian ánh sáng, bút pháp thể
hiện đồng thời gây sức hấp dẫn ở yếu tố tạo hình có thể sử dụng riêng nét -
mảng - chấm, có khi thể hiện sự kết hợp ba yếu tố đó đặc điểm tâm sinh lý thị
giác của con người có quan hệ với đường nét qua ảo giác của mắt trước
đường nét khéo léo của người nghệ sĩ cách đưa nét một cách tinh tế hướng
ngang chỉ sự bình lặng, trầm hơi buồn, bình lặng. Trong tranh khắc gỗ người
nghệ sĩ không phải chỉ biết vẽ biết bố cục, mà phại là người nghệ sĩ thực sự
một người thợ bằng việc phải thể hiện tình cảm cảm xúc qua nét khắc tất cả
tạo hiệu quả bất ngờ phụ thuộc vào cảm hứng người nghệ sỹ.
Cách chúng ta hàng vạn năm có những hình chạm khắc nó đã tồn tại và
phát triển qua mấy trăm năm nay đã đi vào đời sống nhân dân được nhân dân
yêu thích giữ gìn. Qua nghiên cứu nội dung và phương pháp thể hiện các nhà
nghiên cứu mỹ thuật nước ta đã phân chia các loại tranh khắc gỗ như sau:
Tranh dân gian bao gồm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Làng Sình
Huế, tranh kim Hoàng - Hà Tây và tranh thờ Miền Núi Tranh khắc gỗ hiện

đại bao gồm: tranh khắc gỗ đen trắng và tranh khắc gỗ màu vậy thú chơi tranh
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
1
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
của nhân dân ta từ mấy trăm năm nay là gì? Bằng những ưu thế về đường nét
và hình nền tranh khắc gỗ cũng đem lại hiệu quả về nét về chiều sâu cho tác
phẩm. Tranh khắc gỗ cho ta hiểu biết hơn về nguồn gốc, tính đân tộc cũng
như tri thức, kỹ năng kỹ xảo và cách đơn giản hóa về hình mảng để kế thừa và
phát triển tranh khắc gỗ nói riêng hòa cùng dòng chảy mỹ thuật`Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của các dòng tranh hiện đại chúng ta phải biết,bảo
tồn lại những dòng tranh độc đáo quý báu mà ông cha ta để lại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua đợt đi thực tế tôi đã được tiếp xúc với các em nhỏ, được trực tiếp đứng
xem các em chơi đùa bên các trò chơi đặc chưng của mỗi vùng .Nhằm nghiên
cứu về các trò chơi những trẻ em người dân tộc Mông ở miền cao để đưa vào
trong tranh khắc gỗ, Một điều đáng buồn là hiện nay, người làm tranh khắc gỗ
chuyên nghiệp của Việt Nam ngày càng ít đi, thậm chí chỉ đếm trên đầu ngón
tay, những sản phẩm làm ra lại chủ yếu phục vụ du khách nước ngoài.
Sự khan hiếm của gỗ, chất liệu chính làm tranh cũng là một trở ngại để
tranh khắc gỗ giữ được bản chất. Thực tế cũng cho thấy rất ít những họa sĩ,
nghệ nhân tranh khắc gỗ gìn giữ được nguồn cảm xúc, cảm hứng để đi đến
tận cùng tác phẩm. Điều này cũng bởi để hoàn thành một tác phẩm tranh khắc
gỗ hoàn chỉnh phải qua rất nhiều công đoạn và phải vận dụng sự khéo léo của
nghệ thuật thủ công - một thử thách lớn cho những ai thiếu sự kiên trì, bền bỉ.
Những đứa trẻ miền núi đối với tôi là những đứa trẻ đặc biệt. Đặc biệt
bởi đôi chân nhem nhuốc và chai sần vì đi miết trên những con đường sỏi đá
mà không có lấy một đôi tổ ong lành lặn. Đặc biệt bởi mái tóc cắt rối, nhuốm
màu vàng hoe của nắng của gió miền cao, bởi khuôn mặt lấm lem nước mũi
nhưng vẫn cười hoan hỉ khi gặp các anh chị miền xuôi.
Trong chuyến đi thực tế tôi đã được gặp những trẻ em như vậy,các em

