Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của việt nam sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.69 KB, 32 trang )

Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
đang được xem là xu hướng tất yếu khách quan. Mỗi một quốc gia, mỗi nền kinh tế
đều được xem là những “tế bào” gắn chặt với “cơ thể” nền kinh tế thế giới thông qua
“mạch máu” là hoạt động Ngoại thương. Do vậy vai trò của ngoại thương cùng với
cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão ngày càng trở nên
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Quốc tế hóa và toàn cầu hóa là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả mọi quốc gia trên
thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Là quốc gia có 90 triệu dân, với
thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp thì lợi thế lớn nhất đối với chúng ta là có
lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công giá rẻ. Bởi vậy việc phát triển công
nghiệp dệt may trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với Việt Nam. Chính vì lý do trên, mà nhóm 8 chúng em chọn đề tài “Thực
trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam’’.
1
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là dịch vụ bán hàng hóa và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi
nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia.
Mục đích của hoạt động này là thu hút được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai
thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao
đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia hoạt
động này.
Xuất khẩu biểu hiện sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa người sản xuất,
cung cấp, và người phân phối tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau.
1.1.2 Đặc điểm


- Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động diễn ra trên phạm vi lớn cả về không
gian và thời gian, hoạt động này không chỉ được thực hiện ở các quốc gia láng giềng
mà còn diễn ra giữa các nước tạo ra một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng khác.
Kinh doanh xuất nhập khẩu có thể kéo dài vài giờ hoặc lâu hơn là vài năm.
- Kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là hoạt động ngoại thương do đó mà nó chịu tác động
mạnh mẽ của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như chính sách, pháp luật, kinh tế,
văn hóa, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng xuất
khẩu. Ngoài ra còn có các yếu tố như sự cạnh tranh của đối thủ, tiềm năng tài chính
và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. do chịu tác động của nhiều nhân tố nên hoạt động xuất
khẩu mang lại lợi nhuận lớn nhưng lại có tính rủi ro tương đối lớn.
- Hoạt động xuất khẩu chỉ xét về mặt bản chất chính là hợp đồng mua bán quốc tế được
ký kết trên cơ sở sự tư nguyện của các bên, do đó mà nó chịu sự điều chỉnh của luật
2
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Khi hoạt động này diễn ra đồng nghĩa với việc kí
kết hợp đồng mua bán quốc tế.
- Hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia
nên phải sử dụng các phương tiện vận tải chuyên dụng như: vận tải đường biển,
đường sắt, hàng không hoặc đường bộ. Vận chuyển hàng hóa từ nơi người bán đến
nơi người mua thường phải qua quãng đường dài nên hàng hóa phải được đóng gói
trong bao bì đảm bảo phù hợp với phương tiện vận tải, điều kiện khí hậu, tránh hao
mòn, mất mát và hư hỏng.
- Bản chất của xuất khẩu là hợp đồng mua bán quốc tế nên phải thống nhất ngôn ngữ
soạn thảo, phải có hình thức văn bản có chữ ký pháp lý, các điều kiện và điều khoản
phải rõ ràng, súc tích và phải chỉ rõ luật điều chỉnh.
1.1.3. Mục tiêu của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ của mình cho các đối tác
nước ngoài nên mục tiêu của xuất khẩu quan trọng nhất là thu ngoại tệ, tối đa hóa lợi
nhuận, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần phát triển nền

kinh tế đất nước. Tuy nhiên trong từng giai đoạn nhất định thì xuất khẩu lại có mục
tiêu là dùng để chi cho hoạt động ngoại giao, mua vũ khí hoặc dùng để trả nợ. Chung
quy lại thì xuất khẩu có mục tiêu nhằm thực hiện tối ưu nhất cho công cuộc CNH
-HĐH đất nước.
1.1.4 Vai trò của xuất khẩu
1.1.4.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế toàn cầu:
Xuất khẩu là nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu
tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa là một trong bốn
khâu của quá trình mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dũng của nước này
với nước khác. Có thể nói sự phát triển của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực
chính để gia tăng giá trị sản xuất.
3
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
1.1.4.2 Vai trò của xuất khẩu với nền kinh tế của mỗi quốc gia
Đối với người lao động
+ Xuất khẩu càng nhiều thì sản xuất hàng hóa càng phát triển thì cần thêm nhiều
nguồn lao động cho sản xuất.
Vì vậy, xuất khẩu sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân và giúp cải
thiện đời sống của người lao động.
+ Xuất khẩu còn tạo thêm cho nhà nước có nguồn vốn để nhập các thiết bị, máy
móc, công nghệ hiện đại.
Đối với nền kinh tế quốc dân
+ Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại nâng cao uy tín nước ta trên thị trường
thế giới. Xuất khẩu phát triển thì sẽ giúp cho sự thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa nước
ta với các nước khác phát triển hơn.
+ Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong qúa trình phát triển nền kinh tế đất nước.
Hiện nay Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế
hướng vào xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải

quyết việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
+ Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và nâng cao
mức sống của người dân.
+ Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ CNH - HĐH đất nước.
Các nước đang phát triển thì thiếu thốn nhất là khoa học công nghệ và vốn,
muốn nhập khẩu kĩ thuật công nghệ thì phải có nguồn ngoại tệ, muốn có nhiều ngoại
tệ thì cần phải tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
+ Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.
Đối với doanh nghiệp
+ Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc
quản trị sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với thời đại.
+ Xuất khẩu khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, marketing
cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh.
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới thì
xuất khẩu càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt
4
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
Nam là những nước đang trên đà phát triển, vì vậy xuất khẩu rất quan trọng để thực
hiện mục tiêu hiện đại hóa đất nước.
1.2 Các hình thức xuất khẩu
Căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa trước khi sản xuất, nguồn hàng nhập
khẩu của doanh nghiệp mà người ta chia nhập khẩu thành các loại chủ yếu như:
- Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức giao dịch bằng thư từ, điện tín, bằng gặp mặt trực tiếp để trao
đổi giữa người bán và người mua về các thỏa thuận liên quan đến hàng hóa, giao
nhận và thanh toán. Sau khi đã thống nhất các điều kiện liên quan, các bên sẽ ký kết
hợp đồng mua bán trực tiếp, hàng hóa sẽ được đưa từ nước người bán sang nước
người mua và tiền thanh toán sẽ được chuyễn từ người mua sang người bán.
- Ưu điểm:

+ Giảm bớt được các chi phí trung gian từ đó tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
+ Biết được nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các phương án kinh doanh phù
hợp.
- Nhược điểm:
+ Chi phí để giao dịch trực tiếp cao.
+ Rủi ro trong kinh doanh lớn vì không có điều kiện nghiên cứu các thông tin kĩ
về bạn hàng.
+ Trình độ kĩ thuật nghiệp vụ của các cán bộ tham gia xuất khẩu phải cao.
- Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu phải thông qua một người thứ ba, người này là trung gian.
Xuất khẩu gián tiếp thường được áp dụng trong những trường hợp phổ biến
sau:
- Công ty chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, như nhu cầu
và cầu cụ thể, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh.
- Lần đầu tiếp cận, thâm nhập thị trường.
- Quy mô kinh doanh còn nhỏ.
- Các nguồn lực có hạn, chưa thể dàn trải các hoạt động ở nước ngoài.
- Cạnh tranh gay gắt, thị trường quá phức tạp, rủi ro cao.
- Rào cản thương mại từ phía Nhà nước.
- Ưu điểm: giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc kinh doanh như: mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh,
am hiểu thị trường giảm được rủi ro, giảm các chi phí trong quá trình giao dịch.
5
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
- Nhược điểm: bị thụ động phải phụ thuộc nhiều vào người trung gian, đặc biệt là
không kiểm soát được người trung gian.
- Gia công xuất khẩu
Xuất khẩu gia công là một hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị ngoại thương
đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các xí nghiệp gia công, sau

đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng phí uỷ thác
theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác.
- Ưu điểm:
+ Dựa vào vốn của người khác để kinh doanh thu lợi nhuận.
+ Rủi ro ít và chắc chắn được thanh toán.
+ Nhập được những trang thiết bị công nghệ cao tạo nguồn vốn để xây dựng cơ
bản.
- Nhược điểm:
Giá giá công rẻ, khách hàng không biết đến người gia công, không nắm được nhu
cầu thị trường vì vậy nên không thể điều chỉnh sản phẩm kinh doanh phù hợp.
-
- Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu đóng
vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm thủ tục
xuất khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng % theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhất
định, theo thương vụ hay theo kì hạn. Hình thức này có thể phát triển mạnh khi doanh
nghiệp đại diện cho người sản xuất có uy tín và trình độ nghiệp vụ cao trên thị trường
quốc tế.
- Xuất khẩu uỷ thác
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt
chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổi với nhau
có giá trị tương đương, người ta còn gọi phương thức này là xuất khẩu liên kết hoặc
phương thức hàng đổi hàng.
Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát triển,
các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương pháp hàng
đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh được rủi ro do biến
động tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược điểm của phương thức này là thời
6
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
gian trao đổi (thanh toán trên thị trường) lâu, do vậy không kịp tiến độ sản xuất mất

