Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.22 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
LỜI CẢM ƠN
Sau đợt thực tập bổ ích và hiệu quả tại Hội nông dân xã ÊaYông, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban thường trực Hội nông dân xã, chi hội
trưởng các thôn buôn trên địa bàn xã đã giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành
đợt thực tập.
Cảm ơn cô Phạm Thị Kim Anh đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành
bài báo cáo thực tập này .
Trong quá trình thực tập cũng như làm báo cáo không tránh khỏi những
thiếu sót. rất mong đồng chí trong Ban thường trực Hội Nông dân xã
ÊaYông và thầy, cô góp ý để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
ÊaYông, ngày 25 tháng 3 năm 2012
Học viên
Lê Thanh Tuấn
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
1
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
HỘI NÔNG DÂN HUYỆN KRÔNG PẮK
BCH HỘI NÔNG DÂN XÃ ÊAYÔNG
ÊaYông , ngày 25 tháng 3 năm
2012
NHẬN XÉT HỌC VIÊN THỰC TẬP
Hội nông dân xã ÊaYông, huyện Krông pắk, tỉnh Đắk Lắk ,đã tiếp nhận
học viên Lê Thanh Tuấn, lớp 01K1B, thực tập môn học thực hành công tác xã
hội cá nhân và nhóm theo kế hoạch của Hiệu trưởng trường Cán bộ Hội nông
dân Việt Nam. Thường trực Hội nông dân xã nhận xét về học viên thực tập
như sau:

















ÊaYông, ngày 28 tháng 3 năm 2012
TM.CBH HỘI NÔNG DÂN XÃ
( Kí tên, đóng dấu)
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
2
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI NÓI ĐẦU 5
PHẦN I
KẾT QUẢ TÌM HIỂU CƠ SỞ THỰC TẬP
I.Tình hình đặc điểm 7
II. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ .9
1.Mục tiêu của Hội nông dân Việt Nam 9
2. Chức năng của Hội nông dân Việt Nam 9

3. Nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam 10
III. Kết quả công tác xã hội của cơ sở 11
1. Công tác xây dựng tổ chức Hội 11
2.Hoạt động các phong trào của Hội 12
3. Công tác Hội nông dân tham gia phối hợp thực hiện chương trình 14
4. Công tác kiểm tra 14
5. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động phong trào 15
PHẦN II
KẾT QUẢ THỰC TẬP CÁ NHÂN VÀ NHÓM
I. Thực tập công tác xã hội cá nhân 16
1.Giới thiệu về đối tượng thực tập 16
2. Thu thập thông tin 17
3 Đánh giá xác định vấn đề 18
4. Lập kế hoạch can thiệp 19
5. Kết thúc( lượng giá) 19
II. Thực tập công tác xã hội nhóm 20
1. Giới thiệu về nhóm 20
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
3
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
2. Kết quả nghiên cứu của quá trình thành lập nhóm 20
3. Những quy định về mục đích,mục tiêu,chuẩn mực bảo mật,cách thức hoạt
động của nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên 21
4. Dự sinh hoạt nhóm 22
PHẦN III
LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
I. Những bài học và kinh nghiệm 23
II. Những thay đổi bản thân 25
III. Đề nghị 25
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B

4
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu và
tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính
sách nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải
quyết, phòng ngừa các vấn đề xã hộ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Công tác xã hội cá nhân có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt về những
đóng góp to lớn đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình, cộng đồng xã
hội.Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp, là quá trình nghiệp vụ mà
đòi hỏi nhân viên xã hội có kĩ năng chuyên môn cao. Khi tiếp cận một vấn
đề hay một đối tượng nào đó chúng ta phải có những biện pháp tiếp cận nhất
định, để làm được điều đó nhân viên làm công tác xã hội phải thu thập thông
tin về đối tượng mà mình cần tiếp cận, đồng thời hiểu được tâm tư nguyện
vọng, nhu cầu của đối tượng để tiến hành các hoạt động giúp đỡ.
Mục đích của ngành công tác xã hội là nhằm thiết lập mối quan hệ tốt
giữa nhân viên xã hội với đối tượng, giúp đối tượng hiểu rõ bản thân, hoàn
cảnh của đối tượng, giúp đối tượng tăng khả năng huy động vận dụng các
nguồn lực của bản thân kết hợp nguồn lực bên ngoài. Trên cơ sở có sự hỗ trợ
của nhân viên xã hội tạo sự thay đổi cho bản thân, đồng thời củng cố và phát
triển các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình thông qua sự tham gia
tích cực của cá nhân và xã hội vào quá trình giải quyết vấn đề.
Qua vấn đề đó để học viên nắm bắt được một số quan điểm triết lí cơ bản,
nguyên tắc hoạt động, quy chuẩn đạo đức của nghề công tác xã hội và hiểu
được các phẩm chất năng lực cần có của nhân viên công tác xã hội, phát
triển sự nhận thức về bản thân trong mối quan hệ với đối tượng và người
khác, về môi trường tác động đối với mỗi cá nhân, gia đình và nhóm, đồng
thời có sự tự tin về khả năng làm việc với cá nhân, nhóm và đưa ra các biện
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B

