1
CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ 2012-2020
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ / CƠ SỞ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
1. Căn cứ pháp lý:
Quyết định số 877/2004/QĐ-CTN, ngày 11 tháng 11 năm 2004 của Chủ tịch
Nước phê chuẩn Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá.
Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá.
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTH thuốc lá) số 09/2012/QH13
ban hành ngày 02 tháng 7 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.
Trong Bản Kế hoạch này, cụm từ “Thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất
từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá
điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.
2. Căn cứ thực tiễn:
1. Những thành tựu:
a) Tỷ lệ hút thuốc lá trong nam giới của nước ta giảm 9% trong giai đoạn từ
2000 – 2010
Theo điều tra năm 2001 tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới là 56,1% và
theo Điều tra năm 2010 cho thấy: tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành (15
tuổi trở lên) là 47,4% nam. Như vậy, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 12/2000/
NQ-CP tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới có xu hướng giảm khoảng 9%.
Theo điều tra năm 2001 tỷ lệ hút thuốc trong nữ giới là 1,8% và năm 2010 là
1,4%, như vậy tỷ lệ hút thuốc trong nữ giới đã giảm được 0,4% và đây là tỷ lệ thấp
so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
b) Hành lang pháp lý cho hoạt động PCTH thuốc lá ngày càng được hoàn
thiện
Hệ thống pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá đảm bảo tính hợp
hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam. Trên cơ
sở các quy định của Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP về Chính sách quốc gia PCTH
thuốc lá, Luật Thương mại, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Chính phủ, Bộ Y tế và các
Bộ, ngành có liên quan cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ
2
sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và thực hiện các hoạt động phòng chống tác
hại của thuốc lá, góp phần từng bước giảm tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá, từ
đó giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá gây ra tại
Việt Nam.
Chủ tịch Nước đã công bố Luật PCTH thuốc lá số 09/2012/QH13 Ngày 02
tháng 7 năm 2012 với các quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc
lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng,
chống tác hại của thuốc lá.
Với hệ thống văn bản qui phạm pháp luật hiện hành chúng ta bước đầu đã có
một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ để điều chỉnh lĩnh vực phòng chống tác
hại của thuốc lá từ sản xuất đến tiêu dùng.
c) Nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá và tiếp xúc thụ động với
khói thuốc ngày càng cao
Trong mười năm qua nhận thức của người dân về tác hại của việc sử dụng
các sản phẩm thuốc lá và tiếp xúc thụ động với khói thuốc không ngừng được nâng
cao. Tỷ lệ người dân biết về tác hại của thuốc lá là > 95% và biết về tác hại của hút
thuốc lá thụ động là > 85%.
d) Hoạt động PCTH thuốc lá ngày càng được nhiều cơ quan, đơn vị triển
khai thực hiện
Trước đây các hoạt động PCTH thuốc lá thường do Bộ Y tế khởi xướng và
không nhận được nhiều sự quan tâm của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã
hội và cộng đồng. Hiện nay, ngày càng có nhiều Bộ, ngành và tổ chức chính trị xã
hội tích cực tham gia hoạt động PCTH thuốc lá.
Các hoạt động PCTH thuốc lá cũng được đẩy mạnh tại các tỉnh/thành phố
trong cả nước. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều các tổ chức phi chính phủ, các
trường đại học, các viện nghiên cứu tham gia vào hoạt động PCTH thuốc lá.
2. Những bất cập và yếu kém
a) Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về PCTH thuốc lá còn chưa
thường xuyên, hình thức truyền thông chưa hiệu quả
Trong thời gian qua các chiến dịch truyền thông phần lớn chỉ tập trung trong
tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ 25-31 tháng 5 hàng năm. Các hoạt động truyền
thông chưa được thực hiện thường xuyên, các hình thức truyền thông chưa được
xây dựng đa dạng và phong phú vì vậy hiệu quả còn hạn chế.
Các hoạt động truyền thông và can thiệp khi thực hiện thí điểm tại các tỉnh/
thành phố rất tốt, các tài liệu hướng dẫn được xây dựng theo đánh giá của các
3
chuyên gia là sát với thực tế tại các địa phương. Tuy nhiên, do hoạt động PCTH
thuốc lá chưa được các cấp chính quyền quan tâm, kinh phí từ địa phương chưa
được bố trí thích đáng, các tổ chức chính trị xã hội chưa vào cuộc nên mặc dù đã
có tài liệu hướng dẫn nhưng số địa phương triển khai các hoạt động PCTH thuốc lá
còn rất ít và nhiều khi còn mang nặng tính hình thức.
