Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.91 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Sinh viên thực hiện: Vũ Tường Vy
Lớp: Pháp 1
Hà Nội, 2009
2

3
Lời mở đầu:
Trong mọi thời kỳ phát triển của nền kinh tế luôn có những lúc chỉ số kinh tế
tăng vượt bậc bên cạnh đó cũng có lúc nó xuống mức âm đó chính là lúc nền
kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái do đó trong bài tiểu luận này ta sẽ cùng
nhau nghiên cứu về tình trạng kinh tế này : Khủng hoảng kinh tế.
Từ đề tài nghiên cứu này, ta sẽ tiếp tục mở rộng và nghiên cứu kỹ hơn về các
nguyên nhân tạo ra khủng hoảng cùng với các hậu quả nặng nề nó để lại cho
nền kinh tế và các biện pháp nhằm kích cầu kinh tế, phục hồi nền kinh tế của
các nước trên Thế giới và nhất là các biện pháp giải quyết của nước nhà Việt
Nam.
Mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài khủng hoảng kinh tế là để có thể
biết rõ hơn nguyên nhân và hậu quả của các cuộc khủng hoảng từ đó đưa ra
các biện pháp để tránh khủng hoảng hoặc không để bị chịu ảnh hưởng quá
nặng nề từ những cuộc suy thoái kinh tế này. Hơn thế sau mỗi cuộc khủng
hoảng kinh tế luôn có nhiều biến chuyển trong chính sách phát triển kinh tế và
cơ cấu các ngành kinh tế để giúp nền kinh tế phục hồi sau bài tiểu luận này ta
sẽ thấy rõ hơn được các bước trưởng thành của nền kinh tế riêng của nước
nhà và nền kinh tế chung của cả Thế giới.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài này cũng là một cách để tìm hiểu quá
trình phát triển, những chuyển biến của nền kinh tế và cả những thăng trầm
của mỗi nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn này. Từ đó tìm hiểu các yếu tố


ảnh hưởng đến các nền kinh tế, sự cạnh tranh khắc nghiệt trong hoàn cảnh
đầy khó khăn này và từ đây rút ra được các bài học cho các nước đang trên đà
phát triển như nước Việt Nam từ những nền kinh tế được coi là hùng mạnh,
có uy tín và thế lực nhất Thế giới như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Anh, Nga và
Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới cùng các biện pháp kích cầu
nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế quay lại quỹ đạo của nó, thoáy khỏi thời kỳ
tụt dốc kinh hoàng.
4
II. Nội dung
1. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản:
a. Định nghĩa “Khủng hoảng kinh tế”:
“Nếu như trong sản xuất hàng hoá giản đơn, với sự phát triển của chức năng
phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng
hoảng kinh tế, thì đến chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất xã hội hoá cao độ,
khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi” ( Giáo trình NNLCB của
Chủ nghĩa Mác-Lênin) Như vậy khủng hoảng kinh tế là thuật ngữ đã xuất
hiện rất lâu trong công cuộc phát triển kinh tế. Vậy thực chất khủng hoảng
kinh tế là theo học thuyết kinh tế của C. Mác thì:
Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm
trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.
Ngoài ra trong học thuyết kinh tế chính trị của Mác-Lênin thì khủng hoảng
kinh tế ám chỉ thời gian chuyển biến rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh
tế.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta phải đi xem xét thuật ngữ “suy thoái kinh tế”.
Suy thoái kinh tế theo định nghiaz của kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm Tổng
sản phẩm quốc nội thực trong thời gian 2 hoặc hơn 2 quý liên tiếp trong năm
hay nói theo cách khác thì là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tiếp trong 2
quý. Còn theo cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia của Hoa Kỳ thì suy thoái
kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng.
Từ đó ta thấy được rằng suy thoái kinh tế là sự sụt giảm của tất cả các hoạt

