Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

đạo đức trong thành lập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.6 KB, 20 trang )

ti: o c trong thnh lp doanh nghip GVHD: Phm Vn Thng
LI M U
1.Lý do chọn đề tài
Trong quá trình học tập, nhiệm vụ làm tiểu luận môn học là rất cần thiết, đó là
hình thức tự học tập sau mỗi giờ lên lớp, nhằm phát huy tính tự chủ, năng động
sáng tạo của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, chọn một đề tài tìm hiểu để đạt đợc những
mục đích, hiu qu cao thì trong nội dung của cả môn học chọn phần nội dung
mà bản thân còn cha đợc hiểu rõ ràng, sâu sắc.
o c l mt phm trự c trng ca xó hi loi ngi. o c l mt phm
trự rt rng cp n mi quan h con ngi v cỏc quy tc ng x. Nú gn lin
vi cuc sng, trong tt c cỏc hot ng ca con ngi, trong giao tip xó hi v
trong kinh doanh. V õy nhúm chỳng em chn ti: o c trong thnh
lp doanh nghip nghiờn cu v tỡm hiu.
2.Mc ớch nghiờn cu
o c kinh doanh thc t ca mt doanh nhõn thng th hin khi thnh lp
doanh nghip, t chc qun lý v khi chm dt mt doanh nghip.
Khi thnh lp doanh nghip, doanh nhõn cn phõn bit rừ rng cỏc loi hỡnh
kinh doanh ỏp ng ỳng cỏc yờu cu o c ó ra cho mi kiu kinh
doanh, phi khai bỏo trung thc, lm n cụng khai m nht l trỏnh cỏc ngnh
ngh m phỏp lut ó cm.
Nh vy mc ớch nghiờn cu ca ti l:
C s lý lun: Tỡm hiu v cỏc loi hỡnh kinh doanh: ng ký kinh doanh,
khụng ng ký kinh doanh.
Thc trng v gii phỏp v vn o c trong thnh lp doanh nghip
NI DUNG
Chng I: C S Lí LUN
1.1.Khỏi quỏt v o c kinh doanh
o c kinh doanh l tp hp cỏc nguyờn tc, chun mc nhm iu chnh,
ỏnh giỏ hnh vi ca nh qun lý doanh nghip i vi bn thõn h v i vi
SVTH: Nhúm 05 Lp: NCKT5BTH Trang 1
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng


những bên hữu quan khác (bao gồm người lao động, khách hàng, cộng đồng xã
hội, cổ đông, đối thủ cạnh tranh )
Đạo đức kinh doanh là đạo đức được áp dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, đạo đức kinh doanh phải theo những chuẩn mực đạo đức nói chung đã
được xã hội thừa nhận và phải phù hợp với những đạo lý dân tộc.
1.2.Các loại hình kinh doanh
Đúc kết kinh nghiệm lâu đời trong hoạt động kinh doanh, ngày nay người ta đã
chọn được các mẫu hình tiêu biểu gọi là các hình kinh doanh phù hợp với từng
hoàn cảnh, khả năng, từng loại vốn của mỗi chủ đề để mọi người có thể phát huy
hết năng lực của mình và nền kinh tế có thể phát triển toàn diện.
Luật kinh doanh quy định có các loại hình sau:
1.2.1.Đăng ký kinh doanh
a.Doanh nghiệp
Doanh nghiệp còn gọi là xí nghiệp loại hình làm ăn quy mô, lâu dài, các đơn vị
kinh tế quan trọng nền kinh tế. Sở hữu chủ có số vốn lớn và công nhân là các
doanh nhân chính thức trong xã hội. Có 4 loại doanh nghiệp:
a1.Doanh nghiệp nhà nước
- Huy đônngj vốn của toàn xã hội
- Nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người lao động (Khuyến khích các công
nhân có cổ phần trong doanh nghiệp)
- Thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả.
a2. Công ty
- Góp vốn chung
- Vốn quyết định (Phiếu biểu quyết tại Đại hội động tùy thuộc vào số vốn đã
góp)
- Lời ăn lỗ chịu
- Chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp
a3.Doanh nghiệp tư nhân
- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh.
- Vốn dầu tư do chủ doanh nghiệp tự khai.

- Chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình (khi có tài sản doanh nghiệp phải
mang theo tất cả tài sản riêng để trả nợ).
a4.Nhóm công ty
Nhóm công ty là tập hợp tác xã các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với
nhau vì lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 2
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
b.Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ, do những người lao động tự nguyện cùng
góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh của tập thể và của xã viên nhằm
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
c.Kinh doanh cá thể (hộ kinh tế gia đình)
diện làm ăn nhỏ thường gọi là của hàng, hay sạp hàng tại chợ của các biểu
thương. Do một cá nhân hay gia đình do người đại diện đúng tên làm chủ, tuy ít
vốn nhưng là loại hình động và phổ biến trong kinh tế thị trường.
1.2.2.Không đăng ký kinh doanh
Một số loại cá nhân hay hộ gia đình làm ăn buôn bán ngoài đường, không ít địa
điểm làm ăn cố định, không có vốn hoạc ít vốn nên không được coi là kinh
doanh, nên không phải đăng ký gồm có:
- Hàng rong: Các gánh hàng, xe đẩy bán hàng.
- Quà vặt: Bán đồ ăn thức uống trên đường phố
- Dịch vụ có lợi tức thấp: Sửa xe ngoài đường, xe ôm, xe xích lô, làm việc…
1.3.Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp
1.3.1.Khai báo trung thực
Để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đều khắp, luật Doanh nghiệp
hiện nay đã giản dị hóa các thủ tục, bãi bỏ chế độ xin cho (giấy phép vốn kinh
doanh chỉ cần TỰ KHAI.
Đòi hỏi các doanh nghiệp phải khai báo trung thực, chính xác và kịp thời. Khai
báo đúng, đủ và trong thời hạn. Đối với một số ít các ngành nghề cần có chứng
chỉ, có điều kiện pháp luật đã đề ra.