luôn vui vẻ cho dù có nhiều cặp mắt du khách có thể nhìn chúng em hơi chút
chạnh lòng cho hoàn cảnh.
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
Và trên hết, trẻ em mien núi đặc biệt với tôi bởi những ước mơ các em
mang theo xinh xắn, sâu sắc và đượm buồn hơn bất cứ giấc mơ nào tôi từng
được nghe.
Có những giấc mơ rất cao đẹp như là được làm thầy giáo hay bác sĩ cứu
người….tuy vậy nhưng giấc mơ rất đỗi thân thuộc vẫn là giấc mơ được ăn no
được có quần áo đẹp và được vui chơi thỏa thích .
Đúng vậy trẻ em ở đâu cũng đều là trẻ em như thế , nhưng ở đây dù không
có được các điều kiện như những trẻ em ở thành thị không được đầy đủ vật
chất,không được cha mẹ cho đi chơi công viên các em vẫn hồn nhiên vui tươi,ánh
măt luôn rạng ngời và đặc biệt là còn biết tự tạo ra sân choi cho riêng mình.
Tội thực sự ấn tượng khi được chứng kiến với các trò chơi do các em tạo
ra chỉ với những mẩu gỗ những khúc cây ở một bãi đất khoảng không vừa
phải là các em có thể đã tạo cho mình một trò chơi thú vị và đầy tính giải trí.
Ảnh ghi lại khoảnh khắc vui chơi hồn nhiên của các em bé miền núi

Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
3
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
Không có siêu nhân cũng không có ô tô, tàu lửa, trẻ em vùng cao đi tìm
ý nghĩa của tuổi thơ trong những trò chơi đã có tự ngàn đời. Và chính những
trò chơi giản đơn ấy đã truyền cho các em sức mạnh để vươn lên giữa đại
ngàn bao la.
Chính những xúc cảm ấn tượng đó đã tự hướng tôi tới đề tài những trò
chơi của cac em, những trò chơi mà các nhân vật trong cuộc chơi không hề co
sự ăn thua mầ trái lại là những nụ cười rạng rỡ những ánh mắt hồn nhiên của

mien gió núi.
3.Mục đích của luận văn
Qua luận văn ta không chỉ tìm hiểu về riêng một loại tranh khắc gỗ mà
còn làm cho ta hiểu sâu hơn hiểu rõ hơn về thể loại tranh này. Từ đó đi sâu
hơn phát triển rộng hơn thể loại tranh . Qua đó đồng thời giúp ta tìm hiểu
được những nét đẹp tiềm ẩn trong tranh khắc gỗ.
- Giúp cho bản thân hiểu sâu hơn vềsù độc đáo của màu sắc tự nhiên
vànhững giá trị nghệ thuật của dòng khắc gỗ.
- Nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ và góp phần gìn giữ, phát huy
tinh hoa văn hoá dân tộc, phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Giúp cho bản thân hiểu sâu hơn về sự độc đáo của màu sắc tự nhiên
và những giá trị nghệ thuật của dòng tranh dân gian Đông Hồ.
- Nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ và góp phần gìn giữ, phát huy
tinh hoa văn hoá dân téc,phục vô cho công tác giảng dạy sau này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm ra nét độc đáo của tranh dân gian khắc gỗ do hiệu quả của màu tự nhiên
- Chứng minh màu tự nhiên và kỹ thuật sử dụng màu là yếu tố quyết
định làm nên nét độc đáo của tranh dân gian Đông Hồ.
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
4
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
4.3. Đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài là muốn thể hiện bản sắc dân tộc
đặc biệt là của những trẻ em của người Mông ở Bắc Hà. Được thể hiện qua
đường nét của tranh khắc gỗ một thể loại tranh rất độc đáo.
Các cảnh vui chơi nô đùa bên nhau một cách say xưa nét mặt rạng ngời
của trè em dân tộc,các trò chơi rất vui nhộn của dân tộc Mông ở vùng cao ,để
đưa vào tranh khắc gỗ.

Qua nghiên cứu nội dung và phương pháp thể hiện các nhà nghiên cứu
mỹ thuật nước ta đã phân chia các loại tranh khắc gỗ như sau:
Tranh dân gian bao gồm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Làng
Sình Huế, tranh kim Hoàng - Hà Tây và tranh thờ Miền Núi
Tranh khắc gỗ hiện đại bao gồm: tranh khắc gỗ đen trắng và tranh khắc gỗ
màu vậy thú chơi tranh của nhân dân ta từ mấy trăm năm nay
Bằng những ưu thế về đường nét và hình nền tranh khắc gỗ cũng đem lại hiệu
quả về nét về chiều sâu cho tác phẩm.
Tranh khắc gỗ cho ta hiểu biết hơn về nguồn gốc, tính đân tộc cũng như
tri thức, kỹ năng kỹ xảo và cách đơn giản hóa về hình mảng để kế thừa và
phát triển tranh khắc gỗ nói riêng hòa cùng dòng chảy mỹ thuật Việt Nam.
Từ lâu nghệ thuật tạo hình đã sử dụng không gian và nét, một hiện tượng
không có trong tự nhiên, làm ngôn ngữ biểu hiện để diễn đạt tình cảm của con
người và của thiên nhiên, từ chỗ mô phỏng rồi mô tả sự vật mang đến sức
biểu cảm của hình tượng, sáng tạo ra hình tượng tạo nên giá trị thẩm mỹ.
Nét, màu sắc và không gian không những diễn tả được hình khối, tạo chất mà
còn diễn tả được sự vận động tĩnh tại của sự vật và cao hơn nữa còn biểu đạt
được những trạng thái tình cảm của con người và thái độ của con người với sự
vật đó.
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
5
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP

Tranh khắc gỗ Lê Phương Đông
4.4. Phạm vi nghiên cứu
Xung quanh các trò chơi dân gian của trẻ em dân tộc vùng cao Tây
Bắc.Những trò chơi đã có từ lâu được các em chơi bằng cả một niềm say mê
của tuổi trẻ,xoay quanh các trò chơi đơn giản nhưng hàm chứa nhiều điều
đằng sau nó, cả một nét văn hóa đặc chưng của đồng bào dân tộc từng vùng
riêng biệt. Để đưa vào tranh khắc gỗ được thể hiện bằng các đường nét nghệ

thuật hình,mảng và nét đắc sắc.
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích: Đối chứng các tư liệu của những tác phẩm tranh khắc của
một số họa sĩ Phương Đông và phương Tây, họa sỹ Việt Nam về phong cách
tạo hình và sự hình thành qua một số tác phẩm.
- Chứng minh: Dựa trên nguồn tài liệu thu thập nghiên cứu các tác phẩm,
các lý luận mang tính khoa học của nghệ thuật tạo hình và đặt biệt là nghệ
thuật về tranh khắc đen trắng nhằm giải chứng một cách khoa học làm sáng tỏ
những quan điểm của mình trong tạo hình
5.2. Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn
- Qua đợt đi thực tế Bắc Hà là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nơi
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
6
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó tập trung đông nhất là dân tộc
H’mông, Dao, Tày, Nùng. Mỗi dân tộc một sắc màu, một nét văn hóa đặc sắc
riêng, cùng góp phần làm phong phú bức tranh cuộc sống vùng cao.Thu thập
thông tin,cùng phương pháp nghiên cứu đời sống sinh hoạt và bản sắc riêng
của người dân tộc Mông ở Bắc Hà. Đồng thời nghiên cứu về các phiên chợ
mang đậm bản sắc của
- Minh họa: Tổng hợp hệ thống phân tích các phương pháp được áp dụng
để xử lý, đưa ra các tác phẩm, bình phẩm về phương pháp thể hiện theo
hướng so sánh, tư biện một cách đầy đủ để minh chứng làm rõ những điểm về
cấu trúc sự liên hệ mật thiết của các ngôn ngữ tạo hình trong cấu trúc mảng
trong tranh đồ họa nói chung và tranh khắc đen trắng nói riêng.
- Chuyên gia: Học tập, nghiên cứu. Tham khảo ý kiến của các giáo sư,
tiến sĩ, họa sỹ chuyên gia trong lĩnh vực tạo hình.
- Khảo sát: Nguồn, tư liệu và tác phẩm khi đua vào làm nội dung nguồn
tài liệu cho luận văn

5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
- Thống kê: Các tài liệu, sắp xếp theo tuần tự hợp lý với các nội dung đề
tài của luận văn.
- Điều tra: Thông tin nguồn tài liệu một cách khoa học cùng với các quan
điểm về nội dung để xác định chính xác các nội dung đưa ra những quan điểm
về cấu trúc mảng trong tranh khắc.
6. Đóng góp của luận văn
Qua luận văn giúp cho bản thân hiểu rõ hơn về cuộc sống phong tục tập
quán và các trò chơi của tré em dân tộc Mông ở Bắc Hà .Qua đó mà khai thác
những nét mới điểm độc đáo của vùng miền của đất nước. Cũng như hiểu hơn
về đời sống của người dân tộc,tuy cuộc sống vất vả nhưng để lại rất nhiều
cảm xúc những điều phải suy nghĩ.
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
7
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
Giúp cho bản thân hiểu hơn về trang phục độc đáo,những hoa văn được
thêu tinh tế bang tay đầy mầu sắc của người Mông cũng như hiểu thêm được
rất nhiều những nét đặc sắc riêng của từng dân tộc.mỗi dân tộc là một đoá hoa
đây mầu sắc để bản thân tự khám phá những điều đặc biệt đó.
Từ đó rút được nhiều bằng trải nghiệm thực tế tìm tòi,Để đưa những cái
đẹp nhất vào trong tranh khắc gỗ,bằng nét tinh tế hình mảng tuyệt vời của
tranh khắc gỗ để thể hiện đậm đà cái đẹp nhất và đặc trưng nhất của người
dân tôc vùng cao cung cấp cho người xem hiểu một cách trân thực nhất ,rõ
nét nhất để cũng qua đó có thêm được kiến thức và kinh nghiệm để tiếp cận
được với cuộc sống và phong tục tâp của người Mông để hiểu hơn về họ.
7.Kết cấu của luận văn
Chương 1: nghiên cứu tổng quan những vấn đề có liên quan đến đề tài.
Chương 2: kết quả nghiên cứu và cảm hứng làm đề tài tốt nghiệp.
Chương 3: thể hiện sản phẩm tốt nghiệp.
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa

8
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.TRANH KHẮC GỖ
1.1.Lịch Sử Tranh Khắc Gỗ
Tranh khắc gỗ là phương pháp lâu đời nhất, từu xưa người Babylon và
người Ai Cập đã từng in con dấu làm bằng gỗ khắc nổi trên đất sét mềm,
tại Trung Quốc, từ thế kỷ 14 người ta đã biết dùng mực quét lên những tảng
đá có khắc chữ và chà giấy lên để in ra. Khắc gỗ là một kỹ thuật in đồ họa sử
dụng một bản in bằng gỗ có hình nổi. Khắc gỗ được dùng để diễn đạt ý tưởng
của các nhà nghệ thuật trước nhất là trong thế kỷ 16 và sau đó là bởi các nhà
nghệ thuật theo trường phái biểu hiện
Để tạo nên một bản in gỗ người ta dùng dao cắt các phần không in ra
khỏi một mảnh gỗ đã được bào nhẵn, các phần nổi sau đó được quét màu lên
và mang đi in hoặc bằng tay dùng một búa chà lên hay bằng máy in.Từ lâu
tranh khác gỗ đã được biết đến là một loại tranh độc đáo và chứa nhiều tinh
hoa của người làm và sang tạo ra nó.
1.2.Lịch Sử Tranh Khắc gỗ Việt Nam
Tranh dân gian Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc lưu giữ các nét
văn hóa cổ xưa của dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của người Việt Nam
thêm phong phú và đa dạng. Nhắc tới tranh dân gian Việt Nam không thể
không nói tới dòng tranh khắ gỗ. Đây là một dòng tranh dân gian Việt Nam
với xuất xứ từ rất lâu đời. Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 16 và phát
triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Trong các dòng tranh dân
gian khắc gỗ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu như
ai cũng đều biết. Tranh gần gũi vì nó gắn liền với làng quê, ngõ xóm, với
cuộc sống lao động của người dân bình dị, chất phát và hình ảnh của nó đã đi
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
9

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
vào thơ, văn. Tranh khắc gỗ Việt Nam còn mang trong mình những nét tinh
túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn. Vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt
đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm khắc
ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần nhiều nơi đã in được tiền giấy (là một
cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền giấy đã được phát
triển mạnh. Thời kỳ Lê sơ việc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật
khắc ván in của Trung Quốc và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm
cho phù hợp. Cùng với đó là sự phân hoá của tranh dân gian xuất hiện ngày
càng rõ nét.
Đến đời nhà Mạc (thế kỷ 16) một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dân
gian không còn là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khó nữa,
mà đã được cả tầng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long ưa thích, thường sử
dụng vào dịp Tết Nguyên Đán.
1.3. Tranh Khắc Gỗ Nước Ngoài
1.3.1Tranh Khắc Gỗ Nhật Bản
Tranh khắc gỗ Nhật Bản đã làm thay đổi dòng chảy của hội họa phương
Tây vào thế kỉ XIX. Những bức tranh khắc gỗ rực rỡ từ sau năm 1860 đã tràn
vào châu Âu góp phần tạo nên phong cách mới của Manet, Monet, Degas và
Whistler. Vào thời Êđô(1600-1868), nhắc đến hội họa là người ta nghĩ ngay
đến loại tranh khắc gỗ gọi là UKIYOE (Phù thế hội). Ban đầu UKIYOE chỉ là
tranh vẽ nhưng đến thế kỉ XVIII thì tranh khắc gỗ với các đề tài ukiyo (ukiyo-
phù thế- là cách hình dung về cuôc đời như một cỗi phù sinh vô thường, do
vậy cần tận hưởng nó trong từng khoảnh khắc) trở nên phổ biến, đến mức
danh từ UKIYOE hầu như được dùng chỉ riêng loại tranh khắc gỗ như môt
nghệ thuật mới dành cho đại chúng.
Nói tới các bậc thầy tiêu biểu của thể loại tranh này, không thể không
nhắc đến Hokusai. Với di sản năm trăm tập tranh chứa tới 30.000 bức,
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
10

