Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đóng Tàu Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.44 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÓNG TÀU HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn : THS. NGUYẾN ĐĂNG HUY
Sinh viên thực hiện : CAO THỊ HOA
Lớp : KT 14 – 11
Mã sinh viên : 09D02028
Hà Nội – 2013
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh
tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó
khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng
định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh quả. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp
phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho
các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động
tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
cũng như xác định được một cách đầy đủ,đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản
xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp
để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài


chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công
sự, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo
cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho người
quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển
vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ
bổ khuyết cho sự thiếu hụt này.
Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài
chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp giữa kiến thức lý luận
đựoc tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cũng với sự giúp đỡ,
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
2
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán Công ty Cổ phần Đóng
Tàu Hà Nội và thầy giáo Nguyễn Đăng Huy, em đã quyết định chọn đề tài
“Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đóng Tàu Hà Nội” là
đề tài luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn gồm có các nội dung
chính sau:
Chương I. Một số vấn đề chung về hoạt động tài chính và phân tích
tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương II. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty .
Chương III: Một số ý kiến nhằm phân tích và cải thiện tình hình tài
chính của Công ty .
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
3
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
4

Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
1.1 Tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết của phân tích tài chính
doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các
công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác
về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi
ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và
tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định
tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi
ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh
toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng
sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục
nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức
doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích
tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh
nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau :
với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên
cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệp hoặc ngoài
doanh nghiệp )
1.2.3. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc
phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối
chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá
khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những
rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình

SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
1
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh
nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên
ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của
nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các
cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan
chính phủ, người lao động Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin
khác nhau.
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản
lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác
nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng
kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.
- Đối với người quản lý doanh nghiệp :
Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là
tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn
kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không
có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp
phải giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây :
Thứ nhất : Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình
sản xuất kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh
nghiệp.
Thứ hai : Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?

Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa là
phải có tiền để đầu tư. Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phản
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
2
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
ánh bên phải của bảng cân đối kế toán. Một doanh nghiệp có thể phát hành cổ
phiếu hoặc vay nợ dài hạn, ngắn hạn. Nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một năm
còn nợ dài hạn có thời hạn trên một năm. Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch
giữa giá trị của tổng tài sản và nợ của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đây là
doanh nghiệp sẽ huy động nguồn tài trợ với cơ cấu như thế nào cho phù hợp và
mang lại lợi nhuận cao nhất. Liệu doanh nghiệp có nên sử dụng toàn bộ vốn chủ
sở hữu để đầu tư hay kết hợp với cả các hình thức đi vay và đi thuê? Điều này
liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn của doanh nghiệp.
Thứ ba : Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày
như thế nào?
Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ
đến vấn đề quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính ngắn
hạn gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần
xử lý sự lệch pha của các dòng tiền.
Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp,
nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp là
cơ sở để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó.
Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài
chính và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết
định vì lợi ích của cổ đông của doanh nghiệp. Các quyết định và hoạt động của
nhà quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp :
đó là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài
chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên
thương trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu
nhập một cách vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại sự

giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra là đúng
đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà
phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế để thực
hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất.
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
3
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả
năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng
sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và
mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định
hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định
đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Cuối
cùng phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
- Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian
hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài
chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các
doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư
vào doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Những rủi ro này liên quan
tới việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ
rủi ro và doanh lợi đạt được. Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là
khả năng tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong
doanh nghiệp. Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên
cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh
hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát
triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư
sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị

hiện tại ròng của nó dương. Khi đó lượng tiền của dự án tạo ra sẽ lớn hơn lượng
tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp một mức lãi suất yêu cầu cho nhà đầu tư. Số
tiền vượt quá đó mang lại sự giàu có cho những người sở hữu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh
nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác
động đến thu nhập của họ. Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
4
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường.
Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài
chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu
và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư
mở rộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng.
Bởi vậy, các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi
tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu
trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như
hiệu quả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi
thực hiện phân tích tài chính.
- Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp
thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh
nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín
dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của
doanh nghiệp.
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp
được xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản
cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với
các món nợ khi đến hạn trả. Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho

vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà
việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này.
- Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của
họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc
biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó
so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất
quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
5
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay
đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho
vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính
biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay.
- Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ
phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay
không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và
trong thời gian sắp tới.
- Đối với người lao động trong doanh nghiệp:
Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp,
người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin
tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của
doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của
người lao động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham
gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những
người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của
Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt

động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo
đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi
phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng
Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là
phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một
hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng
thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát,
lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra
những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
6
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
định tài trợ và đầu tư phù hợp.
1.2 Phương pháp phân tích tài chính:
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các cụng cụ
biện pháp nhằm tiếp cận, nghiÊn cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ
bờn trong và bờn ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ
tiờu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tỡnh hỡnh tài chính doanh
nghiệp.Về lý thuyết, cú nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng trờn thực
tế người ta thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ
lệ.
1.2.3. Phương pháp so sánh
Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiờu tài chính
phỉa thống nhêt về khụng gian, thời gian, nội dung, tính chêt và đơn vị tính
toán, và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Gốc so sánh
được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc khụng gian, kỳ phân tích được lựa chọn
là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh cú thể lựa chọn bằng số tuyệt
đối, số tương đối hoặc số bỡnh quân; nụng dân so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này víi số thực hiện kỳ trưíc để

thêy rừ xu hưíng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng
hay thụt lựi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện víi số kế hoạc để thêy rừ mức độ phên
đêu của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp víi số liệu trung bỡnh ngành
của các doanh nghiệp khác để đánh giá tỡnh hỡnh tài chính của doanh nghiệp
mỡnh tốt hay xêu, được hay chưa được.
- So sánh theo chiều dọc để xem xột tỷ trọng của từng chỉ tiờu so víi
tổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thêy được sự biến đổi cả về số
lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiờu nào đú qua các niờn độ kế toán
liờn tiếp.
1.2.3. Phương pháp phân tích tỷ số
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
7
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
Tỷ số là cụng cụ phân tích tài chính phổ thụng nhêt. một tỷ số là mối
quan hệ tỷ lệ giữa hai dũng hoặc hai nhúm dũng của bảng cân đối tài sản.
Phương pháp phân tích tỷ số dựa trờn ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng
tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ là sự biến đổi các đại
lượng tài chính. Về nguyờn tắc, phương pháp tỷ lệ yờu cầu phải xác định các
ngưỡng, các định mức, để nhận xột, đánh giá tỡnh hỡnh tài chính doanh nghiệp,
trờn cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp víi giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân
thành các nhúm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục
tiờu hoạt động của doanh nghiệp. Đú là các nhúm tỷ lệ về khả năng thanh toán,
nhúm tỷ lệ về cơ cêu vốn và nguồn vốn, nhúm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh
doanh, nhúm tỷ lệ về khả năng sinh lời.
Mỗi nhúm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riờng lẻ, từng bộ
phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ
phân tích, người phân tích lựa chọn các nhpms chỉ tiờu khác nhau để phục vụ

mục tiờu phân tích của mình.
Chọn đỳng các tỷ số và tiến hành phân tích chỳng, chắc chắn ta sẽ phát
hiện được tỡnh hỡnh tài chính. Phân tích tỷ số cho phộp phân tích đầy đủ
khuynh hưíng vỡ một số dêu hiệu cú thể được kết luận thụng qua quan sát số lín
các hiện tượng nghiờn cứu riờng rẽ.
1.2.3. Phương pháp phân tích Dupont
CÔng ty Dupont là cụng ty đầu tiờn ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ
giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính. Vỡ vậy, nú
được gọi là phương pháp Dupont. Víi phương pháp này, các nhà phân tích sẽ
nhận biết được các nguyờn nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xêu trong hoạt
động của doanh nghiệp. Bản chêt của phương pháp này là tách một tỷ số tổng
hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trờn tài sản (ROA),
thu nhập sau thuế trờn vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số
cú mối quan hệ nhân quả víi nhau. Điều đú cho phộp phân tích ảnh hưởng của
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
8
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
các tỷ số đối víi các tỷ số tổng hợp.
1.3 Tài liệu phân tích:
1.3.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài
chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đấy là một báo
cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài
sản. Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài
sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả( nguồn vốn).
Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu là
bản cân đối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách
tổng quát tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng
vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày:
- Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phần
nguồn vốn.
- Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phần dưới
là phần nguồn vốn.
Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luôn luôn
bằng nhau.
Tài sản = Nguồn vốn
Hay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả
1.3.1.1. Phần tài sản : Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định.
- Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có
quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích
trong tương lai.
- Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát
về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
9
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
1.3.1.2. Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu,
phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.
- Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật
chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn( Nhà nước, ngân hàng, cổ
đông, các bên liên doanh ). Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn
vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh
doanh, về số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản
nợ( với người lao động, với nhà cung cấp, với Nhà nước ).
- Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản
hiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng
thời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của

