Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG THỊ NGỮ
YẾU TỐ VAY MƢỢN TRONG PHƢƠNG NGỮ
NAM BỘ QUA “TỰ VỊ TIẾNG VIỆT MIỀN NAM”
CỦA VƢƠNG HỒNG SỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG THỊ NGỮ
YẾU TỐ VAY MƢỢN TRONG PHƢƠNG NGỮ
NAM BỘ QUA “TỰ VỊ TIẾNG VIỆT MIỀN NAM”
CỦA VƢƠNG HỒNG SỂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Phạm Văn Hảo
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Văn Hảo, người
thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các thầy giáo ở Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn
Dương Thị Ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Dƣơng Thị Ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 6
1.1. Cơ sở lý luận 6
1.1.1. Tiếng Việt và phương ngữ Nam Bộ 6
1.1.2. Vay mượn từ vựng 14
1.2. Vương Hồng Sển và cuốn Tự vị tiếng Việt miền Nam 18
1.2.1. Tiểu sử Vương Hồng Sển 18
1.2.2. Giới thiệu Tự vị tiếng Việt miền Nam của Vương Hồng Sển 20
1.3. Tiểu kết 21
Chƣơng 2. CÁC YẾU TỐ VAY MƢỢN TRONG TỰ VỊ TIẾNG VIỆT
MIỀN NAM 23
2.1. Nhìn chung về vốn từ ngữ của cuốn từ điển “Tự vị tiếng Việt miền Nam” . 23
2.1.1. Phân bố chung các mục từ ngữ 23
2.1.2. Vài nhận xét về kĩ thuật giải thích của cuốn tự vị 25
2.1.3. Điểm qua về những khu vực từ vựng được cuốn tự vị quan tâm
đặc biệt 29
2.2. Những yếu tố vay mượn trong cuốn Tự vị tiếng Việt miền Nam 31
2.2.1.Khái quát chung 31
2.2.2. Yếu tố vay mượn tiếngTriều Châu(Trung Quốc) 31
2.2.3. Các yếu tố mượn Khmer 34
2.2.4. Yếu tố vay mượn từ tiếng Pháp 36
2.3. Tiểu kết 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
Chƣơng 3. NHẬN XÉT BƢỚC ĐẦU VỀ Ý NGHĨA VÀ VAI TRÕ CỦA
CÁC YẾU TỐ VAY MƢỢN QUA TỰ VỊ TIẾNG VIỆT MIỀN NAM 40
3.1. Khái quát về lịch sử hình thành mảnh đất Nam Bộ 40
3.2. Vị trí của các yếu tố vay mượn trong vốn từ Nam Bộ 44
3.2.1 Từ thuần Việt và từ vay mượn trong vốn từ Nam Bộ 44
3.2.2. Yếu tố vay mượn trong cấu tạo từ Nam Bộ 47
3.2.3. Vai trò của các yếu tố vay mượn 52
3.3. Giá trị lịch sử của các yếu tố vay mượn 61
3.4. Tiểu kết 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp. Biểu hiện của sự giàu và đẹp đó là
sự đa dạng của ngôn ngữ. Cùng với sự phát triển không ngừng của bức tranh
toàn cảnh ngôn ngữ cả nước là các phương ngữ địa phương. Phương ngữ cung
cấp các tư liệu cụ thể về tiếng địa phương với những biến thể của tiếng Việt
về nhiều mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Khi tìm hiểu về một phương ngữ chúng ta thấy có sự liên quan chặt chẽ
giữa phương ngữ với các yếu tố lịch sử, văn hoá của địa phương trong tiến
trình lịch sử chung của dân tộc, bởi ngôn ngữ luôn chứa đựng trong nó những
yếu tố văn hoá lịch sử. Một trong các phương ngữ có giá trị của tiếng Việt là
phương ngữ Nam Bộ. Những đặc trưng rất riêng của vùng đất phương Nam
của tổ quốc đã tạo ra một truyền thống ngôn ngữ nơi đây phong phú, năng
động và rất trẻ. Điều đó hẳn sẽ không tách rời với những yếu tố văn hoá, lịch
sử của vùng.
Từ thời chúa Nguyễn, Nam Bộ đã phát triển với những tổ chức đơn vị
hành chính, hàng hải và thương mại đã giúp cho kinh tế, văn hoá và xã hội
phát triển theo. Nhờ quan hệ buôn bán, giao lưu văn hoá giưã các cộng đồng
dân cư trong khu vực được đẩy mạnh. Cho đến ngày nay, Nam Bộ vẫn là một
trong những khu vực phát triển nhất của cả nước.
Nam Bộ là vùng đất mới so với cả nước nên đã và đang trở thành trung
tâm văn hóa, kinh tế lớn của dân tộc. Đặc trưng văn hoá của Nam Bộ là văn
hoá vùng miền và văn hoá sông nước. Nơi đây là vựa lúa, vựa trái cây miền
nhiệt đới lớn nhất cả nước, các loài động, thực vật phong phú và đa dạng.
Những đặc điểm của văn hoá sông nước đi vào văn hoá vùng và văn hoá Dân
tộc, chúng được bảo lưu trong văn hoá dân gian và phát triển mạnh trong văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
hoá hiện đại. Văn hoá Nam Bộ có nhiều nét riêng so với các vùng văn hoá
khác của cả nước, với bề dày trong quá trình lịch sử văn hoá, thêm nữa là
vùng đất trẻ khiến nơi đây là trung tâm của sự tiếp biến văn hoá và tạo thành
đặc thù văn hoá Nam Bộ.