b) Việc tuân thủ các quy định về phòng chống tác hại của thuốc lá chưa
được thực hiện thường xuyên và còn nhiều vi phạm
Mặc dù chúng ta đã có hành lang pháp lý khá chặt chẽ về cấm toàn diện
quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm thuốc lá, nhưng việc giám sát thực hiện còn
chưa tốt. Tỷ lệ vi phạm quy định còn cao, đặc biệt là việc quảng cáo các sản phẩm
thuốc lá thông qua việc trưng bày không đúng quy định các sản phẩm thuốc lá tại
điểm bán. Theo Báo cáo nghiên cứu của trường Đại học Y tế Công cộng tháng 01
năm 2010 cho thấy: “Trên cả nước có 33,3% số điểm bán vi phạm quy định về
cấm khuyến mại thuốc lá, trong đó tỉ lệ vi phạm ở miền Nam cao nhất là 56,4%,
tiếp theo là miền Trung với 36,1%”
Mặc dù đã có quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm hút thuốc lá
tại nơi làm việc, bệnh viện, trường học, các địa điểm công cộng, nhưng ý thức
chấp hành của người dân còn chưa cao, tình trạng vi phạm xảy ra khá phổ biến.
c) Thiếu các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện thuốc lá
Theo Điều tra GATS năm 2010 cho thấy: có 9,5% người đang hút thuốc
(tương đương với 1,5 triệu người) có kế hoạch bỏ thuốc trong tháng tới. Tuy nhiên
dịch vụ hỗ trợ cai nghiên hiện nay tại nước ta còn rất thiếu. Bộ Y tế mới chỉ thực
hiện hỗ trợ tư vấn cai nghiện thuốc lá tại một số cơ sở y tế, chưa đáp ứng được nhu
cầu của cộng đồng, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn.
d) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
phòng chống tác hại của thuốc lá còn chưa được thực hiện và quan tâm đúng mức
Cho đến nay các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong PCTH thuốc lá chưa
được triển khai toàn diện và đồng bộ. Đa số các các hoạt động thanh tra, kiểm tra
và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCTH thuốc lá chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá. Tại các địa phương việc đánh giá,
giám sát thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về PCTH thuốc lá được thực
hiện không thường xuyên dẫn đến tình trạng vi phạm quy định khá phổ biến, đặc
biệt là vi phạm quy định cấm quảng cáo và khuyến mại tại điểm bán.
đ) Công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động PCTH thuốc lá còn chưa
tốt
4
Hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá là một lĩnh vực cần có sự phối
hợp liên ngành hết sức chặt chẽ và đồng bộ. Việc phòng chống tác hại của thuốc lá
được diễn ra từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, vì vậy liên quan đến phạm vi quản lý
của nhiều bộ, ngành khác nhau như Bộ Nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông,
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các tổ chức chính trị xã hội.
Trong thời gian qua, hoạt động PCTH thuốc lá thường do Bộ Y tế khởi
xướng, thiếu sự chủ động tham gia của các Bộ, ban ngành liên quan. Do đó, mặc
dù bộ máy tổ chức thực hiện hoạt động PCTH thuốc lá mang tính liên ngành về
cơ bản đã được hình thành từ trung ương đến các tỉnh thành phố, nhưng do còn có
những hạn chế trong phân công nhiệm vụ và công tác phối kết hợp giữa các ban
ngành nên hiệu quả còn hạn chế.
Nguyên nhân của những bất cập, yếu kém:
a) Các Bộ, ngành và địa phương chưa chủ động và quan tâm thực hiện hoạt
động PCTH thuốc lá
Hoạt động PCTH thuốc lá thường được coi là nhiệm vụ của ngành y tế vì có
liên quan nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên để PCTH thuốc lá có hiệu quả đòi hỏi phải
có sự phối hợp liên ngành và thực hiện một cách đồng bộ tại tất cả các cấp.
Trong thời gian qua các Bộ, ngành và tổ chức doàn thể còn chưa thực sự chủ
động tổ chức và triển khai các hoạt động PCTH thuốc lá. Nhiều bộ, ngành, đoàn
thể chưa tham gia PCTH thuốc lá hoặc tham gia mang tính hình thức. Các cơ quan
chức năng chưa quan tâm thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử phạt các hành vi
vi phạm quy định về PCTH thuốc lá đặc biệt là vi phạm quy định cấm hút thuốc lá
tại một số khu vực công cộng.
b) Các sản phẩm thuốc lá rất sẵn có trên thị trường
Các sản phẩm thuốc lá được bày bán tràn lan trên các đường phố, đặc biệt là
tại các thành phố lớn. Chúng ta chưa thực hiện cấp phép cho người bán lẻ thuốc lá
vì vậy gây khó khăn cho việc kiểm soát các hoạt động quảng cáo, khuyến mại tại
điểm bán, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá nhập lậu. Việc thiếu kiểm soát mạng
lưới bán lẻ tạo điều kiện cho thanh thiếu niên dễ dàng tiếp cận và mua các sản
phẩm thuốc lá để sử dụng.
5
c) Ý thức chấp hành pháp luật của người dân về PCTH thuốc lá còn chưa
cao.