doanh nghiệp.
1.3.1.3. Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán:Cho biết một cách khái
quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản và
tổng nguồn vốn.
- Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tài sản
lưu động, tài sản cố định.
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và các
khoản phải trả.
- Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp.
1.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
- Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân
tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự
dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó
cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai. Báo cáo
kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh
doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí
phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
10
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy,
báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm
năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có 3 phần:
Phần I: Lãi, lỗ.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
- Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu,
lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh
nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta
đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh
nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là
bao nhiêu. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự
đoán tốc độ tăng trong tương lai.
Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không. Nếu số
thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
là không khả quan.
Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta
có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà
bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin
của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
11
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
(tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho
biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh
doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan
đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh
nghiệp. Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp
thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu
chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất

thường.
1.4. Nội dung phân tích:
1.4.1. Phân tích tình hình cơ cấu của vốn, nguồn vốn của DN
1.4.1.1. Phân tích cơ cấu vốn của DN
Xét về cấu thành, vốn sản xuất KD của các DN bao gồm 2 loại:
- Vốn lưu động
- Vốn cố định
Đối với DN sản xuất, VCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn hơn VLĐ và ngược
lại trong các DN thương mại – dịch vụ thì VLĐ thương chiếm tỷ trọng lớn hơn
VCĐ. Do đó, thông qua tỷ trọng của từng loại vốn, người ta có thể biết được
việc phân bổ vốn hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực
đến kết quả HĐKD của DN.
a. Đối với vốn lưu động:
Theo khâu sản xuất KD, VLĐ của DN bao gồm:
* Vốn trong khâu dự trữ: Mục đích của vốn này là để đảm bảo nhu cầu dự trữ
phục vụ cho sản xuất được tiến hành thường xuyên, liên tục, do đó lượng dự trữ
là tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của sản xuất. Ngoài việc xác định lượng dự trữ
thường xuyên, cần thiết phải xác định lượng dự trữ cho nhu cầu tạm thời, lượng
dự trữ đặc biệt. Nếu dự trữ quá ít, sẽ không đảm bảo cho nhu cầu SX, do đó có
thể dẫn đến thiệt hại về ngừng SX, ngược lại nếu dự trữ quá lớn sẽ gây hiện
tượng ứ đọng vật tư, tăng chi phí bảo quản, tăng hao hụt, giảm chất lượng vật
tư, giảm hiệu quả SXKD
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
12
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
* Vốn trong khâu sản xuất: Tùy thuộc vào đặc điểm SX và quy trình công nghệ,
việc phát sinh CP SXKDDD là một thực tế trong công tác quản lý và việc xác
định, đánh giá SPDD là tùy thuộc vào phương pháp của kế toán áp dụng. Để
đảm bảo lượng hợp lý của phương pháp này, cần đảm bảo SX phải liên tục, tôn
trọng quy trình công nghệ mà DN đang áp dụng.

