Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

kỹ thuật trồng một số loại rau theo tiêu chuẩn an toàn mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 20 trang )

BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
I. KHÁI NIỆM RAU AN TOÀN: 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Yêu cầu chất lượng rau an toàn 2
II QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 3
2.1 Quy trình sản xuất rau an toàn theo WHO 3
2.1.1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất rau an toàn 3
2.1.2 Chọn giống 3
2.1.3 Làm đất 3
2.1.4 Phân bón 3
2.1.5 Nước tưới 4
2.1.6. Phòng trừ sâu bệnh 4
2.2 Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP 4
2.2.1 Khái niệm 4
2.2.2.Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an tòan 4
2.2.3. Lợi ích mang lại từ GAP 5
2.2.4 Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuânt GAP (EU) 6
III. KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH 6
3.1 Kỹ thuật trồng cà chua theo hệ thống tưới nước tự động kiểu nhỏ giọt 6
3.1.1 Khái niệm và ưu điểm của hệ thống tưới nước kiểu nhỏ giọt 6
3.1.2 Kỹ thuật trồng 7
3.2 Kỹ thuật trồng cải xanh trong nhà lưới 10
3.2.1 Kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới 10
3.2.2 Quy trình trồng rau cải xanh – Cải ngọt trong nhà lưới 11
3.3. Kỹ thuật trồng cải củ an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP 13
3.3.1 Chỉ tiêu chất lượng 13
3.3.2 Biện pháp kỹ thuật 13
3.4 Kỹ thuật trồng rau sạch bằng công nghệ khí canh 16
3.4.1 Khái quát chung 16
3.4.2. Kỹ thuật trồng rau tại nhà bằng công nghệ khí canh 17
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 1 Nhóm TH: Nhóm 3


BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
I. KHÁI NIỆM RAU AN TOÀN:
1.1 Khái niệm: Những sản
phẩm rau tươi (bao gồm tất cả
các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa
quả có chất lượng đúng như
đặc tính giống của nó, hàm
lượng các hoá chất độc và
mức độ nhiễm các sinh vật
gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và
môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an
toàn".
1.2 Yêu cầu chất lượng rau an toàn:
 Về chỉ tiêu nội chất:
 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Không có dư lượng thuốc trừ sâu gốc Clo và lân
hữu cơ. Các loại thuốc khác nếu sử dụng thì mức dư lượng và thời gian cách ly theo
đúng tiêu chuẩn
 Hàm lượng nitrat (NO3). Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế
châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là 50 mg/l, hàm lượng rau
không quá 300 mg/kg rau tươi.
 Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,
 Hàm lượng kim loại nặng và các độc tố không vượt quá mức quy định sau (Phần
triệu: Ppm)
As: 0,1 - 1,0, Cu: 4 – 10, Sn: 100 – 150, Bo: 35 – 75, Fe: 2 – 20, Zn: 15 – 20,
Cd: 0,2 - 0,8, Pb: 1 – 2, Ni: 1, Afatoxin: 0,005, Patulin: 0,05;
- Hạn chế tối đa mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli, Samonella ) và kí
sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris)
 Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO
Chỉ tiêu về hình thái

GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 2 Nhóm TH: Nhóm 3
Vùng sản xuất rau an toàn Thái
Phiên ở Đà Lạt.
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
 Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ
thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có
bao gói thích hợp
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN:
2.1 Quy trình sản xuất rau an toàn theo WHO
2.1.1: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất rau an toàn.
 Vùng sản xuất rau được khảo sát, đánh giá sự
phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với quy
trình hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy
cơ gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên
rau trồng.
2.1.2 Chọn giống
 Sử dụng các loại giống có nguồn gốc rõ ràng,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép
sản xuất.
 Các cây con giống cần được xử lý sạch sâu
bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.
2.1.3 Làm đất:
 Đất không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu
của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa
trang và không nhiễm các hóa chất độc hại
cho con người và môi trường.
2.1.4 Phân bón:
 Dùng phân vi sinh, không sử dụng các loại phân hữu cơ còn tươi như phân bắc,
phân chuồng,… Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng
cây trồng.

 Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình sản xuất của
từng loại rau.
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 3 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
Ví dụ:
 Đối với r au ăn quả:
Sử dụng Phân Bón Năm Sao chuyên dùng cho rau ăn quả NPK 15-9-17+TE
Đối với r au ăn củ:
Sử dụng Phân Bón Năm Sao chuyên dùng cho rau ăn củ NPK 15-9-17+TE
Đối với r au ăn lá
Sử dụng Phân Bón Năm Sao chuyên dùng cho rau ăn lá NPK 20-5-5.
2.1.5: Nước tưới:
 Sử dụng nước giếng khoan không bị ô nhiễm độc hại, tùy theo mùa vụ trồng rau
nguồn nước tưới khác nhau. Tuyệt đối không được sử dụng trực tiếp nước thải công
nghiệp, khu dân cư.
2.1.6. Phòng trừ sâu bệnh:
 Áp dụng phương pháp quản lý dịch tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất thiệt
hại do sâu bệnh gây ra, có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho môi trường.
 Dùng thuốc trừ sâu sinh học - thuốc vi khuẩn BT và thuốc kháng sinh Abamectin
khi phát hiện có sâu bệnh.
2.2. Quy trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn GAP:
2.2.1 Khái niệm:
* GAP – (Good Agriculture Practices) - Là những nguyên tắc được thiết lập nhằm
đảm bảo:
 Một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các
tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa
chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat),
 Đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
2.2.2 Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
a) Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất:

Mục đích:
- Càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng
hoá chất lên con người và môi trường.
- Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM)
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 4 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
- Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management= ICM).
- Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL= Maximum Residue Limits) trong sản phẩm.
b) Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
- Gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý
khi thu hoạch. Một số nguy cơ lây nhiễm như:
 Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc
 Nguy cơ hoá học.
 Nguy cơ về vật lý.
c) Môi trường làm việc:
- Mục đích: Là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. Các biện
pháp cụ thể như:
 Sử dụng phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân
 Đào tạo tập huấn cho công nhân
 Phúc lợi xã hội.
d) Truy nguyên nguồn gốc:
- GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc: Nếu khi có sự cố xảy ra,
các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị
lỗi.
ð Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
2.2.3 GAP mang lại lợi ích gì?
 An toàn: Vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm
lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khoẻ cho
người tiêu dùng.

 Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước
chấp nhận.
 Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo
vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 5 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
2.2.4 Quy trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn GAP
a) Chọn đất:
 Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích
hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau.
 Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt
trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm.
 Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải
công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất
thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m.
 Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại; nhưng không được tồn dư hóa chất độc
hại.
b) Tưới nước:
 Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ
không bị ô nhiễm.
 Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) đối với các loại rau ăn quả giai
đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ để tưới
rãnh.
c) Chọn giống:
 Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe
mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập
nội phải qua kiểm dịch thực vật.
 Trước khi gieo trồng hạt giống phải được sử lý hóa chất hoặc nhiệt.

 Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu
hại sau này.
d) Bón phân:
 Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau.
 Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho
1ha.
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 6 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
 Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ
các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh
sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật.
 Tuyệt đối không dùng phân tươi và nước phân
chuồng pha loãng tưới cho rau.
e) Bảo vệ thực vật:
 Không sử dụng thuốc hóa học BVTV thuộc nhóm I và II, khi thật cần thiết có thể sử
dụng nhóm III và IV.
 Nên chọn loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch.
 Kết thúc phun thuốc hóa chất trước khi thu hoạch ít nhất 5-10 ngày.
 Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như các hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc,
các ký sinh thiên địch để phòng bệnh.
 Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: Luân canh cây
trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý
f) Ngoại cảnh:
 Tất cả đều được trồng trong nhà lưới à tác dụng:
 Tránh được tia UV
 Giữ nhiệt độ ổn định
 Tránh được một số trứng của sâu bệnh
g) Thu hoạch và đóng gói:
 Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng.
 Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi

tiêu thụ tại các cửa hàng.
 Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm bảo đảm quyền
lợi cho người tiêu dùng.
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 7 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
III. KỸ THUẬT SẢN XUẤT MỘT SỐ RAU SẠCH:
3.1 Kỹ thuật trồng cà chua theo hệ thống tưới nước tự động kiểu nhỏ giọt:
3.1.1. Khái niệm và ưu điểm của hệ thống tưới nước nhỏ giọt:
a) Khái niệm:
 Tưới nhỏ giọt là một phương pháp thuỷ lợi tiết kiệm nước và phân bón bằng cách
cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào gốc rễ của cây, hoặc lên bề mặt đất hoặc trực
tiếp vào vùng rễ, thông qua một mạng lưới van, ống dẫn, ống, và phát thải.
 Nó được thực hiện với sự giúp đỡ của ống hẹp bắt nguồn từ bồn nước
b)Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt:
o Tiết kiệm nhân công,
 Tiết kiệm nước tới mức tối thiểu nên tiết
kiệm nhiên liệu hoặc điện bơm nước.
 Cây trồng phát triển tốt, tránh hư hao cây
giống lúc mới trồng,
 Ở vùng phèn, mặn nước thấm từ trên xuống
còn có tác dụng cân bằng môi trường đất, ngăn
cản sự tích tụ của muối và phèn tạo điều kiện tốt cho cây phát triển .
 Cấu trúc hệ thống tưới chủ yếu bằng máy móc vật liệu và công lao động sẵn có của
nông dân, tiết kiệm vốn đầu tư cho giai đoạn mới bắt tay vào cải tạo vườn tạp.
3.1.2: Kỹ thuật trồng
a) Chọn giống:
 Chọn giống vô hạn, thời gian từ trồng đến thu hoạch là 6-8 tháng.
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 8 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
 Nên chọn giống có kích thước trái phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng:trái tròn

hoặc tròn dài, trọng lượng 80-100 g/ trái, màu đỏ bóng đẹp.
 Hiện nay có các loại giống ngoại nhập như: Appolo, Grandeur, Tropic boy, Avanti,
Summer. Và các giống của Việt Nam: T26,T30, TN 148, TN 270, …
b) Chuẩn bị nhà lưới:
 Nhà lưới được quét sạch nền, xử lí vôi bột khử trùng. Các đường ống dẫn nước tưới,
phân bón cũng được kiểm tra và làm sạch.
 Dùng 4kg clorin pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng để khử trùng trước
khi trồng 3-5 ngày.
 Ở bên ngoài nhà lưới phun Aldrin để trừ kiến và côn trùng
c) Chọn vụ gieo trồng:
 Cà chua trồng trong nhà lưới có thể trồng được quanh năm. 2 vụ/ năm (một vụ 6
tháng)
Trồng theo thời vụ:
Thời gian gieo Thời gian trồng
Thời gian thu
hoạch
Vụ Hè Thu Tháng 7 – 8 Tháng 8 – 9 Tháng 10 – 12
Vụ Thu Đông Giữa tháng 9 – Cuối tháng 10 Tháng 11 Tháng 2 – 3
Vụ Đông Xuân Tháng 11 Tháng 12 Tháng 3 – 4
Vụ Xuân Hè Đầu tháng 1- giữa tháng 2 Tháng 3 Tháng 5 – 6
d) Chuẩn bị giá thể:
 Xơ dừa đã được xử lí tiệt trùng, sạch sâu bệnh, khử chát, trộn với một ít vôi bột.
 Dùng 5kg clorin pha với 1000 lít nước tưới đều vào giá thể sẽ trồng. Ngày sau dùng
5m
3
nước lã tưới đều vào giá thể.
 Mười ngày sau lại dùng 10m
3
tưới đều vào giá thể. Giúp giá thể được ẩm trước khi
chuyển cây con từ khay ươm vào bầu giá thể trồng.

