Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tài liệu ôn tập môn trang sức bề mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.5 KB, 31 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP
MÔN TRANG SỨC BỀ MẶT
13
CÂU 1: TRÌNH BÀY VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC LOẠI CHẤT PHỦ
về : - nguồn gốc cấu tạo
- ưu nhược điểm
- về tính chất công nghệ
- trình bày đánh giá dung môi
- chúng có thể dùng phương pháp trang sức gì
- khả năng biến tính của chúng để tăng cường tính chất
Trả lời
Các chất phủ dùng trong trang sức bao gồm: chất phủ dạng lỏng và ván trang
sức
- Chất phủ dạng lỏng
+ chất phủ có nguồn gốc tự nhiên: - nhựa cánh kiến
- nhựa colophan
- dầu thực vật
- sơn ta và dầu bóng sơn ta
- nhựa cao su
+ Chất phủ có nguồn gốc tổng hợp: - este của xenlulô
- nhựa PE
- nhựa epoxy
- nhựa PU
- nhựa PA
- nhựa có nguồn gốc amin
- nhựa silicôn
- nhựa clovinyl
- nhựa PF
- Ván trang sức: - giấy tẩm keo
- ván lạng gỗ
- ván lạng tổng hợp


- tấm trang sứ
1. Chất phủ dạng lỏng
1.1 nhựa cánh kiến
a. Nguồn gốc cấu tạo
Nhựa cánh kiến là sản phẩm của một loài rệp cánh kiến đỏ có tên khoa
học kerrialaccaken thuộc họ cánh kiến đỏ lacciferdae thuộc bộ phụ có nhóm
giả coocidae trong bộ cánh đều hemipterra qua quá trình gia công chế biến
mà tạo thành
b. Ưu nhược điểm
- Tính chất
+ Độ bóng cao( do màng liên tục cứng chắc, trọng lượng phân tử nhỏ, có
liên kết hydro phân cực)
+ Chịu nhiệt kém
+ Dễ bay hơi
+ Khô rất nhanh
+ Tính lưu động kém
+ Hàm lượng khô thấp
14
+ Dung dịch rất loãng
- Công nghệ
Dùng phương pháp thủ công (quét) cho nên dụng cụ dùng có thể là chổi,
bút quét, tăm bông
Thao tác: - đánh phải nhanh
- luôn quét dọc chiều vân thớ gỗ
- độ sâu chấm sơn bằng 1/3 – 1/2 chiều dài lông bút
- sau khi chấm phải miết
quét mặt phẳng ngang thìquét từ trái sang phải, từ góc xa nhất
đối với người thao tác
- khi xoa trang sức phải đảm bảo không quá nhiều( đảm bảo độ
ẩm ướt). Mỗi lần xoa được một lớp mỏng đợi khô mới được xoa tiếp lớp

sau
c. Dung môi và chất phụ trợ
- Dung môi: nhựa cánh kiến hoà tan trong dung môi cồn với nồng độ lớn
hơn 90
0
- Chất phụ trợ: dibutiflat, trikrifotfat và một số chất khác
d. Phương pháp
Đối với nhựa cánh kiến người ta thường dùng phương pháp thủ
công( quét, xoa)
e. Khả năng biến tính
Biến tính vec ny cánh kiến gián tiếp từ nhựa sen lắc. nhựa sen lắc khi trang
sức lên gỗ có màu vàng nâu muốn làm trắng nhựa sen lắc để tạo màng trong
suốt không màu người ta đun nóng trong môi trường kiềm dung dịch tạo ra
cho tác dụngvới clo sau đó trung hoà bằng muối axit
1.2 Nhựa colophan
a. Nguồn gốc cấu tạo
Nhựa colophan là một loại nhựa rắn dạng thuỷ tinh tạo ra từ nhựa thông
của một số cây lá kim bằng phương pháp chiết suất. nhựa colophan là hỗn
hợp của nhiều nhựa axit và nhựa tự nhiên, thứ sinh: C
20
H
30
O
2

b. Ưu nhược điểm
- Tính chất:
+ màng giòn không bền khi chịu nhiệt độ
+ colophan dùng độc lập không tốt nhưng biến tính với một số chất khác rất
tốt chúng tạo thành chất phủ có giá trị

- Công nghệ
Công nghệ biến tính colophan thường bằng các phương pháp: ester hoá
colophan bằng glyxerin, chế biến colophan thành rêdinatcanx, gia nhiệt
hỗn hợp anhydrit malêic, glyxêrin, colophan tạo thành nhựa malêic và
cho hỗn hợp phênol, formaldehyde, colophan để tạo thành nhựa phênol
fỏmaldehyde colophan
c. Dung môi và chất phụ trợ
- Dung môi: dung môi hoà tan nhựa colophan là rưọu, axêtôn, xăng,
benzen
- Chất phụ trợ: người ta thường cho thêm vào nhựa colophan nhựa cánh
kiến, keo P-F
d. Phương pháp trang sức
15
thường sử dung jphương pháp phun
e. Khả năng biến tính
- Tạo nhựa colophan bền vững với nước bằng cách ester hoábằng rượu sản
phẩm tạo ra hoà tan tốt trong các dung dịch hydrocacbon thơm, dầu và
không tan trong rượu
- Biến tính colophan redinatcanxi để tạo thành chất phủ có nhiệt độ nóng
chảy cao hơn colophan( 120-17
0
c), trị số axit thấp hơn do đó làm cho
màng sơn dính và tăng độ cứng của màng sơn
- Biến tính thành nhựa malêic: có màu vàng nhạt dùng để chế tạo sơn
trắng. Chất phủ naỳutác dụng với nitroxenlulo có tác dụng làm tăng độ
bám dính và tăng độ cứng so với ester colophan. Chất này có độ nhớt
thấp, chịu nước, chịu kiềm tốt
- Biến tính colophan thành nhựaphênol formaldehyde colophan có màng
sơn cứng, khô nhanh, bền, chịu nước, chịu axit tốt, chịu alkali, cách điện
tốt, độ bóng cao

1.3 Dầu thực vật
a. Nguồn gốc cấu tạo
Dầu thực vật được tạo ra từ hạt của một số loài thực vật. Cấu tạo phân
tử được tạo thành do ester glyxerin, hỗn hợp với các axit béo khác
nhau( no và không no). Nếu là hỗn hợp của axit béo không no (có nối
đôi, nối ba)thì tạo ra phản ứng oxi hoá, trùng hợp tạo ra màng sơn khô
nhanh
Dầu thực vật có ba loại : dầu khô, dầu bán khô, dầu không khô
b. Ưu nhược điểm
- Tính chất
+ Dầu khô: -chống ẩm tốt
- tạo màng khô nhanh
-Dẻo, chịu nước, ánh sáng axit và alkali. Nếu sử dụng
đơn lẻ hoặc lượng sử dụng nhiều thì màng sơn mất bóng,
dễ lão hoá và mất tính đàn hồi

- Ở nhiệt độ thấp xảy ra hiên tượng trùng hợp
không hoàn toàn do đó màng sơn không tốt

+ Dầu bán khô: - Khả năng kho của chất phủ rất khó
- Màng sơn khó biến vàng, dùng để sản xuất sơn trắng
c. Dung môi và chất phụ trợ
- Dung môi: dung môi là chất hữư cơ
- Chất phụ gia: là các loại dầu khô khác, chất phủ tổng hợp
d. Phương pháp trang sức
Dùng phương pháp phun với thiết bị phun bằng trọng lực, bằng hút chất
lỏng, bằng không điều chỉnh khí nén và điều chỉnh khí nén
e. Khả năng biến tính
- Tinh luyện dầu bằng phương pháp gia nhiệt, phương pháp xử lí kiềm
và pương pháp hấp thụ

