Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Đề tài : Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.61 MB, 202 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
……………o0o…………….




HOÀNG PHÚ MỸ




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG
RỪNG VÀ KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH RỪNG
PHÒNG HỘ VÙNG ĐỒI NÚI VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN






LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP









HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
……………o0o…………….




HOÀNG PHÚ MỸ



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG
RỪNG VÀ KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH RỪNG
PHÒNG HỘ VÙNG ĐỒI NÚI VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN


Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62 62 02 05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. Võ Đại Hải
2. TS. Đinh Đức Thuận




HÀ NỘI - 2014
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực
hiện trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.
Một phần nội dung nghiên cứu của luận án có sử dụng các số liệu nghiên cứu
của Dự án “Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên - Dự án KfW6” đã được triển khai tại tỉnh Phú
Yên trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010. Bản thân tác giả là Cán bộ và Lãnh đạo
Dự án KfW6 - người đã trực tiếp chỉ đạo việc thiết kế, xây dựng các mô hình thí
nghiệm, thu thập và xử lý số liệu. Các số liệu thí nghiệm này đã được Ban quản lý
dự án KfW6 Trung ương, Văn phòng tư vấn hiện trường dự án KfW6 và Ban quản
lý dự án KfW6 tỉnh Phú Yên đồng ý cho sử dụng vào nội dung luận án.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm./.

Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Người viết cam đoan

Hoàng Phú Mỹ



ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm Nghiệp theo chương
trình đào tạo tiến sĩ năm 2010 - 2014.
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Ban quản lý
dự án KfW6 Trung ương, Văn phòng Tư vấn hiện trường dự án KfW6, nhân dịp
này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS.TS.
Võ Đại Hải, TS. Đinh Đức Thuận với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành
nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý các dự án lâm nghiệp đã tạo mọi điều
kiện để tác giả theo học và hoàn thành luận án này.
Hoàn thành luận án này phải kể đến sự giúp đỡ to lớn của Dự án KfW6 về
mặt hiện trường thí nghiệm cũng như các điều kiện đi lại thu thập số liệu ngoài hiện
trường và xử lý số liệu. Cảm ơn Văn phòng tư vấn hiện trường dự án KfW6 đã có
nhiều hỗ trợ trong việc triển khai xây dựng mô hình thí nghiệm tại tỉnh Phú Yên.
Xin chân thành cảm ơn UBND, Sở NN & PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục
Lâm nghiệp tỉnh Phú Yên, UBND thị xã Sông Cầu, Hạt kiểm lâm thị xã Sông Cầu,
Ban quản lý rừng phòng hộ thị xã Sông Cầu và các Ban quản lý dự án các huyện -
nơi luận án triển khai thí nghiệm ngoài hiện trường,… đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tác giả triển khai thí nghiệm và thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè và người thân trong gia đình đã động
viên và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Hoàng Phú Mỹ

iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………… …. i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………. ii
MỤC LỤC………………………………………………………….….… iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN vii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN…………………… ….

x
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN…………………….……

xiii
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………….………. 1
1. Sự cần thiết của đề tài……………………………………………….…

1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………….….….

2
2.1. Ý nghĩa khoa học……………………………………………….…

2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………… 3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài……………………………………….….

3
3.1. Về lý luận………………………………… ………………………. 3

3.2. Về thực tiễn………………………………………………………… 3
4. Những đóng góp mới của luận án…………………… ……………… 3
5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu.………………………….………… 3
5.1. Đối tượng nghiên cứu.……………………………………………

3
5.2. Giới hạn nghiên cứu……………………………… ………………. 3
6. Cấu trúc luận án……………………………………………………….…

5
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………

6
1.1 Một số khái niệm cơ bản dùng trong luận án………………….……

6
1.2. Trên thế giới………………………………………………….…… 8
1.2.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ………… 8
1.2.2. Nghiên cứu trồng cây bản địa……………… …………….…

10
1.2.3. Nghiên cứu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên …… 12
1.2.4. Nghiên cứu về phân chia lập địa……………………………… 16
iv

1.3. Ở Việt Nam………………………………….…………………. 18
1.3.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ……….…

18
1.3.2. Nghiên cứu về trồng cây bản địa……………………………


23
1.3.3. Nghiên cứu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên…… 26
1.3.4. Nghiên cứu về phân chia lập địa…………………………….… 30
1.4. Nhận xét và đánh giá chung……………… ……………….…… 33
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….… 35
2.1. Nội dung nghiên cứu………………………………………….…. 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………….… 36
2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu………….…… 36
2.2.2. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu…………………………. 39
2.2.3. Phương pháp tổng kết, đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ
thuật xây dựng rừng phòng hộ đã có ở vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú
Yên…………………………………………………………………………


