1
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN DỆT MAY
Báo cáo thực hiện đề tài cấp bộ:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU “SẢN PHẨM SẠCH” CỦA KHỐI EU VÀ MỸ CHO
MẶT HÀNG DỆT MAY
Chủ nhiệm đề tài: TRẦN THỊ HÀ
7680
05/02/2010
Hà Nội, tháng 12/2009
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Do nhu cầu bảo vệ môi trường của nước ta trong xu thế hội nhập với nền kinh
tế thế giới vì vậy môi trường đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Hội nhập kinh tế
cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải có biện pháp để ngăn chặn sự ô nhiễm, nguy
cơ suy thoái, sự cố về môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. B
ảo vệ môi
trường không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước mà mỗi người dân,
mỗi doanh nghiệp phải trở thành một tác nhân tích cực trong công tác bảo vệ môi
trường. Đặc biệt là các doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp là chủ thể hoạt động có nguy
cơ gây tác động xấu tới môi trường, nếu không có các biện pháp xử lý ngay trong quá
trình sản xuất.
Từ những năm 1990, người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng từ các nướ
c
Châu Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường khi quyết định mua một
sản phẩm nào đó, và họ bắt đầu đặt ra yêu cầu về các sản phẩm mang tính “thân thiện
với môi trường”. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà sản xuất chú tâm đến việc tạo
ra các sản phẩm “xanh”và dấy lên làn sóng nhãn sinh thái trên toàn thế giới.
Một số nước châu Âu, bên cạnh việc áp dụng lệnh cấm đối v
ới sản xuất và sử
dụng các hóa chất và thuốc nhuộm độc hại tại đất nước của họ thì cũng đã cấm việc
nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng các hóa chất này trong sản xuất. Rất nhiều quốc
gia khác trong tương lai cũng sẽ thi hành các lệnh hạn chế tương tự. Chính vì vậy, để
có thể tồn tại được trong thị trường xuất khẩu thì vấ
n đề cấp bách hiện nay đối với
ngành dệt nước ta là tránh sử dụng các hóa chất độc hại. Áp dụng SXSH nhằm hỗ trợ
tìm ra các giải pháp thay thế các hóa chất độc hại bằng các loại hóa chất thân thiện với
môi trường. Khi SXSH là bộ phận gắn liền không tách rời trong các hoạt động của
công ty thì các nhãn hiệu về “sản phẩm xanh/sản phẩm sinh thái” sẽ làm gia tăng thị
phần của sản phẩ
m cũng như mức độ chấp nhận của cộng đồng với sản phẩm.
EU là thị trường lớn, sức tiêu thụ ổn định lại hứa hẹn có những khởi sắc về kinh
tế trong thời kỳ 2001 - 2010 nên việc đẩy mạnh xuất khẩu vào EU đang là một trong
những trọng điểm của chính sách thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy bên cạ
nh
các ngành khác thì ngành dệt may cũng cần phải có những định hướng phát triển sản
xuất, tăng cường xuất khẩu và đứng vững trên thị trường EU. Để thực hiện được điều
đó các doanh nghiệp phải từng bước cải tiến sản xuất: đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu
chuẩn ISO 9000, ISO 14000, một số tiêu chuẩn sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ để
nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh và môi trường… của
thị trường EU và Mỹ.
3
Đề tài: “Điều tra, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu “sản phẩm sạch” của khối
EU và Mỹ cho mặt hàng dệt may” đươc thực hiện trong 10 tháng (từ tháng 03 đến
tháng 12 năm 2009) nhằm mục tiêu định hướng phát triển ngành dệt may bền vững,
đáp ứng được yêu cầu lâu dài của phát triển ngành theo hướng phát triển của thế giới.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu các yêu cầu
đối với sản phẩm sạch và sản phẩm hữu cơ, sản phẩm
đáp ứng tiêu chuẩn bền vững của khối EU và Mỹ đối với mặt hàng dệt may
- Điều tra khả năng đáp ứng yêu cầu sản phẩm sạch và sản phẩm hữu cơ, sản
phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bền vững của các mặt hàng dệt may
- Đề xu
ất định hướng phát triển sản phẩm sạch cho ngành
Phương pháp nghiên cứu:
- Tiếp cận các thông tin, các tài liệu trong nước và nước ngoài liên quan tới một
số loại nguyên liệu dệt mới đáp ứng yêu cầu sinh thái.
- Khảo sát xu hướng sản phẩm, công nghệ sạch trên thế giới trong công nghệ dệt
may.
- Xây dựng phiếu điều tra về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn xanh củ
a các sản
phẩm dệt may của một số doanh nghiệp trong nước từ đó đánh giá sơ bộ về khả
năng đáp ứng tiêu chuẩn sạch của khối EU, Mỹ cho mặt hàng dệt may.
- Hướng dẫn đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ, hướng dẫn đăng ký tham gia
chương trình cấp chứng nhận sản phẩm dệt may bền vững, hướng dẫn đánh giá
vòng đời sản phẩm và xây dựng hướng tái sử dụng.
4
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM SẠCH VÀ SẢN
PHẨM HỮU CƠ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KHỐI EU, MỸ
I.1. Những vấn đề xung quanh khi xử lý hoàn tất vật liệu dệt
Hàng may mặc có thể chứa một số chất hóa học do sử dụng các loại thuốc
nhuộm, chất trợ và hóa chất hoàn tất nhằm đảm bảo độ bền mầu giặt, định hình nếp ổn
định hoặc chống nhàu. Đôi khi còn sử dụng cả các chất diệt khuẩn nhằm đạt được các
hiệu
ứng chống vi khuẩn. Nếu các hóa chất sử dụng này không gắn hoàn toàn trên vật
liệu dệt, chúng có thể thoát ra khi mặc và tùy vào mức độ tiếp xúc, chúng sẽ gây rủi ro
về mặt sức khỏe cho con người
Đạo luật dán nhãn hàng dệt không chỉ áp dụng cho sợi dệt mà còn cấp nhãn cho
bất kì loại chất trợ nào sử dụng trong loại mặt hàng đó. Quy định về các sản phẩm tiêu
dùng (BGVO) gồm lệnh cấm sử dụ
ng một số chất làm chậm cháy trong vật liệu dệt.
Sửa đổi lần thứ hai của BGVO vào ngày 15 tháng 7 năm 1994 cấm sử dụng các loại
thuốc nhuộm chứa gốc azo có thể tạo ra các amin thơm gây ung thư trong hàng may
mặc. Những yêu cầu này đã được đáp ứng vì các loại thuốc nhuộm nói trên đã không
còn được sử dụng nữa ở các nước châu Âu. Theo thông tư 2002/61/EC của châu Âu,
thuốc nhuộm chứa gố
c azo có thể bị phân tách ra thành một trong các amin gây ung
thư, không được phép vượt quá hàm lượng 30ppm trong các sản phẩm làm từ da hoặc
vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với da hoặc niêm mạc của người. Theo phần
phụ lục 9 của BGVO vật liệu dệt đã hoàn tất chủ yếu liên quan tới tiếp xúc với da,
chứa hơn 0,15% hàm lượng fomanđêhít tự do nên được dán nhãn với chỉ dẫn: “Có
chứa fomanđêhít. Khuyế
n cáo cần giặt trước khi mặc lần đầu”. Sắc lệnh các hóa chất
cấm quy định các sản phẩm có chứa hơn 5 mg/kg pentaclophenol có thể không được
bán trên thị trường. Thông tư 2001/95/EC của Ủy ban an toàn sản phẩm Châu Âu bao
gồm các yêu cầu về an toàn chung cho các sản phẩm, trong đó có hàng dệt may.
I.1.1 Fomanđêhít
Trong xử lý hoàn tất, hóa chất nhằm cải thiện tính nhăn nhàu và độ co là những
chất đóng vai trò quan trọng. Các chất này sử dụng cho các lo
ại sợi xenlulô (bông và
vixco) và sợi pha của chúng với sợi tổng hợp. Dư lượng các chất trên vật liệu dệt có
thể lên tới 8% trọng lượng của sản phẩm dệt may. Các chất trợ chủ yếu sử dụng trong
các loại nhựa hoàn tất (các loại nhựa chứa hợp chất N-metylol) dựa trên fomanđêhít
mà hợp chất này có thể giải phóng ra fomanđêhít dưới những điều kiện nhấ
t định. Năm
2004 cơ quan quốc tế về nghiên cứu bệnh ung thư (IARC) đã phân loại fomanđêhít
vào loại có khả năng gây ung thư cho con người và là chất gây dị ứng khi tiếp xúc.
5
I.1.2 Glyoxal
Loại nhựa phản ứng chứa glyoxal sử dụng để hoàn tất chống co cho một số loại
vải vixco và bông (nhung bông, nhung vixco) theo cách tương tự với nhựa tổng hợp
dựa trên fomanđêhít. Theo sắc lệnh về các chất nguy hại, glyoxal được phân vào loại
độc cho gien (loại 3) và phải được dán nhãn X
n
(có hại).
