Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đánh giá khả năng thương mại hóa các sản phẩm về cây thuốc và bài thuốc dân tộc tại khu vực Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.58 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loài thực vật cho nhiều mục đích khác
nhau như làm nhà, lương thực, thực phẩm và tất nhiên cũng không thể không kể đến
giá trị làm thuốc chữa bệnh của chúng - một nhu cầu cần thiết mà bất kì một dân tộc,
một cộng đồng sống gần rừng rất quan tâm. Đặc biệt, trong nhiều năm về trước, khi nền
khoa học chưa phát triển thì con người phải dựa hoàn toàn vào các vị thuốc lấy từ thiên
nhiên. Trải qua nhiều thế hệ, con người mới biết tổng hợp, đúc kết ra những phương
pháp khai thác, chế biến, bảo quản và sử dụng các loại cây làm thuốc sao cho hợp lý.
Tuy nhiên, các hiểu biết này chỉ tồn tại trong một vài cá nhân hay nhóm nhỏ các cộng
đồng địa phương mà không được công bố rộng rãi nên dễ bị thất truyền kiến thức vô
cùng quý giá đó.
Khu vực vùng Tây Nguyên được đánh giá là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi
cho các loài thực vật sinh trưởng và phát triển tốt. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây
khá phong phú và đa dạng, người dân địa phương sử dụng cây thuốc vào việc chữa
bệnh còn khá nhiều. Song trong những năm gần đây diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp
do các hoạt động phát triển kinh tế của con người nên số lượng loài đang bị suy giảm
đáng kể, mặt khác việc khai thác buôn bán trái phép nguồn tài nguyên cây thuốc cũng
đang làm cho nhiều loài cây thuốc quý đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nhận thấy việc điều tra, nghiên cứu về tình hình sử dụng và buôn bán cây thuốc
ở đây là việc làm cần thiết, ngoài việc góp phần đánh giá rõ hiện trạng, tiềm năng của
địa phương nhằm nâng cao công tác bảo tồn phát triển cây thuốc, cung cấp kịp thời
những số liệu thông tin về cây thuốc để phục vụ cho đời sống người dân mà còn góp
phần gìn giữ những kinh nghiệm sử dụng thuốc quý báu của người dân bản địa.
Do vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: "Đánh giá khả năng thương mại
hóa các sản phẩm về cây thuốc và bài thuốc dân tộc tại khu vực nghiên cứu". Để
thực hiện nghiên cứu này chúng tôi xin cảm ơn Chương trình Tây Nguyên III, đề tài
TN3/T10 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi có thể điều tra nghiên cứu một cách
tốt nhất.
1
Chương I
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc
thiểu số (Ba Na, Grai, Lào, M'Nông, ) tại khu vực Tây Nguyên.
2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số
tại Tây Nguyên.
- Nghiên cứu hiện trạng khai thác, buôn bán cây thuốc tại khu vực Tây
Nguyên.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp kế thừa có chọn lọc
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, địa
hình, các nguồn tài nguyên.
- Các thông tin, tư liệu về điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội: dân số, lao
động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác.
- Sử dụng các báo cáo, tài liệu có liên quan.
3.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Trong suốt quá trình điều tra chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra dân
tộc học như PRA (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân) và
RRA (Đánh giá nhanh nông thôn) để thu thập các thông tin và số liệu hiện
trường. Cụ thể như: Phỏng vấn các hộ gia đình, đặc biệt là những người am hiểu
về thuốc như các ông lang, bà mế; Phỏng vấn cán bộ trạm y tế; Thảo luận
nhóm
2
Tuy nhiên với mỗi nội dung nghiên cứu riêng chúng tôi sử dụng các
phương pháp điều tra khác nhau.
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành chụp ảnh cây thuốc trong vườn cây thuốc, ở
nơi bán thuốc, nơi sinh sống tự nhiên và chụp ảnh một số hoạt động sản xuất
của cộng đồng địa phương gắn với cây thuốc.
Khi tiến hành thảo luận với người dân chúng tôi sử dụng công cụ PRA để
tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng tới tài nguyên cây thuốc tại địa phương.

Sau đó phân tích sơ đồ SWOT để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội,
thách thức đối với vấn đề phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc tại địa
phương.
Cuối cùng dựa vào các kết quả nghiên cứu của đề tài, kết hợp với tham
khảo ý kiến trung gian đề xuất giải pháp phát triển bền vững tài nguyên cây
thuốc. Các giải pháp này được thống nhất với người dân địa phương thông qua
thảo luận nhóm và trao đổi, đúc kết kinh nghiệm của cộng đồng.
3.3 Phương pháp xử lý chuyên gia
3.3.1. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu vật
Sau khi thu mẫu ở thực địa về mẫu vật sẽ được xử lý và làm thành tiêu
bản theo phương pháp phổ biến hiện nay tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
3.3.2. Phương pháp giám định mẫu tiêu bản
Trên cơ sở mẫu tiêu bản thu được và phần hình ảnh, ghi chép ngoài thực
địa, các loài chưa biết tên được xác định bởi các chuyên gia thực vật có kinh
nghiệm tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thông qua so sánh với mẫu
tiêu bản có sẵn để sơ bộ xác định tên loài. Sau đó chúng tôi tiến hành tra cứu,
đối chứng với phần mô tả trong các tài liệu chuyên khảo về thực vật để định tên
cho loài.
3
Chương II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.1. Vị trí địa lý
Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc
xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện
tích tự nhiên là 54.474 km
2
chiếm 16,8% diện tích của cả nước.
Bản đồ hành chính vùng Tây Nguyên