* Vốn trong khâu thành phẩm: Quản lý vốn thành phẩm là một trọng điểm của
quản lý vốn SX nói chung, VLĐ nói riêng; việc tăng giảm vốn thành phẩm có
quan hệ mật thiết với kết quả của SX và kết quả của công tác bán hàng và tùy
thuộc một phần vào công tác quản lý của DN. Do vậy cần xác định rõ, cụ thể
nguyên nhân nào làm tăng, giảm thành phẩm, hàng hóa của DN.
* Vốn trong khâu thanh toán:Đây là số vốn bị chiếm dụng của DN, như nợ phải
đòi khách hàng, tiền ứng trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, phải
thu những người làm công ăn lương
b. Đối với vốn cố định
Nói một cách khái quát, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, do đó khi
phân tích cơ cấu của VCĐ chủ yếu người ta thường thông qua tỷ trọng của
TSCĐHH, của CP XDCBDD chiếm trong tổng số TSCĐ và đầu tư dài hạn để
xem xét và đánh giá.
* Đối với TSCĐ hữu hình: Để đánh giá cơ cấu của TSCĐHH, cần thiết phải xác
định tỷ trọng của các loại TSCĐ sau đây:
- Tỷ trọng của TSCĐ dùng vào SXKD
- Tỷ trọng của TSCĐ dùng vào phúc lợi
- Tỷ trọng của TSCĐ chờ xử lý, trong đó lại chia ra loại TSCĐ không cần dùng,
chưa cần dùng và đã hư hỏng chờ thanh lý
Thông qua tỷ trọng của từng loại nói trên, người ta có thể đánh giá được
việc mua sắm TSCĐ có hợp lý hay không hợp lý và do đó nó tác động tích cực
hay tiêu cực đến quá trình và kết quả KD của DN.
* Đối với CP XDCBDD: Đây là chi phí của các công trình, hạng ,ục công trình
theo phương thức tự làm, do đó giá trị sản lượng xây lắp thường không lớn. Tuy
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
13
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
nhiên, cần làm rõ thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc của công trình, xem có bị
kéo dài hay không, nguyên nhân kéo dài để từ đó đưa ra các quyết định thích
hợp, kịp thời để đẩy nhanh quá trình thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng.

1.4.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Xét về tổng thể, nguồn vốn của DN bao gồm:
- Nguồn vốn vay
- Nguồn vốn chủ sở hữu
- Nguồn vốn trong thanh toán ( Nguồn vốn đi chiếm dụng thông qua nợ phải trả)
Thông qua tỷ trọng của từng NV nói trên, người ta có thể đánh giá được
sự lệ thuộc về tài chính (hay ngược lại là sự tự chủ về tài chính) của DN.
Đối với NV vay: Cần xác định tỷ trọng của vay ngắn hạn, vay dài hạn vì
nguồn gốc phát sinh của nó khác nhau, tính chất khoản vay cũng khác nhau, do
đó yêu cầu quản lý cũng khác nhau.
Đối với NV chủ sở hữu: Đối với các DN sản xuất, NV CSH bao gồm
nguồn vốn-quỹ, do đó cần xác định tỷ trọng của NV KD và tỷ trọng của từng
loại quỹ chiếm trong tổng số nguồn vốn-quỹ để đánh giá cơ cấu NV.
Đối với NV trong thanh toán: NV trong thanh toán bao gồm nợ phải trả
khách hàng, các khoản phải nộp Nhà nước, nợ phải trả người lao động, phải trả
nội bộ và phải trả khác. Khi phân tích các khoản nợ nói trên, cần chi tiết thành 2
loại: đã đến hạn, quá hạn và chưa đến hạn từ đó cần có các biện pháp cụ thể để
xử lý nợ đã đến hạn và quá hạn.
1.4.2. Phân tích tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ
Xét một cách tổng quát, theo phạm vi, đầu tư của DN thường được phân
chia thành 2 loại:
- Đầu tư ra ngoài DN: là Đầu tư tài chính, bao gồm cả đầu tư ngắn hạn và đầu tư
dài hạn
- Đầu tư ở bên trong DN: là đầu tư phát triển, như đầu tư mở rộng quy mô SX,
hiện đại hóa thiết bị, dây truyền SX, đổi mới công nghệ
Mục đích của đầu tư suy cho cùng vẫn là tăng được tổng số lợi nhuận cho
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
14
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
DN. Do vậy thông qua việc phân tích tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ người

