Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nguồn gốc của tiếng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.4 KB, 5 trang )

Nguồn gốc của tiếng Việt Nam

I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHỮ HÁN:
Những người đã học qua tiếng Việt đều biết, trong tiếng Việt có rất nhiều từ
Hán. Rút cuộc tỉ lệ từ Hán trong tiếng Việt chiếm bao nhiêu? Rất nhiều nhà
ngôn ngữ học trong ngoài Trung Quốc đều đang quan tâm đến vấn đề này,
đồng thời đã làm ra những thống kê tương đối chính xác. Có người nhận thấy
có hơn 75% từ Hán được mượn dùng trong tiếng Việt, có người thì cho rằng tỉ
lệ từ Hán trong tiếng Việt chiếm đến 80%. Bất kể thế nào, việc số lượng lớn từ
Hán được dùng trong tiếng Việt đã là một sự thực không thể tranh cãi. Hơn
nữa, mỗi từ trong tiếng Việt đều có một từ âm Hán tương ứng. Đã sử dụng từ
âm Hán nói ra hoặc giả viết ra thành một câu nói, thì bất cứ người Việt Nam có
chút văn hóa nào cũng sẽ hiểu rõ ý nghĩa bên trong từ đó. Thế thì tiếng Việt và
tiếng Hán suy cho cùng là loại quan hệ như thế nào? Đây là vấn đề mà mọi
người quan tâm chú ý, cũng là vấn đề mà các nhà sử học và ngôn ngữ học trong
ngoài Trung Quốc nghiên cứu lâu nay.
Vào cuối những năm đời nhà Tần, năm 207 trước công nguyên, Thái thú Quảng
Châu là Triệu Đà thoát ly khỏi chính quyền nhà Tần, thành lập “nước Nam
Việt”, cai quản ba quận: quận Quế Lâm, quận Tượng và quận Giao Chỉ, khu
vực cai quản của ông ước tính là khu vực Lĩnh Nam cho đến châu tam giác của
khu vực châu thổ sông Hồng Hà Nội ngày nay. Mà khu vực đất đai cai quản
thuộc quận Giao Chỉ lại nằm ngày trên dải đất châu thổ sông Hồng. Sau khi
“nước Nam Việt” thành lập, triều đình phái các quan lại đến từng nơi để nhậm
chức, xây dựng chính quyền địa phương. Đồng thời, cũng đem văn hóa và
phương thức sản xuất tiên tiến của trung nguyên đến quận Tượng và quận Giao
Chỉ. Quận Giao Chỉ lúc đó (nay là Việt Nam) đang ở vào thời kỳ cuối của xã
hội nguyên thủy và thời kỳ đầu của xã hội nô lệ, sử học Việt Nam gọi thời kỳ
này là thời đại “Hùng Vương”. Lúc đó, thời đại “Hùng Vương” của khu vực
châu thổ sông Hồng còn chưa hình thành văn tự tức là ngôn ngữ văn tự ngày
nay. Do đó, những quan lại được triều đình cử đến và người dân địa phương
trên phương diện tiếp xúc ngôn ngữ vô cùng khó khăn, trong sách sử gọi hiện