- làm nhựa alkylvà nhựa alkyl biến tính( nhựa alkyl tác dụng với phênol
formaldehyde, nhựa epoxy, nhựa hữư cơ silic) để tạo sơn alkyl( alkyl,
16
dầu thông, xăng) có đặc tính chống chịu môi trường tốt, độ bóng cao
đàn hồi tốt
1.4 Sơn ta và dầu bóng sơn
a.Nguồn gốc cấu tạo
Cây sơn thuộc giống Rhussuccedanea. ở Việt Nam thì nhựa sơn có 2
thành phần: thành phần tan trong cồn và thành phần không tan trong cồn.
thành phần tan trong cồn là là hợp chất của phênol(laccol) chiếm 35-36%.
Thành phần không hoà tan trong cồnlà nước, laccase(ezim) có khả năng
ôxi hoá tạo thành laccol thành phần này chiếm 39-40% ngoài ra còn có
axeetic: 0.27%, gluxit:21% và các thành phần khác.
b.Ưu nhược điểm
- Tính chất:
+ Thay đổi màu, khi đóng rắn tạo ra bề mặt óng ánh có màu đen nhánh,
bóng. Sơn hay gây dị ứng lở sơn cho da, để lâu bị lắng xuống
+ Độ bám dính cao, chịu nhiệt độ, nước, chịu tất cả các axit, alkali,
bền với môi trường bên ngoài
+ Độ bóng rất cao
- Công nghệ: thủ công(quét), cơ giới( phun bằng khí nén)
c.Dung môi và chất phụ trợ
- Dung môi: là rượu
- chất phụ gia: dầu trẩu, nhựa thông, colophan, sun phát sắt
d. Phương pháp trang sức
chủ yếu dùng phương pháp quét và phương pháp quang vì dùng phương
phương pháp cơ giới không đạt hiệu quả bằng thủ công
e. Khả năng biến tính
Pha sơn với dầu trẩu và nhựa thông để tạo ra sơn cầm và sơn phủ hoàn
Kim

CÂU 2: TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP TRANG SỨC BỀ
MẶT VẬT LIỆU GỖ?
Trả lời:
Các phương pháp trang sức bề mặt vật liệu gỗ bao gồm trang sức chất
phủ lỏng, và trang sức tấm trang sức.
A.Trang sức chất phủ lỏng
1. Phương pháp trang sức thủ công
1.1 phương pháp quét thủ công
* Nguyên lý: Phương pháp quét thủ công là phương phápdùng chổi
thấm sơn quÐt lên bề mặt đồ mộc hay chi tiết, hình thành lớp sơn đều
đặn.
* Đặc điểm của phương pháp:
- Ưu điểm: + Công cụ dơn giản, thao tác tiện lợi.
17
+ Không bị hoàn cảnh tự nhiên hạn chế.
+ Có thể trang sức ở nhưng chi tiết có hình dạng và
phương pháp rất cao.
+ Đa số các loại chất phủ (lỏng) đều có thể áp
dụng phương pháp nảy,trừ một vài loại sơn
khô nhanh, tính lưu động kém.
+ Hao phí chất phủ ít.
+ Nâng cao được độ bám giữa màng sơn và bề
mặt gỗdo khi quét có thể làm cho sơn thấm tốt
lên bề mặt.
- Nhược điểm: + Hiệu suất trang sức thấp.
+ Thời gian trang sức nhiều.
+ Cường độ lao động lớn.
+ Diều kiện vệ sinh kém.
+ Chất lượng trang sức phụ thuộc vào kỹ thuật,
kinh nghiệm, thái độ của người thao tác.

* Thiết bị:
Thiết bị dùng cho phương pháp này rất đơn giản, chỉ sử dụng chổi
để quét.
Trên trhị trường hiện nay thường sử dụng các loại chổi: chổi dẹt,
chổi tròn, chổi tấm, chổi lệch cổ, chổi bút lông cừu, bút hoa văn và
chổi sơn ta.
-
Chổi lông dẹt hay còn gọi là chổi sơn dầu làm từ lông lợn dài
thông qua lá thép cố định trên cán chổi. Quy cách chiều rộng
của chổi: 1.27cm, 2.54cm, 7.62cm, 10.16cm.
Lông chổi sơn dét có độ đàn hồi rất cao, thích hợp với việc quét
các loại sơn có độ nhớt cao như sơn P-F, sơn dầu, sơn pha, sơn màu, sơn
trong
-
Chổi bút được làm từ lông cừuvà nhiều ống trúc ghép thành, có
thể từ 3-40 ống trúc, thường từ 8-16 ống.
-
Chổi lông cờu dạng tấm làm từ lông cừu và cán gỗ mỏng 4-
5mm, chúng được liên kếtnhờ những lá thép mỏng quy cách
2.54-12.7cm.
Lông cừu mềm dẻo, có độ đàn hồi caothích hợp quet những màng
trang sưc mỏng, chất phủ có độ nhớt thấp như dung dịch thuốc nhuộm,
cánh kiến,sơn gốc nitro, sơn gốc urea, sơn acryric
Thông thương đối với sơn có độ nhớt cao độ khô chầm dùng chổi dẹt
để trang sức, các loại sản phẩm khác thì dùng chổi bút hoặc chổi dạng
tấm để trang sức.
18
* Phương pháp này thường áp dụng để trang sức cho hầu hết cáckiểu
hình dáng và quy cách kích thước khác nhau của các loại sản phâm.
*Các loại chất phủ có thể sử dung phương pháp này để trang sức này

rất đa dạng kể cả những loại chất phủ có độ nhớt cao.
1.2.Phương pháp xoa trang sức
* Nguyên lý:
Xoa trang sức là phương pháp dùng công cụ “tăm bông” thấm vecny
trực tiếp xoa trên bề mặt sản phẩm, chi tiếtđể hình thành lớp sơn trên
bề mặt.
* Đặc điểm của phương pháp:
-Ưu điểm: + Dụng cụ rất đơn giản.
+ Chất lương trang sức cao: Độ bóng cao giữ được lâu
dài, chỉ hiện màu sắc hoa văn của gỗ.
-Nhược điểm:
+ Phương pháp xoa là phương pháp thủ công không
đơn giản.
+ Phạm vi sử dụng sơn hẹp,nó rất kén chọn gỗ nền.
+ Cường độ lao động thủ công tương đối nặng nhọc,
hiệu suất trang sức tháp, muốn có màng trang sức
dày phải xoa nhiều lần.
* Thiết bị:
Thiết bị rất đơn giản, có thể tự làm bằng cách dùng vải bọc bông lại.
Vải làm tăm bông phải mịm, mềm, có độ đàn hồi, bên chắc, độ thấm
tốt ngay khi bị tác động của sơn trang sức
Các loại bông thường sử dụng như bông thường, bông thấm nước
lông cừu, len cũ, sợi nilon, trong đó len cũ và sợi nilon là tốt nhất.
Độ lớn nhỏ của tăm bông tuỳ thuộc vào diện tích trang sức, dựa trên
nguyên tắc dễ sử dụng và cầm nắm phải thuận tiện, thường đường kính
3-5cm.
* Chủng loại sản phẩm: nền gỗ có chất lượng tốt không khuyết
tật,dùng cho các mặt hàng trung,cao cấp.
* Các loại chất phủ dùng để trang sức bằng phương pháp này: các loại
sơn kiểu bay hơi, tương đối loãng, hàm lượng chất khô thấp.

1.3. Phương pháp sảm miết.
* Nguyên lý:
Đây là phương pháp dung bay hoặc dao miết kèm cao miết (cao, dung
dịch lấp lỗ, bột màu, thuốc nhuộm và sơn lấp lỗ) miết lên bề mặt sản
phẩm bằng phương pháp thủ công.
19
Có hai phương pháp trang sức : cục bộ và toàn bộ. Với phương pháp
trang sức cục bộ thì dùng cao miết đầy và làm bằng phẳng những
khuyết tật cục bộ trên bề mặt như lỗ bị sâu mọt, lỗ đinh, vết nứt. Với
phương pháp trang sức toàn bộ thì dùng dung dịch lấp lỗ,nhuộm
màu và sơn điền đầy sảm miết lên toàn bộ bề mặt sản phẩm.
* Đặc điểm của phương pháp:
- Ưu điểm: + Công cụ đơn giản
+ Thích hợp với những loại gỗ nền có khuyết tật
-
Nhược điểm: +chất lượng trang sức không cao, phù hợp
với trang sức lớp lót.
+ cường độ lao động cao, thao tác khó thực hành.
* Thiết bị
Có các loại: dao miết, bay ,dao miết sừng trâu,dao miết cao su
Dao miết làm công cụ bằng sắt hai đàu là lưỡi dao một đầu dùng để
cạo xiên, một đầu dùng để là bằng. Loại này dùng để sảm miết lỗ đinh,
lõ mọt, khe kẽ, lỗ mộng, cạo bỏ những vết sơn
Bay là loai dao bằng sắt tra cán gỗ quy cách kích thước từ 2.54cm,
5.08 cm cho đến 7.62 cm, 10.16 cm
* Chủng loại sản phẩm sử dụng phương pháp này để trang sức: trang
sức lớp lót đẻ tạo mặt phẳng cho những loại gỗ nền có nhiều khuyết tật,
lỗ mạch lớn.
Với phương pháp miết cục bộ dùng để miết phẳng các lỗ khe cục bộ
trên bề mặt như lỗ đinh, mối mọt vết nứt

