Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

thực trang thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ có thai và công tác quản lý thai nghén tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.68 KB, 101 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nhiều thập kỷ nay, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ đặc biệt
là phụ nữ có thai là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam [27],[41]. Trên thực tế, các đối tượng nguy
cơ thường bị thiếu đa vi chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D…
không phải chỉ thiếu đơn độc một vi chất dinh dưỡng [23]. Thiếu vi chất dinh
dưỡng sẽ để lại những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc
sống sau này của cả mẹ và con [12]. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu
của người mẹ tăng 40%-50%. Người mẹ sau khi sinh, thường mất khoảng 300-
500ml máu nếu sinh thường và mất khoảng 750-1000ml máu nếu mổ đẻ. Thiếu
máu thiếu sắt tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và
con. Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho
thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua
rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phốt pho cấu tạo
nên bộ xương của thai nhi.
Hiện tượng thiếu canxi xảy ra khá phổ biến tại Việt Nam bởi với tập
quán ăn uống truyền thống, khẩu phần ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng
được khoảng 50% nhu cầu khuyến nghị về canxi của cơ thể. Thiếu canxi ở
phụ nữ có thai càng trầm trọng hơn bởi nhu cầu về canxi ở phụ nữ khi có thai
tăng gấp đôi nhu cầu của người bình thường và tăng dần theo sự phát triển
của thai nhi [39].
Sự hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể người còn phụ thuộc vào sự
cung cấp đầy đủ một số yếu tố khác như phốt pho và đặc biệt là vitamin D.
Thiếu vitamin D thì dù cung cấp đủ canxi cơ thể cũng không thể hấp thu được.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ
có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ. Theo một
nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở Tây Ban Nha về sự liên quan
2
giữa nồng độ vitamin D trong máu trên 2000 phụ nữ mang thai và sự phát
triển tinh thần của trẻ trong giai đoạn từ 12 đến 14 tháng các nhà nghiên cứu


nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm
số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ.
Tại Việt Nam tình trạng thiếu canxi, vitamin D xảy ra khá phổ biến đặc
biệt phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng
Quốc gia, tỷ lệ thiếu canxi, vitamin D ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 55,3% [5].
Mục tiêu Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 là phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em. Nhận thức được vấn
đề đó, trong những năm gần đây, công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã
được quan tâm thường xuyên và đạt kết quả tốt hơn, song công tác chăm sóc
dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được
nhu cầu cần thiết về năng lượng và các vi chất cho sự phát triển của bà mẹ và
cũng như của thai nhi [3],[4],[15].
Quỳnh Phụ là một huyện nghèo, thuần nông, xa trung tâm thành phố,
dân số khoảng 250 vạn người. Thu nhập bình quân khoảng 20 triệu VND/
người/năm (của tỉnh khoảng 24 triệu VND/người/năm), đời sống của người
dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ
mang thai chủ yếu thông qua tư vấn, phụ nữ mang thai thường chỉ mua viên
sắt uống, rất ít khi uống canxi, vitamin D.
Để công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản được tốt và hiệu quả hơn,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu canxi, thiếu vitamin D ở phụ nữ có
thai từ tuần thứ 13-24 tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình
2. Mô tả kiến thức và thực trạng công tác quản lý thai nghén của cán bộ
y tế tuyến xã tại dịa bàn nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một vài nét về vi chất dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe liên quan
1.1.1. Khái niệm về vi chất dinh dưỡng
Là những chất dinh dưỡng không sinh năng lượng bao gồm các vitamin

và chất khoáng
- Nhóm vitamin bao gồm: Các vitamin tan trong dầu như vitamin A,
vitamin D, vitamin E, vitamin K. Các vitamin tan trong nước như vitamin
nhóm B và vitamin C.
- Nhóm chất khoáng: Căn cứ vào hàm lượng của các nguyên tố trong
cơ thể chia chúng thành 2 nhóm:
+ Các yếu tố đa lượng (marcroelements) có 7 chất: Canxi, phôt pho,
lưu huỳnh, kali, natri, clo, magie.
+ Các yếu tố vi lượng (microlements): sắt, kẽm, silic, đồng, mangan,
nikel, cobalt, i-ôt, selen, fluo [18].
1.1.2. Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển cơ thể
a. Vai trò của sắt:
Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Sắt là
nguyên liệu để tổng hợp nên Hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu
và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với
các mô trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần của Myoglobin, có trong cơ vân,
có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kết hợp với các
chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ .
Trung bình lượng sắt trong cơ thể là 3,8 gam ở nam và 2,3 gam ở nữ.
Trong cơ thể sắt tồn tại chủ yếu dưới hai dạng là sắt chức năng và sắt dự trữ.
4
Người ta ước tính có khoảng 2/3 sắt chức năng - chủ yếu là dạng hem gắn
protein như hemoglobin, myoglobin và cytocromes. Hemoglobin có vai trò
quan trọng trong vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Cấu trúc của
hemoglobin gồm 4 hem gắn với 4 chuỗi globin. Hemoglobin có khả năng oxy
hoá trong tuần hoàn phổi và khử oxy ở mao mạnh. Myoglobin gồm 1 hem gắn
với 1 chuỗi globin. Myoglobin chỉ có ở các cơ với chức năng vận chuyển, dự
trữ oxy ở trong cơ và nhả oxy cho các hoạt động co bóp. Các Cytochrom là
các hợp chất có chứa hem tham gia vào chuyển hoá năng lượng và hô hấp với
vai trò vận chuyển điện tử ở ty lạp thể. Cytochrom a,b,c chủ yếu sản xuất ra

năng lượng tế bào dưới dạng adenosin triphosphat. Ngoài lượng sắt tồn tại
dưới dạng chức năng, trong cơ thể sắt còn được dự trữ dưới dạng feritin hoặc
hemosiderin. Feritin và hemosiderin được dự trữ ở gan, lách, tuỷ xương và hệ
thống cơ xương. Khi bị thiếu sắt, cơ thể phải huy động sắt dự trữ để đảm bảo
duy trì chức năng. Khi mức độ dự trữ sắt giảm xuống dưới ngưỡng, các biểu
hiện thiếu máu trên lâm sàng sẽ xuất hiện [17].
Sắt đóng một vai trò cơ bản trong nhiều chức năng của cơ thể, như vận
chuyển oxy, sản xuất của ATP (dự trữ năng lượng chính và chuyển giao phân
tử trong tế bào), tổng hợp DNA, chức năng của ty lạp thể và bảo vệ tế bào
khỏi bị oxy hóa. Sắt cần thiết cho hoạt động của một số enzyme có liên quan
đến chức năng não như myelin hóa và tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh
serotonin (tryptophan hydroxylase) và dopamine (tyrosine hydroxylase), một
tiền chất adrenalin và norepinephrin. Sắt còn cần để tạo hemoglobin mà
hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang oxy
đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi [6].
Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm, đặc biệt, là thực phẩm
động vật, nhưng không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt, nhất là trong
thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên đáng kể [8],[10],[19]. Sắt giúp bảo
5
vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong
hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi betacaroten thành vitamin A, giúp tạo ra
collagen. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 40%-50%.
Việc tăng khối lượng máu phục vụ hai mục đích, thứ nhất, tạo điều kiện cho
bà mẹ và thai nhi trao đổi khí hô hấp, chất dinh dưỡng và các chất chuyển hóa;
thứ hai, làm giảm ảnh hưởng của mất máu ở người mẹ sau khi sinh vì đẻ thường
làm mất khoảng 300-500ml và mổ đẻ làm mất 750-1000ml máu. Do đó, người
mẹ thường không đủ lượng sắt trong thời kỳ mang thai [18], [45],[46].
Sắt được hấp thu chủ yếu ở bộ máy tiêu hoá và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như lượng sắt trong cơ thể, mức độ sản sinh hồng cầu, số lượng và chất
lượng sắt trong thức ăn và sự có mặt của các chất kích thích hay ức chế hấp