Ngôn ngữ luôn là bức tranh phản ánh của văn hoá. Sự tiếp xúc và giao
thoa văn hoá làm cho bức tranh ngôn ngữ nơi đây vô cùng phong phú. Bên
cạnh các yếu tố thuần Việt, phương ngữ Nam Bộ còn có bộ phận lớn các yếu
tố vay mượn. Các yếu tố vay mượn này phản ánh diện mạo ngôn ngữ - văn
hoá Nam Bộ như chính những đặc điểm về lịch sử, văn hoá của vùng. Đó là
điều khiến bất cứ ai không thể nhầm lẫn trong diện mạo các vùng ngôn ngữ
Việt Nam – phương ngữ Nam Bộ. Nghiên cứu những yếu tố vay mượn trong
phương ngữ Nam Bộ được tác giả Vương Hồng Sển đưa vào cuốn Tự vị tiếng
Việt miền Nam, chúng tôi muốn tìm hiểu và đóng góp những phát hiện của
mình về vấn đề mới mẻ và hấp dẫn này. Đó chính là lý do để chúng tôi thực
hiện đề tài: Yếu tố vay mượn trong phương ngữ Nam Bộ qua “Tự vị tiếng
Việt miền Nam” của Vương Hồng Sển.
2. Lịch sử vấn đề
Phương ngữ Nam bộ, như đã nêu trên, là một phương ngữ trẻ so với cả
nước (được hình thành khoảng trên dưới 300 năm). Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về phương ngữ này.
Công trình nghiên cứu phải nói đến đầu tiên là của tác giả Hoàng Thị
Châu “Phương ngữ học tiếng Việt” [5]. Tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến về việc
chỉ ra những đặc điểm của các vùng phương ngữ, trong đó, phương ngữ Nam
Bộ là một phương ngữ mới và có nhiều nét khác biệt so với phương ngữ Bắc.
Nghiên cứu tiếng địa phương cũng hấp dẫn các tác giả làm từ điển
phương ngữ Nam Bộ. Tác giả Nguyễn Văn Ái có cuốn Từ điển phương ngữ
Nam Bộ [1]. Tác giả Huỳnh Công Tín với Từ điển từ ngữ Nam Bộ[36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Tác giả Huỳnh Công Tín(1996) với: “Hiện tượng biến âm trong
phương ngữ Nam Bộ”[35] bài “Đồng bằng sông Cửu Long – Môi trường
sống – Sự tác động và thể hiện ở văn hoá, tư duy và ngôn ngữ”[36], Luận án
tiến sĩ ĐH tổng hợp TP HCM: Hệ thống ngữ âm của tiếng Sài Gòn so với
phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam.
Mới đây, có Luận văn thạc sĩ, ĐH khoa học Xã hội và nhân văn TP
HCM năm 2009 của Dương Thị Thanh Thanh: “Đặc điểm ngữ nghĩa và cấu
tạo của các từ chỉ đồ dùng gia đình và sản vật địa phương Nam Bộ”. Phạm
Thị Triều với luận văn thạc sĩ: “Lời rao của người Viêt Nam Bộ ở Đồng bằng
sông Cửu Long” ĐH khoa học xã hội và nhân văn - ĐH QG TP HCM, 2010
Nhìn chung những nghiên cứu trên đều ra đời trong những năm gần
đây. Đó là những nghiên cứu mới cho một phương ngữ mới - Một phương
ngữ luôn trong trạng thái “động” và có rất nhiều yếu tố đang được đi vào
ngôn ngữ toàn dân. Tuy vậy, việc nghiên cứu về các yếu tố vay mượn trong
phương ngữ Nam Bộ qua từ điển là một công việc còn bỏ ngỏ. Chúng tôi
chọn đề tài : “Yếu tố vay mượn trong phương ngữ Nam Bộ qua Tự vị tiếng
Việt miền Nam của Vương Hồng Sển” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sĩ cũng vì lý do đó.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là những yếu tố vay mượn trong
phương ngữ Nam Bộ thể hiện qua quyển Tự vị tiếng Việt miền Nam của
Vương Hồng Sển, do Nhà xuất bản Văn hoá phát hành năm 1993). Nghiên
cứu phương ngữ Nam Bộ có thể thực hiện ở tất cả các phương diện. Với đề tài
này, chúng tôi chủ yếu khảo sát các đơn vị từ mượn trong mục từ của từ điển.
Trên cơ sở đó chỉ ra một số đặc điểm về các yếu tố vay mượn trong phương
ngữ Nam Bộ và giá trị của nó trong vốn từ chung của dân tộc. Vì vậy, đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
tượng khảo sát của đề tài chính là các mục từ là các yếu tố vay mượn trong
cuốn từ điển của Vương Hồng Sển về phương ngữ Nam Bộ.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài: “Yếu tố vay mượn trong phương ngữ Nam Bộ qua
Tự vị tiếng Việt miền Nam của Vương Hồng Sển” chúng tôi đi vào tìm hiểu
đặc điểm cua rcác yếu tố vauy mượn trong phương ngữ Nam Bộ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng chủ yếu các
phương pháp sau:
5.1 Phương pháp thống kê, phân loại: Luận văn dùng phương pháp
thống kê các từ mượn ở cuốn Tự vị tiếng Vịêt miền Nam .