Với phương pháp miết toàn bộ dùng dung dịch lớp lỗ và sơn điền
đầy để miết sảm gỗ gỗ mạch vòng lỗ mạch thô.
* Loại chất phủ
Loại chất phủ sử dụng phương pháp này là các loại cao, dung dịch
lấp lỗ, bột màu, thuốc nhuộm, sơn lấp lỗ.
2. Phương pháp trang sức cơ giới
Đối với chất phủ lỏng,trong thực tế người ta áp dụng các phương
pháp:
-
Phương pháp phun bằng khí nén
-
Phương pháp phun cao áp
-
Phương pháp phun thuỷ lực
-
Phương pháp phun tĩnh điện
-
Phương pháp rót trang sức
-
Phương pháp nhúng
-
Phương pháp tiếp xúc
-
Phương pháp mạ
20
2.1 Phương pháp phun bằng khí nén
* Nguyên lí
Để đưa véc ny ở dạng lỏng có độ nhớt nhất định lên bề mặt sản phẩm
ngưòi ta dựa vào sự chênh lệch áp suất giữa bên trong thùng chứa véc ny
và bên ngoìa mà véc ny được bắn ra dưới dạng sương mù

* Đặc điểm của phương pháp
Ưu điểm: - phương pháp này có thể phun hầy hết các loại sơn ngay cả
loại sơn khô nhanh.
-
cóthẻ phun chi tiết cụm chi tiết hoặc cả sản phẩm đã lắp ráp
hoàn chỉnh
-
Chất lượng phun rất cao ngay cả bề mặt gỗ nền có vết nứt, lỗ
sâu mọt chỗ lồi lõm không đều cũng thu được màng sơn như ý
mà độ dày lại đồng đều
-
Khi sử dụng phương phá này để trang sức trong cùng một mặt
phẳng thì có thể thay đổi màu sắc từ nhạt đến đậm
-
Có hiệu quả cao khi phun bề mặt có diện tích lớn
-
Năng suất cao 100-200m
2
/h/người bằng 8 đến 10 lần thủ công
-
được sử dụng rộng rãi để phun cho nhiều lĩnh vực, sử dụng các
hình thức xí nghiệp đặc biệt là tư nhân
-
Dễ áp dụng cơ giới hoá tự động hoá
Nhược điểm
-
Tốn chất phủ, tỷ lệ lợi dụng thấp chỉ đạt 50-60%
-
Không thích hợp các loại sản phẩm thanh xà.
-

Bụi sơn phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường, dễ gây
hoả hoạn cháy nổ cho nên phải sử dụng hệ thống chuyên dùng
để loại trừ
* Thiết bị
Súng phun nhằm tạo ra lớp bụi bằng véc ni có kích thước bé, có
tốc độ và nồng độ không đổi bắn lên bề mặt phôi liệu
Có các loại súng phun:
-
Súng phun hút chất lỏng
-
Súng phun trọng lực
-
Súng phun không điều chỉnh dòng khí
-
Súng phun điều chỉnh cả không khí và dòng véc ni
+ Súng phun hút chất lỏng rất phổ biến trong trang sức ô tô, đồ mộc, kim
loại, có thể phun được các chất phủ như sơn màu, véc ny , sơn dầu.
Thùng đựng sơn có dung tích khoảng 1-4 lít. Phù hợp với các loại sản
phẩm đặt thẳng đứng, nằm ngang, đường viền. Loại súng này có trọng
lượng nhẹ cân bằng tốt, cầm nắm thoải mái thuận lợi cho thao tác.
21
+ Súng phun trọng lực loại súng này có cốc chứa chất phủ đặt ở phía trên
súng. Do đó nó có trọng lượng lớn thao tác khó hơn. loại súng này phù
hợp trong trang sức các sản phẩm có kích thước nhỏ mà có bề mặt nằm
ngang
+ Súng phun không điều chỉnh khí là loại súng phun không có các van
điều chỉnh khí. Không khí từ máy nén khí được thổi trực tiếp qua súng
phun do đó không bị chặn lại ở đầu phun hệ thống cung cấp khí là máy
nén khí nhỏ không có bình nén không khí hoặc không có hệ thống điều
chỉnh áp suất. Do đó khó có thể điều chỉnh chính xác lượng véc ny,

lượng véc ny ra nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào việc bóp cò súng mạnh hay
yếu. Các loại sung này ít được sử dụng trong công nghiệp.
+ Súng phun điều chỉnh cả dòng không khí và véc ny đây là loại súng có
thể điều chỉnh tắt hoặc mở cả dòng khí nén và véc ny cùng một lúc.
Để véc ny bắn ra dưới dạng sương mù thì đầu vòi phun của súng được
cấu tạo bởi 2 ống lồng vào nhau, ốn phía trong là ống dãn véc ny,
khoảng trống giữa 2 ống dẫn khí nén tốc độ dòng khí thích hợp từ 3-5
m/s. Các hạt véc ny bắn ra dưới dạng sương mù có kích thước từ 5-
10µm. Hình dạng của dòng khí ra khỏi đầu vòi phun là dạng phễu, tiết
diện của nó có thể là hình tròn, hình elíp đứng, hìh elíp nằm là tuỳ thuộc
vào góc hợp giữa hai lỗ của vòi phun so với phương nằm ngang (nếu góc
đó bằng 45
0
thì là hình tròn, 0
0
thì là hình elip đứng, 90
0
thì là elíp nằm ),
Để tạo ra sương mù thì ở đầu vòi phun chế tạp buồng rối. Để lựa chọn
đầu vòi phun phải căn cứ vào đầu của véc ny
- Máy nén khí
Máy nén khí có tác dụng sản sinh ra không khí nén cung cấp cho súng
phun. Trong công nghệ phun sơn thường sử dung jloại máy nén khí nhỏ
khứ hồi.
Có hai loại máy nén khí đó là loại pittong và loại rô to trong đó loại
pittong được sử dụng nhiều hơn.
Máy nén khí loại pittong cỡ nhỏ có tham số kĩ thuật là: dung tích bình
chứa 24 lít, lưu lượng khí là 7.5 cfm, áp suất 125 psi công suất động cơ
1.5 hp, điện áp 140vac; cỡ lớn có dung tích bình chứa là 150l, lưu lượng
14 cfm, áp suất làm việc là 150psi, công suất động cơ là 3hp, điền áp