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
Hokusai đúng là một con người cuồng họa như ông vẫn thường tự xưng ;
Gakyojin (họa cuồng nhân).Hokusai xuất thân từ tầng lớp thủ công, là con của
một người làm gương. Ông nghiên cứu kĩ thuật của các trường phái hội họa
khác nhau ở Nhật Bản và cả tranh khắc Hà Lan. Phong cách của ông phần nào
mang dấu ấn của hội họa phương Tây nhưng rồi sau nay chính tranh của ông
lại tác động lại nền hội họa ấy. Bộ tranh Fuji đầu tiên mang tên Ba mươi sáu
cảnh núi Phú Sĩ ( gồm tất cả 46 tác phẩm) ra đời là một tiếng vang lớn, vượt
qua biên giới của xứ sở nơi ngọn Phú Sĩ ngự trị, tác động sâu sắc đến trào lưu
hội họa đương thời ở châu Âu, đưa ông trở thành một danh họa vĩ đại trong
làng hội họa thế giới. Khi đã ngoài 70, Hokusai còn trở lại bên chân ngọn núi
thiêng, như một tín đồ chân chính, bắt đầu bộ tranh khác cùng đề tài “Một
trăm cảnh núi Fuji”. Nhưng chỉ riêng bức “ Ngọn sóng lớn” thôi cũng đủ làm
ông bất tử. Nó được xứng tụng là một trong những bức tranh vĩ đại nhất của
nhân loại.
Thế giới không chỉ biết đến UKIYOE qua tranh của Hokusai mà còn
quen thuộc với những người đẹp trong tranh của Utamaro, người đã tạo ra
thời đại vàng sắc trên mộc bản. Người ta cũng không quên những thị trấn náo
nhiệt và phong cảnh thiên nhiên mê hồn trong tranh của Hiroshige, hàng loạt
bộ tranh vẽ con đường Tokaiđo của ông đã gây ra một ảnh hưởng lâu dài với
nghệ thuật thế giới cũng như núi Fuji của Hokusai.
Durant từng nói, “ Những bức tranh khắc gỗ Nhật Bản đã chiếu lên các
khung vải của châu Âu ánh mặt trời và nhắn nhủ các họa sĩ hãy là nhà thơ hơn
là nhà nhiếp ảnh”
1.3.2 .Tranh khắc gỗ Âu Châu
Khắc gỗ ở Châu Âu người ta biết dến các tác phẩm nghệ thuật khắc gỗ
đầu tiên ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1400 đến năm 1500 trong các tu
viện ở Bayern và vùng núi Alpes là các bản in một mặt từng trang rời. Dưới
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
11

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
dạng như các tờ truyền đơn hay sách mỏng, các bản in khắc gỗ được dùng để
truyền bá các ý tưởng về nghệ thuật thế giới quan và tôn giáo, đặc biệt là
trong thời kỳ của Phong trào cải cách.
Bên cạnh các bản in khắc gỗ một mặt, từ năm 1430 đã xuất hiện loại
sách in bằng bản khắc gỗ mà mỗi trang được in bằng một bản in khắc gỗ bao
gồm cả chữ viết lẫn hình ảnh. Việc sử dụng các bản khắc gỗ để minh họa
trong sách càng được phổ biến từ khi Johannes Gutenberg phát triển kỹ thuật
in sách. Quyển ‘’Sử biên niên thế giới’’ do Anton Koberger ở Nurnbergin –
Đức in vào năm 1493 bao gồm gần 2.000 bản khắc gỗ. Để in quyển sách này
Koberger đã phải cần đến 100 người thợ và 24 máy ép in nổi.
Khắc gỗ đạt đến đỉnh cao đầu tiên trong thời kỳ Phục Hưng khi các nhà
nghệ thuật như Albrecht Dürer và Hans Baldung tạo ra các tác phẩm có giá trị
cao dưới hình thức nghệ thuật này. Đặc biệt Dürer đã giải phóng khắc gỗ ra
khỏi tính năng chỉ để minh họa cho sách và mang lại một định nghĩa mới cho
khắc gỗ như là phương tiện truyền đạt một tác phẩm nghệ thuật. Về hình thức
Dürer mang nghệ thuật khắc gỗ đến gần khắc đồngbằng cách tạo ra được
nhiều tông màu giữa đen và trắng.
Trong thời kỳ này cũng đã có những thử nghiệm đầu tiên in nhiều bản
khắc gỗ có màu khác nhau trên cùng một bản in vì cho đến lúc đó các bản in
rời từng tờ đều được tô màu bằng tay sau khi in ra. Trong một bản in màu thật
sự mỗi một màu đều có bản khắc gỗ riêng, khó khăn về kỹ thuật của phương
pháp này là ở chỗ không điều khiển chính xác được quy trình in vì giấy co
giãn khi thấm ướt và lại được hong khô lại.
Các bản in khắc gỗ màu đầu tiên được xác định là vào năm 1486. Lucas
Cranach der Ältere (Lucas Cranach Già) và Albrecht Altdorfer tiếp tục thử
nghiệm sau đó. Altdorfer đã thành công trong thời gian 1519/1520 với một
bản in màu dùng 6 bản khắc gỗ. Sau các tác phẩm của Altdorfer thử nghiệm
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
12