cơ hội kinh doanh và phương thức này không linh hoạt (cứng nhắc).
- Xuất khẩu uỷ thác
Hội chợ là một thị trường hoạt động định kì, được tổ chức vào một thời gian và
một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày
hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để kí hợp đồng mua bán.
Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc
một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật: ví dụ hội chợ triển lãm hàng công
nghiệp. Triển lãm liên quan chặt chẽ đến ngoại thương tại đó người ta trưng bày các
loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay
ngoài các mục đích trên, hội chợ triển lãm còn trở thành nơi để giao dịch kí kết hợp
đồng cụ thể.
- Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không di chuyển ra
khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng ở các khu chế xuất hoặc doanh nghiệp bán
sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước. Ngày nay hình thức này càng
phổ biến rộng rãi hơn nhưng nhược điểm là các doanh nghiệp bán hàng sẽ thu được
lợi nhuận ít hơn nhưng nó cũng có nhiều thuận lợi là các thủ tục bán hàng, quản lí
được rủi ro, hợp đồng được thực hiện nhanh hơn, tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh
hơn.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.3.1 Các nhân tố quốc tế
Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia. Có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động xuất khâư của doanh nghiệp. Có thể kể
đến các nhân tố:
- Môi trường kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu
cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất
khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị
trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình hình
lạm phát, tình hình lãi xuất.

- Môi trường chính trị
7
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các
quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một
nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp.
- Môi trường văn hóa – xã hội
Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnh
hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua
hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghệp.
- Môi trường cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các
công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất
khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp
muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.
1.3.2 Các nhân tố quốc gia
Đây là các nhân tố ảnh hưởng bên trong đất nước nhưng ngoài sự kiểm soát
của doanh nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm:
- Nguồn lực trong nước
Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kện thuận lợi để doanh nghiệp trong
nước có điều kiện phát triển xúc tiến các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt
ngắn hạn, nguồn lực đuợc xem là không biến đổi vì vậy chúng ít tác động đến sự
biến động của xuất khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều
kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ
công mỹ nghệ,
- Nhân tố công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội,
và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất khẩu cũng mang lại nhiều kết quả cao. Nhờ sự
phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm

phán với các bạn hàng qua điện thoại, fax… giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian.
Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin chính xác, kịp thời. Yếu tố công
nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu.
8
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
Khoa học công nghệ còn tác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá xuất khẩu, kỹ thuật
nghiệp vụ trong ngân hàng
- Cơ sở hạ tầng
Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Cơ sở hạ
tầng gồm: đường xá, bến bãi hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân
hàng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt
động xuất khẩu.
- Hệ thống chính trị pháp luật của nhà nước
Nhân tố này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở
hiện tại mà còn ảnh hưởng trong tương lai. Vì vậy doanh nghiệp phải tuân theo và
hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghệp phải có kế hoạch trong tương lai
cho phù hợp.
Các doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nhận
biết và tuân theo các quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu nói riêng và
hoạt động kinh doanh nói chung. Do vậy doanh nghiệp cần lợi dụng các chính sách
của nhà nước về hoạt động xuất khẩu cũng như không tham gia vào các hoạt động
xuất khẩu mà nhà nước không cho phép.
- Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện
chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy
doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại
tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất của doanh nghiệp. Để biết được tỷ
giá hối đoái, doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của
nhà nước, theo dõi biến động của nó từng ngày. Doanh nghiệp phải lưu ý tỷ giá hối
đoái được điều chỉnh là tỷ giá tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm

phát.
- Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước
Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp,
mặt khác nó cũng dìm chết các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây
biểu hiện ở số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc các mặt
hàng khác có thể thay thế được. Hiện nay, nước ta đã có chủ trương khuyến khích
9
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
mọi doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu do đó đôi khi có sự cạnh tranh không lành mạnh.
1.3.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác
động làm thay đổi nó để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Bao gồm các
nhân tố sau:
- Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp
Là sự tác đông trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân
viên đến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Việc thiết lập cơ cấu tổ
chức của bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là
nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ
chức hợp lý cách điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinh
doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
- Yếu tố lao động
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động
xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ
thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Trình độ và năng lực trong hoạt
động xuất khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới tới hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động xuất của doanh
nghiệp là vốn. Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải

có vốn để thực hiên các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra. Năng lực
tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn là
tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng khác
nhau, tốc độ và thời gian khác nhau tạo nên một môi trường xuất khẩu phức tạp đối
với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt, những thay đổi
này để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tiến hành hoạt
động xuất khẩu.
10
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
11
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
CỦA VIỆT NAM
2.1 Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
2.1.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đối với sự phát triển của
nền kinh tế
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dệt may hiện là một trong những ngành
kinh tế lớn nhất cả nước với 4.000 doanh nghiệp, doanh thu đạt 20 tỷ USD/năm,
chiếm 15% GDP và hiện Việt Nam nằm trong top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất
thế giới. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật
Bản.
Xuất khẩu góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho bộ
phận lớn người lao động, tăng thu ngoại tệ cho ngân sách quốc gia, thúc đẩy nhập
khẩu phát triển.
Mặt khác việc mở rộng quy mô xuất khẩu cả chiều rộng lẫn chiều sâu tạo điều
kiện cho chúng ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến thế giới, nâng cao tay nghề và
kiến thức cho người lao động.
Tạo điều kiện tiếp cận và học hỏi các kiểu quản lý mới, mở rộng thị trường