tượng này là “chín lần dịch mới thông”. Có thể thấy rằng, ngôn ngữ của hai bên
lúc đó đích thị là có sự khác nhau rất lớn. Về sau, do bởi sự qua lại giữa hai bên
ngày càng phồn thịnh, chế độ chính trị, kinh tế và văn hóa từ phương Bắc nảy
sinh ảnh hưởng lớn lao đối với người địa phương, dần dần, khu vực châu thổ
sông Hồng tiếp nhận văn hóa đến từ phương Bắc—tức văn hóa Hán. Văn hóa
của hai bên (bao gồm ngôn ngữ) dần dần dung hợp thành một thể. Từ đó trở đi,
văn tự mà các quan lại ở khu vực quận Giao Chỉ sử dụng là chữ Hán, còn ngôn
ngữ nói dùng hằng ngày là: người Hán nói tiếng Hán, người Việt nói tiếng Việt,
việc tiếp xúc qua lại giữa người Hán và người Việt thì chủ yếu dùng tiếng Hoa,
sử dụng trong trường hợp chính quy là Hán ngữ. Ngay cả tên của người Việt
cũng nhất loạt dùng chữ Hán, đồng thời xem việc nói tiếng Hoa và dùng chữ
Hán là thời thượng. Trước thế kỷ thứ 19, nhiều cuốn sách sử của Việt Nam đều
xem Triệu Đà như vị vua mở nước của Việt Nam.
Nghiên cứu của các nhà sử học và ngôn ngữ học chứng thực rằng: trước thế kỷ
thứ 13, văn tự mà sách sử Việt Nam dùng toàn là chữ Hán, văn tự được dùng
trong những di chỉ lịch sử cũng là chữ Hán. Chỉ có đến thế kỷ thứ 13, Việt Nam
mới sáng tạo ra một thứ văn tự là chữ Nôm. Các sử gia Việt Nam lấy đó để
đánh dấu sự bắt đầu của ý nghĩa thời đại—Việt Nam cuối cùng đã có ngôn ngữ
văn tự của dân tộc mình.
II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỮ NÔM:
Thế kỷ thứ 13, chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam, mà sự xuất hiện của chữ Nôm
là ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như sau:
Theo sử liệu chép: tháng 8, niên hiệu Thiệu Bảo (năm 1282) đời vua Trần Nhân
Tông, “thời có con cá sấu đến sông Lô. Vua ra lệnh cho Nguyễn Thuyên là
Hình bộ thượng thư, làm văn rồi ném xuống sông, cá sấu tự bỏ đi. Qua việc này
vua xem ông như Hàn Dũ, ban cho họ Hàn. Thuyên giỏi thơ phú quốc ngữ. Thơ
phú nước ta, phần nhiều dùng quốc ngữ, thực là bắt đầu từ đây.” Sông Lô tức
sông Hồng. Người ta lấy đoạn ghi chép này cho rằng Nguyễn Thuyên là người
sáng lập ra chữ Nôm, chữ Nôm cũng bắt đầu xuất hiện từ năm đó. Sau này tại
thôn Tháp Miêu, huyện An Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc tại Việt Nam, phát hiện có

một bia báo ân niên hiệu Trị Bình Long Ứng năm thứ 5 (năm 1209), bia văn
khắc bằng chữ Hán, trong đó có kèm thêm 24 chữ Nôm. Di vật này đã xác thực
thời gian xuất hiện của chữ Nôm còn sớm hơn trong sách sử chép là 73 năm.
Trước khi bia Báo Ân xuất hiện, chắc chắn còn phải có một quá trình thai
nghén nữa. Nguyễn Thuyên chẳng qua chỉ là người đầu tiên dùng chữ Nôm để
sáng tác thơ phú mà thôi, công lao là chỗ này vậy.
Thành phần cấu tạo của chữ Nôm có mấy loại như sau:
(1). Chữ hội ý: dùng hai chữ Hán tạo thành, biểu đạt một khái niệm chung, như:
người trên: ý là người đứng đầu, người ở trên người khác; kẻ dưới: ý là kẻ nô
bộc, kẻ ở dưới người khác.
(2). Chữ giả cung (giả tá): mượn dùng một chữ Hán đọc âm cổ hoặc âm Hán
Việt, ý nghĩa tương đồng với chữ Hán, như chữ Tuế, Tốt, v v…
(3). Chữ hình thanh: dùng hai chữ Hán cấu thành, một chữ biểu âm, một chữ
biểu ý. Như chữ “năm”, chữ “nam” biểu âm, chữ “niên” biểu ý.
Chữ Nôm trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là quốc ngữ hay chữ quốc ngữ.
Có khi lại gọi là quốc văn. Sau khi chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam, được sử
dụng cùng lúc với chữ Hán.
Vào đời nhà Trần ở Việt Nam (1225-1399), chiếu thư của triều đình đã bắt đầu
dùng chữ Nôm, có Nguyễn Sĩ Cố nhà thơ nổi tiếng dùng chữ Nôm sáng tác
thơ phú. Thời nhà Hồ (1400-1406) cũng dùng chữ Nôm để hạ chiếu, đồng thời
cũng đem tác phẩm Vô dật và Kinh Thi của Trung Quốc dịch thành chữ Nôm
để làm giáo trình dạy học. Thời nhà Lê (1418-1526) vẫn còn dùng chữ Nôm,
nhất là trong niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), thơ phú được sáng tác bằng chữ
Nôm rất nhiều. Trong 100 quyển Thiên Nam dư hà tập đã có thơ phú chữ Nôm.
Đến đời nhà Mạc (1527-1599) và thời kỳ tiền Hậu Lê (1522-1789), việc sáng
tác thơ văn bằng chữ Nôm vẫn còn rất thịnh hành. Nguyễn Du (1765-1820)
dùng chữ Nôm sáng tác Kim Vân Kiều truyện, là tác phẩm hay mà bất cứ
người Việt Nam nào cũng biết đến và yêu thích, khen ngợi. Thế nhưng chữ
Nôm không phải là văn tự được dùng trong khoa cử và khảo thí, văn tự được
dùng trong việc này vẫn là chữ Hán. Các tác phẩm chữ Nôm đại đa số đều