thu sắt trong thức ăn.
Hệ thống tiêu hoá sẽ tăng hấp thu sắt khi dự trữ sắt trong cơ thể thấp và
sẽ giảm hấp thu khi dự trữ sắt trong cơ thể cao. Mức độ tăng sản sinh hồng
cầu cũng làm tăng hấp thu sắt.
Tỷ lệ hấp thu sắt cũng phụ thuộc vào tính chất của thức ăn. Sắt dạng
heme thường có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng
được hấp thu với tỷ lệ cao gấp nhiều lần so với sắt không dưới dạng hem và
không bị ảnh hưởng bởi các chất ức chế. Sự hấp thu của sắt không hem
thấp hơn nhiều so với sắt hem và thường bị ức chế bởi các chất như phytat
và canxi. Vitamin C và sắt dạng hem là những chất khích thích hấp thu sắt
không heme [40].
Trong cơ thể người trưởng thành, 95% lượng sắt tham gia vào quá
trình tái tạo hồng cầu được lấy từ việc phá huỷ hồng cầu già cỗi, chỉ có 5%
lượng sắt dùng cho mục đích này lấy từ thức ăn. Trong khi đó, ở trẻ nhỏ, 70%
nhu cầu sắt sử dụng để tạo hồng cầu được lấy từ việc phá huỷ hồng cầu cũ và
30% còn lại lấy từ nguồn thức ăn.
6
Ở người trưởng thành, hàng ngày khoảng 1mg sắt mất đi qua các tế bào
niêm mạc. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cần có một lượng sắt bổ sung
thay thế cho lượng sắt mất đi do hành kinh (khoảng 0,3 - 0,5 mg/ngày).
Trong khi có thai lượng sắt cần để phát triển các tổ chức của thai nhi và
lượng máu mất sau sinh rất lớn (khoảng 3 mg/ngày trong suốt 280 ngày
mạng thai). Trong trường hợp bệnh lý có chảy máu hệ thống đường tiêu
hoá như: viêm lét dạ dày, ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột nhất là giun
móc thì một lượng lớn sắt sẽ bị mất đi do chảy máu đường tiêu hoá và lượng
sắt hấp thu cũng sẽ giảm [18],[39].
b. Vai trò của canxi:
Canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể người với số lượng
đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm canxi là
thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố

không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt
động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi cơ thể mệt mỏi, răng và xương mất chất
khoáng; ở trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn tuổi bị loãng xương [63],[73].
Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm
1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng
chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch
ngoài tế bào.
Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị
phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ
ion canxi trong máu của người lớn có sức khỏe bình thường là 1,15-
1,29nmol/l, nếu tụt xuống còn < 0,8 nmol/l sẽ bị chuột rút, chân tay co giật…
Nếu nồng độ canxi trong máu >1,3 nmol/l sẽ bị loạn nhịp tim, hơn nữa còn có
thể bị đe dọa đến tính mạng. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn
định là điều cần thiết cho cơ thể con người [53],[69],[75].
7
Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho
thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua
rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phốt pho cấu tạo
nên bộ xương thai nhi [58].
c. Vai trò của Vitamin D:
Vitamin D là một trong các xúc tác hấp thu quan trọng nhất của canxi
và phốt pho. Nó cũng có nhiều vai trò trong sự phân chia tế bào, sự bài tiết và
chuyển hóa của các hormon, bao gồm cả hormone tuyến cận giáp và insulin.
Vitamin D (canxiferol) được tổng hợp trong da của hầu hết các loài động vật,
bao gồm cả con người, từ tiền thân của nó là 7-dehydrocholesterol, dưới tác
động của ánh nắng mặt trời [71]. Quá trình tổng hợp này sản xuất một vitamin
tự nhiên, được biết đến là vitamin D3. Vitamin D cũng có thể thu được từ chế
độ ăn uống, phân tử có nguồn gốc từ thực vật được gọi là vitamin D2. Cả hai
dạng vitamin D đều chuyển hóa trong cơ thể con người. Vitamin D3 là
chuyển hóa đầu tiên ở gan tạo thành 25-hydroxyvitamin D (25-OH-D3), và

sau đó trong thận thành 1,25-dihydroxyvitamin D (1,25-(OH)2-D3), là dạng
hoạt động sinh học mạnh nhất của vitamin D [68],[72].
Vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của
xương, nhờ vào việc điều hòa lượng canxi được hấp thụ từ chế độ ăn uống.
Trong một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ cho thấy mật độ khoáng xương ở
những trẻ sơ sinh được sinh vào mùa đông cao hơn so với những trẻ sinh vào
mùa hè [71],[73],[75]. Vì vitamin D cần ánh sáng mặt trời để tổng hợp trong
cơ thể, nghiên cứu này nêu bật nhu cầu vitamin D trong giai đoạn phát triển
xương ban đầu và chỉ ra rằng những người sinh con vào mùa đông thì lượng
vitamin D tăng lên vào mùa hè trước khi có thai và trong giai đoạn đầu của
thai kỳ. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, nồng độ vitamin D trong máu của bà
mẹ mang thai tăng lên và nó cũng được tổng hợp nhiều hơn ở nhau thai [79].
8
Vitamin D được cho là có thể giúp vận chuyển canxi qua nhau thai tới bào
thai đang phát triển, bằng cách tăng các protein liên kết với calci. Bổ sung
vitamin D trong quá trình mang thai sẽ có tác dụng tốt đối với sức khỏe
xương của thai nhi và sức khỏe nói chung của trẻ trong một năm. Một nghiên
cứu trên hơn 100 phụ nữ, đã cho thấy việc bổ sung vitamin D ở bà mẹ
mang thai đã cải thiện đáng kể lượng canxi, chiều dài và cân nặng của thai
nhi, và đã có các biểu hiện liền xương nhanh chóng ở thóp. Trong quá trình
phát triển của thai nhi vitamin D cần cho sự khoáng hóa bộ xương và cần cho
sự tăng trưởng xương và cơ. Sự phát triển của bộ xương trong quá trình mang
thai được cho là có thể có ảnh hưởng lâu dài về sau, có liên quan tới gãy
xương và loãng xương. Dung nạp một lượng tối ưu vitamin D là rất quan
trọng cho sự phát triển và duy trì xương.
Thiếu vitamin D gây các bệnh về xương là còi xương ở trẻ nhỏ và
loãng xương ở người lớn, được đặc trưng bởi sự thiếu chất hữu cơ của xương
để tham gia quá trình xương hóa [48]. Tỷ lệ thiếu vitamin D toàn cầu chưa có
con số chính xác, tuy nhiên, khá phổ biến trên toàn thế giới, và đặc biệt là trẻ
nhỏ, phụ nữ có thai và người già. Chưa có sự đồng thuận về liều bổ sung

