Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ ẢNH LẬP THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.58 KB, 56 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ ẢNH LẬP THỂ
Cùng với sự phát triển của ngành Trắc địa - bản đồ, lịch sử phát triển của
phương pháp đo vẽ ảnh trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn phát
triển của nó tương ứng với khả năng về công nghệ đương thời.
Các phương pháp đo vẽ ảnh bao gồm:
- Phương pháp đo vẽ ảnh tương tự.
- Phương pháp đo vẽ ảnh giải tích.
- Phương pháp đo vẽ ảnh số.
2.1. Phương pháp đo vẽ ảnh tương tự
Trong phương pháp đo vẽ ảnh tương tự có hai phương pháp đo vẽ khác
nhau: phương pháp vi phân và phương pháp toàn năng.
2.1.1 Phương pháp vi phân
Quá trình thành lập bản đồ gốc từ ảnh đo được tiến hành độc lập với nhau
cả về không gian và thời gian.
Số lượng công tác riêng biệt trong phương pháp vi phân phụ thuộc vào biện
pháp sử dụng để đo vẽ bản đồ.
Sản phẩm của phương pháp đo vẽ vi phân là bình đồ ảnh có đường đồng
mức.
Các thiết bị dùng đo vẽ ảnh trong phương pháp vi phân có độ chính xác
thấp, năng suất không cao.
Quy trình công nghệ thành lập bản đồ bằng phương pháp vi phân gồm các bước
sau:
 Chụp ảnh hàng không.
 Đo nối điểm khống chế ngoại nghiệp.
 Tăng dày khống chế ảnh.
 Điều vẽ ảnh hàng không.
 Đo vẽ địa hình.
 Tẩy trắng và chụp lại kết quả đo vẽ.
 Chiếu hình chuyển vẽ địa hình, địa vật.
1
 Thanh vẽ bản đồ gốc


Phương pháp trên xuất hiện ở Liên Xô (cũ) vào những năm 30 của thế kỷ 20, nay
không còn được ứng dụng nữa.
2.1.2 Phương pháp toàn năng
Phương pháp đo vẽ ảnh dựa trên nguyên lý biến đổi chùm tia chiếu của tờ ảnh.
Phương pháp sử dụng hệ thống các máy đo vẽ toàn năng.
Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp toàn năng như
sau:
Sơ đồ 2: Quy trình thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp toàn năng
2.2. Phương pháp đo vẽ ảnh giải tích
Phương pháp đo vẽ ảnh giải tích ra đời thay thế phương pháp đo vẽ ảnh
tương tự.
Nội dung của phương pháp như sau:
 Phát triển phương pháp tam giác ảnh không gian giải tích thay thế
phương pháp tam giác ảnh không gian quang cơ.
 Xây dựng hệ thống đo ảnh giải tích trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa
các thiết bị đo ảnh chính xác cao với hệ thống máy tính và phần mềm
chuyên dụng.
2
Khảo sát thiết kế, làm dấu mốc
Khảo sát thiết kế, làm dấu mốc
Bay chụp ảnh
Bay chụp ảnh
Đo nối khống chế ngoại nghiệp
Đo nối khống chế ngoại nghiệp
Tăng dày tam giác ảnh không
gian nội nghiệp
Tăng dày tam giác ảnh không
gian nội nghiệp
Đo vẽ trên máy toàn
năng

Đo vẽ trên máy toàn
năng
Thanh vẽ bản đồ gốc
Thanh vẽ bản đồ gốc
Đoán đọc và
điều vẽ ảnh
Đoán đọc và
điều vẽ ảnh
Sự khác nhau giữa phương pháp giải tích và phương pháp tương tự: phương pháp
giải tích lấy xử lý tính toán để thực hiện quá trình giao hội các tia chiếu trong
không gian thay thế phép giao hội quang cơ của phương pháp đo vẽ ảnh tương tự.
2.3. Phương pháp đo vẽ ảnh số
2.3.1 Tổng quát
Trong phương pháp đo ảnh số, dữ liệu đầu vào phục vụ công tác đo ảnh là ảnh
dạng số, đó là ảnh chụp kỹ thuật số hoặc cũng có thể là ảnh tương tự được chuyển
thành dạng số bằng hệ thống máy quét ảnh. Khi quét ảnh, hệ thống máy quét ghi
nhận tín hiệu từ tấm ảnh thông qua hệ thống thiết bị điện từ. Các điểm ảnh được
lưu trữ trong máy tính dưới dạng giá trị độ xám của điểm ảnh.
Hệ thống đo vẽ ảnh số sẽ xử lý các tín hiệu điện từ của tờ ảnh để thành lập mô
hình lập thể ảnh số.
Các công tác chính khi thành lập mô hình lập thể ảnh số bao gồm:
 Định hướng trong của tờ ảnh.
 Định hướng tương đối cặp ảnh lập thể.
 Định hướng tuyệt đối mô hình lập thể.
 Thành lập mô hình lập thể.
 Xác định toạ độ, độ cao điểm ảnh.
 Thành lập mô hình độ cao số.
 Nội suy đường đồng mức.
Số hoá các đối tượng trong mô hình lập thể (chủ yếu là chi tiết địa vật) và
trong ảnh nắn trực giao.