4
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía
Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận,
Bình Thuận, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía Tây giáp với
các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulki (Campuchia). Trong khi Kon
Tum có biên giới phía Tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk,
và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng
không có đường biên giới Quốc tế.
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một
loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao
nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao
nguyên M'Drăk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng
500m, Mơ Nông cao khoảng 800 - 1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng
1500m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900 - 1000m. Tất cả các cao nguyên
này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là
Trường Sơn Nam).
5
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba
tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và
Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk,
và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây
Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và
phía Nam.
1.2. Địa hình
Đặc điểm quan trọng nhất về địa hình vùng Tây Nguyên là một sơn
nguyên, bao gồm các dãy núi cao trên 2.000m, tiếp đến là các dãy núi cao dưới
2.000m và các cao nguyên với độ cao từ 300 - 800m thoải dần về phía Tây, Tây
Nam và Nam. Vùng cao nguyên khoảng 2.637,7 nghìn ha (chiếm 47%); vùng
núi có độ cao từ 800 - 2.598m có diện tích khoảng 1.536,14 nghìn ha (chiếm
34,5%); thung lũng giữa núi khoảng 1.037,8 nghìn ha (chiếm 17,5%). Địa hình

Tây Nguyên bị chia cắt phức tạp, nhưng có thể chia thành 3 dạng chính như sau:
- Địa hình vùng núi cao: Bao gồm các dãy núi Ngọc Linh, An Khê, Chư
Dju, Vọng Phu, dãy Tây Khánh Hòa, dãy Chư Yang Sin (có đỉnh cao nhất Nam
Trường Sơn), dãy Núi Bà (Lang Biang) Địa hình vùng núi cao bị chia cắt phức
tạp, diện tích rừng của Vùng Tây Nguyên tập trung chủ yếu ở đây, phần lớn là
rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn, trong vùng còn tồn tại nhiều hệ động vật,
thực vật quý hiếm, các loại khoáng sản quý như: đá quý, vàng, kim loại , phân
bố tập trung ở vùng núi. Dân số ở địa hình vùng núi còn rất thưa, chủ yếu là các
dân tộc ít người.
- Địa hình cao nguyên: gồm cao nguyên Kon Tum, M’Drăk, Buôn Ma
Thuột cao khoảng 500m; cao nguyên Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao
khoảng 800m; cao nguyên Mơ Nông cao khoảng 800 - 1.000m; cao nguyên Di
Linh cao khoảng 900 - 1.000m; cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1.500m. Tất
cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi các dãy núi cao.
6
- Địa hình thung lũng: Gồm cánh đồng An Khê rộng 15 km, dài 45 km;
miền trũng giữa núi Kon Tum chạy dọc sông Pôkô; Bình nguyên Easup nằm ở
phía Bắc Buôn Ma Thuột; Vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc nằm theo đứt gãy
Tây Bắc - Đông Nam kéo dài từ Kon Tum xuống; Vùng trũng Krông Pắk - Lắk
ở phía Nam cao nguyên Buôn Ma Thuột. Vùng có địa hình thung lũng là vùng
phát triển cây lương thực, thực phẩm chủ yếu của Tây Nguyên, vùng này là
vùng có tiềm năng phát triển thủy sản nuôi cá nước ngọt.
1.3. Khí hậu
Nằm giữa 11
0
- 15
0
vĩ độ Bắc, Vùng Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Tuy nhiên, do vị trí và hướng núi, do ảnh
hưởng của đai cao nên khí hậu Vùng Tây Nguyên bị phân dị khá nhiều tùy theo

từng khu vực. Toàn vùng có thể chia thành 3 tiểu vùng khí hậu tương ứng với 3
tiểu vùng địa hình, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và
Gia Lai), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông),
Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao
thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và phía Nam
Do ảnh hưởng của đai cao, nên cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi
0,6
0
C, do đó ở xấp xỉ trên cùng vĩ tuyến, nhiệt độ trung bình ở Pleiku (800m)
thấp hơn ở Quy Nhơn 5
0
C; ở Buôn Ma Thuột thấp hơn Nha Trang 3
0
C; ở Đà Lạt
(1.500m) thấp hơn Phan Rang (500m) 9
0
C
Trừ các vùng giữa núi, các bình nguyên (Cheo Reo - Phú Túc, Kon Tum)
có nhiệt độ cao, nói chung càng lên cao các cao nguyên đều mát hơn. Nhiệt độ
trung bình hàng năm ở các khu vực có độ cao 500 - 800m là 21 - 23
0
C; các khu
vực có độ cao 800 - l.100m, nhiệt độ không khí trung bình năm là 19 - 21
0
C; các
khu vực có độ cao trên 1.500m nhiệt độ không khí trung bình của năm ổn định
trong khoảng 18
0
C. Chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 3
0

C - 6
0
C.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của toàn vùng là 24
0
C; lượng ánh sáng dồi dào,
cường độ ổn định. Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm 240 - 250
7
kcal/cm
2
. Số giờ nắng trung bình 2.200 - 2.700 giờ/năm. Biên độ dao động nhiệt
giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô từ 15 - 20
0
C, mùa mưa từ 10 - 15
0
C).
Lượng mưa ở Tây Nguyên phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình.
Lượng mưa trung bình hàng năm của toàn vùng khoảng 1.900 - 2.000mm, tập
trung chủ yếu trong mùa mưa. Những sườn cao đón gió mùa Tây Nam như
Pleiku, Bảo Lộc có lượng mưa (2.200mm - 2.500mm) lớn hơn lượng mưa các
vùng thấp như Buôn Ma Thuột (1.700mm). Những nơi bị khuất đối với cả gió
mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc như trũng Cheo Reo có lượng mưa thấp
nhất (l.200mm).
Đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Tây Nguyên là sự phân chia thành 2
mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu mát mẻ, ổn định, nhiệt độ
trung bình hàng tháng khoảng 21 - 25
0
C, hầu hết lượng mưa trong năm tập trung
trong mùa này, đỉnh mưa thường xuất hiện vào tháng 8 - 9. Mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, khí hậu khắc nghiệt, khoảng đầu mùa nhiệt độ thấp (tháng