5.2. Phương pháp so sánh: từ sự thống kê và phân loại trên, chúng tôi
so sánh các từ ngữ trong phương ngữ Nam Bộ với phương ngữ Bắc qua cuốn
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành
năm 2000. Qua việc so sánh, đặc điểm của các yếu tố vay mượn nói riêng và
đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ nói chung được thể hiện.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp, thủ pháp khác như
cách xác định nguồn gốc từ, lối phục nguyên nghĩa gốc, cách viết theo lối
Việt hoá
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: luận văn đóng góp cho việc nghiên cứu vấn đề vay
mượn từ vựng của ngôn ngữ nói chung và phương ngữ nói riêng. chúng tôi
nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ, nơi có sự di dân và tiếp xúc với các ngôn
ngữ ngoại lai và khu vực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Ngoài ra, luận văn được hoàn thành sẽ cung cấp tư liệu về phương ngữ
mà những ai quan tâm tới vấn đề ngôn ngữ và phương ngữ Nam Bộ, cũng như
các vấn đề văn hoá của địa phương. Luận văn cũng góp phần quan trọng trong
việc giảng dạy các tác phẩm văn chương có sử dụng từ ngữ địa phương trong
nhà trường phổ thông.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính gồm
những chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề liên quan
Chương 2: Các yếu tố vay mượn trong Tự vị tiếng Việt miền Nam.
Chương 3: Nhận xét bước đầu về ý nghĩa và vai trò của các yếu tố vay
mượn trong phương ngữ Nam Bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tiếng Việt và phƣơng ngữ Nam Bộ
1.1.1.1. Lịch sử tiếng Việt
Tiếng Việt cũng như bất kì một ngôn ngữ nào trên thế giới đều có lịch
sử của nó. Lịch sử hình thành và phát triển tiếng Việt gắn liền với lịch sử của
dân tộc Việt, tức là các giai đoạn phát triển của tiếng Việt song hành với các
giai đoạn trong lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại, thời trung đại đến thời cận đại
và hiện đại. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khi tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt
đều phân định những giai đoạn phát triển chính của nó, từ khởi thuỷ cho tới
hiện đại.
H. Mas pero trong cuốn “Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng An Nam.
Những phụ âm đầu” đã chia các giai đoạn phát triển của tiếng Việt căn cứ vào
những cứ liệu cụ thể (phụ âm đầu) như sau:
1- Tiếng tiền An Nam - Trước khi hình thành từ Hán Việt (sau CN đến
thế kỷ IX)
2 - Tiếng An nam cổ xưa - sự hoàn thiện vấn đề từ Hán Việt (từ thế kỉ
X trở đi)
3 – Tiếng An Nam cổ - Từ vựng HánViệt của Hoa Di dịch ngữ (thế kỷ
XV).
4 - Tiếng An nam trung cổ (1651 đến thế kỉ XVII)
5 - Tiếng An Nam hiện đại (thế kỉ XIX về sau) (Dẫn theo Trần Trí
Dõi)[8].
Theo đánh giá của Trần Trí Dõi, cách phân chia các giai đoạn phát triển
của H. Maspeso cụ thể và xác định. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng khi ngôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
ngữ có chữ viết hay đã được ghi chép lại. Khi tiếng Việt chưa có chữ viết thì
cách phân chia này không có tác dụng.
Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn [3] dựa vào tình thế ngôn ngữ đã phân kì các
giai đoạn phát triển của tiếng Việt như sau:
A.
Giai đoạn proto
Việt
- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán
(khẩu ngữ của lãnh đạo)
- 1 văn tự: chữ Hán
Vào khoảng thế kỉ VIII, X
B.
Giai đoạn tiếng
Việt tiền cổ
- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt
(khẩu ngữ của lãnh đạo) và
văn ngôn Hán
- 1 văn tự: chữ Hán
Vào khoảng thế kỉ X–XII
C.
Giai đoạn tiếng
Việt cổ
- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và
văn ngôn Hán
- 2 văn tự: chữ Hán và chữ
Nôm
Vào khoảng thế kỉ XIII–
XVI
D.
Giai đoạn tiếng
Việt trung đại
- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và
văn ngôn Hán
- 3 văn tự: chữ Hán, chữ Nôm
và chữ quốc ngữ
Vào khoảng thế kỉ XVII,
XVIII và nửa đầu thế kỉ
XIX
E.
Giai đoạn tiếng
Việt cận đại
- Có 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp,
tiếng Việt và văn ngôn Hán
- 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm,
quốc ngữ
Vào thời Pháp thuộc
F.
Giai đoạn tiếng
Việt hiện đại
- Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt
- 1 văn tự: chữ quốc ngữ
Từ năm 1945 trở đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Cách phân chia này phản ánh hiện trạng của ngôn ngữ trong mối tương
tác giữa ngôn ngữ, các kiểu văn tự, giữa vai trò xã hội khác nhau của chúng
trong cùng một môi trường xã hội ngôn ngữ.
Như vậy, theo hầu hết các tác giả thì nguồn gốc tiếng Việt là nhóm
ngôn ngữ thuộc nhóm Việt Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt
Ka tu, thuộc khu vực phía đông của nhành Mon – Khmer, họ Nam Á.