tiêu thụ, tăng cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại đối với các nước, góp phần
thúc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của nước
ta
- Những mặt thuận lợi:
Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành dệt may Việt
Nam.
12
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
Hàng dệt may của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước
nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng
hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu.
Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về
thuế suất khi xuất khẩu hàng dệt may vào các nước khác.
Ngành dệt may được coi là ngành ưu tiên và khuyến khích phát triển nên sẽ
nhận được những nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.
Việc chúng ta là thành viên của WTO đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho
hoạt động xuất khẩu của nước ta. Hơn thế nữa, nước ta có hệ thống chính trị ổn định,
nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ giúp các doanh nghiệp có thêm điều kiện
để phát triển hoạt động xuất khẩu của mình.
TPP và cơ hội của dệt may Việt Nam
Mặc dù việc gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP) của Việt Nam vẫn đang trong quá trình đàm phán, nhưng các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam đã lên kế hoạch chuẩn bị cho việc thâm nhập vào sân chơi
mới đầy tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức này.
Theo ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, kiêm
Phó Tổng Giám đốc thường trực Vinatex, do có đến 60% thị phần xuất khẩu của dệt
may Việt Nam tập trung hầu hết vào các nước thuộc khối TPP nên khi tham gia TPP
chúng ta sẽ được hưởng những ưu đãi đáng kể về thuế quan.
Đây là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng thị

phần xuất khẩu, đặc biệt là ở thị trường Hoa Kỳ, bởi hàng dệt may Việt Nam xuất
khẩu vào Hoa Kỳ hiện chịu thuế suất khoảng 17% - 18%, khi TPP được ký kết thuế
suất này sẽ giảm dần xuống 0%. Với các quy tắc xuất xứ có khuyến khích sử dụng
nhiều nguyên liệu nội khối TPP, nên trong dài hạn điều này sẽ thúc đẩy Việt Nam đầu
tư vào khâu sản xuất nguyên liệu, cụ thể là sản xuất sợi, dệt nhuộm. Và điều quan
trọng là dệt may Việt Nam sẽ có thêm cơ hội xây dựng ngành phụ trợ cho mình.
13
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
Lợi thế của dệt may Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP đó là ngoài sự đồng lòng
của các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam còn nhận được hỗ trợ rất lớn từ phía
Hiệp hội nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Bởi khi đã gia nhập TPP thì Việt
Nam và Hoa Kỳ sẽ chung khối, lúc đó bản thân người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ được lợi
khi hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ được hưởng thuế suất ưu đãi,
điều đó có nghĩa là người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ được dùng hàng dệt may Việt Nam
với giá rẻ hơn.
Theo tính toán của các chuyên gia, nếu gia nhập thị trường TPP, ngành dệt
may Việt Nam sẽ tăng gấp ba kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tức từ mức 8,6
tỷ USD năm 2013 sẽ tăng lên khoảng hơn 20 tỷ USD trước năm 2020.
Từ đầu những năm thập kỷ 90 đến nay ngành may mặc bắt đầu phát triển với
tốc độ khá nhanh. Do Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển như: lực lượng lao động
trẻ, trình độ tiếp thu nhanh, giá cả thấp, được ưu đãi về hạn ngạch và thuế quan do
nước ta là nước đang phát triển.
- Những khó khăn:
Tuy có nhiều tiến bộ trong cơ chế mới song ngành công nghiệp dệt may Việt
Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực về số lượng máy móc, thiết bị,
trình độ công nghệ, thiết kế mẫu mã, chất lượng, giá thành sản phẩm. Đặc biệt, về
khâu thiết kế mẫu sản phẩm của ta còn rất yếu do chưa được coi trọng về đầu tư cơ sở
mới, thông tin và tiếp cận thị trường. Thêm vào đó, tình trạng thiếu nguyên vật liệu
sản xuất trong nước cho ngành dệt may cả về số lượng, chủng loại và chất lượng đã
làm cho giá sản phẩm của ta cao hơn nhiều so với một số nước như Trung Quốc, Ấn

