Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Phương pháp tự cho số liệu ,bài tập thường gặp trong đề thi nguyên lý kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.38 KB, 49 trang )

Lưu Ngọc Hải - AOF49
1
LƯU NGỌC HẢI
BUSINESS ADMINISTRATION CQ49, ACADEMY OF FINANCE, HA NOI, VIET NAM
PHƯƠNG PHÁP TỰ CHO SỐ LIỆU
BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI


NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN 2014-2015
 Bám sát chương trình dạy và học của Bộ Môn .
 Tổng hợp từ ngân hàng đề thi của Học Viện 2014- 2015
 Tài liệu: Giáo trình Nguyên Lý Kế Toán và Sách bài tập.
Nhà xuất bản Tài Chính 2011.
Hà Nội, 02/2014

Phương pháp giải:
I.Các mối liên hệ số liệu giữa các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
II. Nhắc lại kiến thức lý thuyết cũ liên quan đến phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh và
những chú ý mở rộng để giải quyết tốt các dạng đề thi thường gặp về phần bài tập:
Lưu Ngọc Hải - AOF49
2
STT Chỉ tiêu
1 Doanh thu bán hàng
2 Giá vốn hàng bán
3 Lợi nhuận gộp bán hàng (1-2)
4 Doanh thu hoạt động tài chính
5 Chi phí hoạt động tài chính
6 Trong đó: Chi phí lãi vay
7 Chi phí bán hàng
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp
9 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (3+4-5-7-8)


10 Thu nhập khác
11 Chi phí khác
12 Lợi nhuận khác (10-11)
13 Tổng lợi nhuận trước thuế (9+12)
14 Thuế thu nhập doanh nghiệp
15 Lợi nhuận sau thuế (13-14)
Dạng 1: Đối tượng của bài tập là Bảng báo cáo KQHĐKD.
Bài tập xác định số liệu của một số chỉ tiêu còn thiếu của bảng báo cáo kết quả hoạt động dựa vào các dữ
kiện bài toán cho trước. Yêu cầu:
1) Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài chính thỏa mãn bảng trên?
2) Định khoản các nghiệp vụ ở ý 1?
Chú ý: Vì đây chỉ là môn học cơ sở nên đề thi thường mang tính chủ quan, nhớ công thức là
chủ yếu nên đa số đề thi thường cho các khoản giảm trừ doanh thu, thuế thu nhập doanh
nghiệp bằng 0.
So sánh giữa VCSH cuối kỳ với VCSH đầu kỳ: Xuất phát từ lý thuyết "Chủ sở hữu"
Nếu trong kỳ tồn tại những nghiệp vụ liên quan đến tăng, giảm VCSH nhưng không liên quan đến kết
quả hoạt động trong kỳ :
(*)
Nghiệp vụ liên quan đến tăng, giảm trực tiếp VCSH: góp vốn, rút vốn
Mở rộng: Các kết quả này rất hay được sử dụng để giải quyết các bài tập thường gặp trong các đề thi
-Từ phương trình cân đối kế toán : TS=NPT + VCSH
Suy ra: VCSH = TS - NPT
Ta có:
VCSH (đầu kỳ) = TS (đầu kỳ) - NPT (đầu kỳ) (1)
VCSH ( cuối kỳ) = TS (cuối kỳ) - NPT (cuối kỳ) (2)
-Viết lại phương trình (*) ta được :
KQHĐ = VCSH (cuối kỳ) - VCSH (đầu kỳ) + VCSH (giảm, nếu có) - VCSH (tăng, nếu có)
= (2) - (1) + VCSH (giảm, nếu có) - VCSH (tăng, nếu có)

= {TS ( cuối kỳ) - TS (đầu kỳ)} - { NPT (cuối kỳ) - NPT (đầu kỳ)} + VCSH (giảm, nếu có) - VCSH

(tăng, nếu có)

= a -b + c - d ( với a,b,c,d là các số liệu tương ứng và dĩ nhiên nó >0 ) (**)
Rút ra 1 số hệ quả sau:
+) Nếu đề bài cho TS tăng tức là {TS ( cuối kỳ) - TS (đầu kỳ)}=a , TS giảm tức là {TS ( cuối kỳ) - TS (đầu
kỳ)} = -a .
+) Nếu đề bài cho NPT tăng tức là { NPT (cuối kỳ) - NPT (đầu kỳ)} =b , NPT giảm tức là { NPT (cuối kỳ) -
NPT (đầu kỳ)}= -b
+) Trong kỳ xảy ra hoạt động góp vốn : VCSH (tăng) = d , rút vốn VCSH (giảm) = c
Thay vào biểu thức (**) để xác định KQHĐKD.
Bài tập mẫu 1: Lược trích từ đề thi
Doanh nghiệp thương mại X có tài liệu báo cáo kết quả kinh doanh (trích)
Đơn vị: triệu đồng . ( 12/N)
Lưu Ngọc Hải - AOF49
3
Kết quả hoạt động = VCSH - VCSH
trong kỳ cuối kỳ đầu kỳ
KQHĐ = VCSH (cuối kỳ) + VCSH (giảm) - VCSH (tăng) - VCSH (đầu kỳ)
Xác định kết quả biết :
-Tài sản tăng 300
-Nợ phải trả giảm 100
-Chủ sở hữu rút vốn 100
Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài chính thỏa mãn bảng trên. Định khoản kế toán các nghiệp vụ đó?
Lời giải:
I.Sử dụng tất cả kiến thức đã nắm được khi đọc phần phương pháp giải ở trên ta tính:
Giá vốn hàng xuất bán = 12000 - 1800 = 10200 triệu đồng
Lợi nhuận trước thuế = TS tăng + NPT giảm + VCSH giảm {bản chất: = a- (-b) +c = a+ b +c }= 500
Suy ra: Chi phí quản lý doanh nghiệp = 1800 - 500 - 520 = 780 triệu đồng
Thuế thu nhập doanh nghiệp =0 nên Lợi nhuận sau thuế = 500 = LN trước thuế.
II. Nêu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và định khoản :

