Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 1
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
LỜI NÓI ĐẦU
Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của quá trình đô thị
hóa ở nước ta, cũng như tầm quan trọng của việc áp dụng và phát triển mô
hình nông nghiệp đô thị - một mô hình đã phát triển và mang lại hiệu quả
kinh tế cao ở nhiều nước trên thế giới để giải quyết những vấn đề nảy sinh
và hướng tới việc đưa ra các giải pháp để phát triển nền nông nghiệp đô thị
có hiệu quả, mang lại lợi ích cho người dân.
Bài tiểu luận với đề tài “Mô hình nông nghiệp đô thị” sẽ làm rõ những
nội dung liên quan đến nông nghiệp đô thị như: sự cần thiết khách quan phải
phát triển nông nghiệp đô thị, vai trò của nó trong tiến trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa, cũng như những thực trạng và giải pháp nhằm phát triển và
nâng cao hiệu quả của nông nghiệp đô thị trong giai đoạn hiện nay và trong
tương lai.
Nội dung nghiên cứu này thuộc bộ môn Quản lí Nhà nước về nông
nghiệp và nông thôn. Ngoài những nội dung chính trên, việc nghiên cứu
những nội dung liên quan đến mô hình nông nghiệp đô thị sẽ góp phần làm
rõ những ưu nhược điểm của mô hình nông nghiệp đô thị và giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về mô hình này. Bài tiểu luận có tham khảo các sách và tài liệu
có liên quan.
Vì lí do còn thiếu kinh nghiệm trong việc làm bài tiểu luận nên chắc
chắn bài làm sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ phía
giảng viên để bài làm được hoàn thiện hơn.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 2
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là nước có tỷ trọng nông nghiệp khá lớn (ước tính trên 70%),
nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, gắn liền với chương trình đô thị hóa, diện
tích đất nông nghiệp dang dần bị thu hẹp (ước tính khoảng 5%/ 1 năm). Thực
trạng này dẫn đến rất nhiều hệ quả khác nhau, chủ yếu là tác động đến người
nông dân canh tác trên những khu vực đang đô thị hóa và các vủng ven đô thị,
kéo theo đó là các hệ quả: thiếu lương thực trong vùng nội thị, giá lương thực
tăng cao, tình trạng thất nghiệp gia tăng
Tuy nhiên, vấn đề nông nghiệp đô thị hiện nay chưa định hình, chưa có
định hướng theo kế hoạch cụ thể, còn tự phát và thay đổi tạm thời theo cơ chế
thị trường. Nhìn chung, trình độ phát triển nông nghiệp đô thị còn lạc hậu,
manh mún, chủ yếu canh tác theo tập quán. Do vậy, vai trò của nông nghiệp
đô thị ngày càng quan trọng. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang
diễn ra rất nhanh, nông nghiệp đô thị đang bị thu hẹp dần nhưng nhu cầu cung
cấp lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với số lượng lớn, vành đai xanh
sản xuất nông nghiệp phải được thiết lập để phục vụ đô thị.
Thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị đang có xu hướng bị thu hẹp do
sự cạnh tranh sử dụng đất để xây nhà hay nhiều mục đích khác. Vì vậy tìm ra
một hướng đi mới cho nông nghiệp đô thị là một điều tất yếu. Kinh nghiệm
trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu không phát triển nông thôn thì không một
nước nào có thể phát triển kinh tế một cách ổn định và bền vững.
Mặt khác, trong rất nhiều các giải pháp thì phát triển nông nghiệp đô thị
được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 3
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
cập liên quan trong tiến trình đô thị hoá, hướng tới xây dựng các đô thị sinh
thái bền vững cho tương lai. Đảng và Nhà nước cần phải có những chủ
trương, chính sách, pháp luật và các chương trình liên quan đến phát triển
nông nghiệp đô thị nhằm đảm bảo khắc phục những nhược điểm của tiến trình
công nghiệp hóa gây ra, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống
cho người nông dân ở trong khu vực đô thị và vùng giáp ranh, vùng ngoại ô,
vùng ven đô thị.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Nông nghiệp đô thị là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta, hiện nay
mới có rất ít các công trình nghiên cứu, các công trình nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Nghiên cứu luận cứ phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái của kĩ sư
Dương Đức Tùng Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thành phố Hải Phòng
làm chủ nhiệm.
- Chương trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Nông hóa
thổ nhưỡng về sự phát triển nông nghiệp đô thị.