Hiện nay, tồn tại 2 khái niệm về phương pháp đo ảnh số:
Khái niệm thứ nhất: phương pháp đo vẽ ảnh số là phương pháp xử lý các
thông tin hình học và thông tin vật lý của ảnh đo. Phương pháp dựa trên
nguyên lý của phương pháp đo vẽ ảnh kết hợp lý luận và phương pháp của
nhiều lĩnh vực khoa học khác như: khoa học máy tính, kỹ thuật nhận dạng, kỹ
thuật xử lý tín hiệu số,… Kết quả xử lý của phương pháp tồn tại dưới dạng số,
tức là các số liệu đầu vào, số liệu trung gian và số liệu đầu ra đều ở dạng số.
3
Khái niệm thứ hai: tất cả các phương pháp đo ảnh trong đó các kết quả xử
lý trung gian và sản phẩm cuối cùng của nó ở dạng số thì được gọi là phương
pháp đo ảnh số.
Theo khái niệm thứ hai, có 2 phương pháp đo ảnh số:
 Phương pháp đo vẽ ảnh số có sự trợ giúp của máy tính là phương pháp
đo vẽ ảnh sử dụng các hệ thống máy đo vẽ ảnh giải tích hoặc máy đo vẽ
ảnh quang cơ kết hợp máy tính thu nhận dữ liệu và xử lý dữ liệu thành
lập bản đồ số, mô hình độ cao số,
Trong phương pháp này, dữ liệu đầu vào là các ảnh quang học analog,
quá trình đo ảnh thực hiện theo phương pháp nhìn lập thể, máy tính thực
hiện quá trình ghi nhận dữ liệu và xử lý dữ liệu. Đây là phương pháp đo
vẽ bán tự động.
 Phương pháp đo vẽ ảnh số sử dụng hệ thống máy tính và các phần mềm
chuyên dụng thực hiện quá trình xử lý ảnh một cách tự động. Phương
pháp này không cần sử dụng các máy quang cơ và các thao tác truyền
thống.
Dữ liệu đầu vào sử dụng các ảnh số hoặc ảnh quang học analog thông
qua quá trình số hoá ảnh.
Dựa vào quá trình số hoá ảnh, có 3 phương pháp đo vẽ ảnh số:
a) Phương pháp đo ảnh số phối hợp: người ta lắp đặt bộ số hoá
CCD trên máy đo ảnh giải tích để số hoá từng phần của tờ ảnh,
dữ liệu số hoá thu nhận thông qua bộ tổ hợp.

Một số hệ thống tiêu biểu như:
- Hệ thống DCCS (Digital Comparator Correlation System) của hãng Helava.
- Hệ thống của hãng Wild và Kern.
b) Phương pháp đo ảnh toàn số: dữ liệu đầu vào là các ảnh số,
tín hiệu ảnh được ghi nhận thông qua các hệ thống điện từ. Nếu
tư liệu đầu vào là ảnh analog thì phải tiến hành số hoá ảnh.
Một số hệ thống đo vẽ ảnh sử dụng phương pháp này như:
4
- Imagestation (Intergraph - Mỹ).
- Leica – helava (Thuỵ sỹ).
- Photomod (Racurs – Nga).
c) Phương pháp đo ảnh số tức thời: quá trình ghi nhận và xử lý
thông tin tờ ảnh diễn ra đồng thời với sự kết hợp giữa thiết bị
chụp ảnh và máy tính.
Một số hệ thống tiêu biểu như:
- IRI – D256 (Canada).
- RTP (Thuỵ sỹ).
Điểm khác nhau giữa phương pháp đo ảnh toàn số với phương pháp đo ảnh
tương tự và phương pháp đo ảnh giải tích là quá trình số hoá và xử lý thông tin
bức xạ của ảnh đo. Thông tin bức xạ của các điểm ảnh là yếu tố đóng vai trò rất
quan trọng trong phương pháp đo vẽ ảnh số.
Sự ra đời của phương pháp đo vẽ ảnh số làm cho các hệ thống đo vẽ ảnh quang
cơ trở nên không còn phù hợp. Các hệ thống máy tính trạm hoặc máy tính cá nhân
kết hợp phần mềm chuyên dụng dần dần thay thế các máy đo vẽ quang cơ.
Phương pháp đo vẽ ảnh số thực hiện hầu hết các thao tác trong công tác đo ảnh với
mức độ tự động hoá cao.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự ra đời của hệ thống định vị
toàn cầu GPS (Global Positioning System), làm cho công tác bay chụp ảnh và tăng
dày khống chế ảnh trở nên hiệu quả hơn, phương pháp đo vẽ ảnh số ngày càng
được ứng dụng rộng rãi.

Với sự ra đời của phương pháp đo vẽ ảnh số, các trạm đo vẽ ảnh số tự động và
bán tự động dần dần thay thế các máy đo vẽ quang cơ truyền thống.
Phổ biến hiện nay là các trạm xử lý ảnh số của các hãng: ImageStation (Intergraph
- Mỹ), Leica – Helava (Thuỵ Sĩ), Photomod (Racurs – Nga).
Đây là những hệ thống xử lý ảnh số trên các hệ thống máy tính trạm (station) hoặc
máy tính cá nhân (PC). Các hệ thống này gọn nhẹ hơn so với các máy đo vẽ toàn
năng trước đây.
5
2.3.2 Các ứng dụng của phương pháp đo ảnh số
- Thành lập các loại bản đồ địa hình dạng số tỷ lệ lớn và trung bình.
- Thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ từ 1/1000 - 1/25000.
- Thành lập bản đồ ảnh trực giao.
- Thành lập mô hình độ cao số địa hình; xây dựng cơ sở dữ liệu độ cao phục
vụ các ứng dụng trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhờ khả năng kết nối
của trạm đo ảnh số với các hệ thống GIS; phục vụ công tác lưu trữ, xử lý,
phân tích, khai thác thông tin của các ngành kinh tế, quốc phòng,…
Ưu điểm của phương pháp ảnh số so với các phương pháp đo ảnh truyền
thống trước đây là:
 Các sản phẩm dạng số (lưu trữ trên máy tính hoặc các thiết bị lưu
khác như đĩa CDRom, thanh ghi, v.v.), các sản phẩm dạng số này
được kết nối trực tiếp đến các hệ thống ứng dụng khác một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
 Hệ thống trang thiết bị gọn nhẹ dễ vận chuyển, chiếm ít không gian.
Nhược điểm: Các trang thiết bị còn rất đắt tiền nên chưa thể trang bị rộng
khắp trong sản xuất. Người sử dụng hệ thống cần được đào tạo các kỹ năng
chuyên ngành.
2.3.3 Hệ thống đo vẽ ảnh số
Sơ đồ 3: Hệ thống đo vẽ ảnh số
6
Ảnh hàng không (Analog)