1. Trong kỳ chủ sở hữu rút vốn trực tiếp bằng tiền mặt 100
2. Xuất kho hàng hóa đem bán với giá vốn hàng xuất bán : 10200
3. Khách hàng trả ngay bằng tiền mặt với giá bán 12000
4. Xuất tiền mặt chi vận chuyển hàng đem bán : 520
5. Tính lương phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp : 780
Chú ý: Nếu yêu cầu bài toán là nêu nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng thì
không được phép bao giờ lãng quên nghiệp vụ kết chuyển, cái này rất quan trọng. Bài toán trên yêu cầu
không phức tạp nhưng khi thi thì cứ thêm mấy cái nghiệp vụ kết chuyển nữa nhé, không tốn thêm mấy thời
gian đâu mà lại chắc chắn!!!
Định khoản

1. Nợ TK Nguồn vốn kinh doanh : 100
Có TK Tiền mặt 100
Lưu Ngọc Hải - AOF49
4
Chỉ tiêu Số tiền
1.Doanh thu bán hàng 12 000
2.Khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần 12 000
4.Giá vốn hàng xuất bán ?
5.Lợi nhuận gộp 1800
6.Chi phí bán hàng 520
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp ?
8.Lợi nhuận trước thuế ?
9.Thuế thu nhập doanh nghiệp
10.Lợi nhuận sau thuế ?
2. Nợ TK giá vốn hàng xuất bán 10200
Có TK hàng hóa 10200
3. Nợ TK tiền mặt 12000
Có TK Doanh thu bán hàng 12000

4. Nợ TK Chi phí bán hàng 520
Có TK tiền mặt 520
5. Nợ TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 780
Có TK Phải trả cho người lao động 780
Một số bài tập trong đề thi để bạn đọc rèn luyện kỹ năng:
Bài 1.1: Cho bảng kết quả kinh doanh sau trên báo cáo tài chính : ( đơn vị: triệu đồng)
Lưu Ngọc Hải - AOF49
5
Chỉ tiêu Số tiền
1.Doanh thu bán hàng 1500
2.Giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần 1500
4.Lãi gộp bán hàng 700
5.Giá vốn hàng xuất bán xxx
6.Chi phí bán hàng xxx
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 250
8.Lợi nhuận trước thuế xxx
9.Thuế thu nhập doanh nghiệp
10.Lợi nhuận sau thuế xxx
Yêu cầu:
1.Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ biết trong kỳ này: tài sản tăng 600, nợ phải trả tăng 150, không có
trường hợp phát sinh dẫn đến tăng giảm trực tiếp vốn chủ sở hữu? ( Đáp số: 450)
2.Hoàn thiện các số liệu?
Đáp số: Giá vốn hàng xuất bán = 800
Chi phí bán hàng = 0
Lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận sau thuế = 450
3.Nêu các nghiệp vụ và định khoản sao cho phù hợp với ố liệu trong bảng?
Bài 1.2: Cho số liệu : đơn vị triệu đồng
-Doanh thu bán hàng 11500
-Giảm trừ doanh thu -

-Doanh thu thuần 11500
-Giá vốn hàng xuất bán xxx
-Lãi gộp bán hàng 1100
-Chi phí bảo hành xxx
-Chi phí quản lý doanh nghiệp 250
-Lợi nhuận trước thuế xxx
-Thuế thu nhập doanh nghiệp -
-Lợi nhuận sau thuế xxx
Yêu cầu:
1.Xác định kết quả hoạt động kinh doanh biết tài sản tăng 850, nợ phải trả tăng 150, chủ sở hữu góp vốn 100?
(Đáp số : 600 lãi)
2.Điền các số liệu còn thiếu?
Đáp số: Giá vốn hàng xuất bán = 10400
Chi phí bảo hành = 250
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế = 600

3.Nêu các nghiệp vụ phù hợp với tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí? Định khoản ?
Bài 1.3: Trích tài liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thỏa mãn:
-Doanh thu bán hàng: 15000
-Các khoản giảm doanh thu bán hàng: -
-Doanh thu thuần: 15000
-Giá vốn hàng xuất bán: xxx
-Lãi gộp bán hàng: 1800
Lưu Ngọc Hải - AOF49
6
-Chi phí bán hàng: 520
-Chi phí quản lý doanh nghiệp: xxx
-Lợi nhuận trước thuế: xxx
-Thuế thu nhập doanh nghiệp: -
-Lợi nhuận sau thuế: xxx

Yêu cầu:
a, Cho tài sản tăng 300, nợ phải trả giảm 100, chủ sở hữu rút vốn trong kỳ 100. Xác định kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp? ( Đáp số: 500)
b,Xác định các số liệu cần tìm ở báo cáo kết quả hoạt động trên?
Đáp số: Giá vốn hàng xuất bán = 13200
Chi phí quản lý doanh nghiệp = 780
LN sau thuế = LN trước thuế = KQHĐ= 500 lãi
c,Nêu các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ phù hợp với số liệu đề đã cho. Định khoản?
Bài 1.4: Tại công ty thương mại cổ phần Z thực hiện nguyên tắc kế toán dồn tích có số liệu như sau ( đơn vị
tính: triệu đồng)
Tình hình tài chính biến động tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm N như sau:
1.Tài sản tăng 150.
2.Nợ phải trả giảm 150.
3.Trong năm, chủ sở hữu của doanh nghiệp rút vốn 50.
Yêu cầu:
a)Xác định kết quả hoạt động kinh doanh năm N? (Đáp số: 350)
b)Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong quá trình bán hàng phát sinh trong năm N ? ( số liệu cụ thể, phù
hợp với kết quả kinh doanh đã xác định)
c)Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã nêu?