- Chương trình nghiên cứu về quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam của
tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng có đề cấp đến vai trò và
hướng phát triển của nông nghiệp đô thị.
- Các chương trình đề tài nghiên cứu về nông nghiệp đô thị của các tỉnh
như Vĩnh Long, TP, Hồ Chí Minh, Hà Nội…
3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu:
Trên thế giới có những mô hình phát triển thành công dựa trên phát
triển nông nghiệp đô thị như Hoa Kì, Đài Loan, Trung Quốc, Hà Lan, Cuba
đã tạo ra những sản phẩm mới quan trọng như các loại cây trông mới, năng
lượng sinh học mới.
Trong khi đó mặc dù đã đạt được nhiều thành tích trong phát triển kinh
tế - xã hội nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn rất manh múng và lạc
hậu. chính vì vậy nghiên cứu tình hình phát triển nền nông nghiêp đô thị ở
Việt Nam để tìm ra hướng đi cụ thể đang đặt ra nhiều vấn đề cho Đảng và
Nhà nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 4
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
4.1. Cơ sở lí luận:
- Luật Qui hoạch đô thị năm 2009;
- Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND về chương trình phát triển chuyển
dịch cơ cấu phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên
địa bàn Thành phố Hồ chí minh trong giai đoạn 2011- 2015;
- Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND về việc quy định những giải pháp
chính sách khuyến khích phát triển nông ngiệp theo hướng nông nghiệp
đô thị - nông nghiệp kĩ thuật kĩ thuật cao , nông nghiệp sinh thái gắn với
công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình dương giải đoạn 2012 –
2015;
- Và một số văn bản khác có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được xây dựng dựa trên việc sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê…và nghiên cứu
và tham khảo tài liệu có liên quan đến mô hình nông nghiệp độ thị, liên
hệ thực tế về việc áp dụng các mô hình này ở Việt Nam, cũng như ở một
số địa phương…
5. Bố cục:
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần mở đầu;
- Phần nội dung: gồm 3 chương;
- Phần kết luận.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 5
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa
là một quá trình tất yếu khách quan, nó làm thay đổi bộ mặt đất nước, tăng thu
nhập cho người dân… Tuy nhiên, những hệ quả của quá trình đô thị hóa mang
lại là không nhỏ, một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất,
trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô
thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh
môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi…
Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị.
Trong rất nhiều các giải pháp, phát triển nông nghiệp đô thị được xem như một
hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong
tiến trình đô thị hoá, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững.
1. Khái niệm:
Khi tiếp cận mô hình nông nghiệp đô thị, có thể tiếp cận dưới 2 giác độ:
một là, nông nghiệp đô thị theo cách hiểu chung; hai là, được tách riêng gồm
nông nghiệp đô thị và nông nghiệp ven đô thị. Cụ thể như sau:
- Theo cách tiếp cận thứ nhất:
Nông nghiệp đô thị là quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ
nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với
điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái,
tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao
chất lượng môi trường. Quá trình đó được diễn ra ở các vùng xen kẽ
hoặc tập trung ở đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô.
(Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
- Theo cách tiếp cận thứ hai :
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 6
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
Nông nghiệp đô thị là việc sử dụng các diện tích nhỏ, các lô đất trống,
sân vườn, thảm cỏ, ban công, sân thượng… trong thành phố để trồng
trọt, hoặc chăn nuôi nhỏ để tự tiêu, hoặc bán cho các chợ lân cận
Nông nghiệp ven đô thị là ứng dụng lên các đơn vị nông nghiệp ở gần
thành phố sản xuất theo hình thức thâm canh như rau, hoa quả, thịt,
trứng, sữa… sau đó thương mại hóa toàn bộ hay một phần sản phẩm.
Nông nghiệp đô thị và ven đô thị cung cấp sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản và lâm nghiệp cho vùng đô thị và vùng ven. Các sản phẩm bao
gồm cả sản phẩm lâm nghiệp và các dịch vụ môi truờng mang tính chất nông,
lâm, ngư. Sự phân biệt giữa tính chất “đô thị” và “ven đô thị” thay đổi tùy theo
hoàn cảnh về mật độ dân số và kiểu mẫu sử dụng đất.