mang nội dung lo cho nước cho dân, có khuynh hướng tư tưởng xúc phạm đến
long nhan của vua. Vào năm 1662, vua Huyền Tông triều Hậu Lê hạ chiếu cấm
sử dụng chữ Nôm, đồng thời đốt phá rất nhiều sách vở chữ Nôm, tạo nên sự tổn
thất nặng nề cho văn hóa Việt Nam. Đến triều nhà Tây Sơn (1778-1802) và
trước triều nhà Nguyễn (1802-1945) khôi phục lại việc dùng chữ Nôm. Trước
mắt, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia Việt Nam có Sở nghiên
cứu chữ Nôm, còn lưu giữ 1186 bộ tác phẩm chữ Nôm.
Khuyết điểm lớn nhất của chữ Nôm là: nét chữ nhiều hơn cả chữ Hán, số chữ
có hơn 20 nét rất nhiều, khó viết, lại tốn nhiều thời gian. Kế đến là phải học
được Hán văn trước mới có thể nắm được chữ Nôm, mà người biết Hán văn rút
cuộc lại là thiểu số, điều này hạn chế sự phổ biến và mở rộng của chữ Nôm, đó
là lý do thứ văn tự phiên âm Latin hóa đơn giản dễ học, xuất hiện từ cuối thế kỷ
19, được thay thế trong Việt văn.
III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ SỬ DỤNG VĂN TỰ PHIÊN ÂM LATIN HÓA:
Bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 16, những giáo sĩ truyền giáo của châu Âu đến Viễn
Đông truyền giáo, từ đây về sau số giáo sĩ ngày càng đông. Trong số những
giáo sĩ này đa phần là người Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi và người Pháp. Muốn
truyền giáo đương nhiên phải dùng ngôn ngữ của bản địa, đây chính là nhu cầu
để họ học tiếng Việt trước.
Những giáo sĩ truyền giáo đến từ nhiều nước trên thế giới, họ học tiếng Việt
phải nhớ âm đọc, muốn phát tán những tài liệu sách vở của Thiên Chúa giáo,
thế là họ dùng ngữ âm của chính nước họ để ghi nhớ âm đọc, thảo ra những tài
liệu về tôn giáo, rất không thống nhất. Sau đó, nhà truyền giáo người Pháp
Alexandre de Rhodes đem tất cả những cách ghi âm khác nhau thống nhất lại,
năm 1651 xuất bản cuốn Tự điển Việt-Bồ Đào Nha-Latin và một cuốn sách
truyền giáo ở La Mã, Ý Đại Lợi. Hai cuốn sách này được xem như sách tiếng
Việt sớm nhất (bộ tự điển này hiện còn được bảo tồn). Từ đó về sau, giáo sĩ
truyền giáo người Bồ Đào Nha Mã Tang Phi Lôi La viết một bộ Tự điển Bồ
Đào Nha-chữ tiếng Việt, đáng tiếc là sách này nay đã thất truyền. Nhà truyền
giáo người Ý Francesco de Pina vào năm 1783 viết cuốn Tự điển Latin-chữ