39
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng
phòng hộ vùng đồi núi ven biển……………………… …….……………

40
2.2.5. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung rừng phòng hộ vùng đồi
núi ven biển…………………………………………… ……….…………


45
2.2.6. Phương pháp đánh giá tác dụng phòng hộ của các mô hình
rừng phòng hộ thí nghiệm đã xây dựng……………………….……………



50
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu………………………………….…. 53
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU……………………… ………………………………….

57
3.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………….… 57
3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới…………………………….… 57
3.1.2. Địa hình……………………………….…………………….… 57
3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn…………………………………………… 58
3.1.4. Địa chất, thỗ nhưỡng……………………………….……….… 60
v

3.1.5. Rừng và đất lâm nghiệp phòng hộ………………………….….

60
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội……………………………………… 62
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động………………………………… … 62
3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu 62
3.2.3. Cơ sở hạ tầng……………………………………………… … 63
3.2.4. Y tế, giáo dục…………………………………………….….…

64
3.3. Đánh giá và nhận xét chung…………………………………… 65
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…………… 66
4.1. Tổng kết, đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật xây dựng
rừng phòng hộ đã có ở vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên…………….…

66
4.1.1. Khái quát tình hình xây dựng rừng phòng hộ vùng đồi núi ven

biển tỉnh Phú Yên qua các giai đoạn phát triển………………………….…

66
4.1.2. Tổng kết, đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật đã áp
dụng trong xây dựng rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên

68
4.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ vùng đồi
núi ven biển tỉnh Phú Yên………………………………………….………

75
4.2.1. Chọn loài cây trồng rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển 75
4.2.2. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý thực bì đến sinh trưởng
của các loài cây trồng rừng phòng hộ………………… ……….…………


84
4.2.3. Ảnh hưởng của phương thức hỗn giao tới sinh trưởng của các
loài cây trồng rừng phòng hộ………………………………………….……


90
4.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của dạng lập địa đến sinh trưởng của cây
trồng……………………………………… ………………………………


97
4.3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung rừng phòng hộ vùng đồi
núi ven biển…………………………………… …………………………



102
4.3.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
tự nhiên……………………………………………………………… ……


102
4.3.2. Biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ
vi

sung…………………………………………………………………………

127
4.4. Bước đầu đánh giá tác dụng phòng hộ của các mô hình rừng phòng
hộ thí nghiệm đã xây dựng…………………………………………………

132
4.4.1. Hoàn trả vật rơi rụng cho đất……………………… …………

132
4.4.2. Cải thiện tính chất vật lý, hoá học của đất……………… ……

133
4.4.3. Khả năng phòng hộ chắn gió của rừng……… ………………

139
4.5. Đề xuất các loài cây và biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng có triển
vọng cho phát triển rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên…



140
4.5.1. Loài cây và biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ….……

141
4.5.2. Biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng bổ
sung…………………………………………………………………………


142
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………… 146
1. Kết luận………………………………………………….……………… 146
2. Tồn tại……………………………………………………………………

149
3. Khuyến nghị………………………………………………………… … 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC












vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

TT Từ viết tắt Diễn giải
1 a Tuổi cây ở thời điểm đo
2 A Hệ số tổ thành cây theo số cây
3 BQL Ban quản lý
4 Ca Canxi
5 C0
2
Khí Cacbonnic
6 CEC Dung tích hấp phụ của đất
7 Chương trình 327 Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc
8 CT Công thức
9 D
00
Đường kính gốc của cây
10 D
1.3
Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m
11 Dự án 661 Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
12 E Hiệu năng phòng hộ của rừng
13 FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
14 GDP Tổng thu nhập quốc dân
15 H Chiều cao của đai rừng
16 H
vn
Chiều cao vút ngọn của cây
17 ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế

18 IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
19 IV% Chỉ số giá trị quan trọng
20 JBIC
Dự án phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa
bàn các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên
21 K
dt
Hàm lượng Kali dễ tiêu
22 KFW6
Dự án: Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở
các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú
viii