5
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
Pháp phương hướng giải quyết vấn đề và tự rền luyện tác phong nghề nghiệp
của nhân viên xã hội.
Có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trong khi làm việc không ngừng học hỏi
và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có trách nhiệm với thân chủ có lòng tin
và yêu nghề, tự rèn luyện đạo đức để trở thành nhân viên xã hội tốt trong
tương lai.
Nhà trường có kế hoạch thực tập tại cơ sở để học viên đi vào thực tế giữa
lí thuyết và thực hành để nắm bắt đầy đủ những kiến thức đã học vào thực
tế. Tuy nhiên bản thân em là học viên lớp 01K1B của Trường Cán Bộ Hội
Nông Dân Việt Nam đi thực tập tại UBND xã Êayông, Huyện Krông Păk,
tỉnh Đăk lăk nên có những khó khăn nhất định, bản thân là học viên chưa
từng tham gia vào tổ chức hội nông dân nên việc tiếp cận đối tượng còn gặp
nhiều khó khăn mà còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của cán bộ Hội nông
dân xã.
Sau đây là kế hoạch thực tập tại xã ÊaYông tìm hiểu về cơ sở và tạo lập
mối quan hệ với cơ sở, trong quá trình thực tập tại cơ sở được sự giúp đỡ của
các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã nhưng do thời gian có
hạn nên bản báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý
của quý thầy cô.
Êayông, ngày 26 tháng 3 năm 2012
Học viên thực tập
Lê Thanh Tuấn


Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
6
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
PHẦN I

KẾT QUẢ TÌM HIỂU CƠ SỞ THỰC TẬP
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM
Hội Nông Dân xã Êayông thành lập từ năm 1977. Gồm có 9 chi hội có
1050 hội viên, đến năm 2007 công ty cà phê phước an chuyển đổi mô hình
doanh nghiệp nên hội nông dân xã đã thành lập thêm 9 chi hội nâng tổng số
chi hội lên 18 chi hội và có 2050 hội viên tham gia sinh hoạt. trong đó nữ
550, dân tộc thiểu số 1200. Có 21 đ/c trong BCH, 05 đ/c thường vụ, 02 đ/c
thường trực là chủ tịch và phó chủ tịch hội. Có 54 ủy viên BCH ở các chi
hội.
Thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Trong quá trình hoạt động dưới
sự lãnh đạo của Đảng, HĐND-UBND hội đã kết hợp với các cơ quan ban
ngành đoàn thể và chính quyền địa phương, quan hệ với các ngành chức
năng như khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật huyện, các doanh nghiệp, mở
các lớp dạy nghề ngắn hạn cho nhân theo đề án 1956 của chính phủ. Hướng
dẫn cho nhân dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất phát triển kinh tế
từng bước xoá đói giảm nghèo.
- Điều kiện tự nhiên:
ÊaYông là một xã nằm ở phía tây Huyện Krông Pắk có quốc lộ 26 chạy
qua, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 28 km
- Phía đông giáp thị trấn Phước An.
- Phía tây giáp xã ÊaKênh.
- Phía bắc giáp xã Cư Bao Thị Xã Buôn Hồ.
- Phía Nam giáp xã Hoà tiến và núi chư Quynh.
Xã Êayông có diện tích tự nhiên là 5750ha, gồm có 18 thôn buôn, dân số
3611 hộ/18200 nhân khẩu. có 5 dân tộc anh em cùng làm ăn sinh sống trong
đó có 55% là đồng bào dân tộc thiểu số, là một xã thuần nông có đến 85%
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
7
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
dân số sống bằng nghề nông nghiệp. sản xuất chủ yếu là cây cà phê và lúa

nước, trình độ dân trí không đồng đều, Được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
ủy, sự tận tình hướng đẫn giúp đỡ của hội cấp trên và các ban ngành đoàn
thể của huyện, đã tạo điều kiện cho hội nông dân xã tổ chức triển khai, học
tập các mô hình sản xuất chăn nuôi, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho hội
viên, từ đó hội viên đã nắm bắt được những khoa học kỹ thuật áp dụng vào
sản xuất thực tiễn ở địa phương.
* Thuận lợi:
Là một xã có địa hình tương đối bằng phẳng đát đai màu mỡ có quốc lộ
26 chạy qua thuận lợi cho việc phát trển thương mại dịch vụ công nghiệp,
nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày như cà phê. Nhân dân các
dân tộc trên địa bàn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh
thần đoàn kết, cần cù lao động. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các
cấp lãnh đạo huyện Krông Păk. Đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tích cực
cho xã, đội ngũ cán bộ xã thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ,
đảm bảo trình độ công tác, có tính kế cận.
Phong trào nông dân tham gia xây dựng thôn, buôn, văn hóa đã được
Hội quan tâm phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị.
Đến nay toàn xã đã có 15/18 thôn buôn văn hóa, trong đó có 6 thôn, buôn
được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Hội đã vận động nông dân đóng góp xây
dựng, sửa chữa nâng cấp đường giao thông nông thôn.Từ đó tạo thuận lợi
cho đời sống, sản xuất, lưu thông hàng hóa và sinh hoạt của nông dân, trạm
y tế, trường học được nâng cấp xây dựng kiên cố. Hệ thống thủy lợi từng
bước được kiên cố hóa; trên 99% số hộ dân được sử dụng điện sinh họat,
trên 75% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
* Khó Khăn : Êayông là một xã bao gồm 5 thành phần dân tộc: Kinh, Êđê,
Gia rai, Tày, Nùng, Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 55%, đời
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
8
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
sống kinh tế - xã hội phát triển chậm, trình độ dân trí còn thấp. Tỷ lệ hộ

nghèo còn cao, là một xã dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp
nhưng diện tích xản xuất bình quân theo đầu người đạt thấp, Nền kinh tế
chậm phát triển, hệ thống hồ đập kênh mương phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp còn thiếu thốn, trình độ mặt bằng dân trí không đồng đều, việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Hệ
thống giao thông nông thôn tuy đã được đầu tư song vẫn còn một số tuyến
đường hư hỏng nhất là vào mùa mưa.
II. MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu của Hội nông dân Việt Nam:
Là tập hợp đoàn kết nhân dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về
mọi mặt, xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối liên minh
vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-
HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Hội nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
xây dựng hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hoạt động;
nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp chính đáng của hội viên, nông dân.
- Phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách
mạng, lao động sáng tạo, cần kiệm, tự lực, tự cường, đoàn kết của nhân dân;
tích cực và chủ động hội nhâp kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế -
xã hội, xây dựng văn hóa, giữ vững quốc phòng an ninh, góp phần thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Chức năng của Hội nông dân Việt Nam:
- Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,
tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
9
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
- Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại

đoàn kết toàn dân tộc.
- Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân. Tổ
chức các hoạt động dịch vụ,tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời
sống.
3. Nhiệm Vụ Hội nông dân việt nam:
- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên nông dân hiểu biết đường lối
của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của hội.
Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự
lực tự cường, lao động sáng tạo của nhân dân .
- Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của hội viên, nhân dân.
- Các cấp hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các
chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế -xã hội của Nhà
nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tâp thể trong
nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp
nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
- Đoàn kết, tập hợp đông đảo nhân dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng
cao chất lượng Hội viên. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt; đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Tham gia xây dựng Đảng chính quyền trong sạch, vững mạnh, giám sát và
phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của
nhân dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng,
hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở, giữ
gìn đoàn kết trong nội bộ; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
10
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm

nhũng lãng phí và các tệ nạn xã hội.
- Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng
cường hợp tác, trao đổi học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật,
quảng bá hàng hóa nông sản,văn hóa Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ
chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế
giới.
III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA CƠ SỞ
Qua thời gian thực tập ở địa phương xã Êayông bản thân tôi thấy những
hoạt động của hội nông dân ở cơ sở đã có nhiều thuận lợi song bên cạnh
cũng gặp không ít khó khăn đối với hoạt động của hội.
1 Công tác xây dựng tổ chức hội:
Đây là một vấn đề quan trọng mang tính quyết định đối với công tác hội
phải thường xuyên chăm lo tăng cường cũng cố xây dựng cơ sở hội, chi hội
trong sạch vững mạnh. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận đủ năng lực
công tác đáp ứng với thời kỳ đổi mới.
Hội nông dân xã Êayông có 18 chi hội. Tổng số hội viên 2050, nữ 550,
dân tộc thiểu số 1200. Hoạt động theo điều lệ quy chế của tổ chức hội, được
phân nhiệm vụ cho từng đ/c trong ban chấp hành phụ trách từng chi hội, chi
hội được tổ chức sinh hoạt hàng quý đóng hội phí đầy đủ, hàng năm các
đồng chí trong ban chấp hành được tập huấn công tác hội theo sự chỉ đạo
của Hội nông dân huyện, công tác bình xét và phân loại chất lượng chi hội
cuối năm được quan tâm duy trì thường xuyên. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng
kết đánh giá công tác hoạt động của hội đúng thời gian, khen thưởng động
viên kịp thời những cá nhân và tập thể xuất sắc. Trong năm qua có 13 chi
hội vững mạnh.
- Công tác xây dựng quỹ hội: Hội nông dân xã có phong trào xây dựng quỹ
hội, để giúp đỡ nhau trong công tác xoá đói giảm nghèo, đến thời điểm hiện
nay chân quỹ của các chi hội là 300.000 000đ, hàng năm tạo điều kiện cho
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
11

Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
các hội viên khó khăn vay vốn để giải quyết khó khăn.
- Công tác tham gia xây dựng Đảng và chính quyền: Thực hiện chỉ thị số 59
CT/TW ngày 15/12/2000 của bộ chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo
đảng đối với công tác hội nông dân, hội đã tích cực vận động cán bộ hội viên
tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh về
mọi mặt. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, tạo nguồn
cán bộ cho đảng, chính quyền. thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Hoạt động các phong trào của hội :
- Phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng là một trong ba phong
trào lớn của Hội, được trung ương hội nông dân Việt Nam và Bộ nông
nghiệp phát triển nông thôn phối hợp từ năm 1998.Đây là một phong trào thi
đua của Hội nông dân trong thời kì đổi mới. Thực hiện Nghị quyết của Đảng
“ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”.
Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền,các ngành chú trọng chuyển dịch
cơ cấu cây trồng và vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật cho hội
viên nông dân áp dụng vào sản xuất và chăn nuôi,đa cây, đa con,năng suất
chất lượng sản phẩm vượt.
- Phong trào nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, gắn với
chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết của Đảng
uỷ xã xây dựng nông thôn mới. Kế hoạch xây dựng xã văn hoá, thực hiện
quan điểm của của Đảng và chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn, chú trọng nâng cấp xây dựng hệ thống
giao thông với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hàng năm
đường giao thông nông thôn được nâng cấp và tu sửa, người dân được sử
dụng điện thắp sáng 100%, trường học được quy hoạch xây dựng ngày một
khang trang ,đủ trang thiết bị dạy và học. Trạm y tế xã được xây mới đạt tiêu
chuẩn, 18 thôn buôn có hội trường, nhà văn hoá cộng đồng để sinh hoạt.
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B

12
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
- Phong trào nông dân tham gia phát triển văn hoá: Phong trào gia đình văn
hoá, thôn buôn văn hoá, xã văn hoá được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm. Phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nó có ý nghĩa chính trị to lớn
trong công cuộc đổi mới đất nước. Hội phối hợp với Uỷ ban mặt trận Tổ
quốc xã đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư,
gắn liền với quy ước thôn buôn, Quy chế dân chủ. Thực hiện nghị quyết của
Đảng uỷ, kế hoạch của chính quyền đến nay đã có đơn vị thôn đạt văn
hoá cấp huyện. Hàng năm Hội phát động phong trào đăng kí gia đình văn
hoá cho các chi hội. Hội đã làm tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi
tặng quà các gia đình chính sách, tàn tật, cô đơn, nhân các ngày lễ tết ,tạo
mối quan hệ tốt đẹp tình làng nghĩa xóm . Đoàn kết xây dựng thôn buôn văn
hoá, xã văn hoá, tiến tới xây dựng nông thôn mới.
- Phong trào nông dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân,giữ vững
an ninh trật tự ở nông thôn: Thực hiện theo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy
sức mạnh tổng hợp của toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc, bảo vệ
Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng thế trận
quốc phòng toàn dân. Phát hiện, ngăn chặn làm thất bại âm mưu diễn biến
hoà bình của các thế lực thù địch. Hội thường xuyên tuyên truyền giáo dục
cho cán bộ, hội viên nêu cao tinh thần cảnh giác, không nghe, không tin,
không làm theo lời kẻ xấu. Phối hợp với xã đội củng cố lực lượng dân quân
tự vệ, lực lượng dự bị động viên, lực lượng tại chỗ đủ về số lượng và chất
lượng. Tuyên truyền luật quân sự,vận động con em đến độ tuổi đi khám
tuyển nghĩa vụ, hàng năm thanh niên nhập ngũ đạt 100%.
- Phong trào nông dân tham gia bảo vệ an ninh nông thôn:
Thực hiện chương trình phối hợp giữa công an, tư pháp và Hội nông dân;
thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ; kế hoạchsố 22KH/ HND;
Nghị quyết liên tịch tổ chức cuộc vận động hội viên tham gia giữ gìn trật tự
an toàn giao thông năm 2012.

Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
13
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
Hội đã phối hợp với công an, tư pháp giải quyết các vụ việc xảy ra như:
tranh chấp đất đai, ly hôn, trộm cắp, trên địa bàn. Đã giải quyết kịp thời
các đơn thư, vụ việc đúng người , đúng tội nhằm giáo dục, giải thích việc
đúng sai, cam kết. Mỗi chi hội có một tổ hoà giải hoạt động tại cơ sở có hiệu
quả nên không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp.
Tuyên truyền sâu rộng cho các hội viên về các Chỉ thị, công văn và phổ
biến pháp luật nên trên địa bàn không có các tệ nạn như: ma tuý, mại dâm,
rượu chè, cờ bạc hạn chế, ít xảy ra.
3. Công tác hội nông dân tham gia phối hợp thực hiện các chương trình.
Hội nông dân xã thực hiện tốt các thông tư liên tịch giữa hội nông dân và
các đoàn thể Về các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng
chống ma tuý HIV/AIDS Hội thường xuyên tăng cường công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho hội viên tố giác, phát hiện ngăn chặn các tệ
nạn xã hội, trong những năm qua không có tệ nạn xã hội xảy ra trong hội
viên.
4. Công tác kiểm tra:
- Thường trực xã đã chỉ đạo ban kiêm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra 6
tháng và 1 năm, ban kiểm tra cùng thừơng trực hội đã tổ chức kiểm công tác
hội xã và 18/18 chi hội qua đó nắm bắt kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn nhưng
sai phạm của hội viên cũng như của BCH hội, hướng dẫn các chi hội hoạt
động tốt hơn.
- Trong quá trình thực hiện kiểm tra tuân thủ đúng theo quy định của hội cấp
trên và nghị quyết của hội Việc thực hiện chỉ thị 26/CP của Chính phủ và
công tác phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể đạt hiệu quả cao. Thông
qua phối kết hợp hội nông dân từ xã xuống các chi hội làm tốt chức năng
tham mưu cho các cơ quan chức năng. Về vấn đề giải quyết hòa giải mâu
thuẫn tranh chấp và những vấn đề khác tại địa phương, trực tiếp giải quyết

đơn thư của nhân dân, thực hiện tốt vai trò của hội nông dân trong việc bảo
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
14
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của nông dân cũng như của hội
viên nông dân.
5. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động phong trào :
- Hội luôn đổi mới hình thức hoạt động , phù hợp với tình hình thực tế ở địa
phương, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác hội phải năng động, nhiệt tình với công việc
được giao, gần gũi và thông cảm với nhân dân, không lùi bước trước những
khó khăn.
- Công tác phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể từ xã đến thôn thực sự
đi vào chiều sâu, tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo của cấp Ủy Đảng thường
xuyên, sát thực với tình hình thực tế của địa phương.
- Tuyên truyền vận động nhân dân để nhân dân hiểu được các chủ trương
chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho lĩnh vực nông thôn, nông dân
trong những năm qua thành động lực thúc đẩy thu hút đông đảo nhân dân
tham gia hưởng ứng phong trào ngày càng có hiệu quả hơn. Biểu dương
khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động
phong trào của hội.
- Công tác kiểm tra đôn đốc phải được thường xuyên và kịp thời, phát hiện
được những dấu hiệu sai và kịp thời uốn nắn.
Trong những năm qua phong trào của hội nông dân xã Êayông đã đạt được
những thành tích nhất định, song còn tiềm ẩn một số hạn chế đó là:
- Nhận thức của một số ít cán bộ, hội viên về phong trào còn hạn chế.
- Sự quan tâm của một số chi bộ, ban tự quản thôn chưa thực sự sâu sát.
Qua phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp
nhau xóa đói giảm nghèo do hội nông dân làm nòng cốt đã làm đổi thay bộ
mặt nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn xã một cách đáng kể