ta có thể đánh giá được một khía cạnh khác về thực trạng TC của DN
Nội dung chủ yếu của phân tích tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ của
DN bao gồm:
- Phân tích, đánh giá khái quát tình hình đầu tư
- Phân tích, đánh giá cụ thể tình hình dầu tư và nguồn tự tài trợ
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư
1.4.2.1. Phân tích, đánh giá khái quát tình hình đầu tư
Để đánh giá khái quát tình hình đầu tư, người ta có thể đánh giá như sau:
- Đánh giá về hướng đầu tư (đầu tư vào đâu?)
- Đánh giá về loại hình đầu tư (đầu tư như thế nào?)
- Đánh giá về quy mô đầu tư ( đầu tư bao nhiêu?)
Trong 3 nội dung nói trên thì việc đánh giá về hướng đầu tư là khâu khởi
đầu, đồng thời cũng là khâu rất quan trọng. Thực tế cho thấy rằng, nếu lựa chọn
đúng hướng đầu tư thì nó sẽ tạo tiền đề có tính quyết định cho hiệu quả của hoạt
động đầu tư nói chung, của vốn đầu tư nói riêng. Đương nhiên, việc cân nhắc để
đi đến quyết về loại hình đầu tư, về quy mô đầu tư cũng có ý nghĩa quan trọng
để đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư của DN.
1.4.2.2. Phân tích, đánh giá tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ của DN
Để tiến hành đầu tư, DN có thể sử dụng vốn tự có hoặc vốn vay nhưng ở
đây ta chỉ đề cập đến nguồn tự tài trợ. Từ đó, khi phân tích đánh giá cụ thể tình
hình đầu tư và nguồn tự tài trợ của DN,người ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất đầu tư
tổng quát
=
Đầu tư TC ngắn hạn + Đầu tư TC dài hạn
x 100
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này nói nên rằng, cứ 100 đồng TS thì DN đã dành ra bao nhiêu
đồng để đầu tư tổng quát
TSCĐHH + Chi phí XDCB DD

SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
15
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
Tỷ suất đầu tư
TSCĐHH
= x 100
Tổng tài sản
Cứ 100 đồng TS thì DN bỏ ra bao nhiêu đồng để đầu tư phát triển
Tỷ suất tự tài trợ
tổng quát
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
x 100
Đầu tư TC ngắn hạn + Đầu tư TC dài hạn
Cứ 100 đồng vốn đầu tư tổng quát thì có bao nhiêu đồng được tài trợ bằng
vốn tự có của DN
Tỷ suất tự tài trợ
về đầu tư
TSCĐHH
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
x 100
TSCDDHH + CP XDCBDD
Để bù đắp cho 100 đồng vốn đầu tư phát triển thì vốn tự có của DN chiếm
bao nhiêu phần
Về trình tự và phương pháp phân tích: Trước hết cần xác định các tỷ suất
nói trên ở cả thời điểm đầu năm và cuối kỳ, qua đó so sánh giữa cuối kỳ với đầu
năm của từng chỉ tiêu, ta xác định được các chênh lệch của từng chỉ tiêu mà rút
ra các kết luận cần thiết về tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ của DN
1.4.2.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư

a. Từ góc độ kinh tế:
- Nếu việc đầu tư của DN thông qua các dự án đầu tư riêng biệt, kế toán có thể
hạch toán chi tiết được tổng số VĐT, lợi nhuận thu được từ việc sử dụng các
VĐT thì chỉ tiêu được sử dụng là tỷ suất lợi nhuận trên VĐT:
Tỷ suất lợi nhuận
trên VĐT
=
Tổng số lợi nhuận thu được từ VĐT
x 100
Tổng số VĐT
Cứ 100 đông VĐT bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ
suất này càng cao và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng
VĐT càng cao và ngược lại
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
16
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
- Nếu việc đầu tư làm tăng quy mô SX, hiện đại hóa dây truyền SX hoặc thay
đổi công nghệ từ đó làm tăng số lượng, chất lượng SP, năng suất lao động, giảm
chi phí, tăng lợi nhuận nhưng kế toán không bóc tách được số lợi nhuận tăng
thêm:
Tỷ suất
LNTT/Tổng tài
sản
=
Tổng LN trước thuế
x 100
Tổng tài sản
Cứ 100 đồng TS sử dụng trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
 Đối với đầu tư TC:
Tỷ suất LN/VĐT