Lưu Ngọc Hải - AOF49
7
Dạng 2: Bài tập liên quan đến việc xác định giá thực tế nguyên, vật liệu tại các thời điểm
nhập kho, xuất kho và khi kết thúc kỳ kế toán năm N?
Phương pháp giải:
Thường sử dụng 4 phương pháp sau để tính giá hàng tồn kho:
-Phương pháp thực tế đích danh
-Phương pháp nhập trước xuất trước
-Phương pháp nhập sau xuất trước

-Phương pháp bình quân gia quyền
Note: Để giải dạng toán trên sử dụng phương pháp bình quân gia quyền, cũng là dạng
thường gặp nhất trong đề thi nguyên lý kế toán .
Bài tập mẫu 2: Lược trích từ đề thi
Trong ngày 10/12/N, công ty B nhận vốn góp bằng nguyên liệu Z và đã nhập kho với khối lượng
1000 kg, giá trị nhập kho hợp lý của lô nguyên liệu Z là 2000 triệu đồng, chi phí vận chuyển lô
nguyên liệu Z về nhập kho là 60 triệu đồng đã trả bằng tiền mặt. Ngày 15/12/N, công ty B xuất kho
500 kg nguyên liệu Z để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu:
Xác định giá thực tế nguyên liệu Z tại các thời điểm:
1.Nhập kho?
2.Xuất kho?
3.Kết thúc kỳ kế toán năm N? (Biết rằng: công ty B áp dụng nguyên tắc giá gốc và kế toán dồn tích;
trị giá nguyên liệu xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân. Nguyên liệu Z có khối lượng tồn
đầu kỳ 400 kg với trị giá 810 triệu đồng).
Lời giải:
Giá thực tế nguyên liệu Z tại thời điểm :
1.Nhập kho: 2000 + 60 = 2060 triệu
2.Xuất kho:
triệu
3.Kết thúc kỳ kế toán năm N:
Hàng tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Nhập kho - Xuất kho
= 810 + 2060 - 1025 = 1845 triệu
Bài tập tự luyện:
Bài 2.2: Ngày 10/12/N, công ty A đã mua và nhập kho một lô nguyên liệu K với khối lượng
2000 kg; tổng giá mua chưa thanh toán là 2000 triệu đồng; chi phí vận chuyển lô nguyên liệu
về kho là 60 triệu đồng đã trả bằng tiền mặt.
Ngày 15/12/N, công ty A xuất kho 800 kg nguyên liệu K để sản xuất sản phẩm.
Lưu Ngọc Hải - AOF49
1025

1000400
8102060
500 =
+
+
×
8
Yêu cầu:
Xác định trị giá thực tế nguyên liệu K tại thời điểm:
1.Nhập kho?
2.Xuất kho?
3.Kết thúc kỳ kế toán năm N? (Biết rằng: công ty A áp dụng nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc
kế toán dồn tích; trị giá xuất kho tính theo đơn giá bình quân, nguyên liệu K có khối lượng
tồn đầu kỳ là 1000 kg với trị giá 1000 triệu đồng).
Đáp số:
1.Nhập kho : 2060 triệu
2.Xuất kho: 816 triệu
3.Kết thúc kỳ báo cáo: 2244 triệu.

Lưu Ngọc Hải - AOF49
9
Dạng 3: Tự cho số liệu liên quan đến quá trình bán hàng
Yêu cầu:
1.Tự cho số liệu bảng cân đối kế toán. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh?
2.Tự cho nghiệp vụ tài chính phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng thỏa mãn kết quả
hoạt động như ý 1?
3.Định khoản các nghiệp vụ ở ý 2?
Chú ý: -Bài toán thường đưa thêm dữ kiện như trong kỳ Chủ sở hữu góp thêm vốn hay rút
vốn ( có thể bằng tiền mặt hay bằng tài sản cố định ). Khi đó xác định kết quả hoạt động
nên nhớ phương trình sau:

KQHĐ = VCSH (cuối kỳ) + VCSH (giảm) - VCSH (tăng) - VCSH (đầu kỳ)
- Bài tập trong đề thi thường chỉ ra ở mức độ không quá nặng về mặt thuật toán nên chỉ xét1
loại hàng hóa để làm mẫu thôi, 2 loại thì phân bổ bằng bình quân gia quyền tương tự thôi!
Phương pháp giải:
Bảng cân đối kế toán đề thi thường cho mẫu :
Cho công ty thương mại cổ phần Z có bảng cân đối kế toán ngày 31/12/ N như sau :
( đơn vị: triệu đồng) , niên độ N.
Yêu cầu:
1)Tự cho số liệu , biết chủ sở hữu trong kỳ góp thêm tiền mặt là 1000, xác định kết quả kinh doanh năm N?
2)Tự cho nghiệp vụ quá trình bán hàng ( phù hợp số liệu ở trên bảng, và kết quả kinh doanh) ? xác định kết
quả kinh doanh?
3)Định khoản các nghiệp vụ ở yêu cầu 1 và 2?
Cách cho số liệu hợp lý: Thật ra môn này không như môn kinh tế học vi mô, yêu cầu về mặt số liệu hợp lý
rất đơn giản thôi. Cho làm sao cũng được hết ý
KQHĐ = VCSH (cuối kỳ) + VCSH (giảm) - VCSH (tăng) - VCSH (đầu kỳ)
1.Ví dụ có thể cho NPT đầu năm là 1000 chẳng hạn, NPT cuối năm có thể là 3000
Cho VCSH đầu năm là 5000 đi, VCSH cuối năm là 8000 . Khi đó:
Tổng nguồn vốn = NPT + VCSH
Suy ra: Tổng nguồn vốn đầu năm = 6000
Tổng nguồn vốn cuối năm = 11000
Note: Thật ra mình thấy nhiều bạn thường nghĩ là lợi nhuận ( kết quả hoạt động) chỉ nên cho bằng 25% tổng
nguồn vốn kinh doanh là hợp lý nhưng thật ra thì thuế thu nhập doanh nghiệp nó đã đánh 25 % rồi, nên mình
cho sao dễ nhẩm tình không phải bấm máy tính nhiều là được rồi, thầy cô chấm bài chỉ trong một thời gian
ngắn như thế chủ yếu đọc nghiệp vụ xem hợp lý chưa, ít khi xét đến phần tính toán sai hay đúng???
KQHĐ = VCSH cuối năm - VCSH đầu năm - VCSH tăng ( do hoạt động góp vốn trực tiếp)
Lưu Ngọc Hải - AOF49
10
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Nợ phải trả xxx xxx
Vốn chủ sở hữu xxx xxx