I.1.3 Các chất chống cháy
Trong khi các chất trợ dệt và các chất hoàn tất khác, chỉ một lượng nhỏ còn lại
trên quần áo, chất làm chậm cháy có thể chiếm tới 20% trọng lượng của sản phẩm.
Theo sắc lệnh về các sản phẩm tiêu dùng thì các chất chống cháy: tri -(-t,3-đibrômo-
propyl)-phốtphát (TRIS), tris-(aziriđinyl)-phôtphin ôxit (TEPA) và các biphenyl
polybrôm (PBB) bị cấm.
I.1.4 Các chất làm tăng tốc độ nhuộm (các chất tải)
Các chất làm tăng tốc nhu
ộm là các dung môi hữu cơ sử dụng trong quá trình
nhuộm sợi hóa học (polyeste, axetat, polyacryl nitril, polyamit) bằng thuốc nhuộm
phân tán. Chúng có khả năng làm cho các thuốc nhuộm ngấm vào sợi nhanh hơn. Quá
trình nhuộm được thực hiện hoặc bổ sung các chất mang vào ở 95
0
C hoặc dưới các
điều kiện nhiệt độ cao (HT) ở 130
0
C. Tùy thuộc hệ thống nhuộm và loại chất sử dụng,
hàm lượng còn dư sau nhuộm trong khoảng 4,9 đến 36,5 g/kg. Trong số các hóa chất
sử dụng, không sử dụng chất mang 1,2,4-triclobenzen. Hội các nhà hóa học Đức
(GDCh) đã yêu cầu ngành công nghiệp dệt may phải ngừng sử dụng triclobenzen
nhiều năm trước. Với nhãn sinh thái EC cho vải lanh trải giường và áo sơ mi ghi rõ các
chất tăng tốc độ nhuộm halogen hóa có thể không còn được sử dụ
ng nữa (96/304/EC,
Tạp chí của cộng đồng châu Âu ngày 11 tháng 5 năm 1996). Một số tiêu chuẩn chất
lượng nêu rõ triclobenzen không được phép phát hiện thấy trên sản phẩm (ví dụ Oko-
Tex 100, RAL, Tox Proof, Oko-Info DTB). Theo quan điểm của BfR việc sử dụng
1,2,4-triclobenzen làm chất mang cho vật liệu may mặc gây nguy hiểm cho sức khỏe
và vì vậy bị cấm thông qua EU.
I.1.5 Các chất làm trắng
Các chất làm trắng (các chất tăng trắng quang học, chất tăng trắng huỳnh
quang) nhằm t
ạo ra loại vải có ngoại quan sáng, trắng nhờ huỳnh quang. Hiệu ứng này
dựa trên sự hấp thụ tia UV và chuyển hóa của chúng sang màu xanh nhạt. Các chất sử
dụng gồm các dẫn xuất của điamino stiben đisunfonic axit (các dẫn suất stiben), các
dẫn xuất pyrazolin, dẫn xuất coumarin, dẫn xuất benzoxazol, dẫn xuất naphtalimit, dẫn
xuất đistyrylbiphenyl sunfonat và các dẫn xuất pyren.
6
I.1.6 Các hợp chất cơ thiếc
Các hợp chất cơ thiếc, điển hình là các hợp chất tributylin (TBT) có hiệu ứng
kháng khuẩn. Các dẫn xuất monô thiếc và thiếc điankyl hóa được sử dụng làm chất ổn
định trong nhựa tráng phủ PVC và các loại mực in cho vật liệu dệt. Theo bảng danh
mục hiện nay ở Đức về các chất trợ dệt năm 2000, có ba loại chất trợ dệt có sẵn trên
thị trường chứa các hợp chất cơ thiếc. Theo thông tin từ các nhà sản xuất, để tạo ra
hiệu ứng kháng khuẩn thì hàm lượng TBT phải đạt 0,1% (nghĩa là 1g/kg). Ví dụ mức
TBT trong các chu kỳ ngấm ngắn là 110 mg/kg (tương đương với mức 0,011%); trong
nghiên cứu của Hà Lan về các hợp chất cơ thiếc trong vật liệu dệt đo được mức tối đa
13,2 mg/kg. Trong các nghiên cứu về sự di chuyển củ
a TBT ra khỏi vật liệu dệt, 5%
TBT có thể được tìm thấy trong dung dịch chiết mồ hôi.
I.1.7 Các chất lọc tia UV
Các tính chất độ bền mầu hoặc độ bền xé của các loại sợi polyurêtan và sợi
polyeste có thể bị giảm bớt do ảnh hưởng của tia UV thông qua các phản ứng quang
hóa. Vì vậy, các chất hấp thụ UV mà chuyển hóa các tia UV thành các tia có bước
sóng dài hơn được sử dụng để bảo vệ xơ và các thuốc nhu
ộm. Hoàn tất hàng may mặc
sử dụng chất hấp thụ UV để giảm bớt sự tiếp xúc của người sử dụng với tia UV.
I.1.8 Các polime peflo hóa
Các polime peflo hóa (flouropolymers) là các chất có tính chống thấm nước và
chống thấm dầu được sử dụng trong hoàn tất vật liệu dệt, đặc biệt với loại quần áo
chống thấm nước. Do PFOS và PFOA đều là những chất bền và có khả năng gây ung
thư cho ngườ
i vì vậy EU đã thông qua chỉ thị 2006/122/EC đưa ra ngưỡng bắt buộc
đối với việc sử dụng và đưa ra thị trường những chất này.
I.1.9 Chất hoàn tất kháng khuẩn
Chất hoàn tất kháng vi khuẩn không chỉ sử dụng cho các loại quần áo thể thao
và quần áo mặc giã ngoại mà còn cho cả y tế, bảo hộ như các loại băng, vải địa kỹ
thuật, rèm, thảm và nệm.
Chất hoàn tấ
t này ngăn cản sự phân hủy của mồ hôi bởi các vi khuẩn và không
làm tăng mùi. Các chất thông dụng nhất được sử dụng là các ion kim loại, đặc biệt là
ion bạc, các muối amôni bậc 4, các hợp chất chitosan, isothiazolinon và triclosan. Hiệu
ứng kháng khuẩn của những hợp chất này có thể bị suy yếu do các phương pháp xử lí
và tương tác với các chất trợ dệt và thuốc nhuộm khác. Hoàn tất kháng khuẩn thường
được áp dụng trước khi kéo sợ
i. Các chất kháng khuẩn phải tuân theo quy định của
pháp luật. Ở châu Âu thông tư về các chất kháng khuẩn đã được chuyển thành luật
quốc gia.
7
I.1.10 Các điôxin
Hàm lượng điôxin được xác định là tổng của các đibenzođiôxin clo hóa và
đibenzofuran trong vật liệu dệt, chủ yếu là các sản phẩm bông. Benzođiôxin clo hóa và
các benzofuran được tìm thấy trong loại vật liệu dệt chứa các hợp chất clo hóa (hepta
clo và octa clo HpCDFs, HpCDDs, OCDF và OCDD). Một số nguồn có thể phát sinh
điôxin: các chất mang cơ clo, một số loại thuốc nhuộm, một vài loại thuốc trừ sâu và
pentaclo phenol vì vậy cần lưu ý việc s
ử dụng chúng trong từng công đoạn (các chất
để xử lý xơ, để cải thiện tính năng khi dệt và các chất chống lại sự căng kéo cơ học) và
sử dụng chúng để bảo quản khi vận chuyển ở các nước nhiệt đới.
I.1.11 Các loại thuốc nhuộm
Khoảng 4000 thuốc nhuộm được liệt kê trong chỉ số mầu (CI), trong đó khoảng
½ là các thuốc nhuộm có gốc azo. Vì vậ
y, cho tới nay chúng vẫn là nhóm thuốc nhuộm
quan trọng nhất. Một số loại thuốc nhuộm có gốc azo (khoảng 500) được sản xuất dựa
trên các amin gây ung thư. Sau khi vào cơ thể, các hợp chất azo này có thể bị phân
tách tạo ra các amin thơm do quá trình khử khi trao đổi chất.
Đức đã từ lâu không sử dụng các thuốc nhuộm có gốc azo, có thể phân tách
thành các amin thơm gây ung thư. Lệnh cấm áp dụng cho các loại thuốc nhuộm như
thế
đã chỉ rõ trong quy định sản phẩm tiêu dùng và thông tư 2002/61/EC.
I.1.12 Các phản ứng gây dị ứng đối với vật liệu dệt
Các phản ứng gây dị ứng có thể xảy ra khi mặc quần áo có chứa len. Tuy nhiên,
theo nghiên cứu các thuốc nhuộm phân tán là loại thuốc nhuộm dễ gây dị ứng khi tiếp
xúc với da. Có 49 loại thuốc nhuộm gây chứng viêm da do tiếp xúc với vật liệu dệt và
trong đó 2/3 là các thuốc nhuộm phân tán. Sau khi đ
ánh giá BgVV đưa ra 8 loại thuốc
nhuộm hiện nay không còn được sử dụng trong vật liệu dệt nữa. Đó là các loại thuốc
nhuộm phân tán mầu xanh da trời 1 (DB1), thuốc nhuộm phân tán mầu xanh da trời 35
(DB35), thuốc nhuộm phân tán mầu xanh da trời 106 (DB106), thuốc nhuộm phân tán
mầu xanh da trời 124 (DB124), thuốc nhuộm phân tán mầu vàng 3 (DG3), thuốc
nhuộm phân tán mầu cam 3 (DO3), thuốc nhuộm phân tán mầu cam 37/76 (DO37) và
thuốc nhuộm phân tán mầu đỏ 1 (DR1). Xét về mặt hoá học, hai trong số chúng là các
thuốc nhuộm có gốc antraquinon (DB1, DB35) và còn lại là các thuốc nhuộm có gốc
azo (DB106, DB124, DG3, DO3, DO37, DR1).
