Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.84 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
1. Thương hiệu - Quản trị thương hiệu
- Định nghĩa: Thương hiệu là sự cảm nhận của người tiêu dùng về
doanh nghiệp và sản phẩm trên tất cả các phương diện có liên quan
đến doanh nghiệp và sản phẩm.
- Ý nghĩa của thương hiệu
o Với người tiêu dùng:
 Giúp nhận biết và phân biệt thông qua tập hợp các dấu
hiệu cảu thương hiệu
 Thông tin, chỉ dẫn
 Tạo cảm nhận và tin cậy: dấu hiệu của chất lượng, giảm
rủi ro, giảm chi phí
 Lời cam kết, gắn bó với nhà cung cấp
 Phương tiện thể hiện bản thân
o Với doanh nghiệp
 Là điểm tựa cho DN phát triển
 Tài sản vô hình được bảo hộ
 Khả năng ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng: tạo
dụng hình ảnh DN và sản phẩm trong tâm trí người tiêu
dùng, phân đoạn thị trường.
 Lợi thế cạnh tranh
 Thu hút đầu tư
 Sự đảm bảo cho nguồn thu trong tương lai
 Nguồn thu tài chính thêm: có thể mua / bán
- Sản phẩm và thương hiệu
o Là không thể tách rời
o Sản phẩm và thương hiệu phải cũng cấp được cả nhu cầu về
chức năng và tâm lý cho khách hàng
o Nhìn từ phía khách hàng: ý niệm về sản phẩm đang tiệm cận
đến ý niệm về sản phẩm


- Case Study Apple:
o Purpose – Mục đích: Tại sao (Why) chúng ta tồn tại?
o Vision – Tầm nhìn: Cái (What) mà chúng ta hướng tới?
o Mission – Mục tiêu: Làm như thế nào (How) để đạt được tầm
nhìn
o Values – Giá trị cốt lõi: Điều gì (What) giúp chúng ta tồn tại và
cách chúng ta ứng xử?
vision
purpose
mission
values
positioning
o Positioning – Định vị: Chúng ta khác biệt như thế nào (How)
với đối thủ?
o CEO cần là người có niềm tin về những lý do DN tồn tại (why)
và có khả năng lan tỏa cảm hứng hướng tới những những
thành viên trong tổ chức. Mục tiêu của tổ chức có thể được
hiện thực hóa thông qua các lãnh đạo cấp cao phụ trách từng
lĩnh vực hoạt động KD của DN như CFO, CIO, CTO,… Sau đó
lan tỏa tới mọi bộ phận trong DN như bộ phận R&D, chăm sóc
khách hàng,… và ngay cả các đối tượng bên ngoài DN như
khách hàng, nhà cung ứng,…
- vai trò của khách hàng trong việc xây dựng thương hiệu: thương
hiệu mang lại giá trị cho khách hàng nhưng chính sách hàng mang
lại giá trị cho thương hiệu thông qua quá trình truyền thông( trò
chuyện, chia sẻ, ) của họ.
- Nguyên tắc cơ bản trong MKT:
o Lựa chọn: giá trị cốt lõi, thị trường mục tiêu
o Tập trung: tập trung nguồn lực
o Giá trị khách hàng: tạo giá trị cho khách hàng nhìn nhận dưới

con mắt xã hội
o Lợi thế khác biệt: khác biệt và tốt hơn đối thủ
o Nhất quán
2. Phát hiện và thiết lập các giá trị và định vị thương hiệu
- Mô hình CBBE (Customer-Based Brand Equity): Giá trị thương hiệu
dựa trên người tiêu dùng (CBBE) là hiệu ứng khác biệt mà sự nhận
biết về thương hiệu đem lại trên sự đáp ứng của người tiêu dùng tới
các phương thức marketing của thương hiệu đó.
- Các yếu tố then chốt trong mô hình CBBE
o Sự nhận biết về thương hiệu
o Đáp ứng của người tiêu dùng
o Hiệu ứng khác biệt
- Giá trị CBBE:
o Là dương: nếu người tiêu dùng đáp ứng 1 cách thiện chí, tích
cực hơn tới sản phẩm với phương thức mà sản phẩm được
marketing khi thương hiệu được nhận dạng so với thương
hiệu không được nhận dạng
o Là âm: ngược lại (hiệu ứng tiêu cực).
- Ý nghĩa của CBBE khi có giá trị dương:
o Người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận sự mở rộng TH cho sản
phẩm mới
o Giảm sự nhạy cảm với sự tăng giá
o Hiệu ứng có thể vẫn được duy trì tốt khi các chương trình
quảng cáo hoặc khuyến mãi giảm
o Tìm kiếm TH ở các thị trường mới
- Mô hình hành vi người tiêu dùng trong MKT
Sự trải nghiệm
Kích thích MKT
Hộp đen người tiêu dùng
Hành vi mua hàng của Người tiêu dùng

- 4 bước để xây dựng thương hiệu
o Đảm bảo tính có thể nhận dạng được của thương hiệu và có 1
sự liên tưởng về TH với tâm trí người tiêu dùng
o Thiết lập tính tổng thể của ý nghĩa TH trong tâm trí người tiêu
dùng
o Khơi gợi ra các đáp ứng thích hợp của người tiêu dùng với
tính nhận dạng của TH với ý nghĩa TH
o Chuyển các đáp ứng thương hiệu để tạo ra 1 mối quan hệ
mạnh mẽ, tích cực, trung thành giữa người tiêu dùng và TH.
- Tháp CBBE
Cộng
hưởng
Nét nổi bật
- Cần chứng minh giá trị thương hiệu một cách tập trung, nhất quán
- Case Study X-men vs Romano: Tính cách thương hiệu
o Romanno:
 sự lịch lãm, lãng mạn, tinh tế
 mềm mại, nhẹ nhàng
 Sản phẩm
o Slogun: Khẳng định đẳng cấp phái mạnh
o Mùi: mùi mạnh, hơi hắc
o X-men (ra đời sau):
 sự nam tính
 mạnh mẽ, cá tính
 Sản phẩm
o Slogun: Đàn ông đích thực
o Mùi: thơm dịu, thanh lịch
=> Hai thương hiệu hướng tới 2 phân khúc thị trường khác nhau.
- Case Study Đồng hộ Swatch: Định vị thương hiệu
o Swatch là một thương hiệu đồng hồ làm sống lại ngành sản

xuất đồng hồ của Thùy Sĩ. Swatch ra đời trong hoàn cảnh
đồng hồ Thụy Sĩ (sản phẩm độc quyền, chất lượng cao) đang
khủng hoảng do sự cạnh tranh của đồng hồ Nhật Bản (rẻ nhờ
công nghệ điện tử, dễ mua).
o Qua nghiên cứu tâm lý khách hàng thì Swatch đã chọn cho
mình giá trị cốt lõi là
 Chất lượng cao
 Giá thành thấp
 Có tính phá cách, khiêu khích
 Mang lại niềm vui cho người sử dụng
Ý nghĩa, niềm tin
Đặc trưng
Đáp ứng
Mối quan hệ
Hình ảnhGiá trị SD thực tế
Cảm xúcĐánh giá
Giá
Niềm vui
Swatch
Trước đây Sau này
- Bền
- Sang trọng, Xa xỉ
- Giá cao
- Làm thủ công
- Vận hành cơ học
- Thời trang, mốt, sưu tập
- Tất cả mọi người đều có
khả năng chi trả
- Tiện lợi (chống nước,
nhẹ, )

- Công nghệ chính xác, chất
lượng cao, đẳng cấp
- Kỹ thuật MKT: tạo sự khan
hiếm => Tăng cường mong
muốn về sản phẩm; khác
biệt hóa sản phẩm
o Củng cố thương hiệu: “con đường thành công của con người
hạnh phúc”
o Bài học thành công
 Khai thác giá trị truyền thống của đồng hồ Thụy Sĩ cùng
sự lựa chọn đối tượng mục tiêu
 Cách thức quảng cáo riêng biệt, độc đáo, thu hút sự chú
ý của báo chí và công chúng
 Chính sách tiêu thụ khằng định chất lượng và giá thành
cạnh tranh với thương hiệu khác
 Luôn đổi mới, liên tục cho ra sản phẩm mới
 Mô hình kinh doanh kiểu kim tự thấp đảm bảo duy trì
khách hàng và ngăn cản đối thủ tiếp cận thị trường
- Case study TH True Milk:
o Tầm nhìn – Sứ mệnh:
 … Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất
hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch
có nguồn gốc từ thiên nhiên….
 … Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH
luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn
Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và
bổ dưỡng.
o Giá trị
 Tạo dựng niềm tin: đẳng cấp công nghệ cao thế giới

(Isarel) + tinh túy tài nguyên thiên nhiên Việt
 Lan tỏa sức mạnh: Tập đoàn TH mong muốn tột độ
những nỗ lực và phát triển của TH sẽ thúc đẩy mọi cá
nhân, mọi tổ chức cùng nhau xây dựng một cộng đồng
vui tươi, hạnh phúc và thịnh vượng hơn
 Niềm kiêu hãnh Việt: Cam kết không ngừng cải tiến và
sáng tạo công nghệ cũng như chất lượng dịch vụ, từ đó
cung cấp những sản phẩm “100% made in Vietnam”
sánh ngang với những sản phẩm quốc tế khác.
o Thương hiệu TH
 TH (True Happiness) – Thật sự thiên nhiên
 Hình ảnh thương hiệu khơi gợp cảm giác “sạch”
 Quảng cáo nhấn mạnh yếu tố “sạch”, nguồn gốc tự
nhiên
- Định vị thương hiệu
o Nên sử dụng trực giá để xác định yếu tố quan trọng trong định
vị kết hợp với các công cụ phân tích
o Xác định
 Đâu là thị trường ta lựa chọn
 Khả năng tạo sự khác biệt
o Chiến lược định vị
 Chiến lược đa khúc
 Chiến lược phân khúc ngách
 Chiến lược từng cá nhân
o Các phân đoạn thị trường: nhân khẩu học, đặc điểm tâm lý,
khách hàng lớn,…
o Tiêu chí đáp ứng
 Có thể nhận dạng, đo lường
 Có thể tạo hiệu ứng khác biệt
 Đủ lớn

 Có thể tiếp cận được
 Ổn định và khả thi
3. Lập kế hoạch và thực hiện
- Lựa chọn các yếu tố xây dựng thương hiệu
- Thiết lập chương trình MKT
- Case study The Body Shop:
o Đặc điểm chung với case Apple là: Lan tỏa niềm tin.
o Nhà sáng lập: Nhà hoạt động nhân quyền Dame Anita Roddick
o Phương châm: "Việc kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ
nhằm vào tiền bạc, nó cần phải bao gồm cả trách nhiệm .việc
kinh doanh nên nhắm mục đích vì lợi ích cộng đồng,không
phải chỉ là thỏa mãn ham muốn cho bản thân …”
o Tuy đơn thuần là một công ty kinh doanh mỹ phẩm nhưng nhà
sáng lập này đã lấy việc bảo vệ quyền con người và môi
trường làm triết lý kinh doanh.
 The Body Shop đã dành rất nhiều ngân sách cho hoạt
động cộng đồng (15%-25% lợi nhuận được dùng để xây
dựng các trung tâm giáo dục, dạy nghề và văn hóa).
 Phát triển 2 dòng sản phẩm chính: sản phẩm chăm sóc
da và tóc. Thành phần: được trồng và thu hoạch bằng
cách áp dụng các kỹ thuật truyền thống và được bảo
quản theo cách truyền thống có nguồn gốc tự nhiên.
Các sản phẩm của được chứng nhận bởi các tổ chức
quốc tế: FSC, RSPO, Humane Cosmetics Standards
 Các chiến dịch quảng cáo
o Quỹ hỗ trợ Châu Phi
o Chống bạo lực
o Trang bị kiến thức cho nhân viên: kĩ năng make-
up, đặc tính của sản phẩm và các vấn đề môi
trường

o Chiến dịch xanh
 Giảm phát thải CO2
 Sử dụng 100% vật liệu tái chế PET
(polyethylene terephthalate)
 Hạn chế sử dụng bao bì hoặc sử dụng bao
bì có thể tái sử dụng
 Đồ đạc, dụng cụ trong các cửa hàng được
làm từ gỗ tái chế.
 Túi giấy tái chế được làm từ bông hữu cơ
tẩy trắng (Bag For Life)
o 5 giá trị cốt lõi
 Nói không với thử nghiệm trên động vật
 Khuyến khích thương mại công bằng
 Tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên
 Bảo vệ nhân quyền
 Bảo vệ hành tinh
4. Tăng trưởng, duy trì khai thác giá trị thương hiệu
- Quản trị TH qua thời gian
- Mở rộng thương hiệu theo khu vực, phân khúc thị trường
- Case study về Pepsi vs Coca
Đặc tính Pepsi Coca
Giá trị cốt lõi - Trẻ trung, sôi động
- Hiệu ứng đám đông
- Giá trị truyền thống,
tính cách Mỹ
Thông điệp quảng bá - Hiệu ứng đám đông
=> thay đổi => hình
ảnh thương hiệu là
ca sỹ, ngôi sao bóng
đá

- Cái tôi mạnh mẽ =>
sự trung thành =>
giá trị gia đình truyền
thống => hình ảnh
gia đình, sự xum
họp

×