vitamin D hàng ngày cho phụ nữ mang thai. Liều 400 IU trong các viên
vitamin tổng hợp sử dụng trong thời kỳ mang thai thường là không đủ cho
hầu hết phụ nữ khi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên.
Không còn nghi ngờ gì nữa canxi và vitamin D đóng vai trò quyết
định đối với sự phát triển xương khỏe mạnh ở thai nhi và có lợi cho sức
khỏe lâu dài. Những phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu canxi và/hoặc
vitamin D nên thận trọng hơn khi cân nhắc nhu cầu dinh dưỡng để thai nhi
phát triển khỏe mạnh. Đủ canxi và vitamin D ở người mẹ đảm bảo con có
xương chắc khỏe [48],[70],[75].
9
1.1.3. Nguyên nhân của thiếu vi chất dinh dưỡng
a. Nguyên nhân của thiếu sắt
Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, nói chung có thể chia
làm hai nhóm, đó là do dinh dưỡng (do thiếu các vitamin và khoáng chất, nhất
là sắt) và nguyên nhân không do dinh dưỡng (các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh
về máu) [24]. Thiếu máu do thiếu dinh dưỡng là khi chế độ ăn thiếu về lượng
các chất tạo máu có tính sinh học cần thiết đáp ứng nhu cầu cơ thể, để tổng
hợp Hemoglobin và tạo hồng cầu [46].
Thiếu sắt có thể do cơ thể cần một lượng lớn sắt trong giai đoạn phát
triển nhanh (thời kỳ có thai) và/hoặc không có khả năng bù đắp lượng sắt mất
đi trong giai đoạn kinh nguyệt; do khẩu phần ăn thiếu sắt, do hấp thu sắt kém,
hoặc mất sắt do nhiễm ký sinh trùng [20],[21]. Nguồn sắt tốt nhất có từ thịt,
cá và gia cầm, bởi vì sắt từ những thực phẩm này là sắt hem có giá trị sinh
học cao được hấp thu khoảng 20%. Ở các nước công nghiệp phát triển, khẩu
phần sắt hàng ngày đối với người lớn dao động từ 8 mg đến 18 mg. Ở các
nước công nghiệp chưa phát triển, khẩu phần sắt thường cao hơn, đặc biệt ở
những nơi tiêu thụ nhiều các loại đậu đỗ thì khẩu phần sắt dao động từ 15 mg
đến 30 mg. Giá trị sinh học trung bình của sắt không hem (từ thức ăn nguồn
gốc thực vật, gồm ngũ cốc và các loại đậu, đỗ…) chỉ khoảng 2% đến 5%, cho
nên, thiếu sắt thường phổ biến ở các nước đang phát triển [11],[16].

Chế độ ăn nghèo sắt: Lương thực chính của người Việt nam là gạo.
Nguồn thức ăn động vật giàu chất sắt thường không được tiêu thụ thường
xuyên và đầy đủ ở các đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt là phụ nữ tuổi
sinh đẻ, trẻ em nhỏ. Khẩu phần ăn có chứa nhiều chất ức chế hấp thu sắt như
các phytat. Giá trị sinh học của sắt khẩu phần của người Việt nam nhìn chung
là thấp (5-10%). Với chế độ ăn đó, sẽ không đảm bảo nhu cầu về sắt cho các
đối tượng có nhu cầu sắt cao [19],[22],[25]. Ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, lượng
10
sắt mất theo kinh nguyệt trung bình mỗi ngày là 1,25 mg. ở phụ nữ có thai tuy
không mất sắt theo hành kinh nhưng cần sắt để bổ sung cho rau, thai nhi và
tăng khối lượng máu của người mẹ với nhu cầu toàn bộ là 1000mg. Nhu cầu
đó không phân phối đều trong thời kỳ có thai mà tập trung vào những tháng
cuối, lên tới 6,3 mg/ngày. Do đó, không thể thỏa mãn với một chế độ ăn
nghèo sắt. Mặt khác, lượng dự trữ sắt cơ thể của phụ nữ trước khi có thai
thường thấp cho nên trong thời kỳ có thai, thiếu máu trở lên trầm trọng. Chế
độ ăn bổ sung của trẻ em như trên đã nêu cũng rất nghèo sắt [17], [28].
Tình trạng nhiễm giun móc và các bệnh nhiễm khuẩn: Nhiễm giun móc
khá phổ biến ở Việt nam, tỷ lệ mắc cao ở nhiều vùng. Nhiễm giun móc còn
liên quan tới tập quán canh tác nông nghiệp và thói quen vệ sinh, tình trạng
môi trường và nước sạch. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy giun móc đóng
góp đáng kể vào nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở Việt nam. Ngoài ra, các
bệnh nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiêu hoá còn khá phổ biến ở
Việt nam cũng góp phần dẫn tới thiếu máu thiếu sắt [17],[22],[37],[41].
b. Nguyên nhân của thiếu canxi
Sự hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể người phụ thuộc vào sự
cung cấp đầy đủ một số yếu tố khác như phốt pho và đặc biệt là vitamin D.
Sau khi được hấp thu tại ruột, canxi được chuyển vào máu và đi tới các cơ
quan sử dụng của cơ thể. Phần lớn canxi được sử dụng cho tạo xương, quá
trình này cần vitamin D. Hormon cận giáp (parthyroid) đóng vai trò chủ yếu
trong điều hoà canxi máu ở mức bình thường. Khi canxi máu giảm, cơ thể sẽ