Mặc dù tỷ lệ hiểu biết về tác hại của thuốc lá là rất cao trên 90%, nhưng hiện
tượng vi phạm các quy định về PCTH thuốc lá vẫn rất cao, đặc biệt là vi phạm quy
định cấm hút thuốc lá nơi công cộng và trưng bày thuốc lá tại điểm bán, bán các
sản phẩm thuốc lá lậu.
d) Thiếu nguồn lực để triển khai hoạt động PCTH thuốc lá
- Nguồn nhân lực: hiện nay các cán bộ tham gia công tác PCTH thuốc lá của
Bộ Y tế và các Bộ, ngành là các chuyên viên kiêm nhiệm, vì vậy thời gian để đầu
tư cho công tác PCTH thuốc lá còn rất hạn chế. Các cán bộ này có nhiều nhiệm
vụ, trách nhiệm với Bộ chủ quản nên thời gian dành cho công tác PCTH thuốc lá
không đảm bảo. Tại địa phương phần lớn không có cán bộ đầu mối để tổ chức triển
khai thực hiện hoạt động PCTH thuốc lá.
- Về kinh phí: trong hơn mười năm qua, các hoạt động PCTH thuốc lá chủ
yếu dựa vào nguồn tại trợ của các tổ chức quốc tế. Do đó, các hoạt động PCTH
thuốc lá thường không mang tính ổn định, lâu dài. Kinh phí của Bộ Y tế, các Bộ,
ngành dành cho Chương trình PCTH thuốc lá còn rất hạn chế chưa đáp ứng được
yêu cầu.
II. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PCTH THUỐC LÁ
GIAI ĐOẠN 2012-2020
1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Hiện nay trên thế giới việc sử dụng thuốc lá có xu hướng giảm ở các nước
phát triển nhưng lại tăng ở các nước đang phát triển. Hơn 70% số người hút
thuốc lá là tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Sử dụng thuốc lá là
nguyên nhân gây tử vong cho 6 triệu người một năm trên toàn thế giới.
Để giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm
thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới đã khởi xướng xây dựng Công ước Khung về
Kiểm soát thuốc lá (dưới đây gọi tắt là Công ước Khung). Tính đến đến ngày 30
tháng 7 năm 2012 đã có 175 nước ký phê chuẩn Công ước Khung về kiểm soát
thuốc lá. Đây là Công ước quốc tế đầu tiên về sức khỏe cộng đồng được đa số các
nước cam kết và thực hiện. Nội dung của Công ước Khung có liên quan đến nhiều
lĩnh vực, như: sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá.
Các nước ASEAN và các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đã
thống nhất ban hành kế hoạch khu vực về phòng chống tác hại của thuốc lá. Trong
khu vực ASEAN có 9 nước đã phê chuẩn Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá
6
và 7 nước đã ban hành Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Các nước có các
chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá mạnh mẽ và toàn diện như: Singapore,
Hồng Kong, Thái Lan, Brunei,
2. Cơ hội và thách thức
a) Cơ hội
Hoạt động PCTH thuốc lá đang trở thành một chương trình y tế công cộng
quan trọng và ngày càng được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện. Việt
Nam là một trong những nước sớm phê chuẩn Công ước Khung và Thủ tướng
Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2009 về
kế hoạch thực hiện Công ước Khung tại nước ta.
Luật PCTH thuốc lá vừa được ban hành, tạo bước đột phá trong hoạt động
PCTH thuốc lá tại nước ta. Luật đã có các quy định toàn diện để đồng thời giảm
nhu cầu và giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá. Việc ban hành Luật PCTH thuốc
lá biểu thị sự cam kết và quan tâm sâu sắc của Quốc hội, Chính phủ đến hoạt động
PCTH thuốc lá và tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để tăng cường hoạt động
PCTH thuốc lá trong những năm tới.
Kinh tế, xã hội nước ta ngày một phát triển, nhận thức và ý thức của người
dân về việc bảo vệ sức khỏe ngày càng cao. Vì vậy đồng thời với việc lựa chọn
những thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, thì hành vi sử dụng thuốc lá ngày
càng được xã hội ít chấp nhận hơn.
b) Thách thức
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá của nam giới nước ta đứng trong 15 nước có tỷ lệ
hút thuốc lá cao nhất thế giới. Kết quả điều tra thực trạng hút thuốc lá trong người
trưởng thành tại Việt Nam năm 2010 cho thấy: 47,4% nam, 1,4% nữ và 23,8%
người trưởng thành nói chung (15,3 triệu người) đang hút thuốc lá.
Tình trạng tiếp xúc thụ động với khói thuốc cũng rất cao: khoảng 55,9%
người lao động (đại diện cho gần 8 triệu người) bị phơi nhiễm thụ động với khói
thuốc lá tại nơi làm việc. Có 73,1% người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên (đại diện
47 triệu người) bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà.
