Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Ảnh đẹp thiên văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 36 trang )








Ảnh đẹp
Thiên văn

thuvienvatly.com

Bản thảo Voynich bí ẩn
Văn bản cổ thường không có tựa, không rõ tác giả, và viết bằng thứ ngôn ngữ chẳng ai biết: nó
nói cái gì và tại sao nó có nhiều minh họa thiên văn học như thế? Cuốn sách cổ trên từng được
một vị hoàng đế mua lại, bị bỏ quên trên giá sách một thư viện, bán giá hàng nghìn đô la, và
sau này thuộc sở hữu của trường Yale. Có lẽ được viết vào thế kỉ thứ 15, tập sách hơn 200
trang trên gần đây nhất được gọi là Bản thảo Voynich, đặt theo tên người (tái) khám phá ra nó
vào năm 1912. Hình trên là một minh họa trích từ quyển sách trên có vẻ là cái gì đó liên quan
đến Mặt trời. Quyển sách kí hiệu một số mảng của bầu trời với những chòm sao khác thường.
Sự bất lực của các nhà nghiên cứu sử thiên văn học hiện đại trước việc tìm hiểu nguồn gốc của
những chòm sao này có lẽ là do sự mờ mịt của những người giải mã không hiểu văn bản của
quyển sách nói gì. Nếu bạn nghĩ mình có thể hiểu ra chút gì đó, hãy tham gia thảo luận trực
tuyến tại
Quyển sách trên
hiện nằm trong bộ sưu tập sách hiếm của trường Yale, dưới danh mục mang mã số “MS
4088”.
Ảnh: Đại học Yale




Vệ tinh Prometheus của sao Thổ
Một vệ tinh nữa của Thổ tinh đã được chụp ảnh chi tiết bởi phi thuyền Cassini. Quay xung
quanh Thổ tinh kể từ năm 2004, phi thuyền rô bôt Cassini đã có cái nhìn gần nhất từ trước đến
nay của nó vào vệ tinh nhỏ Prometheus của Thổ tinh hồi tuần rồi. Có thể thấy ở trên là ảnh
chưa qua xử lí cách từ khoảng cách 36.000 kilo mét, bề mặt dài 100 km của Prometheus được
hé lộ có một hệ thống hấp dẫn gồm những đỉnh nhô, lằn gợn, và miệng hố. Những đặc điểm
này, cùng với hình dạng thuôn dài của vệ tinh và tính phản xạ cao, hiện đang được nghiên cứu
nhằm hiểu rõ hơn lịch sử của Prometheus và các vành của sao Thổ. Prometheus là một trong
vài vệ tinh chăn dắt đã biết, vì lực hấp dẫn của nó, cùng với vệ tinh đồng hành Pandora của nó,
giam cầm nhiều tảng băng nhỏ hơn trong Vành F của sao Thổ. Chuyến bay tiếp cận hướng đến
mục tiêu chính tiếp theo của Cassini là vệ tinh Rhea vào hôm 2 tháng 3 tới.
Ảnh: Đội điều hành Cassini, SSI, JPL, ESA, NASA




Sao Hỏa và Cầu vồng Sương trăng
Cho dù nhìn từ đỉnh một miệng núi lửa, thì quang cảnh này cũng không bình thường. Một lí
do là sao Hỏa đã sáng lóa mắt cách đây hai tuần, khi bức ảnh này được chụp, vì nó đang ở gần
thời điểm sáng nhất của nó trong cả năm. Sao Hỏa, ở xa góc trên bên trái, là vật thể sáng nhất
trong hình chụp trên. Độ sáng của hành tinh đỏ đạt cực đại hồi tuần rồi khi sao Hỏa nằm gần
điểm đối lập với mặt trời, thời điểm khi Trái đất và sao Hỏa nằm gần nhau nhất trên quỹ đạo
của chúng. Vắt cong qua phần dưới của ảnh là một cầu vồng sương trăng hiếm gặp. Không
giống như cầu vồng mọi người thường thấy, chúng được tạo ra bởi ánh sáng mặt trời bị phản
xạ tán sắc bởi nước mưa rơi, cầu vồng sương này được tạo ra bởi ánh trăng bị phản xạ bởi
những giọt nước nhỏ có trong sương mù. Mặc dù đa số cầu vồng sương xuất hiện có màu
trắng, nhưng không rõ vì sao toàn bộ màu sắc của cầu vồng có thể trông thấy ở đây. Ảnh trên
được chụp từ đỉnh Haleakala, một ngọn núi lửa khổng lồ ở Hawaii, Mĩ.
Ảnh: Wally Pacholka (AstroPics.con, TWAN)