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
về in bản khắc gỗ màu tạm thời không còn được tiếp tục ở Đức nữa, có thể là
do ảnh hưởng của việc truyền bá rộng rãi các tác phẩm trắng đen của Albrecht
Dürer.
1.3.3. Tranh Khắc Gỗ Trung Quốc
Đời nhà Tống (960-1279), kỹ thuật in khắc gỗ phát triển mạnh, hình
thành thị trường tranh dán cửa và trong nhà vào mỗi dịp tết có ý "trấn trạch"
trừ tà. Đến cuối thời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh, tranh tết được phát triển
lên đỉnh cao, trở thành hình thức nghệ thuật dân gian phổ biến. Đến cuối thời
nhà Thanh, kỹ thuật in li tô ra đời khiến nghề in tranh khắc gỗ ở Trung Quốc
dần bị thu hẹp lại.
Đề tài tranh Tết khắc gỗ rất đa dạng, cũng rất cầu kỳ. Tranh thần cửa dán
ngay trên cổng vào sân, tùy theo loại thần cửa, mà chia ra loại dán ở cổng lớn,
cổng hai, cổng sau, cổng khuê phòng. Thần tượng có thần vua bếp, thần trời
đất, thần tài, thần cửa kho, thậm chí còn có thần xe ngựa dán ở chuồng trâu
ngựa. “Trung đường” dán ở phòng khách, “nguyệt quang” dán bên cửa sổ,
giấy vuông dán trên rương hòm hoặc đồ cân đo, mỗi loại có quy cách riêng.
Tóm lại, khi Tết đến, trong nhà ngoài sân, các ngóc ngách đều dán xanh đỏ,
vừa dùng biểu đạt tâm nguyện của chủ nhân, lại làm nổi lên không khí ngày
Tết.
Theo sự tiến triển của thời đại, trong các tranh Tết cũ, một số quan niệm
mê tín lạc hậu bị đào thải dần, tranh Tết chỉ còn là giữ lại một số hình thức
nghệ thuật rất thông tục và phổ cập. Từ giữa thế kỷ đến nay, trên các giai
đoạn lịch sử khác nhau, các họa sĩ vẽ tranh Tết đã sáng tạo hình thức tranh
Tết mới, nhằm biểu hiện cuộc sống hiện thực. Đến thập niên 50, 60 tranh Tết
mới vẫn phát triển thịnh vượng. Nó được dùng kỹ thuật in ấn mới, số bản in
và lượng phát hành rất lớn.
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
13
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP

Có thể nói, cho đến ngày nay, chưa có một loại tranh nào có số lượng
xuất bản nhiều bằng tranh Tết. Tranh Tết có số lượng người xem đông nhất
trên thế giới.
Dưới đây là một số tranh tết dân gian TQ xuất phát từ Yangliuqing, một
thị trấn ngoại ô nhỏ của Tianjin, nơi có những bản khắc gổ cổ xưa nhất để in
tranh tết – Những bản khắc gổ đầu tiên có niên đại 1573 – 1620 – và Thị
trấnYangjiabu,shangxi–TQ
Tranh Dân Gian Việt Nam
2.1.Tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được
làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hàng Trống xưa
kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ),
huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố Hàng Trống
nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt là nơi chuyên sản xuất
cả đồ thủ công mỹ nghệnhất là đồ thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ
Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
14
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
các viện bảo tàng. Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm
hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ
thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh này.
Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng
tranh chính là tranh thờ và tranh Tết. Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong
sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo
Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh ở phủ giầy, Nam Đình), như tranh Tứ Phủ cộng đồng,
Bà chúa thượng ngày, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa,
cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần rất đẹp . Loại
tranh này thường được các cụ chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh
Tết thì Chúc phúc, Tứ quí, Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa

vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông
mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, cỡn nửa ngọn bút kia chấm nước
lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu. Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay
giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ khổ to và dài, thường bồi dày, hai đầu
trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa
rộng nơi thành thị.
Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX nhưng tới thế kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kết
thúc chiến tranh Việt Nam hầu như các nhà làm tranh đều giải nghệ. Nhiều
nhà làm tranh còn đốt bỏ hết những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc, một
phần do thú chơi tranh của người Hà Nội đã đổi khác, một phần do việc làm
tranh không có thu nhập cao nên nhiều người đã chuyển nghề.
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
15
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
Tranh Ngũ Hổ
2.2.Tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là
một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu
phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dânnông thôn mua tranh về dán trên
tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ
là Di vản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ
ngày Tết có câu:
Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông
Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi

là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển,
trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột
sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột
sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên
mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
16
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh
sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu
sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay
than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm),vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang),
v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương
ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4
màu mà thôi.
Tranh Lợn đàn ở nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam.
Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới
hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi
vào thơ, văn trong chương trình học. Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo
ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay
có thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ở làng Yên Thái (Bưởi, Tây Hồ)
cũng đã không còn. Tuy thế tranh Đông Hồ đóng vai trò như một di sản văn
hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
17
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CẢM HỨNG ĐỀ TÀI
2.1.Dân Tộc HMông
2.1.1 Vài nét Dân tộc Hmông
- Các tên gọi khác: Mèo, Mẹo, Miêu.