Sử dụng các sản phẩm thuốc lá đang gây ra 40.000 ca tử vong sớm mỗi năm
cho Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính thuốc lá sẽ gây ra 70.000 ca tử vong
mỗi năm tại Việt Nam vào năm 2030, nếu như các biện pháp PCTH thuốc lá hiệu
7
quả không được thực hiện.
Nguồn lực để thực hiện các hoạt động PCTH thuốc lá còn rất hạn hẹp, chủ
yếu là dựa vào nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, các hoạt động
PCTH thuốc lá triển khai không đồng bộ, thường xuyên và hiệu quả.
Việt Nam là một trong những thị trường được các công ty thuốc lá đa quốc
gia quan tâm, phát triển. Các công ty thuốc lá này có những chiến lược phát triển
sản phẩm cũng như các chiêu thức lách luật để thực hiện các hoạt động quảng cáo
sản phẩm và quảng bá thương hiệu là rất bài bản và thử nghiệm tại nhiều nước
khác nhau. Các công ty thuốc lá đa quốc gia tìm nhiều cách để lách luật và thực
hiện các hoạt động nhằm làm suy yếu các chính sách PCTH thuốc lá.
III. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC
LÁ
1. Để thực hiện tốt cần xã hội hóa công tác PCTH thuốc lá. Hoạt động PCTH
thuốc lá là hoạt động liên ngành và cần huy động các cấp địa phương, các tổ chức
chính trị xã hội chủ động, tham gia thực hiện. Coi hoạt động PCTH thuốc lá là một
trong những vấn đề quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
2. Công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe là hoạt động chủ đạo để tăng cường
nhận thức về tác hại của thuốc lá từ đó thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá trong cộng
đồng. Công tác truyền thông về PCTH thuốc lá cần được lồng ghép vào các hoạt động
của các chương trình nâng cao sức khỏe khác để nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền
thông nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá.
3. Đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm trong PCTH thuốc lá, đặc biệt đối với các hành
vi vi phạm về hút thuốc lá nơi công cộng, buôn lậu thuốc lá và các hành vi vi phạm khác
theo quy định hiện hành.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế trao đổi kinh nghiệm thực thi các chính sách PCTH
thuốc lá và sử dụng có hiệu quả Quỹ PCTH thuốc lá để triển khai có hiệu quả các giải
pháp về PCTH thuốc lá.
5. Các chiến lược và các văn bản quy định về PCTH thuốc lá phải phù hợp với yêu
cầu của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, xu hướng chung của các nước trong khu vực và
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
8
IV. MỤC TIÊU PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐẾN NĂM
2020
1. Mục tiêu chung: Giảm nhu cầu sử dụng tiến tới kiểm soát và giảm mức
cung cấp các sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử
dụng thuốc lá gây ra.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại:
- Cơ sở y tế từ 24% xuống còn 14% vào năm 2020
- Cơ sở giáo dục (từ mầm non đến THPT) 22% xuống còn 12% vào năm
2020
- Trường đại học từ 54% xuống còn 35% vào năm 2020
- Nơi làm việc từ 56% xuống còn 26% vào năm 2020
- Nhà hàng 85% xuống còn 50% vào năm 2020
- Phương tiện giao thông công cộng 34% xuống còn 16% vào năm 2020
b) Giảm tỷ lệ hút thuốc của:
- Thanh thiếu niên (từ 15 – 24 tuổi) từ 26% xuống 18%
- Nam giới hút thuốc lá từ 47,4% xuống còn 39%.
- Nữ giới hút thuốc xuống dưới 1,4 %
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PCTH THUỐC LÁ GIAI ĐOẠN 2012 –
2020
1. Các giải pháp giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá:
a) Tăng cường việc thực thi các quy định về môi trường không khói thuốc.
Xây dựng các văn bản và tài liệu hướng dẫn về thực hiện môi trường không
khói thuốc theo quy định của Luật PCTH thuốc lá. Thực hiện nghiêm quy định
cấm hút thuốc lá tại các địa điểm theo quy định của Luật phòng chống tác hại của
thuốc lá.
Quy định rõ về mức xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại nơi có quy định
cấm, quy trình xử phạt, phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị chức năng
để thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra và đánh giá việc triển khai thực hiện môi
trường không khói thuốc. Thực hiện xử phạt nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm
9
quy định cấm hút thuốc.
b) Thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao
nhận thức, tăng cường sự ủng hộ của cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách
trong việc thực hiện hoạt động PCTH thuốc lá
Xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục sức khoẻ và nâng cao nhận
thức của cộng đồng về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, về lợi ích
của việc cai nghiện thuốc lá và lối sống không thuốc lá, trong đó đặc biệt chú trọng
thực hiện chương trình giáo dục và ngăn ngừa thanh thiếu niên sử dụng các sản
phẩm thuốc lá. Tổ chức cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn
hoá trong đó có tiêu chí “không sử dụng thuốc lá” ở cộng đồng.