Ảnh hàng không (Analog)
Ảnh hàng không (Digital)
Ảnh hàng không (Digital)
Máy quét
Máy quét
Trạm đo vẽ ảnh số
Bảng số liệu khống chế mặt đất
Bảng số liệu khống chế mặt đất
Số liệu trắc địa
Số liệu trắc địa
Sơ đồ, chú giải
Sơ đồ, chú giải
Máy in Hệ thống thông tin địa lý Bản đồ số
Ảnh trực giao
Bản đồ giấy
a) Máy quét
Máy quét dùng chuyển đổi ảnh từ dạng tương tự sang dạng số lưu trên máy tính.
Ảnh quét chuyển đổi được nhờ bộ cảm ghi nhận cường độ ánh sáng của các phần
tử ảnh.
Bộ cảm có hai loại:
Bộ cảm ghi nhận cường độ ánh sáng theo thang độ xám.
Bộ cảm ghi nhận cường độ sáng theo tổ hợp màu.
Máy quét có thể phân thành 2 loại:
Máy quét hình trống: mặt số hoá của máy dạng hình trụ quay quanh trục.
Máy quét dạng phẳng: có hai loại
 Quét xuyên: tia sáng đi xuyên qua ảnh quét
 Quét phản xạ: tia sáng phản xạ trên bề mặt ảnh quét.
Máy quét dạng phẳng có tốc độ quét chậm nhưng cho ảnh quét có độ phân giải
cao.
Máy quét dùng trong ảnh số phải thoả mãn 2 điều kiện: độ chính xác hình học của

ảnh quét và độ chính xác bức xạ.
Hình dạng và giá trị độ xám của pixel ảnh hưởng lớn đến các kết quả xác định từ
mô hình lập thể của phép đo ảnh số.
Những tấm ảnh quét dùng máy quét thông thường trước khi tiến hành xây dựng
mô hình lập thể đều phải qua công đoạn hiệu chỉnh hình học và hiệu chỉnh bức xạ
của ảnh quét. (Xem ba#ng 2: thông số kỹ thuật của một số loại máy quét ảnh)
Bảng 2: Các thông số kỹ thuật máy quét ảnh
Nhà sản xuất Tên máy
Độ phân giải
( )
m
µ
Độ chính xác
( )
m
µ
Intergraph PS1 7,5 3,0
Zeiss SCAI 7,0 2,0
Leica-Helava DSW500 4,0 2,0
Geo-System DELTA-SCAN 8,0 3,0
b) Trạm đo vẽ ảnh số
Trạm đo ảnh số là hệ thống xử lý dữ liệu đầu vào trong phép đo ảnh số: ảnh dạng
số, số liệu đo đạc thực địa, các thiết bị xuất - nhập.
7
Trạm đo ảnh số là sản phẩm của sự kết hợp giữa cơ sở lý thuyết trắc địa - bản đồ
với thành tựu khoa học trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin.
Trạm đo ảnh số cần sự phát triển về khoa học máy tính, không yêu cầu nhiều về
lĩnh vực cơ khí chính xác như trong các máy đo vẽ ảnh toàn năng.
Sơ đồ tổng quát trạm đo vẽ ảnh số như sau:
Sơ đồ 4: Trạm đo vẽ ảnh số

 Bộ xử lý trung tâm (CPU): hiện nay các hệ thống máy tình trang bị các
CPU Intel Pentium4 tốc độ 2GHz – 3GHz hoàn toàn đáp ứng được các yêu
cầu về tốc độ xử lý trên các máy tính cá nhân.
 Bộ xử lý đồ hoạ: Card đồ hoạ hỗ trợ 3D, ví dụ card Intense 3D Pro của
hãng Intergraph.
 Màn hình: Các màn hình phẳng tần số quét từ 120Hz rất phổ biến trên thị
trường hiện nay.
 Thiết bị lưu trữ: thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ hiện
nay liên tục cho ra đời những thiết bị lưu trữ như ổ cứng có dung lượng lưu
trữ đến hàng trăm Gigabyte, đĩa DVD có dung lượng đến hàng chục
Gigabyte, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu số.
 Các thiết bị ngoại vi: chuột thông thường, chuột 3D, kính lập thể quang
học, kính xanh - đỏ, bàn phím v.v.
8
Thiết bị ngoại vi:
Chuột
Bàn phím
Kính lập thể quang học, kính
phân cực.
Thiết bị ngoại vi:
Chuột
Bàn phím
Kính lập thể quang học, kính
phân cực.
Bộ xử lý trung tâm
(CPU)
Bộ xử lý đồ họa (Card
đồ hoạ)
Thiết bị lưu trữ:
CDRom

Đĩa mềm
Thanh ghi
Thiết bị lưu trữ:
CDRom
Đĩa mềm
Thanh ghi
Màn hình hỗ trợ 3D độ phân
giải cao
Màn hình hỗ trợ 3D độ phân
giải cao
Ngồi hệ thống my trạm Workstation (hng Intergraph) đ được trang bị tại cc cơng
ty đo đạc ảnh ở Việt Nam hiện nay, hệ thống đo vẽ ảnh số trn cc my c nhn (PC)
như hệ thống Photomod (Rakurs – Nga), 3D Mapper (c) cũng dần trang bị cho
Cục đo đạc bản đồ - Bộ tổng tham mưu phục vụ cơng tc đo vẽ bản đồ bằng
phương php khơng ảnh số.
b.1.) Trạm đo ảnh số Imagestation (Intergraph - Mỹ)
Trạm đo vẽ ảnh rất hiện đại chạy trên hệ thống máy tính trạm (Workstation) có
khả năng tự động hoá cao, thực hiện hầu hết các công tác đo vẽ ảnh số:
- Định hướng ảnh
- Tăng dày khống chế ảnh
- Thành lập mô hình lập thể
- Xây dựng mô hình độ cao số
- Nắn ảnh trực giao
- Số hoá các đối tượng
Quy trình xử lý thực hiện với tốc độ cao.
Trang thiết bị của hệ thống gồm các phần chính sau:
 Máy quét Photoscan PS1 hoặc SCAI(do Đức sản xuất).
 Bộ xử lý trung tâm (CPU): tối thiểu là PentiumII 300Mhz.
 Bộ xử lý đồ hoạ: EdgeII+.
 Bộ nhớ động: 128MB of Ram.