I.2 Xu hướng sản phẩm, công nghệ sạch trong công nghệ dệt may
I.2.1 Xu hướng sản phẩm sạch trong công nghệ dệt may
Hàng may mặc ”xanh” là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái
quy định, “an toàn” về sức khoẻ đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi
trường trong sản xuất. Sự xuất hiện xu hướng “tiêu dùng xanh” là kết quả củ
a tranh
8
luận về môi trường bắt đầu từ những năm 1970 tập trung chủ yếu vào các quá trình sản
xuất công nghiệp (cung cấp năng lượng), và vào lĩnh vực môi trường. Vào cuối những
năm 1980, người ta đã bắt đầu quan tâm tới các vấn đề về sản phẩm và tác động đến
môi trường của chúng trong toàn bộ vòng đời, từ nguyên liệu ban đầu, quá trình sản
xuất, sử dụng và thải bỏ
cuối cùng. Một vài nghiên cứu trong những năm gần đây đã
cho thấy sự hiểu biết cao về môi trường ở các nước phát triển chiếm khoảng 70-80%
dân số và trong đó khoảng 20 tới 30% dân số hành động theo cách đúng đắn với môi
trường.
Khuynh hướng “tiêu dùng xanh” đó chính là các sáng kiến về gắn nhãn sinh
thái, các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến môi trường, và đề xuất các chiến lược
định hướng thị trường cho các nhà cung cấp ở
các nước đang phát triển, từ đó có thể
giúp họ tận dụng được ưu thế của khuynh hướng “tiêu dùng xanh”. Nhãn sinh thái đã
đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển thị trường của các công ty “xanh”.
Chúng được xem là phương thức dễ hấp dẫn sự chú ý của người tiêu dùng trong thị
trường tại đó thể hiện được sự khác biệt của sản phẩm. Ở Đức những năm 1990, ước
tính rằng kho
ảng 1000 nhãn sản phẩm khác nhau. Gắn nhãn sinh thái góp phần vào
tiêu chuẩn sinh thái có thể được xem là rào cản mậu dịch hữu hiệu cho các nhà cung
cấp nước ngoài không đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Nhãn sinh thái là công cụ phù hợp để chỉ ra chất lượng môi trường của sản
phẩm đối với người tiêu dùng. Nhãn sinh thái cung cấp các thông tin cần thiết về phẩm
chất môi trường thích hợp của sản phẩm để người tiêu dùng có thể thấy được sự khác
biệt của sản phẩm. Biểu tượng của nhãn sinh thái đưa ra tín hiệu về chất lượng môi
trường nào đó và từ đó dẫn tới quyết định mua sắm ngoài giá cả.
Trên thế giới hiện nay nhu cầu về loại vải thân thiện với môi trường ngày càng
được quan tâm khiến các nhà máy đang có xu hướng tăng cường sản xuất các loại "vải
sạch". Đặc biệt là các nhà sản xuất dệt may hàng đầ
u thế giới như Trung Quốc,
BanglaDesh, Hàn Quốc Trong ngành dệt may Việt Nam, việc sản xuất các sản phẩm
"xanh" còn chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh
nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu
"xanh" đối với các sản phẩm dệt - may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí
nghiệp trong dây chuyền nhuộm - hoàn tấ
t vẫn sử dụng một số hoá chất, chất trợ,
thuốc nhuộm và các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Và về tổng thể ngành
nhuộm - in hoa - xử lý hoàn tất Việt Nam còn đang áp dụng các công nghệ và máy
móc thiết bị "truyền thống". Do vậy năng suất chưa cao, chất lượng chưa thật tốt và sử
dụng nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng l
ượng, giá thành cao đã
làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy để phát triển bền vững, tăng
trưởng mạnh và cạnh tranh được với các nước khác vào các thị trường rộng lớn và
9
"khó tính" như Mỹ, EU, Nhật Bản cần phải chuyển mạnh từ công nghệ truyền thống
sang loại hình sản xuất "thân thiện với môi trường", sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý,
tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hoá chất-chất trợ, thuốc nhuộm, điện, nước với các
máy móc thiết bị phù hợp.
Trong những thập niên cuối của thế kỷ
20, các tác động môi trường của phát
triển công nghiệp đã được đánh giá đầy đủ hơn, đồng thời những thách thức mới về
môi trường trong phát triển trên qui mô toàn cầu và từng quốc gia trong thế kỷ 21 cũng
được nhận biết một cách rõ nét hơn. Vì vậy các tiêu chuẩn môi trường của nhiều nước
có xu hướng ngày càng chặt chẽ hơn và các chi phí cho việc thải bỏ an toàn chất thải
đã làm cho gánh nặng môi trường đố
i với các doanh nghiệp trở nên bức xúc cần có
cách giải quyết không làm phương hại tới năng lực cạnh tranh của họ. Chính đòi hỏi
này đã thúc đẩy các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức môi trường thay đổi
cách tiếp cận trong quản lý môi trường từ chú trọng kiểm soát ô nhiễm sang chủ động
phòng ngừa tạo ra chất thải.
I.2.2 Xu hướng công nghệ sạch trong ngành dệt may
Sản xuất sạch h
ơn nhằm tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua sử
dụng nguyên nhiên liệu hiệu quả hơn. Áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ giúp các
doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, mà còn đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng
môi trường, qua đó giảm bớt chi phí xử lý môi trường. Đối với ngành dệt may, nó có
khả năng làm giảm đáng kể ô nhiễm, tiết kiệ
m tới 30% nguyên liệu và 15 - 30% năng
lượng. Áp dụng SXSH nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Một số giải pháp áp dụng:
I.2.2.1 Giảm tiêu thụ nước
Như chúng ta đã biết trong các quy trình nhuộm, nước sử dụng bao nhiêu sẽ
thải ra tuyệt đại đa số, trừ phần nước cho nồi hơi và bay hơi trong các quá trình công
nghệ. Để giảm tiêu thụ nước cho 1kg hàng hay 1m vải t
ừ kinh nghiệm thế giới và thực
tế sản xuất trong nước có thể có những giải pháp sau:
a). "Tối ưu hoá" quy trình giặt cho cả các công đoạn sau xử lý trước và sau nhuộm
hoặc in hoa
Cần rà soát, hiệu chỉnh cả trình tự công nghệ, hạn chế đến mức thấp nhất giặt xả tràn
rất tốn nước; áp dụng nguyên lý giặt dòng chảy ngược ở các máy giặt liên tục; sử dụng
các chất giặt mới hiệu quả cao và giảm sử dụng nước.
b) Thu hồi, lưu giữ nước làm mát ở hệ thống làm mát bay hơi trong nhà máy kéo sợi, ở
các máy nhuộm nhiệt độ cao (jet), máy đốt lông, máy sấy văng v.v để sử dụng lại như
nước cấp công nghệ.
10
c) Thu hồi nước ngưng
Nước ngưng chủ yếu từ các hệ thống trao đổi nhiệt trong các máy nhuộm “cao áp” có
thể sử dụng lại như nước cấp cho nồi hơi. Khâu này chẳng những giảm tiêu thụ nước
mà còn tiết kiệm, giảm giá thành năng lượng hơi.
d) Đầu tư máy nhuộm "tận trích" thế hệ mới nhuộm với dung tỉ thấp
Nhuộm dung tỉ thấp 1:
3 ÷1 : 5 dần dần thay thế các máy nhuộm dung tỉ cao 1:8 ÷ 1:10
hiện nay đang sử dụng phổ biến. Như vậy có thể tiết kiệm cả hoá chất và năng lượng,
kéo giá thành xuống thấp.
đ) Sử dụng lại nước lưu trong các công nghệ “giảm trọng”, tăng trắng quang học và cả
nhuộm vải sợi tổng hợp ở các máy “jet” từ đó có thể tiết kiệ
m cả hoá chất, chất trợ.
e) Sử dụng lại nước vệ sinh băng tải in hoa (sau khi lắng kết) vì nước này chỉ chứa
một lượng nhỏ hồ in.
g) Tuần hoàn/sử dụng lại nước thải đã xử lý triệt để cho các công đoạn thích hợp
h) Nhà máy nào phải mua nước thành phố với giá cao nên thu gom nước mưa từ mái
nhà sử dụng vào các công đoạn nhất định.