Trong luận văn, chúng tôi dựa theo ý kiến của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn
về phân chia lịch sử tiếng Việt vì khi những giai đoạn đầu của quá trình lịch
sử ấy, tiếng Việt, tiếng Mường có họ hàng tiếng Nguồn là họ hàng gần và
nhóm Pọng Chứt (gồm ngôn ngữ Chứt và ngôn ngữ Pọng), Thà vựng là họ
hàng xa của tiếng Việt. Thêm nữa, cách phân chia này còn cho chúng tôi thấy
được những nét cơ bản về sự tiếp xúc ngôn ngữ, văn hoá Việt – Hán, một
trong những vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
1.1.1.2. Ba phương ngữ tiếng Việt
Những quy luật chung của ngôn ngữ như quy luật phân tán, quy luật
thống nhất ngôn ngữ đã làm cho ngôn ngữ của mỗi dân tộc không hề tách rời
với lịch sử phát triển của xã hội mà trái lại, gắn bó chặt chẽ và có quan hệ mật
thiết với sự phát triển đó. Trong mỗi quá trình đó, mỗi quốc gia với những
điều kiện lịch sử, xã hội riêng đã hình thành nên những phương ngữ bên trong
ngôn ngữ dân tộc thống nhất. Các phương ngữ đến lượt mình cũng dần dần
thâm nhập vào ngôn ngữ quốc gia tạo sự phong phú cho ngôn ngữ dân tộc.
Phương ngữ là một khái niệm phức tạp của ngôn ngữ học. Thuật ngữ
này tồn tại cùng các thuật ngữ phương ngôn, tiếng địa phương, giọng địa
phương Người viết luận văn này dùng khái niệm phương ngữ.
Theo Hoàng Thị Châu: “Phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn
ngữ toàn dân được hình thành trong quá trình lịch sử”[5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Phương ngữ hình thành do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân do
tình trạng phân tán, cách biệt của các khu vực địa lý, dân cư ở các quốc gia
tạo thành nguyên nhân bên ngoài xã hội của phương ngữ. Không chỉ có thế,
phương ngữ ra đời còn là kết quả của một sự tác động bên trong, từ cấu trúc
ngôn ngữ. Ngôn ngữ luôn phát triển và biến đổi không ngừng, mặt biến đổi đó
biểu hiện trên từng phương ngữ về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Theo giáo
sư Hoàng Thị Châu, “Biến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng với tư cách
là phương diện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong
một cộng đồng thống nhất về mặt lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội về nghề
nghiệp; còn gọi là tiếng địa phương. Phương ngữ được chia ra phương ngữ
lãnh thổ và phương ngữ xã hội” [5].
Phương ngữ lãnh thổ(phương ngữ địa lý) được nhìn theo chiều thời
gian và không gian của sự phát triển biến đổi và biểu hiện của ngôn ngữ toàn
dân. Phương ngữ địa lý tạo thành hệ thống, quan hệ gắn bó với hệ thống ngôn
ngữ toàn dân và là một trong những biểu hiện của ngôn ngữ dân tộc. Nhìn
ngôn ngữ dân tộc từ quan hệ xã hội của các tầng lớp người sử dụng, chúng ta
thấy có một cộng đồng xã hội, văn hoá, nghề nghiệp khác nhau có thể dùng
ngôn ngữ toàn dân với những biến thể riêng và tạo thành phương ngữ xã hội.
Như vậy, “Phương ngữ là một thuật ngữ của ngôn ngữ học để chỉ sự
biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân và là biến thể của ngôn ngữ này ở một địa
phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay
với một phương ngữ khác” [5, 29].
Vấn đề phân vùng phương ngữ trong tiếng việt là một trong những nội
dung mà nhiều nhà nghiên cứu tiếng Việt và phương ngữ tiếng Việt quan tâm.
Tuy vậy các tác giả chưa có được sự thống nhất về cách phân định ranh giới
các phương ngữ tiếng Việt. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ
ngay bản thân phương ngữ bởi đường ranh giới của nó không phải là ranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
giới tự nhiên mà là sự phản ánh của biến thể của tiếng Việt trên những vùng
địa lý khác nhau. Nhưng sự biến đổi của ngôn ngữ xảy ra phức tạp có nhiều
hiện tượng chồng lấn lên nhau. Vì vậy xác định đường ranh giới cho phương
ngữ tiếng Việt chỉ có tính chất tương đối theo con mắt của các nhà nghiên cứu
phương ngữ.
Các nhà nghiên cứu có rất nhiều ý kiến về việc phân vùng phương ngữ.
H.Maspero(1912), một học giả người Pháp trong công trình“Nghiên
cứu ngữ âm lịch sử Tiếng Việt , các phụ âm đầu” đã chia tiếng Việt thành hai
phương ngữ là phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung, ông lý giải do tiếng
Bắc và tiếng Nam giống nhau về nguồn gốc nên chỉ phân biệt tiếng Bắc và
tiếng miền Trung vì miền Trung có nhiều yếu tố cổ để phân biệt. Phân tiếng
Việt thành hai phương ngữ cũng là ý kiến của một số nhà ngôn ngữ học khác
như: hai nhà Việt ngữ học Liên Xô M.V. Gordina và I .S Bystrôv (1970).
Giáo sư Hoàng Phê (1963) cũng chia tiếng Việt thành hai phương ngữ là
phương ngữ Bắc và Phương ngữ Nam.
Một số nhà nghiên cứu căn cứ vào những sự khác biệt về các mặt thanh
điệu, ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của các vùng mà phân thành ba vùng
phương ngữ là: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và Phương ngữ Nam. Đó
là ý kiến của Hoàng Thị Châu đại diện cho một nhóm các nhà nghiên cứu
cùng quan điểm.
Nguyễn Kim Thản, Phạm Văn Hảo và một số nhà nghiên cứu chia
Tiếng Việt thành bốn phương ngữ như sau:
Phương ngữ Bắc gồm Bắc Bộ và phía bắc Thanh Hoá.