240vac
Phương pháp này duy trì và tạo ra một dòng khí tại vòi phun có áp suất,
lưu lượng và nồng độ nhất định: P
max
=10-12at. P
lv
=4-6at, lưu lượng cho
một súng phunlà 6-14m
3
/s
- Bộ phận phân ly dòng khí có tác dụng làm sạch khí nén. Nguyên lý làm
việc của bộ phần này sử dụng than hoát tính để hấp thụ dầu và nước.
- Thùng chứa vecny được gắn trực tiếp trên các súng phun hoặc tập trung
trong thùng trung tâm. Thùng chứa vecny được khuấy trộn liên tục, có
khả năng điều chỉnh áp và gia nhiệt để thuận tiện cho quá trình phun.
22
- Buồng phun sơn có tác dụng loại trừ hơi dung môi và bụi sơn, tạo điều
kiện nâng cao chất lượng màng sơn, giảm ô nhiễm môi trường.buồng
sơn gồmkhông gian để phun sơn, nơi đặt sản phẩm thiết bị bốc dỡ, thiết
bị thông gió, lọc khí và khử bụi. Buồng phun thường được làm bằng thép
để phòng hoả hoạn.
* Chủng loại sản phẩm
Phương pháp này phù hợp vơi các loại sản phẩm có diiện tích lớn,
không phù hợp với các loại sản phẩm có dạng thanh, xà. Có thể phun
cho những chi tiết ,cụm chi tiết hoặc sản phẩm đã lắp ráp, những sản
phẩm yêu cầu chất lượng cao. Đồng thời nó có khả năng áp dụng cơ giới
hoá tự động hoá.
* Loại chất phủ: phương pháp này có thể sử dụng hầu hết các loại sơn
như sơn dầu, các loại sơn kiểu bay hơi, sơn tổng hợp dạng cao phân
tử, sơn dung môi, sơn trong, sơn mái, cao sảm loãng và dung dịch

màu, ngay cả nhữngloại sơn khô nhanh như sơn gốc nitro. Nhưng khi
phun yêu cầu cần phải có độ nhớt tương đối thấp từ 15-30giây
2.2. Phương pháp phun cao áp (hay còn gọi là phương pháp phun
sơn không khí)
* Nguyên lý
Dùng bơm cao áp bơm chất phủ vào trong buồng kín làm cho áp suất
của bản thân chất phu tăng đến cao áp (10-30MPa) ,chất phủ cao áp
theo ống dẫn mềm đến súng phun
Tốc độ chất phủ đi ra từ vòi phun rất lơn khoảng 100m/s
Dòng chất phủ cao áp bắn vào không khí làm cho dung môi trong
chất phu bị bay hơi cưỡng bứcmãnh liệt, thể tích đột nhiên bị giãn nở
mà phân tán thành những hạt bụi chất phủ. Tuý theodòng chất phủ
bắn vào không khí và tốc độ hạ áp ổn định của cao áp mà các hạt bụi
chất phủ này nhỏ hay bé.
Do chất phu hoá sương không dùng không khí nén mà bản thân chất
phủ có áp suất cao khi phun nên được gọi là phun cao áp vô khí.
* Đặc điểm của phương pháp
- Ưu điểm: + Hiệu suất phun cao3.5-5.5m
2
/1súng/phútm hiệu suất
cao hơn phun không khi và đặc biệt với những sản phẩm có diện
tích lớn
+Có tỷ lệ lợi dụng chất phủ cao, không bị hạn chế đối
với bề mặt trang sức.Vì trong bụi sơn không lẫn tạp không khí nên chất
phủ dễ dàng đến được bề mặt trang sức, do đó hao tổn chất phủ chỉ
khoảng 10%
+ Có thể phun chất phu cóđộ nhớt cao (100giây),
thậm trí phun được cả hồ nhão.
- Nhược điểm: khi thao tác không điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng
lương sơn và biên độ phun mà chi khi thay đổi miệng phun mới có thể

23
điều chỉnh được chúng, chất lương màng trang sức không cao bằng
phương pháp phun sơn không khí
* Thiết bị phun
Phương pháp phun cao ápcó 3 dạng: phun cao áp ở nhiệt độ thường,
phun cao áp gia nhiết, phun điện tích cao áp
Phương pháp phun cao áp nhiệt độ thường thích hợp với loại chất phủ có
độ nhớt thấp, còn phương pháp phun cao áp gia nhiệt phù hợp với những
loại chất phủ có độ nhớt cao.
Trong hệ thống phun trên có hai bộ phận quan trọng nhất là
- Súng phun : súng phun cao áp không có thông khí mà chỉ cho chất phủ
qua. Súng phun phải kín khít không rò rỉ chất phủ cao áp, độ nhậy cao.
Thân súng thường được làm bằng hợp kim nhôm. Súng phun có các
dạng súng phun phổ thông, súng phun tự động (phù hợp với sản xuất dây
chuyền; súng phun cán dài (phù hợp với chỗ cao khó thao tác).
Miệng phuncó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng màng trang sức, nó
quyết định hiệu quả hoá sương của chất phủ, biên đọ dòng phun và
lượng phun. Do đó nó phải được làm bằng vật liệu, độ nhẵn bóng, độ
chính xác hình học cao
Góc độ phun 30-80
0
, biên độ từ 30-1000mm, thường thì biên độ trong
khoảng 200-450mm.
- Bơm cao áp
Theo nguồn gốc độnh lực có 3 nhóm: bơm khí động học, bơm dầu và
bơm điện
Theo kết cấu thì phân thành bơm piston và bơm hai màng
Trong đó bơm khí động học được dùng rộng rãi nhất, bơm dùng khí nén
làm nguồn động lực. Nguyên lý làm việc của bơm dầu và bơm khí nénvè
cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau ở nguồn động lực

Bơm điện có nguồn động lực là điện năng
Bơm piston trong thực tế người ta gọi là bơm tăng áp. Loại bơm này
tương đối an toàn, kết cấu đơn giản chặt chẽ thao tác thuận tiện nhưng
tiêu hao năng lượng và gây tiếng ồn lớn.
Bơm hai màng ngăn: có hai màng ngăn làm bằng vật liệu chịu acid và
chịu mài mòn. Loại bơm này so với loại bơm piston thì không có đệm bịt
kín, tốn phí cho sửa chữa bảo dưỡng. Dùng bơm để nén chất phủ thay
thế luôn thùng đựng sơn chịu áp lực, lắp đặt đơn giản, thay đổi loại sơn
dễ dàng.
* Các loại sản phẩm
Phương pháp này không hạn chế đối với bề mặt trang sức, sản phẩm
phẳng đã láp nhám hoặc các bề mặt sản phẩm nghiêng có khe kẽ đều xó
thểphun, thậm trí những chỗ lồi lõm, lượnkhi phun cũng có hiệu quả tốt,
sự phản xạ của các tia phun ít cì không chứa tạp không khí. Những sản
24
phẩm có diện tích lớn như ô tô, táu thuyền, cầu hiệu quả trang sức cành
cao.
* Loại chất phủ
Những loại chất phủ có độ nhớt cao 100giây mà một lần phun có thể thu
được màng sơn dày, thậm trí cả những chất phủ dạng cao, hồ nhão
thường được trang trí bằng phương pháp này.
2.3. Phương pháp phun bằng thuỷ lực
* Nguyên lý của phương pháp giống như phương pháp phun bằng khí
nén, tức là cũng dụa vào sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên
ngoài thùng chứa vecny.
* Đặc điểm của phương pháp
-Ưu điểm: + Chất lượng màng trang sức rất cao, màng trang sức có
độ mịn cao ngay cả khi bề mặt gỗ nền có vết nứt,lỗ
sâu mọt
+ Năng suất cao có thể đắt được 350m

2
/h
+ phù hợp với loại chất phủ có độ nhớt cao
+ Nó được áp dụng trong nhiều lĩnh vực trang sức đồ mộc
kim loại,
+ Phù hợp với những loại chất phủ có độ nhớt cao mà các
phương pháp khác khó thực hiện được
- Nhược điểm của phương pháp là thiết bị đắt tiền, áp suất làm việc lớn
khoảng từ 30-50at
* Thiết bị
Nguyên lý cấu tạo của các thiết bị được dùng trong phương pháp nay về
cơ bản là giống với các thiết bị được dùng trong phương pháp phun bằng
khí nén nhưng đắt tiền hơn.
Sơ đồ nguyêbn lý của hệ thống phun bằng thuỷ lực được trình bầy như
dươid đây:
Thiết bị cơ bản bao gôm: súng phun (có nhiều loại như súng phun kiểu
hút chất lỏng, súng phun kiểu trọng lực, súng phun có điều chỉnh, súng
phun không điều chỉnh), máy nén dầu (có hai kiểu piston và roto), bộ
phần lọc,thung chưa vecny, buồng phun sơn.
25
* Chung loại sản phẩm
Phương pháp này phù hợp vơi các loại sản phẩm có diiện tích lớn,
không phù hợp với các loại sản phẩm có dạng thanh, xà. Có thể phun
cho những chi tiết ,cụm chi tiết hoặc sản phẩm đã lắp ráp, những sản
phẩm yêu cầu chất lượng cao. Đồng thời nó có khả năng áp dụng cơ giới
hoá tự động hoá
* Loại chất phủ: phương pháp này có thể sử dụng hầu hết các loại sơn
như sơn dầu, các loại sơn kiểu bay hơi, sơn tổng hợp dạng cao phân tử,
sơn dung môi, sơn trong, sơn mái, cao sảm loãng và dung dịch màu,
ngay cả nhữngloại sơn khô nhanh như sơn gốc nitro. Khi phun yêu cầu