Tổng nguồn vốn xxx xxx
= 8000 - 5000 - 1000 = 2000 (triệu ) ~ 2 tỷ VNĐ , hê hê
2. Tự cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình mua hàng như sau:
(1) Trong kỳ chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền mặt ( hoặc TSCĐ cũng đc ) 100.
(2) Xuất kho hàng hóa đem bán với giá vốn hàng xuất bán : a
(3) Khách hàng trả ngay bằng tiền gửi ngân hàng với giá bán : b
(4) Xuất tiền mặt chi trả vận chuyển hàng hóa đem bán : c
(5) Tính lương phải trả cho nhân viên bán hàng d và nhân viên quản lý doanh nghiệp e
(6) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng xuất bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng
và doanh thu bán hàng sang TK xác định kết quả hoạt động.
(7) Xác định kết quả hoạt động bán hàng trong kỳ.
Kết quả hoạt động ở đây tức là nghiệp vụ 7 bằng 2000 triệu.
Xét nghiệp vụ (7):
KQHĐ= Doanh thu bán hàng - ( giá vốn hàng xuất bán + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí
bán hàng)

= b - ( a+ e + c + d) nghĩa là chi phí bán hàng = c + d = 2000
Cho b= 5000 đi, a = 2000 , e = 500 , b=100 , c= 400 đi
Suy ra b- (a+e+d+c) = 5000 - (2000+ 500 +100 +400) = 5000 - 3000 = 2000 triệu ( thỏa mãn)
Note: Quan trọng nghiệp vụ cho đúng là được, số liệu lúc hiểu rõ rồi cho dễ ợt vì nó không yêu cầu
cao như vi mô, là điểm chặn trên 2 trục phải thỏa mãn yếu tố nào? Cái này chỉ sử dụng phép tình
cộng trừ đơn giản là đc, nếu đề có hỏi phức tạp hơn chút như chi phí vẫn chuyển phân bổ cho 2 loại
hàng hóa bán ra thì phức tạp hơn tẹo, nhìn chung đề thi ko yêu cầu rườm rà như thế! Cũng có đề nó
yêu cầu kết hợp cả 2 quá trình mua và bán 2 loại hàng hóa, đây cũng là phức tập nhất vì lúc ghi sổ
chi tiết phát mệt lên đc
3. Định khoản 7 em nghiệp vụ trên nào:
(1) Nợ TK tiền mặt 1000
Có TK nguồn vốn kinh doanh 1000
(2) Nợ TK giá vốn hàng xuất bán 2000
Có TK hàng hóa 2000

(3) Nợ TK tiền gửi ngân hàng 5000
Có TK doanh thu bán hàng 5000
Lưu Ngọc Hải - AOF49
11
(4) Nợ TK chi phí bán hàng 100
Có TK tiền mặt 100
(5) Nợ TK chi phí bán hàng 400
Nợ TK chi phí quản lý doanh nghiệp 500
Có TK phải trả cho người lao động 900
(6) a, Kết chuyển TK giá vốn hàng xuất bán:
Nợ TK xác định kết quả hoạt động 2000
Có TK giá vốn hàng xuất bán 2000
b,K ết chuyển TK doanh thu bán hàng:
Nợ TK doanh thu bán hàng 5000
Có TK xác định kết quả hoạt động 5000
c, Kết chuyển TK chi phí bán hàng:
Nợ TK xác định kết quả hoạt động 500
Có TK xác định kết quả hoạt động 500
d, Kết chuyển TK chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK xác định kết quả hoạt đông 500
Có TK chi phí quản lý doanh nghiệp 500
(7) Xác định kết quả cuối kỳ:
KQHĐ= Doanh thu bán hàng - ( giá vốn hàng xuất bán +
chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng)
= 5000 - ( 2000 + 500 + 500) = 2000
Nợ TK xác định kết quả hoạt động 2000
Có TK lợi nhuận chưa phân phối 2000


Bài tập rèn luyện từ các đề thi :

Bài 3.1: Đề thi khoa quản trị kinh doanh 30/09/ 2013 - Đề lẻ
Cho công ty thương mại cổ phần Z có bảng cân đối kế toán ngày 31/12/ N như sau :
( đơn vị: triệu đồng) , niên độ kế toán N.
Lưu Ngọc Hải - AOF49
12
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Nợ phải trả xxx xxx
Vốn chủ sở hữu xxx xxx
Tổng nguồn vốn xxx xxx
Yêu cầu:
1)Tự cho số liệu , biết chủ sở hữu trong kỳ góp thêm tài sản cố định 550, xác định kết quả kinh doanh năm N
2)Tự cho nghiệp vụ quá trình bán hàng ( phù hợp số liệu ở trên bảng, và kết quả kinh doanh) ? xác định kết
quả kinh doanh?
3)Định khoản các nghiệp vụ ở yêu cầu 1 và 2?
Bài 3.2: Đề thi khoa quản trị kinh doanh 30/09/ 2013 - Đề chẵn
Cho công ty thương mại cổ phần Z có bảng cân đối kế toán ngày 31/12/ N như sau :
( đơn vị: triệu đồng) , niên độ kế toán N.
Yêu cầu:
1)Tự cho số liệu , biết chủ sở hữu trong kỳ rút vốn 500, xác định kết quả kinh doanh năm N?
2)Tự cho nghiệp vụ quá trình bán hàng ( phù hợp số liệu ở trên bảng, và kết quả kinh doanh) ? xác định kết
quả kinh doanh?
3)Định khoản các nghiệp vụ ở yêu cầu 1 và 2?
Bài 3.3: Tại công ty thương mại cổ phần Z thực hiện nguyên tắc kế toán dồn tích có số liệu như sau ( đơn vị
tính: triệu đồng)
Tình hình tài chính biến động tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm N như sau:
1.Tài sản tăng 150.
2.Nợ phải trả giảm 150.
3.Trong năm, chủ sở hữu của doanh nghiệp rút vốn 50.
Yêu cầu:
a)Xác định kết quả hoạt động kinh doanh năm N?