2. Sự cần thiết phát triển mô hình nông nghiệp đô thị:
2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp đô thị ở một số nước trên thế giới:
- Từ cuối thế kỷ XX, nông nghiệp đô thị đã trở thành xu thế trong quá trình
phát triển đô thị ở các quốc gia. Theo báo cáo hằng năm của Tổ chức Nông
lương Liên hiệp quốc (FAO). Vào năm 2008:
Gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị trên thế giới là
từ nông nghiệp đô thị;
Ước tính 25 - 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mô hình
nông nghiệp đô thị.
- Nông nghiệp đô thị và ven đô thị đang xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn
trên thế giới. Trong đó, đã có rất nhiều đô thị nổi tiếng trên thế giới phát
triển mạnh về nông nghiệp đô thị:
Ở Matxcơva (Nga) 65% gia đình có mô hình VAC đô thị; tại Béclin
(Đức), có 8 vạn mảnh vườn trồng rau ở đô thị; hàng vạn cư dân ở Niu
Oóc (Hoa Kỳ) có vườn trồng rau trên sân thượng; còn ở Trung Quốc,
nông nghiệp đô thị, ven đô cung cấp tới 85% nhu cầu về rau xanh, 50%
về thịt trứng của người dân.
Và đặc biệt, tại Cu Ba, nông nghiệp đô thị phát triển mạnh mẽ để cung
ứng thực phẩm tươi sống tại chỗ cho cư dân đô thị, nhờ đó thủ đô
Lahabana đã tự túc được đến 90% loại thực phẩm này.
• Năm 2008, hơn 20 vạn dân làm việc trong ngành nông nghiệp đô thị.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 7
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
• Các nông trại là nguồn cung cấp phần lớn lượng rau cho Cuba, đồng
thời đáp ứng khoảng 300.000 việc làm với lương khá cao;
• Theo tổ chức FAO, người Cuba nạp vào cơ thể khoảng 3.547
calo/ngày - hơn lượng calo mà chính phủ Mỹ khuyến cáo công dân.
Từ đó có thể thấy chương trình phát triển nông nghiệp đô thị của Cuba là
một thành công ấn tượng. Và trên thế giới, hầu hết các nước cũng đã và
đang áp dụng thành công và có hiệu quả mô hình này.
2.2. Sự cần thiết phát triển nông nghiệp đô thị tại Việt Nam
- Trong quá trình đô thị hóa, đất sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven ngày
càng thu hẹp, một số vật nuôi, cây trồng cũ không còn phù hợp; mặt khác
cùng với quá trình đô thị hóa, không phải hộ nông dân nào cũng có thể
chuyển sang hình thức kinh tế phi nông nghiệp một cách thuận lợi. Trong 7
năm qua (2000-2007), đô thị hoá và công nghiệp hoá đã thu hồi trên
500.000 ha đất, chiếm trên 5% đất nông nghiệp. Vì vậy, tìm ra một hướng
đi thích hợp cho nông nghiệp đô thị là điều tất yếu.
- Bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội đáng ghi nhận của quá trình
đô thị hóa như: làm thay đổi diện mạo của khu vực đô thị, tăng mức sống,
thu nhập của người dân, đóng góp to lớn vào GDP thì đô thị hóa cũng làm
nảy sinh nhiều nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: Vấn đề
di dân nông thôn ra thành thị;
Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo;
Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị;
Vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi trường;
Vấn đề an toàn về lương thực, thực phẩm, vấn đề cảnh quan đô thị…
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta là hiện nay đang diễn ra trên diện rộng
nhưng các yếu tố kinh tế đô thị làm động lực cho đô thị hóa thì còn nhiều
khó khăn. Dựa trên những ưu thế của nông nghiệp đô thị cùng với việc tìm
hiểu, rút kinh nghiệm các đô thị trên thế giới đã, có thể thấy phát triển nông
nghiệp đô thị thực sự là một động lực nội tại quan trọng cho sự phát triển
nhanh và bền vững của đô thị của Việt Nam hiện nay.
3. Vai trò nông nghiệp đô thị:
- Nông nghiệp đô thị góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi
sống tại chỗ cho các đô thị.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 8
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
An ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đã và đang rất
được quan tâm hiện nay tại các đô thị. Hiện nay, qui mô dân số đô thị không
ngừng gia tăng. Các loại lương thực thực phẩm chất lượng cao với giá đắt đỏ
thì chỉ hướng đến các hộ thu nhập cao. Vì vậy, nguy cơ thiếu hụt nguồn lương
thực cơ bản cho các hộ khó khăn ngày càng trầm trọng.