P/2010 A2: Cái đuôi tiểu hành tinh bất thường

Vật thể kì lạ này là cái gì? Được phát hiện ra lần đầu tiên trên những bức ảnh chụp LINEAR
trên mặt đất vào hôm 6 tháng 1, vật thể trên xuất hiện đủ bất thường để được nghiên cứu thêm
với Kính thiên văn vũ trụ Hubble hồi tuần rồi. Trong hình trên, cái Hubble trông thấy xác nhận
rằng P/2010 A2 không giống như bất kì vật thể nào từng thấy trước đây. Thoáng nhìn, vật thể
trên có cái đuôi của sao chổi. Tuy nhiên, kiểm tra kĩ hơn cho thấy một cái lõi 140 mét nằm
lệch khỏi chính giữa cái đuôi, cấu trúc rất khác thường nằm gần lõi, và không có chất khí dễ
nhận ra nào trong cái đuôi. Biết rằng vật thể trên có quỹ đạo quay trong vành đai tiểu hành
tinh nằm giữa Hỏa tinh và Mộc tinh, một giả thuyết sơ bộ dường như giải thích được tất cả
những manh mối đã biết là P/2010 A2 là một mảnh vỡ còn lại từ một cú va chạm gần đây giữa
hai tiểu hành tinh nhỏ. Nếu đúng như vậy, thì cú va chạm có lẽ đã xảy ra ở tốc độ hơn 15.000
kilo mét trên giờ - gấp 5 lần tốc độ của một viên đạn súng trường – và giải phóng năng lượng
nhiều hơn một quả bom nguyên tử. Áp suất từ ánh sáng mặt trời sau đó sẽ làm phân tán các
mảnh vỡ thành một cái đuôi trải dài. Nghiên cứu tương lai của P/2010 A2 có thể xác nhận tốt
hơn bản chất của cú va chạm khởi thủy kia và có thể giúp loài người hiểu rõ hơn những năm
tháng sơ khai của hệ mặt trời của chúng ta, khi nhiều cú va chạm tương tự đã xảy ra.
Ảnh: NASA, ESA, D. Jewitt (UCLA)



Cặp đôi thiên hà M51
Mục từ số 51 trong bảng danh mục nổi tiếng của Charles Messier có lẽ là tinh vân xoắn ốc
nguyên thủy – một thiên hà lớn với cấu trúc xoắn ốc rõ rệt còn được phân loại là NGC 5194.
Bề ngang hơn 60.000 năm ánh sáng, những cánh tay xoắn ốc và đường bụi của M51 rõ ràng
quét qua phía trước thiên hà đồng hành của nó, NGC 5195. Dữ liệu ảnh từ Camera Tiên tiến

dùng cho Khảo sát của Hubble đã được xử lí lại để cho ra bức chân dung này của cặp đôi thiên
hà nổi tiếng đang tương tác. Các chi tiết được xử lí sắc nét và màu sắc và độ tương phản tăng
cường trong những vùng nếu không thì đã mờ nhạt, làm nổi bật những đường viền bụi và
những dòng trải rộng cắt qua thiên hà nhỏ đồng hành, cùng với những đặc điểm trong vùng
xung quanh và lõi giữa của M51. Cặp đôi thiên hà trên ở cách chúng ta chừng 31 triệu năm
ánh sáng. Không xa lắm trên bầu trời nhìn từ ống ngắm của Big Dipper, chúng ngang nhiên
nằm bên trong ranh giới của chòm sao nhỏ Canes Venatici.
Ảnh: NASA, Hubble Heritage Team, (STScI/AURA), ESA, S. Beckwith (STScI). Xử lí thêm:
Robert Gendler