tăng tiết hormone này để huy động canxi từ xương vào máu, kích thích thận
và ruột tăng hấp thu canxi và phốt pho. Tham gia điều hoà canxi máu còn có
hormone canxitonin do tuyến ức bài tiết, tác dụng ngược với papathyroid.
Canxi được đào thải qua thận và được tái hấp thu tới 99%, chỉ còn 1% được
bài tiết ra ngoài, một số bài tiết qua đường tiêu hoá. Thiếu vitamin D thì dù
11
cung cấp đủ canxi cơ thể cũng không thể hấp thu được. Khi canxi không được
cung cấp đủ, nồng độ chất này trong máu giảm, tuyến cận giáp sẽ tăng cường
hoạt động để tiết ra nhiều hormon hơn làm cho canxi trong xương và răng
phân giải, đi vào máu gây nên tình trạng loãng xương, tiêu xương, xốp xương,
gãy xương ở người lớn và còi xương ở trẻ em [18].
Bình thường có khoảng 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu
canxi. Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là
800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg
vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển. Trong khi đó việc bổ sung
canxi không đầy đủ như chế độ ăn nghèo nàn, thai phụ ăn kiêng và không
dùng thêm sản phẩm có canxi [16].
c. Nguyên nhân của thiếu Vitamin D
Theo nghiên cứu năm 2010 của Viện dinh dưỡng, thì có 56,2% phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 - 49 tuổi) ở nông thôn Việt Nam bị thiếu vitamin
D. Khi có thai nhu cầu canxi tăng, do đó nhu cầu vitamin D cũng tăng. Việc
bổ sung vitamin D của phụ nữ có thai còn hạn chế như: ăn uống không đầy
đủ, thai phụ hay ốm nghén, kiêng không ra ngoài nên ít được tiếp xúc với ánh
nắng buổi sáng. Ngoài ra các yếu tố khác liên quan đến thiếu vitamin D như
nghề nghiệp, người làm nhân viên văn phòng có nguy cơ thiếu vitamin D cao
gấp 2 lần so với công nhân và nông dân [5].
1.1.4. Hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển cơ thể
a. Hậu quả thiếu sắt
Khi dự trữ sắt trong cơ thể giảm nhiều và kéo dài thiếu máu sẽ xảy ra.
Thiếu máu là giai đoạn cuối cùng của thiếu sắt trong cơ thể.

Thiếu máu: Trong trường hợp thiếu máu nhẹ và trung bình, cơ thể có
khả năng điều chỉnh bằng cách phân phối lại lượng máu chảy đến các cơ
quan như: ưu tiên lưu lượng máu chảy đến tim, não; huy động máu dự trữ ở
12
gan, lách, tuỷ xương. Khi thiếu máu nặng (nồng độ Hb < 70 g/l ) thì cơ thể
không thể điều chỉnh được; khả năng cung cấp oxy giảm, cơ thể bị nhiễm
toan. Nếu thiếu máu rất nặng (Hb < 40 g/l) có thể dẫn đến tử vong. Ở phụ
nữ có thai, thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh đẻ; tỷ lệ
tử vong mẹ và con cao [14],[26]. Khoảng 40% tử vong chu sinh liên quan
đến thiếu máu của mẹ [16] .
Khả năng lao động giảm: Thiếu máu làm giảm đáng kể hoạt động thể
lực, đặc biệt khi nồng độ hemoglobin xuống dưới 100g/l. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu máu có năng xuất lao động kém hơn
một cách có ý nghĩa so với những người không bị thiếu máu. Sau khi bổ
sung sắt thì tình trạng thiếu máu và năng xuất lao động của họ được cải thiện
rõ rệt từ 10% - 30%.
Nhận thức giảm: Những trẻ thiếu máu có điểm trí tuệ thấp hơn những
trẻ không bị thiếu máu do sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng lên não
của trẻ kém, khi trẻ được bổ sung sắt thì khả năng nhận thức của trẻ được
phục hồi nhưng có khi cũng không phục hồi được.
Như vậy, thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến nhận thức của con người ở
tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Hơn nữa ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt
đến trẻ em trong năm đầu và trẻ nhỏ không có khả năng phục hồi bằng điều trị
bổ sung sắt [65].
Chính vì vậy, ở những quần thể mà tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở mức có ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng thì các can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc là rất cần
thiết [7],[29],[30]. Các can thiệp này có thể là tăng cường vi chất vào trong
thực phẩm, bổ sung bằng cách sử dụng các chế phẩm vi chất đơn độc hoặc
viên đa vi chất. Nhiều nghiên cứu trong thời gian qua đã thực hiện tăng cương
vi chất vào các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn như nước mắm, bột mì,

đường, sữa [9],[13],[34].
13
* Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng
- Ảnh hưởng tới khả năng lao động: Thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân
nào cũng gây tình trạng thiếu ô xy ở các mô, đặc biệt là ở một số cơ quan như
tim, não. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của những người thiếu máu
thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí kể cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc
lộ thiếu máu

- Ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ: Các biểu hiện mất ngủ mệt mỏi, kém
chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu. Kết
quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với trẻ không
bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi cho bổ sung viên sắt.
- Ảnh hưởng tới thai sản: Thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ
đẻ con nhẹ cân và dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản. Vì vậy, người ta coi thiếu
máu dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa.
b. Hậu quả thiếu canxi ở phụ nữ có thai.
Tạo xương được bắt đầu từ rất sớm trong bào thai. Sau khi sinh, bộ
xương được canxi hoặc xương hoá, rắn chắc lại do sự lắng đọng các chất
khoáng vào trong xương. Canxi và phốt pho là những chất khoáng chủ yếu
trong xương, nên việc cung cấp đầy đủ hai chất này trong thời mang thai là
rất cần thiết.
Hiện tượng thiếu canxi xảy ra khá phổ biến tại Việt Nam bởi với tập
quán ăn uống truyền thống, khẩu phần ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng
được khoảng 50% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể. Thiếu canxi ở phụ nữ
mang thai càng trầm trọng hơn bởi nhu cầu về canxi ở phụ nữ khi có thai tăng
gấp đôi nhu cầu của người bình thường và tăng dần theo sự phát triển của thai
nhi. Thiếu canxi ở mẹ dễ dẫn đến còi xương, mềm xương ở thai nhi, trẻ đẻ ra