1 nhiệt độ trung bình 16 - 18
0
C), nhưng cuối mùa nhiệt độ lên cao (tháng 4 nhiệt
độ trung bình 24 - 28
0
C), lượng mưa trong các tháng mùa khô rất thấp và tháng
3 lượng mưa thấp nhất.
Như vậy kết hợp với các yếu tố địa hình, đất đai đã phân chia lãnh thổ
Tây Nguyên thành những vùng, tiểu vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau,
thích hợp cho nhiều loại động, thực vật sinh trưởng và phát triển.
1.4. Thổ nhưỡng
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m
so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà
phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển
tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây
Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến
hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện
8
tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như
chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của
miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài
nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có
thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển
nông lâm nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa
hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma
Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích
hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều
và rừng; Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ
bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài

ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các
thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực.
Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị
thoái hoá nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá
nặng chiếm tới 20%).
1.5. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông lớn là Sesan, Serepok
(đổ về sông Mê Kông), sông Ba (đổ về Tuy Hòa - Phú Yên) và sông Đồng Nai
(đổ về Đồng Nai). Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối nhỏ đổ xuống vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ. Các hệ thống sông này đã cung cấp cho Tây Nguyên
một lượng nước là 53,7 km
3
/năm; bình quân 972.000 m
3
/km
2
.
+ Sông Sesan và Serepok: Tổng lượng nước hàng năm của 2 sông Sesan
và Serepok là 30,3km
3
, trong đó sông Sesan chiếm 1/3. Độ sâu dòng chảy bình
quân toàn lưu vực là 987mm ứng với mô dun dòng chảy là 31,3 lít/s/km
2
. Sự
9
phân bố dòng chảy trên lưu vực không đều. Thượng nguồn sông Sesan có mô
dun dòng chảy đạt 35 - 40 lít/s/km
2
, thượng nguồn Serepok nhỏ hơn 20 lít/s/km
2

.
+ Hệ thống sông Ba: Có diện tích lưu vực 11.410km
2
, nhánh chính và
dòng chính từ nguồn đến giáp giới tỉnh Phú Yên dài 304 km, có 3 nhánh chính:
• Nhánh Ya Yun dài 177 km, có diện tích lưu vực 2.847 km2
• Nhánh Krông H’măng dài 100 km, có diện tích lưu vực 1.975 km2
• Nhánh sông Hinh dài 74 km, có diện tích lưu vực 439 km2
+ Hệ thống thượng nguồn sông Đồng Na chiếm gần hết diện tích phần
Nam Tây Nguyên. Dòng chính thượng Đồng Nai nằm trong lãnh thổ tỉnh Lâm
Đồng có nhánh Đa Nhim dài 130km với diện tích lưu vực là 2.010km
2
và nhánh
lớn đáng kể là Đa Đơn dài 90km với diện tích lưu vực là 1.225km
2
. Các nhánh
lớn khác là của hệ thống thượng nguồn sông Đồng Nai, gồm:
• Nhánh Đa Tẻ có diện tích lưu vực 470 km2 ở Tây Nam Lâm Đồng
• Nhánh Đa Hoàn có diện tích lưu vực 965km2 nằm giữa Đa Tẻ và Đa
Ngà
• Nhánh Đa Ngà có diện tích lưu vực 968 km2 nằm ở phía nam Lâm
Đồng
Trung bình hàng năm các lưu vực sông ở Tây Nguyên tiếp nhận một
lượng mưa khá lớn, gần 2.000mm. Khả năng bốc hơi của các lưu vực ở Tây
Nguyên rất lớn: lượng bốc hơi từ các lưu vực còn kém nhiều so với khả năng
bốc hơi thực tế vì trong thời gian khô hạn kéo dài lượng nước trong đất không
đủ cung cấp cho bốc hơi.
10
Bảng 1. Tiềm năng nước mặt vùng Tây Nguyên tính trung bình
theo lưu vực sông

Lưu vực
(diện tích lưu vực, km
2
)
Tổng lượng mưa
trung bình
(10
6
m
3
/năm)
Tổng lượng dòng
mặt trung bình
(10
6
m
3
/năm)
Tổng lượng
dòng ngầm
(10
6
m
3
/năm)
Tổng tiềm năng toàn lưu
vực sông ở Tây Nguyên
93.292,41 46.209,00 6.748,45
Trong đó:
Sông Sesan (11.620) 22.368,50 12.422,60 2.235,33

Sông Serepok (18.480) 32.635,68 14.919,30 2.071,09
Sông Ba (10.970) 17.277,75 8.026,04 819,62
Sông Đồng Nai (10.938) 21.010,48 10.841,06 1.622,41
Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020.
Tây Nguyên có rất nhiều hồ lớn có khả năng cung cấp nguồn nước như:
- Hồ Xuân Hương (Đà Lạt): là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố
Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm
du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt.
- Hồ Than Thở: là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt và cũng
là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Trước đây vùng hồ Than Thở có một cái ao gọi
là Tơnô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập xây dựng hồ chứa nước
cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt. Người Pháp đặt tên hồ là Lacdes
Soupirs với nghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch
theo nghĩa thứ nhất: hồ Than Thở. Vào lúc bình minh, sương mù bao phủ mặt
hồ, tạo nên một bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp, nên sau năm 1975 hồ Than Thở
còn mang tên hồ Sương Mai.
- Hồ Lắk: là hồ nước tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, nằm trên tuyến giao
thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng
56km về phía nam theo quốc lộ 27. Trên sườn đồi cạnh Hồ Lắk có ngôi biệt thự
nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại. Đây là nơi ông thường đến ngắm cảnh, săn
bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên thành phố Buôn Ma Thuột. Ngôi nhà nằm trên
11
đỉnh đồi cao nhìn ra mặt nước của Hồ Lắk. Hồ Lắk dài uốn bao quanh thị trấn
Lạc Thiện. Hồ rộng trên 5 km
2
, được thông với sông Krông Ana. Mặt hồ luôn
xanh thắm in bóng rừng thông trên các ngọn đồi ven hồ. Xung quanh hồ là các
cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú.
- Hồ Ayun Hạ: là hồ nước nhân tạo thuộc tỉnh Gia Lai. Hồ hình thành khi
dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công