động kinh tế bao gồm cả việc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp. Suy
thoái kinh tế kéo theo cả giảm phát (hại giá cả) và lạm phát (tăng nhanh giá
cả).
Kết luận: sự suy thoái trầm trọng vầ lâu dài được gọi là Khủng hoảng kinh tế.
b. Bản chất của khủng hoảng kinh tế:
b.1.Khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa:
5
Trong suốt quá trình phát triển, nền kinh tế của toàn Thế giới đã phải trải qua
nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau nhưng hình thức khủng hoảng đầu tiên và
phổ biến nhất là “ Khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa ”. Khủng hoảng này nổ
ra đầu tiên vào năm 1825 và nhiều năm tiếp theo.
Ví dụ: cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa gâu ra hậu quả nặng nề nhất là
vào năm 1929 kéo dài tới năm 1933.
Với kiểu khủng hoảng kinh tế này thì tình trạng thừa hàng hoá không phải là
thừa so với nhu cầu xã hội mà là thừa so với sức mua có hạn của quần chúng
lao động kéo theo sản xuất giảm sút, vốn đầu tư bị rút bớt, tỉ lệ thất nghiệp
tăng cao và tỉ lệ tái sản xuất bị rối loạn. Khi nổ ra khủng hoảng thì hàng hoá
không được tiêu thụ, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá
sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn, hàng hoá thì bị phá huỷ
thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có
khả năng thanh toán.
Ngoài khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa ra thì nền kinh tế Thế giới cũng đã
trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng dầu mỏ, khủng hoảng
chứng khoán …
b.2.Khủng hoảng tài chính:
Được định nghĩa là trạng thái chấn động của hệ thống tài chính, từ hệ thống
lưu thông tiền tệ, tín dụng đến tài chính nhà nước. Biểu hiện của khủng hoảng
này là ở sự mất ổn định, mất cân đối giưũa thu và chi, thiếu hụt nghiêm trọng
và kéo dài các nguồn vốn từ sự thiếu hụt ngân sách do đề phòng và chuẩn bị
chiến tranh, tăng cường lực lượng quân sự hoặc do chi tiêu vào phúc lợi xã

hội áu sức chịu đựng của nền kinh tế hoặc đầu tư không có hiệu quả. Người ta
nói khủng hoảng tài chính thường xảy ra khi những mons nợ hết hạn nhưng
không thu hồi được, do việc cấp phát vốn, cấp tín dụng không kiểm tra, kiểm
soát, không xem xét khả năng hoàn vốn của những đơn vị vay hoặc do giá
chứng khoán cổ phần đột nhiên giảm sút.
6
Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nặng nề nhất đã xảy ra ttại các
nước Châu Á năm 1997.
b.3. Khủng hoảng tiền tệ và tín dụng:
Là sự chấn động, rối loạn của hệ thống lưu thông tiền tệ và tín dụng nảy sinh
do khủng hoảng chu kỳ sản xuất hoặc do các sự kiện thất thường về kinh tế và
chính trị. Cơn khủng hoảng này được biểu hiện dưới dạng thiếu tiền cho vay
và tăng cao lãi xuất trong thị trường tiền tệ. Còn trong lĩnh vực tín dụng quốc
tế, nó là sự đứt quãng tức thời các mối quan hệ tín dụng quốc tế và sự phá sản
của những người vay tiền nước ngoài, sự ách tắc của người xuất khẩu do các
ngân hàng không cho vay thêm những khoản tín dụng mới. Ảnh hươnge của
nó biểu hiện lên cả trên thị trường chứng khoán và trong lĩnh vực lưu thông
tiền tệ.
c. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế:
Nền kinh tế trong chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh
tế với quy mô lớn nhỏ khác nhau dựa trên đó các nhà nghiên cứu đã tính được
chu kỳ của khủng hoảng kinh tế. Nhìn chung thì cứ từ 8 đến 12 năm lại xuất
hiện một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tue bản là
khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng
hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Theo sách “Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin thì chu kỳ kinh tế gồm có 4 giai đoạn; đó là:
 Khủng hoảng
 Tiêu điều
 Phục hồi
 Hưng thịnh

c.1. Khủng hoảng:
Là giai đoạn khởi điểm của chu lỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn này, hàng hoá ế
thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công
nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh
7
toán các khoản nợ, phá sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Đây
là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đôtj dữ dội
c.2. Tiêu điều:
Đặc điểm ở giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn tiếp tục đi
xuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hoá
được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư. Trong giai
đoạn này, để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản cồn trụ lại được tìm
cách giảm chi phí bằng cách hạ giá tiền công, tăng cường độ và thời gian lao
động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn có lời trong
tình trạng hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.
c.3. Phục hồi:
Là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất. Công
nhân lại được thu hút vào làm việc, mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá
tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lwn.
c.4. Hưng thịnh:
Là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá thời điểm cao nhất mà chu kỳ trước
đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí nghiệp được mở
rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay,
năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện chi
một cuộc khủng hoảng kinh tế mới ra đời.
2. Những nguyên nhân chính của khủng hoản kinh tế:
Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản chính là nguyên nhân chính dẫn đến
khủng hoảng. Đó chính là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao của lực
lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất

chủ yếu của xã hội. Để hiểu rõ được mâu thuẫn này ta phải xem xét đến
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Trong khi lực lượng sản xuất có công cụ sản xuất luôn được cải
8
tiến nhờ sự sáng tạo vượt bậc của con người, nhờ có sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất do đó nó mang tính xã hội hoá cao. Còn
về quan hệ sản xuất lại mang tính tư hữu hoá bởi nó thuộc sở hữu của các nhà
tư bản nên quy mô của nó hay cung cách tổ chức phụ thuộc vào đó. Do vậy
thì sinh ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được thể hiện qua:
+ Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt
chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
+ Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không có giới hạn của
tư bản với sự sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng
hoá.
+ Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê.
Sự mâu thuẫn này có thể là nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng
hoảng kinh tế kéo theo nó là các vụ bãi công, biểu tình đòi lại quyền lợi
của chính họ qua sự bóc lột nặng nề của các chủ tư biển thông qua giá trị
thặng dư.
Đây là 3 mâu thuẫn cơ bản dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế bên cạnh
đó cũng có nhiều nguyên nhân khác như sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị
sử dụng và giá trị gây ra khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa.
- Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa là do mối quan hệ vừa
có phần thống nhất vừa đối lập của 2 thuộc tính của hàng hoá ( giá trị sử dụng
và giá trị của hàng hoá)
+ Giá trị hàng hoá mà nhờ đó hàng hoá là một vật nhờ có những thuộc tính
của nó mà thoả mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người. Theo
C.Mác thì chỉ có việc sử dụng hay tiêu dùng thì giá trị sử dụng mới được thể
hiện.

+ Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của con người sản xuất kết tinh trong
hàng hoá, còn giá trị trao đổi chảng qua chỉ là hình thái thể hiện của giá trị
hàng hoá.
9
Mâu thuẫn dẫn đến khủng hoản là do: người làm ra hàng hoá đem bán chỉ
quan tâm đến giá trị hàng hoá do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử
dụng cũng chính là để có được giá trị. Còn người mua lại chỉ chú ý đến giá trị
cút nó khiến quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiên giá trị sử
dụng: giá trị được thực hiện trước còn sau mới đến giá trị sử dụng. Hơn nữa
giá trị hàng hoá là thuộc tính xã hội của hàng hoá còn giá trị sử dụng lại
thuộc phạm trù lịch sử. Khi thực hiện quá trình thực hiện giá trị trước thì lúc
đó người bán hàng sau khí thu được giá trị hàng hoá về thì sẽ lại tiếp tục về
sản xuất và lại tạo ra giá trị sử dụng. Còn về phần người mua chỉ khi sử dụng
thì giá trị sử dụng mới xuất hiện mà giá trị sử dụng này không xuất hiện ngắn
ngủi như giá trị hàng hoá mà nó còn kéo dài trong một khoảng thời gian nhất
định do đó sẽ thừa ra nhiều hàng hoá thừa ra so với sức mua hiện thời của
người tiêu dùng. Vì vậy sẽ xuất hiện khủng hoảng thừa.
3. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế:
Mỗi lần xảy ra khủng hoảng kinh tế là nó lại kéo theo biết bao nhiêu hậu quả
khác nhau để có thể tìm hiểu rõ các hậu quả này thì ta sẽ đi phân tích các thiệt
hại từ những đợt khủng hoản đã xảy ra.
a. Khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa năm 1929-1933(Đại suy thoái):
a.1. Tại Mỹ:
- Nổ ra tại Mỹ bắt đầu từ thị trường chứng khóan vào ngày 21/10/1929
sau nhiều cuộc đầu cơ của các chủ đầu tư với niềm tin vào những lợi
nhuận từ thị trường này. Vào ngày hôm đó giá cổ phiếu giảm sụt mạnh,
người người rao bán cổ phiếu.
- Ngày 24/10/1929, giá cổ phiếu không hề tăng vẫn giữ nguyên giá từ
ngày bắt đầu khủng hoảng.
- Ngày 28/20/2929, giá cổ phiếu giảm mạnh, giảm mất 13% so với trước

khi xảy ra khủng hoảng. Cổ phiếu giảm không có người mua.
- GDP tại Mỹ giảm 25% so với ban đầu, khủng hoảng kinh tế thừa này
đã làm tan biến toàn bộ nỗ lực của nền kinh tế Mỹ trong ¼ thế kỷ trước.
10
- Sản lượng Công nghiệp giảm từ 45% đến 50%.
- Sản lượng gang, thép giảm 75%.
- Sản lượng ôtô được sản xuất ra giảm 90%.
- Số nhà xây mới giảm 80%.
- Trên toàn nước Mỹ có khoảng 11500 xí nghiệp cả to và nhỏ rơi vào
tình trạng khốn đốn hay bị phá sản.
- Về vấn đề tài chính, ngân hàng thì nhiều nhà tư bản rút tiền khiến cho
nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng khốn đốn. Tổng cộng có hơn 5000
ngân hàng bị phá sản; số lượng ngân hàng giảm mất 35%.
- Lương công nhân tại Mỹ giảm còn 56% klhiến cho đời sống công nhân
lâm vào tình trạng bế tắc. Số lượng người thất nghiệp tăng lên đáng kể
chạm ngưỡng 13 triệu người tương đương với khaỏng 25% dân số vào
năm 1929 và là 14% vào năm 1933.
- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tác động lên cả ngành nông
nghiệp: giá cả nông xản giảm mạnh. Để có thể tăng gía cả nhiều nhà tư
bản quyết không giảm giá mà họ chấp nhận tiêu hủy hàng loạt mặt
hàng như cà phê, gạo…hay đốt và đổ xuống biển. Trong khi hàng hóa
thì không bán được nhưng với giá cả như vậy nhiều hộ gia đình vẫn
không đủ tiền để mua hàng tiêu dùng khiến cho riêng ở thành phố New
York có hàng nghìn người bị chết đói.
- Cuộc khủng hoảng tại Mỹ đã khiến cho mâu thuẫn của giai cấp công
nhân và các nhà tư bản ngày càng gia tăng. Năm 1930, có khoảng 2 vạn
người dân biểu tình. Năm 1929-1933, khoảng 3,5 triệu công nhân bãi
công.
a.2. Tại Anh:
- Khủng hoảng kinh tế đã gây ra một cuộc đại suy thoái khiến cho vào