14
có thóp rộng, xương sọ mềm quấy khóc trong những tháng đầu [23],[31],
[33]. Những biểu hiện lâm sàng của hiện tượng thiếu canxi dễ nhận thấy trong
thời kỳ mang thai là: đau mỏi cơ bắp, chuột rút, đôi khi có rối loạn nhịp tim,
trầm trọng hơn, bà mẹ có thể bị ngất xỉu do hạ huyết áp, hoặc co giật. Những
trường hợp này nếu xét nghiệm sẽ thấy nồng độ canxi trong máu hoặc huyết
thanh giảm [58].
Đẻ non, hoặc thai chết lưu có nhiều nguyên nhân gây nên. Hiếm khi
thiếu canxi đơn thuần gây đẻ non, hoặc thai chết lưu [33]. Tuy nhiên, bà mẹ
mang thai được bổ sung đủ canxi sẽ có huyết áp ổn định hơn, hạn chế được
tình trạng sinh non và bé sinh ra khỏe mạnh, dễ nuôi hơn. Việc bổ sung đủ
canxi trong thai kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chiều cao của các
bé sau này. Để có hệ xương khỏe mạnh, bé cần đủ canxi ngay từ khi còn là
bào thai. Sau khi bé được sinh ra, mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ canxi để có thể
cung cấp đủ canxi cho bé thông qua sữa mẹ và tránh được tình trạng mẹ bị
mất xương, dẫn đến loãng xương sau này.
Tiêu chuẩn canxi cần hấp thu mỗi ngày đối với người trưởng thành trung
bình là 800 mg nhưng qua điều tra thì mức hấp thu đó hầu như không đủ (ví dụ ở
Mỹ, phụ nữ da trắng 640 mg, phụ nữ da đen 452 mg; ở Trung Quốc: phụ nữ
nông thôn 378 mg, phụ nữ thành thị 452 mg, còn phụ nữ ở thành phố lớn
600mg). Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800
mg nhưng 3 tháng giữa là 1.000 mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500 mg
vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển [39].
Người có thai thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân,
đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật.
Đối với thai, thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ,
bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp
15
Thiếu canxi ngắn hạn không có triệu chứng rõ ràng. Về lâu dài,
thiếu canxi nếu không được điều trị có thể dẫn đến loãng xương. Nguy cơ

gãy xương cũng tăng lên, đặc biệt ở người lớn tuổi [53],[82]. Thiếu canxi
cũng có thể gây ra bệnh còi xương, mặc dù nó thường liên quan với thiếu
vitamin D [50],[73].
c. Hậu quả của thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D gây các bệnh về xương là còi xương ở trẻ nhỏ và
loãng xương ở người lớn, được đặc trưng bởi sự thiếu chất hữu cơ của xương
để tham gia quá trình xương hóa [48],[56],[58]. Sự thiếu hụt vitamin D trong
thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ hen
suyễn cũng như một số nguy cơ về bệnh tim mạch. Tỷ lệ thiếu vitamin D toàn
cầu chưa có con số chính xác. Tuy nhiên, khá phổ biến trên toàn thế giới, và đặc
biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người già [57],[74]. Chưa có sự đồng thuận về
liều bổ sung vitamin D hàng ngày cho phụ nữ mang thai. Liều 400 IU trong các
viên vitamin tổng hợp sử dụng trong thời kỳ mang thai thường là không đủ cho
hầu hết phụ nữ khi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người
mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ. Theo một
nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở Tây Ban Nha về sự liên quan
giữa nồng độ vitamin D trong máu trên 2000 phụ nữ mang thai và sự phát
triển tinh thần của trẻ trong giai đoạn từ 1 năm đến 14 tháng tuổi. Các nhà
nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh
hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ [51],[54],[64].
Từ những sự liên quan đó, Viện Nghiên cứu Y Khoa, một tổ chức độc
lập của Hoa Kỳ đã khuyến khích phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin D
600 UI mỗi ngày và không quá 4000 UI/ ngày. Theo hiệp hội Nội Tiết, thì
16
600 UI vitamin D cũng chưa đủ bổ sung khi thiếu hụt và có thể bổ sung đến
1500 UI- 2000 UI mỗi ngày [57].
1.2. Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ có thai hiện nay
1.2.1. Trên thế giới
a. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu vi chất quan trọng. Theo ước
tính của Tổ chức Y tế Thế giới: khoảng 3,5 tỷ người trên hành tinh thiếu máu
thiếu sắt, phổ biến ở các nước đang phát triển, đối tượng nguy cơ là phụ nữ
tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em trước tuổi đi học. Thiếu máu
ảnh hưởng đến một nửa phụ nữ có thai trên thế giới, 52% ở các nước đang
phát triển so với 23% ở các nước phát triển, trong đó khoảng 41% phụ nữ và
27% trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt .
Tỷ lệ thiếu sắt (ferritin huyết thanh thấp, sắt dự trữ giảm mạnh) cao
nhất ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ. Chủ yếu thiếu sắt gặp ở các nước đang
phát triển, những cũng là vấn đề ở những nước đã phát triển. Theo số liệu đã
được công bố thì có tới 700.000 trẻ sơ sinh ở Mỹ.
Các nước đang phát triển tỷ lệ thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em vẫn rất cao:
53% ở Ấn độ, 45% ở Indonesia, 37,9% ở Trung Quốc, và 31,8% ở Phillipine,
trong khi đó các nước đã phát triển tỷ lệ này tương đối thấp: Mỹ: 3-20%; Hàn
quốc: 15%. Ở các nước đang phát triển vấn đề về tình trạng thiếu sắt vẫn đang
rất được chú ý ở rất nhiều nhóm đối tượng, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi bước vào
thời kỳ ăn dặm [35],[37],[38].
b. Tình hình thiếu canxi và vitamin D
Trước đây, thiếu vitamin D chỉ được báo cáo ở một số cộng đồng người
da trắng. Gần đây, với tỷ lệ loãng xương ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia,
thiếu vitamin D đã được nghiên cứu ở một số nước châu Á như Trung Quốc,
17
Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam [63],[67],[78]. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ
Malaysia là 49%, ở phụ nữ Trung Quốc là 9,4% ở phụ nữ có thai Ấn Độ là
84%. Các nghiên cứu khác cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ tuổi sinh
đẻ của Hàn Quốc là 57%, Thái Lan 47%.
Trên thế giới, có khoảng 1 tỷ người thiếu vitamin D (25 OHD

50
nmol/l)


hoặc không đủ vitamin D (25OHD > 51- ≤ 75 nmol/l). Những đối
tượng hay gặp là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người già [57],[74]. Thiếu hụt
vitamin D ở trẻ em có thể gây ra chậm phát triển, có dấu hiệu và triệu chứng
của bệnh còi xương. Ở người lớn, thiếu vitamin D làm trầm trọng thêm cả
thiếu xương, loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Nghiên cứu của
Larsen ER cho thấy ở những người trên 66 tuổi, bổ sung 1000mg canxi
nguyên tố dạng canxi cacbonat và 400IU (10 microg) vitamin D3 mỗi ngày
trong 3 năm, có thể ngăn ngừa gãy xương (giảm 16% gãy xương) do loãng
xương trong cộng đồng người cao tuổi khu vực Bắc Âu được biết đến là thiếu
vitamin D, đặc biệt là trong thời kỳ mùa đông [80],[81],[84].
Các nghiên cứu ở trẻ em và thanh thiếu niên người Mỹ gốc Phi và châu
Á cũng cho thấy, khẩu phần ăn thiếu canxi ảnh hưởng tới quá trình dị hóa
vitamin D và phát triển bệnh thiếu vitamin D và bệnh còi xương. Càng ngày
có nhiều báo cáo về thiếu/không đủ vitamin D trong các thử nghiệm ở châu
Á. Ví dụ, tỷ lệ thiếu vitamin D đã được báo cáo ở trẻ sơ sinh và bà mẹ nuôi
con bằng sữa mẹ ở Ấn Độ. Mông Cổ và Trung Quốc có tỷ lệ thiếu hụt vitamin
D cao nhất trên thế giới. Không đủ/thiếu vitamin D cũng đã phát hiện ở phụ
nữ Hong Kong và Indonesia, và ở trẻ em từ Malaysia, mặc dù họ sống gần
đường xích đạo.
Còi xương do thiếu Vitamin D là một bệnh phổ biến ở trẻ em Trung
Quốc. Kết quả một nghiên cứu cho thấy, thiếu vitamin D (plasma 25(OH)D
<12,5 nmol/l) xảy ra ở hơn 40% trẻ em gái vị thành niên vào mùa đông; chế
18
độ ăn của trẻ có canxi thấp <350 mg/ngày và tìm thấy mối tương quan thuận
giữa mật độ khoáng xương (BMD) và tình trạng vitamin D. Ở Mông Cổ, còi
xương cũng phổ biến, lượng canxi khẩu phần thấp và hạn chế tiếp xúc với tia
cực tím mặt trời (UV) trong mùa hè có liên quan với tình trạng thiếu vitamin
D. Suy dinh dưỡng làm hạn chế hiệu quả của vitamin D thu được trong mùa
hè. Do đó, một số yếu tố cần được giải quyết để hạn chế thiếu vitamin D trong