Độ…Ngoài ra, sức lao động dồi dào, khả năng tiếp thu nhanh, giá công lao động thấp
cho nên ngành dệt may nước ta còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, chỉ một
biến động nhỏ trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may và gia
công ở nước ta.
Những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô nhất là qua các đợt điều chỉnh
tỷ giá, nâng giá điện, nâng giá xăng. Chi phí đầu vào của ngành dệt may trong nước
14
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
đã tăng rõ rệt, trong khi đó giá xuất khẩu của hàng dệt may không tăng được, bởi vì
giá đó phải cạnh tranh với các đối thủ khác như Bangladesh, Indonesia, dệt may của
Việt Nam không thể nào đàm phán lại hoặc nâng giá lên được.
Những biến động kinh tế tiêu cực tại khu vực EU cũng sẽ tác động tiêu cực
đến xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam trong thời gian tới đây. Ngoài ra, trong
tương lai, hàng dệt may Việt Nam có thể sẽ đối mặt với các vụ kiện chống bán phá
giá do kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính đã đạt tới ngưỡng 5%.
Công nghiệp và dịch vụ trợ giúp cho ngành dệt may như các sản phẩm đầu
vào, từ sợi, bông, cúc, chỉ, Việt Nam phải nhập khẩu, tỷ lệ nhập khẩu từ 70 đến 75%
giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.
Ngành công nghiệp dệt may ở nước ta đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của
hàng nhập lậu chèn thuế, hàng tiểu ngạch và hàng liên doanh, xí nghiệp 100% vốn
nước ngoài trên thị trường nội địa mà chưa có cách nào kiểm soát được đã gây ra
nhiều tác động xấu đến sản xuất trong nước.
Hơn thế nữa, các sản phẩm dệt may của chúng ta vẫn chưa khẳng định được
thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài, đây là một
hạn chế rất lớn cho sự phát triển của ngành dệt may nước ta. Một ví dụ rất đơn giản
đó là sản phẩm của công ty may An Phước nếu lấy tên của công ty thì giá thành của
một chiếc áo sơ mi chỉ khoảng trên dưới 100.000 VNĐ. Thế nhưng khi mà công ty có
nhãn hiệu mới là An Phuoc – Pier Cardin thì giá thành của một chiếc áo sơ mi lên tới
200.000 – 300.000 VNĐ thậm chí còn cao hơn. Điều này cho ta hiểu được rằng uy tín
cũng như thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng cho các doanh nghiệp dệt may dành

được các hợp đồng gia công nói riêng và nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng dệt may
Việt Nam nói chung.
Một vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay đề gặp phải đó là tình hình cung cấp
nguyên phụ liệu chưa được cải thiện. Nguyên phụ liệu cũng đang là vấn đề nan giải
của ngành dệt may. Hiện nay, 70% sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thực hiện theo
phương thức gia công, 30% còn lại là bán gia công. Vì phụ thuộc tới 80% nguyên,
15
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
phụ liệu nước ngoài, hàng dệt may Việt Nam bị đội giá tới 20 – 30%. Đặc biệt đối với
bông xơ thì tỷ lệ này còn cao hơn. Mỗi năm ngành dệt cần khoảng 60.000 tấn bông
xơ, nhưng nguồn bông trong nước chỉ mới sản xuất được từ 13.000 tấn đến 16.000
tấn, một con số nhỏ bé so với nhu cầu.
Chiến lược vẫn dừng lại ở ý tưởng và dự án: Chiến lược phát triển công nghiệp
phụ trợ cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý tưởng và dự án. Việc tiếp tục nhập
khẩu phụ tùng, cơ kiện, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may với khối lượng lớn vẫn
phải triển khai. Đây là những khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may cho tiến trình
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
2.2 Tổng quan về các thị trường chủ yếu của dệt may Việt Nam
Có 54 thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam, trong nhiều năm qua,
Mỹ, EU, Nhật Bản là những thị trường truyền thống, chủ lực trong xuất khẩu của
hàng dệt may Việt Nam. Năm 2012, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ đạt gần
7,5 tỷ USD chiếm 49,4 % tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, EU đạt gần 2,5 tỷ
USD, chiếm 16,56%; Nhật Bản đạt hơn 1,974 tỷ USD, chiếm 13,08%; Hàn Quốc đạt
1,068 tỷ USD, chiếm 7,78%.
• Hoa Kỳ, đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam
Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm
năng của Việt Nam, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (hàng
năm Mỹ nhập khẩu khoảng 60 tỷ USD ) đây thực sự là thị trường cực kỳ hấp dẫn đối
với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm của mình
sang thị trường Mỹ.

Số liệu thống kê sơ bộ năm 2013 của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu
hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt hơn 8,61 tỷ
USD, tăng 11,3% so với năm 2012 và chiếm 47,3% tổng 18,206 tỷ USD trị giá xuất
khẩu dệt may của Việt Nam. Hàng dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam sang thị trường lớn nhất thế giới này.
16
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
Số liệu thống kê hải quan trong nhiều năm qua cũng cho thấy, Hoa Kỳ luôn là
thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng
này sang Hoa kỳ thường chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ giai
đoạn 2009-2013
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
Kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may sang Mỹ (triệu USD)
4995 6000 6880 7458 8610
Kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may cả nước (triệu USD)
9066 11210 14040 15092 17947
Tỷ trọng trong tổng kim
ngạch xuất khẩu dệt may cả
nước (%)
55,1 53,5 49 49,4 48
Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và chính thức phát huy
hiệu lực vào năm 2001 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham
gia vào thị trường lớn và đầy triển vọng này. Đây là thị trường hứa hẹn sẽ dành cho