trình thủy lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã
Chư A Thai - huyện Phú Thiện, cách thành phố Pleiku 70km về phía Tây. Vùng
ngập chính của hồ thuộc địa phận xã H’Bông huyện Chư Sê. Mặt nước hồ có
diện tích 37 km
2
, chiều dài 25 km, nơi rộng nhất 5 km.
Bảng 2. Tiềm năng nước mặt vùng Tây Nguyên tính theo tỉnh
Tên tỉnh
Tổng lượng mưa
trung bình
(10
6
m
3
/năm)
Tổng lượng dòng
mặt trung bình
(10
6
m
3
/năm)
Tổng lượng
dòng ngầm
(10
6
m
3
/năm)
Kon Tum 14.322,98 11.109,00 1.549,68

Gia Lai 22.164,00 11.888,00 949,60
Đắk Lăk 12.929,00 6.163,00 647,60
Đắk Nông 18.933,00 9.836,00 1114,60
Lâm Đồng 16.466,00 10.180,00 2.346,00
Toàn vùng
Tây Nguyên
84.814,98 49.176,00 6.607,48
Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm được phân bố ở độ sâu 50 - 150m, vì
vậy nếu khai thác cần đầu tư lớn. Hiện nay, tình trạng thảm rừng đang bị xâm
hại, là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm nguồn nước ngầm.Tài
nguyên nước ngầm của vùng mất cân đối nghiêm trọng về mùa khô. Các hồ tự
nhiên, nhân tạo, các kho nước rộng lớn tạo ra sự bốc hơi mặt nước, lượng nước
sử dụng không được hoàn lại và bị mất một khối lượng lớn, ước tính trên 20%
lượng nước dùng , do đó ảnh hưởng đến sự suy giảm của nguồn nước ngầm.
Đặc biệt trong mùa khô, ở những nơi mất rừng, các con suối khô cạn, mực nước
ngầm tụt sâu, thiếu nước trở nên nghiêm trọng. Vì vậy việc bảo vệ và tái tạo
12
thảm thực vật rừng là hết sức cần thiết để bảo vệ và bổ sung nguồn nước ngầm
lâu dài cho sản xuất và đời sống người dân Vùng Tây Nguyên.
1.6. Tài nguyên rừng
Về hệ thực vật có trên 3.000 loài bậc cao, trong đó có hơn 1.000 loài cây
cảnh, gần 1.000 loài dược liệu, 600 loài cây gỗ lớn. Một số nơi địa hình cao từ
1.000 - 2.000m nằm giữa hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, khu hệ thực vật càng
đặc sắc hơn, có nhiều loài cây lớn như thông ba lá, thông nàng, vù hương
Những nơi rừng chưa bị xâm hại, còn nhiều cây gỗ lớn và quý, cao hàng chục
mét, đường kính lên đến trên 1m. Trên địa bàn một số huyện ở Đắk Lắk hiện
còn loài thủy tùng cực kỳ quý hiếm, được xem là “hóa thạch sống” cần được bảo
vệ nghiêm ngặt.
Rừng là một tài nguyên lớn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển

bền vững của Vùng Tây Nguyên. Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệ động
thực vật đa dạng, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừng và
công nghiệp rừng; đồng thời cũng là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn
sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực Miền Trung và Đông Nam Bộ. Những
năm gần đây, để bảo tồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ở Tây
Nguyên đã quy hoạch 14 khu bảo tồn và vườn quốc gia cùng với hàng chục khu
bảo tồn nhỏ và rừng đặc dụng khác, với tổng diện tích khoảng 460.000 ha
(chiếm 8,3% diện tích tự nhiên toàn vùng).
Tây Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên hệ thực vật rất phong phú
bao gồm thực vật tự nhiên với đặc trưng của rừng nhiệt đới ẩm và cây trồng đa
dạng. Các loại thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là:
- Rừng rậm nhiệt đới thường xanh ở địa hình thấp, phân bố chủ yếu ở đai
cao từ 600m trở xuống. Rừng có 5 tầng, trong đó 3 tầng gỗ cao 35 - 40m.
- Rừng nhiệt đới thường xanh vùng núi thấp: phân bố chủ yếu ở độ cao
600 - l.600m. Rừng có 5 tầng, trong đó 3 tầng gỗ cao 25 - 30m.
13
- Rừng rậm nhiệt đới thường xanh vùng núi cao trung bình: Phân bố ở độ
cao trên l.600m. Đây là loại rừng thấp, gồm những cây gỗ thuộc ngành thông
như: pơmu, giẻ, đỗ quyên…
- Rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá: rừng có 3 tầng, trong đó có 2 tầng cây
gỗ. Tầng trên rụng lá trong mùa khô, tầng dưới là cây gỗ thường xanh.
- Rừng tre tập trung ở khu vực đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) và vùng ngã 3
biên giới (Gia Lai, Kon Tum). Loại rừng này chủ yếu phát triển ở địa hình thấp
và dưới chân đồi núi thấp.
- Trảng le: Phân bố ở độ cao 700 - 800m trở xuống, có chiều cao 3 - 5m.
- Rừng thông 3 lá và 2 lá: Thường gặp ở Đắk Giây, Măng Đen, Sa Thầy,
Đắk Đoa, Ea - H'Leo Phân bố ở độ cao dưới l.000m là loài thông 2 lá và ở độ
cao từ 1.000 - l.800m là loài thông 3 lá.
- Rừng đầm lầy: thường gặp ở phía Nam tỉnh Đắk Lắk ở độ cao 800
-900m, tầng cao nhất đến 20m.