Bầu trời đêm Hong Kong
Quang cảnh nổi bật này kết hợp nhiều lần phơi sáng ghi lại vào đêm 18 tháng 1 từ một
góc nhìn ven mặt nước ở Hong Kong, Trung Quốc. Đó là một đêm trăng lưỡi liềm, với Mộc
tinh sáng lấp lánh ở bên trái chị Hằng, chúng cùng nằm trong bầu trời phía tây. Hai vệt sáng
của chúng song song với vệt sáng mờ nhạt của những ngôi sao nền. Nhưng dễ nhận ra là
những vệt sáng ngắn, sáng do máy bay phát ra hướng tập trung về đường chân trời và Sân bay
Quốc tế Hong Kong dường như mang lại một khuôn mẫu cho các vệt sáng thiên thể. Tất
nhiên, sự phản xạ của ánh đèn thành phố và đèn hiệu của tàu thuyền đã vạch nên những vệt
sáng trên mặt nước. Ánh đèn xe cộ đã làm phản chiếu các dây cáp treo của chiếc cầu Ting
Kau.
Ảnh: Peter Lau




GOES-P sẵn sàng rời bệ phóng
Trong tòa tháp dịch vụ di động tại Bệ phóng Complex 37 trên Sân bay Không quân

Mũi Canaveral, ở Florida, bệ đỡ tên lửa rắn cho tên lửa Delta IV, dành để phóng vệ tinh
GOES-P của NASA đang hạ dần xuống đế của tên lửa. Đợt phóng vệ tinh dự kiến thực hiện
vào hôm 1 tháng 3, 2010.
Ảnh: NASA/Jack Pfaller




Vòng xoay Einstein

Đa số các thiên hà có một nhân thôi – nhưng sao thiên hà này có tới bốn nhân? Câu trả lời lạ
lùng dẫn các nhà thiên văn đến chỗ kết luận rằng nhân của thiên hà bao quanh thậm chí còn
không trông thấy trong bức ảnh này. Vòng xoay ở giữa ảnh là ánh sáng phát ra từ một quasar ở
phía sau. Trường hấp dẫn của thiên hà nhìn thấy ở phía trước đã tách ánh sáng từ quasar xa xôi
này thành bốn ảnh riêng biệt. Quasar đó phải nằm thẳng hàng phía sau tâm của một thiên hà
lớn để cho một ảnh ảo như thế này xuất hiện. Hiệu ứng trên được gọi là thấu kính hấp dẫn, và
trường hợp đặc biệt này được gọi là Vòng xoay Einstein. Tuy nhiên, còn lạ hơn nữa là các ảnh
của Vòng xoay Einstein biến thiên theo độ sáng tương đối, thỉnh thoảng được tăng cường bởi
hiệu ứng vi thấu kính hấp dẫn của những ngôi sao đặc biệt nằm trong thiên hà ở phía trước.
Ảnh: J. Rhoads (ASU), WIYN, AURA, NOAO, NSF



Trên bệ phóng 39A
Tàu con thoi vũ trụ Endeavour trên bệ phóng 39A thuộc Trung tâm Vũ trụ NASA Kennedy ở
Mũi Canaveral, Florida. Endeavour cùng phi hành đoàn của sứ mệnh STS-130 được phóng lên
vào lúc 4:39 sáng, giờ miền Đông nước Mĩ, ngày chủ nhật 07/02/2010.
Ảnh: NASA/Bill Ingalls