 Đĩa cứng: 15Gb.
 Màn hình: 18 inch, tần số 120Hz.
 Kính lập thể.
 Bộ kích hoạt hồng ngoại.
 Chuột 3D điều khiển bằng hai tay.
 Hệ điều hành: Windows NT, UNIX.
Hiện nay, hãng Intergraph đang chuyển dần từ các trạm đo trên máy chủ phức tạp
sang hệ thống các máy cá nhân (PC) với hệ điều hành Windows giúp người sử
dụng deã dàng thao tác hơn.
9
Hệ thống phần mềm của trạm đo vẽ ảnh Imagestation
 ISPM (Image Station Photogrammetric Manager): quản lý khu đo trong
máy tính như: máy chụp ảnh, chiều cao bay chụp, tọa độ điểm khống chế
mặt đất, số dải bay
 ISDO (Image Station Digital Orientation): thực hiện chức năng định hướng
ảnh (định hướng trong, định hướng tương đối, định hướng tuyệt đối).
 ISSD (Image Station Stereo Display): hiển thị mô hình lập thể của cặp ảnh.
 ISFC (Image Station Feature Collection): đo vẽ các đối tượng chi tieát
trong mô hình lập thể.
 ISDC (Image Station Digital Terrain Modeling Collection): mô tả các yếu
tố đặc trưng địa hình (điểm độ cao đặc trưng, đường tụ thủy, phân thủy cho
phép tạo mô hình độ cao số DTM và vẽ các đường đồng mức tự động).
 ISMT (Image Station Match – AT): thành lập mô hình độ cao số (tạo các
DTM tự động theo nguyên lý khớp ảnh).
Ngoài ra, hệ thống còn có các phần mềm kèm theo:
• Microstation: phần mềm đồ họa phục vụ biên tập thành lập bản đồ.
• MGE (Modular GIS Environment): thu thập, phân tích, lưu trữ tích hô#p dữ
liệu không gian và các thông tin thuộc tính thành một hệ thống nhất.
• Iplot: in ấn, xuất bản bản đồ.
b.2.) Hệ thống 3D Mapper

Hệ thống xử lý ảnh số trên máy tính cá nhân (PC) thực hiện hầu hết các công tác
đo vẽ ảnh (ngoại trừ công tác tăng dày khống chế ảnh).
Trang thiết bị của hệ thống bao gồm:
 Bộ xử lý trung tâm (CPU): tối thiểu là PentiumII 350Mhz.
 Bộ nhớ động: 128 MB of Ram.
 Ổ cứng: 6GB.
 Màn hình: 17 inch, 120Hz.
 Chuột 3D.
 Kính lập thể.
10
 Hệ điều hành: Win NT, Win 98.
b.3.) Hệ thống Photomod
Hệ thống xử lý ảnh số chạy trên máy tính cá nhân của hãng Racurs (Nga) hiện
đang phổ biến trên thế giới; tại Việt Nam, hệ thống được Cục bản đồ - Bộ Tổng
tham mưu áp dụng trong công tác đo ảnh số phục vụ công tác thành lập bản đồ địa
hình.
Đây là một hệ thống hiện đại, các thao tác thực hiện dễ dàng đối với người sử
dụng. Hệ thống có khả năng thực hiện hầu hết các công tác đo ảnh số với khả năng
tự động hoá cao, ngoại trừ phần tăng dày khống chế ảnh phụ thuộc thao tác của
người sử dụng.
Phần cứng:
 Bộ xử lý trung tâm (CPU): tối thiểu PentiumII, 300Mhz.
 Bộ nhớ động : 64 Mb.
 Ổ cứng : 2 Gb.
 Màn hình : 17 inch, 120hz.
 Chuột thông thường, chuột 3D, bàn phím.
 Kính lập thể, kính xanh đỏ.
 Hệ điều hành : Win NT, Win 98.
Phần mềm: gồm các modul sau
 Photomod Project Manager: quản lý thông tin khu đo, camera chụp ảnh, số

lượng dải bay, số lượng ảnh chụp
 Photomod Aerial Triangulation: định hướng trong, định hướng tương đối,
định hướng tuyệt đối.
 Photomod Solver: bình sai khống chế ảnh.
 Photomod montage desktop: hiển thị mô hình lập thể.
 Photomod Stereo Draw: đo vẽ các đối tượng trong mô hình lập thể.
 Photomod 2D Vector: số hoá các đối tượng trong 2D.
 Photomod Fast Ortho: nắn ảnh trực giao.
 Photomod Scan Correct: hiệu chỉnh hình học ảnh quét.
11
Tính ưu việt của hệ thống là khả năng xử lý trên các máy tính cá nhân với giá
thành rẻ, có thể dùng chuột thông thường để xử lý, hệ thống nhìn lập thể ổn định,
có khả năng kết nối tốt với các hệ thống phần mềm đồ hoạ như Autocad,
Microstation, Mapinfo,
c) Máy in
Sản phẩm của trạm đo ảnh số được lưu trữ ở hai dạng:
- Dạng số: đĩa cứng, đĩa CDRom,
- Dạng giấy: các bản đồ giấy. Dạng lưu trữ này cần được in ra giấy thông qua
hệ thống máy in. Có nhiều loại máy in khác nhau trên thị trường:
 Phân theo độ chính xác của máy in: có 3 loại
 Máy in có độ phân giải thấp: độ phân giải
m
µ
30≥
 Máy in có độ phân giải trung bình:
mm
µµ
2010 ÷
 Máy in có độ phân giải cao:
m

µ
10<
 Phân loại theo kiểu in: có 5 loại
 Máy in tĩnh điện.
 Máy in phun.
 Máy in nhiệt.
 Máy in laser.
 Máy in phim.
12
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP ĐO ẢNH SỐ
3.1. Cơ sở lý thuyết đo ảnh
3.1.1. Khái niệm ảnh đo
Ảnh đo là hình ảnh thu nhận các đối tượng trên mặt đất dựa trên nguyên lý
phép chiếu xuyên tâm. Ảnh đo là dữ liệu gốc phục vụ công tác đo đạc trong
phương pháp đo ảnh.
Trong phương pháp đo ảnh số, ảnh đo là kết quả của quá trình quét ảnh
điện từ và ghi nhận lại giá trị các điểm ảnh.
Ảnh đo có những tính chất sau:
Nội dung ảnh đo phản ánh trung thực các đối tượng trên bề mặt đất nhưng
chưa thể hiện theo đúng yêu cầu của bản đồ địa hình.
Mức độ chi tiết và khả năng đo đạc của ảnh đo phụ thuộc vào điều kiện và
phương thức chụp ảnh như: khí tượng, thiết bị, điều kiện bay chụp ảnh,
Ảnh đo chỉ là nguồn thông tin ban đầu phục vụ quá trình đo đạc chứ không
thể sử dụng ảnh đo như kết quả của quá trình đo đạc do:
 Quan hệ tọa độ các điểm ảnh và các điểm tương ứng trên thực địa là
quan hệ theo phép chiếu xuyên tâm, không phải là phép chiếu vuông
góc như trong bản đồ.
 Tỷ lệ các đối tượng và theo các phương trên ảnh không đồng nhất như
trên bản đồ do ảnh bị nghiêng và lồi lõm của bề mặt địa hình.