Yên
23 L Lượng nước chứa trong vật rơi rụng
24 m Số cá thể của mỗi loài trong ô tiêu chuẩn
25 Mg Magiê
26 Mi Sinh khối (tươi, khô) của vật rơi rụng trong 1 ha
27 mi
Tổng khối lượng sinh khối (tươi, khô) của vật rơi
rụng trong 5 ô dạng bản
28 n
Số cây sống hoặc số cây điều tra theo đặc điểm nào
đó
29 N Tổng số cây đem trồng hoặc tổng số cây điều tra
30 N%
Tỷ lệ cây theo cấp chất lượng hoặc tỷ lệ số cây theo
mật độ rừng
31 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

32 N
Ts
% Hàm lượng đạm tổng số
33 ODB Ô dạng bản
34 OM% Hàm lượng mùn tổng số
35 OTC Ô tiêu chuẩn
36 P
dt
Hàm lượng lân dễ tiêu
37 PE Polyethylen
38 pH
kcl
Độ chua trao đổi của đất
39 PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
40 QPN Quy phạm ngành
41 RENFODA
Dự án phục hồi rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu
nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam
42 RPHXY Rừng phòng hộ xung yếu
43 S
%
Hệ số biến động
44 S
dt

Diện tích ô tiêu chuẩn hoặc tổng diện tích các ô dạng
bản
ix

45 S

x
Sai tiêu chuẩn
46 T
a
Lượng biến đổi của nhân tố T ở tuổi a
47 TLS% Tỷ lệ sống
48 UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc
49 V Tốc độ gió tại điểm đo phía sau đai
50 V
0
Tốc độ gió tại điểm đo trước đai rừng
51
X

Giá trị trung bình mẫu
52 ∆ Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm
53 Z
a
Là lượng tăng trưởng thường xuyên ở tuổi a





















x

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

TT Bảng Tên bảng Trang

1 2.1.
Diện tích bố trí thí nghiệm khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự
nhiên
48
2 3.1.
Hiện trạng rừng và đất rừng phòng hộ tại khu vực nghiên
cứu
61
3 4.1.
Khái quát tình hình xây dựng rừng phòng hộ vùng đồi núi
ven biển tỉnh Phú Yên
66
4 4.2.
Tổng kết và đánh giá các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong
xây dựng rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú

Yên
69
5 4.3.
Sinh trưởng của các loài cây trồng trong các mô hình trồng
rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên
72
6 4.4. Nhu cầu sinh thái của các loài cây dự tuyển 76
7 4.5. Diễn biến tỷ lệ sống của 5 loài cây sau 6 năm trồng 78
8 4.6. Sinh trưởng D
1,3
, H
vn
của các loài cây trồng tại tuổi 6 79
9 4.7.
Chất lượng cây trồng trong các công thức thí nghiệm chọn
loài
83
10 4.8.
Diễn biến tỷ lệ sống của các loài cây sau 6 năm trồng theo
các biện pháp xử lý thực bì khác nhau
85
11 4.9.
Sinh trưởng D
1.3
, H
vn
của các loài cây trồng tuổi 6 trong thí
nghiệm biện pháp xử lý thực bì
86
12 4.10.

Ảnh hưởng của biện pháp xử lý thực bì tới chất lượng cây
trồng
90
13 4.11.
Diễn biến tỷ lệ sống của các loài cây bản địa theo phương
thức hỗn giao tại vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên
89
14 4.12. Ảnh hưởng của phương thức hỗn giao tới sinh trưởng D
1,3
, 92
xi

H
vn
của các loài cây bản địa tại tuổi 6
15 4.13.
Ảnh hưởng của phương thức hỗn giao tới chất lượng cây
trồng bản địa tại tuổi 6
96
16 4.14.
Diễn biến tỷ lệ sống của Sao đen trồng trên các dạng lập
địa vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên
98
17 4.15.
Ảnh hưởng của dạng lập địa tới sinh trưởng D
1,3
, Hvn của
Sao đen tại tuổi 6
98
18 4.16.