I.2.2.2 Lựa chọn sử dụng, thay thế hoá chất, chất trợ và thuốc nhuộm
Ngày nay trên thị trường có đầy đủ điều kiện để lựa chọn thay thế các hóa chất,
thuốc nhuộm cũ bằng các sản phẩm hoá chất, thuốc nhuộm mới, thuộc loại sản phẩm
"xanh" thân thiện môi trường. Mặc dù giá của chúng thường đắt hơn, nhưng lại mang
lại nhiều thuận l
ợi như an toàn với cả người sản xuất và người sử dụng, do đó hàng
hóa sẽ bán chạy hơn, tiết kiệm được nhiều, nhất là giảm chi phí cho những biện pháp
an toàn, phòng hộ, chi phí xử lý môi trường, kết quả chung lại giảm giá thành sản
phẩm.
Hiện nay thuốc nhuộm ở nước ta được nhập vào từ nhiều nguồn: từ nhiều hãng
sản xuất lớn trên thế giớ
i như Dystar, Ciba, Clariant, Sumitomo v.v và cũng từ nhiều
nhà sản xuất không truyền thống hoặc mới trong khu vực không phải là thành viên của
ETAD. Một số doanh nghiệp nhà nước và tư nhân chỉ quan tâm đến giá cả, màu sắc,
giao hàng nhanh chóng, thanh toán dễ dàng mà không hề quan tâm đến các vấn đề độc
hại và tác động đến môi trường sinh thái có thể xảy ra. Trong mọi trường hợp người
mua và sử dụng thuốc nhuộm nói riêng và hoá chất nói chung đều phải có “Phiếu các
số li
ệu an toàn” (Safety Data Sheet or Materials Safety Data Sheet) của mỗi sản phẩm
do các nhà sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm cung cấp để có được những thông tin cần
thiết về cấu tạo hoá học, và các đặc tính vật lý, các số liệu về cháy, nổ, những thông tin
về tính độc, thông số về sinh thái, về an toàn trong sử dụng, bảo quản và vận chuyển
v.v. Căn cứ vào đó mà lựa chọn sản phẩm thích hợp để mua và sử d
ụng an toàn.
11
Một trong những biện pháp để giảm sử dụng hoá chất, thuốc nhuộm và nước
thải là thay thế phối ghép mầu bằng mắt bằng hệ thống phối ghép màu tự động sử
dụng máy phổ quang kế (spectrophotometer) kết hợp với các phần mềm vi tính và thay
pha chế thuốc nhuộm bằng tay bằng hệ thống pha chế và cấp định lượng tự động thuốc
nhuộm và chấ
t trợ. Tự động hoá mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế, kĩ thuật và môi
trường. Nó sẽ tiết kiệm được thời gian, đảm bảo “đúng ngay từ đầu” (right-first-time)
việc chuyển kết quả từ phòng thí nghiệm ra sản xuất và “đúng bất cứ lúc nào” (right-
every-time), và như thế sản xuất hàng hoá có chất lượng cao và hạ giá thành do giảm
tối thiểu việc chỉnh sửa mầu, nhuộm l
ại. Đương nhiên là sẽ giảm đáng kể hoá chất,
thuốc nhuộm, nước sử dụng và năng lượng, và chất thải vào môi trường.
I.2.2.3 Thu hồi và sử dụng lại hoá chất và thuốc nhuộm
a- Thu hồi sử dụng lại hồ
Như đã biết trước khi dệt sợi đơn từ bông 100% hay sợi pha (polieste/ bông hay
vixcô) phải hồ sợi dọc rồi sau đó hàng đã dệt lại phải r
ũ hồ mới có thể nhuộm, in, hoàn
tất được. Đối với hồ là tinh bột (sắn, ngũ cốc) ngày nay thường dùng enzym trong rũ
hồ nên đã bị phân giải thành glucôzơ, anhyđro glucôzơ và các dẫn xuất dễ tan khác
không còn giá trị sử dụng và cũng không thể thu hồi được.
Các loại hồ tổng hợp PVA và acrylat là loại hồ đắt tiền, có thể rũ dễ dàng bằng
nước nóng tuy nhiên chúng vẫn giữ nguyên tính ch
ất ban đầu, khó phân giải vi sinh vì
vậy cần phải thu hồi để sử dụng lại. Thu hồi các loại hồ kể trên bằng các công nghệ
thích hợp như siêu lọc (ultrra- filtration). Sử dụng hệ thống thu hồi này các doanh
nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu “đầu vào”, vừa góp phần đáng kể
giảm ô nhiễm môi trường tức là giảm đáng kể chi phí xử lý nước thải.
b- Thu hồi s
ử dụng lại xút
Làm bóng thường cần sử dụng xút (NaOH) có nồng độ ≥ 30- 32
0
Bé, sau làm
bóng phải giặt sạch xút. Nồng độ xút còn lại trong nước giặt từ 8-10
0
Bé nếu thải ra
môi trường làm độ pH lên rất cao vừa lãng phí xút vừa tốn kém ở khâu trung hoà nước
thải. Do đó thu hồi và cô đặc xút để sử dụng lại gần như một yêu cầu bắt buộc đối với
doanh nghiệp muốn hạ giá thành sản phẩm. Sử dụng công nghệ màng (membrane
technology) hoặc bay hơi để thu hồi xút trong nước giặt sau làm bóng và cô đặc đến
nồng độ nhất định để sử
dụng lại ngay công đoạn làm bóng hay nấu tẩy.
c) Nhuộm nước lưu
Do độ tận trích của các loại thuốc nhuộm trực tiếp, lưu hoá và hoàn nguyên
trong phương pháp công nghệ nhuộm “tận trích” không cao khi nhuộm các mầu đậm
và đen, sau nhuộm mẻ đầu lượng thuốc nhuộm còn lại trong dung dịch nhuộm là đáng
kể. Với thuốc nhuộm trực tiếp và lưu hóa nhuộm mầu > 2% (so với khối lượ
ng vật liệu
12
dệt) còn lại từ 1/4 đến 2/5 lượng thuốc (sau khi nhuộm). Do đó tận dụng thuốc nhuộm
còn lại để nhuộm các mẻ sau sẽ tiết kiệm được thuốc nhuộm, hoá chất và chất trợ đồng
thời giảm được đáng kể thải lượng ô nhiễm môi trường.
Tuy vậy vì lý do kĩ thuật và chất lượng mầu sắc và độ bền mầu cũng chỉ có thể
nhuộm nước lưu ở một số mầu, chủ yếu là mầu đậm và mầu đen ở các loại thuốc
nhuộm nói trên mà vẫn chưa thực hiện được đối với thuốc nhuộm hoạt tính.
I.2.2.4 Các công nghệ sạch hơn, tiên tiến và thân thiện với môi trường
Áp dụng các qui trình công nghệ mới, tiên tiến và thân thiện với môi trường trên
cơ sở máy móc thiết bị mới, hiện đại có th
ể đưa lại hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế, kĩ
thuật (chất lượng) và môi trường. Đó là cách tiếp cận trên cơ sở nguyên tắc “Batneec”
(Best Available Technology Not entailing Excessive Cost), tức là các công nghệ tốt nhất
có thể có mà không kéo giá thành lên cao.
Bảng 1. Một số công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường
Công đoạn
xử lý
Công nghệ tiến tiến và thân thiện
với môi trường
Ưu điể
m
Xử lý trước Các công nghệ rũ hồ bằng enzym Sử dụng các loại enzym, chủ
yếu là ∝- amylazơ, như Rotta-
Amylase 188 hay Rapidase L-
40 (Ciba) kết hợp với một số
chủng men làm cho dòng thải
từ quá trình rũ hồ sẽ thân thiện
hơn với môi trường (ít ô
nhiễm hơn)
13
Công đoạn
xử lý
Công nghệ tiến tiến và thân thiện
với môi trường
Ưu điểm
Nấu- làm sạch vải sợi bông bằng các
chế phẩm vi sinh
Nấu- làm sạch bằng công nghệ
vi sinh sử dụng pectinazơ
kiềm có nhiều ưu điểm vừa
đảm bảo chất lượng vải, sợi,
hàng mềm mại, tiết kiệm năng
lượng và nước, giảm tiêu thụ
hoá chất, giảm được đến 25%
giá thành so với công nghệ
truyền thống, đồng thời giả
m
mạnh ô nhiễm nước thải. Đây
là một trong những công nghệ
tiên tiến, thân thiện với môi
trường nên được áp dụng sớm
trong sản xuất dệt- nhuộm
Việt Nam.
Thay thế tẩy trắng natri hipoclorit
(NaOCl) bằng kali pemanganat, axit
peaxetic, bằng công nghệ mới “Red-
Ex”
-Axit peaxêtic CH
3
COOOH
thân thiện với môi trường, nếu
sử dụng kết hợp với H
2
O
2
cho
hàng đạt độ trắng cao hơn tẩy
trắng kết hợp NaOCl- H
2
O
2
.
- Qui trình pemanganat tốn ít
thời gian, thân thiện với môi
trường và đạt chất lượng tốt.