 Hình ảnh các đối tượng trên ảnh không chính xác về vị trí và bị biến
dạng do quá trình chiếu hình, biến dạng vật liệu chụp ảnh, sai số chụp
ảnh,
Do đó, để sử dụng ảnh đo trong công tác đo đạc thành lập bản đồ, cần nghiên cứu
các quy luật tạo hình, quang học và quang hoá của ảnh.
13
Hình 1: Quan hệ hình chiếu ảnh chụp và bản đồ
Từ hình 1, ta thấy khi các đối tượng trên mặt đất chiếu lên bản đồ qua phép chiếu
thẳng thì hình dạng các đối tượng được giữ nguyên, trong khi các đối tượng trên
mặt đất chiếu lên ảnh theo phép chiếu xuyên tâm thì hình dạng các đối tượng bị
biến dạng về mặt hình học và vị trí điểm.
3.1.2. Yếu tố hình học ảnh đo
Hình 2: Các yếu tố hình học ảnh đo
14
S
Bản đồ
Ảnh chụp
Mặt đất
Chiếu xuyên tâm
Chiếu thẳng
T
O
S
I
c
P
w
E
T
H

n
V
V
1.) Mặt phẳng vật: mặt phẳng E là mặt phẳng vật.
2.) Mặt phẳng ảnh: P là mặt phẳng ảnh, thông thường mặt phẳng P
nghiêng so với mặt phẳng vật một góc
α
,
α
gọi là góc nghiêng của
ảnh.
3.) S là tâm chụp ảnh hay tâm chiếu. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng P
gọi là tiêu cự f.
4.) Dựng mặt phẳng qua S vuông góc với mặt phẳng P và E, mặt phẳng
này gọi là mặt phẳng đứng chính W.
5.) Vết của mặt phẳng đứng chính W trên mặt phẳng ảnh P tạo nên
đường dọc chính V-V.
6.) Vết của mặt phẳng đứng chính W trên mặt phẳng vật E tạo nên
đường hướng chụp.
7.) Giao tuyến của mặt phẳng vật E và mặt phẳng ảnh P tạo nên đường
nằm ngang TT.
8.) Từ tâm chiếu S kẻ đường vuông góc đến mặt phẳng ảnh P tại O, O
gọi là điểm chính ảnh.
9.) Từ S kẻ đường vuông góc với mặt phẳng vật E, giao của đường
vuông góc với mặt phẳng ảnh P là điểm n, n gọi là điểm đáy ảnh.
10.) Từ góc OSn kẻ đường phân giác, đường này giao với mặt
phẳng ảnh P tại c, c gọi là điểm đẳng giác.
11.) Từ tâm S kẻ đường song song với mặt phẳng W, đường này
giao với mặt phẳng ảnh P tại I, I gọi là tụ điểm chính.
15

O
f
k
S
α
12.) Qua điểm tụ chính I, kẻ đường nằm ngang chứa trong mặt
phẳng P gọi đường chân trời (h
i
-h
i
).
13.) Tại điểm chính ảnh O, kẻ đường song song với đường nằm
ngang TT gọi là đường nằm ngang chính (h
0
-h
0
).
14.) Tại điểm đẳng giác c kẻ đường song song với đường nằm
ngang TT tạo thành đường đẳng tỷ lệ (h
c
-h
c
).
15.) Khoảng cách từ tâm chiếu S đến mặt phẳng vật E gọi là chiều
cao bay chụp ảnh H.
3.1.3. Tỷ lệ mô hình lập thể
Trong thực tế mô hình lập thể tạo nên qua việc thực hiện sự phản nghịch
hình học của qúa trình chụp ảnh không thể có kích thước bằng kích thước của đối
tượng chụp (như miền thực địa).
Thông thường khi xây dựng mô hình lập thể, cạnh đáy chụp ảnh B có thể thu nhỏ

tuỳ ý, nhưng vị trí tương đối của hai tấm ảnh trong cặp ảnh lập thể vẫn được khôi
phục và do đó các tia chiếu cùng tên vẫn giao nhau từng cặp trong không gian để
tạo nên mô hình lập thể. Như vậy, mô hình này đã được thu nhỏ so với đối tượng
thật (miền thực địa).
Tỷ lệ của mô hình lập thể được xác định theo tỷ số giữa độ lớn của cạnh
đáy chiếu ảnh b và cạnh đáy chụp ảnh B, tức là:

kB
b
m
MH
11
==
(3.1)
m
MH
được gọi là mẫu số tỷ lệ mô hình lập thể.
3.1.4. Xây dựng và định hướng mô hình lập thể
Định hướng mô hình lập thể là quá trình phục hồi lại những điều kiện hình học
lúc chụp ảnh của một cặp ảnh lập thể được gọi là định hướng mô hình lập thể.
Nhiệm vụ của định hướng mô hình lập thể là xác lập vị trí không gian của các
tấm ảnh trong hệ toạ độ không gian vật ( thường là hệ tọa độ trắc địa).
Vị trí của ảnh đo trong hệ tọa độ không gian vật được xác định bằng sáu nguyên
tố định hướng ngoài của ảnh là:
16
- Toạ độ của tâm chụp: X
0
, Y
0
, Z

0
- Các góc định hướng của ảnh:
ϕ
,
ω
,
χ
hoặc t,
α
,
χ
Vì vậy để xác định vị trí của một cặp ảnh lập thể trong hệ tọa độ không gian vật
( hệ tọa độ trắc địa) cần phải xác định 12 nguyên tố định hướng ngoài của ảnh trái
và ảnh phải là:
X
01
, Y
01
, Z
01
,
ϕ
1
,
ω
1
,
1
χ


X
02
, Y
02
, Z
02
,
ϕ
2
,
ω
2
,
2
χ
Thông thường, trong quá trình chụp ảnh, các nguyên tố định hướng ngoài
của ảnh không được xác định. Vì vậy mô hình lập thể sẽ không định hướng theo
12 nguyên tố định hướng ngoài, mà quá trình định hướng mô hình lập thể sẽ được
thực hiện theo các bước sau:
 Định hướng trong
 Định hướng tương đối
 Định hướng tuyệt đối
a) Định hướng trong
Quá trình định hướng trong nhằm khôi phục chùm tia chiếu khi chụp ảnh.
Các yếu tố định hướng trong của tờ ảnh:
- Tọa độ phẳng (x
0
, y
0
) của điểm chính ảnh.