quá trình tăng trưởng.
1.2.2. Tại Việt Nam
a. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng
Theo nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 6 tỉnh
đại diện ở Việt nam năm 2006 của Viện Dinh dưỡng thì tỷ lệ thiếu máu ở
phụ nữ tuổi sinh đẻ ở mức trung bình về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng
( 37,6% ở phụ nữ có thai, 26,7% ở phụ nữ không có thai). Vùng nội thành
có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn ngoại thành: 32,5% và 38,4%. So với nghiên
cứu năm 1995 cũng của Viện dinh dưỡng thì thiếu máu ở phụ nữ có thai là
53% và phụ nữ không có thai trong độ tuổi sinh đẻ là 45%. Như vậy tỷ lệ
thiếu máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai sau 10 năm
đã giảm đáng kể [15],[20],[24].
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng ở trẻ em năm 2009 – 2010, cho
thấy ở nhóm tuổi càng nhỏ trẻ càng có nguy cơ thiếu máu cao, và trẻ lớn có ít
nguy cơ thiếu máu hơn: nhóm trẻ 0 - 12 tháng và 12 - 24 tháng có tỷ lệ thiếu
máu cao nhất đạt 45,3% và 44,4%; trong khi đó ở nhóm 24-35 tháng tỷ lệ
này chỉ còn 27,5% [41].
Tỷ lệ (%) thiếu máu ở trẻ em theo vùng sinh thái – 2008 cho thấy vùng
Đông Nam bộ là 22,8%, đồng bằng Sông Hồng, vùng núi Đông Bắc là 23,5%,
Tây nguyên 26,4%, đồng bằng sông Mê Công 30,3%, Miền Trung 33,1%
( mức YSNKCĐ trung bình ) và vùng núi Tây Bắc cao nhất 43%. (mức
19
YSNKCĐ nặng ). Cả nước tỷ lệ thiếu máu trẻ em là 29,2%. Kết quả trên cho
thấy tỷ lệ thiếu máu ở nước ta vẫn ở mức vừa và nặng về YNSKCĐ tại hầu
hết các tỉnh trên các nhóm nguy cơ. Tỷ lệ thiếu máu trung bình ở trẻ em ở
mức trung bình về YNSKCĐ là 36,7%, cao nhất ở Bắc Cạn 73,4%, thấp nhất
ở An Giang 17%, Bắc Ninh và Đắc Lắc 25,6, Hà Nội 32,5, Huế 38,6%. Tỷ lệ
thiếu máu cao nhất ở nhóm 6-12 tháng tuổi, tới 56,9%; có xu hướng giảm khi
tuổi của trẻ tăng lên: 45% ở nhóm 12-24 tháng tuổi, 38% ở nhóm 24-36 tháng
tuổi, 29% ở nhóm 36-48 tháng tuổi; 19,7% ở nhóm 48-59 tháng tuổi [41].

Một số điều tra năm 2004 về thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em tại một số
vùng nông thôn (Sóc Sơn-ngoại thành Hà Nội) của tác giả Lê Thị Hợp năm
2005; vùng núi miền Bắc của tác giả Nguyễn Xuân Ninh, Cao Thị Thu
Hương cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em Việt Nam vẫn còn ở mức rất cao
tới 60-90% [12],[27].
Mặc dù có những nỗ lực của Chương trình phòng chống thiếu máu thiếu
sắt những năm qua đã góp phần đưa được tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt chung ở trẻ
em dưới 5 tuổi xuống còn 34,1%, giảm một nửa so với những năm 90 khi bắt
đầu chương trình nhưng cho đến này ở Việt nam, tỷ lệ trẻ trong năm đầu đời
bị thiếu máu do thiếu sắt vẫn còn ở mức rất cao tới 60-80% đặc biệt những trẻ
đẻ thấp cân tỷ lệ này còn cao hơn [35],[41].
b. Tình hình thiếu canxi và vitamin D
Tại Việt Nam, dữ liệu về thiếu vitamin D và canxi là còn rất ít. Một
cuộc khảo sát đô thị tại TP Hồ Chí Minh trên 205 nam giới và 432 phụ nữ cho
thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở nam giới là 20%, thấp hơn đáng kể hơn so với ở
phụ nữ (46%) [56].
Nghiên cứu của Thúy và Cs. năm 2010 cho thấy mức tiêu thụ canxi
đáp ứng 51,1% nhu cầu khuyến nghị trung bình của phụ nữ (EAR- mức
khuyến nghị vi chất dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu của một nửa số người
20
khỏe mạnh phù hợp với lứa tuổi và giới). Ở phụ nữ tỷ lệ thiếu nhẹ canxi
(nồng độ ion-canxi huyết thanh từ 0,9 - 1,15 nmol/l) là 83.3%. Tỷ lệ thiếu
vitamin D (vitamin D huyết thanh ≤ 50nmol/l) là 59,3% phụ nữ ở thành thị,
56,2 % phụ nữ nông thôn.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng đối với phụ nữ có thai 6 tháng
cuối, nhu cầu khuyến nghị (RDA-là mức ăn vào hàng ngày được khuyến nghị
chính thức nhằm đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng của khoảng 97-98% người
khỏe mạnh của một nhóm tuổi nhất định và theo giới) về canxi là 1000mg và
vitamin D là 600-800IU [39].
Theo nghiên cứu của Phạm Vân Thuý, Trần Thuý Nga, Lê Thị Hợp - Viện

