Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.24 KB, 10 trang )

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính - tín dụng. Các tổ chức tài
chính - tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại
thương và thanh toán quốc tế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà
còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và
các quan hệ khác giữa các nước.
Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanh
toán quốc tế, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội… là
rất cấp bách, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu chỉ dựa vào tiềm lực sẵn
có của đất nước thì không thể giải quyết được những vấn đề này. Vì vậy, muốn đưa
đất nước phát triển trên tầm quốc tế chỉ có một cách duy nhất là hội nhập kinh tế
quốc tế. Trong đó, việc gia nhập các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế có ý nghĩa
rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do đó,
các quốc gia đều có xu hướng gia nhập các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế với
mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ về
vốn và kỹ thuật từ các nước phát triển khác.
Việt Nam là một nước đang phát triển nên cũng tồn tại những nhu cầu về vốn,
kỹ thuật… Đây là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng của quá trình phát
triển đất nước. Từ đó đặt ra cho Việt Nam yêu cầu phải gia nhập các tổ chức tài
chính - tín dụng quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Các tổ chức tài chính -
tín dụng quốc tế”. Trong đó, chúng tôi chỉ tập trung vào ba tổ chức là Quỹ tiền tệ
quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu vì ba tổ chức này có
sức ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đối với việc giải quyết các nhu cầu về vốn, kỹ
thuật… của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hy vọng bài nghiên cứu này sẽ đem lại cho các bạn những kiến thức bổ ích,
giúp các bạn hiểu thêm phần nào về các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế. Trong
quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức, song không thể không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của
cô và tất cả các bạn để bài tiểu luận có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.



PHẦN II: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG QUỐC TẾ
1. Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn
cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và
giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Đây là một tổ chức tiền tệ, tín dụng liên chính phủ được thành lập trên cơ sở
Nghị quyết của Hội nghị quốc tế và tiền tệ, tài chính của Liên hợp quốc. Hội nghị
diễn ra vào năm 1944 tại Bretton Wood sự tham gia của 44 nước. Hội nghị đã
thành lập IMF dựa trên sự phối hợp hai dự án: dự án Keynes và dự án White. Từ
ngày 1/3/1947 IMF chính thức đi vào hoạt động như là một cơ quan chuyên môn
của Liên hợp quốc (United Nations), với 49 nước hội viên.
Trong tổ chức và cơ chế ban đầu của IMF có nhiều nhược điểm. Trải qua các
thời kì biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng
phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỉ giá hối đoái và đấu
tranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử. Sự sụp đổ của hệ thống
tỉ giá hối đoái cố định đặt ra sau chiến tranh bắt buộc phải thay đổi quy chế của
IMF. Tháng 6/1967, Hội đồng Thống đốc IMF đã họp và chấp nhận nguyên tắc tạo
ra một loại dự trữ quốc tế mới là SDR (Special drawing right).
Trụ sở chính của IMF đặt tại Washington D.C. Hiện nay, số lượng thành viên
của IMF đã lên đến 187 quốc gia. Số lượng thành viên của IMF tăng đều đặn,
không có biến động chứng tỏ uy tín của IMF ngày càng được củng cố.
Chính quyền Sài Gòn tham gia IMF từ ngày 18/08/1956. Sau khi đất nước
thống nhất, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản hội viên từ ngày
21/06/1976. Hiện nay tổng số cổ phần của Việt Nam tại IMF là 460,7 triệu SDR.
1.2 Mục đích, đặc điểm hoạt động của IMF
Mục đích thành lập IMF là nhằm kêu gọi, khuyến cáo sự hợp tác quốc tế về
tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ nhằm tránh sự phá giá tiền tệ
do cạnh tranh giữa các quốc gia, thiết lập hệ thống thanh toán đa phương, cung ứng