Rừng trồng, rừng tái sinh cũng chiếm một số diện tích đáng kể. Hoạt động
của con người như đốt nương làm rẫy, chiến tranh tàn phá đã xuất hiện thảm
rừng thứ sinh, trảng cỏ, trảng cây bụi. Sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn Tây Nguyên làm cho thảm thực vật của vùng có biến đổi sâu sắc. Từ
năm 1992 - 1995 diện tích đất nông nghiệp tăng 50.357 ha. Giai đoạn 1995 -
2000 diện tích đất nông nghiệp tăng rất mạnh 678.321 ha do làn sóng nhập cư
lớn vào vùng. Bình quân hàng năm giai đoạn nàydiện tích đất nông nghiệp tăng
thêm 135.662 ha. Đến giai đoạn 2000 - 2008 tốc độ tăng diện tích đất nông
nghiệp của toàn vùng Tây Nguyên giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao (bình quân
trên 50.000 ha/năm).
Về hệ động vật, địa hình và thảm thực vật nằm trong một dải liên hoàn
với Đông Bắc Campuchia và Nam Lào đã tạo nên một khu hệ động vật giàu về
thành phần loài với số lượng lớn, được coi là khu vực phong phú bậc nhất về
14
động vật hoang dã ở Đông Nam Á, là một trung tâm rất đáng chú ý về số loài
đặc hữu, với 93 loài thú thuộc 26 họ và 16 bộ, 197 loài chim thuộc 46 họ và 18
bộ, gần 50 loài bò sát, 25 loài lưỡng cư, trên 50 loài cá nước ngọt và hàng nghìn
loài côn trùng Trong số 56 loài động vật có xương sống ở cạn được coi là hiếm
ở Đông Dương, có tới 17 loài được Hiệp hội Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên xếp
vào danh sách các loài quý hiếm cần được bảo vệ như tê giác, voi, gấu, bò rừng,
bò xám, bò tót, hổ, báo, hươu vàng, nai cà toong, vượn đen, gà lôi, công, trĩ…
2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc
Tây Nguyên là vùng có dân số tăng nhanh nhất ở nước ta, từ 1 triệu người
năm 1975 lên trên 5,2 triệu người năm 2010.
Theo kết quả tổng điều tra dân số cả nước năm 2009, dân số Tây Nguyên
là 5.107.437 người; chiếm 5,8% dân số của cả nước; mật độ dân số trung bình là
92 người/km
2
(mật độ trung bình của cả nước là 260 người/km

2
). Đến năm 2010,
dân số toàn vùng tăng lên 5.214.2000 người, tăng 2,1% so với năm 2009, mật độ
dân số trung bình là 95 người/km
2
(bảng 3).
15
Bảng 3: Sự phân bố dân cư Vùng Tây Nguyên theo tỉnh (năm 2010)
STT Tên tỉnh
Diện tích
(km
2
)
Dân số
(nghìn người)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
1 Kon Tum 9.690,5 443,4 46
2 Gia Lai 15.536,9 1.300,9 84
3 Đắk Lắk 13.125,4 1.754,4 134
4 Đắk Nông 6.515,6 510,6 78
5 Lâm Đồng 9.772,2 1.204,9 123
Toàn vùng 54.640,6 5.214,2 95
Nguồn: Niên giám Thống kê 2010
Tây Nguyên là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, với rất nhiều đặc trưng,
sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ; đồng thời
cũng là nơi có tốc độ tăng dân số và biến động về cơ cấu dân cư nhanh nhất cả
nước. Một trong những nguyên nhân chính là do tình trạng di cư tự do kéo dài

nhiều năm, đến nay vẫn còn diễn ra phức tạp.
Tây Nguyên là nơi có cơ cấu dân tộc biến động rất nhanh. Toàn vùng hiện
nay có 47 dân tộc(so với năm 1975 tăng thêm 33 dân tộc). Riêng 12 dân tộc
thiểu số bản địa chiếm 25,8% dân số toàn vùng và có số dân không đồng đều.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum chiếm 53,1% dân số toàn tỉnh; Gia Lai
khoảng 44%; Đắk Lắk khoảng 29,5%. Từ sau ngày giải phóng đến nay, một số
dân tộc thiểu số (Tày, Nùng ) ở các tỉnh phía Bắc đã đến vùng Tây Nguyên làm
ăn sinh sống làm cho thành phần dân tộc của vùng ngày càng đa dạng. Các dân
tộc này sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, trong các buôn, làng. Người
Kinh sinh sống chủ yếu ở thành phố, thị trấn, ven đường quốc lộ, tỉnh lộ, vùng
kinh tế mới và khu vực các nông lâm trường quốc doanh. Đồng bào các dân tộc
thiểu số bản địa của vùng Tây Nguyên có kết cấu tương đối phức tạp, cư trú theo
từng lãnh thổ, có quá trình phát triển không đồng nhất, đa dạng về ngôn ngữ,
tâm lý, phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật.
Mỗi dân ở tộc Tây Nguyên có những nét đẹp văn hóa riêng. Các lễ hội
truyền thống (Cồng Chiêng, Đua Voi, Bỏ Mả, Cơm Mới ); các kiểu kiến trúc
16
dân tộc (nhà rông, nhà sàn, nhà dài và nhà mồ); các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng
(các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng ); các bản trường ca Tây Nguyên là
những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó Không gian Văn
hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại. Tất cả các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của các
dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Tây Nguyên.
Tây Nguyên là một vùng đa tín ngưỡng với 4 tôn giáo chính là Công
Giáo; Phật Giáo; Tin Lành và Cao Đài. Tỷ lệ dân số theo các tín ngưỡng so với
tổng dân số là 31,8%, trong đó cao nhất là Công Giáo 15,7%, Phật Giáo 9,6%,
Tin Lành 6%, Cao Đài 0,5%.
Các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên thuộc hai nhóm ngôn ngữ chính
là Nam Đảo (Malayô - Pôlinêdiêng) và Nam Á (Môn - Khơ me). Trong đó, đông
nhất là dân tộc Giarai (379.589 người), tiếp theo là Êđê (305.045 người), Bana