Việt Nam nhiều hợp đồng gia công lớn, tuy nhiên thì đây cũng là một thị trường hết
sức khó tính và đòi hỏi chất lượng cao. Điều đặt ra cho các doanh nghiệp chúng ta
hiện nay là cần hoàn thiện công nghệ gia công cũng như là nâng cao tay nghề của đội
ngũ lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu của phía đối tác.
Tuy nhiên cũng không thể không nói đến những khó khăn và thách thức cho
các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này.
Trong tình hình áp lực cạnh tranh hàng dệt may sang Mỹ ngày càng lớn và đặc biệt là
sản phẩm của hàng dệt may Trung Quốc thì một khó khăn lớn mà ngành dệt may Việt
Nam gặp phải đó là cơ chế giao hạn ngạch dệt may sang Mỹ lại không hợp lý. Trước
17
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
khi ký hợp đồng với đối tác thì phải đưa ra hạn ngạch mới ký được, sau đó lượng
hàng chỉ mới giao hết 80% thì không còn visa nữa (do chênh lệch số liệu giữa hải
quan Mỹ và bộ thương mại Việt Nam). Nhiều khách hàng đã bắt đầu chuyển sang thị
trường khác như Trung Quốc, Campuchia vì không chờ đợi được do không đàm phán
ký được hợp đồng vì số lượng hạn ngạch doanh nghiệp được giao cho năm sau chưa
biết được là bao nhiêu. Cần phải có chiến lược lâu dài để các doanh nghiệp tránh
được tình trạng khó khăn này.
Thị trường EU: là một trong những thị trường lớn của Việt Nam, hàng năm
EU nhập khoảng trên 80 tỷ USD quần áo, hiện nay hạn ngạch mà EU cấp cho Việt
Nam hàng năm khoảng 30.000 tấn hàng dệt may, trị giá trên 600 triệu USD. Việt
Nam và EU đã ký hiệp định về hàng dệt may từ tháng 12/1992, trong hiệp định có qui
định rõ danh mục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam được đưa vào thị trường EU
tổng cộng là 151 nhóm hàng, trong đó có 108 nhóm hàng theo hạn ngạch và 43 nhóm
hàng phi hạn ngạch. Đây là thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ
các qui định để không làm tổn hại đến quan hệ giữa nước ta và cộng đồng chung
Châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sang EU trong năm 2012 và
2013 lần lượt là 2,5 và 2,7 tỷ USD
Nhật Bản cũng là thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tỷ
trọng là 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong năm

2009. Từ thị trường tiêu thụ rất ít trước đó, nhưng với FTA Việt Nam - Nhật Bản có
hiệu lực từ cuối năm 2009, tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Nhật đã
tăng mạnh. Ngoài lợi thế được hưởng thuế suất ưu đãi từ FTA, chính sách giảm nhập
khẩu từ Trung Quốc cũng là cơ hội giúp dệt may Việt Nam thâm nhập và mở rộng
hơn vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may tại
Nhật Bản vào khoảng 40 tỷ USD/năm. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc hơn 31 tỷ
USD, EU là 2,1 tỷ USD, Việt Nam là hơn 2 tỷ USD…
Trong năm 2011, dệt may Việt Nam cũng đã chứng kiến sự tăng tốc ở thị
trường Hàn Quốc, khi lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Hàn Quốc vượt
18
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
mốc 1 tỷ USD, ghi tên Hàn Quốc vào top 4 thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt
Nam.
Tuy nhiên, trong các thị trường dẫn đầu này, thì Hoa Kỳ vẫn là thị trường mà
xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình là
19%/năm trong giai đoạn 2005 - 2009, thị trường EU và Nhật Bản có tốc độ tăng
bình quân lần lượt là 17% và 12%. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng
này sang Hoa kỳ đạt 2,22 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ 2009 (tăng 426 triệu
USD về số tuyệt đối).
Theo VITAS, trong năm 2013, Việt Nam xuất khẩu qua Mỹ hàng dệt may với
tổng trị giá 8,61 tỉ đô la Mỹ, tăng 11,54% so với năm 2012, qua Liên minh châu Âu
(EU) 2,7 tỉ đô la Mỹ và Nhật Bản 2,3 tỉ đô la Mỹ.
Các thị trường khác nhập khẩu nhiều hàng dệt may xuất xứ Việt Nam bao
gồm: Đức (0,65 tỷ USD), Tây Ban Nha (0,47 tỷ USD), Canada (0,39 tỷ USD), Trung
Quốc (gần 0,36 tỷ USD), Hà Lan (hơn 0,25 tỷ USD), Đài Loan (0,2 tỷ USD), Pháp
(gần 0,18 tỷ USD), Bỉ (0,16 tỷ USD), Italia (0,15 tỷ USD), …
• Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng mạnh tại các thị trường vốn bấy lâu không
phải là thị trường truyền thống của ngành dệt may.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường ASEAN trong quí I/2013
đạt 111,4 triệu đô la Mỹ, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Tại ASEAN,