1.3.2.Tên, trụ sở
1.3.2.1.Biểu tượng
Tên hiệu, biểu tượng là một sản nghiệp kinh doanh có chuyển nhượng được nên
cần phải:
- Không trùng hay gây nhầm lẫn với tên khác
- Không vi phạm truyền thống lịch sử hay thuần phong mỹ tục.
- Viết bằng tiếng Việt và có thể viết thêm tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ
hơn.
- Phải viết rõ loại hình doanh nghiệp. Có thể viết tắt: Trách nhiệm hữu hạn
“TNHH”, cổ phần “CP”, hợp doanh “HD”, doanh nghiệp tư nhân “DNTN”
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 3
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
1.3.2.2.Trụ sở chính: Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3.3.Năng lực hành vi dân sự
Doanh nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Có 3 loại không đủ năng lực
hành vi nhân sự như sau đây:
• Thương hiệu, Biểu tượng:
- Người chưa thành niên, chưa đủ chin chắn, để cam kết (phải đủ 18 tuổi trở
lên)
- Bệnh tâm thần, không làm chủ được hành vi của mình.
- Có bản án, bị truy nã, hoạc bị tước quyền hành nghề (cấm quyền)
• Một số tổ chức cá nhân đã có công việc, không được kiêm nhiệm làm thêm
kinh doanh.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang không được dung công quỹ kinh
doanh thu lợi riêng.
- Công chức, cán bộ.
- Cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp đã bj phá sản.
- Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

1.3.4.Công khai
Làm ăn phải công khai, kinh doanh phải minh bạch:
- Người làm ăn có đạo đức không làm ăn CHUI là loại kinh doanh lén lút, trốn
thuế, trốn tránh nghĩa vụ đối với quốc gia, xã hội.
- Công bố doanh nghiệp trong thời hạn kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, phải đăng báo địa phương hoạc báo ngày của trung ương 3
số liên tiếp về các nội dung:
+ Tên doanh nghiệp: Địa chỉ, điện thoại, tài khoản.
+ Nội dung kinh doanh: ngành nghề, mục tiêu.
+ Vốn
+ Tên chủ sở hữu
+ Nơi đăng ký kinh doanh
1.3.5.Không kinh doanh các hàng cấm
Đạo đức đầu tiên của doanh nhân khi gia nhập thương trường là không kinh
doanh các hàng hóa trái pháp luật.
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 4
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
- Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, phương tiện kỹ thuật chuyên dung
của các lực lượng vũ trang.
- Các chất ma túy, tinh chất và các chất hóa học tham gia vào việc chế tạo ma
túy: Danh mục 240 chất các loại (Công ước quốc tế 1961 & 1977).
- Hóa chất độc hại: Danh mục 49 loại.
- Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, bảo tang.
- Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan có hại tới giáo dục
nhân cách.
- Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài.
- Các loại pháo: Pháo nổ, pháo hoa, pháo dây, và pháo có sử dụng chất cháy.
- Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ
thực vật, trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
- Thực vật, động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

- Một số loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoạc có hại
tới an ninh trật tự xã hội.
- Mãi dâm.
- Gá bạc.
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 5
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
TRONG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
2.1. Đạo đức đối với người tiêu dùng
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của các doanh nghiệp là phải
phấn đấu để đạt được tối đa hoá lợi nhuận trong những điều kiện nhất định. Các
doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để làm thế nào bán được càng nhiều hàng càng
tốt và họ rất quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của
mình.
Đạo đức trong kinh doanh là sự kết hợp cái Tâm và Tài của các Doanh nhân.
Cái Tài của Doanh nhân là xác định được mục tiêu kinh doanh lâu dài từ đó có
phương thức ứng xử và hành động phù hợp. Doanh nghiệp luôn phải biết được
người tiêu dùng cần gì để luôn cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng, cải
tiến công nghệ và quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành. Cái Tâm của Doanh
nhân chính là khởi đầu cho sự tồn tại lâu dài và phát triển của các Doanh nghiệp.
Ngày nay, hiểu biết của người tiêu dùng đã được nâng cao, người tiêu dùng
ngày càng “thông thái” và có điều kiện để lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phù hợp
với khả năng và yêu cầu, đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khoẻ của mình. Cái Tâm
trong kinh doanh là Doanh nghiệp phải thông tin, quảng cáo chính xác, trung
thực hàng hoá, dịch vụ, phải hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng, vận hành sản
phẩm, hàng hoá, phải cảnh báo cho người tiêu dùng đối với hàng hoá có nguy cơ
mất an toàn, tác hại đến sức khoẻ, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Doanh nghiệp
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 6
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
phải đảm bảo chất lượng phải đảm bảo cân, đong, đo, đếm chính xác, phải thực