(185.657 người), Cơho (129.759 người), Xơđăng (103.251 người), Mnông
(89.980 người), Giẻ Triêng (32.024 người), Mạ (36.119 người), Churu
(16.863 người), Raglai (1.210 người), Rơmâm (357 người) và Brâu (347 người).
2.2. Đặc điểm chung về kinh tế
- Về tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn vừa qua, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Tây Nguyên khá cao, đặc biệt trong giai đoạn 2006 - 2010. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Khu vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp phát triển khá ổn định và toàn diện. Sản
lượng lúa vượt mức chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch. Đến nay Tây Nguyên đã trở
thành vùng sản xuất ngô hàng hóa lớn của cả nước. Cây công nghiệp phát triển
nhanh, phát huy được lợi thế đất đai, bảo đảm quy hoạch và tăng hiệu quả kinh
tế. Diện tích gieo trồng cây cà phê, cao su, điều, hạt tiêu, bông có tỷ trọng lớn
so với cả nước và có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông nghiệp toàn quốc. Chăn
nuôi tiếp tục phát triển, giống vật nuôi đã được cải tạo một bước.
17
Sản xuất công nghiệp được phát triển theo hướng khai thác thế mạnh của
vùng là thủy điện và chế biến nông - lâm sản. Do có nhiều dự án thủy điện quan
trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, năng lực sản xuất của các cơ sở chế
biến nông - lâm sản, thực phẩm tăng nhanh, dẫn đến giá trị sản xuất công nghiệp
trên địa bàn vùng có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Hoạt động thương mại, dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống
của đồng bào các dân tộc trong vùng. Các dịch vụ cung cấp hàng hóa, tín dụng,
ngân hàng, tài chính, vận tải, xuất nhập khẩu đều tăng nhanh. Hoạt động kinh
doanh du lịch cũng có nhiều chuyển biến tích cực và hiệu quả, một số địa
phương trong Vùng thu hút nhiều khách du lịch như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột
Do vậy tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ của vùng trong thời gian qua đạt khá
cao, cao hơn so với bình quân cả nước.
Bảng 4: Tăng trưởng kinh tế Vùng Tây Nguyên (2000 - 2010)
Đơn vị tính: Tỷ đồng, giá so sánh 1994
Chi tiêu

Năm
2000
Năm
2005
Năm
2008
Năm
2010
Tốc độ tăng trưởng
2001 -
2005
2006 -
2010
GDP toàn vùng 10.242 14.871 19.088 22.815 7,7% 8,9%
Nông - Lâm - Thủy Sản 6.557 8.041 9.610 10.627 4,2% 5,7%
Công nghiệp - Xây dựng 1.313 2.804 4.204 5.468 16,4% 14,3%
Thương mại - dịch vụ 2.372 4.026 5.274 6.720 11,2% 10,8%
Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020.
- Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng hiện
đại, các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) đã
phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thu hút lao động,
nâng cao mức sống nhân dân. Tuy nông nghiệp vẫn có sự tăng trưởng và phát
triển mới về chất, nhưng tỷ lệ tương đối trong cơ cấu GDP đã giảm xuống;
tương ứng là khu vực phi nông nghiệp tăng lên. Tỷ trọng ngành nông - lâm -
ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế Vùng đã giảm từ 53,6% năm 2000 xuống 52,8%
năm 2005 và đạt mức 51,2% năm 2010.
18
GDP bình quân đầu người của toàn vùng Tây Nguyên đã tăng từ 3,0 triệu
đồng năm 2000 lên khoảng 11,4 triệu đồng năm 2008 và đạt 13,1 triệu đồng
năm 2010 (bằng khoảng 60% bình quân cả nước năm 2010).

Bảng 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng Tây Nguyên (2000 - 2010)
Chỉ tiêu
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2008
Năm
2010
Tổng GDP (Tỷ đồng, giá thực tế) 12.656 25.072 57.023 68.114
Nông - Lâm - Thủy sản 6.785 13.233 32.275 34.868
Công nghiệp - Xây dựng 2.055 4.337 11.199 16.851
Thương mại - Dịch vụ 3.816 7.502 13.549 16.395
Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông - Lâm - Thủy sản 53,6 52,8 56,6 51,2
Công nghiệp - Xây dựng 16,2 17,3 19,6 24,7
Thương mại - Dịch vụ 30,2 29,9 23,8 24,1
Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020
19
Chương III
KHẢ NĂNG THƯƠNG MẠI HÓA CÁC SẢN PHẨM CÂY THUỐC
TẠI TÂY NGUYÊN
3.1. Tình hình chung của việc sử dụng tài nguyên rừng tại địa phương.
Đối với người dân sống tại khu vực Tây Nguyên, thì rừng là thứ gần gũi
thân thiết nhất đối với họ. Rừng bao quanh nơi họ sống, từ người già đến trẻ em
đều hiểu rõ về rừng. Các sản phẩm từ rừng có nhiều ý nghĩa đối với đời sống
của họ. Từ những năm xa xưa của thế kỷ trước việc vào rừng khai thác nguồn tài
nguyên là công việc hết sức bình thường và diễn ra thường xuyên. Từ các sản
phẩm có nguồn gốc là thực vật, động vật dùng làm thức ăn, làm thuốc, vật liệu