- Tiêu cự camera chụp ảnh (f): là khoảng cách từ tâm chiếu S đến điểm chính
ảnh.
Trong phương pháp đo ảnh số, quá trình định hướng trong thực hiện như
sau: xác định trên ảnh vị trí các mấu khung (4 điểm hoặc 8 điểm) có tọa độ
ảnh (x
i
, y
i
); kết hợp với tiêu cự camera chụp ảnh và toạ độ điểm chính ảnh.
Hệ thống phần mềm thực hiện quá trình tính toán chuyển đổi các điểm ảnh
(pixel) từ hệ toạ độ máy tính sang hệ tọa độ ảnh theo nguyên tắc số bình
phương nhỏ nhất.
17
Hình 3: Các nguyên tố định hướng trong
S
1
, S
2
– tâm chiếu hình.
f
1
, f
2
– tiêu cự chụp ảnh, thông thường f
1
= f
2
= f.
O
1

, O
2
– điểm chính ảnh.
Quá trình chuyển đổi từ hệ toạ độ máy tính sang hệ tọa độ ảnh thông thường
sử dụng phương trình chuyển đổi Affine hoặc Helmet.
Sau khi thực hiện quá trình chuyển đổi tọa độ, một điểm ảnh bất kỳ trên ảnh
đều được xác định tọa độ trong hệ tọa độ ảnh (x
i
, y
i
, -f).
b) Định hướng tương đối cặp ảnh lập thể
Đó là quá trình làm cho các cặp tia chiếu cùng tên của cặp ảnh lập thể giao nhau
trong không gian để xác định vị trí tương đối của hai tấm ảnh trong cặp ảnh lập
thể.
Cơ sở của quá trình định hướng tương đối cặp ảnh lập thể là số chênh của các
nguyên tố định hướng ngoài tương ứng của cặp ảnh, tức là:
X
02
– X
01
= B
X
Y
02
– Y
01
= B
Y
Z

02
– Z
01
= B
Z
(3.2)
ϕ
2
-
ϕ
1
=

ϕ
ω
2
-
ω
1
=

ω
χ
χχ
∆=−
12
trong đó: B
X
, B
Y

, B
Z
là hình chiếu của cạnh đáy chiếu ảnh trên các trục tọa độ X,
Y, Z.
18
S
1
f
1
O
1
(x
01
,y
01
)
S
2
f
2
O
2
(x
02
,y
02
)
Trên thực tế, thành phần cạnh đáy chiếu ảnh B
X
( quá lớn ) chỉ có tác dụng

xác định tỷ lệ mô hình mà không ảnh hưởng đến việc xác định vị trí tương đối của
hai tấm ảnh.
Vì vậy, các yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình định hướng tương đối
cặp ảnh lập thể là: B
Y
, B
Z
,

ϕ
,

ω

χ

. Năm nguyên tố này được gọi là các
nguyên tố định hướng tương đối của cặp ảnh lập thể.
Điều đó cho thấy: các nguyên tố định hướng tương đối của cặp ảnh lập thể
có thể được định nghĩa khác nhau trong từng hệ thống định hướng tương đối riêng
của cặp ảnh, nhưng luôn luôn gồm năm yếu tố và chỉ có 5 yếu tố mà thôi.
c) Định hướng tuyệt đối mô hình lập thể
Sau quá trình định hướng tương đối cặp ảnh lập thể, mô hình lập thể đã được
hình thành, nhưng tỷ lệ và vị trí của nó chưa được xác định trong hệ tọa độ trắc
địa.
Các yếu tố tham gia vào quá trình định hướng tuyệt đối mô hình lập thể bao
gồm:
- Độ lớn của cạnh đáy chiếu ảnh B theo một tỷ lệ nhất định, tức là tỷ lệ của
mô hình (m).
- Toạ độ không gian của điểm gốc hệ tọa độ mô hình ( X

0
, Y
0
, Z
0
)
- Các góc định hướng của ba trục tọa độ mô hình trong hệ tọa độ trắc địa (
Φ
,

, K)
Bảy yếu tố này được gọi là các yếu tố định hướng tuyệt đối của mô hình lập thể.
3.2. Những vấn đề cơ bản trong đo vẽ ảnh số:
Áp dụng công nghệ đo vẽ ảnh số nghĩa là thực hiện các phép toán của đo vẽ
giải tích lên các dữ liệu ảnh số. Trong đo vẽ ảnh số thì ảnh lưu trên phim, kính
hoặc trên giấy được thay thế bằng các dãy phần tử ảnh (pixel) với hình dạng và
kích thước cụ thể. Mỗi pixel có một giá trị số nguyên đại diện cho lượng bức xạ
phổ trung bình mà bộ cảm biến nhận được từ các phần tương ứng ở thực địa.
Lượng bức xạ này có thể được ghi trực tiếp bởi bộ cảm biến (ảnh số chụp trực
19
tiếp) hoặc thông qua đo mật độ quang học của ảnh chụp (ảnh quét từ phim). Các
giá trị độ xám của pixel là kết quả của phép lượng tự hoá sự biến đổ tương tự – số
của tín hiệu điện từ trong máy cảm biến. Các pixel còn tạo nên hệ tọa độ ảnh số
(Dereyi, 1995). Anh tương tự được tạo bởi các hạt muối halogen bạc với hình
dạng và kích thước khác nhau và ghi nhận bức xạ dưới dạng mật độ quang học.
Trong đo vẽ ảnh số, sản phẩm ảnh tương tự này phải được thay thế bằng ảnh dưới
dạng số để có thể sẳn sàng cho quá trình xử lý trong máy tính. Do vậy thuật ngữ
“đo vẽ ảnh số” từ đó mà xuất hiện.
3.2.1 Khái niệm ảnh số
3.2.1.1 Điểm ảnh (pixel)