cho các quốc gia hội viên ngoại tệ cần thiết để quân bình hoặc giảm bớt thiếu hụt
trong cán cân thanh toán quốc tế.
Khi gia nhập IMF, mỗi nước phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là
phí hội viên. Tuy nhiên, khoản đóng này chỉ được thực hiện khi quỹ có nhu cầu.
Tổng nguồn vốn của IMF chia làm hai bộ phận: vốn pháp định và vốn tích
luỹ. Vốn pháp định do các quốc gia hội viên đóng góp theo nguyên tắc:
• 1/4 phần đóng góp của quốc gia hội viên bằng
vàng hoặc Mỹ kim.
• 3/4 còn lại đóng góp bằng bản tệ.
• Phần đóng góp của quốc gia hội viên không
đồng đều, tuỳ theo vị trí, tầm quan trọng của quốc gia đó.
Vào cuối năm 2009, tổng số vốn của IMF lên đến 214,4 tỷ SDR, tương đương
với 325 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ chiếm 18,38% cổ phần, Nhật Bản 5,7%, Cộng
hoà Liên bang Đức 5,7%, Pháp 5,1%, Anh 5,1%.
Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
• Thứ nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra
cho các nước thành viên vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính.
• Thứ hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước
thành viên được vay và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng
thời kỳ cho các nước thành viên.
• Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền
bỏ phiếu của nước thành viên.
Với sự đóng góp của các quốc gia hội viên IMF tạo lập được số trữ kim bằng
vàng và các loại tiền tệ trên thế giới. Quỹ này có thể cho các quốc gia nào thiếu hụt
trong cán cân thanh toán quốc tế vay.
Hàng năm, IMF thường gửi chuyên viên tới các quốc gia thiếu hụt trong cán
cân thanh toán quốc tế hay thiếu hụt ngoại tệ để tư vấn cho các quốc gia này áp
dụng các biện pháp cần thiết nhằm cải thiện tình hình tiền tệ của họ.
1.3 Chức năng cơ bản của IMF
1.3.1 Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các nước

thành viên
Theo Hiệp định của IMF: “Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép
diễn ra trên lãnh thổ của nước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền
của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt
không quá 1% chế độ đồng giá.”
Hệ thống tiền tệ mà IMF quản lý từ năm 1978 đến nay được gọi là hệ thống tỷ
giá thả nổi có quản lý. Theo cơ chế này, IMF có vai trò lớn tác động đến chính sách
quản lý tỷ giá của các nước thông qua các điều kiện tín dụng. Mặc dù quản lý hệ
thống tiền tệ bằng nhiều cách gián tiếp nhưng IMF đã thực hiện chức năng này một
cách có hiệu quả.
1.3.2 Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân
thanh toán
Để thực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ
quốc tế, IMF đã cung cấp cho các nước thành viên các khoản tín dụng khi họ gặp
khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. Khi một nước rơi vào tình trạng này buộc
họ phải giảm dự trữ ngoại hối hoặc đi vay để tài trợ cho các hoạt động này. Hậu
quả là các nước đó phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng về tỷ giá hối đoái. Đây
chính là lúc IMF thực hiện chức năng của mình. Nếu gặp khó khăn về cán cân
thanh toán, nước đó có thể lập tức rút lại 25% phần vốn góp của mình bằng vàng
hoặc ngoại tệ có thể chuyển đổi.
1.3.3 Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của
các nước thành viên
Theo Hiệp định thành lập thì mục tiêu và hoạt động trọng tâm của IMF là
“thực hiện sự giám sát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của các nước thành viên”. Đồng thời
IMF có quyền áp dụng các nguyên tắc cụ thể để hướng dẫn các thành viên trên cơ
sở tôn trọng chính sách của họ. Để thực hiện chức năng này, IMF tiến hành kiểm
tra các vấn đề tiền tệ quốc tế và phân tích các khía cạnh của chính sách đó có thể
tạo ra tác động đến hệ thống tỷ giá hối đoái.
Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịp thời và hiệu
quả đã tăng lên do nhiều chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế: tăng trưởng nhanh