Dinh dưỡng năm 2012, kết quả cho thấy: Không có đối tượng bị thiếu canxi mức
độ nặng, tỷ lệ thiếu canxi ở phụ nữ là 15%. Phụ nữ trong nhóm có điều kiện kinh
tế xã hội thấp nhất có tỷ lệ thiếu canxi mức độ nhẹ thấp hơn (69,3%) nhưng tỷ lệ
thiếu canxi mức trung bình (28%) cao hơn so với nhóm khác. Phụ nữ ở mức
nghèo nhất có nguy cơ thiếu canxi mức độ trung bình thấp hơn 2 - 3 lần và có
nguy cơ thiếu canxi mức độ nhẹ cao hơn 2 - 3 lần [35].
Theo nghiên cứu năm 2012 của Viện Dinh dưỡng thì tỷ lệ thiếu
vitamin D là 59,3% ở phụ nữ thành thị và 56,2% ở phụ nữ nông thôn [5].
1.3. Thực trạng công tác quản lý thai nghén hiện nay
1.3.1. Hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện nay
Trên thế giới có các hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang
thai như IMPAC.
Ở cấp độ hệ thống y tế, phương pháp này nhằm mục đích cải thiện
nhưng cũng chất lượng chăm sóc cần thiết và khẩn cấp. Mục tiêu này liên
quan đến chính sách y tế quốc gia cũng như quản lý cấp huyện của cơ sở hạ
tầng, vật tư và tài chính. Hơn nữa nó bao gồm việc đánh giá các nhu cầu của
địa phương và giám sát hiệu suất hệ thống y tế.
21
Nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân viên y tế là chiến lược thứ hai
của phương pháp tiếp cận IMPAC. Bộ cung cấp hướng dẫn lâm sàng cho việc
chăm sóc trước, trong và sau khi sinh. Nó cũng hợp tác với các chương trình
y tế khác để tích hợp các dịch vụ khác vào chăm sóc trước sinh.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, mạng lưới chăm sóc sức khỏe
bà mẹ - trẻ em đã được hình thành và phát triển ở tất cả các tuyến. Tuy mạng
lưới CSSKSS đang ngày càng được củng cố và phát triển nhưng kết quả khảo
sát thực trạng cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại cả về cơ sở vật chất, nhân lực,
trang thiết bị, thuốc thiết yếu và khả năng cung ứng dịch vụ.
Hiện nay, toàn quốc có 64 trung tâm CSSKSS tỉnh, 697 trung tâm y tế
huyện, 10.926 trạm y tế xã, 11 bệnh viện chuyên khoa sản, 12 bệnh viện
chuyên khoa nhi, 3 bệnh viện sản nhi tuyến tỉnh, 7 bệnh viện đa khoa trung

ương, 125 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 615 bệnh viện đa khoa tuyến huyện
có khoa sản, khoa nhi. Tỷ lệ thôn/bản có nhân viên y tế cộng đồng, hệ thống
các bệnh viện chuyên khoa sản, nhi cũng được củng cố, nâng cao chất lượng,
nhiều trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, chất lượng y
tế ở nhiều nơi vẫn chưa tương xứng với “danh hiệu” đang có.
Theo tiêu chuẩn, trung bình mỗi trạm y tế (TYT) ở nước ta có gần 9
phòng, trong đó có khoảng 3 phòng dành cho CSSKSS, quản lý thai nghén.
Tuy nhiên, tỷ lệ TYT có đủ 6 phòng mới đạt 7,4%, tỷ lệ trạm có tối thiểu 4
phòng dành cho CSSKSS cũng mới chỉ đạt 12,6%. Đặc biệt, trong tổng số
9185 TYT có cung cấp dịch vụ đỡ đẻ thường, chỉ có 3579 TYT có phòng đẻ
riêng, đạt 39,3% và 3,1% TYT hoàn toàn không có phòng nào dành cho
CSSKSS. Những con số này cho thấy thách thức lớn nhất vẫn là đầu tư ngân
sách vào cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân
dân. Mặc dù đã có dự án mục tiêu quốc gia nhưng mới chỉ đáp ứng một phần
và cũng mới chỉ có để đầu tư chủ yếu cho các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn.
22
Ngành y tế đang đứng trước khó khăn về vấn đề nhân lực: việc đào tạo
sao cho đủ số lượng, sử dụng sao cho hợp lý, có sự điều tiết trong ngành để
bảo đảm phát triển đồng bộ và toàn diện tạo điều kiện phát triển nguồn nhân
lực về trình độ chuyên môn là rất khó.
Tại tuyến huyện, tỷ lệ Bệnh viện đa khoa (BVĐK) có thạc sĩ/bác sĩ
chuyên khoa sản hoặc tương đương mới đạt 54,8%, trung bình mỗi bệnh viện
mới có 0,81 bác sĩ sản. Bên cạnh đó, tình hình nhân lực về nhi khoa còn thiếu
thốn hơn, tỷ lệ BVĐK huyện có bác sĩ chuyên khoa Nhi mới đạt 31,9%. Vẫn
còn 46,2% đội trưởng/trưởng khoa có trình độ là y sĩ hoặc nữ hộ sinh, đặc biệt
tại các huyện nghèo nhất, tỷ lệ này là 66%.
1.3.2. Những tồn tại và thách thức về công tác QLTN hiện nay
Mặc dù công tác quản lý thai nghén hiện nay đã được Đảng, nhà nước
quan tâm, được các tổ chức đoàn thể phối hợp thực hiện và chúng ta có một
hệ thống quản lý, chăm sóc, điều trị cho các sản phụ khá đồng bộ từ trung

ương đến địa phương, nhưng công tác quản lý thai nghén vẫn còn những tồn
tại và thách thức cần phải quan tâm:
- Tỷ lệ tai biến sản khoa còn cao:
- Quản lý thai sớm đạt tỷ lệ còn thấp
- Tỷ lệ nạo hút thai/số sinh còn cao
- Số phụ nữ khám thai đủ 3 lần còn thấp, nhiều đối tượng là công nhân
đi làm ăn xa gần đến ngày sinh mới về quê nên công tác quản lý thai nghén
đặc biệt ở phụ nữ có thai nguy cơ gặp rất nhiều khó khăn.
- Về cơ sở vật chất: còn thiếu nhiều như trang thiết bị, máy móc, phòng
bệnh phục vụ cho chẩn đoán và điều trị.
- Về đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, chất lượng chuyên môn còn
nhiếu hạn chế, một số bác sỹ mới ra trường về huyện không thích làm chuyên
khoa sản do vất vả và chịu nhiều áp lực
23
Thực trạng nguồn nhân lực y tế được đào tạo nhưng không thực hành
đúng nghề, dẫn đến mai một và lãng phí như dược sĩ, bác sĩ tốt nghiệp ra
trường làm trình dược viên thay vì làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh,
nhà thuốc, phòng kiểm nghiệm…. Chính vì thế, cần phải điều chỉnh cơ chế
chính sách để thực sự thu hút và trọng dụng nhân tài, tôn trọng trí thức, phát
huy tính năng động sáng tạo, chú trọng đánh giá cán bộ theo hiệu quả công
việc và nhiệt tình công tác.
Bên cạnh đó, cần bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng
cụ y tế cho các điểm cung cấp dịch vụ dân số và chăm sóc thai nghén, đảm
bảo các yêu cầu về quy trình, ưu tiên tuyến cơ sở và khu vực khó khăn. Chú
trọng đảm bảo các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị và dụng cụ y tế để
đưa dịch vụ đến tận người dân và chuyển tuyến ở những địa bàn khó khăn về
giao thông. Củng cố, nâng cấp hệ thống dự trữ, bảo quản, cung cấp thuốc, vật
tư trong mạng lưới cung cấp thuốc, trang thiết bị y tế.
Công tác chăm sóc, quản lý thai nghén ở nước ta vẫn đối mặt với
nhiều thách thức, khó khăn. Tỷ lệ tai biến sản khoa và tử vong mẹ vẫn cao