Thực hiện các chương trình tập huấn, nâng cao nhận thức về phòng chống
tại hại thuốc lá cho đối tượng là cán bộ y tế, cán bộ các ban ngành, đoàn thể; nhân
viên làm công tác xã hội; những người làm công tác truyền thông, các giáo viên,
các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và những đối tượng có liên quan
khác.
Thực hiện các chiến dịch truyền thông về PCTH thuốc lá trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Phát các tin, bài về PCTH thuốc lá, các quy định về
PCTH thuốc lá thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Xây dựng lộ trình tăng thuế và giá các sản phẩm thuốc lá để ngăn ngừa
việc sử dụng thuốc lá, đặc biệt trong thanh thiếu niên
Xây dựng lộ trình về thuế các sản phẩm thuốc lá theo hướng: tăng thuế và
giá của các sản phẩm thuốc lá; áp dụng mức thuế cao đối với các sản phẩm thuốc
lá; quy định giá tối thiểu các sản phẩm thuốc lá; và áp dụng các biện pháp để hạn
chế và kiểm soát chặt chẽ việc bán các sản phẩm thuốc lá tại các cửa hàng miễn
thuế.
d) Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi các quy định
về cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá
Hoàn thiện các quy định pháp luật về cấm toàn diện quảng cáo và khuyến
mãi các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành để
thường xuyên theo dõi và giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về quảng
10
cáo, khuyến mại và tài trợ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá. Có các
biện pháp xử phạt thích đáng đối với các hành vi vi phạm quy định.
đ) Phát triển các dịch vụ để hỗ trợ người hút thuốc cai nghiện thuốc lá
Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình cai nghiện thuốc lá. Đa
dạng hoá các hình thức tư vấn cai nghiện thuốc lá. Hoạt động hỗ trợ cai nghiện
thuốc lá phải được lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch và chiến lược về y
tế và giáo dục quốc gia với sự tham gia của các cán bộ y tế, cán bộ giáo dục và cán
bộ tại cộng đồng.
Cho phép sản xuất, nhập và sử dụng các thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá
với chính sách thuế ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đẩy mạnh công
tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các phương pháp cai nghiện phù hợp với
điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam.
Hỗ trợ kinh phí để phát triển các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện thuốc lá từ Quỹ
PCTH của thuốc lá, nguồn tài trợ quốc tế và đóng góp của người dân dưới hình
thức viện phí và bảo hiểm y tế.
2. Các giải pháp giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá
a) Kiểm soát việc kinh doanh các sản phẩm thuốc lá
Xây dựng quy hoạch kinh doanh thuốc lá của cả nước, bao gồm quy hoạch
vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch sản xuất thuốc lá, quy hoạch mạng lưới kinh
doanh thuốc lá.
Kiểm soát sản lượng sản xuất các sản phẩm thuốc lá.Công bố tổng sản lượng
được phép sản xuất của toàn ngành thuốc lá trước khi Luật có hiệu lực vào ngày 01
tháng 5 năm 2013 và sản lượng thuốc lá sản xuất hàng năm theo quy định.
Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông thuốc lá từ bán buôn đến bán lẻ, tiếp tục
thực hiện việc cấp phép kinh doanh cho đại lý bán buôn, bán lẻ và thí điểm cấp
phép đối với cơ sở bán lẻ thuốc lá.
Thực hiện nghiêm quy định cấm bán các sản phẩm thuốc lá tại cơ quan, nơi
làm việc, tại trường học, bệnh viện, trên các phương tiện giao thông công cộng và
tại những nơi có quy định cấm bán thuốc lá theo quy định hiện hành.
Tiếp tục thực hiện biện pháp quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc lá, xây
dựng quy chế quản lý nhập khẩu và kinh doanh thuốc lá. Quy định đầu mối nhập
khẩu, tiêu chuẩn chất lượng và nhãn mác thuốc lá nhập khẩu; quản lý lưu thông
trong nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu. Đối với thuốc lá điếu nhập khẩu
phải dán tem nhập khẩu riêng để phân biệt thuốc lá nhập khẩu với thuốc lá sản xuất
trong nước.
11
b) Ngăn ngừa việc sử dụng người dưới 18 tuổi bán thuốc lá và bán thuốc lá
cho người dưới 18 tuổi
Thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi. Yêu
cầu các cửa hàng bán các sản phẩm thuốc lá phải có bản cam kết với cơ quan quản
lý không bán các sản phẩm thuốc lá cho người dưới 18 tuổi và sử dụng người dưới
18 tuổi bán thuốc lá.
Xây dựng văn bản hướng dẫn và thực hiện xử phạt nghiêm những cá nhân,
tổ chức vi phạm quy định cấm sử dụng người dưới 18 tuổi bán thuốc lá hoặc bán
thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, cấm bán thuốc lá bằng máy bán tự động, bán qua
mạng Internet và bán qua điện thoại.
c) Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, chuyển đổi hoạt động
sản xuất cho người lao động trong ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
thuốc lá
Từng bước tiến hành nghiên cứu và xây dựng các đề án hỗ trợ cho các hoạt
động thay thế khả thi về kinh tế cho người trồng thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc
lá.
d) Tăng cường công tác chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá và kiểm soát
tình trạnh kinh doanh bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá
Kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh các sản phẩm thuốc lá nhập lậu, thuốc
lá giả tại thị trường trong nước và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. Tăng
cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu thuốc lá, kinh doanh thuốc lá
giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá.
Thực hiện nghiêm quy định tiêu huỷ (không cho tái xuất khẩu) các sản phẩm
thuốc lá và phương tiện sản xuất thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác, thuốc lá
nhập lậu và các sản phẩm thuốc lá bất hợp pháp khi bị tịch thu.
Tăng cường hỗ trợ cho lực lượng chống buôn lậu, đặc biệt là tại các tỉnh
biên giới. Tổ chức các nghiên cứu, đánh giá tình hình kinh doanh các sản phẩm
thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá bất hợp pháp để làm cơ sở đề xuất các giải pháp
phòng chống buôn lậu thuốc lá có hiệu quả.
Tích cực tham gia và phối hợp với các quốc gia phê chuẩn Nghị định thư về
chống buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá.
3. Các giải pháp khác
a) Tăng cường phối hợp liên ngành trong PCTH thuốc lá, đồng thời tăng
cường năng lực điều phối các hoạt động PCTH thuốc lá của Bộ Y tế
12
Kiện toàn Ban chủ nhiệm Chương trình PCTH thuốc lá liên ngành và có kế
hoạch hoạt động cụ thể hàng năm với sự tham gia của tất cả các Bộ, ngành và tổ
chức xã hội.
Bộ Y tế cần xem xét củng cố Văn phòng Chương trình PCTH thuốc lá, bố trí
cán bộ chuyên trách về PCTH thuốc lá để tăng cường công tác điều phối hoạt động
với các Bộ, ngành và tổ chức liên quan.
Thành lập các Ban chỉ đạo Chương trình PCTH thuốc lá tại các tỉnh/thành
phố với sự tham gia của các Sở, ban ngành và các tổ chức chính trị xã hội. Quy
định rõ chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành đoàn thể
đảm bảo công tác PCTH thuốc lá được thống nhất và thực hiện một cách đồng bộ
tại địa phương.
Phát triển mạng lưới và nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia hoạt động
PCTH thuốc lá từ trung ương đến địa phương; Tăng cường năng lực cho các cán
bộ tham gia hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá thông qua các lớp tập huấn,
chương trình đào tạo, hội thảo và các hình thức khác; phối hợp hoạt động và trao
đổi kinh nghiệm với các tổ chức PCTH thuốc lá quốc tế.
b) Giám sát và đánh giá kết quả PCTH thuốc lá và việc thực thi các văn bản
QPPL về PCTH thuốc lá
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, đánh giá khoa học tiến tới thiết lập hệ thống
giám sát có hiệu quả để xác định các chỉ số tiêu thụ, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm
thuốc lá trong cộng đồng, hậu quả của việc sử dụng sản phẩm thuốc lá và phơi
nhiễm với khói thuốc lá.
Thực hiện định kỳ các nghiên cứu, đánh giá về việc thực thi các văn bản quy
phạm pháp luật về PCTH thuốc lá, đặc biệt là việc thực thi môi trường không khói
thuốc; cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, buôn lậu các sản phẩm thuốc lá; in cảnh
báo sức khỏe trên bao bì các sản phẩm thuốc lá.
Thực hiện các chương trình đánh giá độc lập hoặc lồng ghép các chương
trình giám sát các sản phẩm thuốc lá vào điều tra mức sống dân cư, các chương
trình giám sát sức khoẻ quốc gia hoặc các chương trình đánh giá khác có liên quan
đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc lá.
c) Hợp tác quốc tế
Hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức quốc tế khác trong nghiên
cứu, đánh giá, xây dựng chính sách về PCTH thuốc lá nhằm thực hiện Công ước
Khung.
Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học khu vực và quốc tế về PCTH thuốc
lá để chia sẻ và học tập kinh nghiệm về các giải pháp PCTH thuốc lá hiệu quả. Tổ
chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm PCTH thuốc lá tại các nước trong
13
khu vực và trên thế giới.
d) Bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ của những
người liên quan đến lĩnh vực trồng và sản xuất thuốc lá. Di dời các nhà máy sản
xuất thuốc lá ra xa khu vực dân cư theo quy hoạch của Nhà nước.
đ) Sử dụng có hiệu quả Quỹ PCTH thuốc lá để hỗ trợ các hoạt động PCTH
thuốc lá tại trung ương và địa phương.
Xây dựng điều lệ hoạt động của Hội đồng quản lý quỹ, hướng dẫn việc thu,
chi và chế độ thanh quyết toán Quỹ để đảm bảo Quỹ được sử dụng đúng mục đích,
hiệu quả và tiết kiệm.
Nội dung chi của Quỹ căn cứ vào kế hoạch hoạt động hằng năm, chương
trình, chiến lược ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn để đảm
bảo Quỹ được sử dụng có hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.
Huy động thêm các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc
tế cho hoạt động PCTH thuốc lá.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Việc thực hiện Chiến lược sẽ được thực hiện làm hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1(2012 – 2015): tập trung vào việc phổ biến về Luật PCTH
thuốc lá; hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật phòng chống tác hại
của thuốc lá; thực thi quy định về môi trường không khói thuốc; hoàn thiện về cơ
chế, tổ chức để quản lý và sử dụng Quỹ PCTH thuốc lá một cách hiệu quả; đánh
giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về PCTH thuốc lá; củng số tổ
chức và mạng lưới PCTH thuốc lá; và tăng cường năng lực điều phối của Bộ Y tế
về PCTH thuốc lá.
b) Giai đoạn 2 (2016 – 2020): Tiếp tục tăng cường thực thi quy định môi
trường không khói thuốc; thực hiện các nghiên cứu, đánh giá về tỷ lệ sử dụng
thuốc lá, tiếp xúc thụ động với khói thuốc; giám sát, đánh giá việc thực hiện các
quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ các sản phẩm thuốc lá,; thực trạng
kinh doanh bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá.
2. Tổ chức thực hiện
a) Ban chủ nhiệm chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá Quốc gia:
14
Ban chủ nhiệm chương trình được thành lập theo Quyết định số 467/QĐ-
TTg ngày 17/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo toàn diện việc triển khai
thực thi hoạt động PCTH thuốc lá trong toàn quốc.
Chỉ đạo việc xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về PCTH
thuốc lá cho từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm. Chỉ đạo, tổ chức thực
hiện và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch hành động quốc
gia về PCTH thuốc lá.
b) Bộ Y tế:
Là cơ quan thường trực về PCTH thuốc lá, có nhiệm vụ tổ chức và điều phối
thực hiện các chương trình, kế hoạch liên ngành PCTH thuốc lá trên phạm vi cả
nước. Văn phòng/Đơn vị thường trực của Chương trình PCTH thuốc lá đặt tại Bộ
Y tế, có trách nhiệm giúp Ban Chủ nhiệm Chương trình tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch thực hiện Công ước Khung và các kế hoạch về PCTH thuốc lá.
Chủ trì trong việc nghiên cứu phương pháp cai nghiện thuốc lá và tổ chức
thực hiện; chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu PCTH
thuốc lá đưa vào chương trình giảng dạy trong trường học và các trường đào tạo Y,
dược.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc rà soát, hệ thống hoá
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực PCTH thuốc lá.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng quy định nội dung, hình
thức, thông tin cảnh báo tác hại của các sản phẩm thuốc lá tới sức khỏe, thành
phần nồng độ các chất có trong các sản phẩm thuốc lá.
Chủ trì và phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về
chất lượng các sản phẩm thuốc lá, quản lý chặt chẽ quy chuẩn kỹ thuật về chất
lượng thuốc lá.
Phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá tác động của thuế thuốc lá đến tiêu dùng
các sản phẩm thuốc lá và đến nguồn thu của Chính phủ.
Phối hợp với các Bộ ngành có liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông,
Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam, các cơ quan thông tấn báo chí tích cực tổ chức các hoạt động nhằm tuyên
truyền rộng rãi về mục tiêu, ý nghĩa, các nội dung của Luật PCTH thuốc lá, Công
ước Khung; kêu gọi mọi người dân trong cộng đồng tích cực hưởng ứng tham gia
thực thi các quy định về PCTH thuốc lá.
c) Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch:
Chỉ đạo thống nhất công tác thông tin, giáo dục và truyền thông sâu rộng
trong các tầng lớp nhân dân về Luật PCTH thuốc lá, Công ước Khung, tác hại của
15
các sản phẩm thuốc lá và các chủ trương, biện pháp PCTH thuốc lá trên các loại
hình báo chí, điện ảnh và các loại hình văn hoá nghệ thuật.
Tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hoá không mời và không sử dụng các
sản phẩm thuốc lá. Xây dựng các địa điểm du lịch không khói thuốc. Có kế hoạch
lồng ghép các thông tin, truyền thông giáo dục PCTH thuốc lá với các chương trình
kinh tế xã hội khác.