Chất lượng sinh trưởng của Sao đen tuổi 6 trên các dạng
lập địa
102
19 4.17.
Cấu trúc mật độ tầng cây cao rừng tự nhiên tại vùng đồi
núi ven biển tỉnh Phú Yên sau thời gian khoanh nuôi
103
20 4.18.
Cấu trúc tổ thành (IV%) tầng cây cao rừng tự nhiên tại
vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên sau thời gian khoanh
nuôi
105
21 4.19.
Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây cao rừng tự nhiên
vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên
109
22 4.20.
Sinh trưởng đường kính D
1,3
của các loài cây ưu thế sau 4
năm thực hiện các biện pháp khoanh nuôi
113
23 4.21.
Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của các loài cây ưu thế
tầng cây cao sau 4 năm thực hiện các biện pháp khoanh
nuôi
114
24 4.22.
Cấu trúc mật độ cây tái sinh rừng tự nhiên tại vùng đồi núi
ven biển tỉnh Phú Yên sau thời gian khoanh nuôi

115
25 4.23.
Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh rừng tự nhiên tại vùng
đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên sau thời gian khoanh nuôi
117
26 4.24.
Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao, chất lượng cây
tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng vùng đồi núi ven
biển tỉnh Phú Yên
120
xii

27 4.25.
Sinh trưởng đường kính gốc của 4 loài cây tái sinh sau 4
năm khoanh nuôi
123
28 4.26.
Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của 4 loài cây tái sinh sau
4 năm khoanh nuôi
124
29 4.27.
Diễn biến tỷ lệ sống của các loài cây trồng bổ sung tại khu
vực nghiên cứu sau 3 năm trồng
127
30 4.28.
Ảnh hưởng của phương thức trồng bổ sung tới sinh trưởng
đường kính gốc của từng loài cây giai đoạn 3 tuổi
128
31 4.29.
Ảnh hưởng của phương thức trồng bổ sung tới sinh trưởng

chiều cao vút ngọn của từng loài cây giai đoạn 3 tuổi
130
32 4.30.
Diễn biến chất lượng cây trồng bổ sung tại khu vực nghiên
cứu sau 3 năm trồng
131
33 4.31. Sự hoàn trả vật rơi rụng cho đất của các loài cây ở tuổi 6 132
34 4.32.
Khả năng cải thiện tính chất vật lý đất của các loài cây bản
địa ở khu vực nghiên cứu (tuổi 6)
133
35 4.33.
Khả năng cải thiện tính chất hoá học đất của các loài cây
bản địa ở khu vực nghiên cứu (tuổi 6)
136
36 4.34.
Đánh giá khả năng phòng hộ chắn gió của mô hình trồng
hỗn giao trong hàng 3 loài (Dầu rái, Sao đen, Thanh thất)
tại tuổi 6
140


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

TT

Hình Tên hình Trang
1 01. Sơ đồ khu vực bố trí thí nghiệm của đề tài 4

2 1.1. Sơ đồ quá trình phục hồi rừng (David Lamb, 2003) 13
3 2.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài 38
4 2.2.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của phương pháp hỗn
giao tới sinh trưởng của các loài cây trồng
43
5 2.4. Sơ đồ bố trí OTC định vị tại khu vực nghiên cứu 47
6 2.5. Sơ đồ bố trí các OTC thứ cấp trong OTC định vị 2.500 m
2
48
7 2.6. Sơ đồ phẫu diện đất tại khu vực nghiên cứu 52
8 4.1.
Biểu đồ so sánh sinh trưởng D
1,3
, Hvn của 5 loài cây tại
tuổi 6 trong thí nghiệm chọn loài
81
9 4.2. Muồng đen 6 năm tuổi trồng trong thí nghiệm chọn loài 81
10 4.3. Thanh thất 6 năm tuổi trồng trong thí nghiệm chọn loài 81
11 4.4. Dầu rái 6 năm tuổi trồng trong thí nghiệm chọn loài 82
12 4.5.
Biểu đồ so sánh sinh trưởng D
1,3
, Hvn của Lim xanh và
Dầu rái tuổi 6 trong các công thức xử lý thực bì
88
13 4.6.
Lim xanh 6 năm tuổi trong công thức xử lý thực bì theo
băng
89

14 4.7.
Lim xanh 6 năm tuổi trong công thức xử lý thực bì toàn
diện
89
15 4.8.
Biểu đồ so sánh sinh trưởng D
1.3
, H
vn
của các loài cây bản
địa tại tuổi 6 ở các phương thức hỗn giao
95
16 4.9. Thanh thất tuổi 6 trong mô hình trồng hỗn giao trong hàng 95
17 4.10. Thanh thất tuổi 6 trong mô hình trồng hỗn giao theo hàng 96
18 4.11.
Biểu đồ so sánh sinh trưởng D
1,3
, Hvn của Sao đen tuổi 6
trên các dạng lập địa khác nhau
100
xiv

19 4.12. Sao đen tuổi 6 trồng trên dạng lập địa B 101
20 4.13. Sao đen tuổi 6 trồng trên dạng lập địa D
2
101
21 4.14. Đánh dấu định vị cây tái sinh để theo dõi sinh trưởng 125
22 4.15.
Rừng khoanh nuôi không tác động biện pháp xúc tiến tái
sinh tự nhiên tại huyện Tuy An sau 4 năm khoanh nuôi

125
23 4.16.
Rừng khoanh nuôi có tác động biện pháp xúc tiến tái sinh
tự nhiên tại huyện Tuy An sau 4 năm khoanh nuôi
126
24 4.17.
Rừng khoanh nuôi có tác động biện pháp xúc tiến tái sinh
tự nhiên tại thị xã Sông Cầu sau 7 năm khoanh nuôi
126




















1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang là một vấn đề nóng được đưa ra thảo luận
trong các chương trình nghị sự của khu vực và quốc tế bởi những tác hại nghiêm
trọng mà nó đã, đang và sẽ gây ra đối với loài người. Sự nóng lên của trái đất đang
là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan mà con người
đang phải hứng chịu như bão, lũ lụt, hạn hán kéo dài,… Nguyên nhân chủ yếu của
hiện tượng này là do sự gia tăng nồng độ C0
2
trong không khí, trong đó việc mất
rừng và suy thoái rừng được coi là nguyên nhân chủ yếu đóng góp khoảng 20%
nồng độ C0
2
gây hiệu ứng nhà kính (IUCN, 2005). Trong khoảng vài chục năm trở
lại đây trên thế giới đã mất đi khoảng 200 triệu ha rừng tự nhiên và phần lớn diện
tích còn lại cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về trữ lượng và chất lượng, điều
này ảnh hưởng rất lớn tới chức năng phòng hộ sinh thái môi trường và tính đa dạng
sinh học của rừng (FAO, 2010).
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bờ biển trải dài từ Bắc
vào Nam trên 3000 km. Hàng năm nước ta hứng chịu hàng chục cơn bão với cường
độ mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cả về của cải vật chất lẫn tính mạng con người.
Tác động của biến đổi khí hậu làm cho số lượng các cơn bão hàng năm xuất hiện
ngày càng nhiều, cường độ mạnh và diễn biến thất thường. Theo đánh giá của
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP, 2010) thì Việt Nam nằm trong tốp
5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu, khi mực
nước biển dâng cao thêm 1m Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất
nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc dân GDP. Để ứng
phó với biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dưng kế
hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và phát

triển nông thôn giai đoạn 2008 - 2020, trong đó việc bảo vệ và phát triển hệ thống
rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển là một trong những giải pháp
quan trọng hàng đầu nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác hại của biến đổi khí hậu.
Phú Yên là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy
2

Trường Sơn, toàn bộ ranh giới phía Đông giáp biển Đông. Diện tích đồi núi chiếm
70% diện tích toàn tỉnh, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh. Bờ
biển dài gần 200 km chia làm 2 dạng địa hình là địa hình vùng cát ven biển và vùng
đồi núi ven biển. Do đó, việc thiết lập các hệ thống rừng phòng hộ ven biển chắn
gió bão, chống cát bay, điều tiết nguồn nước, cải thiện đất đai,… có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của người dân địa phương. Trong
những năm qua đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật
xây dựng rừng phòng hộ ven biển trên vùng cát và đã thu được một số thành công
nhất định từ việc chọn loài cây cho tới kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, bảo vệ. Tới
nay, nhiều loài cây đã được gây trồng thành công trên vùng cát như Điều, Phi lao,
Keo chịu hạn, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho vùng
cát. Trong khi đó, dải đồi núi chạy dọc ven biển của tỉnh Phú Yên mặc dù có vai trò
hết sức quan trọng trong việc hạn chế tác hại của gió bão biển, bảo vệ đất và điều
tiết nguồn nước, bảo vệ vùng nuôi trồng thuỷ sản ở các đầm vịnh phía trong,… thì
tới nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng. Trong những năm
qua mặc dù đã có một số chương trình, dự án phục hồi rừng được triển khai ở đây
nhưng hiệu quả đạt được vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay, phần lớn diện tích khu vực
đồi núi ven biển này đều là đất trống đồi núi trọc, diện tích rừng tự nhiên còn lại rất
ít và phần lớn đều đã bị suy thoái nghiêm trọng do tác động chặt phá của con người
nên vai trò phòng hộ rất kém. Nhu cầu cấp bách trước mắt là cần phải có các nghiên
cứu về kỹ thuật trồng và phục hồi rừng phù hợp, lựa chọn loài cây trồng có khả
năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt của khu vực ven biển, từ đó thiết lập
một hệ thống đai rừng phòng hộ bền vững, có hiệu quả phòng hộ tốt nhất.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ

thuật trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ vùng đồi núi
ven biển tỉnh Phú Yên” đặt ra là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái
3

sinh có trồng bổ sung rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú yên bền vững
và khả năng phòng hộ cao.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất được các giải pháp kỹ thuật có tính
khả thi trong việc trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ vùng
đồi núi ven biển của tỉnh Phú Yên.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Về lý luận
Xác định được các loài cây và biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung phù hợp cho vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên.
3.2. Về thực tiễn
Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật có tính khả thi trong trồng rừng, khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh
Phú Yên có khả năng phòng hộ tốt và bền vững.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Là công trình nghiên cứu được thực hiện tương đối đầy đủ và có hệ thống
về các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển ở Phú Yên.
- Đã xác định được loài cây và biện pháp kỹ thuật trồng rừng phù hợp với
điều kiện vùng đồi núi tỉnh Phú yên.
- Đã đánh giá được khả năng phục hồi của rừng tự nhiên và hiệu quả phục
hồi rừng bằng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung cho
vùng đồi núi ven biển của tỉnh Phú Yên.
5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng phòng hộ thuộc khu vực vùng đồi
núi ven biển tỉnh Phú Yên.
5.2. Giới hạn nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong địa bàn các
huyện Đồng Xuân, Tuy An và Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
4


Hình 01. Sơ đồ khu vực bố trí thí nghiệm của đề tài
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Về các biện pháp kỹ thuật: Đề tài nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống
các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng ở khu vực nghiên cứu, từ việc chọn loài cây trồng
cho tới việc nghiên cứu kỹ thuật xử lý thực bì, phương pháp hỗn giao và thử nghiệm
gây trồng trên một số dạng lập địa. Số lượng loài nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh của đề tài là 5 loài: Dầu rái, Sao đen, Lim xanh, Thanh thất và Muồng đen.
Trong 5 loài cây trên thì loài Sao đen là một trong những loài đã được trồng khá phổ
biến ở khu vực trên nhiều dạng lập địa khác nhau và đều cho sinh trưởng khá tốt. Nội
dung nghiên cứu 4.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của dạng lập địa đến sinh trưởng
của cây trồng chỉ nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của loài cây Sao đen trên
3 dạng lập địa B, C, D
2
chứ không nhằm mục tiêu lựa chọn lập địa thích hợp cho các
loài cây trồng rừng. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chưa có điều kiện bố trí các thí
nghiệm tương tự cho 4 loài cây còn lại.
+ Về đánh giá khả năng phòng hộ của rừng: Do các thí nghiệm được bố trí liên
Khu vực bố trí thí
nghiệm KNXTTS
tự nhiên và TN
trồng bổ sung

Khu vực bố trí các
thí nghiệm trồng
rừng
5

tục và sát nhau nên đề tài chỉ có thể tiến hành đo đếm khả năng phòng hộ chắn gió cho
mô hình trồng hỗn giao 3 loài cây Dầu Dái, Sao đen, Thanh thất. Các mô hình thí
nghiệm khác đều bị che chắn nên không thể nghiên cứu hiệu năng chắn gió của các đai
rừng. Mô hình thí nghiệm chọn loài được bố trí đầy đủ cho cả 5 loài cây nghiên cứu, do
vậy đề tài lựa chọn thí nghiệm này để đánh giá khả năng cải thiện tính chất lý, hoá học
của đất đai. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chưa có điều kiện để đánh giá khả năng
phòng hộ nguồn nước, chống xói mòn, cũng như lượng dinh dưỡng vật rơi rụng hoàn
trả cho đất của các mô hình thí nghiệm.
6. Cấu trúc luận án
Luận án, ngoài phần tài liệu tham khảo và các phụ lục được kết cấu thành các
phần sau đây:
 Phần mở đầu.
 Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
 Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
 Chương 3: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
 Kết luận, tồn tại và kiến nghị.