hiện bảo hành và sẵn sàng bồi thường, bồi hoàn thiện hại do hàng hoá của mình
gây ra.
Tình trạng thực phẩm mất an toàn thường phổ biến trên thị trường gây hoang
mang, lo lắng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng không biết ăn gì, uống gì?
Khá phổ biến hiện nay, tình trạng dụng cụ đo không được kiểm định, taximét bị
phá niêm chì để chỉnh lại đồng hồ, cột đo nhiệt liệu gắn thêm thiết bị điều chỉnh
dung tích xăng, diezen có thể một bộ phận nhỏ các Doanh nghiệp không thấy
tác hại việc làm của mình, song đa số các Doanh nghiệp này đã mất hết “đạo
đức”. Quyền và lợi ích người tiêu dùng đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng.
Giải pháp để nâng cao đạo đức kinh doanh của Doanh nhân Việt Nam
Việc đầu tiên phải làm là tăng cường tuyên truyền giáo dục cho các Doanh
nghiệp và người tiêu dùng, trong đó báo chí đóng vai trò quan trọng. Cần phải
nêu nhiều hơn nữa những Doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuyên truyền, quảng
bá những thương hiệu có uy tín đồng thời cũng phê phán mạnh mẽ những Doanh
nghiệp không có đạo đức kinh doanh. Thông tin phải đảm bảo chính xác, trung
thực bởi vì tạo dựng một thương hiệu có khi là 5 năm, 10 năm, cả một đời người
hoặc từ thế hệ này sang thế hệ khác song chỉ cần một thông tin thiếu chính xác
trên báo chí là có thể tiêu diệt cả một thương hiệu, như vụ vải thiều cách đây mấy
năm, thông tin quả bưởi có thể gây ung thư đã làm cho quả bưởi Việt Nam điêu
đứng…
Nhà nước phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát và có chế tài xử phạt mạnh hơn,
tăng mức tiền phạt tương đương với mức thu lợi bất chính. Đối với thực phẩm
mất an toàn thì phải đình chỉ xử phạt chứ không phải là thu hồi như lâu nay.
2.2. Đạo đức đối với người lao động
- Nguyên tắc đảm bảo quyền đãi ngộ bình đẳng và xứng đáng cho người lao
động
Một vấn đề đạo đức xảy ra không chỉ tại các doanh nghiệp Việt Nam mà tại rất
nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới đó là tình trạng phân biệt đối xử trong hoạt
động tuyển dụng và quản trị nhân sự. Theo đó, người lao động sẽ không được
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 7

Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
hưởng những lợi ích như nhau với các điều kiện ngang bằng nhau. Sự phân biệt
xảy ra có thể là vì chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi
tác hay thể chất. Trên thế giới, vấn đề đãi ngộ bình đẳng cho người lao động đã
được thể chế hóa ở nhiều nước thành luật Equal Employment Opportunity (EEO)
- cơ hội bình đẳng trong nghề nghiệp. Đây là một luật khá quan trọng tại Mỹ,
Canada, Úc và một số nước tiên tiến khác. Luật EEO yêu cầu tạo cơ hội bình
đẳng cho tất cả mọi người lao động. Theo đó, khi người chủ lao động tiến hành
những quyết định về nhân sự - tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thăng tiến, và sa
thải người lao động - thì phải thực hiện hết sức công bằng và bình đẳng dựa vào
những yếu tố như năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và những thành quả lao động
của cá nhân đó. Người sử dụng lao động không được đưa ra những quyết định
nhân sự dựa vào những yếu tố có tính cách phân biệt đối xử như chủng tộc, màu
da, tôn giáo, giới tính, nguyên quán, tuổi tác, bệnh tật, tình trạng hôn nhân, xu
hướng chính trị.
Luật pháp thừa nhận quyền của các công ty, tổ chức trong việc tuyển dụng
những người có năng lực nhất vào các vị trí công tác khác nhau theo yêu cầu
trong bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, luật cũng ngăn chặn việc doanh nghiệp sa thải
người lao động một cách tùy tiện và bất hợp lý. Những quyền cơ bản của người
lao động cần được bảo vệ là quyền được sống và làm việc, và quyền có cơ hội
lao động như nhau. Việc sa thải người lao động mà không có những bằng chứng
cụ thể về việc người lao động không đủ năng lực hoàn thành các yêu cầu hợp lý
của công việc cũng được coi là vi phạm.
Ngoài ra, nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là tạo công ăn việc làm với mức thù
lao tương xứng. Doanh nghiệp cũng không được xem nhẹ vấn đề sử dụng lao
động, sử dụng chất xám của nhân viên nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công
sức đóng góp của họ. Đây là một hình thức bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận
tiêu cực. Một nguyên tắc đạo đức kinh doanh ở đây doanh nghiệp cần lưu ý là lợi
nhuận của một công ty luôn tương quan với sự đóng góp của người lao động.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền riêng tư cá nhân

SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 8
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
Một vấn đề khác mà các nhà quản lý cần lưu ý là phải tôn trọng quyền riêng tư
cá nhân của người lao động. Việc nắm thông tin về nhân viên của công ty về cơ
bản là nhằm xác minh điều kiện về năng lực và trạng thái thể chất của người lao
động. Đồng thời, công ty cũng mong muốn có những nhân viên có năng lực nhất,
chi phí sản xuất thấp để đạt mục tiêu hiệu quả. Việc thu thập thông tin có thể
được tiến hành dưới nhiều hình thức: có thể do người lao động tự nguyện cung
cấp; có thể do tổ chức công ty tiến hành xác minh, điều tra, xét nghiệm; có thể
thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại để giám sát, theo dõi hàng ngày.
Công nghệ hiện đại không chỉ giảm nhẹ gánh nặng cho người quản lý mà còn
tăng độ chính xác trong việc phối hợp, điều hành kiểm soát và tăng tính hiệu quả
của hoạt động sản xuất nói chung. Tuy nhiên, giám sát từ xa bằng thiết bị hiện
đại có thể gây áp lực tâm lý bất lợi cho người lao động như cảm thấy bị giám sát
thường xuyên, áp lực công việc, lo sợ mơ hồ, sự riêng tư bị xâm phạm, cường độ
lao động gia tăng, mất tự do và tự tin. Họ có quyền được tự chủ và tự do trong
suy nghĩ và hành động. Vì vậy mặc dù được coi là hợp lý, nhưng việc kiểm tra
giám sát thu thập và sử dụng thông tin về các cá nhân vẫn có thể bị coi là khó
chấp nhận về mặt đạo đức ngay cả khi điều đó là nhằm mục đích bảo đảm công
việc sản xuất diễn ra tốt đẹp. Nhưng càng không thể chấp nhận được nếu những
thông tin thu thập được không phục vụ cho công việc hoặc thậm chí có thể bị lạm
dụng vào các mục đích không liên quan hoặc gây bất lợi cho người lao động.
Vì vậy, nguyên tắc đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp phải lưu ý là người
lao động có quyền được biết về động cơ và các phương tiện kỹ thuật sử dụng để
thu thập thông tin và mục đích sử dụng thông tin thu thập được của người quản
lý. Công ty cần phải đảm bảo tính an toàn cho người lao động, vì đây không chỉ
là một yêu cầu pháp lý mà còn là một lợi ích rất thiết thực. Người lao động luôn
muốn có được môi trường và điều kiện an toàn và thuận lợi nhất cho việc phát
huy năng lực và ưu thế riêng; do đó đảm bảo độ riêng tư về thông tư đồng thời
biết cách sử dụng đúng mục đích những thông tin cá nhân của người lao động sẽ

giúp cho công ty và tổ chức đạt được mục tiêu hiệu quả.
- Nguyên tắc đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 9
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
Luật pháp bảo vệ người lao động không chỉ bằng cách ngăn chặn tình trạng
người lao động phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại, mà vòn bảo
vệ quyền của họ trong việc “được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm
hợp lý”. Trong trường hợp các công việc nguy hiểm được nhận thức đầy đủ và
được người lao động tự nguyện chấp nhận, luật pháp cũng buộc các tổ chức,
công ty phải đảm bảo trả mức lương tương xứng với mức độ nguy hiểm và rủi ro
của công việc đối với người lao động.
Liên quan tới sự an toàn về sức khỏe và sinh mạng của người lao động có hai
khái niệm cần phân biệt: an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Trong đạo đức
kinh doanh, vấn đề an toàn lao động thường được sử dụng để chỉ các hoàn cảnh,
tình trạng nguy hiểm hay có hại đối với sức khỏe của người lao động mà hậu quả
của chúng thường xuất hiện bất ngờ, thiệt hại được thể hiện cụ thể, nguyên nhân
hay yếu tố gây tai nạn có thể xác minh tương đối dễ dàng. Khái niệm y tế (vệ
sinh) công nghiệp thường gắn với các trường hợp liên quan đến bệnh nghề
nghiệp do hậu quả phát tác về sau, nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng khó xác
minh và thường rất phức tạp, ảnh hưởng khó nhận thấy tức thời. Vì vậy, chúng ít
được đề phòng hơn.
Người lao động luôn phải làm việc trong những điều kiện và hoàn cảnh khác
hẳn so với môi trường sống quen thuộc. Không mấy khi họ có khả năng điều
chỉnh hay thay đổi môi trường làm việc theo ý muốn của mình. Trong khi đó,
năng lực thích nghi của mỗi người lại không giống nhau và có hạn. Hậu quả có
thể là những tai nạn bất ngờ hoặc là những ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe và tâm
sinh lý sau này mới phát tác. Kèm theo đó là những thiệt hại về kinh tế do mất
hoặc giảm khả năng lao động. Vì vậy, nghĩa vụ của doanh nghiệp phải cung cấp
những điều kiện lao động hợp lý. Doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng phải có được một môi trường an toàn và sạch sẽ. Các biện pháp