Khử tàn dư H
2
O
2
(sau tẩy trắng) trước
nhuộm hoạt tính bằng enzym
14
Công đoạn
xử lý
Công nghệ tiến tiến và thân thiện
với môi trường
Ưu điểm
Nhuộm cuộn ủ lạnh (Pad – Batch) - Tiêu thụ năng lượng ít nhất
so với các phương pháp
nhuộm khác
- Đầu tư tối thiểu về thiết bị và
tốn ít nhân công
- Chất lượng đạt được rất tốt:
nhuộm sâu mầu, đều mầu,
hiệu suất lên mầu cao, độ lặp
lại cao
- Thích hợp với các mặt hàng:
dệt thoi, dệt kim, khăn bông,
nhung kẻ từ sợi bông 100% và
s
ợi xenlulo khác
- Giảm thiểu mạnh tải lượng
thải ra môi trường.
Nhuộm “cuộn ủ liên tục” Econtrol Công nghệ nhuộm hoạt tính
mới đơn giản, đa năng, năng
suất cao, chất lượng tốt, giá
thành hạ, và thân thiện với môi
trường.
Nhuộm bằng pigment loại mới
Nhuộm vải pha mầu nhạt bằng thuốc
nhuộm hoàn nguyên “đặc hiệu”
Nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm
hoạt tính mới hiệu suất gắn mầu cao,
giảm ô nhiễm môi trường
Giặt hàng nhuộm hoạt tính bằng chế
phẩm vi sinh
Nhuộm
Giặt hàng nhuộm thuốc phân tán (mầu
đậm) bằng sản phẩm thân thiện với
môi trường
15
Công đoạn
xử lý
Công nghệ tiến tiến và thân thiện
với môi trường
Ưu điểm
Công nghệ nhuộm mới không sử dụng
nước- nhuộm trong CO
2
siêu tới hạn
In thăng hoa chuyển mầu (transfer
printing)
In bằng pigment loại mới thay thế in
hoạt tính
- Dễ sử dụng; hàng in mềm
mại - Mầu in tươi sáng như in
thuốc nhuộm
- Độ bền mầu ma sát, giặt ướt,
giặt khô, và độ bền mài mòn
đều tốt
- Phát thải ít VOC và không có
fomanđêhit.
In polieste không phải giặt hay giặt ít
(nhẹ)
In hoa
In hoa kĩ thuật số (digital printing)
Xử lý làm mềm bằng các chất làm
mềm và silicon mới
Xử lý hoàn
tất
Xử lý chống nhàu bằng các sản phẩm
ít và không có fomanđêhit
Hiệu quả xử lý cao nhất
(thường thể hiện bằng các góc
hồi nhàu khô và ướt, mức độ
giảm cường lực vải, tính mềm
mại của hàng) và hàm lượng
fomanđêhit giải phóng ra thấp
nhất có thể được.
I.3. Các yêu cầu và quy định của khối EU, Mỹ đối với hàng dệt may
I.3.1 Yêu cầu và quy định của khối EU
Khi một nhà sản xuất muốn xuất khẩu vào thị trường EU thì cần phải nghiên
cứu xem thứ nhất là sản phẩm của công ty họ có phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng EU không? tiếp theo là cần nhận biết được những yêu cầu cho sản phẩm đó để
được phép có mặt trên th
ị trường EU. Chúng có thể chia thanh hai nhóm: những yêu
cầu về pháp luật và những yêu cầu thêm (ngoài luật).
16
Phải đáp ứng các yêu cầu luật pháp đặt ra cho các yêu cầu sản phẩm vào thị
trường EU. Các sản phẩm không đáp ứng những yêu cầu này không được phép vào thị
trường EU. Những yêu cầu thêm ngoài luật thường được đưa ra bởi các công ty nhập
khấu hành hóa đưa ra. Các yêu cầu thêm này chủ yếu là các yêu cầu về môi trường và
xã hội (nhân công).
I.3.1.1 Luật định
Tất cả các nhà sản xuất cho thị trường châu Âu phải tôn trọ
ng triệt để các yêu
cầu sản phẩm được thiết lập theo luật. Luật EU đặt ra cơ sở cho tất cả các nước thành
viên và vì vậy khi một doanh nghiệp xuất khẩu vào nước nào trong khối EU, đều có
thể tìm hiểu về yêu cầu quốc gia, yêu cầu thêm, yêu cầu cho các sản phẩm của họ. Nếu
không đáp ứng yêu cầu luật pháp nghĩa là nhà sản xuất phải hủy bỏ sản phẩm.
An toàn tiêu dùng là một trong những mục tiêu hướng tới khi hình thành luật
EU cho các loại quần áo. Nhìn chung quần áo trẻ nhỏ đặt ra các yêu cầu cao và phải
đáp ứng tiêu chí đặt ra về cả mặt thiết kế và hàm lượng hóa chất.
a- Thông tư 2001/95/EC về an toàn của sản phẩm
Thông tư này đưa ra yêu cầu an toàn chung cho bất kỳ sản phẩm nào được bán trên thị
trường EU. Đối với sản phẩm dệt may có hai tiêu chuẩn về tính an toàn của sản ph
ẩm
là:
* Tiêu chuẩn an toàn cho quần áo trẻ nhỏ (NEN- EN 14682: 2004):
- Tiêu chuẩn này nói về sự nguy hiểm của dây luồn trên quần áo trẻ em, đặc biệt là ở
vùng đầu và vùng cổ. Các dây này có thể gây nghẹt cổ, và một số vụ việc gây chết
người đã xảy ra ở sân chơi. Tiêu chuẩn này nhằm giảm rủi ro tai nạn do dây luồn trên
quần áo trẻ em gây ra đến mức thấp nhất.
* Tiêu chuẩn châu Âu EN 14878: 2007 - Vật liệu dệt - Phản ứng cháy của quần áo ngủ
trẻ em
Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu thử nghiệm để phân loại khả năng cháy của quần
áo ngủ trẻ em, nhưng không áp dụng cho quần áo ngủ của trẻ nhỏ tới 6 tháng tuổi,
chiều cao tới 68 cm. Tiêu chuẩn quy định sử dụng phương pháp thử EN 1103: 2005 -
Vật liệu dệt - Vải may mặc – Quy trình chi tiết để xác định phản ứng cháy, nhưng
không có quy trình giặt.
b- Thông tư 2002/61/EEC về thuốc nhuộm có gố
c azo trong các sản phẩm dệt và da
Thuốc nhuộm có gốc azo thường được sử dụng để nhuộm màu các sản phẩm dệt
và da. Uỷ ban châu Âu đã công bố luật hạn chế sử dụng các thuốc nhuộm có gốc azo
có thể giải phóng một hoặc nhiều amin gây ung thư. Luật này được đưa ra trong thông
tư 2002/61/EEC, lần sửa đổi thứ 19 cho Thông tư 76/769/EEC về hạn chế bán và sử
dụng các chấ
t và các chế phẩm gây nguy hại nhất định (các chất màu azo). Hiện nay
17
27 quốc gia thành viên EU đã chuyển các yêu cầu của Thông tư 2002/61/EEC vào luật
quốc gia.
Thông tư áp dụng cho tất cảc các sản phẩm dệt và da có thể tiếp xúc trực tiếp
hoặc lâu dài với da người hoặc khoang miệng của người.
Các sản phẩm quy định trong luật khi bán trên thị trường EU không được chứa
một trong số 22 amin (phụ lục IV) với hàm lượng vượt quá ngưỡng là 30 ppm. Cần
lưu ý rằng tất c
ả các bộ phận của sản phẩm phải tuân thủ giới hạn này, và áp dụng cho
từng amin. Tuy nhiên, riêng đối với các sản phẩm dệt làm từ xơ tái chế, giới hạn là 70
ppm cho các amin được liệt kê trong của phụ lục IV nếu các amin được giải phóng ra
bởi các dư lượng từ lần nhuộm trước của cùng một loại xơ.
Tiếp theo Thông tư 2002/61/EC, Uỷ ban châu Âu ban hành Thông tư sửa đổi
2003/3/EC về c
ấm thuốc nhuộm có gốc azo màu xanh navy (index no. 611-070-00-2
hoặc EC no. 405-665-4). Lệnh cấm được dựa trên đánh giá nguy cơ của chất màu xanh
nước biển đối với môi trường do chất màu này có độ độc cao với hệ thuỷ sinh, không
dễ phân giải và vào môi trường thông qua nước thải.
c- Thông tư 83/264/EC và Thông tư 2003/11/EC về các chất làm chậm cháy trong sản
phẩm dệt
Tri-(2-3,-dibromopropyl)-phốtphat (TRIS) và tris-(aziridinyl)-phosphin oxit
(TEPA) - là các chất làm chậm cháy được sử dụng trong sản phẩm dệt
để làm giảm
khả năng cháy. Các chất này gây ung thư và làm biến đổi gen.
Thông tư sửa đổi 83/264/EC cho Thông tư 76/769/EEC cấm sử dụng các chất
làm chậm cháy này. TEPA, TRIS và PBB bị cấm sử dụng trong các mặt hàng dệt tiếp
xúc với da người như quần áo, quần áo lót và khăn trải giường.
Thông tư 2003/11/EC cấm đưa ra bán nếu các mặt hàng này hoặc các bộ phận
của chúng có chứa pentaBDE hoặc octaBDE với nồng độ cao hơn 0,1% theo khố
i
lượng.