Mộ ảnh là tập hợp các điểm ảnh tạo nên, về mặt toán học có thể quan niệm
điểm ảnh như một hàm A(x,y) với hai biến số x, y. Giá trị hàm số ở điểm ảnh
A(x,y) tương ứng với giá trị xám B hoặc độ xám của ảnh.
Để xử lý ảnh trên máy tính cần thiết phải số hoá ảnh. Số hoá ảnh là quá
trình biến đổi tín hiệu tương tự liên tục sang tín hiệu số rời rạc, nghĩa là các giá trị
xám là các biến được làm gián đoạn và còn được lượng tử hoá. Như vậy, một ảnh
A khi được số hoá sẽ tạo thành ma trận m hàng và n cột được mô tả như mảng hai
chiều trong đó các phần tử của ma trận A là những điểm ảnh gián đoạn A(x,y).
Một ảnh có m*n điểm ảnh, tọa độ các điểm được đo trên ảnh phải thoả mãn
điều kiện:
nx
≤≤
0

my ≤≤0
Tọa độ x, y nêu trên thuộc hệ tọa độ cột, hàng của ảnh số với đơn vị tính là pixel,
khác với hệ tọa độ phẳng ảnh ( xác định bới các mấu khung).
Độ lớn của pixel thể hiện độ phân giải của ảnh số. Ví dụ ảnh quét với độ phân giải
m
µ
20
nghĩa là pixel có kich thước
myx
µ
20==
.
3.2.1.2 Giá trị độ xám (Gray scale value)
Giá trị độ xám là sự mã hoá tương ứng cường độ sáng của mỗi điểm ảnh
bởi một giá trị số. Quá trình mã hoá này được thể hiện khi xem xét nguyên lý hoạt
20

động của các thiết bị tích điện kép (Charge Coupled Devices, CCD) trong các bộ
cảm biến. Khi dùng các bộ cảm biến này để chụp ảnh số hoặc quét ảnh, các hạt
lượng tử ảnh sáng (photon) đập vào các pixel của CCD và tạo ra sự tích điện trong
mỗi pixel đó. Các điện tích gây ra bởi các lượng tử ánh sáng được truyền tới “bộ
chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số”. Bộ chuyển đổi này đo các điện tích
đó và chuyển chúng sang tín hiệu số tương ứng tuỳ theo độ lớn khác nhau của các
điện tích (Bethel, 1990). Dưới dạng tín hiệu số, mỗi pixel được gán cho một giá trị
số, các giá trị số này được thể hiện bằng mức độ xám tương ứng.
Dưới góc độ về tin học thì dữ liệu số nói chung và ảnh số nói riêng được
cấu thành từ các số nhị phân (bit). Tất cả máy tính đều dùng bit làm cơ sở cho mọi
quá trình xử lý số liệu. Một bit có thể được xem như một trạng thái mở hoặc tắt và
có giá trị 1 hoặc 0. Anh số 1 bit có thể được minh hoạ như hình 4, ảnh số của chữ
H màu đen trên nền trắng với mỗi pixel được lưu trữ bởi 1 bit. Như vậy, ảnh 1 bit
chỉ có 2 thang độ xám là 0 và 1 với giá trị 0 thể hiện màu đen và giá trị 1 thể hiện
màu trắng.
Hình 4: Ảnh số 1 bit
Trên thực tế người ta phải lưu trữ ảnh số với nhiều thang độ xám. Để mở
rộng thang độ xám của ảnh số phải dùng nhiều bit hơn để lưu trữ từng pixel, ảnh n
bit có thang độ xám từ 0 đến
)12( −
n
. Hiện nay, ảnh trắng đen phổ biến nhất là
21
ảnh 8 bit (8bit = 1 byte) với thang giá trị độ xám từ 0 đến 255 (256 cấp độ xám).
Anh màu thường được lưu trữ theo 3 kênh: Red, Green, Blue, mỗi kênh có 256
cấp độ xám.
Mã hoá hiện nay đang được sử dụng nhiều nhất và phổ thông nhất trong các
công nghệ ảnh số là 256 cấp độ xám (8 bit), do vậy với 256 cấp độ xám mỗi pixel
được mã hoá trên 8 bit ( = 1byte).
Khi một ảnh được số hoá, tức là được biểu diễn bởi mảng hai chiều có m

hàng và n cột đồng thời gắn với mỗi pixel có 256 mức xám. Ma trận độ xám của
các pixel B(m,n) có dạng:












),( )2,()1,(

),2( )2,2()1,2(
),1( )2,1()1,1(
nmBmBmB
nBBB
nBBB
(3.3)
Trong công thức (3.3) mỗi pixel có một giá trị độ xám B và có vị trí tính theo
hàng – cột. Số hàng được tính từ 1 đến m, số cộ được tính từ 1 đến n.
Độ lớn của mỗi file ảnh quét có thể tính bằng công thức:
Dung lượng (bytes) =

×
i
p

n
8
(3.4)
Trong đó: n: số bit dùng lưu ảnh (7 bit, 8 bit, 16 bit, )
8: 8 bit = 1 byte


i
p
: tổng số pixel (điểm ảnh) của một tấm ảnh.
Ví dụ: Một tấm ảnh hàng không dạng trắng đen có kích thước 23cmx23cm được
quét với độ phân giải 23
m
µ
và lưu ở 8 bit có dung lượng:
Dung lượng (bytes) =
)(4,9510
10.23
10.23
10.23
10.23
8
8
8
6
2
6
2
MegabytesMBbytes
m

m
m
m
==






×




Nếu lưu tờ ảnh màu với độ phân giả tương tự, kích thước file ảnh số là:
95,4 x 3 = 286,2 Mb.
22
3.2.2 Kỹ thuật nâng cao chất lượng ảnh
Một số công đoạn xử lý ảnh trong đo vẽ ảnh số thường sử dụng các kỹ
thuật nâng cao chất lượng ảnh. Các kỹ thuật này áp dụng các thuật toán xử lý
thông tin bức xạ của dữ liệu ảnh số nhằm làm nổi bật các đối tượng cần quan tâm
và giúp cho việc giải đoán bằng mắt hoặc bằng máy móc được thực hiện dễ dàng
và chính xác hơn. Trong đo vẽ ảnh số thì các kỹ thuật thường được áp dụng nhất là
thu phóng ảnh và biến đổi độ tương phản. Người thao tác có thể thu nhỏ ảnh để
xem xét hình ảnh một cách tổng quát hoặc để xác định các vùng phân bố chuẩn
của điểm tăng dày trên ảnh. Anh phóng to có thể giúp người thao tác chọn và đo
điểm chính xác hơn. Để xác định các điểm cùng tên một cách chính xác và tránh
nhầm lẫn khi chọn các điểm này người thao tác có thể phải kết hợp tất cả các kỹ
thuật như: phóng to, thu nhỏ, biến đổi độ tương phản.