e) Chuẩn bị hạt giống, vườn ươm:
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 9 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
 Ngâm hạt giống: hạt giống được ngâm trong nước ấm( 2 sôi 3 lạnh), trong 2 giờ.
Sau đó vớt ra và ủ lại trong khăn vải được vắt ráo nước trong vòng 2 ngày.
 Hạt được gieo trong vĩ ươm, mỗi ngăn chỉ bỏ một hạt độ sâu hạt từ 0.2 – 0.5 cm.
 Trong thời gian này chỉ dùng nước lã có pH = 6 để tưới.
 Khi tỉ lệ cây có 2 lá thực đạt 80% số lượng thì bắt đầu bón phân với EC= 1,5. pH= 6
bằng cách phun sương.
 Khi cây con được 1 tuần tuổi thì phun thuốc Ridomin gol để phòng một số bệnh.
g) Trồng cây:
 Trồng cây vào bầu giá thể: khoảng 15- 16 ngày sau khi ươm, lúc này cây được 4-5
lá thật, chọn cây mập, khỏe, lông ngắn tiến hành chuyển cây ươm vào giá thể trồng.
 Trước khi trồng 1 ngày phun thuốc Ridomin gol và thuốc trừ sâu để ngăn ngừa côn
trùng bám vào trong lúc di chuyển từ vườn ươm sang nơi trồng
 Khoảng cách trồng: 1 bầu giá thể trồng 2 cây, mật độ trồng 3 cây/ m
2.

 Trồng dặm lại cây chết sau khi trồng 7- 10 ngày để ruộng được đồng đều.
h) Chăm sóc:
 Sau khi trồng tiến hành quét dọn nhà lưới vì trong lúc trồng giá thể sẽ rơi xuống mặt
nền.
 Ngay sau khi trồng tiến hành tưới nước có phân bón theo lập trình.
Tưới nước:
 Khi cây còn nhỏ nên tưới 8 lần/ ngày, không tưới lúc trời nắng nóng vì lúc đó nước
đọng lại trên đường ống rất nóng.
 Lượng nước tưới tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều
vào giai đoạn ra quả rộ và lúc phát triển mạnh. Chú ý không để lá bị héo trong bất cứ
giai đoạn nào.
Bón phân:

Dùng 3 thùng với liều lượng mỗi thùng như sau:
Thùng I Thùng II Thùng III
- Calcium Nitrate : 18 kg
- Potasium Nitrate : 2,8 kg
- KH
2
PO
4
: 2,6 kg
Thùng B:
- K
2
SO
4
:8 kg - MgSO
4
:6,8 kg
- FeSO
4
:400gr - H
3
BO
3
:80gr
NaOH hoặc KOH
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 10 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
* Pha với 300 lít nước và
khuấy đều
- MnSO

4
:60gr - ZnSO
4
:25gr
- CuSO
4
:10 gr -Molypden:2gr
Pha với 300 lít nước và khuấy
đều
 Các chất được pha vào 600 lít nước tạo thành dung dịch phân bón đậm đặc, sau đó
dung dịch này sẽ được pha với 40.000 lít nước để tưới cho cà chua,trong vòng 7 ngày
cho 2000 m
2
sàn.
 Cách bón:
 Trong tuần lễ đầu: tưới vào gốc cây 200ml/ ngày. Tưới làm 10 lần/ ngày.
 Tuần 2- 4 : tăng lên 800ml/ gốc/ ngày. Tưới làm 16 lần/ ngày.
 Từ tuần 5 trở đi: 1.5- 2 l/gốc/ngày. Tưới làm 20 lần/ ngày.
Vun tỉa:
 Sau khi trồng khoảng 20 ngày cây cao khoảng 50 cm đã bắt đầu đổ ngã nên phải
cắm cọc ( cao 1,2 m) và bắt đầu quấn dây ở đoạn cách mặt đất 30- 35 cm.
 Tỉa hết nhánh bên chỉ để lại 2 nhánh chính, tỉa bỏ hết những lá già và những lá hết
khả năng quang hợp.
 Khi tỉa không làm bầm dập vết cắt và chỉ tỉa khi nhà lưới khô ráo.
i) Rung bông, thụ phấn:
 Thực hiện liên tục từ khi cà bắt đầu ra hoa mỗi ngày mỗi sáng từ 8h30- 10h30 cho
đến khi thu hái hết.
j) Kiểm soát tình hình sâu bệnh:
 Trong điều kiện nhà lưới sâu, bệnh rất ít xuất hiện. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện
sâu khoang ăn lá và bệnh mốc sương, xoắn lá.

 Dùng thuốc trừ sâu sinh học Catex 1,8EC & 3,6EC- loại thuốc trừ sâu tiên tiến thế
hệ mới, không dùng hóa chất, không để lại dư lượng trong cây trồng, an toàn cho rau.
 Phòng ngừa bệnh trong giai đoạn đầu khi cây còn
nhỏ bằng chế phẩm Exin.
k) Thu hoạch:
 Khoảng 70 ngày sau trồng khi trái cà chua đã to,
đẩy sức, vỏ quả căng và bóng láng, từ màu xanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 11 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
sang trắng xanh, cành quả có những vòng nâu là có thể thu hoạch để vận chuyển đi xa.
Hoặc để quả chín một nữa rồi thu hoạch.
 Khi thu hoạch dùng kéo cắt nhẹ cuống quả để không làm gãy núm quả và khỏi làm
ảnh hưởng đến chùm quả.
 Khi tiến hành thu quả đồng thời hạ dây từ từ để cây không bị gãy. Việc hạ dây chủ
yếu là làm cho ngọn cây thấp dễ chăm sóc, thu hoạch.
3.2 Kỹ thuật trồng cải xanh trong nhà lưới:
3.2.1: Kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới:
 Nhà lưới là loại nhà được che phủ hoàn
toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung
quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng
lưới.
 Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn
trùng xâm nhập ( chủ yếu là các loại bướm,
bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được).
 Quy mô diện tích: từ 500 - 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác.
 Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng
cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít.
 Độ cao chỉ từ 2,0 - 3,9 m.
 Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây
Lợi ích khi trồng rau trong nhà lưới :

 Ngăn cản được sự xâm nhập của côn trùng do đó hạn chế được việc sử dụng thuốc
BVTV. Lượng thuốc trừ sâu giảm 70% so với trồng rau bình thường, tiết kiệm được
hơn 1 triệu đồng tiền chi phí thuốc trừ sâu.
 Hạn chế được gió và ánh sáng chiếu trực tiếp giúp cây phát triển tốt, tiết kiệm được
nước tưới khoảng 30% ( ưu điểm lớn trong mùa khô hạn )
 Có thể trồng được quanh năm cả vào mùa mưa do hạn chế được mưa đá , mưa hạt
lớn đầu mùa mưa gây giập nát lá cây rau
3.2.2. Quy trình trồng rau cải xanh- cải ngọt trong nhà lưới:
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 12 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
 Cải xanh phải mất thời gian khoảng 1 tháng mới thu hoạch được, với mô hình trồng
rau trong nhà lưới chỉ cần 18 ngày là thu hoạch được.
a) Giống và chuẩn bị cây con:
- Hạt giống cần được xử lý
bằng thuốc Appencard
Super 50FL với lượng dùng
2 -3cc/ 1 lít nước trong 15
phút vớt ra để ráo nước, ủ
ấm 1 đêm rồi đem gieo.
- Sau gieo rải lớp đất
mỏng phủ hạt và rắc thuốc trừ côn trùng hại như: kiến, bọ nhảy, sùng…
- Phủ lớp rơm mỏng hay màng phủ nylon chống mưa và giữ ẩm trong mùa khô,
tránh đất bám lên cây, dễ nhiễm các loại bệnh.
- Khi cây con đạt 18 - 19 ngày tuổi đem đi trồng, trước khi nhổ 1 ngày cần tưới phân
DAP pha loãng 30g/10lít nước.
b) Chuẩn bị đất:
- Cải ngọt, cải xanh có thể trồng trên
nhiều loại đất nhưng cần thoát nước tốt.
- Cần chuẩn bị đất kỹ: phơi ải đất
khoảng 8 - 10 ngày. Đất được lên thành luống,

mỗi luống bề ngang 1m dài 50m.
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 13 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
- Trước khi lên liếp cần làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại cùng các tàn dư thực vật, sau
đó bón 5 - 6 kg vôi bột/100 m2 đất.
- Lên liếp rộng 80 - 100 cm, nếu mùa khô lên liếp cao
10 -15 cm; mùa mưa lên liếp cao 20 cm.
c) Mật độ trồng:
- Để trồng cho 100 m
2
nếu gieo trên
liếp ươm cần 20 g hạt giống; nếu gieo
trực tiếp từng hàng rồi tỉa dần cần 40 g
hạt giống; còn nếu gieo vãi thì cần tới
60 g hạt giống. Trồng khoảng cách
15 x 15cm.
d) Thời vụ gieo trồng
e) Cải ngọt, cải xanh là rau ngắn ngày có thể trồng quanh năm.
Lưu ý: Nếu trồng tháng 12, tháng 1 năng suất cao nhưng thường bị nhiều sâu hại.
f) Bón phân:
Bón lót:
 Vườn ươm: Lót 5 - 6 kg phân chuồng hoai mục + 100g Super lân/10 m
2
 Ruộng trồng: Lót 300 kg phân chuồng hoai mục + 1,5 kg Super lân + 4 kg Kali
clorua /100 m
2
.
Bón thúc:
 Vườn ươm: Rãi vôi hoặc tro bếp ở liếp ươm khoảng 1kg/100m2. Khoảng 1 tuần
sau gieo có thể tưới thúc nhẹ từ 1 - 2 lần bằng nước Urê loãng: 20 - 30g/10lít nước.

Cây con 18 - 19 ngày sau gieo có thể nhổ cấy. Trước nhổ cấy cần tưới ướt đất bằng
nước DAP: 30g DAP/10lít nước để cây dễ bén rễ sau trồng. Cấy từng đợt riêng cây tốt
và xấu để tiện chăm sóc.
 Ruộng trồng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H, Sago super 3G. Sau
trồng 10 ngày là thời kỳ cây phát triển thân lá mạnh cần bón thúc hỗn hợp 5 - 6 kg
bánh dầu + 250g phân Kali, rải giữa hàng, xới nhẹ cho thoáng và lấp phân và ngâm
bánh dầu hoặc hạt đậu nành tưới 2 - 3 lần/vụ (Dùng 8 - 9 kg bánh dầu hoặc 1 - 2 kg
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 14 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
đậu nành ngâm với 10 lít nước sau 1 tuần gạn lấy nước pha loãng 3 - 4 lần rồi đem
tưới).
3.3 Kỹ thuật trồng cây cải củ an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP
3.3.1 Chỉ tiêu chất lượng :
- Hàm lượng Nitrat: không quá 500 mg/kg sản phẩm tươi.
- Dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng cho phép.
- Hàm lượng kim loại nặng: Dưới mức cho phép.
- Vi sinh vật gây bệnh: Hạn chế tối đa các vi sinh vật khác gây hại cho người và gia
súc.
- Bao bì và hình thức sản phẩm:
 Có màu đặc trưng của giống, không sâu bệnh, không héo úa, dập nát.
 Khi vận chuyển tiêu thụ phải có bao bì đóng gói và đảm bảo bốn chỉ tiêu trên
3.3.2 Biện pháp kỹ thuật:
a) Giống:
Giống cải củ Lệ Chi, cải củ Thái Bình, cải củ Trung Quốc, cải củ Thái Lan.
b) Kỹ thuật trồng
b.1 Thời vụ: (Dương lịch)
- Vụ hè thu: tháng 8 và tháng 9 - Vụ đông xuân: tháng 10 và tháng 11
- Vụ xuân/ hè: tháng 2 đến tháng 4
b.2 Chuẩn bị đất và mật độ trồng:
- Cày hoặc cuốc đất => Phơi ải ít nhất 1 tuần => Làm tơi đất => lên luống

- Độ cao của luống: + Hè thu: 20-25 cm, + Đông xuân: 15-20 cm;
- Mặt luống:1-1.2m, Rãnh: 30-50 cm
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 15 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
c) Chuẩn bị đất và mật độ trồng:
- Gieo hạt theo luống: Bỏ phân vào luống, phủ đất lên vài hôm rồi gieo
- Gieo hạt xong, lấy đất tơi xốp lấp một lớp mỏng lên trên, tưới nước rồi phủ rơm rạ
để giữ ẩm cho hạt nảy mầm tốt.
- Lượng hạt gieo trên 1ha là: 11- 12kg
- Trồng cải củ bón phân lót là chính
- Rải phân trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1- 2 ngày sau đó tiến hành gieo hạt
d) Bón phân
Loại phân
Tổng lượng phân bón Bón lót (%) Bón thúc (%)
Kg/ha Lần
1
Lần
1
Lần
1
Phân chuồng hoai
mục
12,000 - 15,000 100
N 30 - 50 20 20 30 30
P
2
O
5
30 - 40 100
K

2
O 50 40 20 20 20
Cách bón lót:(Đơn vị tính cho 1 sào)
Lần bón Loại phân Lượng (kg/sào) Cách bón
Bón lót (trước khi gieo hạt
3-7 ngày)
- Phân chuồng ủ
- Lân Lâm Thao
- Kali
400 - 500
15
3
Trộn đều bón hốc
hoặc bón rãnh
- Phân chuồng ủ
- NPK
400 – 500
20 - 30
Bón thúc lần 1: Khi cây
có 2- 3 lá thật thì tỉa thưa
lần thứ nhất kết hợp với
-Vi sinh Biogro 30 - 40 Vãi đều trên mặt
luống rồi tưới nước
rửa không cho phân
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 16 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
bón thúc dính lên lá
Bón thúc lần 2: Sau lần 1
khoảng 5-7 ngày tiến hành
bón thúc lần thứ 2 kết hợp

với tỉa cây vun xới và để
lại khoảng cách cây cách
cây 15-20 cm.
Ure
1
Vãi đều trên mặt
luống rồi tưới nước
rửa không cho phân
dính lên lá
Bón thúc lần 3: Khi củ
đang phát triển (củ to bằng
ngón tay cái)
Kali
2 – 5
Vãi đều trên mặt
luống rồi tưới nước
rửa không cho phân
dính lên lá
e) Chăm sóc:
- Tiến hành xới và vun, khi xới phải nhẹ tay, không xới sâu và gần gốc quá dễ bị đứt
rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết. Thường kết hợp các lần vun xới với các
lần bón thúc cho cây
a) Phòng trừ sâu bệnh:
- Cây cải củ có các loại sâu bệnh hại giống sâu bệnh hại các cây họ cải khác như: Sâu
tơ, Rệp, Sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy
- Chủ yếu dùng bẫy bả sinh học hoặc bắt bằng tay nhưng khi mật độ sâu hại cao có thể
dùng một số thuốc trừ sâu sinh học để diệt trừ kịp thời.
- Trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển nếu ruộng, vườn kém thoát nước, bón
thúc quá nhiều phân đạm hoặc để cây quá dày, sẽ xuất hiện bệnh thối nhũn. Không
nên gieo 2- 3 đợt cải củ trên cùng một diện

tích.
b) Thu hoạch :
- Vụ chính sau khi gieo hạt 60- 70 ngày là cho
thu hoạch.
- Vụ muộn 80- 100 ngày mới cho thu hoạch.
- Vụ chiêm 25- 35 ngày đã cho thu hoạch cả
cây, ăn cả lá nhưng củ bé, ăn kém ngon.
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 17 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
- Cải củ cho năng suất 17- 30 tấn/ha, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, cây giống và
thời vụ gieo trồng có thể cho năng suất cao hơn hoặc thấp hơn.
3.4. Kỹ thuật trồng rau sạch bằng công nghệ khí canh
3.4.1 Khái quát chung:
- Khí canh là phương pháp cây trồng được cố định trên một giá đỡ để bộ rễ phát triển
trong môi trường không khí (khí canh) chứ không trực tiếp trồng vào đất (địa canh)
hoặc nhúng vào môi trường dung dịch (thủy canh). Nguyên lý của cng nghệ này là
phun dinh dưỡng dạng sương mù vào bộ rễ, kích thích cây ra rễ mà không cần đến sự
tham gia của đất.
- Rễ cây không trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng. Nước sẽ được phun liên tục
theo chu kì vài phút 1 lần để đảm bảo độ ẩm
- Thời gian phun và số lần phun trong ngày được
điều chỉnh tuỳ theo tình trạng sinh lý của cây và
nhiệt độ môi trường bên ngoài. Vì có thể điều
khiển thời gian phun, hàm lượng dinh dưỡng…
nên có thể tính chính xác chế độ dinh dưỡng cho
từng cây, chẳng hạn cây lấy lá có thể tăng thêm
hàm lượng natri, cây lấy củ thêm kali.
- Ngoài ra, cũng có thể dùng máy bơm cao áp, khí
nén, áp lực nước… phun để cây sinh trưởng.
- Bộ rễ cây trồng theo công nghệ này hoàn toàn nằm trong không khí, chất dinh dưỡng

và nước được phun theo chu kỳ lên toàn bộ bộ
rễ.
- Dung dịch thừa được thu lại, lọc, bổ sung để
tiếp tục sử dụng. Theo tính toán, áp dụng công
nghệ khí canh có thể giảm 90% chi phí về
nước, 95% phân bón và 99% thuốc bảo vệ thực
vật
- Trong hệ thống khí canh, nhiệt độ ở vùng rễ luôn thấp hơn nhiệt độ ngoài trời khoảng
2
o
C do hiệu ứng bốc hơi, nhờ vậy cây sinh trưởng nhanh hơn trong đất.
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 18 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
-
Công
nghệ khí canh
không sử
dụng đất nên
môi trường có độ sạch cao, cây sạch bệnh. Khi trong hệ thống có một cây bị nhiễm
bệnh thì có thể di chuyển ra khỏi hệ thống để không ảnh hưởng đến cây khác.
3.4.2. Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà bằng công nghệ khí canh:
Vật liệu:
- Giá thể - 1 chiếc máy bơm -1 giàn bơm tự chế
- Van điện từ - Bộ hẹn giờ -Dung dịch dinh dưỡng
- Giống - Phân bón - Nước
Cách thực hiện:
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 19 Nhóm TH: Nhóm 3
BÀI GIỮA KỲ TRỒNG TRỌT CHUYÊN KHOA
- Mỗi sáng phải đổ vào bình chứa 6 lít dung dịch dinh dưỡng và nén khí vào bình.
- Chu kỳ phun 1 giây-nghỉ 60 giây. Hệ thống sẽ hoạt động từ 6h đến 18h mỗi ngày.

- Thùng xốp có một lỗ nhỏ để dung dịch dinh dưỡng thoát
- Phân được hòa vào nước và tưới kiểu phun sương.
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường Trang 20 Nhóm TH: Nhóm 3

×