cầu độ nhớt có thể cao hơn phương pháp phun bằng khí nén độ nhớt.
Từ những nội dung trình bầy và những đánh giá trên đây ta có thể đưa ra
sự so sánh giữa hai phương pháp phun bằng thuỷ lực và phun bằng khí
nén như sau:
- Về nguyên lý thì hai phương pháp này giống nhau
- Về thiết bị thì có nguyên lý hoạt động và cấu tạo giống nhau nhưng
thiết bị của phương pháp phun bằng thuỷ lực đắt tiền hơn
26
Hệ thống phun bằng thuỷ lực
Trong đó: 1- Bơm bánh răng; 2- bể dầu; 3 – xy lanh dầu; 4 – piton dầu; 5 – van con trượt;
6- xy lanh véc ny; 7 – piton véc ny; 8 – thùng chứa véc ny; 9 và 10 – van; 11- ống dẫn véc
ny; 12 – bình ổn áp; 13 – bình lọc; 14 – súng phun; 15 – ống chủ; 16 – van; 17 – ống dẫn
đầu tròn; 18 – van khí.
5
11
10
15
14
16
18
13
4
1
2
6
7
8
9
3
12

17
- Về năng suất thì phương pháp phun bằng thuỷ lức cao hơn
-
Áp suất làm việc của phương pháp phun bằng thuỷ lực cao hơn.
2.4.Phương pháp phun bằng tĩnh điện
* Nguyên lý: Nguyên lý của phương pháp được thể hiện ở sơ đồ dưới
đây.
Nguyên ký của phương pháp này là lợi dụng nguyên lý điện tích âm và
dương hút nhau của dòng chất phủ và bề mặt trang sức tích điện khác
nhau để trang sức lên bề mặt sản phẩm.
27
Nguyên lý phương pháp phun tĩnh điện
Trong đó: 1- Phôi liệu trang sức; 2- súng phun véc ny; 3- băng vận chuyển; 4 - điện
cực; 5 – giá cách điện; 6 – chỉnh lưu cao áp; 7 – thông gió.
7
5
3
1
5
4
5
2
2
5 4
6
Sơ đồ thiết bị phun sơn tĩnh điện cốc quay
Trong đó: 1- Cốc quay; 2 - giá đỡ; 3 - động cơ; 4 - máy phát tĩnh điện cao áp; 5- thùng
sơn; 6 - cơ cấu cung cấp định lượng sơn; 7 - sản phẩm; 8 - máy vận chuyển treo; 9- xích
1
2

3
4
5
6
7
8
7
Trong thực tế người ta dùng súng phun kim loại làm cực âm (nó được
nối với nguồn điện cao áp một chiều của máy phát điện) và bề mắt sản
phẩm được trang sức được nối đất gần kề súng phun làm cực dương (bề
mặt sản phẩm được nối đất thông qua hệ thống vận chuyển gỗ)
Trong khoang giữa súng phun và bề mắt trang sức tồn tại điện trường
tĩnh cao áp. Với cường độ điện trường nhất định xây ra hiên tượng
phóng điện làm cho không khí gần cức am tức ở miệng phun kim loại bị
điện ly tao ra hàng loạt các điện tử tự do. Khi chất phủ được đưa vào
điện trường tĩnh cao áp, chúng nhanh chóng bị nhiễm điện âm của các
điện tử tự do tai miệng phun kim loại. Các hạt chất phủ mang điện âm
này đẩy nhau trong qua trình chuyển động tốc độ cao hoá sương. Dưới
tác dụng của lực điện trườngchúng di chuyển theo chiều điện trường từ
dương sang âm, tức là chúng di chuyển về phía bề mặt cần được trang
sức hình thành lên màng trang sức.
* Đặc điểm của phưong pháp
-Ưu điểm: + Tiết kiệm vecny từ 15-30% so với phương pháp khí nén
+ Chất lượng trang sức cao
+ Chiều dày màng vécny đồng đều, khả năng bám dính
của vecny lên gỗ rất cao
+ Cải thiện được điều kiện làm việc: có khả năng tự
động hoá cao, giảm cường độ lao động cho người thao tác,
giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
+ Nâng cao hiệu suất lợi dụng chất phủ, hiệu suất có thể

đạt được đên 85-90%
+ Chất lượng phun tốt
+ Cơ cấu thông gió rất đơn giản, không tốn điện năng
và nước trong lọc khí
+ Có hiệu quả kinh tế cao
- Nhược điểm: sử dụng điện áp cao dễ gây hiện tượng phóng điện, hoả
hoạn, nguy cơ cháy nổ rất cao. Do đó phải có biện pháp an toàn đáng tin
cậy, phải nghiêm khắc tuân thủ quy trình thao tác an toàn vệ sinh thiết bị
áp.
* Thiết bị
Thiết bị phun tĩnh điện gồm những thiết bị chủ yếu sau:
1. Máy phun có công dụng chu yếu là lợi dụng lực hút tĩnh điện đẩy ly
tâm, khí nén hoả sương, tiến hành phun
2. Máy nén tĩnh điện co công dụng là cung cấp điện để phun, sản xuất ra
dòng cao áp một chiều ổn định
3. Bộ cấp sơn đựng và cung cấp sơn cho máy phun sơn
4. Bộ phận vận chuyển để vận chuyển sản phẩm
28
5. Buồng phun bài trừkhí dung môi và bụi sơn khi sản xuất, hạn chế
phun sơn trong không gian nhất định
Theo hình thức có các loại phun tĩnh điện: kiểu xách tay, kiểu cố định và
kiểu tự động
Theo nguyên lý hoạt động xo các loại: phun tĩnh điện không khí (gồm
kiểu gió cuốn, kiểu súng phun), phun sơn tĩnh điền cơ giới có hai kiểu
đĩa quay và cốc quay, phun sơn tĩnh điện vô khí, sơn tĩnh điện có kiểu
tấm nệm và kiểu ống.
- Trong thực tế thi loại phun tĩnh điện kiểu cốc quay được sử dụng rộng
rãi nhất. Sơ đồ nguyên lý được thể hiện ở sơ đồ phía trên.
Nguyên lý của phun tĩnh điện kiểu cốc quay là dưới tac độngdưới tác
động của tĩnh điện và ly tâm sơn bị sương hoá phun ra ngoài.

- Máy phát tĩnh điện
Loại nhỏ điện áp60-90KV, công suất 200W, dòng điện 300µm.Loại lớn
có điện áp 60-90KV, công suất lơn hơn rất nhiều.
Trong thực tế chủ yếu có hai loại máy phát cao áp tần số công nghiệp
(loại này có công suất lớn, giá thành cao, thể tích lớn trọng lượng lớn,
không thích hợp cho phun cầm tay); máy phát tĩnh điện cao áp, cao tần
( loại này giá thành thấp, thể tích bé, trọng lượng nhẹ, thích hợp phun
cầm tay).
- Cơ cấu cung cấp sơn có nhiệm vụ cung cấp dongd sơn ổn định, liên
tục và đều đặn cho miệng phun sơn tĩnh điện. Cơ cấu này có ba dạng:
dạng tự chẩy, dạng khí nén, dạng bơm sơn.
- Buồng sơn tĩnh điện có tác dụng là bài trừ dung môi bay hơi và các hạt
sơn lơ lửng ra ngoài. Buồng sơn có kiểu kết cấu chủ yếu là xây bằng
gạch, ngoài ra cũng có loại được hàn bằng tấm thép
* Chủng loại sản phẩm phù hợp với phương pháp phun này là những sản
phẩm có dạng khung giá, đặc biệt là các kiểu ghế
* Chủng loại chất phủ
Sơn và dung môi trong sơn tĩnh điện có yêu cầu cụ thể khác nhau nhưng
chủ yếu là tính dẫn điện của nó. Chất phu thích hợp là những chất trong
điện trường cao áp nó dễ dàng thu được điện tích và mang điện, từ đó dễ
bị sương hoá. Chất phủ cos điệ trở suất thích hợp từ 5-50MΩ.cm, độ
nhớt thấp hơn phưong pháp phun không khí thường thích hợp 18-20 s.
Trong trang sức đồ gỗ các loại sơn cứng gốc acid, sơn gốc nitro, sơn
trùng ngưng rượu và acid bậc cao, sơn arylic đều có thể dùng phương
pháp này để trang sức.
Dung môi sử dụng là những dung môi có điểm cháy cao.
2.5. Phương pháp rót trang sức
* Nguyên lý
29
Chất phủ được chảy xuống qua đầu rót từ phía trên của máy rót, hình