Tàu vũ trụ Endeavour rời bệ phóng
Tàu con thoi vũ trụ Endeavour đã thắp sáng bầu trời đêm khi nó rời bệ phóng 39A tại Trung
tâm Vũ trụ Kenedy của NASA ở Florida. Tải trọng chính đối với sứ mệnh STS-130 lên Trạm
Không gian quốc tế là nút Tranquility (Thanh bình), một mudule áp lực sẽ cung cấp thêm một
phòng nữa dành cho các thành viên phi hành đoàn và nhiều hệ thống điều kiện môi trường và
hỗ trợ sự sống của trạm. Gắn với một đầu của Tranquility là một vòm bát úp, một khu vực làm
việc độc đáo với sáu cửa sổ trên các mặt của nó và một cửa sổ ở trên nóc. Nhà vòm tương tự
như một gian cửa sổ tròn và sẽ cung cấp một góc quan sát cải thiện hơn rất nhiều của phần bên
ngoài của trạm. Tầm nhìn ra nhiều hướng sẽ cho phép phi hành đoàn theo dõi các chuyển động
vũ trụ và giám sát các hoạt động, đồng thời cung cấp một góc nhìn ngoạn mục của Trái đất và
những thiên thể khác. Module trên được chế tạo ở Turin, Italy, do Cơ quan Vũ trụ châu Âu đặt
hàng từ Thales Alenia Space.
Ảnh: NASA/Jim Grossmann



Quầng Mặt trời trên đất Campuchia

Bạn có lần nào trông thấy một quầng hào quang xung quanh Mặt trời hay chưa? Cảnh đẹp khá
phổ biến này xuất hiện khi những đám mây mỏng ở trên cao chứa hàng triệu tinh thể băng nhỏ
xíu xâm chiếm phần lớn bầu trời. Mỗi tinh thể băng tác dụng giống như một tiểu thấu kính. Vì
đa số các tinh thể có hình dạng lục giác thuôn dài giống nhau, nên ánh sáng đi vào một mặt
tinh thể và đi ra ở mặt phía bên kia bị khúc xạ 22 độ, tương ứng với bán kính của quầng hào
quang Mặt trời. Một quầng hào quang Mặt trăng tương tự có thể nhìn thấy vào ban đêm. Ảnh
trên, một quầng hào quang Mặt trời gần như hoàn chỉnh, được chụp trên ngọn đền Bayon ở
Angkor, Campuchia. Chính xác làm thế nào những tinh thể băng hình thành trong những đám
mây vẫn là bí ẩn đang được nghiên cứu.
Ảnh: Nagy Attila





Tàu vũ trụ Endeavour vút lên trong đêm

Thỉnh thoảng, tàu con thoi vũ trụ được phóng lên vào ban đêm. Ảnh trên, tàu con thoi vũ trụ
Endeavour rời bệ phóng trong những giờ khắc sáng sớm hôm chủ nhật, 07/02, từ Bệ phóng
39A ở Trung tâm Vũ trụ Kenedy, Florida, Hoa Kì, với đích đến là Trạm Không gian quốc tế
(ISS). Phóng tàu vào ban đêm, có ích cho việc đi tới trạm vũ trụ một cách dễ dàng tại một vài
thời điểm trong năm, thường tạo ra hình ảnh sáng rực rỡ cả một góc trời. Tàu con thoi, như ở
hình trên, lao vút lên bởi lượng khí thải khổng lồ và tiêu biểu phóng ra khi những tên lửa đẩy
mạnh mẽ của tàu bắt đầu nâng tổ hợp vũ trụ nặng hai triệu kilogram vào quỹ đạo Trái đất. Sứ
mệnh của Endeavour, mang tên STS-130, là mang module Thanh bình (Tranquility) lên trạm
vũ trụ quốc tế. Thanh bình sẽ cung cấp thêm một phòng làm việc cho các nhà du hành trên
trạm vũ trụ và bao gồm một bộ cửa sổ lớn hình tròn được thiết kế để mang lại những tầm nhìn
cải thiện hơn rất nhiều về hướng Trái đất, bầu trời đêm, và bản thân trạm vũ trụ quốc tế.
Ảnh: NASA