Campuchia là nước nhập khẩu nhiều hàng dệt may nhất của Việt Nam trong quý đầu
năm nay, với kim ngạch đạt 45,7 triệu đô la Mỹ, tăng 103% so với cùng kỳ năm
ngoái. Ngoài ra, xuất khẩu dệt may sang Myanmar cũng tăng hơn gấp đôi.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường khác như Na Uy tăng
134,6%, sang New Zealand tăng 120%, sang Úc tăng 37%.
Khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường truyền thống có xu
hướng giảm, thì việc chúng ta tìm thêm thị trường mới thực sự là một hướng đi đúng
đắn.
19
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
2.3 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
2.3.1 Hình thức sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may
Sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may thường tồn tại dưới bốn hình thức:
(1) Gia công hoàn toàn.
(2) Sản xuất theo thiết kế có sẵn và mua nguyên phụ liệu theo chỉ định của
khách hàng.
(3) Sản xuất theo thiết kế sẵn và được toàn quyền mua nguyên phụ liệu.
(4) Sản xuất trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm.
Cho đến nay, phần lớn các nhà sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam
đang thực hiện các hợp đồng xuất khẩu theo loại hình thứ nhất: gia công hoàn
toàn. Hình thức này còn được gọi là xuất khẩu CMT (Cuting- Making-Trimming)
cho các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua. Phần còn lại đang ở hình thức thứ hai
và ba (FOB I, II). Phổ biến nhất vẫn là nhập vải, nguyên phụ liệu, sản theo thiết kế
của khách hàng để xuất khẩu.
2.3.2 Các mặt hàng chủ yếu
Một số mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam:
1. Quần áo nam nữ trẻ em
2. Áo khoác nam nữ trẻ em
3. Áo veston nam bé
4. Áo veston nữ bé gái

5. Sơ mi nam nữ cho trẻ em
6. Sơ mi nam nữ cho người lớn
7. Áo veston nam
8. Bộ quần áo
9. Áo jacket
10. Váy ngắn, váy dài
11. Đồ ngủ
12. Đồ lót
13. Áo gối
14. Túi sách
15. Hàng may chất liệu len
16. Hàng may lụa và sợi thực vật
20
Hàng dệt may của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng bộ com-lê,
quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần
yếm, quần ống chẽn và quần soóc dành cho phụ nữ và trẻ em gái (HS 6204 và HS
6104), bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân
váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn và quần soóc dành cho nam giới và trẻ em
trai (HS6203); các loại áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê (HS6110); áo phông, áo
may ô và loại áo lót khác (HS6109)
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2012 theo mã HS.
STT Mã HS Trị giá (Triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1 6204 2.099 13,9
2 6203 1.831 12,1
3 6110 1.763 11,7
4 6104 1.207 8,0 5
5 6109 1.160 7,7 6
6 6201 792 5,3

7 6202 720 4,8
8 6205 632 4,2
9 HS Khác 4.885 32,4
Tổng cộng 15.090 100,0
(Nguồn: )
Mặc dù vậy, với điều kiện kĩ thuật và công nghệ hạn chế nên phần nhiều các
sản phẩm của ngành thuộc nhóm sản phẩm trung bình, chất lượng còn ở mức khiêm
tốn (mặc dù cũng có một số sản phẩm có chất lượng cao). Nhìn chung là các doanh
nghiệp may chưa đáp ứng được những yêu cầu đối với hàng may như mốt, mẫu mã,
đường nét, chất liệu, màu sắc của thị trường xuất khẩu. Sản phẩm của ngành có
nhiều đặc điểm riêng biệt (như yếu tố thời trang) khiến thị hiếu khách hàng thay đổi
nhanh phụ thuộc vào mốt và thời vụ, công nghệ sản xuất thời trang lại thường khá
đơn giản nên mẫu mốt dễ bị bắt chước Vì vậy dù công tác mẫu mốt đã có bước phát
triển đáng kể nhưng chủ yếu ngành vẫn sử dụng mẫu mốt của ngành đặt hàng gia
công. Cũng bởi lí do này mà công tác sản xuất thường phụ thuộc vào khách hàng.
2.3.2 Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2013, giá trị xuất khẩu nước ta đạt 132,13 tỷ USD trong đó dệt may đạt
giá trị 17,947 tỷ USD, chiếm 13,58% tỷ trọng xuất khẩu cả nước, đứng sau mặt hàng
điện thoại các loại và linh kiện với 21,24 tỷ USD. Có thể nhận thấy rằng dệt may luôn
là mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao cho nước ta hàng năm.
Bảng 3: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam năm 2012-2013
( đơn vị: tỷ USD )
STT Mặt hàng
Giá trị xuất khẩu
2012 2013
1 Điện thoại và các loại linh kiện 12,72 21,24
2 Dệt may 15,09 17,95
3 Máy vi tính, SP điện tử và linh kiện 7,84 10,6
4 Giày dép 7,26 8,41
5 Dầu thô 8,21 7,28