3.2.2.1 Thu phóng ảnh số
Trong đo vẽ ảnh số thường phải hiển thị trên màn hình máy tính toàn cảnh
của một ảnh để có thể xác định tọa độ hàng cột của một phần hình ảnh chứa đựng
khu vực đo vẽ. Mỗi một file ảnh số bao gồm rất nhiều hàng và cột của các pixel
tuỳ theo độ phân giải ảnh quét. Tuy nhiên hầu hết các hệ thống xử lý ảnh số hiện
nay chỉ hiển thị trên màn hình một hình ảnh có kích thước không lớn hơn
1024x1024 pixel trong một lần (Jensen, 1996). Do đó sẽ rất bổ ích nếu có một
thuật toán đơn giản để làm giảm kích thước của file ảnh ban đầu sao cho chỉ cần
một lần hiển thị cũng có thể hiển thị toàn bộ tờ ảnh. Để thu nhỏ một file ảnh số
xuống còn 1/m
2
dung lượng ban đầu thì cứ m hàng lài có 1 hàng được chọn và cứ
n cột lại có 1 cộ được chọn để hiển thị lên màn hình. Ở hình 5, để giảm 1 file ảnh
xuống còn ¼ dung lượng ban đầu thì cứ 2 hàng và 2 cột thì có 1 hàng và 1 cột
được chọn để hiển thị. Trong hình 5, nếu tính từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
thì các pixel có vị trí hàng – cột lẻ được chọn và hiển thị (các pixel tô đậm hình
bên trái được chọn và hiển thị như hình phải). Bằng kỹ thuật thu nhỏ hình ảnh,
chúng ta có thể xem xét được toàn bộ hình ảnh của một khu vực một cách tổng
quát.
23
Hình 5: Sự biến đổi thu nhỏ hình ảnh còn 25% so với ảnh nguyên thủy
Hình 6: Giá trị độ xám các pixel trong ảnh nguyên thủy và ảnh phóng đại 2 lần
Nếu thu nhỏ một ảnh thì phải xóa đi một số hàng, cột thì để phóng to phải
thêm vào ảnh nguyên thủy một số hàng, cột (hình 6). Kỹ thuật phóng to hình ảnh
thông thường áp dụng cho mục đích giải đoán bằng mắt. Trong xử lý ảnh số, ảnh
phóng đại làm kích thước của pixel tăng lên nhiều lần. Nếu tỷ lệ phóng đại là k thì
mỗi pixel trên ảnh nguyên thủy sẽ được thay thế bởi một khối với kxk pixel, tất cả
pixel trong khối này đều có cùng một độ xám của pixel trên ảnh nguyên thủy.
Hình ảnh phóng đại có thể giúp người giải đoán phân tích kỹ các chi tiết của một
pixel.

24
3.2.2.2 Biến đổi độ tương phản
Các bộ cảm biến (sensor) ghi lại các tia phản xạ và bức xạ từ các vật chất
trên mặt đất. Thực tế một vật có thể có năng lượng phản xạ rất mạnh ở một bước
sóng nào đó, trong khi đó những vật chất khác có thể lại có năng lượng phản xạ rất
yếu ở chính bước sóng đó. Điều đó dẫn đến sự tương phản giữa hai lọai vật chất
khi được ghi nhận bởi một máy cảm biến. Tuy nhiên, trong thực tế, một số đối
tượng có độ sáng tương tự như nhau ở vùng nhìn thấy và hồng ngoại gần, kết quả
là hình ảnh có độ tương phản thấp. Thêm nữa, bên cạnh đặc điểm có độ phản xạ
thấp của thực vật thì những tác động nhân tạo cũng làm cho vật chất có độ phản xạ
thấp (Jensen, 1996).
Ở các nước đang phát triển, nhân dân hay dùng các vật liệu tự nhiên( gỗ,
đất, ) xây dựng nhà ở vùng đô thị. Kết quả là trên ảnh vùng đô thị của các nước
đang phát triển thường có độ tương phản thấp hơn so với vùng đô thị của các nước
phát triển, vì vùng đô thị của các nước phát triển sửng dụng các vật liệu xây dựng
như gạch, nhựa đường,… Như vậy, các vật liệu thực vật là yếu tố quan trọng có
tác động đến độ tương phản của ảnh.
3.2.2.3 Tăng cường độ tương phản theo tuyến
Tăng cường độ tương phản theo tuyến là quá trình biến đổi độ tương phản
nhằm mở rộng khoảng độ sáng của thông tin ban đầu và sản phẩm đưa ra có dải độ
sáng rộng hơn.
Với ảnh nguyên thủy thường khó phân biệt các đối tượng trên ảnh song lại
dễ dàng phân tích ở ảnh đã tăng cường. Kỹ thuật tăng cường độ tương phản theo
tuyến áp dụng tốt nhất trên các ảnh có histogram phân bố theo Gaussian và cận
Gaussian, khi toàn bộ giá trị độ sáng nói chung nằm trong một dải tương đối hẹp
của biểu đồ và chỉ thấy rõ trên biểu đồ một điểm cực đại (Jensen, 1996). Tuy
nhiên, trường hợp các ảnh có biểu đồ độ xám phân bố theo Gaussian và cận
Gaussian xuất hiện tương đối ít, đặc biệt đối với của các vùng có chứa các đối
tượng đất và nước với diện tích rộng, ảnh của các vùng này thường có biểu đồ độ
xám với hai điểm cực đại hoặc nhiều hơn. Để tăng cường độ tương phản theo

25

×