về kinh tế - xã hội. Mặc dù trong những năm qua do nhiều yếu tố khách
quan đem lại như: Khủng hoảng về kinh tế toàn cầu, bão lụt, hạn hán, dịch
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
15
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
bệnh xảy ra liên tiếp. nhưng tốc độ phát triển kinh tế của xã nhà ngày được
nâng lên đời sống của nhân dân đã được cải thiện và nâng cao, tình đoàn kết
thôn xóm, đoàn kêt dân tộc được củng cố tạo thành khối vững chắc.
PHẦN II
KẾT QUẢ THỰC TẬP CÁ NHÂN VÀ NHÓM
I. Thực tập công tác xã hội cá nhân:
1. Giới thiệu về đối tượng thực tập:
Đối tượng thực tập là cháu Hồ Quang Viên, sinh ngày 20 tháng 4 năm
1996.Hiện đang học lớp 10A6 trường THPT Nguyễn Công Trứ, huyện Krông
Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Gia đình cháu gồm 4 thành viên, hiện đang cư trú tại thôn
Tân Tiến, xã ÊaYông, Krông Pắk, Đắk Lắk. Câu chuyện về đối tượng bắt đầu
như sau:
Chiều ngày 2 tháng 3 năm 2012, khi tôi mới đi từ Uỷ ban xã về, lúc đó
khoảng 4 giờ chiều, thì mẹ cháu Viên sang nhà tôi chơi, vì là hàng xóm nên
chị thường xuyên qua lại.Nhưng hôm nay khác với những ngày bình thường
khác, tôi thấy chị buồn nên tôi mới hỏi: “Chị hôm nay sao lại buồn vậy? Hay
vợ chồng có chuyện gì?”
Chị khóc và phàn nàn với vợ chồng tôi về chuyện thằng Viên con đầu của
chị. Chị kể: Chú thấy đó từ trước tới giờ cháu rất ngoan và học cũng khá.
Sáng hôm nay tôi nhận được giấy mời của cô chủ nhiệm và chị xuống gặp
cô, qua trao đổi với cô thì cháu Viên nhà chị đã nghỉ học cả tuần nay mà
không có giấy xin phép gì. Chị ngẩn người ra và bảo cả tuần nay cháu vần đi
học đều và đúng giờ. Chị giận quá nên tưa nay cháu về chị quát tháo, mắng
nó và bảo “ không đi học thì đi đâu thì đi”. Thế là nó lầm lì, im lặng và đáp
lại “ Con không muốn học nữa”.Rồi nó bỏ đi luôn đến giờ này chưa thấy về.

Chị lo lắm. Bây giờ chị hỏi chú “ Chị phải làm gì để cháu tiếp tục đi học”.
Tôi chia sẽ với chị và động viên chị “ Không sao đâu, lứa tuổi của cháu còn
bồng bột lắm nên phải từ từ giải quyết. Cái quan trọng nhất bây giờ là phải
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
16
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
tìm hiểu nguyên nhân tại sao cháu lại nghỉ học”. Chị bảo “ Chú giúp chị
với”. tôi nhận lời ngay, vì tôi đang học về ngành này và đây là cơ hội để tôi
thực tập.
2.Thu thập thông tin:
Việc bây giờ là phải tìm cháu về để cho gia đình yên tâm. Ngay lúc đó
tôi cùng chị về nhà chị, cùng vợ chồng chị bàn bạc xem đi tìm cháu ở những
điểm nào. Qua sàng lọc một số bạn của cháu, tôi cùng chồng chị đi tìm, hỏi
thăm mấy đứa bạn thường hay chơi với cháu nhưng không thấy. Thấy chồng
chị ngày càng sốt ruột, tôi lại động viên. Cuối cùng đi đến nhà bạn Bi học
cùng lớp với cháu ở xã khác cách chỗ tôi ở khoảng 7km, may mà gặp cháu ở
đó. Cháu sợ bố đánh nên trốn không ra. Tôi bảo chồng về trước còn để em
đưa cháu về sau.May mà giữa cháu và tôi quá quen nhau nên tôi bảo cháu :
Ra về với chú không sợ đâu. Hai chú cháu ra về nhưng không về nhà cháu
mà dẫn về nhà tôi và báo cho bố mẹ cháu biết để yên tâm. Tôi bảo cháu cùng
ăn cơm với vợ chồng tôi, ăn xong, tôi chở cháu đi chơi và ghé vào quán
nước để nói chuyện cho tiện để cháu đỡ mắc cỡ.Bước vào câu chuyện, tôi
nói với cháu: Chú đã biết hết chuyện của cháu rồi, cháu đừng lo, ai cũng có
lúc sai cả, nhưng sai mà biết sửa mới là tốt, lứa tuổi như các cháu bồng
bột,nghĩ sao làm vậy, suy nghĩ chưa chín chắn, chưa làm chủ được bản thân
và rất dễ mắc sai lầm.và tôi đã đưa chuyện của cháu áp dụng vào bản thân
tôi hồi còn tuổi như cháu, tôi thấy cháu rất tập trung và nghe tôi kể về quá
khứ của tôi. Nghe xong cháu hỏi tôi : vậy bây giờ cháu muốn đi học lại có
được không chú. Tôi trả lời : Được nhưng bản thân cháu có thực sự muốn
học và làm người tốt hay không mới là điều quan trọng. Bây giờ cháu hãy kể

thật đầu đuôi câu chuyện của cháu chú mới có cách để giải quyết. Thế là
cháu kể: Gần đây cháu có chơi với nhóm bạn lười học và hay đi chơi điện
tử. Lúc đầu cháu chưa biết chơi, thế là mấy đưa bạn bảo cháu mày kiếm tiền
đi tụi tao sẽ bày cho mày chơi, thích lắm. lúc đầu mẹ cho tiền ăn sáng nhưng
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
17
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
cháu nhịn ăn để lấy tiền chơi,nhưng rồi càng chơi càng nghiện, không có
tiền chơi cháu đã lừa bố mẹ lấy tiền học thêm để chơi. Từ khi chơi điện tử
cháu trở nên nhác học và nhiều lần không thuộc bài bị cô giáo phê bình và
cũng từ đó cháu chán học.Lần đầu thì bỏ tiết,dần bỏ luôn cả ngày học. Tôi
nhận thấy cháu kể chuyện rất thành thật và hình cháu đang hối hận và nhận
ra lỗi lầm của mình. Tôi hỏi cháu “ Nếu bây giờ cháu đi học cháu có còn tiếp
tục con đường cũ nữa không ?”Dạ thưa không,tôi nói tiếp: Cháu à, rất may
là cháu đã nhận ra sớm vẫn còn kịp chứ chậm một thời gian nữa là cháu mất
luôn cả một năm học thì thiệt thòi và hối hận không kịp đâu cháu ạ. Thế là
tôi đưa cháu về nhà và bảo cháu vào xin lỗi bố mẹ rồi đi ngủ đi để chú nói
chuyện với bố mẹ cháu. Không biết thế nào nhưng vợ chồng anh chị ấy có
vẽ hài lòng và đồng ý với ý kiến của tôi,
3. Đánh giá xác định vấn đề:
Hoàn cảnh gia đình anh chị bình thường, thật ra gia đình mới thoát
nghèo được hơn một năm. Anh làm nghề bốc vác đi cả ngày có khi cả đêm,
còn chị làm nông nên thời gian chăm sóc con cái cũng ít. Hai đưa con anh
chị chủ yếu là tự lực,không như gia đình khác nên việc xảy ra với cháu cũng
không thể đổ lỗi cho cháu được. Một phần lỗi cũng là do anh chịít kiểm tra
việc học hành và sinh hoạt của cháu, nên khi gặp bạn xấu lôi kéo thì khó
tránh khỏi việc cháu đi theo.
* Ưu điểm của đối tượng:
- Nhận ra được việc làm sai trái của mình.
- Được đi học, được bố mẹ thương yêu và vẫn muốn tiếp tục được đi học.