b)Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong quá trình bán hàng phát sinh trong năm N ? ( số liệu cụ thể, phù
hợp với kết quả kinh doanh đã xác định)
Lưu Ngọc Hải - AOF49
13
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Nợ phải trả xxx xxx
Vốn chủ sở hữu xxx xxx
Tổng nguồn vốn xxx xxx
c)Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã nêu?
Bài 3.4: Cho bài tập sự biến động các khoản của công ty A như sau:
-Tài sản tăng 450
-Nợ phải trả tăng 150
-Chủ sở hữu góp thêm 100
Đơn vị tính: triệu đồng
Yêu cầu:
1.Xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty?
2.Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong quá trình bán hàng phát sinh trong năm N ( số liệu cụ thể phù hợp
với kết quả hoạt động đã xác định)?
3.Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tài chính đó? Biết rằng công ty áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích?
Bài 3.5: Cho Bảng cân đối kế toán (trích)
Nợ phải trả: (xxx,xxx)
Vốn chủ sở hữu: (xxx,xxx)
Tổng nguồn vốn: (xxx,xxx)
Yêu cầu:
1. Tự cho số liệu. Nêu một nghiệp vụ kinh tế làm tăng trực tiếp vốn chủ sở hữu. Xác định kết quả kinh
doanh?
2. Nêu các nghiệp vụ liên quan đến quá trình bán hàng và xác định kết quả hoạt động ( số liệu cụ thể, phù
hợp với số liệu đã cho)?
3. Định khoản các nghiệp vụ ở yêu cầu 1 và 2?
Bài 3.6: Tại công ty cổ phần thương mại Z có:

Bảng cân đối kế toán (trích)
Tổng tài sản:
Tổng nợ phải trả:
Vốn chủ sở hữu :
1. Tự cho số liệu. Nêu một nghiệp vụ kinh tế làm tăng trực tiếp vốn chủ sở hữu. Xác định kết quả kinh
doanh?
2. Nêu các nghiệp vụ liên quan đến quá trình bán hàng và xác định kết quả hoạt động ( số liệu cụ thể, phù
hợp với số liệu đã cho)?
3. Định khoản các nghiệp vụ ở yêu cầu 1 và 2?
Một số bài giải mẫu lược trích từ đề thi
Lưu Ngọc Hải - AOF49
14
Dạng 4: Tất cả những dạng còn lại ^_^
- Tự cho số liệu liên quan đến quá trình mua hàng này :D Nói chung dễ thôi =))
- Bài tập cho sẵn số dư đầu kỳ của tất cả tài khoản và cho trước các nghiệp vụ? Yêu cầu :
định khoản, lập các lọai bảng và sổ
- Nói chung mình gộp tất cả các dạng còn lại vì thấy nó dễ mà =))
Bài 4.1: Cho số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản:
Trong đó tài khoản hàng hóa: 12000. Đơn vị : triệu đồng
Hàng hóa A số lượng 1000 kg, đơn giá: 5/kg
Hàng hóa B số lượng 1000 kg, đơn giá: 7/kg. Yêu cầu:
1.Tự cho số liệu các nghiệp vụ khác nhau liên quan tới quá trình mua hàng, có phân bổ chi
phí vận chuyển cho 2 loại hàng hóa A,B?
2.Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế đã nêu?
3.Lập sổ chi tiết các hàng hóa trên? Kiểm tra số liệu đã ghi chép ở các sổ kế toán chi tiết?
Lời giải:
1. Tự cho nghiệp vụ liên quan đến quá trình mua hàng:
(1) Mua hàng hóa chưa thanh toán cho người bán
Trong đó:
-Hàng hóa A: số lượng 500 kg, số tiền: 2000

-Hàng hóa B: số lượng 300 kg, số tiền : 1800
(2) Chi phí vận chuyển bốc dỡ số hàng hóa trên mua về thanh toán ngay bằng tiền mặt: 80 và
được phân bổ cho từng hòa hóa mua về theo khối lượng.
(3) Nhập kho đủ số hàng hóa mua về theo giá vốn thực tế.
2.Tính toán và định khoản các nghiệp vụ:
-Chi phí vận chuyển phân bổ cho hàng hóa A = 80 : (500+300) . 500 = 50
-Chi phí vận chuyển phân bổ cho hàng hóa B= 80 - 50 = 30
-Giá vốn hàng nhập kho:
+ Hàng hóa A= 2000+ 50 = 2050
+ Hàng hóa B= 1800 + 30 = 1830 .
-Định khoản :
(1) Nợ TK mua hàng 3800
(SCT: mua hàng hóa A, Số tiền: 2000)
(SCT: mua hàng hóa B, Số tiền: 1800)
Có TK phải trả cho người bán 3800
(2) Nợ TK mua hàng 80
(SCT: mua hàng hóa A, ST: 50)
(SCT: mua hàng hóa B, ST: 30)
Lưu Ngọc Hải - AOF49
15
Có TK tiền mặt 80
(3) Nợ TK hàng hóa 3880
(SCT: hàng hóa A, Số tiền: 2050)
(SCT: hàng hóa B, Số tiền: 1830)
Có TK mua hàng 3880
(SCT: mua hàng hóa A, Số tiền: 2050)
(SCT: mua hàng hóa B, Số tiền: 1830)
3. Lập sổ chi tiết và bảng chi tiết số phát sinh:
Có đề bài sẽ bắt lập bảng chi tiết số phát sinh cần nhớ :
-Bảng chi tiết số phát sinh là bảng kê đối chiếu số liệu đã ghi chép trên các tài khoản kế toán

chi tiết với tài khoản kế toán tổng hợp tương ứng.
-Cơ sở số liệu lập bảng là số liệu đã ghi chép trên các tài khoản kế toán chi tiết thuộc một tài
khoản kế toán tổng hợp tương ứng.
-Cách lập:
+Kể tên các đối tượng chi tiết thuộc tài khoản kế toán tổng hợp tương ứng.
+Lấy số dư đầu kỳ và số cộng số phát sinh bên Nợ, bên Có trong kỳ và số dư cuối kỳ của
từng tài khoản kế toán kế toán chi tiết ( sổ chi tiết) để kê vào các dòng, các bảng cho phù hợp.
+Sau khi kê hết số liệu của các tài khoản kế toán chi tiết thuộc tài khoản kế toán tổng hợp
phản ánh trên bảng này thì tiến hành cộng số liệu theo cột số tiền và ghi vào dòng tổng cộng ở
cuối bảng .
+Dựa vào dòng tổng cộng của bảng để tiến hành kiểm tra, đối chiếu. Số liệu của dòng tổng
cộng này phải đảm bảo phù hợp với các số liệu trên tài khoản kế toán tổng hợp tương ứng về
số dư đầu kỳ, số cộng phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ. Nếu các số liệu tương ứng
đó không phù hợp thì số liệu ghi chép trên các tài khoản kế toán có sự sai sót, cần phải kiểm
tra và sửa chữa lại cho đúng để đảm bảo số liệu kế toán chính xác tuyệt đối, không được phép
sai số.
Đơn vị X
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN HÀNG HÓA
Tên tài khoản: Hàng hóa A
Tháng 12 năm 2013
Lưu Ngọc Hải - AOF49
16
Đơn vị tính: triệu đồng
Đơn vị X
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN HÀNG HÓA
Tên tài khoản: Hàng hóa B
Tháng 12 năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Đơn vị X
BẢNG CHI TIẾT SỐ PHÁT SINH