xây dựng đến các cây gỗ lớn. Họ canh tác lúa nương trên đất rừng, hằng ngày
ngoài sản xuất nông nghiệp thì họ vẫn thường xuyên vào rừng để thu hái các loài
rau, củ, săn bắt các loài động vật làm thức ăn, tìm cây thuốc chữa bệnh, xuống
suối mò ốc, bắt cá nhằm đáp ứng cho nhu cầu hằng ngày và đôi khi nó còn là
nguồn thu nhập thêm cho gia đình của họ. Cứ như vậy, đã hình thành nên những
con đường mòn dẫn vào rừng, đó là từng khu vực riêng để họ khai thác. Thế hệ
trước lại truyền cho thế hệ sau những kiến thức về thu hái từng loại tài nguyên,
vị trí nào sẽ khai thác được loại tài nguyên gì, từng loại có công dụng ra sao. Có
thể nói vào thời gian này việc thu hái của người dân là tự do, số lượng khai thác
nhiều không có sự kiểm soát.
Nhưng trong những năm trở lại đây, khi mà tình trạng rừng ngày càng bị
suy thoái về số lượng và chất lượng, Nhà nước có nhiều quan tâm hơn đến rừng,
đặc biệt là khi thành lập các vườn Quốc gia, khu Bảo tồn Thiên nhiên đến nay
thì việc thu hái tài nguyên của người dân đã có nhiều thay đổi. Nhờ có sự quản
lý của cán bộ bên Vườn, KBT, và cán bộ xã, mà mức độ thu hái của người dân
đã hạn chế rất nhiều. Việc chặt phá cây gỗ lớn hoàn toàn bị cấm, việc đốt nương
làm rẫy không còn. Việc thu hái tài nguyên có dè dặt hơn trước đây.
20
3.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của việc khai thác cây thuốc ở
địa phương.
3.2.1. Điểm mạnh
- Về tài nguyên Cây thuốc:
Kết quả điều tra về các loài cây thuốc mà người dân địa phương thu hái
cho thấy nguồn tài nguyên này rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt, tại Gia Lai,
Kon Tum còn có nhiều loài thuốc có giá trị về kinh tế như: Nấm linh chi, các
loài sâm ( Sâm Ngọc Linh, Sâm cau, sâm Nam), Sa nhân, Lan Kim tuyến.
- Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực tại khu vực khá dồi dào, nhân lực trong độ tuổi lao động
khá đông, đồng thời sự đa dạng về dân tộc nơi đây cũng tạo nên sự đa dạng về
kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Ở nơi đây công việc được phân chia cụ thể cho

phụ nữ và đàn ông trong gia đình, ngoài việc nhà, họ thường vào rừng khai thác
cây thuốc phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình, cũng như bán để phục vụ
cho kinh tế của gia đình. Trẻ em tại đây, từ lúc còn nhỏ đã lao động phụ giúp gia
đình, chủ yếu là những công việc nhẹ nhàng, như lấy rau, thu hái nấm, hái
quanh vườn, hay ven rừng. Ngoài ra, còn có những người lớn tuổi cũng tham gia
thu hái. Tóm lại, xã có nguồn nhân lực khai thác lớn, tất cả mọi độ tuổi đều có
thể tham gia công việc này tùy thuộc theo sức khỏe.
- Nhu cầu sử dụng:
Thị trường: Càng ngày nhu cầu thị trường càng cao đối với các loài cây
thuốc. Với tiềm năng sẵn có, diện tích rừng còn nhiều, lại rất đa dạng về chủng
loại sinh vật và nhiều về số lượng đã tạo ra nhiều loài cây thuốc có thể đáp ứng
thường xuyên cho nhu cầu thị trường.
Sử dụng tại địa phương: Việc sử dụng cây thuốc cho nhu cầu cuộc sống
hằng ngày của người dân địa phương là không thể thiếu. Công việc thu hái diễn
ra hằng ngày. Hiện tại, nguồn tài nguyên cây thuốc còn khá phong phú cả về số
21
lượng và chất lượng, nên các hộ gia đình sống tại đây có thể thu hái được nhiều
loài.
3.2.2. Điểm yếu
Nguồn tài nguyên cây thuốc phân bố rải rác trong rừng tự nhiên, nơi mà
có địa hình là đồi núi phức tap, gây khó khăn cho việc đi lại. Do đó, việc thu hái
những loài phân bố sâu trong rừng gặp nhiều trở ngại cho việc tìm kiếm, thu hái
vận chuyểnvề.
Nguồn nhân lực thu hái bao gồm nhiều độ tuổi, có những người trong độ
tuổi lao động và có cả người già, trẻ em. Các đối tượng thu hái là người già, trẻ
em chỉ có thể thu hái những loài cây thuốc đòi hỏi không phải đi xa, dễ tìm
kiếm, và số lượng thu hái không nhiều. Nên chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu hằng
ngày. Những người trong độ tuổi lao động còn làm nhiều công việc khác nên chỉ
thời gian rảnh rỗi, hay khi cần thiết họ mới vào rừng thu hái.
3.2.3. Cơ hội