- Ngôn ngữ: Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao.
Thiếu nữ dân tộc Mông - Ảnh minh họa
Người Mông có các nhóm khác nhau Mông Đơ (Mông Trắng), Mông
Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen).
- Số Dân :Dân tộc Mông có trên 558.000 người.Dân tộc Mông tập trung
ở miền núi vùng cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên
Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An.
Nguồn sống chính của đồng bào Mông là làm nương rẫy du canh, trồng
ngô, trồng lúa, ở một vài nơi có ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngô
và lúa nương, lúa mạch. Ngoài ra đồng bào còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải
và trồng cây dược liệu. Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò, ngựa,
chó, gà. Xưa kia người Mông quan niệm : Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm
thịt trong rừng là việc của đàn ông
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
18
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
Hội thi giã bánh dày của người Mông. (Ảnh: QK)
Khác với cuộc sống du canh du cư trước đây, ngày nay, cùng với làm
nương, người Mông thực hiện định canh định cư khai hoang làm ruộng bậc
thang canh tác lúa nước và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, đời
sống vật chất, tinh thần đã có những chuyển biến tích cực. Sản phẩm trong
nông nghiệp chủ yếu là ngô, lúa nương, khoai, ý dĩ, lạc, vừng, đậu, các loại
rau, các loại quả như táo, đào, mận, lê… Bên cạnh đó, họ còn trồng các loại
cây thuốc quý như tam thất, xuyên khung, đẳng sâm, hoàng tinh…
Người Mông sống quần tụ từng bản từ khoảng 10 đến 50 hộ. Vượt khó,
trọng sự thật, điềm tĩnh, đoàn kết và khẳng khái là những đặc điểm nổi trội
trong tính cách của đồng bào Mông. Ngôn ngữ dân tộc Mông nằm trong
nhóm ngôn ngữ Mông - Dao thuộc ngữ hệ Nam Á. Cùng với tiếng nói, trong
những năm gần đây, chữ viết đã phục hồi trở lại. Trồng lanh dệt vải, thêu thổ
cẩm, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc, cùng với nghề thủ công rèn đúc các

sản phẩm như lưỡi cày, dao, cuốc, xẻng, nòng súng của người
Mông đạt đến trình độ kỹ thuật cao. Trong các loại động vật thì ngựa là con
vật gần gũi, thân thiết với từng gia đình người Mông. Ngựa được nuôi để thồ
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
19
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
ngô, lúa, củi và để cưỡi đi chợ. Chợ phiên của người Mông là nơi trao đổi
hàng hoá, giao lưu tình cảm. Nhiều đôi nam thanh nữ tú nên duyên chồng vợ
từ phiên chợ vùng cao.
Với người Mông, dòng họ có vị trí quan trọng. Theo quan niệm của họ,
người cùng dòng họ là người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ hoặc chết
trong nhà nhau. Có một quy định từ bao đời là: người cùng họ không được lấy
nhau. Trong cùng họ phải luôn luôn giúp đỡ, cưu mang lẫn nhau khi vui, khi
buồn. Từng dòng họ cư trú quây quần thành một cụm. Trưởng họ đảm nhiệm
công việc chung, là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin và làm theo.
Tết của người Mông xưa kia gần trùng với tết dương lịch. Ngày nay, do
cuộc sống xen kẽ với nhiều dân tộc khác, phần lớn đồng bào đã ăn tết âm lịch
(Tết Nguyên đán). Ngày tết là dịp để mọi người làm trọn nghĩa vụ với dòng
tộc, gia đình, tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mông, tùy từng dòng họ, trong
nhà có hoặc không có bàn thờ… Bàn thờ đặt ở vách gian chính giữa, thường
gồm 3 ống tre để cắm hương (ống giữa thờ tổ tiên, ống bên phải thờ thần
trông coi việc gia đình, ống bên trái thờ thần chăm sóc sức khỏe trong gia
đình). Phía trên bàn thờ có dán giấy bản lên vách – thờ 3 đời thì dán 3 hàng, 5
đời thì dán 5 hàng. Người Mông không thờ cúng thổ công trong nhà mà đem
muôi cơm, chén rượu ra ngoài cửa chính cúng rồi vẩy cơm tưới rượu lên đó –
nghĩa là thổ công, thổ địa được thờ ở bên ngoài nhà.Trang phục của người
phụ nữ Mông rất sặc sỡ, đa dạng, gồm: váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm
xiêm che trước bụng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp quấn hai bắp chân.
Váy xếp nếp xòe rộng, mang hình ống, khi mặc mới xếp nếp thắt lưng ngoài