Bên cạnh các thông tư kể trên EU cũng đã đưa ra một số thông tư khác:
- Thông tư 2003/53/EC về Nonyl phenol và etoxylat:
Thông tư này cấm bán các chất hoặc các chế phẩm có chứa Nonylphenol –
C
6
H
4
(OH)C
9
H
19
và Nonylphenol ethoxylat – (C
2
H
4
O)
n
C
15
H
24
O với nồng độ bằng hoặc
lớn hơn 0,1% theo khối lượng. Luật này chỉ áp dụng trên lãnh thổ EU nhưng các nhà
nhập khẩu sản phẩm dệt có thể yêu cầu nhà cung cấp không sử dụng Nonylphenol và
Nonylphenol etoxylat để đảm bảo rằng không có các chất này trên sản phẩm dệt may.
- Quy chuẩn (EC) 850/2004 về các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm (POP)
18
Quy chuẩn này cấm sản xuất, bán và sử dụng các chất hữu cơ bền vững gây ô
nhiễm ở EU. Điều này áp dụng cho tất cả các chất, ở dạng chất, trong chế phẩm hoặc
là các cấu thành của mặt hàng.
- Thông tư 2006/122/EC về các chất Peflor octan Sunphonat (PFOS):
Các Peflo octan Sunphonat (PFOS) (muối kim loại, halogen, amit, và các dẫn
xuất khác kể cả các polyme) là các anion thương phẩm dưới dạng các muối, các dẫn
xuất và polyme. PFOS được sử
dụng để tạo ra các tính chất chống bám dầu, mỡ và
chống thấm nước cho các vật liệu dệt.
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy PFOS bền vững, tích lũy sinh học và độc với
các loài động vật có vú. PFOS có tiềm năng lan rộng đi rất xa và có ảnh hưởng xấu
đến môi trường. Do vậy các chất này là các chất hữu cơ gây ô nhiễm bền vững. Để bảo
vệ môi trường không b
ị tác động bởi các chất này, thông tư 2006/122/EC đã đưa ra các
giới hạn nghiêm ngặt việc sử dụng và bán chất PFOS và các sản phẩm có chứa PFOS.
I.3.1.2 Các yêu cầu thêm
Yêu cầu thêm là các yêu cầu đặt ra bởi các công ty, không phải của EU hoặc
các nước thành viên EU. Ngoài các yêu cầu về luật pháp khi xuất bất cứ một sản phẩm
nào cho khối EU, “yêu cầu thêm” hoặc “những yêu cầu ngoài luật” rất khó phân loại.
Đôi khi phạm vi của các yêu cầu nằm ngoài ph
ạm vi luật của EU: Nước EU chỉ có thể
can thiệp các vấn đề trực tiếp liên quan tới sản phẩm được bán trên thị trường EU, vì
tất cả các nước này đều tự do quản lý dựa trên các luật lao động của riêng nước họ.
Tuy nhiên, các công ty có thể lựa chọn hoạt động và yêu cầu thêm từ các nhà cung cấp
của họ, để đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng và tăng thêm giá trị củ
a công
ty.
Trong nhiều trường hợp, các nhà nhập khẩu Châu Âu sẵn sàng phối hợp cùng
các nhà cung cấp để đạt tới tính năng về môi trường và xã hội như mong muốn.
a- Các yêu cầu về môi trường
Các yêu cầu về môi trường thường được bao hàm trong các luật cấm sử dụng
một số loại hóa chất nhất định. Trong một số trường hợp, khâu nào có thể chứa các
chất nguy hại được quan tâm, các công ty có thể ch
ọn giới hạn hoặc cấm sử dụng các
chất đó trong quá trình sản xuất. Bước tiếp theo là tìm kiếm cách biến đổi hữu cơ để
thay thế các phương pháp thông thường. Ví dụ như sử dụng bông hữu cơ đang ngày
càng được phổ biến rộng rãi, do trong sản xuất bông thông thường sử dụng quá dư
thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, do nhu cầu của người mua, loại yêu cầu này không phải là
chủ
đạo khi xuất khẩu vào thị trường EU, nhưng có thể mở ra những cơ hội mới.
b- Các yêu cầu về xã hội
19
Lĩnh vực dệt may gặp phải những khó khăn hơn một thập kỉ trước khi phương
tiện thông tin bắt đầu báo cáo về các điều kiện lao động kém được cho là sự bóc lột
sức lao động của công nhân. Các báo cáo về điều kiện làm việc có hại cho sức khỏe,
lương thấp, các chất nguy hại và thậm chí cả lao động là trẻ vị thành niên. Các yêu cầu
về mặt xã hộ
i có thể được biết thông qua một số công cụ: công ty quản lý luật, các hệ
thống quản lý và các loại nhãn.
I.3.2 Yêu cầu và quy định của Mỹ
Ngày 14-8-2008 Quốc hội Mỹ đã thông qua luật cải thiện tính an toàn sản phẩm
tiêu dùng (CPSIA-2008), theo đó tất cả các sản phẩm tiêu dùng trong đó có sản phẩm
dệt may khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải tuân thủ theo những qui định mới có
hiệu lực t
ừ tháng 2-2009. Luật CPSIA-2008 là luật sửa đổi một số luật an toàn sản
phẩm tiêu dùng hiện có bao gồm luật an toàn các sản phẩm tiêu dùng; luật liên bang về
các chất có hại và luật tính cháy của vải
Với các sản phẩm dệt may, luật CPSIA-2008 tập trung::
- Tính an toàn cháy cho các sản phẩm quần áo của người lớn và trẻ em
- Các sản phẩm dành cho trẻ em có chứa chì
- Các sản phẩm làm đồ chơi và chăm sóc tr
ẻ em có chứa phtalat
- Các sản phẩm dành cho trẻ em chứa các bộ phận sắc, nhọn
- Bắt buộc thử nghiệm cho tất cả các sản phẩm thành phẩm dành cho trẻ em
Một số điều khoản trong luật cần quan tâm nhất là:
- Điều khoản 101:
Qui định giới hạn hàm lượng chì chứa trong sản phẩm dành cho trẻ
em và lượng chì trong sơn dùng trong các sản phẩm trẻ em.
Thời hạn tuân thủ các giới hạn chì trong sản phẩm :
+ Ngày 10-2-2009: 600 phần triệu (ppm)
+ Ngày 14-8-2009: 300 phần triệu (ppm)
+ Ngày 14-8-2011: 100 phần triệu (ppm)
- Điều khoản 102 về việc bắt buộc thử nghiệm của bên thứ ba cho các sản phẩm trẻ em
nhất định:
Luật mới bắt buộc m
ột yêu cầu bổ sung về chứng chỉ của phòng thử nghiệm thứ
ba với các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 12 tuổi. Mỗi nhà sản xuất (kể cả nhà nhập
khẩu) hoặc các nhãn tư nhân cho các sản phẩm trẻ em đều phải có chứng chỉ của một
phòng thử nghiệm độc lập được công nhận, trên cơ sở các kết quả thử để có chứng chỉ
chứ
ng nhận sản phẩm tuân thủ các yêu cầu của CPSC.
- Điều khoản 103: qui định về nhãn truy cứu cho sản phẩm trẻ em.
20
Luật mới yêu cầu các nhà sản xuất phải có nhãn truy cứu hoặc dấu hiệu bền trên
sản phẩm tiêu dùng bất kỳ nhất là các sản phẩm dành cho trẻ em. Nhãn phải chứa các
thông tin cơ bản gồm nguồn gốc sản phẩm, xuất xứ nhà cung cấp, ngày sản xuất và
thông tin chi tiết hơn về quá trình sản xuất như số lô hoặc mẻ sản xuất
Yêu cầu về nhãn nguồn g
ốc cho sản phẩm trẻ em bắt đầu hiêu lực từ 14-8-2009.
- Điều khoản 104: Các tiêu chuẩn và đăng ký tiêu dùng đối với các sản phẩm bền cho
trẻ nhỏ
Điều khoản này yêu cầu CPSC nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn an toàn
cho các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi: gường nôi cỡ tiêu chuẩn và
không tiêu chuẩn; gường cho trẻ nhỏ; ghế cao…
Phần này của luật cũng yêu cầu CPSC
đưa ra qui định cuối cùng vào ngày 14-8-
2009 yêu cầu nhà sản xuất các sản phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải cung cấp một
thẻ đăng ký đã trả trước tiền tem chỉ nhằm mục đích thông tin thu hồi hay cảnh báo an
toàn.
- Điều khoản 105: Yêu cầu ghi nhãn với quảng cáo cho đồ chơi và trò chơi
+ Đối tượng:
Các nhà sản xuất, bán lẻ, nhập khẩu, phân phối các sản phẩm đồ chơi và
game trẻ em
+ Yêu cầu:
Bao bì của các dạng đồ chơi và trò chơi sử dụng cho trẻ em phải có nhãn
hay câu cảnh báo về mối nguy cơ ngẹn thở. Phần này của luật yêu cầu các quảng cáo
cho các sản phẩm nào có thông tin về cách mua sắm, hợp đồng phải có nội dung một
tuyên bố cảnh báo thích hợp trên bao bì. Khi bao bì của sản phẩm có yêu cầu ghi câu
cảnh báo, thì các quảng cáo cho sản phẩm, kể cả trên website, catalo cũng phải có
tuyên bố cảnh báo với nộ
i dung tương tự.