và có sự khác biệt giữa các vùng miền. Khả năng tiếp cận và sử dụng chất
lượng dịch vụ chăm sóc thai sản vẫn còn khó khăn, nhất là ở vùng núi vùng
sâu, vùng xa. Một số cán bộ và người dân về nhận thức chưa đầy đủ về tác
dụng công tác CSSKSS.
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý thai nghén hiện nay
a/ Trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có tới 10 triệu
ca tai biến sản khoa và khoảng 358.000 trường hợp tử vong mẹ - tương đương
1.000 trường hợp tử vong mẹ xảy ra mỗi ngày (85% là ở các nước phát triển).
Nguyên nhân tử vong bà mẹ liên quan đến các tai biến sản khoa như
chảy máu, nhiễm trùng, vỡ tử cung, chấn thương, nạo phá thai không an
toàn Việc CSSK bà mẹ trong quá trình mang thai, nhất là khi sinh vẫn còn
24
là một thách thức của các nước trong khu vực này. Tại Đông Timor chỉ 8 -
9% số bà mẹ khi sinh được cán bộ y tế chăm sóc và ở các nước khác như
Nepan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ tỷ lệ lần lượt là (13%, 21,6%, 23,7%,
42,3%). Do người dân ở khu vực này sống chủ yếu ở các vùng nông thôn,
mức sống của họ rất thấp nên việc nhận thức của họ còn kém, thậm chí tại
một số quốc gia người ta còn cho rằng việc mang thai là bẩn thỉu, không trong
sạch. Thực hành CSSK của gia đình và cộng đồng về chăm sóc thai sản, trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ cũng như hành vi tìm đến cơ sở y tế khi ốm không phải là sự
lựa chọn tối ưu của người dân ở nhiều nước Ngoài ra các dịch vụ chăm sóc
thai sản khác như tiêm uốn ván trước sinh, khám thai định kỳ, chăm sóc sau
sinh cũng chưa được chú trọng. Ở Ấn độ, chỉ 1/3 số bà mẹ có ít nhất 1 lần
khám thai, ở Myanmar còn khoảng 15% số bà mẹ không tiêm uốn ván trước
sinh, ở Bangladed chỉ 18% bà mẹ nhận được sự chăm sóc sau khi sinh từ các
cán bộ y tế trong 42 ngày đầu [86].
b Tại Việt Nam
Từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển
khai chương trình chăm sóc sản khoa thiết yếu. Chương trình chăm sóc sản

khoa thiết yếu tạo điều kiện tốt nhất để mỗi phụ nữ khi mang thai được tiếp
cận với dịch vụ chăm sóc trước sinh, trong và sau sinh có chất lượng: Được
quản lý thai nghén tốt( được khám thai ít nhất ba lần ở ba thời kỳ thai nghén),
được đỡ đẻ sạch và đỡ đẻ an toàn, được chăm sóc sau đẻ ít nhất hai lần.
Chương trình còn chú trọng tới phụ nữ và trẻ sơ sinh ở các vùng và các nhóm
kém phát triển.
Theo tài liệu của WHO, các tổ chức Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế
giới công bố tháng 10/2010 thì tỉ số tử vong mẹ của Việt Nam đứng thứ 4/10
nước Đông Nam Á (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan). Theo số liệu trên,
năm 2008, tỉ số tử vong mẹ ở khu vực Đông Nam Á là 160/100.000 trẻ đẻ
sống, của Việt Nam chỉ còn 54/100.000 trẻ đẻ sống (thấp hơn của so với số
25
liệu của Tổng điều tra Dân số 2009 do Tổng cục Thống kê công bố năm 2009
là 69/100.000 trẻ đẻ sống).
Tỷ lệ quản lý thai nghén chung toàn quốc năm 2010 đạt 95%, tăng 0.4% so
với năm 2009. trong đó các tỉnh vùng miền núi phía Tây vẫn có tỷ lệ phụ nữ mang
thai được quản lý thai nghén thấp hơn các vùng khác. Với 95% phụ nữ có thai
được quản lý trên toàn quốc cho thấy kiến thức, thực hành của các bà mẹ đã có
chuyển biến tích cực về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai
và chuẩn bị khi sinh đẻ. Mặt khác cũng phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên
y tế trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản và các y tế thôn xóm, đặc biệt ở
các vùng kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
Phụ nữ mang thai nên được khám thai ít nhất là 3 lần, mỗi lần cách nhau 3
tháng. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều thai phụ khám đủ hoặc hơn 3 lần nhưng
lại khám tập trung vào một thời điểm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng
cuối nên không phát hiện sớm, đầy đủ nguy cơ cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Theo thống kê năm 2010, tỷ lệ phụ nữ khám thai trên 3 lần trong 3 thời kỳ trung
bình đạt 81,9% trên toàn quốc, vùng Tây Bắc chỉ đạt 58,5%.
Theo Niên giám thống kê y tế năm 2010 công tác CSSKSSđạt được kết quả sau:
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trở lên: 79,1%

- Tỷ lệ khám sau sinh: 87,8%
- Tỷ lệ người đẻ được cán bộ y tế chăm sóc: 96,9%
- Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván

2 lần : 93,5% .
- Tử vong mẹ = 68/100.000 ca đẻ sống
1.3.3.3. Tại tỉnh Thái Bình
Theo báo cáo của Trung tâm CSKSSS tỉnh thì năm 2012:
- Tổng số sinh toàn tỉnh là 34.265 ca, tăng so với năm 2011 là 4.751 ca
- Quản lý thai đạt 100% số đẻ. Quản lý, thăm khám, chăm sóc thai nguy
cơ đạt 99,9%, tỷ lệ thai nguy cơ là 17,4%; 100% thai nguy cơ đẻ đúng tuyến.
- Quản lý thai sớm (< 12 tuần ): 89,5% ( giảm 1% so với 2011)

×