Khi được thực hiện đúng đắn và cẩn thận, nông nghiệp đô thị và ven đô
thị có thể đóng góp vào việc bảo đảm an ninh lương thực theo ba cách:
Số lượng lương thực tăng. Người tiêu dùng nghèo có thể tiếp cận được
một cách trực tiếp lương thực từ những hộ sản xuất và từ những chợ gần.
Ngay cả những người sản xuất có ít diện tích cũng có thể tự sản xuất
thức ăn và cung cấp lượng dư thừa ra thị trường và gia tăng thu nhập.
Tạo cơ hội cung cấp thức ăn tươi cho người tiêu dùng đô thị, ít sợ bị hư
hỏng so với sản xuất từ các vùng nông thôn xa xôi, trở ngại vận chuyển.
Cung cấp cơ hội công ăn việc làm. Ước tính có 800 triệu cư dân đô thị
trên thế giới kiếm sống nhờ sản xuất thức ăn, lương thực.
- Nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư đô
thị.
Cùng với quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp của nông dân ven
đô bị thu hẹp, người dân mất tư liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề
nghiệp khi trình độ, vốn, kinh nghiệm và tác phong công nghiệp còn nhiều hạn
chế. Vì vậy, vấn đề việc làm cho những gia đình ven đô càng trở nên cấp thiết.
Nông nghiệp đô thị phát triển sẽ góp phần giải quyết thực trạng này. Ước
tính hiện có khoảng 800 triệu dân cư trên thế giới kiếm sống nhờ sản xuất thức
ăn, lương thực từ nông nghiệp đô thị. Ngoài ra, hình thức nông nghiệp này còn
tạo cơ hội liên kết với các doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ sản xuất những
thực phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao, có thể xuất khẩu.
- Nông nghiệp đô thị dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị.
So với nông dân khu vực nông thôn, nông nghiệp đô thị có rất nhiều thuận
lợi trong việc vận dụng những dịch vụ khoa học, công nghệ vào sản xuất.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 9
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
Bên cạnh đó, nông nghiệp đô thị còn có khả năng phát triển theo các mô
hình chuyên biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cung cấp cây xanh,
hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch…
- Nông nghiệp đô thị góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên,
giảm ô nhiễm môi trường.
Nông nghiệp đô thị có thể tái sử dụng chất thải để làm phân bón, nước
tưới, và bằng công nghệ xử lý, có thể tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị
phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, bằng cách tái sử dụng nguồn nước thải nông nghiệp đô thị có
thể cải thiện công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững cho các đô thị. Nông nghiệp đô thị góp phần tái tạo chất dinh dưỡng
cho đất thông qua tái sử dụng các chất thải hữu cơ từ các hoạt động của đô thị.
Ngoài ra, nông nghiệp đô thị được sản xuất tại chỗ nên sau thu hoạch, chi
phí đóng gói, vận chuyển và bảo quản bằng kho lạnh được bỏ qua nên góp
phần giảm giá thành đến mức tối đa.
- Nông nghiệp đô thị góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe
cộng đồng.
Nông nghiệp đô thị sẽ góp phần phát triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị
xanh” , tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các đô thị:
cây xanh, công viên, mảng xanh trên các ban công, hay các vành đai xanh bao
quanh ven đô….
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Đặc điểm của nền nông nghiệp đô thị ở nước ta hiện nay:
1.1. Nông nghiệp đô thị đang được định hình và có những đóng
góp quan trọng cho phát triển đô thị ở Việt Nam.
- Trong thực tế, những mầm mống của nông nghiệp đô thị ở Việt Nam đã
xuất hiện xung quanh các thành cổ ngay từ thời phong kiến. Càng ngày
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 10
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
nông nghiệp đô thị càng trở nên quan trọng và có những đóng góp lớn cho
phát triển bền vững các đô thị.
- Năm 2007, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của TP Hồ Chí Minh là
0,9%, Hà Nội là 2,0%, Đà Nẵng 5,6%, Hải Phòng 11,0%, TP Cà Mau 11%,
TP Lạng Sơn 5,2%, TP Quy Nhơn 8,3% Con số trên cho thấy quá trình
đô thị hóa càng phát triển thì tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP càng
thấp và giảm xuống. Hoạt động nông, lâm, thuỷ sản tại các đô thị hiện nay
đã tạo việc làm cho 17,89% dân số đô thị từ 15 tuổi trở lên.