tiếng Việt là bản viết tay, hiện còn được lưu giữ trong thư viện của Bộ truyền
giáo La Mã. Ngoài ra, trong viện bảo tàng của Hội truyền giáo nước ngoài của
Paris còn lưu giữ một số từ điển, như: Từ điển Việt-Tây Ban Nha, Từ điển
Việt-Latin. Xét từ tình hình kể trên, từ thế kỷ thứ 17, 18 đến đầu thế kỷ thứ 19,
phương pháp phiên âm và viết tiếng Việt trong cuốn Từ điển Việt ngữ-Bồ Đào
Nha-Latin của Alexandre de Rhodes vẫn là cơ sở chính để các giáo sĩ truyền
giáo của Thiên Chúa giáo học tập, nghiên cứu và sử dụng tiếng Việt. Loại văn
tự trong đó rất gần gũi với Việt văn hiện nay. Từ đó xét thấy, Việt văn dùng
chữ phiên âm Latin là do những giáo sĩ truyền giáo người Bồ Đào Nha, Pháp
và Ý Đại Lợi cùng sáng chế ra, còn Alexandre de Rhodes là người tập đại
thành, làm cơ sở xác định cho kiểu văn tự này.
Năm 1820-1833, mục sư Taberd người Pháp (Jean Louis Taberd (1794-1840))
đã viết bộ Tự điển Việt ngữ-Latin, Latin-Việt ngữ, đồng thời có cả chữ Nôm,
xuất bản tại Scotland năm 1838. Chữ quốc ngữ và Việt văn hiện nay về cơ bản
giống nhau, từ đây về sau không có thay đổi nào đáng kể. Từ giữa thế kỷ thứ 19
về sau, sách vở truyền giáo của Thiên Chúa giáo đều thống nhất cách viết của
sách Taberd.
Thế nhưng, sự mở rộng văn tự Latin Việt Nam lại trải qua một quá trình tương
đối gian nan và lâu dài. Những năm 60 của thế kỷ 19, chữ quốc ngữ Việt Nam
(tức Latin, giống bên dưới) chỉ còn hạn chế dùng trong nội bộ của Thiên Chúa
giáo và sách vở in ấn truyền giáo. Sau khi người Pháp xâm lược Việt Nam, họ
thấy rằng chữ quốc ngữ chính là một công cụ vô cùng lợi hại của thực dân
thống trị, năm 1878, tổng đốc Việt Nam quyết định sử dụng chữ quốc ngữ. Ông
cho rằng “Chữ quốc ngữ dễ học hơn chữ Hán nhiều. Nó khiến cho quan hệ giữa
quan lại thống trị và người dân bản địa càng thêm trực tiếp”. Thế là, thực dân
Pháp tích cực cổ vũ người Việt Nam học chữ quốc ngữ. Năm 1865, tờ báo chữ
quốc ngữ đầu tiên là Gia Định báo ra đời. Đây là tờ báo của chính phủ Pháp tại
Nam Kỳ, năm 1897 thì ngưng phát hành. Tổng đốc Việt Nam ký kết một quyết
định, chuẩn bị cùng điều kiện sáng tạo, xem chữ quốc ngữ là văn tự chính thức
của Việt Nam. Ông đặc biệt động viện các quan lại ở phủ, huyện, hương, lý học

chữ quốc ngữ, nếu người nào không biết chữ quốc ngữ thì không được thăng
cấp, rồi ra lệnh cho sử dụng chữ quốc ngữ trong rất nhiều loại công văn giấy tờ.
Chữ quốc ngữ được sử dụng tại Nam Kỳ trước tiên. Sau khi thực dân Pháp
chiếm lĩnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ, họ cũng dùng cách tương tự, ban hành chính
sách mở rộng dùng chữ quốc ngữ. Có điều khác biệt là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ,
chữ quốc ngữ có thể được dùng song song với chữ Hán. Năm 1910, Tổng đốc
Bắc Kỳ nói: “Sự đẩy mạnh chữ quốc ngữ càng làm cho việc mở rộng quan hệ
giữa chúng tôi và dân bản địa dễ dàng hơn.” Cùng năm đó, ông lại cho ra một
thông báo: “Trong tất cả các công văn, giấy tờ hành chính, thẻ chứng minh
nhân dân, chữ quốc ngữ và chữ Hán được sử dụng song song. Không thể phế
bỏ chữ Hán để chỉ dùng chữ quốc ngữ thay thế. Bởi vì chữ Hán trong bất kỳ
thời kỳ nào cũng đều cần thiết, dùng nó để giữ gìn tiếng Việt trong gia đình xã
hội, tổ chức hành chính, nhất là phong tục tập quán và các loại tư tưởng tín
ngưỡng, duy trì cuộc sống tinh thần và đạo đức của dân chúng.”
Sau khi chữ quốc ngữ được đẩy mạnh, thực dân Pháp lại lo lắng nó sẽ trở thành
công cụ để truyền bá tư tưởng yêu nước và tư tưởng cách mạng, do vậy, lại tìm
nhiều cách để hạn chế. Tuy nhiên do chữ quốc ngữ dễ học, chỉ cần trong vòng
khoảng 10 ngày là có thể học được, thế nhưng, trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945, có hơn 90% người Việt Nam là mù chữ.
Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là sau giải phóng miền Bắc Việt Nam năm
1954, chữ quốc ngữ đạt được sự đẩy mạnh mà trước đây chưa từng có. Vì chữ
quốc ngữ dễ học, chỉ cần biết nói sẽ có thể viết được, cho nên người xóa mù
chữ của Việt Nam chỉ cần 10 ngày hay nửa tháng thì có thể học xong.
Văn tự hiện hành của Việt Nam là văn tự phiên âm Latin, tổng cộng có 29 chữ
cái, có 149 âm tố, có 6 thanh điệu.

×