Sét trên núi lửa Sakurajima

Tại sao núi lửa phun trào thỉnh thoảng lại sinh ra tia sét? Ảnh trên chụp ngọn núi lửa
Sakurajima ở miền nam Nhật Bản đang phun trào hồi đầu tháng trước. Các bọt magma quá
nóng nên chúng phún ra dưới dạng đá lỏng từ bên dưới lòng đất thoát lên mặt đất. Tuy nhiên,
bức ảnh trên đặc biệt đáng chú ý vì những tia lửa sét xuất hiện gần chóp đỉnh núi lửa. Tại sao
xét xuất hiện thậm chí trong những cơn giông bình thường vẫn là đề tài đang nghiên cứu, và
nguyên nhân của sét núi lửa còn mờ mịt hơn nữa. Chắc chắn những tia lửa sét sẽ giúp trung
hòa những khu vực tích điện trái dấu nhưng phân tách với nhau. Một giả thuyết cho rằng bọt

magma đang phun trào hoặc tro núi lửa tự chúng đã tích điện, và chuyển động của chúng tạo
ra những khu vực phân li điện tích như vậy. Những giả thuyết khác cho rằng có lẽ sét núi lửa
là do các va chạm cảm ứng điện tích trong bụi núi lửa. Sét thường xuất hiện ở đâu đó trên Trái
đất, thông thường mỗi giây có hơn 40 tia sét xảy ra.
Ảnh: Martin Rietze



Cụm sao M34
Cụm sao mở xinh đẹp này, M34, có kích thước khoảng bằng Mặt trăng tròn trên bầu trời. Dễ
dàng nhận ra với những kính thiên văn nhỏ, nó ở xa chừng 1800 năm ánh sáng trong chòm sao
Perseus. Ở khoảng cách đó, M34 trải ra khoảng 15 năm ánh sáng. Được hình thành đồng thời
từ đám mây khí và bụi tại cùng vị trí ấy, toàn bộ các ngôi sao thuộc M34 có tuổi trẻ chừng 200
triệu năm. Nhưng giống như mọi cụm sao mở khác đang quay trong mặt phẳng thiên hà của
chúng ta, M34 cuối cùng sẽ bị phân tán ra khi nó chịu lực thủy triều hấp dẫn và chạm trán với
những đám mây liên hành tinh và những ngôi sao khác thuộc Dải Ngân hà. Hơn 4 tỉ năm
trước, Mặt trời của chúng ta có khả năng đã hình thành trong một cụm sao mở tương tự.
Ảnh: Bob Franke




Bầu trời đêm Teide

Tuyết đóng trên đỉnh núi lửa Teide phản xạ trên hồ nước trong cảnh bầu trời đêm trong veo
gần như đối xứng này nhìn từ Canary Island Tenerife. Sao Bắc cực tỏa sáng ngay trên đỉnh núi
lúc ảnh được chụp, đồng thời bức ảnh còn ghi được vệt sáng của vệ tinh Iridium đang quay
trên quỹ đạo đi qua vùng cực. Tất nhiên, với camera đặt cố định trên giá đỡ ba chân, mỗi ngôi
sao tự chúng tạo ra những vệt đồng tâm trong những thời gian phơi sáng dài, một sự phản ánh
chuyển động quay tròn của Trái đất xung quanh trục của nó. Thật vậy, bạn có thể cho thêm

khoảng 4,5 giờ phơi sáng với bức ảnh này chỉ bởi việc trượt con trỏ trên hình. Những đài thiên
văn lớn còn khai thác lợi thế của bầu trời đêm tĩnh lặng trên quần đảo Canary.
Ảnh: Daniel López