6

Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm cơ bản dùng trong luận án
- Rừng phòng hộ: Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 thì rừng
phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và góp phần bảo vệ môi
trường [32]. Theo chức năng, rừng phòng hộ được chia ra 4 loại sau:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn.
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.
+ Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển.
+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
- Rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển:
Về khái niệm chi tiết cho từng loại rừng phòng hộ ở Việt Nam đã được thể
hiện rõ trong Quy chế quản lý rừng phòng hộ ban hành kèm theo quyết định số 1171 -
QĐ ngày 30/12/1986 của Bộ Lâm nghiệp [3], Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày
11/01/2001 của thủ tướng chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên [33], gần đây nhất là Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế quản
lý rừng [34], theo đó thì khái niệm rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ở nước ta
được thể hiện như sau: Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay được xác lập nhằm
chống gió hại, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư,
khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài: rừng phòng hộ vùng đồi núi ven

biển tỉnh Phú Yên chủ yếu thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay theo phân
loại rừng phòng hộ của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tuy nhiên, do vị trí rừng
phòng hộ này không nằm trên vùng cát mà nằm ở vùng đồi núi ven biển nên không
có chức năng chắn cát mà có thêm chức năng bảo vệ đất, chống xói mòn cũng như cải
thiện điều kiện đất đai vì đây là vùng đã mất rừng lâu ngày, đất đai đã bị thoái hóa ở
các mức độ khác nhau.
7

- Khoanh đóng (khoanh nuôi không tác động):
Là giải pháp tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên để
tạo lại rừng thông qua các biện pháp ngăn chặn có tính chất hành chính các tác động
từ bên ngoài như khai thác, chặt phá, chăn thả, lửa rừng,… [4].
Đây được xem là giải pháp đơn giản nhất trong khoanh nuôi rừng. Trong giải
pháp này chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ để cho rừng tự tái sinh và phát triển. Tuy
nhiên, hạn chế lớn nhất của giải pháp này là quá trình phục hồi rừng sẽ diễn ra lâu
và con người không thể điều chỉnh tổ thành, kết cấu rừng theo ý muốn của mình.
Hiệu quả phục hồi rừng phụ thuộc nhiều vào hiện trạng rừng đưa vào khoanh nuôi.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:
Xúc tiến tái sinh tự nhiên là một biện pháp phục hồi rừng dựa vào năng lực
tái sinh tự nhiên của rừng nghèo hiện có (hạt hoặc chồi) là chính, thông qua kỹ
thuật, người ta có thể bổ sung mật độ và tổ thành cây tái sinh để đảm bảo rừng được
phục hồi, đáp ứng những mục tiêu đặt ra [4].
Đây là hệ thống các biện pháp lâm sinh có tác động vào rừng ở mức cao hơn
so với khoanh nuôi không tác động, nhằm thúc đẩy năng lực gieo giống cũng như
tái sinh tự nhiên của rừng từ đó cải thiện được mật độ, tổ thành cây tái sinh tiến tới
cải thiện được mật độ, tổ thành và kết cấu của lâm phần rừng trong tương lai. Các
biện pháp tác động nhằm xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên của rừng có thể là: Phát
luỗng dây leo bụi rậm, xới đất dưới tán rừng, chặt gieo giống, chặt bớt cây tái sinh
phi mục đích, cây cao ít có giá trị để tạo điều kiện cho những loài cây mục đích có
khả năng phát tán hạt giống và tái sinh tốt.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có kết hợp trồng bổ sung:
Là một giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để
phục hồi rừng thông qua các biện pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng
bổ sung cần thiết [5].
Đây là các biện pháp lâm sinh tổng hợp tác động vào rừng nhằm tận dụng
năng lực tái sinh tự nhiên của rừng đồng thời kết hợp với biện pháp trồng bổ sung
một cây mục đích vào rừng nhằm cải thiện mật độ, tổ thành cây tái sinh dẫn tới hình
8

thành một lâm phần rừng có kết cấu, mật độ và tổ thành theo định hướng kinh
doanh trong tương lai. Giải pháp này có mức độ tác động cao hơn so với giải pháp
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp lâm
sinh tác động nhằm xúc tiến năng lực tái sinh tự nhiên của rừng thì ở những nơi có
năng lực tái sinh kém, thiếu cây mẹ gieo giống và có điều kiện nhân lực, vật lực phù
hợp con người có thể trồng bổ sung một số loài cây mục đích vào nhằm tăng cường
hiệu quả phục hồi rừng theo mục đích kinh doanh, rút ngắn thời gian phục hồi rừng.
- Dạng lập địa: Là đơn vị cơ sở của lập địa có khí hậu của tiểu vùng lập địa,
được đặc trưng bởi một đơn vị địa mạo thấp nhất (chân, sườn, đỉnh,…), một bậc độ
dốc, một đơn vị thổ nhưỡng thấp nhất (thổ chủng hoặc biến chủng) và bao chiếm một
diện tích nhất định [8]. Đây là đơn vị phân chia nhỏ nhất trong hệ thống phân chia lập
địa toàn quốc hiện nay. Trong một đơn vị dạng lập địa, các yếu tố về địa hình, đất
đai,… là tương đối đồng nhất. Do đó, nó được ưu tiên sử dụng khi phân chia lập địa
gắn với từng loài cây trồng cụ thể.
1.2. Trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong kế hoạch bảo vệ môi
trường sinh thái và phòng chống thiên tai của mỗi quốc gia trên thế giới. Biện pháp
kỹ thuật trồng rừng phòng hộ là chủ đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất
quan tâm. Các lĩnh vực chủ yếu được các tác giả nghiên cứu là lựa chọn loài cây
trồng rừng phòng hộ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng phòng hộ, kết