- Nông nghiệp đô thị đã đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của một số
đô thị như sau:
Nhu cầu lương thực: Hà Nội 33%, Hải Phòng 85%, Đà Nẵng 23%, TP
Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 100%;
Nhu cầu rau, củ, quả thực phầm: Hà Nội 55%, Hải Phòng 65%, Đà
Nẵng 30%, TP Hồ Chí Minh 18% và Cần Thơ 70%;
Nhu cầu thịt gia súc, gia cầm: Hà Nội 25%, Hải Phòng 60%, Đà Nẵng
20%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 70%;
Nhu cầu cá, tôm: Hà Nội tự túc được 22%, Hải Phòng 70%, Đà Nẵng
100%, TP Hồ Chí Minh 45 % và Cần Thơ 80%
- Nông nghiệp ở một số đô thị cũng tạo ra nông sản có giá trị xuất khẩu. Ví
dụ: nghề nuôi tôm, cá sấu, cây cảnh, cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh, nghề
trồng hoa ở TP Đà Lạt; nghề trồng chè ở TP Thái Nguyên,nghề trồng cà
phê, cao su, hồ tiêu ở ngoại ô các đô thị ở Tây Nguyên
So với khu vực nông thôn, trung bình năng suất cây trồng ở đô thị có
năng suất cao hơn 30-50% nhờ hệ thống hạ tầng nông nghiệp phát triển.
- Sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, nghỉ dưỡng (còn gọi là loại hình
nông nghiệp du lịch và nông nghiệp nghỉ dưỡng) đang được chú ý phát
triển tại nhiều đô thị.
Ví dụ: Thảo Cầm viên, khu du lịch Suối Tiên ở TP Hồ Chí Minh; Hồ Tây,
Công viên Lê Nin, Thủ Lệ ở Hà Nội…
1.2. Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp đô thị Việt Nam khá rõ nét:
Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp đô thị của Việt Nam hiện nay diễn ra theo 5
hướng sau:
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 11
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
- Hướng thứ nhất: hình thành các tập đoàn cây, con phù hợp với điều kiện
sinh thái của từng vùng. Về bản chất, tuy đô thị là phân hệ địa - kỹ thuật,
nhưng nông nghiệp đô thị vẫn lấy cây trồng, vật nuôi làm đối tượng sản
xuất, nên vẫn chịu tác động mạnh của các nhân tố tự nhiên và phân hoá
lãnh thổ của chúng.
Ví dụ: Tại khu vực ven đô các đô thị miền núi có khí hậu cận nhiệt đới như
Sa Pa, Đà Lạt tập trung sản xuất các sản phẩm xứ lạnh như trồng hoa, rau
ở Đà Lạt; trồng thảo dược, rau và sản xuất giống rau ở Sa Pa.
- Hướng thứ hai: Quá trình đô thị hoá của Việt nam đang bước vào giai đoạn
tăng tốc, số lượng các đô thị tăng lên nhanh chóng.
Ví dụ: Trong giai đoạn 1999 - 2006, số lượng đô thị của Việt Nam tăng
thêm 89 (từ 623 đô thị lên 714 đô thị).
Quá trình này làm thu hẹp đất nông nghiệp, mở rộng diện tích đất đô thị,
nhưng lại là động lực gián tiếp mở rộng diện tích nông nghiệp đô thị và
xuất hiện thêm nhiều khu vực nông nghiệp đô thị mới.
- Hướng thứ ba: Quá trình mở rộng các đô thị một mặt làm cho diện tích đất
nông nghiệp bị thu hẹp, nhưng mặt khác thúc đẩy nhiều khu vực nông
nghiệp nông thôn chuyển thành khu vực nông nghiệp đô thị.
Ví dụ: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hoá…
Sự chuyển đổi đó diễn ra từ sự thay đổi địa bàn sản xuất đến chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông nghiệp, cơ cấu lãnh thổ
sản xuất, các loại hình và phương hướng sản xuất, hướng chuyên môn hóa.
Đây là một hướng tất yếu phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
- Hướng thứ tư: chuyên môn hoá nông nghiệp đô thị phục vụ chức năng của
các đô thị. Ngoại trừ các đô thị đã có từ trước, hiện nay nông nghiệp đô thị
cũng hướng vào việc chuyên môn hoá theo chức năng phục vụ các đô thị.
Tại các đô thị du lịch (Hạ Long, Đồ Sơn, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu ),
- Hướng thứ năm: Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp trong nội bộ đô thị: nông
nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị.