Phương ngữ Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.
Phương ngữ Trung Nam từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
Phương ngữ Nam Bộ gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí
Minh và Tây Nam Bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Có một số nhà nghiên cưú khác chia thành năm phương ngữ, và cũng
có ý kiến không thể phân chia phương ngữ được.
Việc phân vùng phương ngữ căn cứ vào nhiều yếu tố. Phân thành các
vùng phương ngữ là ba, bốn hay năm chỉ khác nhau ở việc gộp hay tách các
phương ngữ ở miền trung mà thôi. Tiếng Việt nhìn chung là thống nhất, mọi
người trên mọi miền của Tổ quốc có thể trao đổi và giao lưu với nhau bằng
ngôn ngữ địa phương của mình mà mọi người ở vùng khác vẫn nghe và hiểu
được. Phương ngữ Bắc đang được coi là cơ sở của ngôn ngữ toàn dân do
những đặc điểm về lịch sử và văn hoá của nó, đồng thời và chủ yếu là phương
ngữ này có nhiều đặc điểm ưu trội về mặt hệ thống (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp) so với các phương ngữ còn lại.
Người viết luận văn thấy rằng cách chia ba vùng phương ngữ tiện lợi
cho việc nghiên cứu vì nó tương ứng với ba vùng địa lý hành chính của Việt
Nam: phương ngữ Bắc(Bắc Bộ), phương ngữ Trung(Trung Bộ), phương ngữ
Nam(Nam Bộ).
Qua trình bày trên, chúng tôi thấy rằng phương ngữ là một vấn đề phức
tạp và được các nhà ngôn ngữ học quan tâm với những công trình nghiên cứu
đóng góp cho việc nghiên cứu sự phát triển của lịch sử tiếng Việt, và việc
chuẩn hoá ngôn ngữ khi từ địa phương thâm nhập vào từ toàn dân. Tuy vậy,
còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về từ vựng phương ngữ một cách
sâu sắc và triệt để. Muốn xác định rõ những đặc điểm các vùng phương ngữ
tiếng Việt để từ đó có sự thống nhất trong nghiên cứu phương ngữ cần đẩy
mạnh hơn nữa sự nghiên cứu về từ vựng, trong đó có việc nghiên cứu sự vay
mượn từ vựng trong các phương ngữ.
1.1.1.3. Phương ngữ Nam Bộ
Phương ngữ Nam bộ là lời ăn tiếng nói của người Nam Bộ được hình
thành trong quá trình lịch sử. Đặc điểm lịch sử Nam Bộ lại có những nét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
riêng, khác biệt với các vùng khác của cả nước: là miền đất mới, lại bị chia
cắt nhiều lần và lâu dài trong các cuộc chiến tranh. Vì thế phương ngữ phát
triển và luôn bảo vệ quyền lợi của mình. Do những đặc điểm về kinh tế hàng
hóa, năng động, hợp tác quốc tế đẩy mạnh nên giao lưu văn hóa thường xuyên
diễn ra, tiếng Việt ở Nam Bộ nhìn chung là khá thống nhất, ít thổ ngữ, cả một
vùng bằng phẳng ngôn ngữ giống nhau, chỉ có một vài sắc thái địa phương
không đáng kể ở phía nam của khu vực.
Các đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ:
+ Đặc điểm về ngữ âm: Nếu ta lấy hệ thống âm vị tiếng Việt được phản
ánh qua chính tả àm chuẩn để khảo sát sự đặc điểm ngữ âm Nam Bộ thì
những đặc trưng ngữ âm khác biệt với tiếng Việt của phương ngữ Nam là:
- Hệ thống thanh điệu: có 5 thanh, thanh ngã và thanh hỏi lẫn lộn. Xét
về mặt điệu tính, thanh điệu của phương ngữ Nam khác so với thanh điệu của
phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung.
- Hệ thống phụ âm đầu: có 23 phụ âm, có các phụ âm uốn lưỡi như
phương ngữ Trung / t , s, z / (chữ quốc ngữ ghi bằng tr, s, r). Ở Nam Bộ có
thể phát âm rung lưỡi / r /. So với các phương ngữ khác thì phương ngữ Nam
thiếu phụ âm / v/ nhưng lại có thêm phụ âm / w /, không có /z/ nhưng được
thay thế bằng âm / j /. Hầu như ở đây không có âm đệm / -u /.
So với phương ngữ Bắc Và phương ngữ Trung, phương ngữ Nam mất
đi nhiều vần và thiếu đôi phụ âm cuối /-nh, -ch / và đôi âm cuối / -ng, -k/ trở
thành những âm vị độc lập.
+ Đặc điểm về từ vựng, ngữ nghĩa.