NASA phóng phi thuyền quan sát mặt trời
Đài quan sát Động lực học Mặt trời (SDO) của NASA đã được phóng lên bằng tên lửa Atlas V
từ Phức hợp Bệ phóng vũ trụ 41 lúc 10:23 giờ miền đông nước Mĩ, vào hôm thứ năm,
11/02/2010.
Từ quỹ đạo địa tĩnh của nó, SDO sẽ hướng những thiết bị của nó lên mặt trăng, tiến hành
nghiên cứu mang tính đột phá được trông đợi sẽ làm hé lộ sự hoạt động bên trong của mặt trời
bằng cách liên tục chụp lấy những bức ảnh phân giải cao, thu thập số ghi từ bên trong mặt trời
và đo hoạt động từ trường của nó. Dữ liệu này được trông đợi mang đến cho các nhà nghiên
cứu kiến thức cần thiết để dự báo bão mặt trời và những hoạt động khác trên mặt trời có thể
ảnh hưởng đến phi thuyền trên quỹ đạo, các nhà du hành trên Trạm Vũ trụ quốc tế và những
hệ thống điện tử và hệ thống khác trên Trái đất.
Ảnh: Pat Corkery/United Launch Alliance



Cái bóng của tàu con thoi
Ở một vị trí rất độc đáo phía trên đường chân trời nhiều màu sắc của Trái đất, cái bóng của tàu
con thoi vũ trụ Endeavour hiện rõ trong bức ảnh này, do một thành viên phi hành đoàn Viễn
chinh 22 trên Trạm Vũ trụ quốc tế chụp, khi tàu con thoi tiến tới vị trí neo đậu của nó vào hôm
9 tháng 2, trong sứ mệnh STS-130.
Ảnh: NASA




Đường lên thiên đàng

Sứ mệnh tàu con thoi vũ trụ thứ 32 lên Trạm Vũ trụ quốc tế, STS-130, đã rời hành tinh Trái
đất vào hôm 8 tháng 2. Hành trình xuất phát vào lúc sáng sớm từ bệ phóng 39A thuộc Trung
tâm Vũ trụ Kenedy đã để lại cung sáng dài, duyên dáng, lượn về phía đông, trong bức ảnh
phơi sáng 2 phút này. Với góc nhìn lí tưởng, bức ảnh cũng thể hiện ảnh phản xạ dưới mặt
nước của cung sáng nhìn từ chiếc cầu Intracoastal Waterway ở Ponte Vedra, Florida, cách địa
điểm phóng tàu khoảng 115 dặm về phía bắc. Phong cảnh bầu trời nền là một Mặt trăng
khuyết lưỡi liềm và các ngôi sao để lại vết dịch chuyển ngắn của chúng trên nền trời vẫn còn
tối. Vệt sao sáng nhất nằm gần mặt trăng là của ngôi sao siêu kềnh đỏ Antares, sao alpha của
chòm sao Scorpius [Bọ cạp].
Ảnh: James Vernacotola



Phi thuyền Cassini lướt qua Mặt phẳng Vành sao Thổ
Nếu đây là sao Thổ, vậy cái vành của nó đâu rồi? Khi “bộ phận phụ” của sao Thổ biến mất
vào năm 1612, Galileo đã không hiểu được tại sao. Sau này trong thế kỉ ấy, người ta mới biết
rằng những chỗ lồi ra bất thường của sao Thổ là những cái vành và khi Trái đất trực giao với
mặt phẳng vành, thì rìa vành sẽ dường như biến mất. Đây là vì các vành của sao Thổ giới hạn
trong một mặt phẳng mỏng hơn nhiều lần, về tỉ lệ, so với một lưỡi dao cạo. Ở thời điểm hiện
đại, phi thuyền rô bôt Cassini đang quay xung quanh sao Thổ cũng trực giao với mặt phẳng
vành của sao Thổ. Một loạt ảnh trực giao mặt phẳng từ cuối tháng 2 đã được xử lí từ dữ liệu
ảnh thô Cassini trực tuyến do một nhà nghiệp dư người Tây Ban Nha Fernando Garcia
Navarro xây dựng. Ảnh trên, đã cắt bằng kĩ thuật số và thể hiện màu biểu diễn, là một kết quả
bất ngờ. Bầu khí quyển tầng trên của sao Thổ xuất hiện có màu vàng. Vì sao Thổ vừa đi qua
điểm xuân thu phân của nó, nên hôm nay mặt phẳng vành hướng gần đến Mặt trời và các vành
không có bóng tối khi nhìn từ phía trên bức ảnh này, chụp hồi năm 2005. Các vệ tinh là những
chỗ u lên trên các vành.
Ảnh: Đội Khoa học Cassini, ISS, JPL, ESA, NASA



