Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

DỰ BÁO DOANH THU NGÀNH THUỐC LÁ VIỆT NAM NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.04 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI
DỰ BÁO DOANH THU
NGÀNH THUỐC LÁ VIỆT NAM NĂM 2013
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS.Phan Đức Dũng Chung Thủy Hảo K104071180
Võ Thị Ngọc Hậu K104071182
Tô Kim Hồng K101071187
Trần Ngọc Sông Ngân K104071121
Lê Hoài Phương K104071232
Lê Thị Bảo Yến K104071276
TP. HỒ CHÍ MINH – 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
I. CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG CẦU 5
II. ƯỚC LƯỢNG CẦU 7
III. DỰ BÁO CẦU 9
CHƯƠNG 2 - XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO 11
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU THUỐC LÁ VIỆT NAM 11
1. Tổng quan về ngành thuốc lá Việt Nam từ 2010 - 2012 11
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thuốc lá tại Việt Nam 12
II. XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO 19
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên cầu sản phẩm thuốc lá 19
2. Dự báo hàm cầu sản phẩm thuốc lá 25
CHƯƠNG 3 – DỰ BÁO DOANH THU 32
1. Dự báo doanh thu ngành Thuốc lá Việt Nam năm 2013 32
2. Giải pháp đề xuất cải thiện doanh thu ngành Thuốc lá Việt Nam 33
KẾT LUẬN 35
PHỤ LỤC 36


2
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Thuốc lá là một trong những sản phẩm có hại cho con người và ai trong chúng ta
đều biết về khả năng hủy hại sức khỏe đáng sợ của sản phẩm này. Tuy nhiên, ít người
lại biết ngành Thuốc lá đóng góp một phần khá quan trọng cho nền kinh tế và cơ cấu
xã hội Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam năm 2007, ngành
Thuốc lá cung cấp việc làm cho 360.000 người và đóng góp 8000 tỉ cho ngân sách nhà
nước, đây cũng là ngành có mức đóng thuế cao thứ ba sau dầu khí và phát điện.
Bên cạnh đó, bất chấp sự thật rằng người dân ngày càng quan tâm hơn đến vấn
đề sức khỏe và chính phủ, các hiệp hội y tế không ngừng tuyên truyền về tác hại của
thuốc lá, sản lượng thuốc lá tiêu thụ hằng năm vẫn tăng đều.
Chính những mâu thuẫn trên trong chính ngành Thuốc lá, chúng tôi đã chọn
ngành này làm đề tài phân tích cho bài tiểu luận với mục tiêu làm rõ hơn những yếu tố
ảnh hưởng đến doanh thu ngành rồi từ đó đưa ra dự báo về doanh thu ngành trong năm
2013.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý thuyết của việc áp dụng mô hình dự báo doanh thu vào trong
thực tế ngành, bằng cách nhìn nhận một cách tổng quát những nhân tố chính tác động
đến hàm cầu (cũng là ảnh hưởng đến doanh thu của ngành), bao gồm giá bán của sản
phẩm, thu nhập người dân, thuế… Đề tài cũng đi sâu vào những vấn đề về ước lượng
và dự báo doanh thu.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Doanh thu của ngành thuốc lá trong nước giai đoạn 2005 - 2012, và dự báo
doanh thu năm 2013.
4.
Phương pháp nghiên cứu và số liệu

Việc ước lượng và dự báo doanh thu là một công việc phức tạp liên quan đến
nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố có thể phân tích theo chuỗi thời gian (giá cả,
3
sản lượng, doanh thu…), nhưng cũng có nhiều yếu tố cũng tác động đến việc dự báo
(kinh tế, xã hội, khách hàng ) lại không có tính chất tương tự. Vì vậy, đề tài được xây
dựng dựa trên sự kết hợp nhiều phương pháp như thu thập sô liệu, phân tích dữ liệu (đồ
thị, sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu…)
Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài được lấy từ 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp:
-
Sơ cấp: Được lấy từ việc điều tra, khảo sát thực tế những đối tượng có
liên quan
-
Thứ cấp: Số liệu về sản lượng, giá thuốc lá trung bình, thu nhập của
người dân, thuế thuốc lá và tình hình của ngành trong giai đoạn 2005 – 2012.
5.
Cấu trúc đề tài
Để làm rõ vấn đề “Dự báo Doanh thu ngành Thuốc lá Việt Nam năm 2013”,
đề tài sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:
-
Phần mở đầu: nêu tổng quan về đề tài.
-
Phần nội dung chính bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận, giới thiệu những vấn đề liên quan đến dự báo doanh
thu, các yếu tố ảnh hưởng lượng cầu.
Chương 2: Xây dựng hàm dự báo doanh thu cho năm 2013, bằng việc phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu dựa vào các nguồn số liệu cả sơ cấp và thứ cấp.
Chương 3: Dự báo doanh thu cho năm 2013 và đề xuất những giải pháp liên
quan đến ngành
-
Phần kết luận: Khái quát, tóm lược về đề tài.