6 Hàng thủy sản 6,09 6,72
7 Máy móc, TB, DC, phụ tùng khác 5,54 6,01
8 Gỗ và sản phẩm gỗ 4,67 5,56
9 Phương tiện vận tải và phụ tùng 4,58 4,97
10 Gạo 3,67 2,93
( Nguồn: thống kê hải quan )
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam qua các
năm (đơn vị : triệu USD)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Xúc tiến xuất khẩu từ các nước đang
phát triển sang EU (CBI) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
hàng dệt may trong giai đoạn 2005 - 2011 của Việt Nam đạt mức cao nhất thế giới
với 32%, trong khi đó Trung Quốc đạt 15%, Ấn Độ 10%, các nước Thổ Nhĩ Kỳ,
Malaysia, Thái Lan đạt mức 7%.
Năm 2012, mặc dù ngành dệt may toàn cầu gặp nhiều khó khăn song xuất
khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trưởng trên 8%. Xuất khẩu dệt may của
Việt Nam sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định mặc dù nhập khẩu dệt may
nói chung vào các thị trường này đều tăng chậm, thậm chí giảm. Cụ thể nhập khẩu
dệt may vào thị trường Mỹ năm 2012 giảm 0,5% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn
tăng 9,2%; nhập khẩu dệt may vào Nhật Bản tăng 8% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam
tăng mạnh 19,3%; thậm chí tại thị trường Hàn Quốc khi nhập khẩu dệt may vào thị
trường này giảm 7% thì nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9%. Điều này cho thấy dệt
may Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín tại các thị trường truyền thống.
Riêng trong 4 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta đạt
5,1 tỉ USD, tăng trưởng 20,3%. Điều đáng nói là, xuất khẩu các mặt hàng dệt may
của Việt Nam tăng trưởng mạnh tại các thị trường mới, không phải thị trường truyền
thống của Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
ASEAN tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Campuchia là nước đứng đầu về kim
ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong khối ASEAN, với kim ngạch tăng
103% so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại một

số thị trường khác cũng có mức tăng trưởng mạnh như sang Na Uy tăng 134,6%,
sang New Zealand tăng 120%, sang Australia tăng 37% Như vậy, không ỷ lại vào
các thị trường lớn sẵn có, dệt may Việt Nam tiếp tục mở rộng đối tác sang các thị
trường mới và tiềm năng. Tính đến nay sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt ở tại
trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
• Dự báo xuất khẩu dệt may tăng mạnh năm 2014
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vinatex), trong năm 2013 kim ngạch xuất
khẩu của toàn ngành dệt may trên 20 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,7%. Trong đó, kim ngạch
xuất khẩu dệt may đạt 17,9 tỉ đô la Mỹ, và xơ sợi đạt 2,1 tỉ đô la Mỹ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 3 - 2014, xuất khẩu dệt may
đạt kim ngạch khoảng 1,6 tỷ USD, tính tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong quý
I/2014, đạt hơn 4,54 tỷ USD, tăng khoảng 21,9% so với cùng kỳ năm 2013. Tập đoàn
Dệt May Việt Nam xuất khẩu trong 3 tháng đạt kim ngạch 725 triệu USD, tăng 12%
so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3, các đơn vị trong Tập đoàn đã sản xuất đạt
27,5 triệu sản phẩm may các loại, nâng tổng số sản phẩm may sản xuất trong 3 tháng
đầu năm lên 77,5 triệu sản phẩm may các loại. Những con số trên là một tín hiệu
đáng mừng cho nghành dệt may Việt Nam khi nền kinh tế trên thế giới vẫn còn
những dấu hiêu bất ổn.
Đáng chú ý, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang hầu hết các thị trường
đều đạt mức tăng trưởng hai con số. Cụ thể: xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 15%
so với cùng kỳ, thị trường EU tăng 21%, thị trường Nhật Bản tăng 14,8%, riêng thị
trường Hàn Quốc tăng cao nhất, lên tới 35%.
Giai đoạn 2011 - 2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm của ngành dệt may Việt
Nam dự kiến đạt 12 - 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%/năm. Mục tiêu của ngành
dệt may là đạt kim ngạch xuất khẩu 25 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2020.
• Xuất khẩu ngành hàng dệt may của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng
Mặc dù là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ năm
2009, nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả thế giới thì chỉ
chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé (khoảng 1,6% năm 2009 theo www.trademap.org).
Cũng theo thống kê của www.trademap.org, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của

Hoa Kỳ năm 2009 lên tới 86,7 tỷ USD và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào
thị trường này cũng chỉ chiếm 5,8% trị giá nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ.

×