bảo hộ tuy tốn kém tiền bạc những có thể được coi là những tiền đề cần thiết cho
việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi lâu dài. Chỉ khi
được đảm bảo an toàn về mặt thể chất và tinh thần thì người lao động mới phát
huy tối đa năng lực của mình vì lợi ích của công ty, khi đó công ty sẽ có nguồn
sức mạnh rất lớn từ sự trung thành và tận tụy của người lao động. Vì vậy, các vấn
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 10
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
đề về bảo hộ và vệ sinh công nghiệp cần được coi như những khoản đầu tư về hạ
tầng cho các hoạt động chính của công ty. Xét từ góc độ tài chính, những khoản
chi tiêu này cũng có ý nghĩa như những khoản chi tiêu cho việc xây dựng các
công trình phúc lợi, chi phí cho quảng cáo nhằm tạo “sự an toàn về tương lai”
cho công ty. Với những khoản chi tiêu này, hình ảnh của công ty sẽ được cải
thiện.
Người lao động cần được trang bị các phương tiện bảo hộ hợp lý và đầy đủ,
được tập huấn về an toàn lao động và các vấn đề liên quan. Doanh nghiệp cần
phải cung cấp các thông tin liên quan, hạn chế các biện pháp ép buộc những
người lao động có đặc điểm cá biệt về thể chất hay tâm sinh lý (ví dụ thể lực,
chiều cao, bệnh mãn tính, phụ nữ…) làm các công việc có thể gây nguy hiểm họ.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có trách nhiệm thu thập và phát hiện những thông tin
mới liên quan đến những tai nạn, rủi ro nghề nghiệp để thông báo và phối hợp
với người lao động trong việc phòng ngừa.
2.3.Đạo đức đối với khách hàng
Không có một tổ chức hay công ty nào có thể tồn tại được nếu thiếu đối tượng
phục vụ là khách hàng. Khách hàng chính là người thể hiện nhu cầu, sử dụng
hàng ngày dịch vụ, đánh giá chát lượng, tái tạo và phát triển nguồn tài chính cho
doanh nghiệp. Do vậy, mọi hoạt động của công ty đều phải định hướng vào
khách hàng vì họ là người quyết định cuối cùng cho việc công ty sẽ thất bại hay
thành công.
- Nguyên tắc cung cấp thông tin trung thực về sản phẩm
Luôn luôn xuất hiện sự bất bình đẳng thông tin giữa người sản xuất và người

tiêu dùng. Người hiểu rõ về sản phẩm nhất chính là người sản xuất ra nó. Trong
khi đó, người tiêu dùng lại chỉ có trong tay vốn kiến thức hạn hẹp về sản phẩm.
Bởi vậy, người tiêu dùng đôi khi chịu thiệt trong việc mua hàng và thường bị các
công cụ marketing hiện đại đánh lạc hướng khi đưa ra quyết định có mua hàng
hay không. Quảng cáo lừa gạt và quảng cáo không trung thực là những biểu hiện
cụ thể của các vấn đề đạo đức kinh doanh và thường được che giấu rất kỹ lưỡng
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 11
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
dưới những hình thức, hình ảnh lời văn rất hấp dẫn. Điều này dẫn đến niềm tin
sai lầm của người tiêu dùng và sau khi sử dụng sản phẩm gây nên nỗi thất vọng
của khách hàng. Việc dán nhãn mác cũng có thể gây ra những vấn đề đạo đức
khó nhận biết. Những thông tin trên nhãn mác đôi khi không giúp ích khách hàng
trong việc lựa chọn hay sử dụng, hoặc không đánh giá nội dung bên trong của sản
phẩm. Bán khuyến mại cũng có thể dẫn đến những vấn đề đạo đức do khách hàng
không dễ nhận ra được những thông tin che đậy dưới những hình thức quảng cáo
như vậy. Đó có thể là những hình thức bán kèm, bán tháo hàng tồn kho, chất
lượng thấp…Bán hàng qua mạng hay thương mại điện tử có thể trở thành một cơ
hội cho các hành vi lừa gạt do khách hàng có sự nhận biết sai lệch hoặc thiếu
thông tin. Chính thông tin không chính xác có thể làm mất đi sự tin cậy của
người tiêu dùng đối với tổ chức.
Do đó vấn đề đạo đức kinh doanh đặt ra ở đây với doanh nghiệp là họ cần giúp
người tiêu dùng hiểu biết đúng về sản phẩm, công năng và cách thức khai thác,
những thông tin cần thiết cũng được cung cấp thông qua bao gói, nhãn hiệu, ghi
chú.
- Nguyên tắc đảm bảo lợi ích bền vững cho khách hàng
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình là phát hiện nhu
cầu, làm ra những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của họ. Tuy nhiên
một vấn đề đạo đức kinh doanh liên quan tới khách hàng có thể nảy sinh từ việc
xuất không cân đối được nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài của khách
hàng.Trong những năm gần đây, mối quan tâm của người tiêu dùng và xã hội