4
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.
CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG CẦU
Như các bạn đã biết, cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong
muốn và có thể mua ở các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả
định rằng các yếu tố khác không thay đổi. Các nhân tố tác động đến lượng cầu bao
gồm các yếu tố sau.
1.
Giá cả hàng hóa và dịch vụ
Theo quy luật cầu: Khi các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay
dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược
lại.
Như vậy, có thể khẳng định: Giá và lượng cầu tỉ lệ nghịch với nhau.
2.
Số lượng người mua
Số lượng người mua có tác động mạnh mẽ đến lượng cầu vì chính người mua
tạo nên tập hợp lượng cầu, khi số lượng người mua cao, dẫn đến lượng cầu có khả năng
tăng lên và ngược lại, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người
mua.
3.
Thị hiếu, sở thích, tâm lý đám đông
Thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong
tục, tập quán, môi trường văn hóa – xã hội và thói quen tiêu dùng. Đồng thời, việc tiêu
dùng còn mang xu hướng xã hội, nghĩa là theo phong trào, có nhiều người dùng sẽ
kích thích nhiều người hơn do sự lan truyền tin tức. Cho nên, khi những yếu tố này
thay đổi, nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ cũng đổi theo. Có thể làm tăng hoặc
giảm lượng cầu tùy thuộc vào sở thích, thị hiếu và tâm lý tiêu dùng của họ cao hay
thấp.
5

4.
Thu nhập
-
Đối với hàng hóa thông thường và cao cấp: Khi thu nhập tăng thì nhu cầu
của con người đối với loại hàng hóa này tăng và ngược lại, điều này phù hợp với sự
thay đổi trong việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
-
Đối với hàng hóa thứ cấp: Khi thu nhập tăng thì nhu cầu của con người
đối với loại hàng hóa này tăng và ngược lại.
5.
Giá cả của các hàng hóa và dịch vụ có liên quan
-
Đối với các hàng hóa mang tính thay thế: Khi giá của các hàng hóa thay
thế tăng lên, đồng nghĩa với việc lượng cầu về hàng hóa của chúng ta sẽ tăng, vì người
tiêu dùng có xu hướng chuyển từ sử dụng hàng hóa này sang háng hóa kia và nếu điều
ngược lại xảy ra thì lượng cầu của chúng ta giảm (lúc giá hàng hóa thay thế giảm).
-
Đối với các hàng hóa mang tính bổ sung: Nếu giá của các hàng hóa bổ
sung tăng lên sẽ làm cho giá của hàng hóa chúng ta có xu hướng tăng theo về mặt lý
thuyết, nghĩ là để sử dụng hàng hóa này người ta phải bỏ ra cho phí cao hơn cho hàng
hóa đi kèm, điều này làm cho lượng cầu hàng hóa có khả năng giảm. Và điều ngược lại
cũng sẽ xảy ra.
6.
Các chính sách của Chính Phủ
Đánh thuế, trợ cấp… là các chính sách của Chính phủ nhằm kích cầu hoặc kiềm
hãm nhu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ, do đó, khi một trong số các chính sách này
được thi hành lượng cầu sẽ biến động theo.
7.
Kỳ vọng về giá cả
-

Kỳ vọng giá tăng: Nếu người tiêu dùng có kỳ vọng giá hàng hóa, dịch vụ
sẽ tăng trong tương lai thì hiện tại họ có xu hướng mua nhiều hàng hóa, dịch vụ đó, cho
nên làm lượng cầu tăng lên.
6
-
Kỳ vọng giá giảm: Ngược lại, nếu họ đánh giá trong tương lai, giá của
hàng hóa, dịch vụ đó giảm thì sẽ dẫn đến việc giảm lượng cầu trong hiện tại.
8.
Kỳ vọng về thu nhập
-
Kỳ vọng thu nhập tăng: Nếu như thu nhập có khả năng tăng trong tương
lai thì lượng cầu tương lai sẽ tăng theo, do người tiêu dùng có khoản thu bù đắp cho chi
phí mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
-
Kỳ vọng thu nhập giảm: Khi thu nhập được cho là sẽ giảm trong tương
lai thì người tiêu dùng mất đi một khoản tiền để chi phí cho việc sử dụng hàng hóa,
dịch vụ, điều này khiến họ phải tiết kiệm chi tiêu và làm cho lượng cầu giảm đáng kể.
9.
Các yếu tố khác
Một số yếu tố khác chẳng hạn:
-
Những yếu tố thời tiết sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa hay
dịch vụ của mỗi người, nếu trời mưa, người ta thích ở trong nhà, dịch vụ vui chơi giải
trí, công việc không phát triển tốt như trời nắng hay trời mát mẻ…
-
Quảng cáo, tiếp thị là một trong những kênh thông tin đưa hàng hóa, dịch
vụ đến với người tiêu dùng, nếu những chiến lược marketing tốt, hiệu quả , đồng nghĩa
với việc hàng hóa dịch vụ đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng và họ có nhu cầu
sử dụng nó, điều này làm cho lượng cầu sẽ tăng và ngược lại.
II.

ƯỚC LƯỢNG CẦU
Các phương pháp phổ biến được dùng để ước lượng cầu:
-
Phỏng vấn hay điều tra khách hàng.
-
Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường.
-
Phân tích hồi quy
1.
Phỏng vấn hay điều tra khách hàng
Người tiêu dùng biểu hiện ý muốn và khả năng mua sắm của họ thông qua
cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Điều tra người tiêu dùng là việc hỏi xem họ sẽ phản
7
ứng như thế nào khi có những sự thay đổi liên quan đến giá của hành hóa và các yếu
tố khác của cầu, như giá hàng hóa có liên quan, thu nhập… Thông thường các doanh
nghiệp sử dụng các mẫu để điều tra . Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của các doanh
nghiệp (đặc điểm về sản phẩm, về thị trường…) phương pháp điều tra có thể khác
nhau.
Có thể việc điều tra được tiến hành rất đơn giản thông qua việc phỏng vấn trực tiếp
khách hàng tại các địa điểm bán hàng, hoặc đôi khi các biểu mẫu điều tra phải được
thiết kế rất cẩn thận và được chuyển tới khách hàng trước để họ nghiên cứu. Phương
pháp điều tra người tiêu dùng đôi khi rất tốn kém, do đó trong thực tế các doanh nghiệp
còn sử dụng phương pháp nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng.
2.
Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường
Nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng là thu thập các thông tin về
sở thích của người tiêu dùng thông qua việc quan sát hành vi mua sắm và sử dụng sản
phẩm của họ.
Cả hai phương pháp trên thường được sử dụng để hỗ trợ cho việc điều tra của
doanh nghiệp.

3.
Phương pháp phân tích hồi quy
Phương pháp phân tích hồi quy là một phương pháp cơ bản để ước lượng hàm
cầu. Để ước lượng hàm cầu, chúng ta cần sử dụng một dạng hàm cầu đặc trưng. Có
thể là hàm cầu tuyến tính hoặc hàm cầu phi tuyến tính (hàm cầu mũ). Vì cầu là hàm
phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa
như thị hiếu, do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định được các biến độc
lập, căn cứ vào tình hình cụ thể để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp. Sau đó phải tiến
hành kiểm tra các hệ số đã ước lượng.
-
Hàm cầu tuyến tính
Hàm cầu tuyến tính có dạng:
Q
i
= a+ b
1
Y + b
2
P + b
3
Ps + b
4
Pc + b
5
Z + e
8
Trong đó: Q
i
: Lượng cầu về hàng hóa i
Y: thu nhập

P: Giá hàng hóa i
Ps: Giá hàng hóa thay thế
Pc: Giá hàng hóa bổ sung
Z: các nhân tố quyết định cầu hàng hóa I khác.
e: sai số
-
Hàm cầu mũ (phi tuyến tính)
Hàm cầu mũ có dạng:
Q
i
= A.Yb
1
Pb
2
Psb
3
Pcb
4
Zb
5
Để ước lượng hàm cầu dạng này phải chuyển về loga tự nhiên:
lnQ
i
= lna+ b
1
lnY + b
2
lnP + b
3
lnPs + b

4
lnPc + b
5
lnZ + e
Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b
i
được ước lượng
từ số liệu trong quá khứ.
Ước lượng cầu ngành với dữ liệu quan sát được về giá và lượng cầu được xác
định một cách đồng thời tại điểm mà đường cung và đường cầu giao nhau. Từ đó có
thể xác định các bước xác định lượng cầu ngành như sau:
Bước 1: Xác định phương trình cung cầu của ngành
Bước 2: Kiểm tra về định dạng cầu của ngành
Bước 3: Thu thập dữ liệu của các biến trong cung và cầu
Bước 4: Ước lượng cầu ngành
III.
DỰ BÁO CẦU
-
Dự đoán theo chuỗi thời gian: Sử dụng phương pháp hồi quy để ước
lượng các giá trị và thực hiện các kiểm định t hoặc xem xét P-value.
-
Dư đoán theo mùa vụ - chu kỳ: Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể
hiện sự biến động đều đặn có tính mùa vụ hoặc tính chu kỳ qua thời gia, cho nên có thể
sử dụng biến giả này để tính sự biến động của cầu.
9
-
Dự đoán theo doanh số bán của ngành: Ước lượng phương trình cầu của
ngành, định vị các giai đoạn và các định giá trị cung cầu trong tương lai.
-
Dự đoán cầu tương lai cho hãng định giá: Phải tiến hành ước lượng hàm

cầu của hãng, dự đoán giá trị tương lai của biến làm dịch chuyển cầu và tiến hành tính
toán vị trí của hàm cầu trong tương lai.
10
CHƯƠNG 2 - XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO
I.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU THUỐC LÁ VIỆT NAM
1.
Tổng quan về ngành thuốc lá Việt Nam từ 2010 - 2012
Theo Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, từ năm 2007 đến nay trung bình mỗi năm
nước ta tiêu thụ từ 3,8 tỷ đến 4,3 tỷ bao thuốc lá mỗi năm. Đáng lưu ý, theo công
bố lượng tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam, năm 2012, cả nước đã tiêu thụ đến 4,174
tỉ bao thuốc lá. Như vậy, tính từ 2010, số lượng tiêu thụ thuốc lá của Việt Nam
luôn tăng (năm 2010 tiêu thụ 3.986 triệu bao, năm 2011 tiêu thụ 4.131 triệu bao).
Trong 8 tháng đầu năm 2013, lượng tiêu thụ thuốc lá của VN đã đạt 2.760 triệu bao.
Quy mô thị trường tiêu thụ thuốc lá là rất lớn trải dài trên một khu vực địa lý rộng
lớn. Mặt khác mật độ tiêu dùng thuốc cũng là tương đối dày. Thuốc lá được coi là mặt
hàng tiêu dùng thông thường và người tiêu dùng thuốc lá trải khắp trong cộng đồng dân
cư. Nhìn chung, khu vực thị trường khác nhau thì cơ cấu khách hàng cũng có sự
khác nhau nhưng cơ bản khách hàng hút thuốc lá nằm trong độ tuổi từ 18-55 (đây
là lứa tuổi chủ động về hành vi và thu nhập).
Sản lượng luôn tăng bất chấp tác hại đáng sợ của thuốc lá. Tuy nhiên, ngành
thuốc lá Việt nam trong những năm gần đây còn đối mặt với một vấn đề khác, đó là
buôn lậu. Theo khảo sát, hiệp hội cho biết năm 2012, đã có tới 900 triệu bao thuốc lá
được nhập lậu vào Việt Nam, chiếm 21,6% tổng tiêu thụ nội địa. Đáng lưu ý là có tới
90% lượng thuốc lá nhập lậu là hai nhãn thuốc JET và HERO. Từ đây, Nhà nước bị
thất thu thuế 4.000-4.200 tỉ đồng, Việt Nam mất 17.000 tấn nguyên liệu, tương đương
diện tích trồng 9.000 ha và mất việc làm của 39.000 người trồng thuốc lá. Lợi nhuận
của nông dân mất 160-170 tỉ/năm, doanh nghiệp thuốc mất khoảng 240-250 tỉ/năm.
Theo ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thuốc lá cho biết không phải
Việt Nam không sản xuất được thuốc lá có chất lượng, hương vị như thuốc nhập lậu,

mà thậm chí có thể sản xuất tốt hơn. Nhưng thuốc lá sản xuất trong nước phải chịu thuế
11
tiêu thụ đặc biệt 65%, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp… nên không thể cạnh
tranh về giá với thuốc lá lậu…
2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thuốc lá tại Việt Nam
2.1
Giá bán
Giá thuốc lá trung bình trong những năm qua tăng nhưng so với tỉ lệ lạm phát
thì giá thuốc lá có xu hướng giảm. Trong khi thu nhập bình quân đầu người của nước
ta tăng qua các năm do đó làm cho thuốc lá tính trung bình ngày cảng rẻ hơn, khoảng
cách ngày càng tăng giữa thu nhập và giá thuốc lá làm cho thuốc lá càng dễ mua hơn.
Qua đó cho thấy giá thuốc lá hiện nay của Việt Nam phù hợp với mặt bằng kinh tế xã
hội trong nước nên lượng cầu về sản phẩm trong nước vẫn đảm bảo trong các năm qua
và tiếp tục như vậy nếu chính sách nhà nước về sản phẩm thuốc lá không có biến động
mạnh mẽ. Thêm vào đó sản lượng thuốc lá xuất khẩu sang các nước được hoàn thuế
tiêu thụ đặc biệt giúp duy trì ổn định sản lượng cầu về sản phẩm.
Dạo gần đây các kiến nghị về việc tăng giá thuốc lá lên hàng chục lần đang
được đưa ra xem xét, nghiên cứu và được nhiều người ủng hộ nên nếu khả năng này
xảy ra thì lượng cầu sản phẩm thuốc lá sẽ giảm mạnh ( nếu kiểm soát được nhập lậu
còn không thì cầu không giảm nhưng ngân sách, nguồn thu thuế từ thuốc lá của nhà
nước sẽ giảm) nhưng kèm theo đó là khoản thu từ thuế của nhà nước cũng giảm mạnh
theo nên các kiến nghị này vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
2.2
Thu nhập
Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu thuốc lá, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng mua của người tiêu dùng. Cụ thể, khi thu nhập bằng tiền của người tiêu
dùng tăng sẽ làm tăng sức mua thuốc lá, cơ cấu chi tiêu của xã hội cũng tăng trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi (gồm cả giá bán thuốc lá). Nhưng tùy thuộc vào từng
loại hàng hóa mà mối quan hệ giữa thu nhập và cầu các loại hàng hóa là khác nhau.

Ở đây, thuốc lá là loại hàng hóa thông thường có sản phẩm thay thế cao, đối với một
người tiêu dùng khi thu nhập giảm và không ổn định thì họ có thể sẽ chuyển sang loại
12
thuốc khác rẻ tiền hơn hoặc đến mức nào đó thì người tiêu dùng không đủ thu nhập để
chi cho thuốc lá thì họ sẽ không sử dụng nữa, còn khi thu nhập ở mức cao hơn và ổn
định thì họ sẽ chuyển sang những loại thuốc khác với giá cao hơn tùy theo sở thích. Vì
vậy ta thấy được là thu nhập ảnh hưởng lớn đến cầu thuốc lá của người tiêu dùng.
2.3
Tuyên truyền của tổ chức y tế
Theo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, hình ảnh
cảnh báo sức khỏe ghê rợn in trên sản phẩm thuốc lá phải chiếm 50% diện tích ở phía
trên của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá. Sáu mẫu
hình cảnh báo hiện tại được áp dụng in lên các vỏ bao thuốc sẽ được thay đổi định kỳ
2 năm/lần nhằm hạn chế tình trạng hình ảnh cảnh báo bị nhàm chán và không còn tác
dụng.
Các hình ảnh này theo nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng khiến người mới bắt
đầu tập hút thuốc cảm thấy sợ và chùn tay khi bắt đầu hút và khiến người đang hút cảm
thấy nguy cơ sức khỏe sẽ gặp phải nếu tiếp tục. Chính yếu tố tâm lí này sẽ làm giảm
sản lượng cầu về thuốc lá trong lâu dài . Đồng thời theo đó là các bài báo về tác hại
của thuốc lá trên các nhật báo, tạp chí sức khỏe, gia đình, làm đẹp… xuất hiện thường
kì nhằm nhắc nhở, cảnh báo cũng như tuyên truyền về ảnh hưởng xấu của sản phẩm
này với sức khỏe và kèm theo đó là số liệu về số ca tử vong do các bệnh liên quan đến
thuốc lá gấp 3 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông.
2.4
Uy tín nhãn hiệu
Đa số người tiêu dùng hút thuốc lá chọn sản phẩm theo nhãn hiệu, họ sử dụng
quen nhãn hiệu nào sẽ mua và sử dụng chỉ nhãn hiệu đó vì mỗi nhãn hiệu có một mùi
vị riêng, độ nặng nhẹ của hàm lượng nicotine của điếu thuốc khác nhau, có loại nguyên
liệu khác nhau do được trồng từ các vùng khác nhau và công nghệ xử lí khác nhau nên
mỗi loại thuốc có các đặc trưng riêng. Nhãn hiệu nào đảm bảo được chất lượng sản

phẩm đồng đều ở mỗi điếu thuốc, mỗi gói thuốc qua các năm sẽ khiến người tiêu dùng
trung thành với nhãn hiệu mà không thay đổi.
13
Tuy nhiên, các dòng sản phẩm với nhiều mức độ nicotine khác nhau vẫn được
phát triển ở một công ty để giữ chân các khách hàng hút thuốc lâu năm, thời gian hút
lâu có thể khiến cho người hút nghiện nặng hơn và cần có một sản phẩm phù hợp với
nhu cầu hiện tại nên để tránh tình trạng mất nguồn cầu thì các công ty lớn có đủ nguồn
lực không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm thuốc lá.
2.5
Kiến thức người tiêu dùng
Kiến thức ở đây được hiểu là sự hiểu biết của người tiêu dùng về tác hại của
thuốc lá. Đối với người mới tập hút thuốc lá thì có nhiều nguyên nhân khiến họ hút
thuốc như do bạn bè rủ rê, do sống trong môi trường mà những người xung quanh đều
hút, do công việc và cả do căng thẳng nên họ tìm đến thuốc lá như một chất gây nghiện
nhẹ nhằm giảm đi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi mà nhất là những trẻ vị thành niên,
không được gia đình quản lí chặt chẽ nên tập tành hút thuốc dần dần trở nên nghiện mà
khó ngưng sử dụng. Nếu những người trẻ này có kiến thức, hiểu biết về những hệ lụy
sau này đến sức khỏe cũng như việc ngưng sử dụng thuốc lá khó khăn như thế nào thì
họ sẽ không thử hút thuốc lá. Đôi khi kiến thức không chưa đủ mà còn cần một ý chí
mạnh mẽ mới có thể vượt qua cám dỗ của sự tò mò muốn thử hút một lần để rồi nghiện
khó bỏ. Tác hại của thuốc lá đối với cơ thể con người không biểu hiện liền mà kéo dài
âm ỉ qua hàng chục năm trời, nếu trong gia đình có người hút thuốc mà con cháu trong
nhà không được quản lí, giáo dục tốt thì sẽ bắt chước người lớn hút mà không sợ tác
hại của thuốc lá do trong gia đình có người hút mà chưa thấy biểu hiện xấu gì đến sức
khỏe.
Ngày nay, đa phần các bạn trẻ có kiến thức và được gia đình quản lí , giáo dục
tốt thì ít hút thuốc lá hơn ngoại trừ một số người trẻ sống xa gia đình, làm một số nghề
khiến họ cần sử dụng thuốc lá sẽ được đề cập ở phần dưới.
2.6
Học vị người tiêu dùng

Theo quan điểm trên thì loại trừ một số người làm trong ngành nghề cần sử
dụng thuốc lá thì đa phần những người trẻ, có hiểu biết thì có xu hướng không sử dụng
14
thuốc lá. Điều này càng đúng với những người có học vị cao, càng cao càng ít sử dụng
thuốc lá, Họ thừa hiểu biết và nghị lực để tránh xa thuốc lá trước khi bị sự tò mò, cám
dỗ thử sủ dụng thuốc lá. Có chăng thì họ sử dụng nhưng chỉ những lúc thật sự căng
thẳng và không bị lệ thuộc vào thuốc lá, họ không có nhu cầu thường xuyên và chỉ
thỉnh thoảng mới sử dụng. Điều đó là đối với những người đã lỡ sử dụng thuốc lá và
cảm thấy đó là cách giải tỏa căng thẳng dễ dàng nhất nhưng hiện nay với ai chưa từng
hút và có học vị cao thì có lẽ họ sẽ tìm cách khác để giải tỏa chứ không sử dụng thuốc
lá để giải tỏa.
Quan điểm học vị của người tiêu dùng ảnh hưởng đến hàm cầu chưa thật sự rõ
ràng mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố như nghề nghiệp, tâm lí… nên sẽ bỏ qua yếu tố
này trong hàm cầu thuốc lá phân tích bên dưới.
2.7
Thị hiếu tiêu dùng
Một yếu tố khác tác động đến cầu thuốc lá chính là thị hiếu hay sở thích cá nhân
của người tiêu dùng đối với một loại sản phẩm cụ thể. Ví dụ, sau khi nghe lời mời
giới thiệu của đội ngũ PG xinh đẹp về một nhãn hiệu thuốc lá thì người tiêu dùng có
thể cảm thấy muốn mua nhiều thuốc lá hơn mặc dù giá của nó không giảm hoặc là thu
nhập thực tế của người đó vẫn giữ nguyên như trước. Tương tự, nếu sau khi đọc một
bài báo trong một tạp chí sức khỏe uy tín nói về sự nguy hiểm đến sức khỏe của thuốc
lá, cùng những hình ảnh ghê rợn liên quan đến các bệnh nhân hút thuốc lâu năm, thì
người đó sẽ quyết định cắt giảm lượng thuốc lá của anh ta để hạn chế ảnh hưởng của
nó đến sức khỏe. Nhưng đây chỉ là thiểu số do người hút thuốc rất khó thay đổi thói
quen hút thuốc chỉ từ những tác động bên ngoài này. Vì vậy loại bỏ cả thị hiếu tiêu
dùng của khách hàng trong phần phân tích.
2.8
Kì vọng về giá thuốc lá trong tương lai
Đối với mặt hàng thuốc lá ở Việt Nam cũng như trên thế giới thì chẳng có chính

sách nào khuyến khích hay trợ giá cho mặt hàng này nên giá sẽ tăng dần theo thời gian
mà không có sự giảm giá nhưng với tình trạng quản lí, kiểm soát thuốc lá nhập lậu
15
không chặt chẽ như hiện nay ở nước ta thì người tiêu dùng vẫn hi vọng về một mức giá
thấp hơn đối với một số nhãn hiệu như Jet và Hero chiếm đến 90% tổng lượng thuốc
lá nhập lậu. Còn lại đa số các nhãn hiệu khác vẫn trong tình trạng tăng đều nên cầu về
việc mua dự trữ vẫn tăng. Người hút thuốc lá có kì vọng về giá không thật sự rõ ràng
trong thời điểm hiện nay do mâu thuẫn cá nhân trong việc vừa muốn giá thuốc tăng cao
vửa muốn giá không tăng do họ muốn giữ gìn sức khỏe qua việc giá tăng và họ khó
khăn trong việc chi khoản tiền lớn cho thuốc lá vừa không muốn cai thuốc lá qua việc
muốn giá không tăng để tiếp tục sử dụng. Yếu tố kì vọng của khách về giá của thuốc lá
không thật sự đại diện cho các yếu tố tác động đến lượng cầu của khách nên sẽ loại bỏ.
2.9
Giá sản phẩm thay thế
Hiện nay, câu khẩu hiệu “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” đang là lời cảnh báo
đối với toàn xã hội. Do đó, khả năng Thuốc lá sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm là điều
không thể tránh khỏi. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên
thế giới thì các sản phẩm như kẹo nicotine, thuốc lá điện tử, miếng dán có nicotine, các
sản phẩm được điều chế không phải từ thuốc lá nhưng mang hương vị của thuốc lá,
thuốc lá hỗ trợ cai nghiện,… là những sự thay thế hoàn hảo cho thuốc lá với mức giá
tầm 2 – 20 USD. Hơn nữa, xì gà Cuba đã và đang chinh phục được lượng khách hàng
lớn trên thị trường VN, nhất là ở thành phố HCM. Đây là loại xì gà được làm hoàn toàn
bằng thủ công, có mặt trên hơn 150 quốc gia, với mức tiêu thụ cao, năm 2011, doanh
thu đạt mức 401 triệu USD (tăng 9%). Với mạng lưới phân phối dày đặc tại Tp HCM,
xì gà Cuba đáp ứng mọi yêu cầu đặt hàng của khách hàng một cách nhanh chóng và
thuận lợi nhất với mức giá 28 – 56 USD. Đây chính là sản phẩm không những mang
tính thay thế mà còn khẳng định được lòng tự tôn cá nhân của người sử dụng nó.
2.10
Chính sách nhà nước
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, chỉ thị,… về

phòng chống tác hại của thuốc lá và các chính sách giảm sản xuất, sử dụng thuốc lá
như:
16
Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994 của Chính Phủ và thông tư số 37/VHTT
ngày 1/7/1995 hướng dẫn thi hành Nghị định quy định cấm quảng cáo thuốc lá trên
phương tiện thông tin đại chúng
Nghị quyết số 12/2000/NQ-Cp ngày 14/8/2000 về “Chính sách quốc gia phòng,
chống tác hại của thuốc lá” trong giai đoạn 2000-2010.
Nghị định của Chính Phủ số 76/2001/NĐ-Cp ngày 22/10/2001 về hoạt động sản
xuất và kinh doanh thuốc lá.
Quyết định số 08/2002/QĐ-BVGCP ngày 24/1/2002 của Ban vật giá Chính phủ
về giá bán tối thiểu thuốc bao sản xuất trong nước.
Quyết định số 88/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020.
Nghị định só 119/2007/NĐ-Cp ngày 18/07/2007 của Chính Phủ về sản xuất và
kinh doanh thuốc lá
Quyết định số 69/2008/QĐ-BTC ngày 27/8/2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính
quy định về ban hành giá bán tối thiểu của sản phẩm thuốc lá.
Luật số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội: Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Thuốc lá là mặt hàng độc hại không khuyến khích tiêu dung do đó chính sách
thuế đối với thuốc lá luôn luôn là thuế tiêu thụ đặc biệt và ở mức cao. Kể từ năm 2008,
Chính phủ đã áp dụng tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá thêm
20% tức là 65% thay vì mức thuế 45% trước đó dành cho các loại thuốc lá có đầu lọc
và sản xuất trong nước nhằm hạn chế và tiến tới giảm lượng người hút thuốc thông qua
cơ chế giá. Đồng thời nhà nước cũng liên tục đưa ra các quyết định, thông tư để điều
tiết giá cả thuốc lá, chống bán hạ giá thuốc lá. Quyết định tăng mức thuế tiêu thụ đặc
biệt đánh vào thuốc lá năm 2008 đã ảnh hưởng rất nhiều đến lượng cầu thuốc lá, giá
bán các mặt hàng thuốc lá lần đầu phải điều chỉnh tăng lên từ năm 2005-2008, từ đó
làm cho sản lượng tiêu thụ thuốc lá giảm đáng kể.

17
Hiện nay, Chính phủ cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử
dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và các
dịch vụ không liên quan đến thuốc lá. Đồng thời cũng nghiêm cấm tổ chức các hoạt
động tiếp thị, kể cả việc sử dụng hệ thống tiếp viên để chào hàng, in nhãn, mác quảng
cáo trên các phương tiện vận chuyển. Việc Chính phủ kiểm tra thường xuyên việc thực
hiện cấm quảng cáo, tiếp thị, tặng quà đối với các sản phẩm thuốc lá đã gây khó khăn
rất nhiều đối với các công ty kinh doanh thuốc lá. Như vậy theo quy định của Chính
phủ thì các công ty kinh doanh thuốc lá không thể thúc đẩy tăng sản lượng bán hàng
bằng chiến lược tiếp thị, quảng bá hình ảnh sản phẩm được mà chỉ có thể dựa hoàn
toàn vào chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối.
2.11
Chất lượng thuốc lá
Khi đòi hỏi của con người ngày càng cao thì các sản phẩm tiêu dùng đáp ứng
nhu cầu của họ cũng không ngừng được cải thiện, thuốc lá cũng không ngoại lệ. Từ
loại thuốc lào truyền thống cho đến thuốc lá điếu đầu lọc và sản phẩm xa xỉ như xì gà,
mỗi loại đều có những đặc trưng thu hút khách hàng riêng, song chung quy chúng vẫn
phải đảm bảo được chất lượng mà khách hàng yêu cầu. Do đó, nếu sản phẩn từ thuốc lá
có chất lượng càng cao thì nhu cầu đối với mặt hàng đó càng lớn và lượng cầu sẽ tăng
lên đáng kể. Ngược lại, dù cho sản phẩm đó có rẻ đến mức nào đi nữa mà chất lượng
kém, pha trộn nhiều phụ liệu thì sẽ đánh mất khách hàng.
2.12
Hệ thống phân phối
Hiện nay thuốc lá VN chủ yếu lấy từ 2 nguồn cung của Vinataba và BAT
(Doanh nghiệp liên doanh nước ngoài tại VN). Hệ thống các đại lý, cửa hàng bán thuốc
lá không hề khó tìm kiếm, đi đến bất kỳ điểm bán hàng tạp hóa, siêu thị hay trung tâm
thương mại nào chúng ta cũng có thể thấy được sản phẩm này.
2.13
Nghề nghiệp của khách hàng
Như chúng ta đã biết, hiện nay thuốc lá được xem là sản phẩm có chứa thành

phần gây nghiện nicotine, cho nên nó không phải là thứ dành cho mọi đối tượng sử
18
dụng, phần lớn là nằm trong độ tuổi từ 18 – 55, khi mà họ tự túc về thu nhập và biết
cách tiêu dùng. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những tác hại mà thuốc lá đem lại,
đó là các bệnh về ung thu phổi, suy thận cấp tính, trì trệ não bộ, … Vì vậy, có thể thấy
nếu không cần thiết người ta thường không có xu hướng sử dụng sản phẩm này. Theo
thống kê, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu là 19,9% (khoảng 12,8 triệu người), trong đó, tỷ lệ
này ở nam là 39,7% và ở nữ giới là 1,2%, tập trung vào các ngành nghề có áp lực công
việc cao, hay bị stress và phải ứng phó với việc thay đổi môi trường liên tục, cụ thể là
các nghề như kỹ sư, bác sĩ, nhân viên kỹ thuật, nghệ sĩ, phóng viên, nhà kinh doanh…
Điều này khẳng định rằng thị trường mà bạn chọn đòi hỏi phải có một lượng
khách hàng đủ tiềm năng để sử dụng sản phẩm của bạn nếu bạn muốn tăng lượng cầu
của mình trong tương lai, và VN là đất nước chứa đựng nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp kinh doanh thuốc lá phát triển.
Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng thật sự lớn và rõ ràng sẽ được phân tích, khảo
sát trong phần dưới là: giá bán, thu nhập, thuế thuốc lá, giá sản phẩm thay thế, tuyên
truyền của tổ chức y tế, uy tín nhãn hiệu, chất lượng thuốc lá, hệ thống phân phối, nghề
nghiệp, kiến thức. Các yếu tố không sử dụng trong hàm phân tích là: thị hiếu tiêu dùng,
học vị, kì vọng về giá của thuốc lá trong tương lai.
II. XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO
Dựa trên 50 bảng khảo sát thu được, nhóm có một số thống kê phân tích cụ thể
dưới đây.
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên cầu sản phẩm thuốc lá
19
1.1
Tỷ lệ người hút thuốc biết về tác hại của thuốc lá
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người hút thuốc biết về tác hại của thuốc lá
Theo kết quả khảo sát 50 người đang hút thuốc lá thì có đến 46 người trả lời biết hiểu
rõ về những tác hại của việc hút thuốc lá (tăng khả năng mắc bệnh lao, viêm phế quản,
ung thư phổi…), tương đương với 92%, số còn lại thì trả lời không biết thuốc lá có hại

hoặc không biết chính xác nó gây ra những hậu quả gì. Đây thật sự là một con số cao
cho thấy những người hút thuốc lá đã có được những kiến thức cơ bản về ảnh hưởng
của khói thuốc đối với sức khỏe. Tuy nhiên con số này lại phản ánh một điều là dù biết
thuốc lá có hại nhưng nhiều người vẫn hút thuốc lá. Qua đó có thể thấy được kiến thức
về tác hại của thuốc lá không ảnh hưởng nhiều lắm đến quyết định mua thuốc lá.
20
92%
8%
Biết tác hại của thuốc lá
Không biết tác hại của thuốc lá
1.2
Số điếu thuốc hút mỗi ngày
Nghề nghiệp Số điếu
trung bình
mỗi ngày
Phân bố số điếu thuốc hút trung bình mỗi ngày
1-5 6-9 10-14 15-20 > 20 Tổng
cộng
Quản lý/
Chuyên môn
13.6 8.9% 23.5% 28.8% 17.0% 21.8% 100%
Dịch vụ bán
hàng
13.1 8.7% 16.5% 30.8% 7.3% 30.5% 100%
Nông - Lâm -
Ngư nghiệp
16.5 11.25% 15.95% 30.95% 5.65% 36.2% 100%
Xây dựng 12.2 9.1% 20.4% 36.9% 7.7% 26% 100%
Sản xuất 13 10.7% 23.3% 28.2% 3.9% 33.9% 100%
Khác 12.6 11.7% 10.9% 39.6% 5.6% 32.2% 100%


Bảng 1.1: Số điếu thuốc hút mỗi ngày theo nhóm nghề
21
Quản lý- Chuyên
môn
Dịch vụ bán hàng
Nông- Lâm- Ngư
Xây dựng
Sản xuất
Khác
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
13.6
13.1
16.5
12.2
13
12.6
Biểu đồ 1.2: Số điếu thuốc hút mỗi ngày theo nhóm nghê
Theo kết quả trên thì số điếu thuốc hút trung bình mỗi người nằm ở mức khá
cao, trên nửa bao thuốc mỗi ngày. Cụ thể những người làm trong ngành Nông- Lâm-
Ngư nghiệp có lượng thuốc hút mỗi ngày nhiều nhất, đạt đến 16.5 điếu tương đương

gần 1 bao thuốc mỗi ngày. Đây là nhóm ngành ít có cơ hội tiếp cận được những kiến
thức về những tác hại của thuốc lá đồng thời làm những công việc cực nhọc hằng ngày
nên lượng điếu hút của họ rất cao. Tiếp đến là nhóm những người là quản lý – chuyên
môn với lượng thuốc hút trung bình mỗi ngày khoảng 13.6 điếu. Các nhóm ngành còn
lại đều có số lượng thuốc lá mỗi ngày dao động trong khoảng 12- 13 điếu.
Qua đó cho thấy không chỉ những việc làm cực nhọc thì người ta mới hút thuốc
nhiều mà ngay cả đến những công việc có áp lực lớn về trí óc như quản lý, chuyên
môn, sản xuất… vẫn khiến con người ta tìm đến chất Nicotine trong thuốc lá để giúp
22
giảm stress những lúc căng thẳng, lo âu mệt mỏi.
1.3
Đánh giá của người dung về chất lượng thuốc lá
Khảo sát đánh g
Biểu đồ 1.3: Đánh giá của người dung về chất lượng thuốc lá
Khảo sát đánh giá của 50 khách hàng đang sử dụng thuốc lá trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh về chất lượng của sản phẩm thuốc lá đang sử dụng với thang điểm 7
(7 là tốt nhất và 1 là thấp nhất). Số điểm đánh giá trung bình của mỗi chỉ tiêu trên được
tính trung bình từ kết quả của 50 bảng khảo sát.
Nhìn chung đánh gía của khách hàng về sản phẩm thuốc lá hiện đang dùng
khá cao. Tất cả các chỉ tiêu được khảo sát đều có điểm đánh giá trung bình trên 4.
Trong đó chỉ tiêu đánh giá về bao bì sản phẩm có điểm trung bình cao nhất là 6.1 điểm,
kế đến là chỉ tiêu hệ thống phân phối. Giá cả đạt điểm trung bình thấp nhất trong 4 chỉ
tiêu. Lý giải cho điều này có thể là trong thời kỳ qua, giá hàng hóa không những tăng
cao mà bước vào thời kỳ kinh tế không khả quan, mọi người vẫn cố gắng giảm tất cả
các chi phí xuống mức thấp nhất. Đồng thời người tiêu dùng vẫn luôn mong hàng hóa
23
Chất lượng
Giá cả
Bao bì
Hệ thống phân phối

0
1
2
3
4
5
6
7
5.3
4.6
6.1
5.7
mình dùng có giá rẻ hơn với chất lượng tốt hơn, chính vì vậy mà chỉ tiêu chất lượng và
giá cả được xếp đánh giá thấp hơn các chỉ tiêu còn lại.
1.4
Yếu tố tác động đên quyết định mua thuốc lá của khách hàng
Khi người dùng được hỏi “Yếu tố nào sau đây tác động đến quyết định mua
thuốc lá của bạn nhiều nhất? - Đánh số thứ tự thấp dần từ 5 đến 1” thì nhóm thu được
kết quả sau đây:
Chỉ tiêu
Mức độ quan trọng giảm dần từ 5 đến 1
Trung
bình
5 4 3 2 1
Chất lượng 15 16 12 6 1
3.78
Giá cả 18 15 12 5 0
4
Bao bì 1 2 9 15 23
1.78

Thương hiệu
sản phẩm
15 14 12 7 2
3.72
Giá sản phẩm
thay thế (Xì gà)
1 3 5 17 24
1.72
Tổng cộng 50 50 50 50 50
Bảng 1.2: Đánh giá độ quan trọng các chỉ tiêu khi quyết định mua hàng
24
Biểu đồ 1.4: Yếu tố quan trọng tác động đến quyết định mua thuốc lá
Theo kết quả trên cho thấy, khi quyết định mua thuốc lá, khách hàng sẽ quan
tâm tới các yếu tố về giá cả trước tiên, tiếp đến là chất lượng và thương hiệu sản
phẩm.Bên cạnh đó, các yếu tố như bao bì hay giá sản phẩm thay thế hầu như không
ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu thuốc lá của người dùng (được đánh giá thấp hơn mức
điểm trung bình 2.5). Quá đó, chất lượng sản phẩm, giá cả và thương hiệu sản phẩm
ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng thuốc lá. Các công ty sản xuất và kinh doanh
thuốc lá cần phải quan tâm đến các vấn đề này để có thể góp phần tăng sản lượng tiêu
thụ của công ty mình.
2. Dự báo hàm cầu sản phẩm thuốc lá
2.1
Xác định hàm cầu
Để ước lượng được hàm cầu sản phẩm của ngành thì trước tiên phải xây dựng
được mô hình ước lượng. Ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để ước lượng hàm
cầu cho sản phẩm thuốc lá tại Việt Nam có dạng:
25
Chất lượng
Giá cả Bao bì Thương hiệu sản
phẩm

Giá xì gà
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
3.78
4
1.78
3.72
1.72

×