TC ngắn hạn và
dài hạn
=
Tổng số LN thu được từ đầu tư TC
x 100
ĐTTC ngắn hạn + ĐTTC dài hạn
Cứ 100 đồng đầu tư TC thì thu được bao nhiêu đồng LN và tỷ suất ngày
càng cao, xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả ĐT tài chính càng cao.
 Thời hạn thu hồi VĐT: Đối với VĐT cho các dự án độc lập mà kế toán có
thể bóc tách được số liệu chi tiết để đánh giá hiệu quả VĐT
Thời hạn thu hồi
VĐT
=
Tổng số VĐT
Khấu hao cơ bản+LN thu được từ VĐT
Nếu LN thu được ngày càng cao, thời hạn thu hồi cốn ngày càng ngắn thì
hiệu quả VĐT càng cao
 Mức nộp ngân sáh Nhà nước
Mức nộp ngân
sách
=
Tổng số tiền nộp ngân sách do sử dụng
VĐT
Tổng số VĐT
b. Từ quan điểm xã hội: Việc đầu tư phát triển rộng quy mô SX, mở rộng
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
17
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
ngành nghề sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do đó, thông qua số
lao động được tuyển người ta cũng bán được nốt bún.

1.4.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN
1.4.3.1 Phân tích tình hình công nợ của DN
Công nợ của DN bao gồm:
- Công nợ phải thu: phản ánh số vốn của DN bị chiếm dụng
- Công nợ phải trả, phản ánh số vốn của DN đi chiếm dụng
Thực tế cho thấy, trong quá trình SXKD, giữa DN với Nhà nước, giữa
DN với DN khác, giữa DN với người lao động luôn phát sinh các mối quan hệ
thanh toán. Do vậy cũng phát sinh vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng.
Qua đó, cần thiết phải phân tích, đánh giá tình hình công nợ và rõ ràng đó là
“bức tranh” phản ánh tương đối rõ nét về thực trạng tình hình tài chính của DN.
Tỷ suất các khoản
phải thu/Tổng tài
sản
=
Tổng các khoản phải thu
x 100
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ DN bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại
Tỷ suất các khoản
phải trả/Tổng
nguồn vốn
=
Tổng các khoản phải trả
x 100
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ DN đi chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại
Tỷ trọng các khoản phải
thu/phải trả(T)
=
Tổng nợ phải thu

Tổng nợ phải trả
 T>1: DN gặp khó khăn do các khoản phải thu quá lớn
 T<1: DN thu hồi tốt số vốn bị chiếm dụng và số vốn đi chiếm dụng càng
nhiều
Số vòng luân chuyển các
khoản phải thu
=
DTT
Bình quân các khoản phải thu
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
18
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của các khoản phải thu, hiệu quả của
việc thu hồi nợ. Nếu các khoản thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển càng lớn
và DN ít bị chiếm dụng.
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Hệ số này cho biết: Các khoản phải trả chiếm bao nhiêu trong tổng nguồn
vốn vay cũng như cho biết DN hoạt động chủ yếu trên vốn của mình hay đi vay,
chiếm dụng. Hệ số này càng nhỏ DN càng có lợi.
Về trình tự và phương pháp phân tích: Trước hết cần xác định các tỷ suất
nói trên ở cả thời điểm đầu năm và cuối kỳ, qua đó so sánh giữa cuối kỳ với đầu
năm của từng chỉ tiêu, xác định được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các
nhân tố đến tình hình công nợ của DN, từ đó có biện pháp điều chỉnh.
1.4.3.2 Phân tích khả năng thanh toán của DN
Khả năng thanh toán của DN phản ánh mối tương quan giữa hai yếu tố:
- Số tiền và tương đương tiền mà DN có thể dùng để thanh toán
- Tổng số nợ thanh toán mà DN cần thanh toán
Khi đề cập đến khả năng thanh toán, người ta chỉ đề cập đếm số nợ ngắn