Vùng sao Rosette

Cái gì bao quanh tinh vân Rosette đỏ ửng thế? Để ghi ảnh rõ hơn của vùng trời này, tinh vân
phát xạ hình đóa hoa nổi tiếng ở góc bên phải đã được chụp gần đây trong một bức ảnh trường
rộng và sâu nêu bật những điểm nổi bật khác của bầu trời. Tên chính thức là NGC 2237, tâm
của tinh vân Rosette đông đúc những ngôi sao màu xanh sáng thuộc cụm mở NGC 2244, nơi
có gió và ánh sáng năng lượng tính đang trút tháo ra khỏi tâm của tinh vân. Bên dới đóa hoa
nổi tiếng trên, một biểu tượng của Ngày Valentine, là một cột bụi và khí xuất hiện giống như
một cuống hoa hồng những trải dài hàng trăm năm ánh sáng. Ngôi sao màu xanh sáng nằm
ngay bên trái và hơi lệch xuống phía dưới của phần giữa bức ảnh được gọi là Monocerotis S.
Ngôi sao này là một phần của cụm sao mở tên gọi là NGC 2264 và nổi tiếng là cụm sao Hoa
tuyết. Bên phải của Mon S là đầu nhọn tối nổi bật gọi là tinh vân Hình nón (Cone), một tinh
vân có khả năng đã định hình bởi gió thổi đang thổi ra khỏi một ngôi sao to nặng. Bên trái
Mon S là tinh vân Lông cáo (Fox Fur), một vùng lộn xộn tạo ra bởi cụm sao Hoa tuyết đang
phát triển nhanh. Vùng sao Rosette, ở xa chừng 5000 năm ánh sáng, xa gấp đôi vùng xung
quanh Mon S. Toàn bộ vùng sao trên có thể trông rõ với một chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ
hướng về phía chòm sao Kỳ Lân (Unicorn, Monoceros).
Ảnh: Rogelio Bernal Andreo



Lắp đặt Buồng quan sát mới
Mái vòm bát úp ở trên được di chuyển từ bến đậu ở phía trước đến bến đậu đối mặt với Trái
đất của nút Thanh Bình thuộc Trạm Vũ trụ quốc tế. Mái vòm là một trạm điều khiển rô bôt có
sáu cửa sổ bao quanh các mặt bên của nó và một cửa số khác ở chính giữa sẽ mang lại một góc
nhìn toàn cảnh Trái đất, những thiên thể khác và các phi thuyền đến tiếp trạm. Với việc lắp đặt
nút Thanh Bình và mái vòm bát úp, Trạm Vũ trụ quốc tế đã hoàn thành 90% công đoạn xây
dựng.

Ảnh: NASA




Vệ tinh nhẵn nhụi đến khác thường của sao Thổ

Tại sao vệ tinh này của sao Thổ lại nhẵn nhụi như vậy? Cuối tuần trước, tàu vũ trụ Cassini
đang quay quanh sao Thổ đã lướt qua gần vệ tinh nhỏ Calypso của Thổ tinh nhất từ trước đến
nay, và chụp ảnh vệ tinh nhỏ này một cách chi tiết chưa có tiền lệ. Hình trên là ảnh thô, chưa
qua xử lí của vệ tinh hình dạng không đều dài 20 km trên. Giống như vệ tinh Telesto chị em
của nó và vệ tinh chăn dắt Pandora, Calypso tự nó thể hiện sự nhẵn nhụi, nhẵn hơn nhiều so
với đa số vệ tinh khác của Thổ tinh. Một giả thuyết hàng đầu cho tính nhẵn nhụi của Calypso
là phần lớn bề mặt của vệ tinh này thật ra mớ sỏi vụn tương đối lộn xộn – nghĩa là Calypso là
một vệ tinh sỏi mịn. Bản chất lỏng lẻo của những mảnh băng nhỏ cho phép chúng choán đầy
nhiều miệng hố nhỏ và những đặc trưng bề mặt khác. Calypso quay xung quanh Thổ tinh luôn
ở phía sau vệ tinh Tethys lớn hơn nhiều của Thổ tinh, trong khi quỹ đạo của Telesto luôn đi
trước Tethys. Bề mặt cực kì trắng của Calypso – không hẳn không giống như tuyết trong – có
lẽ là do sự tích tụ liên tục của những hạt băng tinh khiết rơi từ vành E của Thổ tinh vào.
Ảnh: Đội Ghi Ảnh Cassini, SSI, JPL, ESA, NASA



Sa mạc Sahara nhìn từ Mái vòm mới của ISS
Phi công trên tàu vũ trụ Endeavour, Terry Virts, đã mở các cửa sổ của mái vòm bát úp mới lắp
đặt lúc sáng sớm thứ tư hôm qua, cho các nhà du hành Robert Behnken và Nicholas Patrick
nhìn vào căn phòng của Trạm Vũ trụ quốc tế mà họ đã hỗ trợ lắp đặt.
Những cửa sổ mở hoàn toàn của mái vòm bát úp đang trông xuống sa mạc Sahara trong ảnh
này đã được ‘tweet’ qua Twitter từ vũ trụ bởi nhà du hành JAXXA và kĩ sư hàng không vũ trụ
phi hành đoàn Viễn chinh 22 Soichi Noguchi.

Ảnh: NASA




Vesta ở gần vị trí đối lập của nó

Tiểu hành tinh thuộc vành đai chính 4 Vesta đang ở thời điểm sáng nhất của nó. Thế giới nhỏ
bé này đang nằm gần vị trí đối lập (với Mặt trời trên bầu trời) và ở gần Trái đất nhất. Nhưng
cho dù ở độ sáng cực đại của nó, Vesta vẫn quá mờ nhạt để trông rõ bằng mắt trần. Tuy nhiên,
trong vài ngày tới, sẽ dễ dàng tìm thấy nó trong chòm sao Leo, chia sẻ một góc nhìn chung với
ngôi sao sáng Gamma Leonis. Thật ra, hôm 16 tháng 2, Vesta đã đi qua giữa Gamma Leonis
và láng giềng thân cận của nó trên bầu trời 40 Leonis. Gamma Leonis là ngôi sao sáng nhất
trong hai nhánh này, trong khi ngôi sao sáng thứ hai, 40 Leonis, nằm ngay phía bên phải của
nó. Như đã đánh dấu, Vesta là “ngôi sao” sáng thứ ba trong vùng nhìn trên. Vesta dịch chỗ
giữa hai nhánh từ bên dưới 40 Leonis vào hôm 14 tháng 2 đến gần phía trên của khung hình từ
hôm 16 tháng 2, để lại khe trống giữa cặp đôi gần gũi Gamma/40 Leonis. Tất nhiên, ảnh chụp
cận cảnh nhất của tiểu hành tinh trên sẽ có sau khi phi thuyền Rạng đông lái bằng động cơ ion
đến Vesta vào tháng 8 năm 2011.
Ảnh: Jimmy Westlake

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×