* Nhược điểm của đối tượng:
- Không làm chủ được bản thân, dễ nghe lời bạn bè xấu.
- Không vâng lời bố mẹ và thầy cô.
* Nguyên nhân chính của đối tượng :Vì theo nhóm bạn bè xấu nên nghỉ học.
4. Lập kế hoạch can thiệp:
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
18
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
Sáng ngày 03 – 3 – 2012 tôi sang gặp vợ chồng anh chị để bàn kế
hoạch gặp cô giáo chủ nhiệm của cháu để xin cho cháu tiếp tục được đi học.
Việc thứ hai là làm công tác tư tưởng với cháu để cháu nhận ra vấn đề và
khuyên cháu phải tách ra khỏi nhóm bạn xấu đó thì cháu mới học tốt được.
Việc thứ ba là, khi gặp cô giáo phải chọn thời gian, địa điểm thích hợp.Cuối
cùng việc hẹn gặp cô giáo đã thành công, cô nhận lời và hẹn đúng 3giờ 30
phút chiều ngày 04 – 3. Vậy là chiều chủ nhật tôi chở chị, mẹ của cháu Viên
xuống gặp cô. Tôi và chị ngồi được 5 phút thì thấy cô giáo vào. Tôi chào cô
và tự giới thiệu về mình luôn vì cô và mẹ của cháu Viên đã biết nhau rồi.
Tôi chủ động vào câu chuyện. Thưa cô cũng vì chuyện của cháu Viên nên
hôm nay chị em tôi muốn gặp cô để trao đổi một số vấn đề về học tập của
cháu để cô hiểu và mông cô giúp đỡ, tạo điều kiện để cháu tiếp tục được đến
trường.Việc của cháu xảy ra cũng một phần là lỗi của gia đình mong cô
thông cảm. Cô giáo nói: em cũng bất ngờ với em Viên vì học kì I em học rất
tốt nhưng từ học kì Ii đến giờ em học sa sút dần và mấy ngày gần đây em bỏ
tiết liên tục làm ảnh hưởng chung đến thành tích cả lớp.Hai tuần nay lớp của
em đứng vị trí áp chót nên đã bị nhà trường nhắc nhở, em rất buồn định báo
cáo lên ban giám hiệu nhưng cũng may là em chưa báo.Thưa cô việc của
cháu Viên gia đình đã làm công tác tư tưởng với cháu rồi. Cháu đã nhận ra
lỗi của mình,cô yên tâm.Tôi tin là cháu sẽ thay đổi. Cô bảo: thôi bây giờ gia
đình đã quan tâm đến cháu như vậy em cũng yên tâm rồi. Thôi sáng mai chị
bảo cháu tiếp tục đi học.Tôi và chị cảm ơn cô và cô cũng đứng dậy chào về

luôn. Công việc giải quyết đến đây chưa biết kết quả có bền vững không
nhưng quá trình can thiệp đã giải quyết xong vấn đề của đối tượng.
5. Kết thúc( lượng giá):
Trong thời gian một tháng thực tập tại cơ sở, tôi đã áp dụng công tác xã
hội cá nhân và nhóm mà tôi đã được học vào thực tiễn . Để tìm hiểu, tiếp cận
và thiết lập được mối quan hệ với đối tượng mà tôi thực tập, lên kế hoạch và
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
19
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
giải quyết được vấn đề.
- Qua quá trình can thiệp đã được kết quả khả quan là cháu đã tiếp tục đi
học.
- Qua hai tuần đầu thì đối tượng đi học đều đặn, nhận ra khuyết điểm và ý
thức được bản thân.
- Qua quá trình tìm hiểu các đối tác có liên quan với đối tượng như: bố, mẹ,
bạn bè, thầy cô thì sự phản hồi lại về đối tượng đều tốt và đạt kết quả như sự
mong đợi.
II. Thực tập công tác xã hội nhóm:
1. Giới thiệu về nhóm:
Nhóm này có tên là nhóm tìm hiểu pháp luật và phát triển kinh tế. Nhóm
này cũng được gọi là nhóm phát triển, vì vừa được nâng cao kiến thức về
pháp luật của mình và vừa học hỏi giúp đỡ nhau để phát triển kinh tế. Nhóm
gồm có 10 thành viên tham gia. Theo quy định của nhòm một tháng sinh
hoạt một lần vào thời gian cuối tháng. Các thành viên tuy có khác nhau về
hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vấn nhưng đều có một mục tiêu chung là
muốn phát triển kinh tế và hiểu biết về pháp luật hơn.
2. Kết quả nghiên cứu của quá trình thành lập nhóm:
Khi mới thành lập nhóm gặp rất nhiều khó khăn, mỗi người có một tính
cách,suy nghĩ khác nhau, họ chưa hiểu nhóm là gì? Thành lập để làm gì Và
được cái gì? Nhưng qua những lần gặp gỡ trò chuyện với họ và giải thích