Nông nghiệp nội thị ở nước ta có qui mô nhỏ, manh mún, xen ghép về
mặt lãnh thổ với các hoạt động kinh tế khác nhau, nhiều tầng (tiến hành cả
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 12
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
trên nóc nhà có mái bằng, ban công…), tiến hành canh tác cả trong các bể,
thùng, chậu… và lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định
Nông nghiệp ngoại thị là bộ phận quan trọng nhất của nông nghiệp đô thị
Việt nam hiện nay. Chúng có lãnh thổ rộng, được qui hoạch rõ ràng, hình
thành các vùng chuyên canh, các vành đai nông nghiệp nhưng lãnh thổ
biến động mạnh do sự phát triển của không gian đô thị.
Ví dụ: TP Hồ Chí Minh đã hình thành các vùng: cây hoa cảnh, vùng cây ăn
quả ở rải rác và xen các vườn hoa đặc chủng (ngâu, nhài, phong lan ),
vùng cây ăn quả tập trung kinh doanh đa dạng, vùng rau thực phẩm các loại
và vùng chăn nuôi cung cấp thịt, sữa, thuỷ sản
1.3. Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam in đậm tính chất nhiệt đới:
- Những lợi thế của vùng nhiệt đới: năng lượng mặt trời dư thừa, nền nhiệt
độ cao, tổng nhiệt độ hoạt động lớn, nguồn nước tự nhiên phong phú, tập
đoàn cây con đa dạng và phát triển quanh năm Tính chất nhiệt đới của
nông nghiệp đô thị Việt nam thể hiện ở những điểm sau:
Có hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng, trong đó chủ yếu là cây trồng,
vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới hoặc đã được nhiệt đới hóa.
Đa dạng trong cơ cấu mùa vụ. Sản xuất nông nghiệp tiến hành quanh
năm, không bị gián đoạn. Ngoài ra , cơ sở hạ tầng và các điều kiện dịch
vụ nông nghiệp ở đô thị tốt hơn, tính mùa vụ của nông nghiệp đô thị
biểu hiện không đậm nét bằng tính mùa vụ của nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện được các biện pháp xen canh, thiết kế nhiều tầng cây trên
một diện tích canh tác theo trật tự ưu tiên cây cao ưa ánh sáng, cây tán
rộng ưu ánh sáng, cây ít ưa ánh sáng và dưới cùng có thể là con nuôi
Tính bấp bênh trong sản xuất: dịch bệnh, thiên tai, hạn, lũ lụt, và tính
thất thường của thời tiết , dịch bệnh dễ lây lan do mật độ dân số cao và
thực phẩm khó bào quản do nền nhiệt cao.
1.4. Nông nghiệp đô thị Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau:
- Loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị là tập hợp các hình thức sản xuất
nông nghiệp ở khu vực nội thị và ngoại thị có những đặc trưng chung về
chức năng, tính chất, mục đích và trình độ phát triển.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 13
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
- So với khu vực nông thôn, khu vực đô thị do có nhiều nguồn lực và các
nhân tố tác động tới nên sẽ có nhiều loại hình nông nghiệp hơn. Có 9 loại
hình nông nghiệp đô thị ở Việt Nam: Nông nghiệp tự cung, tự cấp; Nông
nghiệp phục vụ khách sạn nhà hàng; Nông nghiệp phục vụ xuất khẩu; Nông
nghiệp xanh; Nông nghiệp phòng hộ; Nông nghiệp sinh thái; Nông nghiệp
du lịch; Nông nghiệp nghỉ dưỡng; Nông nghiệp công nghệ cao;
2. Thực trạng của nền nông nghiệp đô thị ở nước ta hiện nay:
2.1. Thế mạnh
- Giảm đóng gói, lưu trữ và vận chuyển dễ dàng ở vùng nội đô và ven đô;
- Cung cấp thực phẩm tươi sống cho người dân vì thời gian vận chuyển
nhanh và khoảng cách gần;
- Tạo ra việc làm và thu nhập cho nông dân khu vực đô thị và ven đô;
- Dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị, áp dụng các thành tựu kĩ thuật, công nghệ
vào quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả, sản lượng, chất lượng nông sản;
- Tái sử dụng chất thải đô thị, tạo cảnh quan môi trường và góp phần giảm
thiểu ô nhiễm;
2.2. Khó khăn và nguyên nhân
- Trình độ sản xuất của nông nghiệp đô thị tại Việt Nam còn lạc hậu, manh
mún, chủ yếu canh tác theo tập quán. Do chưa có định hướng cụ thể cho
phát triển nông nghiệp đô thị từng thành phố và vùng ven. Từ trước đến
nay các thành phố lớn chỉ xem hoạt động nông nghiệp là thứ yếu.