không chỉ dừng lại ở sự an toàn đối với sức khỏe và lợi ích của những người tiêu
dùng trong quá trình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ cụ thể, mà được dành cho
những vấn đề mang tính xã hội, lâu dài hơn liên quan đến quá trình sản xuất sản
phẩm và dịch vụ như bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng muốn có nguồn năng
lượng rẻ và dồi dào cho việc vận hành phương tiện giao thông và sản xuất; nhưng
họ không muốn các nhà máy điện thải ra các chất gây ô nhiễm phá hủy cảnh
quan, môi trường sinh thái quanh nơi họ sống hoặc bệnh tật đối với người dân
quanh vùng. Nếu nhà sản xuất chỉ chạy theo nhu cầu trước mắt mà không tính
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 12
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
đến mong muốn lâu dài của họ là những sản phẩm đó không được gây ô nhiễm
môi trường, nguồn nước thì những sản phẩm của nhà sản xuất đó cũng không
được chấp nhận trên thị trường.
- Nguyên tắc bảo mật thông tin cho khách hàng
Với tốc độ phát triển khá nhanh của máy tính và Internet thì vấn đề đạo đức
ngày càng nhức nhối liên quan đến khách hàng là việc bảo mật thông tin cá nhân.
Công nghệ hiện đại giúp ích rất nhiều cho việc thu thập, lưu trữ và xử lý các
thông tin cá nhân. Một vấn đề đạo đức kinh doanh nảy sinh từ việc khách hàng
không thể kiểm soát được những thông tin cá nhân mà công ty đã thu thập và vì
thế, các doanh nghiệp có thể lạm dụng chúng vào các mục đích khác nhau ngoài
mong muốn của khách hàng. Những thông tin này có thể được cung cấp cho các
công ty khách để truy nhập vào hộp thư riêng để quảng cáo, gửi hoặc lấy thông
tin. Nhiều công ty muốn có được những thông tin đó chỉ để quảng bá sản phẩm
được dễ dàng hơn nhưng điều này cũng lại vi phạm sự riêng tư của khách hàng.
- Nguyên tắc an toàn sản phẩm
Một vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình liên quan đến người tiêu dùng là an
toàn sản phẩm, bao gồm vệ sinh thực phẩm. An toàn sản phẩm còn liên quan tới
những rủi ro tiềm ẩn do những khiếm khuyết của sản phẩm. Khiếm khuyết có thể
là do thiết kế sai, công nghệ sản xuất không hoàn thiện, người lao động cẩu thả,
người quản lý vô trách nhiệm, thậm chí chỉ vì tiết kiệm nguyên liệu hay chi phí

sản xuất. Những sản phẩm khiếm khuyết tiềm ẩn những tai nạn, rủi ro bất ngời
không thể đề phòng và chống đỡ đối với người sử dụng. Việc kinh doanh những
sản phẩm như vậy không chỉ gây ra những thiệt hại về doanh số trước mắt mà
còn gây khó khăn về lâu dài, do làm mất đi sự tin cậy và lòng trung thành của
khách hàng đối với sản phẩm và công ty, tạo nên ấn tượng và hình ảnh bất lợi
cho công ty. Do đó doanh nghiệp cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về độ an toàn
thiết kế, sử dụng nguyên liệu hợp chuẩn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc kĩ
thuật và công nghệ trong quá trình gia công và lắp ráp, kiểm tra chất lượng, bao
gói để tránh hư hại, biến chất.
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 13
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
2.4. Đạo đức đối với cộng đồng xã hội - Trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh đối với đối tượng cộng đồng xã hội hiện nay đang rất được
quan tâm. Vấn đề này liên quan mật thiết với khái niệm “trách nhiệm xã hội”
(CSR – Corporate Social Responsibility). Cộng đồng xã hội là một đối tượng hữu
quan đặc biệt. Hoạt động của doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến môi trường
tự nhiên – văn hóa – xã hội xung quanh nơi doanh nghiệp hoạt động và đến môi
trường sống của họ. Khi cuộc sống và lợi ích của cộng đồng vì thế bị ảnh hưởng,
họ luôn quan tâm và đòi hỏi doanh nghiệp phải có ý thức và có trách nhiệm về sự
bền vững và lành mạnh của môi trường tự nhiên – kinh tế - văn hóa – xã hội tại
cộng đồng. Để thực hiện điều đó, doanh nghiệp đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ và
tự nguyện các trách nhiệm xã hội của mình.
- Nguyên tắc bảo vệ môi trường tự nhiên
Sản xuất về mặt xã hội ngày nay đã đặt ra hai vấn đề mà các nước đều đang cần
phải giải quyết: nạn ô nhiễm môi trường và tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên. Chưa bao giờ trong lịch sử con người vấn đề đạo đức trong kinh doanh
liên quan môi trường lại được quan tâm đến vậy. Nguyên nhân chính là sự bành
trướng vô giới hạn của các doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều chất độc hại
và khai thác tài nguyên bừa bãi như nạn phá rừng, đánh bắt cá hủy diệt sinh
thái…Có rất nhiều chủ sở hữu đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích xã hội, mục

tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận và phớt lờ đi những quy định, những chuẩn
mực của xã hội về môi trường. Và cái giá mà những người chủ này phải trả đó
chính là sự tẩy chay hàng hóa của những doanh nghiệp không tuân thủ những đạo
luật về môi trường. Những doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại nếu không tuân
thủ những vấn đề đạo đức mang tính xã hội. Một vấn đề phổ biến được quan tâm
hiện nay là việc thải chất thải độc hại trong sản xuất vào môi trường không khí,
nước, đất đai và tiếng ồn. Bao bì được coi là một nhân tố quan trọng trong các
biện pháp marketing của doanh nghiệp nhưng chúng chỉ có giá trị đối với người
tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và bảo quản hàng hóa. Chất thải bao bì ngày
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 14
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
càng trở nên nghiêm trọng, trong khi các doanh nghiệp lại ngày càng coi trọng
yếu tố marketing này.
Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải gắn liền công việc sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ với công nghệ xử lý chất thải, với nghĩa vụ bảo vệ môi trường sinh thái
và tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng phải hợp lý
để bảo vệ cân bằng sinh thái, tránh các hiểm họa, thiên tai cho con người.
- Nguyên tắc bảo vệ môi trường văn hóa – xã hội
Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, vật chất, vấn đề bảo vệ
môi trường văn hóa – xã hội, phi vật thể cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia.
Ngoài việc có thể làm thay đổi cảnh quan và môi trường tự nhiên, sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp tại địa phương còn có thể làm thay đổi nếp sống, nếp
nghĩ và thói quen, tập tục địa phương. Những giá trị truyền thống có thể biến
mất, thay vào đó là những giá trị và thói quen mới. Tác động của các biện pháp
và hình thức quảng cáo tinh vi, đặc biệt thông qua phim ảnh, có thể dẫn đến
những trảo lưu tiêu dùng, làm xói mòn giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống,
làm thay đổi giá trị tinh thần và triết lý đạo đức xã hội, làm mất đi sự trong sáng
và tinh tế của ngôn ngữ.
Vì vậy, các quyết định kinh doanh không chỉ được xem xét về khía cạnh kinh
tế, pháp lý mà còn cần cân nhắc đến lợi ích của những người dân địa phương. Xét