Xét trong cả hệ thống từ vựng của một phương ngữ, từ ngữ địa phương
có thể do biến âm hoặc do khác về nghĩa. Những từ khác nhau do biến đổi
ngữ âm tạo nên những từ khác âm bộ phận. Các bộ phận khác nhau đó
thường là ở phụ âm đầu, ở nguyên âm, ở phụ âm cuối hay ở thanh điệu. Bởi vì
một từ biến đổi về ngữ âm không có nghĩa là biến đổi về tất cả các bộ phận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
mà chỉ một bộ phận biến đổi, bộ phận khác có thể vẫn được giữ nguyên. Đặc
điểm từ vựng của phương ngữ Nam Bộ so với phương ngữ Bắc về sự khác
biệt đó là:
Những từ khác nguyên âm thể hiện qua trình biến đổi nguyên âm đơn
sang nguyên âm đôi theo hai khuynh hướng:
- Nguyên âm đôi mở dần: trong phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam: e /
ie; a / ươ,o / uo: méng / miếng; mạn / mượn, nác / nước; mói / muối, ló / lúa
- Sự đối ứng giữa nguyên âm khép hơn ở phương ngữ Nam so với
phương ngữ Bắc: chủi/ chổi; túi / tối; mui / môi; tui / tôi; chưn / chân; nhứt /
nhất, nhựt / nhật
Do nguồn gốc khác nhau, các từ trong phương ngữ Nam cũng có những
khác biệt so với các từ trong phương ngữ khác. Trong phương ngữ Nam Bộ
có nhiều từ vay mượn từ tiếng Chăm, tiếng Khmer, vay mượn nhiều từ Hán
Việt. Cũng từ đặc điểm này nên mặt ý nghĩa của từ vựng trong phương ngữ
Nam bị chi phối mạnh mẽ tới mức biểu hiện của từ nhiều khi chính xác hơn
phương ngữ Bắc, chẳng hạn khi nói về lĩnh vực trạng thái, tính chất hay cảm
xúc. Từ miền Nam thường định danh đơn giản theo đúng tên gọi của nó nên
dễ hiểu hơn. Theo đánh giá của Huỳnh Công Tín thì “Từ trong ngôn ngữ toàn
dân có khuynh hướng chi tiết hoá, cụ thể hoá thực tại; từ trong phương ngữ
Nam Bộ có khuynh hướng khái quát hoá, trừu tượng hoá thực tại” [34]. Tác
giả dẫn ví dụ:
Đề tài, tình huống
Phương ngữ
Nam Bộ
Phương ngữ
Bắc Bộ
làm cho chín hoặc sôi
nấu
nấu
làm chín trong nước đun sôi
luộc
bệnh
đau
ốm
khó chịu khi bị tổn thương
đau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
+ Về đặc điểm ngữ pháp: Các phương ngữ trong tiếng Việt không có
sự khác biệt lớn về mặt ngữ pháp. Trong phương ngữ Nam Bộ, các đặc điểm
ngữ pháp của tiếng Việt chung vẫn được duy trì. Sự khác biệt xảy ra không
lớn và ở một số điểm như sau: Lớp từ xưng gọi dùng thứ tự trong gia đình kết
hợp với tên: Tư Điền, Hai Vĩnh, Năm Lưu Từ xưng gọi trong gia đình và
hàng xóm không phân biệt, đều gọi chung là dì, thím, chú Nói lái là đặc
điểm mà dân cư Nam Bộ ưa dùng, vì thế lời ăn tiếng nói của người Nam Bộ
rất hài hước và vui nhộn. Phong cách diễn đạt giàu hành ảnh, giàu sắc thái
biểu cảm.
Những nét khác biệt của phương ngữ Nam Bộ so với phương ngữ Bắc
tạo nên diện mạo của một phương ngữ mang dấu ấn của nguồn gốc hình thành
vùng đất, của địa hình và văn hoá, lịch sử nơi đây.
1.1.2. Vay mƣợn từ vựng
1.1.2.1. Khái niệm từ vay mượn
Theo Từ điển Bách khoa Vịêt Nam: Từ thuần Việt là bộ phận từ vựng
cơ bản trong vốn từ tiếng Việt, chỉ tên các sự vật và các hiện tượng cơ bản
nhất của tự nhiên và xã hội. Chắc chắn là chúng đã có từ rất lâu trong tiếng
Việt, trước cả khi có quá trình tiếp xúc Việt - Hán. Đa số các đơn vị trong vốn
từ này có quan hệ họ hàng với các ngôn ngữ: Môn - Khơ Me và tiếp xúc với
các tiếng Tày - Thái.
Ví dụ: Từ thuần Việt gốc Tày - Thái: gà, vịt, đồng, rẫy, vv; từ thuần Việt
gốc Môn - Khơ Me: trời, mây, mưa, sấm, chân, tay.
Vấn đề từ mượn là một vấn đề phức tạp mà các nhà ngôn ngữ vẫn tiếp
tục nghiên cứu. Theo Lê Đức Trọng thì: “Khái niệm về “từ thuần Việt” và
“từ vay mượn” chỉ có tính chất tương đối. Một đơn vị nào đó xét về mặt đồng
đại có thể là “thuần Việt” nhưng lại là “từ vay mượn” nếu xét ở bình diện
lịch đại” [41]. Nguyễn Văn Khang cũng có quan điểm tương tự khi ông cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
rằng: “Ở một góc nhìn cụ thể vào một thời điểm này thì có thể cho rằng các từ
này là “thuần bản ngữ”, nhưng nếu nhìn ở góc độ nhìn khác hoặc lùi về quá
khứ một chút thì lại chưa chắc”[22]. Cũng theo Nguyễn Văn Khang, khó mà
có thể tách bạch rạch ròi các từ gọi là thuần Việt nếu xét theo nguồn gốc hình
thành và quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Ông dẫn ý kiến của Nguyễn Ngọc San
về hiện tượng phức tạp này: “Các nhà ngôn ngữ học ngày càng ngả về xu thế
cho rằng tiếng Việt là ngôn ngữ đa nguồn. Vốn từ vựng của nó được hình
thành từ một cơ tầng bản địa ban đầu, về sau do tiếp xúc vớii các ngôn ngữ
láng giềng mà ngày càng được bổ sung và phong phú dần lên. Đến nay, trong
vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại đã bao gồm nhiều từ thuộc các nguồn khác
nhau”[22]. Vì vậy, cách gọi các từ thuần Việt phải có giới hạn về lịch sử và
chỉ là tương đối.