Tên tài khoản: Hàng hóa
Tháng 12 năm 2013
Lưu Ngọc Hải - AOF49
17
Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn
S N SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
Số dư đầu kỳ 1000 5 5000
3 Nhập kho hàng hóa 500 4,1 2050 1500 4,7 7050
mua về
Cộng phát sinh 2050
Số dư cuối kỳ 7050
Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn
S N SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
Số dư đầu kỳ 1000 7 7000
3 Nhập kho hàng hóa 300 6,1 1830 1300 6,8 8830
mua về
Cộng phát sinh 1830
Số dư cuối kỳ 8830
Đơn vị tính: triệu đồng
Bài tập rèn luyện thuộc các dạng khác từ đề thi:
Bài 4.1: Tự cho số liệu đầu kỳ các tài khoản kế toán của 1 doanh nghiệp ( tổng số dư nợ bằng
tổng số dư có). Nêu 6 nghiệp vụ kinh tế tài chính khác nhau phát sinh trong kỳ liên quan đến
các đối tượng kế toán tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ( có số liệu cụ thể, hợp lý)
Yêu cầu:
1.Định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh các tài liệu đã cho vào sơ đồ kế
toán chữ T?
2.Kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép vào các tài khoản kế toán ở yêu cầu trên?
Bài 4.2: Tại công ty Z, tháng 03/20XX có tài liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng)
Số dư đầu kỳ các TKKT như sau:
1.TK tiền mặt 500 7.TK hao mòn TSCĐ 1.000

2.TK tiền gửi ngân hàng 1.800 8.TK phải trả cho người bán 700
3.TK phải thu khác 200 9.TK phải trả cho người lao động 500
4.TK nguyên liệu, vật liệu 2.000 10.TK nguồn vốn kinh doanh 7.600
5.TK tài sản cố định hữu hình 7.200 11.TK vay dài hạn 1.800
6.TK tạm ứng 100 12.TK phải trả PN khác 200
Cộng 11.800 Cộng 11.800
Các TK khác có số dư bằng không hoặc không có số dư:
Yêu cầu:
1.Nêu 6 nghiệp vụ kinh tế tác động đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu (Số liệu cụ thể,
hợp lý)? Phân tích ảnh hưởn của từng nghiệp vụ đến các đối tượng kế toán?
2.Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế đã nêu? Phản ánh các tài liệu đã cho vào các TK tổng
hợp dạng sơ đồ chữ T? Khóa sổ kế toán cuối kỳ?
3.Thực hiện kiểm tra việc ghi chép vào các tài khoản kế toán tổng hợp?
Lưu Ngọc Hải - AOF49
18
Tên đối tượng Đơn vị Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
chi tiết tính SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
Hàng hóa A kg 1000 5 5000 500 4,1 2050 - - - 1500 4,7 7050
Hàng hóa B kg 1000 7 7000 300 6,1 1830 - - - 1300 6,8 8830
Tổng cộng 12000 3880 15880
Bài 4.3 Tại doanh nghiệp thương mại A tháng 12/2010 có số dư đầu kỳ các tài khoản như sau: ( đơn
vị tính : triệu đồng)
1.Tài khoản tiền mặt 500 5.TK phải trả cho người bán 300
2.TK tiền gửi ngân hàng 1.000 6.TK phải trả người lao động 200
3.TK hàng hóa 5.000 7.TK hao mòn tài sản cố định 500
4.TK tài sản cố định hữu hình 4.500 8.TK nguồn vốn kinh doanh 10.000

Tổng dư nợ TK: 11.000 Tổng dư có 11.000
Các tài khoản khác có số dư bằng 0 hoặc không có số dư
Yêu cầu:

1.Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ liên quan đến qúa trình bán hàng ( bao gồm
cả các nghiệp vụ kết chuyển và xác định kết quả với số liệu cụ thể và hợp lý)?
2.Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ đã cho đến các yếu tố của báo cáo tài chính ( không phân
tích nghiệp vụ kết chuyển)?
3.Vận dụng phương pháp tài khoản kế toán để hệ thống hóa thông tin ( định khoản và phản ánh số
liệu vào sơ đồ tài khoản dạng chữ T, khóa sổ cuối kỳ)?
4.Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ?
Bài 4.4: Tại công ty A, có tài liệu sau: Bảng cân đối kế toán 31/12/N
1.Tiền mặt (1000, 800)
2.Tiền gửi ngân hàng (1800, 1800)
3.Phải thu của khách hàng (100, 600)
4.Công cụ dụng cụ (20, -)
5.Hàng hóa (900, 650)
6.Tài sản cố định hữu hình (1000, 1000)
7.Hao mòn tài sản cố định ( (50) , (70) )
-Tổng tài sản (xxx, xxx).
8.Vay ngắn hạn (2000, 2000)
9.Phải trả cho người bán (205, 205)
10.Phải trả người lao động (25, 25)
11.Nguồn vốn kinh doanh (xxx, xxx)
12.Lợi nhuận chưa phân phối (40, 200)
13.Qũy đầu tư phát triển (xxx, xxx)
Chú ý : Trong dấu ngoặc tròn, bên trái là số dư đầu kỳ, bên phải là số dư cuối kỳ)
Yêu cầu:
1.Tìm các số liệu còn thiếu (chỗ xxx). Xác định kết quả kinh doanh năm N, biết trong năm N chưa xảy ra sự
kiện công bố cổ tức và trả cổ tức cho cổ đông?
2.Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ( số liệu cụ thể, hợp lý)? Định khoản?
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm (./.)
Lưu Ngọc Hải - AOF49
19