hạn vì việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán có thể được tiến hành định
kỳ theo quý, 6 tháng và cuối năm, do đó đối với nợ dài hạn và trên 1 năm không
thuộc phạm vi phân tích khả năng thanh toán. Mặt khác, qua phân tích nội dung
cấu thành của công nợ phải trả, số nợ ngắn hạn bao gồm cả số nợ đã đến hạn,
quá hạn và nợ chưa đến hạn, do vậy khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết
phải đề cập đến khả năng thanh toán tổng số nợ ngắn hạn.
Để thanh toán các khoản nợ nói trên thì nguồn để thanh toán cũng không
giống nhau:
a. Tiền và tương đương tiền: bao gồm: tiền; các khoản đầu tư TC ngắn hạn;
các khoản phải thu; Một phần hàng tồn kho (thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi
bán); TS ngắn hạn khác.
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
19
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
b. Nợ ngắn hạn đã đến hạn, quá hạn: bao gồm: tiền và các khoản đầu tư TC
ngắn hạn
Để phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của DN, có thể dùng 2 chỉ
tiêu sau:
Hệ số CK đầu tư Các khoản 1 phần TS
ngắn
thanh toán = Tiền + TC ngắn hạn + phải thu + HTK + hạn khác
tổng quát Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số
thanh toán = Tiền + CK đầu tư TC ngắn hạn + 1 phần HTK
nhanh Nợ ngắn hạn đã đến hạn, quá hạn
 Nếu các hệ số >1: DN thừa khả năng thanh toán
 Nếu các hệ số <1: DN thiếu khả năng thanh toán
 Nếu hệ số tiến dần tới 0: DN mất khả năng thanh toán, có khả năng phá
sản
Về trình tự và phương pháp phân tích: Trước hết cần xác định các tỷ suất nói

trên ở cả thời điểm đầu năm và cuối kỳ, qua đó so sánh giữa cuối kỳ với đầu
năm của từng chỉ tiêu, xác định được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các
nhân tố đến khả năng thanh toán của DN, từ đó có biện pháp điều chỉnh.
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
20
Luận văn tôt nghiệp Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
1.5. CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐÓNG TÀU HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về tinhg hình tài chính công tại CTCP Đóng Tàu
Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đóng Tàu Hà
Nội:
Công ty Cổ phần Đóng Tàu Hà Nội là một trong những đơn vị của ngành
công nghiệp đóng tàu Việt Nam, là cơ sở chuyên đóng mới các phương tiện hoạt
động trên sông, biển, các công trình nổi, các sản phẩm công nghiệp khác phục
vụ cho sự phát triển giao thông vận tải thuỷ của đất nước.
Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội trước là Xí nghiệp đóng ca nô – sà lan
được thành lập theo Quyết định số 2487/QĐ-TCCQ của UBHC Thành phố Hà
Nội ngày 01/01/1966. Sau đổi tên thành Xí nghiệp Đóng Tàu Hà Nội vào ngày
14/08/1984 theo quyết định số 4065/QĐ-TC của UBND Thành phố Hà Nội.
Ngày 22/03/1993, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1442/QĐ-UB đổi
tên thành Nhà máy Đóng tàu Hà Nội. Tại quyết định số 4763/QĐ-UB ngày
14/08/2003 của UBND Thành phố Hà Nội đã đổi tên Nhà máy Đóng tàu Hà Nội
thành Công ty Đóng Tàu Hà Nội. Ngày 17/05/2004 theo Quyết định số
72/2004/QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty
Vận Tải Hà Nội, thí điểm theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công
ty Đóng tàu Hà Nội là doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty Vận Tải Hà
Nội.
Căn cứ vào Quyết đinh số 1719/QĐ-UB ngày 05/04/2006 của UBND

Thành phố Hà Nội, công ty đã đổi tên thành Công ty Cổ phần ĐóngTàu Hà Nội.
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÓNG TÀU HÀ NỘI
Tên giao dịch: HANOI SHIPYARD JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HASHIP
SV : Vương Thị Thùy Ninh MSV : 09D04490
21

×