+ Thời hạn hiệu lực:
Yêu cầu đối với các tuyên bố cảnh báo trên website có hiệu lực từ
12-11-2008 và trên catalo và các vật liệu in khác từ ngày 10-2-2009
- Điều khoản 108: Cấm bán các sản phẩm có chứa phtalat:
+ Đối tượng
: Sáu loại phtalat và các sản phẩm dành cho trẻ em
+ Yêu cầu:
- Từ ngày 10 tháng 2 năm 2009 không được bán đồ chơi trẻ em có chứa hàm
lượng chất Phtalat ( DEHP, DBP và BBP) trên 0.1%.
- Cấm bán các sản phẩm có thể đưa lên miệng trẻ em có chứa trên 0,1% DEHP,
DBP hoặc BBP
- Điều khoản 215: về việc giám sát sự đúng mực của các phòng thử nghiệm; nhận biết
chuỗi cung cấp
21
Theo luật mới kể từ ngày 14-8-2008, CPSC có quyền giám sát các phòng thí
nghiệm đã được công nhận kết quả thí nghiệm các sản phẩm trẻ em và cung cấp chứng
nhận cho các sản phẩm hợp chuẩn. Luật sẽ mở rộng việc giám sát và các yêu cầu báo
cáo về các nhà nhập khẩu, bán lẻ và phân phối sản phẩm tiêu dùng với yêu cầu nhận
biết nhà sản xuất một sản phẩm theo tên gọi và địa chỉ, Luậ
t cũng yêu cầu các nhà sản
xuất có báo cáo về các nhà bán lẻ phân phối sản phẩm và các hợp đồng phụ của nhà
sản xuất cho sản phẩm đó,
- Điều khoản 217: Theo luật mới, việc phạt tiền và trách nhiệm dân sự tăng đáng kể.
Tăng mức tiền phạt do vi phạm luật CPSIA từ 5000 lên 100.000 USD và phạt trách
nhiệm dân sự từ 1.250.000 USD lên 15.000.000 USD
Như vậy để đáp ứ
ng được các yêu cầu của CPSIA nhà nhập khẩu và sản xuất cần lưu ý
những điểm sau:
+ Hiểu được trách nhiệm của nhà nhập khẩu và nhà sản xuất tại thị trường Mỹ. Nhà
nhập khẩu chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự an toàn của sản phẩm họ khi nhập vào
Mỹ, nhưng họ sẽ đưa vào hợp đồng các điều khoản để ràng buộc nhà s
ản xuất hoặc
nhà xuất khẩu từ các nước khác.
+ Cần có thông tin cảnh báo về các qui trình thực hiện của CPSIA, các yêu cầu về
chứng chỉ hợp chuẩn chung, các yêu cầu thử nghiệm và chứng chỉ của phòng thử
nghiệm thứ 3 và nhãn truy cứu.
+ Cần có các phép thử của phòng thử nghiệm nội bộ hay phòng thử nghiệm thứ ba,
các báo cáo thử nghiệm cần thiết cho nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm cấ
p chứng chỉ.
+ Để tránh bị thu hồi các sản phẩm gây nguy hại cho sự an toàn bởi các cơ quan
Hải Quan, nhà sản xuất phải tuân thủ cả hai nhóm tiêu chuẩn bắt buộc
(qui định của
CPSC) và tiêu chuẩn tự nguyện
+ Với các phép thử, cần sự tư vấn từ nhà nhập khẩu hoặc tham khảo từ các sổ tay
chất lượng của họ.
+ Với các chứng chỉ, cần sự tư vấn của các nhà nhập khẩu Mỹ và các sổ tay chất
lượng của họ
I.4. Giới thiệu một số tiêu chuẩn sản phẩm sạch và một số loại nhãn sinh thái,
hữu cơ
Mụ
c đích của các tiêu chuẩn hữu cơ (tiêu chuẩn sản phẩm sạch) nhằm đưa ra
các yêu cầu để đảm bảo trạng thái hữu cơ của vật liệu dệt, từ khâu thu hoạch nguyên
liệu thông qua trách nhiệm của nhà sản xuất về môi trường và xã hội tới việc gắn nhãn.
Những tiêu chuẩn này nhằm kiểm soát khâu xử lý sợi hữu cơ và các tiêu chuẩn cho xử
lý các loại sợi tự nhiên nh
ư bông, len (từ lông cừu, lông len an-pa-ca, len lạc đà và các
22
loại xơ động vật ngoại lai khác), cashmere (từ dê), sợi gai, tơ tằm, lanh, đay, gai và các
loại xơ xuất phát từ thực vật như tre và đậu nành.
Cho tới nay ngành công nghiệp dệt may và thời trang đã được quan tâm, có sự
phân chia rõ ràng giữa các lĩnh vực chứng nhận, đầu tiên là các tiêu chuẩn quốc gia
hoặc các tiêu chuẩn bắt buộc địa phương chỉ đối với sợi hữu cơ. Đối với thị
trường tiêu
dùng quần áo và vật liệu dệt như quy định EU 2092/91 đối với các nước thành viên
của EU, chương trình hữu cơ quốc gia USDA (NOP) đối với tiêu chuẩn Mỹ và tiêu
chuẩn nông nghiệp của Nhật Bản.
Chứng chỉ các sản phẩm dệt được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận:
IFOAM, ISO 65 (EN 45011) đối với các tiêu chuẩn quốc gia. IFOAM cung cấp bảo
đảm thị trường đối vớ
i toàn bộ các yêu cầu về hữu cơ.
Các tiêu chuẩn hữu cơ bắt buộc - chỉ áp dụng cho sợi
Các nước thành viên của châu Âu EU 2092/91
Mỹ NOP
Nhật JAS
Các tiêu chuẩn cho xử lý sợi hữu cơ, nghĩa là làm thế nào để xơ được chuyển
thành sợi, vải dệt kim và dệt thoi và cuối cùng là các sản phẩm may mặc. Tất cả những
lựa chọn hoặc các tiêu chuẩn hữu cơ “tự nguyện” phải đáp ứng tiêu chí đưa ra bởi cả
ba tiêu chuẩn bắt buộc nêu trên nếu mặt hàng được dãn nhãn và được bán dưới dạng
vật liệu dệt ho
ặc quần áo hữu cơ tại những thị trường này. Điều này chỉ có thể được
thực hiện thông qua các chứng chỉ công nhận IFOAM.
Chứng nhận toàn bộ sản phẩm theo chương trình này nghĩa là nó không chỉ
chứng nhận cho xơ, mà còn cho cả quy trình xử lý từ xơ tới sản phẩm hoàn tất tuân
theo một tiêu chuẩn nào đó. Các nhà cung cấp có thể xuất trình giấy chứng nhận kinh
doanh cho biết các sản ph
ẩm đầu vào họ đã mua được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ,
tuy nhiên đây không phải là bằng chứng về các sản phẩm đặc trưng.
I.4.1 Một số tiêu chuẩn sản phẩm sạch
I.4.1.1 Tiêu chuẩn Organic Exchance 100 (OE 100) và OE pha
Như chúng ta đã biết tiêu chuẩn hữu cơ tự nguyện “chỉ áp dụng cho sợi” đến từ
sự trao đổi hữu cơ của tôt chức phi lợi nhuậ
n của Mỹ. Tiêu chuẩn này gồm phiên bản
chứng nhận sợi bông sử dụng trong vật liệu dệt được trồng hữu cơ. Đầu tiên là tiêu
chuẩn OE 100 được sử dụng để theo dõi và làm tài liệu mua bán, buôn bán và sử dụng
xơ bông hữu cơ đã được chứng nhận trong các loại sợi, vải và các mặt hàng đã hoàn
tất. Thứ hai, trao đổi hữu cơ cũng đã giới thiệu tiêu chuẩn OE cho s
ợi pha, trong đó
23
nêu chi tiết các bước yêu cầu cho các nhà máy dệt nhận chứng chỉ hữu cơ có các mặt
hàng mà sợi hữu cơ chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định.