cấu đai rừng phòng hộ, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau đây:
Ngay từ năm 1766, các cánh đồng hoang khô hạn ở Ucren, Quibiep, Tây
Xibêri đã được cải tạo để có triển vọng canh tác nông nghiệp kết hợp bằng cách xây
dựng hệ thống đai rừng phòng hộ môi trường, cải tạo tiểu khí hậu. Các công trình
nghiên cứu của V.A Lomitcôsku (1809), Dokuchaep (1892), X.A Timiriazep (1893,
1909, 1911) cho rằng trên các hoang mạc muốn cải thiện tiểu khí hậu và cải tạo đất
phải trồng rừng phòng hộ thành một hệ thống theo đai hoặc mạng lưới ô vuông, có
kết cấu kín, hỗn giao nhiều tầng [63].
9

Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã khẳng định rừng hỗn
loài có kết cấu nhiều tầng tán có khả năng phòng hộ tốt hơn rừng thuần loài. Vì vậy,
nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng nhằm tăng cường hiệu quả phòng hộ của
rừng đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Tác giả Bernar Dupuy
(1995) khi nghiên cứu về cấu trúc tầng tán của lâm phần hỗn loài thấy rằng, kết cấu
tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc tính sinh trưởng và tính hợp
quần của các loài cây trong lâm phần [53]. Như vậy, để đảm bảo tạo ra được các
khu rừng phòng hộ phát huy tối đa hiệu quả phòng hộ thì ngoài việc căn cứ vào đặc
tính sinh trưởng của cây thì cần quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa các loài cây
để lựa chọn các loài cây trồng cho phù hợp. Đây là những cơ sở quan trọng quyết
định đến sự thành công hay thất bại của các mô hình rừng trồng phòng hộ hỗn loài.
Việc tạo lập các loài cây hỗ trợ ban đầu cho cây trồng phòng hộ chính trước
khi xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài và nhanh phát huy giá trị phòng hộ là
rất cần thiết và được một số tác giả quan tâm. Nghiên cứu về lĩnh vực này điển hình
có tác giả Matthew (1995) [58] ông đã nghiên cứu tạo lập mô hình rừng trồng hỗn
loài giữa cây thân gỗ với cây họ Đậu. Kết quả cho thấy cây họ Đậu có tác dụng hỗ
trợ rất tốt cho cây trồng chính. Như vậy, nghiên cứu này cho thấy sử dụng các loài
cây họ Đậu làm cây phù trợ cho các loài cây trồng chính trong mô hình rừng trồng
hỗn loài là rất phù hợp.
Ngoài việc xác định được loài cây phù trợ thích hợp thì việc nghiên cứu về đặc

điểm sinh thái của các loài cây cũng là vấn đề rất quan trọng khi xây dựng mô hình
rừng trồng hỗn loài. Trên thế giới đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy
đủ về vấn đề này. Do hiểu biết về yêu cầu sinh thái của các loài cây rừng mưa còn
nghèo nàn nên các tác giả Rod Keenan, David Lamb, Gary Sexton [60] khi xây dựng
rừng trồng hỗn loài (giai đoạn 1945 - 1995) đã gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí và
điều chỉnh các mô hình rừng trồng hỗn loài theo quá trình sinh trưởng của chúng. Vì
vậy, mô hình rừng trồng hỗn loài đã không được thành công như mong muốn.
Nghiên cứu trồng rừng hỗn loài đã được các nước châu Âu tiến hành từ
những năm đầu thế kỷ XIX. Điển hình là công trình nghiên cứu trồng hỗn loài

×