Sự phong phú về nguồn cây thuốc tạo ra cơ hội phát triển cho nguồn tài
nguyên này là rất cao. Nguồn cây thuốc có sẵn tại đây có thể là nguồn giống trực
tiếp để người dân có thể gây trồng tại vườn hoặc nương, rẫy của mình. Việc khai
thác của người dân trong rừng sẽ hạn chế, vì có sẵn nguồn cây thuốc tại vườn,
việc thu hái sẽ thuận lợi hơn do không phải đi xa, phải tìm kiếm trong rừng, số
lượng thu hái được có thể nhiều hơn, đây sẽ trở thành một hoạt động sản xuất
chính đóng góp vào thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Nếu đem trồng cây
thuốc tại vườn thì có thể khai thác lâu dài, đồng thời có thể bảo tồn được các
lọai cây thuốc, khi nhu cầu thị trường về thuốc nam đang cao đây sẽ là nguồn
thu nhập cao.
3.2.4. Nguy cơ
Chính những tiềm năng lớn về cây thuốc trong tương lai có thể là nguy cơ
cho việc khai thác bất hợp lý nguồn tài nguyên này tại địa phương. Hiện tại do
22
điều kiện giao thông khó khăn, do đó hạn chế việc khai thác của những người
bên ngoài, việc khai thác chủ yếu là của người dân địa phương. Tuy nhiên trong
vài năm tới khi phát triển hơn, và nhu cầu thị trường ngày càng cao thì nguy cơ
bị khai thác lén lút từ những người bên ngoài sẽ làm cho các loài cây thuốc có
thể mất đi, suy giảm về số lượng và chất lượng. Khi phát hiện ra loài cây thuốc
nào có giá trị tại đây, có thể sẽ bằng mọi cách con người đến khai thác bất hợp
pháp, điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý tại đây.
Do đó muốn quản lý thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi các nhà lãnh
đạo phải có tầm nhìn rộng, chiến lược trong việc giám sát các hoạt động của thị
trường trong việc tiêu thụ các mặt hàng cây thuốc.
3.3. Các loài cây thuốc được người dân thu hái, chế biến và buôn bán.
Kết quả điều tra cho thấy các loài cây thuốc được người dân thu hái buôn
bán theo biểu 3.1 sau:
Biểu 3.1. Các loài cây thuốc thường được khai thác và mua bán
ở Tây Nguyên
STT Tên Họ

Tên Loài
Bộ
phận
sử
dụng
Giá
(nghìn
đồng/kg)
Tên Khoa học
Tên Việt
Nam
Tên địa
phương
1 Acanthaceae Andrographis
paniculata
Nees in Wall
Xuyên tâm
liên
Loong đởm
thảo
Lá 120
2 Apocynaceae Parameria
laevigata
(Juss.) Mold.
Đỗ trọng dây May tơ mia Vỏ
thân
155
3 Apocynaceae Rauvolfia
cambodiana
Pierre ex Pitard

Ba gạc lá to Loong bra Vỏ rễ 130
4 Araceae Homalomena
occulta (Lour.)
Schott.
Thiên niên
kiện
Rễ 110
23
STT Tên Họ
Tên Loài
Bộ
phận
sử
Giá
(nghìn
đồng/kg)
Tên Khoa học
Tên Việt
Nam
Tên địa
phương
5 Araliaceae Panax
vietnamensis
Ha et Grushv
Sâm Ngọc
linh
Rễ củ 30.000
6 Berberidaceae Mahonia
nepalensis DC
Mật gấu Thân,

rễ
170
7 Blumbaginaceae Plumbago
zeylanica L.
Bạch hoa xà Rễ 18
8 Campanulaceae Codonopsis
pilosula
Đẳng sâm Rễ củ 500
9 Convallariaceae Peliosanthes
teta Andr.
Sâm cau Rễ 190
10 Convallariaceae Polygonatum
punctatum
Royle
Hoàng tinh
đốm
Thân 250
11 Dilleniaceae Tetracera
indica (Chr. &
Panz.) Merr
Dây chiều Mạy chìu Thân 35
12 Dracaenaceae Dracaena
loureiri
Gagnep
Huyết giác Loong hoan Rễ 40
13 Fabaceae Callerya
Specioca
(Champ.ex
Benth).
Sâm nam Rễ củ 10

14 Hypoxidaceae Curculigo sp. Sâm đá Rễ 400
15 Icacinaceae Platea
lobbianum
Miers
Thư nguyên K'đớ Lá, rễ 250
16 Loranthaceae Taxillus
gracilifolius
(Schult. f.) Ban
Mộc vệ nữ Cơn kỳ ninh Toàn
cây
270
17 Menispermaceae Coscinium
fenestratum
(Gaertn.)
Colebr
Hoàng đằng Đèng vèng
giang
Thân,
rễ
70
18 Menispermaceae Stephania Bình vôi Rễ củ 80
24
STT Tên Họ
Tên Loài
Bộ
phận
sử
Giá
(nghìn
đồng/kg)

Tên Khoa học
Tên Việt
Nam
Tên địa
phương
rotunda Lour.
19 Menispermaceae Tinospora
crispa (L.)
Hook.
Dây kí ninh Thân 75
20 Musaceae Musa sp. Chuối hột Quả 150
21 Orchidaceae Anoectochilus
sp.
Lan kim
tuyến
Toàn
thân
1.200
22 Polypodiaceae Drynaria bonii
Christ.
Cốt toái bổ Y chon Thân
giả
45
23 Rubiaceae Myrmecodia
tuberosa Jack
Ổ kiến gai Thân 230
24 Rutaceae Luvunga
scandens
(Roxb.) Ham.
Thần xạ Xa long Thân,

rễ
150
25 Simaroubaceae Eurycoma
longifolia Jack
Bá bệnh Loong tri coi Rễ 18
26 Smilacaceae Smilax glabra
Roxb
Thổ phục linh Bum xì ke Rễ củ 200
27 Taccaceae Tacca
integrifolia
Ker-Gawl.
Râu hùm Dền toong Thân 110
28 Zingiberaceae Amomum
xanthioides
Wall
Sa nhân Sa dương Quả 150
29 Zingiberaceae Kaempferia
galanga L.
Nghệ đen
rừng
Rễ củ 160
Qua biểu 3.1 cho ta thấy 29 loài cây thuốc thường được đồng bào nơi đây
khai thác, sử dụng và buôn bán. Mỗi loài cây khác nhau có các bộ phận được sử
dụng khác nhau, do đúc kết kinh nghiệm từ nhiều đời, và do nhu cầu buôn bán
của các đầu mối buôn bán cây thuốc mà người dân biết và khai thác.
Qua biểu trên cho chúng ta thấy được sự chênh lệch rất lớn về giá cả giữa
các loài cây thuốc như Sâm Ngọc Linh là loài có giá cao nhất, tiếp theo là đến
Lan kim tuyến. Đây là những loài đã và đang được các thương lái tìm kiếm khai
25

×