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Vấn đề xác định thời gian hình thành của
một ngôn ngữ dân tộc nào đó là rất phức tạp và không phải bao giờ cũng cho
một câu trả lời chắc chắn. Vì vậy, chúng ta vẫn vấp phải cái khó khăn trong
khi phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai. Nội dung của hai khái niệm này chỉ
có thể xác định một cách tương đối chắc chắn nếu xét chúng trong những giai
đoạn lịch sử cụ thể nhất định. Các giai đoạn phát triển của một ngôn ngữ kế
tiếp lẫn nhau, mỗi giai đoạn bao gồm những yếu tố thuộc ba loại:
Những yếu tố cũ, giai đoạn trước để lại.
Những yếu tố mới du nhập vào từ các ngôn ngữ khác trong giai đoạn ấy.
Những sản phẩm mới được cấu tạo trên cơ sở những yếu tố cũ và
những yếu tố mới du nhập vào” (Nguyễn Thiện Giáp)[11].
Các từ vay mượn trong tiếng Việt là kết quả của các quá trình tiếp xúc
ngôn ngữ. Vay mượn từ vựng là một phương thức quan trọng nhằm bổ sung
cho vốn từ vựng của một ngôn ngữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.1.2.2. Hiện tượng vay mượn từ vựng
Trên thế giới, không một ngôn ngữ nào tồn tại và phát triển mà chỉ dựa
vào ngôn ngữ bản địa. Giưã các ngôn ngữ luôn luôn có sự vay mượn từ vựng
lẫn nhau. Quá trình đó diễn ra một cách liên tục và mang tính khách quan theo
quy luật riêng ở những ngôn ngữ khác nhau. Vay mượn từ vựng là một hiện
tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Tuỳ theo các ngôn ngữ mà mức độ vay
mượn từ vựng là khác nhau. Và ngay trong một hệ thống từ vựng của một
ngôn ngữ, mức độ vay mượn ở từng thời kì là khác nhau. Vay mượn từ vựng
có thể từ các nguồn khác nhau với các mức độ khác nhau.
“Vay mượn là một trong những phương thức chủ yếu bổ sung và làm
phong phú cho vốn từ vựng của một ngôn ngữ”[20]. Vay mượn có thể do
không có, thiếu và cũng do có sẵn rồi những vẫn vay mượn để làm giàu vốn
ngôn ngữ của một dân tộc. Theo Nguyễn Văn Khang, vay do không có, thiếu
từ ngữ và vay mượn với việc thiếu các đơn vị từ vựng diễn đạt sự vật muốn
định danh. Chẳng hạn: xích, líp (xe đạp) là từ mượn Pháp; fan ( hâm mộ), đĩa
mềm là từ mượn Anh Cũng theo Nguyễn Văn Khang, kiểu vay mượn này
vẫn xảy ra khi bản thân từ hệ thống từ vựng của ngôn ngữ đó đã có từ biểu
thị. Trong tiếng Việt đó là các trường hợp tạo thành các nhóm đồng nghĩa:
chết/ hy sinh/ từ trần; tiếp thị / ma - két – tinh và làm nên sự phân hoá về
ngữ nghĩa của cả từ vay mượn cũng như các từ đồng nghĩa với chúng trong
bản ngữ.
Trong tiếng Việt xảy ra nhiều qua trình tiếp xúc ngôn ngữ. Quá trình
tiếp xúc Việt–Hán là thường xuyên, liên tục và được các nhà nghiên cứu chia
ra thành sáu giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang chuyển sang Âu Lạc.
- Giai đoạn Triệu Đà sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Nam Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
- Giai đoạn Nam Việt bị Đế quốc Hán khuất phục và lãnh thổ cũng như
cư dân Âu – Lạc trong cương vực Nam Việt cũng bị đế quốc Hán thôn tính.
Trong chính sử Việt Nam giai đoạn này được gọi là Thời kì Bắc thuộc.
- Giai đoạn nền độc lập (trong lịch sử có khi gọi là nền tự chủ) Việt Nam
được khôi phục và xây dựng nhà nước Việt Nam theo chế độ vương quyền.
- Giai đoạn Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ
thuộc địa Pháp trên đất Việt Nam.
- Giai đoạn Việt Nam giành quyền độc lập từ tay thực dân Pháp cho
đến nay.
Sự tiếp xúc Hán – Việt ban đầu là tiếp xúc dưới dạng song ngữ: tiếng
Hán và tiếng Việt với một văn tự là chữ Hán. Nhưng đến khi có thêm sự tiếp
xúc với tiếng Pháp thì tiếng Việt có 4 loại chữ: Pháp, Hán, Nôm và chữ quốc
ngữ (bảng phân kì lịch sử tiếng Việt).
Không phải tất cả người Hán di cư đến miền đất Âu Lạc trước đây đều
thuộc tầng lớp quan quyền. Nhiều di dân là lính tráng, những người lao động
bình thường, những người thợ có tay nghề làm ăn sinh sống tại đất Việt và kết
hợp văn hoá Trung Hoa với Văn hoá Việt một cách tự nhiên. Vì thế, nhu cầu
giao tiếp với lớp người Hán di cư vào đất Việt là bình thường và hợp với tất
yếu khách quan. Đó cũng là điều kiện cho sự hình thành những từ mượn Hán
trong tiếng Việt. Khi các trường học chữ Hán được mở ra thì văn hoá Hán
được phát triển mạn tại đất Việt. Từ đó, hình thành tầng lớp trí thức Việt với
văn hoá Hán học, và chữ Hán trở thành ngôn ngữ trong hành chính của nước
Việt Nam suốt mấy nghìn năm. Kể cả khi nước ta giành độc lập và trong thời
đại ngày nay, ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán là không nhỏ. Một số lượng lớn
từ tiếng Việt là các từ Hán Việt.
Quá trình tiếp xúc thứ hai mà chúng tôi muốn nhắc tới là sự tiếp xúc
giữa tiếng Việt và tiếng Pháp. Nhìn vào sự phân kì trong tiếng Việt của giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
sư Nguyễn Tài Cẩn, tiếng Pháp du nhập vào tiếng Việt vào giai đoạn cận đại.
Khi đó, tiếng Pháp chiếm ưu thế trong tam ngữ khi so với tiếng Việt và tiếng
Hán. Điều đó càng được đẩy mạnh khi Pháp thực hiện chính sách “Pháp hoá”
tại nước ta. Hàng loạt các từ mượn Pháp đã xuất hiện trong tiếng Việt và
mang trong nó yếu tố văn hoá của phương Tây. Đó là các khái niệm, các thuật
ngữ khoa học và có cả những từ mang tính chất khẩu ngữ của Pháp. Ngay cả
khi nước ta không còn thuộc Pháp thì các yếu tố mượn Pháp vẫn xuất hiện và
ngày càng tăng về số lượng do sự tiếp xúc và giao lưu kinh tế văn hoá của hai
nước Pháp – Việt.
Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Khmer xảy ra mạng mẽ khi dân
tộc Khmer sống đan xen với người Việt ở Nam Bộ và là một trong số 54 dân
tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Tuy có tiếng nói và chữ viết riêng nhưng
người Khmer có chung lịch sử và văn hoá với dân tộc Việt Nam trong tiến
trình lịch sử dân tộc. Xét về quá khứ xa xưa, dân tộc này có cùng nhánh Môn
– Khmer với người Việt, thuộc ngữ hệ Nam Á. Đồng bào Khmer sống với
đồng bào Kinh và Hoa ở Nam Bộ nên ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ và
văn hoá qua lại là tất nhiên. Trong vốn từ Nam Bộ có nhiều từ gốc Khmer và
từ mượn tiếng Khmer - một ngôn ngữ cùng gốc xa với tiếng Việt. Việc tiếng
Việt mượn từ ở tiếng Khmer ở giai đoạn sau mới là đối tượng đáng chú ý tới.
Điều đó chúng tôi tìm hiểu ở luận văn này.
1.2. Vƣơng Hồng Sển và cuốn Tự vị tiếng Việt miền Nam
1.2.1. Tiểu sử Vƣơng Hồng Sển
Vương Hồng Sển (1902-1996), là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu
tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền
Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam.
Vương Hồng Sển sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902, tại Sóc Trăng. Ngay
từ thuở nhỏ Vương Hồng Sển đã sớm biểu lộ sự ưa thích đồ cổ. Sau khi về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
hưu, ông chuyên sưu tập các loại sứ gốm cổ, khảo cổ về hát bội, cải lương và
cộng tác với đài Phát thanh Sài Gòn với các bút hiệu: Anh Vương, Vân
Đường, Đạt Cổ Trai. Ngoài ra, ông còn khảo cứu về các trò chơi cổ truyền: đá
dế, chọi gà, chọi cá, chơi chim, trồng kiểng, nghệ thuật chơi cổ ngoạn, nghiên
cứu về chuyện tiếu lâm xưa và nay, rất sành về đồ cổ. Có thể nói ông là kho
tàng sống về các lĩnh vực kể trên.
Trong suốt cuộc đời, ông sưu tầm được hơn 800 cổ vật. Các công trình
nghiên cứu của ông được giới chuyên môn đánh giá cao. Ngoài ra, những
người muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam sẽ tìm thấy trong các tác phẩm
của ông một nguồn tài liệu bổ ích. Nói như học giả Nguyễn Hiến Lê, (1912-
1984) thì : Quả như lời Vương quan viết trong bài tựa "Coi vậy mà xài
được". Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia
đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại - mặc dầu là hấp tấp trong sự trình
bày - vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi
sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn
lựa với tinh thần thận trọng đáng khen : chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn
nghi (Nguyển Hiến Lê tuần báo Mai số 20 ngày 25/04/1961. Sau in lại trong
phần phụ lục "Sài Gòn năm xưa”)
Các tác phẩm của Vương Hồng Sển: Thú chơi sách (1960). Sài Gòn
năm xưa (tập I, II 1960, III 1992). Hồi ký 50 năm mê hát (1968). Phong lưu
cũ mới (1970). Thú xem chuyện Tàu (1970). Thú chơi cổ ngoạn (1971).
Chuyện cười cố nhân (1971). Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972). Cảnh Đức
trấn đào lục (1972). Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972). Hơn nửa
đời hư (1992). Tạp bút năm Nhâm Thân (1992). Khảo về đồ sứ từ hậu Lê đến
sơ Nguyễn (1993). Những đồ sứ do đi sứ mang về (1993). Những đồ sứ khác
Quốc dụng, Ngự dụng (1993). Tạp bút năm Quý Dậu (1993).Tự vị tiếng Việt
miền Nam (1993). Nửa đời còn lại (1995). Thú ăn chơi. Khảo về hát bội . Và