thành một màng chất phủ liên tục hoàn chỉnh, linh kiện được trang sức
do băng tải đưa đến ở phía dưới màng chất phủ, bề mặt nó liền được phủ
một lớp màng chất phủ do rót tạo ra.
* Đặc điểm
-Ưu điểm :
+ Hiệu suất trang sức cao
+ Tổn thất chất phủ ít. Bởi vì nó không có bụi chất phủ trong không trung,
chất phủ rót ngoài mặt trang sức được tuần hoàn dùng lại. So với phương pháp
phun sơn có thể tiết kiệm nguyên liệu từ 30 - 40%.
+ Chất lượng trang sức tốt. Điều kiện đối với chất phủ cũng như đối với
điều kiện trang sức đều đơn giản dễ quản lý, với diện tích trang sức lớn có thể
khống chế sai lệch của màng sơn nằm trong phạm vi 1-2µm.
+ Thiết bị rót sơn rất đơn giản, thao tác, bảo dưỡng thuận tiện, thích
ứng tốt, điều kiện vệ sinh tốt, có thể rót loại chất phủ có độ nhớt cao.
- Nhược điểm :
+ Bề mặt được trang sức bị hạn chế, rót thích hợp nhất là ván phẳng.
+ Chỉ phù hợp với sản xuất loạt lớn, đồng thời tổ chức dây chuyền trang sức
cơ giới liên tục mới thể hiện rõ tính ưu việt về năng suất.
+ Không thích hợp cho tình hình cùng tồn tại nhiều loại sản phẩm và loạt nhỏ
+ Chất phủ yêu cầu phải ổn định, cùng một loại chất phủ được dùng nhiều
lần thì hiệu suất cao, trên cùng một máy rót mà thường xuyên thay đổi
loại chất phủ thì phải vệ sinh rửa nhiều lần sẽ tốn kém thời gian, không
kinh tế.
* Thiết bị
Thiết bị rót là chỉ các loại máy rót chất phủ.
- Căn cứ vào công dụng có thể phân thành : máy rót trang sức tấm phẳng, máy
rót trang sức gỗ thanh và máy rót trang sức cạnh rìa (mặt bên).
- Căn cứ vào số đầu rót lại phân thành máy rót một đầu và máy rót hai đầu (dùng
để rót sơn hai thành phần).
- Căn cứ vào sự hình thành màng phủ phân thành : máy rót khe đáy, máy rót tấm

nghiêng, máy rót chảy tràn và vắt ép
Trong các loại máy trên máy rót trang sức tấm phẳng được sử dụng rộng rãi.
Máy bao gồm : đầu rót, hệ thống tuần hoàn chất phủ, bộ phận vận chuyển
Đầu rót có các dạng: khe đáy rót màng, chảy tràn thành màng, tấm nghiêng
thành màng, chẩy tràn nghiêng thành màng, nén ép thành màng. Trong đó đầu
rót khe đáy được sử dụng tương đối phổ biến, cấu tạo của nó bao gồm hai lưỡi
dao, một cái cố định còn cáikia di động để thay đổi lượng chất phủ.khoảng cách
có thể thay đổi là từ 0-4mm
Hệ thống tuần hoàn sơn: khoang chứa, bơm sơn, bộ lọc, ống dẫn sơn,
máng hứng sơn, đồng hồ áp lực và van.
Hệ thống vận chuyển sản phẩm là hệ thống băng tải, vận tốc của băng
tải ảnh hưởng đến chiều dày màng sơn
Điều chỉnh độ cao đầu rót qua hệ thống bánh vít, trục vít, đai ốc cũng
xó thể qua hệ thống bánh răng ngoài máy điều chỉnh
30
* Chủng loại sản phẩm:
Thích hợp với các loại tấm phẳng, những chi tiết có dạng tấm phẳng
hoặc những sản phẩm đã lắp ghép không thể áp dụng phương pháp này,
Phù hợp với sản suất hàng loát, có tính chuyên môn hoá cao.
* Có nhiều loại chất phủ có thể dùng phương pháp trang sức này như sơn
cánh kiến, sơn nitro Khi rót các loại sơn pha màu yêu cầu chất màu
không được nổi lên, bột màu không dễ dàng chìm xuống, tiếp súc với
không khí không bị oxy hoá ngay để thành màng.Độ nhớt của chất phủ
biến động trong khoảng15-30 s (4 lượt) thường là 25-55 s
2.6. Phương pháp nhúng
- Nguyên lý của phương pháp này là ta nhúng toàn bộ sản phẩm cần trang sức
vào trong thùng chứa chất phủ, khi chất phủ đã bám vào sản phẩm ta lấy ra và
để khô hoặc cho vào sấy khô
- Đặc điểm đơn giản, dễ thao tác, dễ áp dụng tự động hoá. Tuy nhiên, chất
lượng trang sức không tốt, lượng chất phủ bám nhiều gây lãng phí mà không

đảm bảo độ bóng của màng chất phủ.
- Thiết bị cơ bản bao gồm thùng chứa sơn, hệ thống vận chuyển
- Sản phẩm có hình dạng đơn giản, không quá phức tạp
- Khi áp dụng phương pháp này thì yêu cầu chất phủ có nồng độ, độ nhớt
nhất định, độ thuần khiết của chất phủ ổn định.
2.7. Phương pháp tiếp xúc (trang sức con lăn)
* Nguyên lý dùng những con lăn đã được phủ vecny lên bề mặt phôi
liệu để tạo ra màng vecny
* Đặc điểm:
- Ưu điểm: + Hiệu suất trang sức cao, có thể trang sức cùng một lúc
mốt hoặc hai mắt của sản phẩm
+ Chất phủ tổn hoa rất ít, không có bụi sơn trong không khí
hiệu suất trang trí sấp xỉ 100%
+ Có thể sử dụng những chất phủ có độ nhớt cao(20—250 s
thu cốc B24)
- Nhược điểm:
+ Chỉ trang sức những sản phẩm dạng tấm phẳng
+ Bề mặt gỗ nền phải phẳng thì mới có màng sơn chất lượng
cao
* Thiết bị là các loại máy con lăn trang sức. Kết cấu chủ yếu của các
loại máy này là hệ thống vận chuyển ván, cơ cấu làm sạch con lăn sơn và
máng đựng sơn
Con lăn là bộ phận chủ yếu của máy, có các loại con lăn: con lăn trang
sức, con lăn phụ, con lăn dính sơn, con lăn dỡ. Nếu theo phương hướng
thì có thể phân thành con lăn thuận chiều (loại con lăn này bị mài mòn
31
rất ít), con lăn ngược chiều(loại con lăn này chất phủ ở trạng thái tự
chảy, lượng trang sức lớn, con lăn trang sức bị mài mòn nhiều)
Các loại máy con lăn trang sức trên có thể lắp đặt máy lật ván để lăn tiếp
mặt thứ hai