- Nông nghiệp đô thị có địa bàn sản xuất không ổn định, do quá trình đô thị
hoá đang bước vào giai đoạn tăng tốc, tính khả thi của các qui hoạch đô thị
ở nước ta chưa thật cao.
- Nông nghiệp đô thị nước ta thường xuyên phải canh tranh với các hoạt
động khác ở đô thị trong việc sử dụng nguồn lực: quỹ đất, nguồn nước, vốn
đầu tư, nguồn năng lượng và lao động trong đô thị.
Ví dụ, về diện tích đất, Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam vạch kế
hoạch cho diện tích đất đô thị đến năm 2020 là 460.000 ha, nhưng đến
2006 đã thực hiện 477.000 ha, vượt kế hoạch 13 năm;
- Người dân đô thị ít quan tâm đến hoạt động nông nghiệp do lao động trong
nông nghiệp có thu nhập thấp so với các hoạt động kinh tế khác;
- Nông nghiệp đô thị đang làm tác động xấu đến môi trường.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 14
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
Ví dụ: Hoạt động chăn nuôi làm lây lan dịch bệnh, việc sử dụng nước thải
và các loại hoá chất vượt quá mức cho phép trong cả trồng trọt lẫn chăn
nuôi làm cho nông sản kém an toàn…
- Vấn đề quản lý nông nghiệp đô thị còn nhiều chồng chéo, bất cập.
Ví dụ: Hiện nay ở nước ta, Bộ Xây dựng quản lý việc lập và thực hiện quy
hoạch phát triển đô thị còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
Bước sang thế kỷ XXI, nông nghiệp đô thị của Việt Nam đang được định
hình, phát triển và thực sự đã trở thành một bộ phận thiết yếu. Ngoài những nét
tương đồng với nông nghiệp đô thị của các nước đang phát triển, nông nghiệp
đô thị ở Việt nam cũng có những sắc thái riêng.
Để phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô thị, các địa phương cần phải
có những chính sách và kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý,
hiệu quả. Đồng thời, vai trò cơ quan khuyến nông là rất quan trọng trong việc
phát triển nông nghiệp đô thị nhằm chuyển giao khoa học kĩ thuật và đóng góp
vào xây dựng nông thôn mới. Do vậy, cơ quan khuyến nông cần đẩy mạnh dịch
vụ cung cấp cho tất cả những nhu cầu phát triển các mô hình sản xuất nông
nghiệp đô thị.
Để nông nghiệp đô thị thực sự là động lực để phát triển bền vững đô thị
cần phải:
- Thứ nhất, phát triển các trung tâm chuyên sản xuất giống cây con ứng
dụng công nghệ cao
Chọn một số đối tượng cây trồng, vật nuôi có thể sản xuất thâm canh
trong điều kiện ít đất và có giá trị kinh tế cao.
Ví dụ: các thành phố nên khai thác, phát triển các mô hình nhỏ như
trồng rau an toàn ngay trong các hộ ở đô thị, tận dụng các khoảng đất
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 15
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
trống, ban công, gác thượng tầng… và áp dụng công nghệ mới về thủy
canh như trồng rau mầm, trồng rau trong nhà….
Hoạt động nông nghiệp này giúp cung ứng kịp thời các sản phẩm tươi,
cải thiện đời sống cho dân cư đô thị, góp phần tạo ra mảng xanh đô thị,
tăng thẩm mỹ đô thị, cải thiện môi trường sống
- Thứ hai, tiếp tục có những nhận thức đúng đắn hơn về đô thị.
Cần thay đổi quan niệm đô thị là tụ điểm dân cư tập trung, hoạt động công
nghiệp dịch vụ là chủ yếu, hoạt động nông nghiệp là thứ yếu. Do quan
niệm này, trong thời gian qua các công trình quy hoạch xây dựng đô thị,
hầu hết chỉ tập trung vào quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ, chưa
có quy hoạch về phát triển nông nghiệp đô thị. Đó là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng các đô thị phát triển không
đồng bộ, gây ra những mất cân đối trong các hoạt động kinh tế xã hội,
trong sản xuất và đời sống ở các đô thị.
- Thứ ba, hình thành một quan niệm thống nhất về nông nghiệp đô thị.