cho họ, thế là họ hiểu được mục đích của nhóm. Vậy là các thành viên đã
tham gia. Buổi đầu mới sinh hoạt vẫn còn nhiều bỡ ngỡ trong nội dung cũng
như sự e ngại của các thành viên. Nhưng dần dần nhóm đã phát huy được
tính cộng đồng, những lợi ích kiến thức về pháp luật cho tất cả các thành
viên trong nhóm, đưa ra những sự kiện nóng hổi trong xã hội để các thành
viên say mê bàn tán và đưa ra quan điểm riêng của mình. Đây là một mắt
xích rất thành công trong sinh hoạt nhóm.
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
20
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
Trước khi thành lập nhóm cần nắm vững 3 nguyên tắc cơ bản sau:
-Thứ nhất là, tính đồng nhất của nhóm, nguyên tắc này có nghĩa là các thành
viên của nhóm cần có mục tiêu tương đối nhất quán khi tham gia hoạt động
nhóm.
- Thứ hai là, những thành viên của nhóm cần có sự đa dạng về những kĩ
năng ứng phó,trải nghiệm và kiến thức về cuộc sống để hoạt động nhóm
phong phú, hiệu quả và sáng tạo hơn, đây là điều kiện rất cần thiết.
- Thứ ba là, tính đa dạng về cơ cấu những kĩ năng, hiểu biết và hoàn cảnh
của thành viên có khả năng và mong muốn giao tiếp với các thành viên khác
trong nhóm, có khả năng chấp nhận hành vi của người khác, có thể hoà đồng
với các thành viên khác mặc dù có một số khác biệt về quan điểm hay vị trí
trong xã hội.
- Nhóm vừa đủ để có thể đạt được mục đích nhưng cũng đảm bảo cho các
thành viên tương tác và học hỏi sự đa dạng từ các thành viên khác
Nhóm quy mô lớn thường có nhiều ý kiến kỹ năng và nguồn lực cho các
thành viên hơn là nhóm quy mô nhỏ. Nhóm lớn dễ thực hiện những nhiệm
vụ khó khăn phức tạp hơn nhưng khó có sự quan tâm chú ý đến cá nhân các
thành viên trong nhomsẽ ít hơn, có nguy cơ dễ bị chia bè phái hơn.
Còn nhóm quy mô nhỏ lợi thế là sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến với
các cá nhân các thành viên trong nhóm.

3. Những quy định về mục đích, mục tiêu, chuẩn mực bảo mật, cách
thức hoạt động của nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên:
- Mục đích của nhóm:
+ Giúp các thành viên phát triển thông qua sự tương tác với các thành viên
trong nhóm. Có nghĩa là cả trong giao tiếp và trao đổi tiếp nhận kiến thức,
kinh nghiệm từ các thành viên khác trong nhóm.
+ Giúp các thành viên trong nhóm nâng cao kiến thức về hiến pháp, pháp
luật của Nhà nước. Học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thành viên trong
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
21
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
nhóm để phát triển kinh tế gia đình năm nay cao hơn năm trước. Đưa khoa
học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn trong trồng trọt và chăn nuôi.
- Mục tiêu của nhóm:
+ Phấn đấu trong các gia đình thành viên của nhóm trong nănm tới không
có con cái bỏ học, không vi phạm pháp luật, luôn chấp hành làm theo hiến
pháp, pháp luật của Nhà nước.
+ Phấn đấu trong năm tới các thành viên trong nhóm không còn hộ nghèo,
không sinh con thứ 3, kinh tề phát triển bền vững. Phấn đấu đạt 100/% gia
đình văn hoá.
- Nguyên tắc bảo mật thông tin của nhóm
Bảo mật thông tin là nguyên tác làm việc tối quan trọng trong quá trình
tác nghiệp của người nhân viên xã hội.
Nguyên tắc và những quy định của nhóm về bảo mật thông tin không chỉ
được đề cập đến trong giai đoạn bắt đầu mà còn phải được nhắc nhở và thực
hiện trong suốt quá trình hoạt động của nhóm và trong nhiều trường hơp[j
ngay cả sau khi nhóm đã kết thúc.
- Cách thức hoạt động của nhóm: Trưởng nhóm cần chú ý tạo niềm tin với
các thành viên trong nhóm để thành viên có cảm giác an toàn thoải mái. Khi
sinh hoạt nhóm cần sắp xếp địa điểm vị trí chỗ ngồi có thể ngồi theo bàn chữ

u hay bàn tròn mang đến sự ấm cúng cho các thành viên. Khi sinh hoạt hay
họp nhóm cần phải sắp xếp các bước sinh hoạt cho phù hợp sau đó lồng
Ghép những vấn đề mà xã hội đang quan tâm, để tạo cảm giác thoải mái bàn
luận cho các thành viên trong nhóm.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên: Khi đã nắm bắt được những điểm
mạnh điểm yếu của từng thành viên, trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho
phù hợp với từng thành viên, để các thành viên trong nhóm thực hiện công
việc sẽ tốt hơn.
4. Dự sinh hoạt nhóm:
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
22
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
Sinh hoạt nhóm lần này với chủ đề chính “đưa giống cây trồng có chất
lương và năng suất cao vào thực tiễn” vào buổi sinh hoạt các thành viên rất
hăng say đưa ra nhiêỳ ý kiến trái ngược nhau để bàn luận, phân tích để đi
đến một kết quả tốt đẹp. Người thì sợ cây cà phê ghép không bền vững,
người thì bảo thu hoạch khó, Rồi đến giống lúa lai này có nhược điểm như
thế này như thế kia. Cuối cùng các thành viên trong nhóm cũng phân tích
được loại nào có ưu thế nhất, mang lại kết quả tốt nhất, rồi các thành viên
đưa cả phân bón để bàn luận, để làm cách nào vừa giảm được chi phí nhưng
thu nhập vẫn cao.
* Lời nhận xét:
Qua quá trình dự sinh hoạt nhóm phát triển và tìm hiểu pháp luật so sánh
với những kiến thức được học tôi thất nhóm này hoạt động khá tốt tuy vẫn
còn một số mặt hạn chế. Nhưng đối với một nhóm có ý thức chấp hành tốt
những quy định của nhóm đó cũng là một thành công và đã mang lại những
hiệu quả nhất định cho các thành viên của nhóm.
Trong những lần sinh hoạt tôi đã lấy những kiến thức học được của mình
cùng chia sẻ, động viên tinh thần các thành viên trong nhóm. Để vượt qua
những rào cản và cách thức vượt qua những khó khăn này đồng thời tìm