năm 1931, sản lượng gang giảm mất 50%.
- Sản lượng thép cũng giảm mất 50%.
- Sản lượng thương nghiệp giảm đến 60%.
11
- Số lượng người thất nghiệp là 3 triệu người thất nghiệp.
- Lương giảm còn 66%.
a.3. Tại Pháp:
- Tình hình kinh tế ở Pháp cũng không khả quan hơn. Sản lượng công
nghiệp giảm 30%.
- Sản lượng nông nghiệp giảm 40%.
- Ngoại thương giảm 60%.
- Tổng thu nhập quốc dân giảm 30%.
- Mức lương giảm còn 30% đến 40%.
a.4. Tại Đức:
- Sản lượng công nghiệp giảm 77%.
- Năm 1930: 15 vạn công nhân bãi công.
- Năm 1933: 35 vạn công nhân mỏ đình công.
Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng này chính là một trong những
nguyên nhân quan trọng gây ra cuộc đại chiến Thế giới lần II do các nhà tư
bản cần hạn chế quyền tự do dân chủ hơn và dẫn đến chế độ phát xít ở một số
nước như Đức là đỉên hình. Hơn thế mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thị
trường phân phối nên họ mong muốn chia lại thị trường do đó dẫn đến chiến
tranh.
b. Khủng hoảng kinh tế tài chính tại châu Á vào năm 1997:
b.1. Tại Thái Lan:
- Giá trị của đồng baht giảm 50% vào thời điểm cao trào của khủng
hoảng. Vào thời điểm đó thì phải mất 56 baht để đổi được 1$.
- Chỉ số thị trường chứng khoán từ 1280 vào năm 1995 xuống còn 372
vào năm 1998.
- Mức vốn hối đoái còn 23,5 tỷ $ cho dù ban đầu là 141,5 tỷ.

- Công ty tài chính lớn nhất của Thái lan Finance One tuyên bố phá sản.
- IMF(Quỹ tiền tệ quốc tế) tuyên bố cung cấp gói cứu trợ lên đến 16 tỷ
cho Thái Lan.
12
b.2. Tại Philippines:
- Các ngân hàng phải tăng lãi suất ngắn hạn từ 15% lên 24%.
- Đồng peso mất giá: 26 peso đổi lấy 1$. Sau đó tăng lên 38 peso và lên
đến 40 peso.
- Chỉ số chứng khoán của Philippines giảm từ 3000 điểm xuống còn
1000 điểm.
b.3. Tại Hong Kong:
- Lạm phát tăng cao.
- Nhà nước chấp nhận chi ra hoen 1 tỷ$ để bảo vệ đồng tiền của nước
nhà.
- Lãi suất vay qua đêm tăng từ 8% lên 23% và cuối cùng là 500%.
- Nhà nước cũng phải bỏ ra hơn 20 tỷ $ Hong kong để mua các loại
chứng khoán.
b.4. Tại Hàn Quốc:
- Gánh nặng nợ nước ngoài. Các công ty trong nước nợ các ngân hàng
nhưng ngân hàng lại nợ vốn nước ngoài.
- Thị trường chứng khoán Seoul giảm 4% và 7,2% vào các ngày sau.
- Tỷ giá giữa đồng won với đôla là 1700 KRW/USD từ 1000
KRW/USD.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bắt nguồn từ sự thiếu minh bạch trong
cung cách hoạt động của các ngân hàng với những khoản cho vay tiên nhiều
hơn mức có thực trong ngân sách. Hậu quả của nó đã ảnh hưởng không những
với các nước ở khu vực Châu Á mà còn cả nhiều nước khác như Nga hay
Brazil. Chỉ có một số nước đứng vững được trong cuộc khủng hoảng này là
Ấn Độ, Trung Quốc và Singapour.
4. Khủng hoảng kinh tế 2008-2009:

13
14

×