Nông nghiệp đô thị cũng là nông nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác
với nông nghiệp nông thôn cả về vai trò, chủ thể phát triển nông nghiệp,
chức năng, cơ cấu ngành, tổ chức lãnh thổ. Vì vậy, cần phải nhanh chóng
triển khai các nghiên cứu về khu vực nông nghiệp này.
- Thứ tư, ổn định địa bàn sản xuất nông nghiệp đô thị.
Nông nghiệp đô thị nói chung có địa bàn sản xuất không ổn định. Do sự
mở rộng không gian đô thị mà nhiều lãnh thổ nông nghiệp đô thị dần biến
thành không gian xây dựng, ngoại thành biến thành nội thành, nông
nghiệp ngoại thị biến thành khu vực xây dựng và nông nghiệp nội thị,
vùng nông nghiệp nông thôn biến thành nông nghiệp ngoại thị.
- Thứ năm, lựa chọn khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp đô thị.
Nông nghiệp đô thị phải cung cấp những dịch vụ và sản phẩm cao cấp
nhất cho người dân đô thị. Trong điều kiện quỹ đất hẹp, lao động dư thừa,
nguồn lực tự nhiên phong phú, thì khâu đột phát quan trọng nhất để phát
triển nông nghiệp đô thị chính là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Các lĩnh vực cần được ưu tiên là sản xuất giống cây, vật nuôi, lựa chọn kỹ
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 16
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
thuật canh tác phù hợp, bảo quản và chế biến nông sản,ứng dụng công
nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại, quản lý giống, dịch bệnh.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 17
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
PHẦN KẾT LUẬN
Theo tính toán của Liên Hợp Quốc thì đến năm 2050 dân số trên thế giới
sẽ đạt đến con số trên 9 tỷ người. Tỉ lệ dân sống ở đô thị sẽ chiếm 2/3 dân số
thế giới. Như vậy để đáp ứng được như cầu lương thực, thực phẩm cho số
lượng dân cư khổng lồ này đòi hỏi thế giới sẽ cần có thêm các cuộc cách mạng
trong nông nghiệp. Trong đó yêu cầu phát triển nông nghiệp đô thị đang trở
thành yêu cầu tất yếu với các quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng
không phải là ngoại lệ.
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, quá
trình đô thị hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng và mang lại nhiều thành quả
đáng kể giúp thay đổi căn bản bộ mặt của các địa phương trên cả nước. Tuy
nhiên cùng với những kết quả mang lại đô thị hóa cũng đặt ra nhiều thách thức
cho đất nước. Bên cạnh các chiến lược để phát triển kinh tế nông nghiệp tại
nông thôn thì nhà nước ta cũng cần có những chính sách đúng tầm về phát triển
nông nghiệp đô thị. Với những ưu thế nội trội của mình thì nông nghiệp sẽ là
hướng đi quan trọng của các đô thi trong tương lai. Các đô thị cần đưa ra các
chiến lược quy hoạch rõ ràng để đảm nguồn đất và không gian thích hợp cho
phát triển nông nghiệp. Cùng với đó là cần tăng cường nghiên cứu áp dụng các
tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất để đảm bảo được năng
xuất cao cho sản xuất mà không gây ông nhiễm môi trường đô thị. Tựu lại mặc
dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao, chưa toàn diện
nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của nông nghiệp đô thị đã được
chứng minh ở nhiều thành phố thuộc nhiều nước phát triển và đang phát triển
trên thế giới. Trong tương lai, nông nghiệp đô thị sẽ là giải pháp và là hướng đi
chiến lược cho sự phát triển nhanh, bền vững của các đô thị trong tiến trình đô
thị hóa hiện nay của nước ta.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 18
Môn: QLNN về Nông nghiệp và Nông thôn GVHD: Đặng Hồ Phương Thảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu:
- Luật đất đai năm 2003, Dự thảo luật đất đai năm 2013.
- Một số các văn bản khác tại trang Web : Cổng thông tin điện tử chính
phủ cuả nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Giáo trình môn Quản lí Nhà nước về nông nghiệp và nông thôn - Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội năm 2009.
- Giáo trình môn quản lí Nhà nước về đô thị - Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật Hà Nội năm 2009.
2. Trang Web:
- Bài tiểu luận tham khảo thông tin trên các trang Web sau:
1. www.tailieu.vn
2. www.tuoitre.vn
3. www.Wikipedia.org.vn
4.
NHÓM 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊTrang 19