cạp. Áo mở chếch ngực về phía bên trái, cài một khuy, cánh tay, cổ áo, gấu áo
đều thêu hoa văn…Đồ trang sức gồm: vòng tai, vòng cổ, vòng tay, vòng
chân….Trang phục của đàn ông Mông đơn giản, quần dài, áo ngắn ống rộng
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
20
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
cổ đứng mổ bụng khuy cài, quần áo đều màu chàm, hoặc bằng vải láng đen.
- Phong Tục Tập Quán: Dân tộc Mông có đời sống văn nghệ phong
phú, đặc biệt là văn học truyền miệng có rất nhiều thể loại: truyện thần thoại
về anh hùng văn hóa tìm ra loại giống và dạy người Mông cách trồng ngô,
lúa, trồng lanh làm vải mặc; truyện cổ tích về các con vật. Người Mông say
đắm dân ca dân tộc mình, thường hát khi lao động nương rẫy, trong lúc se sợi
dệt vải hay đi chợ, đi vui xuân ngày tết. Các nhạc cụ của người Mông có sáo,
khèn, kèn lá, đàn môi… Thanh niên chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Kèn lá, đàn
môi là phương tiện để nam thanh nữ tú trao gửi tâm tình.
Đám cưới của người Mông thường được tổ chức vào ngày lành tháng tốt,
phổ biến vào mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở. Người Mông rất
kiêng cưới vào những tháng có sấm sét.Khi chàng trai thích một cô gái, chàng
trai sẽ về thưa chuyện với bố mẹ. Nhà trai sẽ nhờ một ông mối (thường là
những người có uy tín trong dòng họ) để sang nhà gái làm lễ hỏi. Lễ ăn hỏi
thường có: một chai rượu, một con gà trống và chỉ màu… Khi đi làm lễ hỏi,
ông mối mang theo một chiếc ô. Đến trước cửa nhà gái, ông mối sẽ hát một
bài. Nội dung bài hát đến hỏi con gái của gia đình về làm dâu con trong nhà,
đề nghị gia đình mở cửa. Sau khi nhà gái mở cửa thì ông mối cầm chiếc ô treo
lên trước cửa chính của ngôi nhà. Sau khi ông mối thưa chuyện với gia đình
cô gái thì dù có đồng ý hay không đồng ý, phía gia đình cô gái cũng phải giữ
nhà trai ở lại 2 - 3 ngày mới cho về. Nếu nhà cô gái chưa đồng ý, gia đình nhà
trai sẽ phải tiếp tục thuyết phục đến khi nào nhà gái đồng ý mới thôi. Khi nhà
gái đồng ý thì họ sẽ lấy một chiếc ghế dài để hướng ra cửa và đặt trên đó 4
chén rượu, một chiếc ô và mời nhà trai uống hết 4 chén rượu.

Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
21
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
Nhà trai uống xong thì rót lại chén rượu và mời họ nhà gái. Khi nhà gái
uống hết rượu trong chén, ông mối của nhà trai sẽ xoay ngang chiếc ghế lại để
khẳng định là nhà gái đã gả con gái. Người con trai phải vái lạy tổ tiên, bố mẹ
và anh em trong gia đình cô gái và như thế chàng trai đã coi cô gái là vợ của
mình. Hai bên sẽ tiếp tục uống rượu, trong bữa rượu hôm đó họ sẽ cùng nhau
chọn ngày lành, tháng tốt để tổ chức lễ cưới và dự tính đồ thách cưới. Sau khi
đã thống nhất xong, nhà trai trở về nhưng hôm đó chưa được đưa con dâu về
nhà mình ngay.
Ngày đón dâu, chú rể mặc bộ quần áo mới nhất và đẹp nhất. Gia đình
chú rể nhờ ông mối là đại diện (đoàn đón dâu thường đi với số lẻ). Bố mẹ
chồng không được đi đón con dâu. Trong ngày đón dâu, nhà trai sẽ phải mang
đầy đủ lễ vật mà gia đình nhà gái đã thách cưới.
2.1.2.Trang phục và những họa tiết hoa văn trên trang phục của dân tộc Mông
Đây là một cộng đồng có truyền thống dân tộc đậm đà bản sắc truyền
thống, nổi bật là nghệ thuật tạo hình trên nền trang phục được người Mông
hoa lưu giữ, bảo tồn, phát huy. Sự tài tình của người Mông chính là họ có thể
Nguyễn Thành Hải – Lớp K16 Đồ Họa
Ngày hội vui của đồng bào Mông. (Ảnh:QK)
22

×