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấm toàn diện các hình thức
quảng cáo thuốc lá. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định cấm quảng cáo các
sản phẩm thuốc lá và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về quảng cáo các sản
phẩm thuốc lá.
d) Bộ Thông tin và truyền thông:
Chỉ đạo việc thông tin, tuyên truyền về Luật PCTHTL và các biện pháp
PCTH thuốc lá đồng thời chỉ đạo ngăn chặn việc đưa các thông tin quảng cáo,
khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấm toàn diện các hình thức
quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kiểm soát chặt chẽ
việc thực hiện quy định cấm quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và xử phạt nghiêm
các hành vi vi phạm về quảng cáo các sản phẩm thuốc lá.
đ) Bộ CôngThương:
Chỉ đạo hoạt động của ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá từ khâu quy
hoạch, đầu tư trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu, sản xuất, kinh doanh bảo
đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu
quan trong việc sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu trên phạm vi cả
nước theo hướng tập trung đầu mối. Thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành
trong nhập khẩu, sử dụng thiết bị sản xuất thuốc lá, thuốc lá nguyên liệu và giấy
vấn điếu thuốc lá.
Từng bước tiến hành các nghiên cứu và xây dựng các đề án thay thế khả thi
về kinh tế cho người trồng thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá khi tổ chức sắp
xếp lại ngành.
Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc đầu tư ngành công
nghiệp thuốc lá. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành sắp xếp tổ chức, quy hoạch
mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá.
Chỉ đạo công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông thuốc lá; kiểm
soát việc khuyến mại, tiếp thị, tài trợ của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá;
chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện có hiệu quả việc
chống các vi phạm như: buôn lậu thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả, không in cảnh
16
báo sức khỏe, không dán tem theo quy định;
Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý nhập khẩu thiết bị chuyên
ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá.
e) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học
sinh, sinh viên và cán bộ công chức ngành giáo dục. Xây dựng trường học không
khói thuốc lá.
Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá trong chương trình giảng
dạy của các nhà trường từ mầm non đến đại học.
g) Bộ Tài chính:
Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với thuốc lá theo quy định của
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế đánh giá tác động của chính sách thuế tiêu thụ
đặc biệt mới đối với tiêu dùng thuốc lá và nguồn thu của Nhà nước. Tiếp tục
nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra việc thực hiện dán tem các sản
phẩm thuốc lá.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hoàn thiện các đề án, văn bản hướng dẫn việc
thành lập, hoạt động, tổ chức của Quỹ PCTH thuốc lá để kịp thời hỗ trợ cho hoạt
động PCTH thuốc lá trong toàn quốc.
Bảo đảm bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi hàng năm
của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành cho công tác
phòng, chống tác hại của thuốc lá.
h) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: nghiên cứu các biện pháp hỗ
trợ phát triển kinh tế, và chuyển đổi cây trồng thay thế một phần cây thuốc lá tại
những vùng trồng cây thuốc lá, để bảo đảm cuộc sống cho nhân dân những vùng
còn khó khăn.
i) Bộ Công An: Tăng cường hoạt động PCTH thuốc lá trong ngành công
an; phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác
chống buôn lậu thuốc lá, tham gia xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng
chống tác hại của thuốc lá.
k) Bộ Quốc phòng : Tăng cường hoạt động PCTH thuốc lá trong các đơn vị
trực thuộc Bộ Quốc phòng; phối hợp với Bộ, ngành chức năng tham gia công tác
chống buôn lậu thuốc lá.
17
l) Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin
đại chúng:
Dành thời lượng phù hợp để truyền thông về PCTH thuốc lá ; phối hợp với
Bộ Y tế và các Bộ ngành có liên quan bố trí thời lượng phát sóng, đưa tin bài nhằm
tuyên truyền rộng rãi về mục tiêu, ý nghĩa, các nội dung của Luật PCTH thuốc
lá, Công ước Khung; kêu gọi mọi người dân trong cộng đồng tích cực hưởng ứng
tham gia thực thi các quy định về PCTH thuốc lá.
m) Các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, quần chúng:
Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vận động các thành
viên trong tổ chức của mình tham gia tích cực vào cuộc vận động PCTH thuốc lá;
Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn trong tổ chức về PCTH thuốc lá;
Phối hợp cùng với Bộ Y tế biên soạn tài liệu PCTH thuốc lá phù hợp với từng đối
tượng; Phối hợp với chính quyền, vận động nhân dân không sử dụng các sản phẩm
thuốc lá trong cộng đồng dân cư, trong các lễ hội, đám cưới, đám tang, cuộc vui
gia đình vv.
n) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ PCTH thuốc lá ở địa
phương. Hàng năm xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách và giám sát kiểm tra sử
dụng ngân sách đúng mục đích cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá.
V. Kinh phí thực hiện chương trình:
Kinh phí để thực hiện hoạt động PCTH thuốc lá bao gồm:
1. Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá được thành lập theo quy định của
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá.
2. Từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương).
3. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Tài trợ của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế.
5. Các nguồn khác (nếu có).
Hàng năm, Ban chủ nhiệm chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá
có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ và kết quả hoạt động của
chương trình.
18