chóng của thị trường vốn tư nhân, hội nhập khu vực và thế giới, gia tăng, chỉnh đốn
tài khoản vãng lai và cải cách kinh tế theo hướng trị trường của nhiều nước.
1.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều
hành, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ.
Hội đồng Thống đốc là bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF. Hội đồng
Thống đốc bao gồm các Thống đốc (thường là Thống đốc Ngân hàng Trung ương
hoặc Bộ trưởng Tài chính) và một Thống đốc phụ khuyết do từng nước hội viên
IMF bổ nhiệm. Hội đồng Thống đốc IMF họp Hội nghị thường niên kết hợp với
Hội nghị thường niên của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Thế giới.
Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế trước đây gọi là Ủy ban Lâm thời, do Hội
đồng Thống đốc IMF thành lập vào tháng 10/1974 với chức năng là để tư vấn cho
các Thống đốc về các vấn đề tiền tệ quốc tế. Mỗi thành viên trong số 24 thành viên
của Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế cũng là Thống đốc tại IMF, một Bộ trưởng
hay một quan chức có chức vụ tương đương.
Ban Giám đốc Điều hành gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc
điều hành, trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất
tại Quỹ (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp) và 19 Giám đốc điều hành đại diện cho các
nhóm nước có đặc điểm giống nhau về kinh tế địa lý, văn hóa, trừ Nga và Trung
quốc có Giám đốc điều hành riêng.
Tổng Giám đốc do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên
là 5 năm. Tổng Giám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy
ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển. Ngoài ra, Tổng Giám đốc còn
phụ trách các cán bộ IMF. Mỗi Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ chủ trì các buổi
họp của Ban Giám đốc Điều hành và duy trì các mối liên hệ với các quan chức
Chính phủ của nước hội viên, với các Giám đốc Điều hành, với các cơ quan thông
tin và các tổ chức khác.
Cán bộ Quỹ: có khoảng 2600 cán bộ từ hơn 100 nước, được tổ chức thành:
• 5 Vụ khu vực (Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung đông
và Trung Á, Vụ Châu Á Thái Bình Dương và Vụ Tây Bán cầu).

• 9 Vụ chức năng và nghiệp vụ đặc biệt (Vụ Tài chính, Vụ
Các vấn đề ngân sách, Học viện IMF, Vụ Thị trường vốn quốc tế, Vụ Pháp luật, Vụ
các Hệ thống Tài chính Tiền tệ, Vụ Kiểm điểm và Xây dựng Chính sách, Vụ
Nghiên cứu, Vụ Thống kê).
• 3 Vụ về thông tin liên lạc (Vụ Đối ngoại, Văn phòng thông
tin liên lạc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Văn phòng Quỹ tại Liên Hợp Quốc).
• 3 Bộ phận giúp việc (Vụ thư ký, Vụ Nguồn nhân lực, và
Vụ Dịch vụ Tổng hợp và Công nghệ).
Ngoài ra, IMF có hơn 60 Văn phòng đại diện tại nhiều nước thế giới có trách
nhiệm báo cáo cho các Vụ khu vực tương ứng.
2. Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB)
2.1 Hoàn cảnh ra đời
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế, nơi cung
cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông
qua các chương trình vay vốn. WB được thành lập năm 1944 tại Bretton Wood.
Mục tiêu chính của WB là giảm nghèo và cải thiện đời sống của người dân ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình.
Ngân hàng Thế giới trên thực tế bao gồm 5 tổ chức:
• Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) thành lập
ngày 17/02/1945 theo tinh thần Hiệp ước Bretton Wood và bắt đầu đi vào hoạt
động từ năm 1946. IBRD hiện có 187 quốc gia thành viên.
• Công ty tài chính quốc tế (IFC) thành lập năm 1955. Hiện
tại IFC có 182 quốc gia thành viên.
• Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thành lập năm 1960. Hiện
tại IDA có 169 quốc gia thành viên.
• Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID)
thành lập năm 1966. Hiện tại ICSID có 144 quốc gia thành viên.
• Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) thành lập
năm 1988. Hiện tại MIGA có 175 quốc gia thành viên.
Trụ sở chính của WB đặt tại Washington D.C. Hiện nay, số lượng thành viên

của WB lên tới 187 quốc gia.
Chính quyền Sài Gòn là hội viên của cả ba tổ chức IBRD, IFC và IDA của
WB với tổng số vốn đóng góp là 8,5 triệu USD. Năm 1976 Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam tiếp quản chân hội viên của chính quyền Sài Gòn. Tại IBRD Việt
Nam là thành viên nhóm 10 quốc gia gồm: Phi-gi, Indonesia, Lào, Singapore,
Malaysia, Mianma, Nepan, Thái Lan, Công gô và Việt Nam. Các nước trong nhóm
luân phiên cử giám đốc và phó giám đốc điều hành của nhóm.

×