Bài 4.5: Tại doanh nghiệp Z, tháng 12/20XX có số dư đầu kỳ như sau:
-Hàng hóa 12.000
Trong đó hàng hóa A, số lượng 1000 tấn , đơn giá 5/tấn
Hàng hóa B, số lượng 1000 tấn, đơn giá 7/tấn.
Chú ý: Ghi chép theo nguyên tắc kế toán dồn tích, đơn vị tính: triệu đồng.
Yêu cầu:
1.Cho nghiệp vụ liên quan tới quá trình mua 2 loại hàng hóa có chi phí vận chuyển phân bổ?
2.Tính giá hàng hóa nhập kho theo trình tự tính giá?
3.Định khoản các nghiệp vụ trên, ghi vào sổ chi tiết hàng hóa?
Bài 4.6: Công ty Z có số dư đầu kỳ của các tài khoản:
1.TK tiền mặt: 1200
2.TK hàng hóa: 1500
3.TK công cụ dụng cụ: 100
4.TK tài sản cố định : 1200
5.TK hao mòn tài sản cố định : 500
6.TK vay ngắn hạn : 800
7.TK phải trả người lao động: 200
8.TK nguồn vốn kinh doanh: xxx
Biết tổng tài sản tăng 150, tổng nợ phải trả giảm 150.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Yêu cầu:
a)Xác định số dư đầu kỳ của TK NVKD (nguồn vốn kinh doanh) ? Tính kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong năm biết không có nghiệp vụ nào làm tăng ,giảm trực tiếp vốn chủ sở hữu?
b)Cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm N ( số liệu cụ thể, phù hợp)?
c)Phản ánh các nghiệp vụ trên vào Nhật ký- Sổ cái?
Bài 4.7: Cho số dư đầu kỳ các tài khoản:
1.TK tiền mặt: 600
2.TK tiền gủi ngân hàng: 1300
3.TK phải thu khác: 100
4.TK hàng hóa: 12000

5.TK tài sản cố định hữu hình: 4000
6.TK hao mòn tài sản cố định: 1700
7.TK phải trả cho người bán: 800
8.TK phải trả người lao động: 500
9.TK nguồn vốn kinh doanh: xxx
10.TK Vay dài hạn : 5000
Đơn vị tính:triệu đồng
Yêu cầu:
1. Tính số dư đầu kỳ của VCSH, xác định các yếu tố của phương trình kế toán đầu kỳ?
2. Tự cho nghiệp vụ về quá trình bán hàng, đảm bảo cho lợi nhuận bằng 250?
3. Lập nhật ký sổ cái, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong sổ này?
Lưu Ngọc Hải - AOF49
20
Bài 4.8: Tại doanh nghiệp thương mại X tháng 1/201X có tài liệu về số dư đầu kì như sau:
1.Tài khoản Hàng Hóa: 3000
2.Trong đó: Hàng hóa A số lượng 1000, số tiền 2000
Hàng hóa B số lượng 500, số tiền 1000.
Các TK khác có số dư đầu kì bằng không hoặc không có số dư. Đơn vị tính: triệu đồng
Yêu cầu:
1. Nêu các nghiệp vụ liên quan tới quá trình mua hàng (2 loại hàng hóa) có phân bổ chi phí vận chuyển?
2. Tính toán, định khoản các nghiệp vụ đã nêu?
3. Ghi sổ chi tiết hàng hóa; sổ cái tài khoản hàng hóa theo hình thức nhật kí chung. Kiểm tra việc ghi chép
trên các sổ chi tiết?
Note: Nhìn chung nguyên lý kế toán học không khó. Khối kiến thức lý thuyết cần lưu ý nhất
là phần chữa sổ và ghi sổ ý :D
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT NHÉ ^_^ Hehe
Cách phân loại chỉ mang tính cá nhân, hơn nữa mình không học môn này gần 2 tháng rồi nên không nhớ chi
tiết được hết , có gì sai sót các bạn tự bổ sung nhé =))

Lưu Ngọc Hải - AOF49

21
ĐỀ SỐ 1- Khoa Kiểm Toán 09/06/2010
Câu 1: Trình bày khái niệm, điều kiện ghi nhận chi phí? Nêu các loại nghiệp vụ kinh
tế tài chính làm phát sinh chi phí? Cho 2 nghiệp vụ kinh tế khác nhau (Có số liệu cụ
thể) liên quan đến các khoản chi phí cụ thể; Phân tích những ảnh hưởng của từng
nghiệp vụ kinh tế đến từng đối tượng kế toán cụ thể có liên quan?
Câu 2: Tại công ty M có nghiệp vụ kinh tế :"Công ty M mua 1 tài sản cố định hữu
hình chưa trả tiền cho người bán K, số tiền 120 triệu đồng".
Yêu cầu:
1.Phân tích nghiệp vụ trên theo quy trình định khoản kế toán?
2.Nghiệp vụ kinh tế trên được ghi vào các sổ kế toán nào nếu công ty M áp dụng hình
thức kế toán nhật ký chung?
Câu 3: Tự cho số dư đầu kỳ các tài khoản kế toán ở một Doanh Nghiệp (Tổng số dư
Nợ các khoản = Tổng số dư Có các tài khoản kế toán). Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh khác nhau trong kỳ có liên quan đến quá trình bán một loại hàng
( gồm cả các nghiệp vụ kết chuyển, xác định kết quả có số liệu cụ thể, hợp lý, đảm
bảo doanh nghiệp có lợi nhuận).
Yêu cầu:
1.Định khoản kế toán các nghiệp vụ và phản ánh các tài liệu đã cho vào sơ đồ kế toán
dạng chữ T, khóa sổ kế toán cuối kì?
2.Phản ánh vào sổ cái (kiểu 1 bên) Tài Khoản. Xác định kết quả kinh doanh?
3.Thực hiện kiểm tra tính chính xác của các số liệu được phản ảnh vào các tài khoản
kế toán tổng hợp?
Lưu Ngọc Hải - AOF49
22
ĐỀ SỐ 2- Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp 27/03/2011
Câu 1: Nêu khái niệm, điều kiện ghi nhận "Nợ phải trả" . Các loại NPT trong doanh nghiệp?
Câu 2: Công ty A có các nghiệp vụ sau ( đơn vị: triệu đồng) vào 12/N
1.Mua hàng hóa với giá mua là 100, khách hàng thanh toán 80, còn lại KH trả vào kỳ sau.
2.Trích khấu hao tài sản cố định 20

3.Tính lương phải trả công nhân lao động 100
4.Xuất tiền mặt trả tiền điện kỳ này 20
5.Bán số hàng hóa trên giá bán 140, khách hàng thanh toán 130, còn lại thanh toán sau.
Xác định thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh từng nghiệp vụ theo:
a) Vận dụng nguyên tắc kế toán tiền?
b) Vận dụng nguyên tắc kế toán dồn tích?
Câu 3 : Doanh nghiệp thương mại X có tài liệu báo cáo kết quả kinh doanh (trích)
Đơn vị: triệu đồng . ( 12/N)
Xác định kết quả biết :
-Tài sản tăng 300
-Nợ phải trả giảm 100
-Chủ sở hữu rút vốn 100
Nêu các nghiệp vụ kinh tế tài chính thỏa mãn bảng trên. Định khoản kế toán các nghiệp vụ
đó?
_____________________________________
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.)
Lưu Ngọc Hải - AOF49
23
Chỉ tiêu Số tiền
1.Doanh thu bán hàng 12 000
2.Khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần 12 000
4.Giá vốn hàng xuất bán ?
5.Lợi nhuận gộp 1800
6.Chi phí bán hàng 520
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp ?
8.Lợi nhuận trước thuế ?
9.Thuế thu nhập doanh nghiệp
10.Lợi nhuận sau thuế ?
ĐỀ SỐ 3- Khoa Kế Toán 04/10/2010 Đề chẵn

Câu 1: Thế nào là bút toán giản đơn, bút toán phức tạp? Cho ví dụ về 2 nghiệp vụ kinh
tế, lập bút toán để minh họa các loại bút toán trên?
Câu 2: Cho nghiệp vụ kinh tế: "Công ty M trả nợ tiền mua hàng kỳ trước cho công ty
N bằng tiền mặt: 150 triệu đồng".
Hãy cho biết:
1.Công ty N sử dụng chứng từ kế toán nào để phản ảnh nghiệp vụ kinh tế trên?
2.Phân tích ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến các yếu tố của báo cáo tài chính của
công ty N?
3.Nghiệp vụ kinh tế trên được ghi vào các sổ kế toán kế toán nào nếu công ty N áp
dụng hình thức kế toán "Nhật ký chung"?
Câu 3: Tự cho số liệu đầu kỳ các tài khoản kế toán của 1 doanh nghiệp ( tổng số dư nợ
bằng tổng số dư có). Nêu 6 nghiệp vụ kinh tế tài chính khác nhau phát sinh trong kỳ
liên quan đến các đối tượng kế toán tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ( có số liệu
cụ thể, hợp lý)
Yêu cầu:
1.Định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh các tài liệu đã cho vào sơ
đồ kế toán chữ T?
2.Kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép vào các tài khoản kế toán ở yêu cầu trên?
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.)
Lưu Ngọc Hải - AOF49
24
ĐỀ SỐ 4- Khoa Kế Toán 04/10/2010 Đề lẻ
Câu 1: Nêu khái niệm, và điều kiện ghi nhận tài sản? Các loại nghiệp vụ liên quan đến
Tài Sản?
Câu 2: Cho nghiệp vụ kinh tế: "công ty N trả tiền mua hàng kỳ trước cho công ty M, số
tiền 100 triệu đồng".
1.Tại công ty M, nêu các bước lập định khoản nghiệp vụ trên?
2.Nếu công ty M sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung thì nghiệp vụ trên được ghi
chép, phản ánh vào những loại sổ nào?
Câu 3: Tại doanh nghiệp X tháng 12/N có tài liệu sau ( đơn vị tính: triệu đồng).Số dư

đầu kỳ một số tài khoản
1.Nêu các loại nghiệp vụ liên quan đến quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh hàng hóa A ( bài này có TK hàng hóa 12000, trong đó hàng hóa A: số lượng 1000
tấn, đơn giá: 5/tấn, hàng hóa B: số lượng 1000 tấn, đơn giá: 7/tấn)?
2.Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên?
3.Phản ánh nghiệp vụ vào sơ đồ tài khoản tổng hợp chữ T, có khóa sổ cuối kỳ?
___________________________________________
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.)
Lưu Ngọc Hải - AOF49
25
ĐỀ SỐ 5- Khoa Thuế Hải Quan 24/12/2010 Đề chẵn
Câu 1: Nêu khái niệm, điều kiện ghi nhận nợ phải trả? Nêu các loại nghiệp vụ liên
quan đến nợ phải trả?
Câu 2: Công ty M mua tài sản cố định hữu hình của công ty N, chưa trả tiền, số tiền
150 triệu đồng.
1.Phân tích nghiệp vụ kinh tế trên thông qua các bước của quy trình định khoản?
2.Doanh nghiệp M sử dụng những loại sổ nào nếu doanh nghiệp theo hình thức Nhật
ký-Sổ cái?
Câu 3: Cho số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản
Trong đó tài khoản hàng hóa: 12000. Đơn vị : triệu đồng
Hàng hóa A số lượng 1000 kg, đơn giá: 5/kg
Hàng hóa B số lượng 1000 kg, đơn giá: 7/kg
1.Nêu các nghiệp vụ khác nhau liên quan tới quá trình mua hàng, có phân bổ chi phí
vận chuyển cho 2 loại hàng hóa A,B?
2.Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế đã nêu?
3.Lập sổ chi tiết các hàng hóa trên, lập sổ cái tài khoản kiểu 1 bên theo hình thức Nhật
ký chung? Kiểm tra số liệu đã ghi chép ở các sổ kế toán chi tiết?
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.)

×