cho cùng, cộng đồng xã hội chính là thị trường lâu dài của doanh nghiệp; do đó
bảo vệ lợi ích của cộng đồng cũng là bảo vệ lợi ích lâu dài của chính doanh
nghiệp.
- Nguyên tắc nhân đạo chiến lược
Giúp đỡ những người bất hạnh hay đóng góp cho giáo dục cũng là một lĩnh vực
nhân đạo thuộc phạm vi của trách nhiệm xã hội. Những người bị bệnh thì luôn
mong muốn được điều trị, nhưng đôi khi họ không có khả năng tiếp cận với các
phương pháp chữa trị cần thiết chỉ vì khả năng tài chính có hạn. Trong khi giáo
dục luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với quốc gia hay cá nhân mỗi
người mà còn đối với công ty trong tương lai. Vì thế hình ảnh những doanh nhân
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 15
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
làm từ thiện cũng là một hình ảnh mà doanh nghiệp cần vươn tới, bởi khía cạnh
nhân đạo chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp củng cố và phát triển lợi ích đa
phương với các đối tượng hữu quan khác, và được coi là các khoản đầu tư khôn
ngoan cho tương lai.
2.5. Đạo đức đối với các đối tượng hữu quan khác
Như đã phân tích ở trên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn
có tác động và bị tác động ngược trở lại bởi rất nhiều đối tượng hữu quan khác
nữa. Ngoài ba đối tượng hữu quan chính là người lao động, khách hàng và cộng
đồng xã hội mà người viết lựa chọn để phân tích kĩ trong bài luận văn này, còn
có những đối tượng hữu quan khác như: cổ đông, chính phủ, nhà cung cấp, hiệp
hội kinh doanh và ngành, các đối thủ cạnh tranh, các nhóm hoạt động xã hội,
công đoàn và giới truyền thông.
Chúng ta hãy xét về vấn đề đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đối với cổ
đông của công ty. Vấn đề đạo đức kinh doanh thể hiện ở đây liên quan đến việc
thông báo tình trạng tài chính hàng năm cho cổ đông. Công việc kế toán có
nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp những thông tin, số liệu về tình trạng tài chính
của doanh nghiệp; nêu lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp, xác minh giá trị
tài sản của công ty. Số liệu tài chính cung cấp những thông tin quan trọng, giúp

cổ đông ra những quyết định liên quan đến việc đầu tư, phát triển hay điều chỉnh
những nguồn tài chính lớn. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp, việc điều chỉnh
số liệu trong các bảng cân đối kế toán cuối kỳ cũng là một điều hiển nhiên, đa
phần là những thay đổi nhỏ mang mục đích tích cực cho phù hợp với những biến
động của thị trường, những tác động cạnh tranh hay do chu kỳ sản xuất kinh
doanh của ngành, của công ty. Vì đối với cổ đông, việc kế toán lên xuống có thể
là dấu hiện không ổn định. Việc cổ đông không yên tâm và rút vốn có thể sẽ làm
cho công ty rơi vào tình thế khó khăn. Nhưng dù thiện chí hay không, việc cung
cấp thông tin không chính xác, vô tình hay hữu ý, có thể được coi là lường gạt.
Và khi bị phát hiện việc làm này sẽ làm mất niềm tin của cổ đông.
Với chính phủ, vấn đề sai lệch báo cáo tài chính cũng là một vấn đề đạo đức
kinh doanh. Báo cáo tài chính chính là căn cứ chủ yếu để nhà nước quản lý các
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 16
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
doanh nghiệp. Bất kì chính phủ nào cũng đặt ra các tiêu chuẩn, quy định chung
mà các kế toán viên của từng doanh nghiệp phải tuân theo như các chuẩn mực kế
toán. Các số liệu kế toán đòi hỏi phải chính xác đến từng con số trong khi không
phải lúc nào nhân viên kế toán cũng có thể dự trù hết được những chi phí vượt
trội và không chính thức. Số liệu báo cáo sai lệch lại dẫn đến tiền thuế nộp cho
Nhà nước thay đổi. Như vậy vấn đề đạo đức kinh doanh mới nảy sinh chính là
trốn thuế, dù nhiều hay ít thì đây cũng là một việc vi phạm pháp luật.
Hoạt động của doanh nghiệp còn liên quan đến các công ty khác trong và ngoài
ngành, và đặc biệt ảnh hưởng tới những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đó là
những doanh nghiệp, tổ chức, công ty hoạt động trong cùng một thị trường, một
lĩnh vực. Cạnh tranh trong thương trường là không tránh khỏi và được coi là
nhân tố thị trường tích cực. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt
lên trên đối thủ và lên chính bản thân mình. Đối với nhiều doanh nghiệp, cạnh
tranh thành công thể hiện bằng lợi nhuận, thị phần. Lợi nhuận và thị phần càng
cao càng tốt, vì thể họ mong muốn đạt được bằng nhiều cách trong đó có cả các
biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, không được các công ty trong ngành và