* Chủng loại sản phẩm
Phương pháp này chỉ có thể trang sức những sản phẩm dạng tấm phẳng,
những chi tiết phức tạp hoặc những sản phẩm hoàn chỉnh không thể áp
dụng được. Ngoài ra nó còn phù hợp để trang sức điền đầy lấp lỗ cũng
có hiệu quả rất tốt song trang sức lứop mặt rất ít được ứng dụng. Để có
màng chất phủ chất lượng cao đòi hỏi bề mặt sản phẩm có độ chính xác
cao, hình dạng phải được chuẩn hoá, dung sai rất thấp.
* Các loại chất phủ là các loại sơn trong suốt, sơn không trong suốt, sơn
lót, chát nhuộm màu
2.8. Phương pháp quét cơ giới
Phương pháp này thường được dùng cho bước làm lớp mềm, lớp lót hay
lớp mặt. Phôi cần có đủ độ dài và thẳng. Quá trình quét có thể thực hiện
ở cả hai mặt phôi liệu. Tốc độ đẩy phôi liệu là 14m/phút. Bằng phương
pháp này mức độ cơ giới hoá tương đối cao.
2.9. Phương pháp mạ
a. Mạ chân không
- Nguyên lí: làm bốc hơi kim loại trong chân không
- Đặc điểm của phương pháp: vật liệu làm bốc hơi như nhôm ở dạng
bột được nung nóng. Khi nhiệt độ đạt đến nhiệt độ yêu cầu thì nó sẽ bốc
hơi toả ra trong không gian một chân không 10
-4
-10
-5
tor. Hơi kim loạ
thâm nhập sẽ mở rộng theo tất cả các hướng trong không gian và va đập
lên bề mặt vật liệu.
- Chủng loại sản phẩm và chất phủ phương pháp có khả năng áp dụng
cho những lớp kim loại khác nhau cũng như vật lịêu phi kim loại vật
được mạ có thể không là kim loại. Mạ chân không dùng nhiều trong
trang trí trong kĩ thuật điện và quang học.

b. Mạ điện
- Nguyên lí: dựa vào nguyên lí điện phân
- Đặc điểm: vật liệu cần mạ sẽ là cực âm, chúng được treo lên những
thanh hoặc ống bằng đồng thau, đồng thanh hoặc nhôm. Vaatj được
nhúng vào điện phân hay còn gọi là chất điện phân, các chất điện phân
chứa các ion mà ta cần mạ, khi dẫn điện vào điện cực dồng điện sẽ đi
qua bể. Lúc đó kim loại cực dương sễ thoát ra bám trên bề mặt vật trang
sức( cực âm) và ssx cho một lớp mạ. vật cần mạ phải dẫn điện, nếu
không ngay từ đầu phải được xử lí hoặc phải mạ trong chân không
c. Mạ polyme(sơn di điện hoá hoặc sơn điện di)
- Nguyên lí: trong điện trường một chiều, các polyme tạo màng và bột
màu tan trong dung dịch dạng keo, huyền phù hoặc nhũ tương sẽ được
32
tích điện di hoặc điện thẩm thấu. Các phần tích điện âm đến a nốt gọi là
anophoorese, các phần tích điện dương đến ca tốt gọi là cataphoorese.
- Đặc điểm
+ lớp sơn rất đồng đều cả ở các mặt che phủ như góc cạnh.
+ Dễ dàng điều khiển chiều dày lớp sơn bằng thời gian sơn,
điện áp và cường độ dòng điện
+ Dung môi là nước nên rất rẻ, không độc, không gây ô nhiễm
môi trường và không gây cháy
+ sau khi xử lí bề mặt nền có thể sơn ngay, không phải sấy khô
nên tiết kiệm năng lượng.
+ Tiêu hao sơn rất nhỏ, hiẹu suất sử dụng sơn rất cao, tiết
kiệm hơn 50% so với các loại sơn khác.
+ Dễ tự động hoá, giảm chi phí lao động, chi phí vật liệu nên
giá thành rẻ chỉ bằng 20-30% so với các phương pháp khác.
- Đặc điểm của vật liệu điện di
+ Dung môi chứa chất tạo màng hữu cơ có dạng huyền phù,
hữu tương bền nhờ nhóm OH dẫn điện.

+ Quá trình kết tủa polyme và bột màu trên anốt xảy ra do
ion hydro hình thành trong giới hạn pha.
+ màng sơn polyme phải cách điện để đảm bảo cho chỗ chưa
sơn sẽ được sơn tiếp.
+ Sơn phải tương đối bền với các tạp chất lạ.
+ Bột màu hoặc hỗn hợp bột màu phải bền và có khả năng hấp
thụ các phân tử huyền phù nhũ tương trong phân tử
polyme cũng như phân bố và vận động đều trong điện trường.
+ Bể sơn polyme có thể dễ bổ xung các thành phần.
- Các dung môi hữu cơ thường dùng như rưọu butylic, rưọu
butoxietylen, các rưọu mạch thẳng từ n-butilic cũng như các loại rưọu
xeton ete xeton như: dietylen, gluxylmonobutylete hoặc các diaxeton,
dimetylfomamit
- Các alkali để trung hoà là các nhóm cacboxyl của polyme trong bể
sơn đều ổn định bể sơn cũng như quá trình kết tủa điện hoá anốt của
anion sơn tren sản phẩm kim loại còn ion amino và kali trên catốt. Các
alkali vô cơ thường là KOH, NH
4
OH, các alkali hữu cơ thường là amino
hoặc polyamino như trietylamino, mono hoặc dietanolami,
monometoximetylamino nhằm chế tạo sơn xó PH từ 7-8 và độ dẫn điện
từ
1000-2300µΩ.cm
-1
.
33
- Chất tạo màng hữu cơ phải có khả năng liên kết mạng và polime
thích hợp có các dạngchất tạo màng maleic hoá nhựa acrylat.
d. Mạ hoá học lên nền vật liệu phi kim loại
- Nguyên lí mạ kim loại lên nền vật liệu phi kim loại tạo khả năng kết

hợp được hai đặc điểm của hai loại vật liệu lớp mạ kim loại và vật liệu
phi kim loại
- Đặc điểm: tiết kiệm kim loại, giảm trọng lượng và khối lượng sản
phẩm, vật liệu nền khônh bị ăn mòn, năng suất lao động rất cao, không
cần công đoạn gia công cơ khí khi chế tạo sản phẩm nhựa, cho phép mở
những lĩnh vực mới để chế tạo những chi tiết sản phẩm có cấu hình phức
tạp
B. Công nghệ trang sức tấm trang sức
1. Công nghệ trang sức ván lạng gỗ
1.1 Quy trình công nghệ
- Tráng keo và tổ hợp xếp ván
+ Tráng keo phỉa tuân theo nguyên tắc đối xứng tức là ván lạng dán cả
ở hai phía lớp trung tâm đối xứng mặt cắt của ván nền phải cùng một
loại gỗ, cùng chiều dày, cùng độ ẩm và cùng chiều thớ, chiều thớ của
ván lạng phải vuông góc với chiều thớ của ván nền. Thường dùng
phương pháp dán 1 lớp chiều dày cỷa vns bóc thường từ 0.6-1.5 mm
Keo thường dùng để dán ván lạng là keo U-F đóng rắn nhanh, chất đóng
rắn NH
4
CL hoặc hỗn hợp NH
4
CL và urotropin: (CH
2
)
6
N
4
khi dùng ván
dán làm ván nền thì lượng keo tráng trên mỗi mặt từ 110-120g/m
2

đối
với ván có chiều dày <0.4 mm hoặc 145-170g/m
2
với ván có chiều dày
>0.4 mm ; ván dăm làm ván nền thích hợp từ 150-160 g/m
2

- Công nghệ dán
+ Thiết bị: máy ép một tầng nhiều tầng để đảm bảo chio vật liệu dán
chịu nhiêt và chịu ép đồng đều
+ Thông số kĩ thuật khi thời gian ép từ 5-7 phút thì áp suất ép từ
0.8-1 MPa. Khi dùng keo U-F nhiệt độ ép từ 100-150
0
c.Khi nhiệt
độ từ 100-120
o
c và 130-140
0
c thời gian ép nhiệt của keo U-F
bình thường là 3-5b phút và 2-5 phút. Khi nhiệt độ ép là 130-150
0
c
và 145-150
0
c thời gian ép của keo đóng rắn nhanh
2. Công nghệ dán phủ tấm melamin cốt giấy
- Chuẩn bị tấm trang sức và ván nền
+ Xử lí và điều chỉnh chất lượng
+ Đánh nhẵn mặt sau tấm trang sức
+ Bảo vệ bề mặt tấm trang sức

- Keo dán và vật liệu hoãn xung
34
+ Keo dán là keo U-F hặc PVAc hoặc các loại keo có kkết cấu
dạng butadien
+ Vật liệu hoãn xung: để giảm biến dạng của vật liệu tấm trang sức
- Công nghệ dán ép: chọn keo và xác định công nghệ dán theo nguyên
tắc
+ PHải nghiên cứu đầy đủ tính chất của ván nền và điều kiện sử
dụng của sản phẩm
+ Loại keo kết cấu dạng butadien tốt hơn keo nhiệt rắn, công nghệ
dán nóng ưu việt hơn thường ở nhiêt độ không quá 80
0
c
+ Chọn công nghệ dán ép sao cho tấm trang sức và ván nền tiếp
xúc triệt để để loại bỏ bọt khí và nâng cao độ bền dán dính
+ Lớp keo mỏng và đều.
3. Công nghệ dán phủ giấy tẩm keo
3.1 Quy trình công nghệ
- Chọn và bảo dưỡng tấm lót kim loại: tấm lót kim loại thường là đồng
đỏ, thép crôm, thép crôm-niken. để nâng cao độ cứng và chịu mài mòn
có thể dùng hợp kim đồng- kẽm. nếu dùng giấy tẩm keo M-F thì có thể
dùng tấm lót hợp kim nhôm, giấy tẩm keo U-F hoặc P-F có thể dùng tấm
lót bằng nhôm
- Xếp phôi có 4 loại hình kết cấu
- Dán ép tiến hành trên máy ép nhiệt. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao,
keo trong giấy tẩm keo nóng chảy, lấp đầy các khe hở của sợi giấy và
dàn trải trên bề mặt ván nền. Đồng thời keo đã đa tụ một phần dưới tác
dụng của nhiệt độ cao tiếp tục đa tụ phân tử kượng của keo tăng lên cuối
cùng keo đóng rắn hoàn toàn tạo thành màng trong suốt và gắn chặt vào
ván nền.

Có 2 phương pháp dán ép đó là dán ép 1 tầng và nhiều tầng.
3.2 Thiết bị
- Máy ép nhiều tầng: có đặc điểm là mặt dán phải được làm nguội trong
máy ép, số tầng máy ép là 12-20 tầng
- Máy ép 1 tầng: chu kỳ dán ép rất ngắn ván dán mặt không cần phải xử
lí làm nguôị trong máy ép có hai loại nằm ngang và đứng
4. Công nghệ dán phủ bằng ván lạng tổng hợp
4.1 phương pháp dán ván lạng tổng hợp dạng tấm
- Quy trình công nghệ
+ Chuẩn bị vật liệu: tấm lót kim loại, ván lạng tổng hợp dạng tấm
và ván nền
+ Tráng keo dùng keo U-F
35
+ Xếp phôi tuân thủ theo nguyên tắc đối xứng tức là 2 mặt của ván
nền phải phủ ván lạng tổng hợp, định lượng của giấy nguyên liệu
, hàm lượng keo pjhỉa bằng nhau và lượng keo tráng ở hai mặt
ván nền cũng bằng nhau
+Dán ép thường dùng áp 1 tầng
- Trang sức mặt ván để nâng cao hiệu quả trang sức và độ bền lớp mặt
trang sức
4.2 Dán ván lạng tổng hợp dạng cuộn
Có 2 loại: dạng cuộn keo U-F biến tính, keo polyester
- Với ván lạng tổng hợp cuộn keo U-F biến tính có thể dùng công nghệ
ép phẳng hoặc ép trục
- với ván lạng tổng hợp dạng cuộn polyester thường dùng công nghệ dán
ép trục
5. Dán cạnh ván trang sức
5.1 Vật liệu và keo dán cạnh
- Vật liệu: phảihoạ tiết và phương pháp trang sức như vật liệu dán mặt,
có thể lợi dụng keo dán bình thường và thiết bị có hiệu suất cao, có độ

bền và khả năng co rút
- Keo dán gồm 3 loại keo nhiệt dẻo, keo dạng sữa và keo đa tụ, trong đó
keo nhiệt dẻo được ứng dụng rộng rãi nhất
5.2 Dán cạnh ván trang sức
- Dán cạnh bằng phương pháp nóng nguội bao gồm phương pháp hoạt
hoá và phương pháp sinh
- Dán cạnh bằng phương pháp nguội nóng được chia làm 2 phương pháp
liên tục gián đoạn
- Dán cạnh thủ công
L2. CHẤT PHỦ TỔNG HỢP
2.1 Ester của xenlulo
a. Nguồn gốc cấu tạo
Esterxenlulo gồm 3 thành phần là nitroxenlulo, axetylaxenlulo,
axetobutiratenlulo
b. Ưu nhược điểm
- Tính chất:
+ Bám dính kém, không bền với môi trường
+ hàm lượng khô thấp nên sau khi khô màng sơn không dày
- Công nghệ: dùng phương pháp phun sơn nóng, phun nhiều lần để tạo màng
sơn có chiều dày thích hợp
c. Dung môi và chất hữu cơ
- Dung môi: hydrocacbon thơm ( dung môi hữu cơ nói chung)
- Chất phụ gia: nhựa U-F, ester của nhựa thông, dung dịch polyur
36
d. Phương pháp trang sức: dùng phương pháp phun là chủ yếu
e. Khả năng biến tính
Biến tính esterxenlulo bằng cách cho thêm chất hoá dẻo nhựa để tăng độ
bóng, độ bám dính hoặc cho các chất nhựa vào để tăng độ cứng bề mặt, chịu
nhiệt, chịu nước tốt hơn
2.2 Nhựa P-E

a. Nguồn gốc cấu tạo
Nhựa P-E được tạo ra từ phản ứng trùng hợp các ester tạo thành polyester( no
hoặc không no)
Nhựa P-E không no trong phân tử có chứa nối đôi nhờ liên kết không no này
mà tạo ra phản ứng trùng hợp
Để tạo thành polyester không no cần trùng ngưng axit không no trong styrel
hoặc trong metacrulat
b. Ưu nhược điểm
- Tính chất
+ Độ co dãn màng sơn rất ít
+ lớp phủ mặt có tính chất cơ lý cao
+ lớp phủ được tạo ra trong suốt nhưng dễ chuyển sang màu vàng, hồng nên
thích hợp với gỗ đậm hoặc nhạt
+ Lớp phủ có độ cứng cao, bền với nhiệt, nước, rượu,axit, kiềm, một số chất
khác
+ Có thể tạo ra lớp phủ dày, đều
+ Khả năng bám dính của polyester chứa parafin rất nhỏ
+ Polyester không chứa parafin thì khả năng bám dính tốt, bóng, không độc,
khô nhan hnhưng chịu xăng, dầu kém, hàm kượng khô thấp
- Công nghệ: dùng phương pháp phun là chủ yếu
c. Dung môi và chất phụ gia
- Dung môi: là dung dịch hydrocacbon thơm (dung môi hữu cơ thơm )
- Chất phụ trợ: styrel, metylmetaacrylat, andehyde, pirotatexin.
d. Phương pháp trang sức
Dùng phương pháp phun bằng khí nén.
e. Khả năng biến tính
Người ta cho thêm chất kích thích peroxit, xiclohecxanola,
metylaxiclohecxanola, hidropeoxit
Cho thêm chất tăng cường thường là các kim loại thông thường là muối
cácbonat của coban để tạo màng trang sức cứng

Tăng thời gian sống bằng cách cho thêm chất hoãn xung
2.3 Nhựa epoxy
a. nguồn gốc và cấu tạo
nhựa epoxy là nhựa tổng hợp, trong phân tử có chứa nhóm peroxit. Hầu hết
nhựa epoxy được tạo ra bằng cách trùng ngưng epiclohydrin
b. Ưu nhược điểm
- tính chất
+ Có thể đóng rắn ở nhiệt dộ thường, khi đun nóng bám dính tốt( cả kim loại)
+ Chịu ăn mòn hoá học, chịu nước, chịu nhiệt rất tốt
+ Bột hoá bề mặt nhanh, độ bền với ánh sáng không cao
+ Kén dung môi hoà tan, chất đóng rắn dạng amin độc
37

×