cách làm tăng thêm động cơ hành động, vượt qua những rào cản.
PHẦN III
LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
I. Những bài học và kinh nghiệm :
Thông qua đợt thực tập công tác xã hội với cá nhân tôi đã rút ra cho bản
thân mình nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích:
- Tập cho bản thân làm việc có tính chuyên nghiệp, khoa học hơn cụ thể
là phải có kế hoạch đề ra trước khi làm một việc gì đó ví dụ như trước khi đi
gặp đối tượng thì ta phải lên kế hoạch cụ thể như: phỏng vấn điều gì? Ngôn
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
23
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
từ dùng sao cho phù hợp?
- Xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và đối tượng, rèn luyện cho
mình cách làm việc có tổ chức để sau này có thể trở thành một nhân viên
công tác xã hội chuyên nghiệp.
- Đợt thực tập này tạo điều kiện cho tôi vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế, trong quá trình tiếp cận tạo mối quan hệ với đối tượng chúng ta
nên giới thiệu về bản thân mình, tâm sự một số thông tin về mình cho đối
tượng biết khi đối tượng đã tin tưởng vào mình thì đối tượng sẽ bộc bạch
hết tâm tư, nguyện vọng của chính đối tượng để ta có thể hiểu được về đối
tượng.
- Không nên vồ vập mà phải thiết lập mối quan hệ tạo dựng niềm tin từ
đối tượng để từ đó có thể tìm hiểu sâu hơn về nội tâm của đối tượng .
- Tuy nhiên cũng cần phải khéo léo để họ hiểu được rằng chúng ta là
những người muốn giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp
phải, chúng ta đến với họ bằng tình cảm và lòng nhiệt huyết, sẵn sàng lắng
nghe những tâm sự của họ để từ đó lập kế hoạch và tìm ra hướng giải quyết
tốt nhất. Nhân viên công tác xã hội tạo mọi điều kiện cho đối tượng của
mình có một suy nghĩ và định hướng đúng đắn, chứ mình không làm thay,

làm hộ cho đối tượng . Hiểu về tâm lý đối tượng có cách tiếp xúc, nói
chuyện cởi mở, hòa đồng. Nên động viên khuyến khích đối tượng và đồng
tình với suy nghĩ mà đối tượng đưa ra, không được chê bai. Nhân viên xã
hội là người biết lắng nghe, cảm thông và chia sẻ.
- Khi khai thác thông tin để có được thông tin chính xác về đối tượng thì
ngoài những thông tin đối tượng cung cấp chúng ta cần phải tìm hiểu những
người thân, người xung quanh đối tượng sau đó đối chiếu và khẳng định lại
vấn đề. Điều khó nhất là ta cần phải chọn ra một vấn đề khó khăn nhất mà
họ đang gặp phải. Tuy nhiên vấn đề đó cũng phải phù hợp với năng lực của
mình, chúng ta là người hỗ trợ giúp đỡ cho đối tượng đó chính là khả năng
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
24
Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm
nhận diện vấn đề mà học viên đã rút ra được trong cả quá trình thực tập vừa
qua.
II. Những thay đổi bản thân
Qua đợt thực tập công tác xã hội cá nhân với thời gian 01 tháng không
phải là dài nhưng tôi nhận thấy rằng tôi đã có những thay đổi, biến chuyển
trong bản thân mình về cách suy nghĩ và chấp nhận đối tượng . Tôi hiểu hơn
thế nào là tình yêu thương giữa con người với con người mà không nhất
thiết phải là anh em ruột thịt.
Phải kiềm chế cảm xúc khi nghe đối tượng trình bày về những ước ao
nguyện vọng của bản thân như được quan tâm, được hỗ trợ, trợ giúp. Đồng
thời qua đợt thực tập này cũng đã giúp tôi hiểu thêm rằng muốn trở thành
một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp thì cần phải có một cái tâm,
một tấm lòng nhân hậu không chỉ yêu nghề mà phải có cách nhìn bao dung,
biết cảm thông với mọi người, biết cách lập kế hoạch cụ thể, tự mình đưa ra
những giả thiết, những lời tham vấn hoặc vấn đàm với đối tượng sau đó loại
dần những giả thuyết không phù hợp.
Khả năng đánh giá và phân tích vấn đề được nâng cao không chỉ nhìn

nhận vấn đề ở một khía cạnh.
Các kỹ năng và cách làm việc trực tiếp với một người được nâng cao,
khả năng thiết lập mối quan hệ với cơ quan, tổ chức và các đoàn thể tạo
niềm tin ở chính bản thân mình và có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp
của mình.
III. Đề nghị :
Cần thể chế hoá nghị quyết của thường vụ Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân sát với tình hình và nhiệm vụ của Hội, đổi mới phương thức và
nội dung hoạt động phù hợp và phong phú.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dụcnâng cao nhận thức, trách
nhiệm quyền và lợi ích nghĩa vụ của cán bộ và hội viên trong tình hình hội
Học viên : Lê Thanh Tuấn Lớp 01K1B
25

×