xã hội chấp nhận và thậm chí phải đương đầu với sự phán xét của hệ thống giá trị
xã hội và pháp lý. Khi đó, kết quả đạt được về lợi nhuận và thị phần không còn
mang ý nghĩa tích cực mà chỉ là những tính toán ích kỷ, thiển cận.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các đối tượng hữu quan khác như công đoàn, các
nhà cung cấp, hiệp hội ngành,… mà một doanh nghiệp đều phải cân nhắc và có
hành xử đúng mức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh tương ứng.
Trong số các đối tượng hữu quan chúng ta đã đề cập, không thể nói tầm ảnh
hưởng và phản ứng của các đối tượng này quan trọng hơn hay kém quan trọng
hơn đối tượng khác đối với một doanh nghiệp, bởi những đôi tượng này có mối
quan tâm và lợi ích khác nhau. Doanh nghiệp vận hành sản xuất, kinh doanh
trong một môi trường là sự tổng hòa của tất cả các đối tượng hữu quan này.
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 17
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
KẾT LUẬN
Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong
kinh doanh. Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh
nghiệp chú ý. Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề
đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt.
Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó
buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai
nhận ra và đón bắt được. Ví dụ xu hướng tiêu dùng những sản phẩm sạch và
xanh, dùng phương tiện giao thông an toàn và ít ô nhiễm đang tạo ra thị trường
tiềm năng cho nhiều sản phẩm mới. Thành công của Toyota trên thị trường xe
động cơ hybrid (chạy điện và xăng) hay của TRW trên lĩnh vực thiết bị an toàn
trong xe hơi đều xuất phát từ việc lấy mục tiêu an toàn của người tiêu dùng và
môi trường làm chiến lược kinh doanh.
Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh
doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc
thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt
buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công. Motorola thường xuyên có

những đột phá về kỹ thuật vì công ty luôn chủ động đầu tư vào các chương trình
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 18
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
đào tạo và chăm sóc đời sống cho nhân viên. Những năm đầu thập niên 1990,
Proctor & Gamble đã đi tiên phong và gặt hái nhiều thành công nhờ chiến lược
tiếp thị các sản phẩm có thành phần và bao bì không gây hại môi trường. Các sản
phẩm “xanh” đã thành thời thượng ngay sau đó. Công ty 3M khởi xướng chương
trình giảm ô nhiễm 3P (Pollution Prevention Pays) ngay từ những năm 1970 nên
đã tiết kiệm rất nhiều chi phí về sau khi các vấn đề về môi trường được áp đặt
bằng luật lệ.
Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi
ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ
phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, dù
chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích có thể chưa thấy ngay, nhưng chắc chắn về
lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích của những
bộ phận thiết yếu này. Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh
nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách
hàng và các đối tác khác. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công.
Làm thương hiệu không gì khác hơn là làm cho các bên có liên quan, không chỉ
khách hàng mà cả nhân viên, đối tác và cộng đồng, thương yêu cái hiệu, cái tên
của công ty mình. Ví dụ, nếu có dịp xem qua trang web của các doanh nghiệp lớn
trên thế giới, ta sẽ thấy họ ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phẩm
hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và
trách nhiệm xã hội trong kinh doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty
để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường.
Điều này cho thấy rõ đâu là xu hướng chính trong các chiến lược làm thương
hiệu và kinh doanh ngày nay.
Tóm lại, thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh có thể
không mang lại những lợi nhuận trước mắt nhưng cũng không phải là gánh nặng
cho các doanh nghiệp. Nếu biết cách đưa những vấn đề này vào trong chiến lược

kinh doanh, các doanh nghiệp và cả xã hội sẽ có thể phát triển theo hướng tích
cực và bền vững hơn.
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 19
Đề tài: “Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Khái quát về đạo đức kinh doanh
1.2.Các loại hình kinh doanh
1.2.1.Đăng ký kinh doanh
1.2.2.Không đăng ký kinh doanh
1.3.Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp
1.3.1.Khai báo trung thực
1.3.2.Tên, trụ sở
1.3.3.Năng lực hành vi dân sự
1.3.4.Công khai
1.3.5.Không kinh doanh các hàng cấm
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
2.1. Đạo đức đối với người tiêu dùng
2.2. Đạo đức đối với người lao động
2.3.Đạo đức đối với khách hàng
2.4. Đạo đức đối với cộng đồng xã hội - Trách nhiệm xã hội
2.5. Đạo đức đối với các đối tượng hữu quan khác
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình đạo đức kinh doanh (Chương 5: trang 45 đến trang 54)
2.Các trang web:
/>

/>3.Các tài liệu tại thư viện của trường Đại học CN TP. Hồ Chí Minh
4.Các tài liệu tham khảo và các trang báo khác
SVTH: Nhóm 05 Lớp: NCKT5BTH Trang 20

×