Tiêu chuẩn OE 100 là một tiêu chuẩn để theo dõi và ghi lại việc mua bán, xử lý và sử
dụng sợi, vải và hàng hóa đã được chứng nhận 100% bông hữu cơ. Tiêu chuẩn OE 100
cung cấp những yêu cầu cần thiết để khẳng đị
nh sản phẩm “làm bằng 100% sợi bông
hữu cơ”. Nó cũng sử dụng như một công cụ cho các công ty khẳng định các sản phẩm
họ mua hoặc bán chứa tỷ lệ bông hữu cơ đã nêu.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn OE cho sợi pha với sự kết hợp bông hữu cơ và sợi
bông thông thường hoặc sợi tổng hợp mà trong đó chứa tối thiểu 5% hàm lượng bông
hữu cơ. Tiêu chuẩ
n này đảm bảo bông được trồng hữu cơ được sử dụng tới phần trăm
yêu cầu và cũng khuyến khích phát triển nông trang hữu cơ.
a- Tiêu chuẩn OE 100
Tiêu chuẩn OE 100 gần đây đã được sửa lại. Tiêu chuẩn này yêu cầu các công
ty mua bông hữu cơ từ người dân, là nhà sản xuất bông đã được chứng nhận hữu cơ và
các sản phẩm đó phải chứa 100% sợi được trồ
ng hữu cơ, trừ chỉ và diềm trang trí
không phải vật liệu dệt hoặc phụ liệu may mặc. Bông cần được sản xuất theo cách giữ
được sự đồng nhất của nó cho tới khi được kéo thành sợi. Hơn nữa, phải ghi chép và
lưu giữ dưới dạng hồ sơ để chứng minh đã được thực hiện các bước yêu cầu và quan
trọng là phải độc lập, và được chứ
ng nhận bởi bên thứ ba phù hợp với tiêu chuẩn OE
100 đối với mỗi bên liên quan tới sản xuất sản phẩm.
Nếu công ty lựa chọn để nhãn thành phẩm ghi có chứa bông hữu cơ, nó có thể bắt
buộc tham khảo tiêu chuẩn OE và sử dụng
- “Sản xuất với 100% bông trồng hữu cơ”:
- “Sản xuất với bông trồng hữu cơ”: dùng cho các sản phẩm chứa bông hữu cơ đạt
95% ho
ặc nhiều hơn, với điều kiện là vẫn có hàm lượng không phải hữu cơ.
Lư ý rằng tiêu chuẩn OE 100 có thể áp dụng cho các thành phần riêng biệt của sản
phẩm với điều kiện là các thành phần chứa bông được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn.
- Nhãn sản phẩm: + Nhà sản xuất có thể dán nhãn sản phẩm dưới dạng “làm từ 100%
bông trồng hữu cơ” chỉ dùng cho các sản phẩ
m chứa 100% bông hữu cơ.
+ Sản xuất với bông trồng hữu cơ”: dùng cho các sản phẩm chứa
bông hữu cơ đạt 95% hoặc nhiều hơn, với điều kiện vẫn có hàm lượng không phải hữu
cơ.
Tiêu chuẩn OE 100 có thể áp dụng cho các thành phần riêng biệt của sản phẩm
với điều kiện các thành phần chứa bông được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn. Tuy
nhiên, tiêu chuẩn này không áp d
ụng cho khâu đầu vào chế biến.
24
* Các yêu cầu của tiêu chuẩn OE 100:
- Bông hữu cơ được mua từ nông trang đã được chứng nhận hữu cơ
- Sợi được trồng 100% hữu cơ, trừ chỉ may và những đường diềm trang trí không phải
vật liệu dệt hoặc các phụ liệu
- Xử lý bông theo các giữ được tính đồng đều của chúng cho tới khi chúng được kéo
thành sợi
- Xử lý và dán nhãn sợi, vải và các mặt hàng hoàn tất để mua bán và sử dụng bông đã
được chứng nh
ận hữu cơ có thể được xác minh ở mỗi bước của quy trình sản xuất
- Lưu giữ hồ sơ xác nhận tất cả các bước cần thiết đã được thực hiện
- Có một đơn vị độc lập, công nhận của bên thứ ba chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn
OE 100 cho mỗi bên liên quan trong sản xuất sản phẩm.
Tiêu chuẩn OE cũng có thể đươc sử dụ
ng để chứng nhận sự chuyển đổi hữu cơ của
bông được sử dụng. Tất cả các bước chứng nhận cho “sản xuất với bông trồng hữu cơ”
sẽ được áp dụng cho sợi không được chuyển đổi. Sản phẩm cuối cùng có thể được dán
nhãn “sản xuất với x% bông trồng hữu cơ” và tham khảo tiêu chuẩn OE.
Những yêu cầu cụ thể cho các hoạt
động sản xuất, tách hạt bông, các hoạt động lưu
kho, kéo sợi, các yêu cầu đối với dệt, nhuộm và hồ sơi/vải, các hoạt động mua/bán
(xem phần phụ lục)
b- Tiêu chuẩn OE pha
Nhiều loại nhãn và các nhà bán buôn hiện nay sử dụng nhãn 100% bông hữu cơ
cho các sản phẩm của họ, nhưng một số lớn đang phát triển cũng đang khai thác bông
hữu cơ bằng cách hội nhập một ph
ần nhỏ sợi bông hữu cơ vào yêu cầu sản phẩm của
họ. Ví dụ pha 5% sợi bông trồng hữu cơ với 95% sợi bông trồng theo phương pháp
thông thường tạo ra sản phẩm bông 100%.
Đặc biệt các công ty sản xuất sản phẩm “pha” như một phần của chiến lược
phát triển lâu dài nhằm hỗ trợ mở rộng nông trang hữu cơ cũng như cải thiện các điều
kiện môi trường, kinh tế và xã hội.
* Các yêu cầu của tiêu chuẩn OE pha:
- Các công ty là thành viên của trao đổi hữu cơ (OE)
- Có ít nhất 5% hàm lượng bông hữu cơ trong sản phẩm
- Bông hữu cơ được mua từ một nông trang đã được chứng nhận hữu cơ
- Xử lý bông theo cách giữ được độ đồng đều cho tới khi nó được pha thành sợi
- Xử lý và dán nhãn sợi, vải và các sản phẩm hoàn tất để mua bán và sử dụng bông đã
được chứng nhận hữu cơ có thể được xác minh ở
mỗi bước của quy trình sản xuất.
25
- Ghi chép và lưu hồ sơ để chứng minh đã thực hiện theo các bước yêu cầu
- Có chứng chỉ công nhận bởi bên thứ ba, độc lập phù hợp với tiêu chuẩn OE pha đối
với mỗi bên liên quan tới việc sản xuất sản phẩm
- Tiêu chuẩn cho mỗi bên liên quan trong quá trình sản xuất sản phẩm
* Dãn nhãn sản phẩm:
Các nhà sản xuất có thể dán nhãn các loại hàng hóa đã sản xuất dưới dạng “làm
từ x% bông hữu cơ” trong đó “x” phản ánh đùng sợi pha cuối cùng trong sợi hoặc vải.
Lưu ý phần trăm “x” của bông hữu cơ trong sản phẩm cuối được tính dựa trên tổng
lượng phần trăm bông hữu cơ cuối cùng ở trên vải hoặc vải được sử dụng trong sản
phẩm cuố
i cùng.
Các vật trang trí không phải sợi (ví dụ như cúc, các khóa kéo) không được tính
và các vật trang trí làm từ sợi (chỉ, dây viền) nhỏ hơn 5% tổng khối lượng của vải cũng
không được tính vào.
Sau khi đóng gói các sản phẩm đã hoàn tất, mỗi thùng/bìa carton có thể được
dán nhãn là “hàng có chứa x% bông hữu cơ trong đó x được tính chính xác trong sản
phầm pha cuối cùng”. Hiện nay đã có 560 công ty được chứng nhận theo các tiêu
chuẩn OE 100.
I.4.1.2. Tiêu chuẩn hữu cơ ngành dệt toàn c
ầu (GOTS)
Tiêu chuẩn tự nguyện này đang trở thành một trong những tiêu chuẩn hữu cơ
được biết tới rộng rãi nhất. Nó đưa ra những yêu cầu cho các loại vật liệu dệt hữu cơ,
từ thu hoạch nguyên liệu thô, trách nhiệm của nhà sản xuất về môi trường và xã hội tới
gắn nhãn quần áo để cung cấp sự bảo đảm về độ tin cậy tới người tiêu dùng cuối cùng.
Phạm vi của GOTS bao trùm cả sản xuất, xử lý, đóng gói, gắn nhãn, xuất khẩu,
nhập khẩu và phân phối tất cả các loại xơ tự nhiên. Các sản phẩm cuối có thể gồm các
sản phẩm xơ, sợi, vải và quần áo.
Năm 2002 hội nghị Intercot ở Dusseldorf, người ta đã nhận thấy rõ sự chuyển
dịch về phía làm hài hòa theo các tiêu chuẩn là rất cần thiết. Hội nghị này cho thấy
Hiệp hội công nghiệp dệt tự nhiên (IVN), hiệp hội Soil, Hiệp hội bông hữu cơ Nhật
Bản và Hiệp hội thương mại hữu cơ Mỹ liên kết tạo thành một nhóm làm việc quốc tế
với nhiệm vụ tiến tới sự hài hòa. Tới năm 2005 nhóm này đã đồng ý với phiên bản đầu
tiên của GOTS đã được thông qua.
GOTS chia thành hai cấp độ nhãn dựa vào phần trăm tối thi
ểu của vật liệu “hữu
cơ/hữu cơ chuyển đổi” trong sản phẩm dệt cuối cùng. Tiêu chuẩn GOTS với phiên bản
mới nhất 2.0 tập trung vào tiêu chí bắt buộc được hoàn thiện vào tháng 7 năm 2008.
Những thay đổi rõ nét nhất trong phiên bản mới này là: