Tải bản đầy đủ (.doc) (257 trang)

Tài liệu Những vấn đề địa lý kinh tế hiện nay trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 257 trang )

Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI ................. 4
Các trường phái khoa học truyền thống lịch sử .......................................................................... 4
Những tìm tòi các tính quy luật về không gian .......................................................................... 8
Sự phân tích tổ chức không gian .............................................................................................. 15
Những vấn đề phân bố dân cư ................................................................................................. 20
Địa lý thành phố trên thế giới .................................................................................................. 22
Công nghiệp hoá và địa lý kinh tế ........................................................................................... 24
Những vấn đề địa lý của việc phát triển nông nghiệp .............................................................. 26
Những vấn đề địa lý giao thông vận tải hiện nay ..................................................................... 28
Những lĩnh vực mới của địa lý ktế trên thế giới........................................................................ 32
Phân tích vùng và quy hoạch vùng. ......................................................................................... 33
Công tác dự báo địa lý KT và các dự báo phát triển địa lý. ...................................................... 41
Những đề nghị và tiếp tục phát triển địa lí học........................................................................ 42
CHƯƠNG II - VẤN ĐỀ TƯƠNG TÁC GIỮA TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT XÃ HỘI............. 45
Những luận cứ xuất phát.......................................................................................................... 45
Những phạm vi cơ bản của khái niệm . ................................................................................... 47
Vấn đề môi trường xung quanh ............................................................................................... 50
Triển khai sơ đồ, mô hình của hệ thống lãnh thổ tự nhiên ....................................................... 57
Triển khai sơ đồ mô hình sản xuất theo lãnh thổ....................................................................... 60
Tác động của sản xuất xã hội tới tự nhiên ................................................................................ 69
Ảnh hưởng của môi trường xung quanh tới sản xuất xã hội và đời sống con người................ 74
Tính toán những hiện tượng cực đoan của tự nhiên trong sự phát triển sản xuất xã hội.... 76
Tối ưu hóa môi truờng xung quanh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa............................................ 77
CHƯƠNG III - NHỮNG VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO LÃNH THỔ ............... 83
Ý nghĩa của việc nghiên cứu phân công lao động theo lãnh thổ đối với Địa lí kinh tế ..... 83
Hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ: ............................................................................ 86
Giao thông vận tải và sự phân công lao động theo lãnh thổ...................................................... 88
Tập trung sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ ......................................................... 91


Phân công lao động theo lãnh thổ và môi trường xung quanh. ................................................. 92
Vai trò của các nguồn lao động. .............................................................................................. 95
Các dạng phân công lao động theo lãnh thổ. ............................................................................ 96
Qui mô của phân công lao động theo lãnh thổ. ........................................................................ 97
Phân công lao động giữa các nước XHCN .............................................................................. 99
Phân công lao động theo lãnh thổ và sự tạo vùng. ................................................................. 103
Những chỉ số cơ bản của chuyên môn hoá vùng. ................................................................... 107
Những vấn đề phân loại các thành phố theo sự tham gia của các thành phố ấy vào phân
công lao động theo lãnh thổ.................................................................................................... 109
CHƯƠNG IV - TỔ CHỨC XÃ HỘI THEO LÃNH THỔ ........................................................ 114
Sự thống nhât giữa chế độ xã hội và tổ chức xã hội theo lãnh thổ. ........................................ 114
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tổ chức xã hội theo lãnh thổ. .............................. 116
Thành phố tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn của tổ chức thành phố, tìm kiếm cách giải quyết
mới. ....................................................................................................................................... 119
Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa và tổ chức xã hội theo lãnh thổ riêng cho nên sản xuất ấy.
... 121
Phân bố sản xuất dưới chế độ xã hội chủ nghĩa...................................................................... 126
1
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
Tổ chức thành phố theo lãnh thổ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ............................................ 142
Lí thuyết hội tụ về vấn đề tổ chức lãnh thổ trong địa lí khinh tế tư sản ................................. 145
CHƯƠNG V - NHỮNG VẤN ĐỀ PHÂN VÙNG KINH TẾ.................................................... 150
Những vẫn đề phân vùng trên thế giới hiện nay..................................................................... 150
Phân dị địa lí và phân vùng.................................................................................................... 152
Vùng như là một hệ thống trong một hệ thống lớn hơn ......................................................... 155
Vùng kinh tế, tính năng động và tính ổn định của vùng.......................................................... 157
Những vấn đề phân vùng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ
nghĩa ..................................................................................................................................... 162
Cơ cấu lãnh thổ của vùng ...................................................................................................... 166
Tính tổng hợp của sự phát triển vùng kinh tế ......................................................................... 168

Tổng hợp thể sản xuất theo lãnh thổ và vùng kinh tế ............................................................. 169
Mô hình hoá các vùng kinh tế và các tổng hợp thể sản xuất theo lãnh thổ ............................ 172
Phân vùng kinh tế và điều khiển............................................................................................. 175
CHƯƠNG VI - NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ KINH TẾ ................................................................. 181
Những đặc điểm của nghiên cứu địa lý kinh tế. ..................................................................... 181
Phân tích các quan hệ không gian và thời gian trong nghiên cứu địa lý kinh tế .................... 184
Nghiên cứu thực địa............................................................................................................... 188
Nghiên cứu xí nghiệp............................................................................................................. 189
Nghiên cứu điểm kinh tế và hệ thống cơ sở sản xuất ............................................................. 192
Nghiên cứu các điểm dân cư.................................................................................................. 195
Nghiên cứu các hệ thống dân cư............................................................................................. 198
Nghiên cứu các cụm công nghiệp........................................................................................... 199
Nghiên cứu giao thông vận tải................................................................................................ 202
Nghiên cứu vùng kinh tế........................................................................................................ 205
Nghiên cứu cả nước .............................................................................................................. 208
Phương pháp nghiên cứu so sánh .......................................................................................... 209
Vai trò của địa đồ học, kinh tế - xã hội trong nghiên cứu địa lí kinh tế ................................. 212
Chụp ảnh từ vũ trụ đối với địa lí kinh tế................................................................................. 214
Những phương pháp toán học trong nghiên cứu địa lý kinh tế và vai trò của chúng trong
việc đổi mới những phương pháp truyền thống...................................................................... 217
CHƯƠNG VII - Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỊA LÝ KINH TẾ ......................................... 218
Ý nghĩa thực tiễn của địa lý kinh tế hiện nay ......................................................................... 218
Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá địa lý kinh tế các điều kiện tự nhiên và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên................................................................................................................. 222
Ý nghĩa thực tiễn của địa lí dân cư ........................................................................................ 225
Địa lí kinh tế và xây dựng thành phố...................................................................................... 229
Vai trò trong phát triển công nghiệp....................................................................................... 231
Vai trò trong phát triển nông nghiệp....................................................................................... 233
Vai trò trong phat triển lâm nghiệp......................................................................................... 236
Vai trò trong sử dụng các nguồn hải sản ................................................................................ 237

Vai trò trong phát triển giao thông ......................................................................................... 238
Vai trò trong phát triển khu vực phục vụ................................................................................ 240
Vai trò trong phát triển xây dựng ........................................................................................... 241
Địa lý kinh tế và kế hoạch hóa lãnh thổ.................................................................................. 242
CHƯƠNG VIII - TRIỂN VỌNG CỦA ĐỊA LÝ KINH TẾ....................................................... 246
Sự phát triển địa lý kinh tế theo chiều rộng............................................................................ 246
Sự phát triển của địa lý kinh tế theo chiều sâu ....................................................................... 249
Dự báo trong địa lý kinh tế. ................................................................................................... 251
Tăng cường lực lượng: những phương hướng chính. ............................................................ 253
2
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
3
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ HIỆN NAY
TRÊN THẾ GIỚI
Các trường phái khoa học truyền thống và lịch sử. Những tìm tòi về quy luật không
gian, phân tích tổ chức lãnh thổ không gian. Những vấn đề về địa lí dân cư. Địa lí thành
phố trên thế giới. CNH và địa lý kinh tế. Những vấn đề địa lý của sự phát triển nông
nghiệp. Những vấn đề địa lý GTVT hiện nay. Những
lĩnh vực mới của địa lý kinh tế trên
TG. Phân tích vùng và quy hoach vùng.
Công tác dự báo địa lý kinh tế và các dự báo phát
triển địa lý học.
Địa lý kinh tế học trên thế giới rất khác nhau. Nguyên nhân của sự khác nhau
đó không phải chỉ do sự khác biệt xã hội giữa các nước đó xuất hiện các trường phái
khoa học về địa lý có tính dân tộc riêng biệt, mà vì những truyền thống lịch sử, những
nhiệm vụ thực tiễn, những lợi ích của các nhà bác học. Có một vài đề tài lớn của địa
lý kinh tế được nghiên cứu chủ yếu ở một số nước nào đó hoặc bao trùm phần lớn các
nước trên thế giới. Chương này sẽ nghiên cứu những đề tài chủ yếu nhất trong số đó
và nêu rõ, các vấn đề khoa học thực tiễn ra vũ đài thế giới như thế nào, trở thành có

tính chất toàn cầu như thế nào, và được khoa học địa lý kinh tế trên thế giới nhìn
nhận ra sao.
Các trường phái khoa học truyền thống lịch sử
Phải cho rằng việc đề ra nguyên tắc truyền thống trong khoa học địa lý là một
thành tựu khoa học to lớn. Nguyên tắc đó đã được V.N. Tachisep, M.V.Lômônôxôp,
A.Humbold áp dụng vào khoa học. Nhưng trong một thời gian dài, nó được áp dụng
nhiều vào các khoa học địa lý tự nhiên hơn là khoa học xã hội. Điều khó khăn là
không đủ số lượng tài liệu so sánh để có thể vạch ra những tính quy luật không gian
và thời gian trong tổ chức sản xuất và đời sống con người theo lãnh thổ, thiếu một
phương pháp đã được nghiên cứu và những quan niệm hoàn chỉnh. Trong khi đó việc
4
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
xác định các tính quy luật về không gian và thời gian trong lĩnh vực tác động qua lại
giữa thiên nhiên và xã hội vạch ra quá trình khai thác lãnh thổ, xây dựng mạng lưới
vùng dân cư, hình thành các cảnh quan văn hoá, tập trung theo lanhc thổ các giá trị
vật chất và tinh thần, thì không những có ý nghĩa khoa học, mà còn có ý nghĩa thực
tiễn hàng đầu. Chính hiện nay, khi vai trò của dự báo dài hạn trở nên to lớn như vậy,
thì khoa học càng muốn ra sức hiểu sâu hơn về quá khứ. Đối với địa lý kinh tế, đó là
một quá khứ nghiên vật chất hoá, đã để lại những vùng dân cư, những đường sá,
những thói quen lao động và kinh nghiệm của nhân dân, những cảnh quan văn hoá,
những đất đai nông nghiệp và những giá trị vật chất khác do con người tạo nên, hợp
thành những bộ phận nào đó của lãnh thổ của lực lượng sản xuất hiện nay.
Trong khoa học hiện nay đã hình thành ba trường phái địa lý lịch sử Liên Xô, Mỹ
(K.Zaure), Anh (H.Đarby).
Karl Zauer nhận các học vị ở Mỹ và Đức. Từ năm 1923 ông đã giảng dạy tại
trường đại học tổng hợp Berkeley (Cali-fornia), ở đó ông ta xây dựng một trường
phái khoa học nổi tiếng trên thế giới. Bản chất quan niệm của ông là, địa lý học
không chỉ nghiên cứu sự phụ thuộc của đời sống con người voà môi trường thiên
nhiên, mà cả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả các sinh vật sống, tức địa lý học là
môn sinh thái học chung nhất. Trong quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đó con người đóng

vai trò chủ đạo. K.Zaure viết trong cuốn sách "Nguồn gôc và tính phổ biến của nông
nghiệp" rằng: "Nhà địa lý chân chính bao giờ cũng phải nghiên cứu những kỹ năng
mà con người có được, và nghiên cứu nhãng đối tượng hữu sinh cũng như vô sinh -
tức toàn bộ môi trường mà nó áp dụng những kỹ năng đó". Nhà địa lý chú ý khám
phá những loại hình khác nhau nhưng có liên quan với nhau của đời sống dưới dạng
mà chúng đã hình thành trên thế giới-các khu vực văn hóa. Những loại hình đó rất lý
thú và quan trọng, nếu như chúng ta biết chúng đã ra đời như thế nào. Tuy nhiên, nhà
địa lý phải "nghiên cứu sự phân bố trên bề mặt Trái đất những kỹ năng của dân cư và
những tác phẩm do con người làm ra để biế từ đâu mà chúng sinh ra và phổ biến như
thế nào, để xác định điều chủ yếu trong quan hệ của chúng với môi trường văn hoá và
thiên nhiên".
5
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
Muốn trả lời vấn đề các trung tâm (các vùng) phát sinh và những con đường lan
tràn của con người, kỹ năng của họ, các kiến thức, thành quả lao động, cần phải đi sâu voà
quá khứ, điều mà khoa học hiểu biết còn ít và không thể tái tạo bằng thực
nghiệm.
Những điều kiện quá khứ khác hẳn so với những điều kiện hiện nay cần
đựơc tái tạo,
cần phải so sánh lịch sử tự nhiên với lịch sử xã hội. Trong tiến trình lịch sử xã hội. kiến
thức cnàg mở rộng thì việc sử dụng tài nguyên càng nhiều và theo ya kiên của K.Zaure,
phần lớn đó là kết quả của kiến thức.
K.Zauer đua ra thuật ngữ innovation (cái mới) mà sau đó như ta sẽ thấy dưới đây,
các nhà địa lý "toán học", trước hết là nhà bác học Thuỵ Điển T.Hagerstend, đã tìm cách
phổ biến nó. Ở K.Zaure, người ta còn gặp thuật ngữ diffusion innovation (sự phổ biến cái
mới), mà sau này được chứng minh bằng toán học.
K.auer suy nghĩ rằng: Phải chăng con người đã vượt quá bản thân mình trong
quá trình biến đổi môi trường hữu cơ chung quanh, và phải chăng "trật tự mới", mà
con người thiệt lập trong thiên nhiên, có thể kết thúc một cách bi thảm?. Ông ta
nghiên cứu các trung tâm phát sinh cây trông và gia súc, và con đường phổ biến

chúng trên bề mặt trái đất, và rồi cuối cùng điều đó cũng đã đưa ông ta đến chỗ phân
tích mức độ khai thác bề mặt Trái đất về nông nghiệp hiện nay. Trên một chừng mực
nào đó, tác phẩm của K.Zauer có tính chất tương đồng với các công trình nổi tiếng
toàn thế giới của N.N.Vavilôp (Zauer có trích dẫn những tác phẩm đó trong sách của
mình). Những N.N.Vavilôp không có khả năng dành hoàn toàn thơid gian của mình
cho lịch sử các trung tâm và những con đường phổ biênd các cây trồng. Ông chỉ có
thế nghiên cứu các mặt sinh học và nông học của đề tài rộng lớn đó (mặt dù trong các
tác phẩm của ông có nhiều câu chuyện ngoài lề về địa lý lịch sử lý thú). Trong khi đó,
K.Zauer đi theo con đường nghiên cứu địa lý lịch sử nhiều hơn, bằng cách thu thập nhiều
tài liệu sinh thái thực vật và sinh thái động vật do đó mở đường phát triển sinh thái học con
người.
Trường phái khoa học truyền thống lịch sử của Anh do Henri Đarby, người
lãnh đạo môn địa lý của trường đại học tổng hợp Cambridge sáng lập. Ông đã tái tạo
lại cảnh quan văn hoá của quá khứ một cách có hệ thống, trên cơ sở những tài liệu
lịch sử, để chứng minh rằng những thuộc tính mới của chúng ta đã được tích luỹ như
6
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
thế nào trong quá trình lịch sử, dưới ảnh hưởng của lao động con người. Nhà cách mạng
dân chủ Nga Đ.I.Pixarep đã từng phát biểu ý kiến rằng ở Anh, lao động của nhiều thế hệ
đã được đưa vào môi trường địa lý, như gửi vào "quỹ tiết kiệm" và qua những đặc tính mới
của nó mà tác động đến đời sống của những thế hệ hiện nay. Có thể không biết cả đến tác
phẩm của Đ.I.Pixarep, H.Đarby đã vach ra tình hình đó và nhờ phương pháp truyền thống
lịch sử hiện đại.
Ở Anh bắt đầu áp dụng phương pháp chụp ảnh bằng máy bay trong những
công
trình nghiên cứu địa lý lịch sử, R.A.French, học trò của H.Đarley và thực tập sinh trường
đại học tổng hợp Maxcơva đã áp dụng các phương pháp đề xuất ở Anh vào việc nghiên
cứu các vùng Priniatxk Pôlêxie (ở Biêlô-ruxia) và đã công bố một loạt các công trình về
đề tài này , mà về sau đã cho phép ông tổng kết các công trình nghiên cứu về địa lý lịch sử
ở Liên Xô

Đ.Stemp, người đã trình bày lịch sử sử dụng ruộng đất ở Anh, cũng hoạt động theo
phương hướng đó.
Đấy là những tư tưởng hiện đại trong những lĩnh vực địa lý lịch sử. Những
những tư tưởng sáng tạo của các nhà bác học trong điều kiện xã hội TBCN thường
xuyên bị xuyên tạc và được giải thích theo lợi ích của các giới phản động. Chuyện đó
cũng xảy ra với tư tưởng của K.Zaure và một số nhà bác học nghiên cứu "sinh thái
học con người". Bản thân tư tưởng nghiên cứu những liên hệ phát sinh giữa con
người và môi trường sống chung quanh nó rất quan trọng, đặc biệt đối với y học, sinh
vật học, đối với sản xuất nông nghiệp... Nhưng dần dần một số nhà bác học bắt đầu
gán những thuộc tính và đặc điểm sống của con người như là một cơ thế nằm trong sự
tiếp xúc với một cơ thể khác, cho đời sống xã hội của nó. Thoạt nhìn, sự gán ghép đó
có vẻ "tự nhiên", và không phải ngay lập tức con người thấy rõ sự thay thế khoa học
sinh vât - tức sinh thái học - bằng một khoa học khác có tên là "sinh thái học con
người" và yêu cầu giải thích trên quan điểm sinh vật học toàn bộ lịch sử loài người,
đời sống xã hội, và dự đoán dài hạn sự phát triển của loài người.
Hình như việc thay thế dần dần và khó thấy được lịch sử xã hội theo chủ nghĩa
Mác (lịch sử sản xuất, lịch sử hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp, lịch sử phát
triển các hình thái KT - XH) bằng "sinh thái học con người" kiểu sinh vật học, cũng
7
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
đang theo đuổi một mục đích giống như nhiều ý đồ khác làm cho quần chúng nhân dân
không chú ý đến đấu tranh giai cấp, đến việc thấy thế hợp quy luật các hình thái lịch sử.
"Sinh thái học con người" muốn "cào bằng" những đối lập xã hội, với cách giải thích rằng
đó cũng là do những quy luật sinh vật học đối với toàn thế loài người, và gán cho sự phát
triển xã hội tính chất phi lịch sử.
Việc "Sinh thái học hoá" nền khoa học hiện đại đã trở nên đặc biệt mạnh mẽ do
vấn đề bảo vệ sự tinh khiết của môi trường chung quanh ngày càng gây gắt. Vấn đề đó
được đặt ra trong những năm gần đây tại nhiều hội nghị và hội thảo khoa học. Đặc biệt vào
tháng 3/1972 vấn đề đó được thảo luận tại Hội thảo quốc tế của các nhà
bác học Mác - Xít

về "Chủ nghĩa Mác - Lênin và các vấn đề môi trường chung
quanh" ở Praha. Nhiều
nhà bác học của các nước TBCN nói đến "cuộc khủng hoảng sinh thái' trong tương lai
đang đe doạ toàn thể loài người, không phân biệt chế độ xã hội. Cuộc hội thảo này đã nhấn
mạnh tính chất giai cấp của vấn đề môi trường chung quanh, chống lại "sinh thái học hoá"
cách đặt vấn đề đó.
Cần chú ý rằng "sinh thái học con người" đang vấp phải sự phản ứng của cả
một số các nhà bác học các nước TB. Thái độ của chúng ta đối với "sinh thái học con
người" là: quan điểm phi xã hội của nó đang né tránh những động lực thực sự của sự
phát triển xã hội, lẫn tránh cuộc khủng hoảng của CNTB và thắng lợi của CNXH.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình, sinh thái học đã tích luỹ được nhiều
thực tế liên quan với mặt sinh học của tác động qua lại giữa người với người (chứ
không phải xã hội) với các sinh vật chung quanh và các yếu tố khác của môi trường,
mà việc nghiên cứu tác động đó có lợi về mặt khoa học và thực tiễn.
Những tìm tòi các tính quy luật về không gian
Năm 1826, vượt lên trước tư tưởng của thời đại mình, I.G.Tunen đã lập ra mô
hinh toán học đầu tiên về không gian của hệ thống vùng nông nghiệp, đang hình
thành dưới ảnh hưởng của thành phố (trung tâm thị trường). Những mô hình không
gian về công nghiệp của W.Launhardt cũng xuất hiện trong thế kỷ trước. Người phổ
8
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
cập mô hình đó là A.Weber. Sau này người ta đã đánh giá rất cao, răng ông thậm chí đã làm
lu mờ các bậc tiền bối độc đáo hơn minh.
Vào đầu những năm 1930, hầu như cũng lúc đã xuất hiện những tác phẩm mà tác
giả là bác học Đức. Waller Christaller và A.Losch đã góp phần to lớn vào việc tìm kiếm
những quy luật về không gian của sự phát triển lực lượng sản xuất và lĩnh vực phi sản
xuất.
Tác phẩm của W.Chistaller về các địa phương trung tâm ở nam Đức, một tác
phẩm được nhiều người biết tiếng, đã xuất hiện vào năm 1993. Về lịch sử biên soạn
nó, thì chính tác giả đã kể lại trước khi chết ít lâu. Ngay từ những năm 20, tác giả đã

quan tâm đến tính chất đúng đắn nhất định của sự bố trí tương quan các điểm dân cư
và khả năng thiết kế một mạng lưới tối ưu các điểm đó (khả năng này xuất hiện khi
phân tích các tính quy luật của sự phân bố tương quan các thành phố), tức khả năng
chuyển ừt địa lý kinh tế miêu tả sang địa lý kinh tế cấu trúc. Christaller đã vạch rõ thí
nghiệm sáng tạo của mình như sau: "Tôi nối các thành phố có cùng quy mô trên bản
đồ lại bằng những đường thẳng...Qua đó bản đồ đầy rẫy những hình tam giác thường,
có cạnh bằng nhau: khoảng cách giữa các thành phố có quy mô giống nhau thì xấp xỉ
bằng nhau và tạo thành những hình sáu cạnh. Tôi đã xác định răng, ở miền Nam nước
Đức, các thành phố nhỏ thường nằm cách nhau 21km, và khoảng cách đó rất chính
xác...Rõ ràng là, để nghiên cứu về vùng, tôi đã lập một sơ đồ lý thuyết chung...(như
trong quốc gia biệt lập của Tunen)... "Nhưng tôi đi theo con đường ngược lại với
Tunen. Ông giả định thành phôg trung tâm đã được cho trước và hỏi rằng các vùng
nông nghiệp được phân bố như thế nào chung quanh nó, còn tôi lại xuất phát từ một
lãnh thổ có dân cư cho sẵn và sau đó hỏi rằng những thành phố phải được bố trí ở
đâu. Trước hêt tôi xây dựng, như ngày nay người ta thường nói, một mô hình kinh tế
trừu tượng, mặc dù trong thực tế không thầy nó ở dạng nguyên sơ ở đâu cả. Núi non,
những sự khác nhau về đất đai, mật độ dân cư khác nhau, điều kiện thu nhập khác
nhau, cơ cấu xã hội của dân cư, sự phát triển trong lịch sử và các nhân tố chính trị
làm cho các mô hình đó chênh lệch nhau...Sau đó tôi phải kiểm tra tất cả các điểm
dân cư hiện có - xem chúng có thực hiện, và thực hiện mức nào các chức năng trung
tâm đối với vùng ngoại thành, và những vùng ngoại thành đó vươn xa đến đâu...Do
9
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
đó, tôi đã dùng thuật ngữ "địa điểm trung tâm" mà cho đến ngày nay chưa được
dùng...Các nhà địa lý và kinh tế tiếp đón công trình nghiên cứu của tôi như thế nào?. Các
nhà địa lý nói: cái đó thất trừu tượng, thật là lý thuyết, đó là kinh tế, không động
đến chúng
tôi. Các nhà kinh tế thì khẳng định răng, đó là địa lý, môn học mà họ
không liên quan
gì đến. Người ta bắt đầu thừa nhậ ở Mỹ (Ullman, Harris, Berry,

Bunge), ở Hà Lan ..và
Thuỵ Điển"
Khi cuốn sách của W.Christaller ra đời (năm 1933) thì A.Losch đang giảng dạy ở
Mỹ cùng một đề tài đó mà không biết gì về tác phẩm của W.Ch. A.Losch ngạc nhiên, khi
có những thính giả ở một trong các trường đại học tổng hợp của Mỹ lại gần ông ta với
quyển sách trên tay của W.Chris trong tay và hỏi rằng có phải ông trình bày vấn đề theo
quyển đó không. W.Chris cũng thừa nhận tính đồng thời của sự phát
sinh các tư tưởng
"Điều thú vị là, hầu như cùng một lúc, không phụ thuộc vào tác
phẩm của tôi, ông Losch
ở Mỹ đã đi đến hệ thống các điểm trung tâm tương tự...Có lẽ, vấn đề "đang treo lơ lửng".
A.Losch quyết định không vội vã, và mãi đến năm 1940, quyển sách đã được suy
nghĩ kỹ của ông mới xuất bản.
Công lao của W.Christaller và A.Losch là ở chỗ các ông đã có ý định khám
phá quy luật phân bố không gian tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật
tự được tính toán trong cái đám hình như hỗn loạn của sự phân bố các thành phố và
nông thôn, sau khi đã nhận thức được quy luật khách quan, sẽ áp dụng nó vào quy
hoạch các điểm dân cư trên những lãnh thổ mới khai phá. Công lao thứ hai của hai
nhà bac học đó là ở chỗ hai ông bắt đầu nghiên cứu những đặc điểm địa lý thuộc lĩnh
vực không sản xuất, trong khi trước họ đã có những ý định xác minh quy luật phân bố
các ngành công nghiệp, nông nghiệp,...Các nhà bác học ấy xác định cấp bậc của hệ
thống lãnh thổ các điểm dân cư và mối liên hệ giữa vị trí của điểm dân cư trong hệ
thống đó với những đặc điểm chức năng của nó - cơ cấu dân cư, trình độ phục vụ dân
cư, ..Các tác phẩm của W.Chritaller và A.Losch đã mở đường cho việc nghiên cứu
các hệ thống không gian, việc tính toán chúng và sử dụng rộng rãi các phương pháp
toán học vào địa lý kinh tế.
10
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
Trên cơ sở những quan niệm lý luận và các phương pháp do W.Christaller và
A.Losch đề ra, những năm sau đó, người ta đã nghiên cứu mô hình địa lý kinh tế, mà mô

hình quan trọng nhất trong số đó sẽ được đề cập đến.
Vào đầu những năm 60, đã xuất bản một bản chỉ dẫn thư mục chuyên đề các
tác phẩm (sách và bài báo) về lý luận và ứng dụng "học thuyết về các địa điểm trung
tâm". Bản chỉ dẫn này đã nêu lên tác phẩm của gần 500 tác giả. Từ đó số lưọng tác
phẩm có khuynh hướng tăng lên nhanh chóng. Học thuyết các địa điểm về trung tâm
đã trở thành một "mốt" mới, nhưng trong những cuốn sách và bài báo viết về học
thuyết ấy thì tương đối ít những sách và bài báo có ý định nghiên cứu phê phán. Phần
lớn là gải thích những vấn đề phương pháp, "kỹ thuật" xác định các địa điểm trung
tâm và giải những bài toán dẫn xuất, và một phần nhỏ là những vấn đề về phương
pháp luận.
Cần chú ý rằng, W.Christaller và A.Losch đã xây dựng học thuyết của mình về
các địa điểm trung tâm không phải trên cơ sở khoa học địa lý kinh tế, mà là trên cơ sở
phương pháp luận của trường ơhái sinh thái học, mà như trên đã nói, cơ sở của nó là
do K.Zaure đề ra. Trong khi xác định quy luật phân bố tương quan về không gian của
các điểm dân cư, các nhà lkhoa học đã nhìn thấy cái chủ yêu đó không phải trong tổ
chức sản xuất theo không gian, do sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, mà là
trong nguyên tắc phi lịch sử "chi phí ít nhất" (năng lượng thời gian, vốn lao động). để
thoả mãn các nhu cầu của dân cư về các loại phục vụ khác nhau (thương nghiệp, y tế,
văn hoá,...). Thay cho sản xuất, những nguyên lý này đề lên hàng đầu "hành vi" của
con người như của một sinh vật, sống theo cùng một nguyên tắc như các sinh vật
khác của các hệ sinh thái, theo nguyên tắc lựa chon của quá trình "hành vi" các
khoảng cách ngắn nhất (thời gian ngắn nhất hay chi phí năng lương ngắn nhất).
A.Losch đã sử dụng rộng rãi khái niệm "cảnh quan văn hoá" (hay "cảnh quan
kinh tế") xuất phát từ những quan điểm địa lý nhân loạ của F.Ratxel. Những sự tìm
tòi các quy luật của các điểm trung tâm trên thực chất đã đưa ông ta dến những kết
luận địa lý chính trị. Ông viết rằng "xu hướng bình quân hoá quy mô của các lãnh thổ
là vốn có đối với các quốc gia, cũng như đối với các cảnh quan kinh tế", và sau đó đã
nối gót F.Ratxel và cũng như Ratxel, khẳng đinh rằng "các quốc gia đang tiến hành
11
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010

đấu tranh để bình quân hoá quy mô lãnh thổ, để đạt được trạng thái cân bằng" : "đặc điểm
của vị trí trung tâm trong điều kiện áp lực và nhượng bộ qua lại như thế đã thế
hiện giống
nhau trong cả hai trường hợp: chúng làm tăng thêm sức mạnh của kẻ
mạnh và chứa
chất sự đe doạ đối với kẻ yếu".
Như ta biết, trong khi một tổ chức một hệ thống xây dựng theo tầng bậc điểm
dân cư, xã hội không tuân theo quy luật "hành vi" sinh vạt học (sinh thái hoc) của các
cơ thể, mà tuân theo những quy luật của cơ sở kinh tế - xã hội, quy luật khai thác lãnh
thổ mới và phát triển nền kinh tế quốc dân. Sự thật nói lên rằng, những sự nhảy vọt
(đột biến) trong phát triển xã hội, kèm theo sự cải tổ mạnh mẽ tổ chức lực lượng sản
xuất theo lãnh thổ đã dẫn đến chỗ mạng lưới các điểm dân cư này chồng lên các điểm
dân cư khác. mạng lưới thành phố và các điểm dân cư khác thông thường cũng là kết
quả của sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và đầy mâu thuẫn, vì vậy không thể phản
ánh trực tiếp lĩnh vực phục vụ hiện nay, và "hành vi" của dân cư hiện nay.
Quy luật phân bố không gian tương quan của những điểm dân cư lệ thuộc nhau theo
tầng lớp mà W.Christaller và A.Losch phát biểu, không phải là chung nhất. Nó có ya nghĩa
hạn chế riêng, chỉ hoạt đọng trong những nước và những vùng có sự phân bố dân cư tương
đối đồng đều và các laọi hình kinh tế "rural" (nông thôn) và "bán rural" (ví dụ các loại
hình có tính chất an dưỡng và giải trí) chiếm ưu thế.
Tác giả của cuốn sách này đã quan sát cơ cấu của "dân cư trực giao" mà
W.Christaller và A.Losch đã khám phá ra, trong phạm vi giải đất trồng ngô ở Mỹ
(bang Illinoi) và hiểu răng điều đó đã có thể gây cho A.Losch, một ấn tượng như thế
nào trong thời kỳ ông làm việc ở Mỹ. Ở đây, trong điều kiện diện tích các trang trại
tương đối như nhau và cư dân tương đối đồng điều, các thị trấn nhỏ xuáta hiện ở xung
quanh cac trang trại và có bán kính ảnh hưởng, dân số và các dịch vụ như nhau. Rồi
đến lượt 5 hay 6 thành phố nhỏ, có những loại dịch vụ khác nhau đối với dân cư trong
trang trại và dân cư của các thị trấn nhỏ lại hướng về một thành phố trung bình,
..Toàn bộ hệ thống tâng cấp đó được xây dựng trên những quan hệ thuần tuý TBCN
là "bòn rút" từ hầu báo của các trang chủ những món thu nhập mà họ nhận được từ

100 - 200ha ruộng đất băng cách bán ngô, thịt lợn, ..Có thể so sánh một cách gượng
12
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
ép với những máy bơm công suất khác nhau, bố trí cách nhau một khaỏng cách đã
quy định chặt chẽ để hút và bơm nước hoặc dầu từ dưới đất lên chỗ cao hơn.
Thêm một ví dụ khác. Các cơ cấu "trực giao" của dân cư được nhìn thấy rất rõ
từ máy bay trên tuyến đường từ Đêli - Băngalo khi ta bay trên vùng Trung - Ấn bao
la, cư dân tương đối đồng điều. Sở dĩ có cơ cấu đó là do tính chất bảo thủ của mạng
lưới dân cư, là do, trong nhiều thập kỷ qua, phương thức tiến hành nông nghiệp vẫn
như nhau. Trên cái "biển" làng mạc đó, trong một thời kỳ dài đã nổi lên những "địa
điểm trung tâm", có những chức năng bổ sung, và giữa chúng xuất hiện những địa
điểm lớn hơn nữa,...
Các điểm dân cư trên cac vùng công nghiệp trên những lãnh thổ cư trú
mới...thì được phân bố hoàn toàn khác nhau.
Các tác phẩm của W.Christaller và A.Losch đã tạo một sức đẩy lớn cho
khuynh hướng mới trong khoa học Mỹ, Thuỵ Điển, và phần nào ở Anh, mà người ta
gọi là "kinh tế không gian", "vật lý xã hội" hay "hành vi luận không gian" (khoa học
về "hành vi không gian" của con người). Khuynh hướng mới đó khi thì gõ vào của
của địa lý học một cách dai dẳng khi thì không muốn quan hệ gì với nó. Một số đông
nhà nghiên cứu hiện nay hoạt động theo hướng đó. Họ đang tìm tòi những quy luật
phân bố không gian và tác động qua lại của những hiện tượng xã hội và kinh tế khác
nhau, chủ yếu xuất ("quy luật" (quy tắc) phụ thuộc của quy mô thành phố vào "hạng "
của nó mà G.K.Zipf đã phát biểu tính quy luật của sự phổ biến theo địa lý "những cái
mới" (kiến thức, tư tưởng, ...cũng như kiểm tra sức khoẻ), do Torsten Hagerxtend đề
ra; những công trình về địa lý thương nghiệp (trên cơ sở các quy luật thu hút cả "hành
vi" của khách hàng vào những trung tâm thương nghiệp khác nhau của Braian
Berry,...
Các tư tưởng "vật lý xã hội" được nêu lên nhiều hơn cả trong các tác phẩm của
các nhà bác học Mỹ - nhà thiên văn J.Stuart và nhà địa lý W.Warntz. Những tác phẩm
đó đã được nhà kinh tế Xô Viết O.X.Ptselinxtep phân tích. Thuật ngữ "vật lý xã hội"

lập tức bị chú ý, vì nó gây ra một sự nghi ngờ rằng những người sàng tạo và ủng hộ
nó định dùng những quy luật vật lý để giải thích các hiện tượng xã hội.Trên thực tế
thì đây là nới về mô hình trọng lực và một số điểm tương tự giữa sức hút lẫn nhau
13
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
giữa các vật thể tự nhiên với các loại sức hút khác được sử dụng khi tính toán những
"khối kinh tế" (hay như một số nhà địa lý không liên quan gì với nhà kinh tế gọi
chung là "khối địa lý"). O.X.Ptselintxep viết: "Như vậy quy luật tác động qua lại giữa
các khối kinh tế giống một cách kỳ lạ với những quy luật về quan hệ qua lại của các
đối tượng trong các môi trường vật lý như trường điện từ và trường trọng lực. đặc
biệt, ta nhận thấy sự giống nhau đáng kể của các biểu thức số lượng, chẳng hạn, giữa
các thể nhân khẩu và thể điện tĩnh". Và tiếp đó: "Luận thuyết trọng lực về sự tác động
qua lại của nhân khẩu đã giải thích thành công những hình thức liên hệ kinh tế như
tao đổi hành khách và dòng thông tin, đặc biệt là phân phối những cuộc nói chuyện
điện thoại giữa các thành phô ". Tuy nhiên O.X.Ptselintxep còn phát hiện một số khả
năng khác trong việc ứng dụng vào thực tiễn phương pháp trường học trọng lực, cụ
thể là để nghiên cứu những sự di động của dân cư các thành phồ, các vùng, để phân
tích sự phân bố các xí nghiệp trong những trường tác động qua lại giữa tài nguyên,
các thu nhập khác nhau,...
Cơ sở của tác phẩm về "vật lý xã hội" là ý muốn tính toán chính xác hơn về số
lượng những quá trình nhân khẩu học và kinh tế theo biểu hiẹn không gian của
chúng. Dĩ nhiên, mức độ chính xác của nó rất tương đối, bởi vì ngay cra những quá
trình thoạt nhìn thì đơn giản, mà trên thực tế, lại phức tạp hơn nhiều. cũng như những
mô hình khác, các mô hình trọng lực đơn giản hoá, sơ đồ hoá thực tế. Chúng đòi hỏi
phải sửa chữa và bổ sung nhiều, và phải chú ý đến tình hình cụ thế, phải xác định
những thông số tác dụng của mô hình đó. Cái chủ yếu ở đây là xác định những thông
số và "những giới hạn lịch sử", bởi vì không một tác đoọng qua lại nào của "khối"
nhân khẩu và kinh tế lại có thế nằm ngaòi lịch sử, lại có thể "tự do" không chịu ảnh
hưởng của những quan hệ xã hội và tính chất của lực lượng sản xuất nào đó.
Khi đánh giá toàn bộ những tìm tòi đó và những phát hiện khoa học mà chúng

đưa lại, cần phải chú ý tính chất hạn chế của chúng, có liên quan với - đây là điều chủ
yếu nhất - cơ sở phương pháp luận sai lầm, quan điểm kinh nghiệm chủ nghĩa chiếm
ưu thế, sự kiểm tra rộng rãi bằng thực tiễn còn kém.. Trong nhiều trường hợp, bằng
cái logíc "dòng chảy tự do" của việc nghiên cứu, được xây dựng trên cơ sở tài liệu
thực tế phong phú, các tác giả của những tác phẩm cụ thể hoặc tự mình bác bỏ
14
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
phương pháp luận đó, hoặc đóng khung trong những nguyên lý chật hẹp cí tính chất
kinh nghiêm chủ nghĩa và lẫn tránh việc giải quyết những vấn đề về lí luận.
Đồng thời, trong những tìm tòi của W.Christaller, A.Losch và những người
ủng hộ cũng như kế tục của họ cũng có điểm hợp lí, trước hết là tính kết cấu, là việc
dựa vào những tính toán chặt chẽ, là ý muốn xác định những quy luật khách quan của
sự phân bố - các điểm dân cư, thị trường, lĩnh vực phục vụ. Không nên vứt bỏ những
tìm tòi khoa học đó, mặc dù chúng dựa trên cơ sở phương pháp luận ban đầu sai lầm,
và hạn chế. Nhiệm vụ là pahỉ phân tích những tìm tòi đó dưới ánh sáng của lý luận
Mác - Lênin, của địa lý kinh tế làm cho hoạt động xoay theo hướng biểu hiện những
thành quả về phương pháp luận hiện đại khoa học đó. Bước ngoặc này còn đang ở
phái trước xa.
Sự phân tích tổ chức không gian
"Cuộc cách mạng số lượng" trong địa lý kinh tế trên thế giới, như nhà địa lý
kinh tế Canađa Jean Barton gọi, đã xảy ra trong thời kỳ giữa những năm 1956 và
1960 và kéo dài đên ngày nay. Theo J.B, các công trình của những nhà toán học
Johannes von Neiman, O.Morgenstern, N.Viner và của G.Zipf có tác động quyết định
đến sự phát sinh và phát triển của cuộc cách mạng đó. Tác phẩm của các nhà toán
học, vật lý học, kinh tế học đã cung cấp cho các nhà địa lý cái mà trong sách giáo
khoa nước ngoài thường gọi là"technics" - nghĩa là tât cả những thủ pháp mà người ta
bắt đầu áp dụng vào các mặt khác nhau của các công trình nghiên cứu địa lý kinh tế.
Trong số các nhà bác học đầu tiên ủng hộ "cuộc cách mạng số lượng" cần chú
ý là các nhà địa lý Mỹ như W.Garrison, B.Berry, W.Warntz và nhiều người khác.
Trước hết nói đến việc áp dụng vào địa lý kinh tế những thủ pháp thống kê toán học,

và trong những bài tổng kết đầu tiên đã xuất hiện thuật ngữ "địa lý thống kê". Rất
nhièu các thủ pháp phân tích số lượng (thống kê và toán học trong kỹ thuật do các
nhà bác học Mỹ, Anh, Thuỵ Điển đề xuất có thể đã được các nhà địa lý kinh tế đem
ứng dụng (và áp dụng) ở các nước XHCN như Liên Xô, Balan, ...Nhưng các thủ pháp
chưa thể sản sinh ra "cách mạng số lượng", chúng chỉ có thể đưa tới đó, chuẩn bị cơ
15
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
sở cho nó, bởi vì những bước ngoặt của cách mạng trong khoa học xảy ra không hẳn
là trong kỹ thuật nghiên cứu, mà chủ yếu là trong phương pháp luận khoa học.
Ý định làm một cuộc cách mạng lý luận trong địa lý kinh tế (và rộng hơn địa
lý nói chung) nhờ vào cơ sở toán học của nhà bác học Mỹ Ư.Bunge, người đã phát
biểu và nguyên lý cơ bản của "địa lý toán học" được xem như là địa lý lỹ thuyết.
Trong tác phẩm của ông có nhiều cái mới, cái hay và cái tiến bộ, điều đó cũng đã giải
thích tại sao ở Mỹ người ta có thái độ im lặng và lạnh lùng đối với chúng. Nhưng vì
đã thắt một cái "nút" quan trọng trên con đường toán học hoá địa lý và phát triển địa
lý lý thuyết, cả Bunge vẫn không xây được một quan niệm mới trong khoa học. Ông
chỉ phát triển một cách sáng tạo những tư tưởng ly luận của W.Chirtaller, A.Losch và
một số nhà địa lý khác.
Hiển nhiên, những tư tưởng của W.Bunge mà ông đã phát biểu trong cuốn
sách "Địa lý lý thuyết", đã làm sống lại tư tưởng của các nhà địa lý, đã chỉ ra nhiều
con đường áp dụng toán học vào địa lý, đã góp sức vào cuộc đấu tranh với những
quan điểm cũ, cúng nhắc của địa lý miêu tả. Những nguyên lý của "địa lý lý thuyết"
sau này được phản ánh trong một loạt các báo cáo khoa học mà một số trường đại học
và các viện địa lý ở Mỹ và các nước khác bắt đầu xuất bản. Các chuyên san về địa lý
lý thuyết ở Mỹ và Anh bắt đầu ấn hành. Các tạp chí cũ mà trớc đây không lâu lắm
chống lại việc áp dụng toán học vào địa lý kinh tế (và địa lý nói chung) cũng dần dần
bắt đầu "toán học hoá"
Việc toán học hoá địa lý kinh tế đã đạt tới mức là nếu không hiểu biết toán học
hiện địa thì khó lòng đọc được các tạp chi và ấn phẩm khác về địa lý.
Số lượng dồi dào các tác phẩm về địa lý tăng lên rất nhanh và trong nhièu

trường hợp, chúng đã bắt đầu thoát ly xa với thực tế đến nỗi đã có nguy cơ làm lu mờ
bản thân của môn địa lý kinh tế, làm mất đí bản chất và những vấn đề phườn pháp
luận và thực tiến địa lý đằng sau là những tính toán toán học. Đặc biệt cuộc trang luận
mà tác giả cuốn sách này đã tiến hành với những nhà địa lý trẻ tuổi của một trường
đại học ở Anh (11/1969) đã buộc tác giả phải suy nghĩ. Những nhà bác học trẻ tuổi đó
đã bắt đầu bác bỏ, nói chung, nội dung địa lý (và nói riêng là môn bản đồ) trong địa
lý kinh tế và khanửg định tất vả những số liệu của nó có thể biểu thị dưới hình thức
16
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
toán học trừu tượng thật đầy đủ tới mức toán học sẽ thay thế địa lý, làm cho địa lý troẻ
nên không cần thiết, Dĩ nhiên đó là một quan điểm cực đoan, nhưng trên một mức độ
nào đó nó đã trở thành điển hình đối với một bộ phận các nhà địa lý kinh tế "toán học".
Số lượng lớn các tác phẩm địa lý toán học đã dẫn đến sự cần thiết phải tổng
kết chúng và nêu lên một điều chủ yếu, đièu căn bản. Về mặt này, các nhà địa lý Anh
P.Hagget và R.Chorly đã đóng một vai trò quan trọng. Tồng kết của P.Hagget đã đặt
cơ sở cho việc khái quát các phương pháp toán học địa lý kinh tế dưới một hình thức
dễ hiểu đối với đông đảo các nhà nghiên cứu với một cơ cấu toán học đơn giản nhất.
Mô hình hoá trở thành đề tài trung tâm trong địa lý toán học. Một công trình
tập thể xuất bản dưới sự chủ biên của 2 ông, đã đề cập đến vấn đề mô hình hoá trong
địa lý. Nhiều tài liệu về phân tích toán học các mạng lưới địa lý khác nhau (sông
ngòi, đường sá...) và đã được tổng kết trong tác phẩm chuyên khảo của P.H và R.Ch
"Phân tích mạng lưới trong địa lý". Và còn nhiều tác phẩm khác như "Sự giải thích
trong địa lý" đày những tư tưởng độc đáo, nhưng con bàn cãi và đôi khi không đúng.
Có thể nói rằng "cơn lũ" toán học đã tràn lan và bắt đầu nhập vào dòng khoa học địa
lý.
Những công trình nghiên cứu của Christaller - Losch và những người kế tục
họ, những tìm tòi về địa lý lý thuyết của Bunge về việc xác định các loại hình tổ chức
lãnh thổ của hoạt động con người cơ kết hợp với bộ máy toán học đã đưa đến việc đặt
vấn đề tổ chức không gian của xã hội. trong số những tác phẩm gần đây trong lĩnh
vực khoa học cực ky quan trọng này, cần lưu y một số cuốn sách đã xuất bản ở Mỹ:

"Tổ chức không gian của xã hội" của R.Morill và "Tổ chức không gian" của R.Adler,
J.Adams và P.Gould.
Các vấn đề tổ chức không gian (lãnh thổ) của xã hội (đặc biệt là sản xuất xã hội,
dân cư...)đang thu hút sự chú ý của mọi người. Khoa học Xô Viết cũng đang tích cực nghiên
cứu vấn đề này. Ở Liên Xô, địa lý kinh tế được định nghĩa ngắn gọn là khoa học về tổ
chức đời sống xã hội theo lãnh thổ. Vì vậy bản thân ý muốn của một
số bác học định
nghiên cứu vấn đề tối ưu hoá tổ chức không gian của xã hội nhờ phương pháp toán học
hiện đại là rất quan trọng.
17
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
Tuy nhiên, khi phân tích những tác phẩm nói trên của Mỹ, không thể không có những
sự hoài nghi nghiêm trọng. Trước hết ở đây nói đến tổ chức lành thổ của xã hội nào?. Vì
rằng không có một xã hội chung chung, mà chỉ có những chế độ kinh tế
xã hội cụ thể, và
tổ chức lãnh thổ trong khuôn khổ mỗi chế độ đó phụ thuộc vào
những quy luật đạc thù
của sự páht triển các chế độ đó. Còn các nhà địa lý kinh tế Mỹ thì thường nói đen một xã
hội trừu tượng, phi giai cấp, trong đó động lực là hành vi của con người muốn tiến đến
chi phí tối thiểu về sức lực và thời gian để di chuyển theo một con đường ngắn nhất trên
quan điểm chi phí tối thiểu.
Quan điểm sinh thái học của K.Rauer, W.Christaller, A.losch hiện nay biểu hiện ở
quan điểm hành vi luận của một số nhà khoa học Mỹ. Sự khác nhau không cơ bản lắm: cơ
sở của "sinh thái học con người" cũng như hành vi luận hiện đại là lẫn tránh sự phân tích
hiện tượng về mặt xã hội, ý nghĩa quyết định của cơ cấu giai cấp trong xã hội, việc nghiên
cứu nền sản xuất, ccó ý quy tổ chức không gian của xã hội thành hành vi không gian của
đông đảo cá nhân và xuất phát từ lợi ích cá nhân "trung
bình". Các nhà địa lý Mỹ viết về
hành vi của một con người trừu tượng như một
không gian trừu tượng.

R.Morill định nghĩa địa lý hiện đại như sau: "Không gian, các quan hệ không gian
những sự thay đổi trong không gian, cũng như cơ cấu không gian tự nhiên như thế nào,
con người liên hệ qua không gian ra sao, con người tổ chức xã hôi của mình
trong không
gian như thế nào và những kiến thức cùng việc sử dụng các thay đổi
không gian của
chúng ta ra sao, đấy là những thành phần then chốt của địa lý với tư cách là một khoa học
".
Ta nhận thấy rằng, R.Morill, cũng như một số nhà bác học Mỹ khác hình như
ngượng vì phải dùng cái từ "kinh tế" trong tên gọi môn khoa học của chúng ta, bởi vì
mặt kinh tế nghiên cứu địa lý phá vỡ những cơ cấu giả tạo cuả "hành vi không gian".
Tiếp đó, R.M viết rằng địa lý cũng nghiên cứu ảnh hưởng lớn của những thuộc tính
trừu tượng nhất của không gian - hình dáng, kích thước, khoảng cách, tầm với của nó
- đối với đời sống con người : "Toàn bộ lý luận về tổ chức không gian đòi hỏi rằng cơ
cấu không gian đặt cơ sở trên những nguyên tắc cực tiểu hoá các khoảng cách và cực
đại hoá việc sử dụng các điểm và các miền trong cơ cấu mà không cần chú ý đến
18
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
những đặc điểm của môi trường cũng như những khác biệt khác của những thuộc tính không
gian nào".
R.Morill thuộc vào số những nhà khoa học tiến bộ điều này đã đựoc chứng
minh bằng các bản báo cáo của ông tại Hội nghị địa lý quốc tế ở Luân Đôn năm 1964
và bằng một loạt các tác phẩm của ông chống tệ phân biệt chủng tộc và các ghét-tô
trong các thành phố Mỹ. Khác với nhiều nhà địa lý Mỹ khác, Morill không nhắm mắt
làm ngơ trước những sự khác biệt xã hội trong thế giới hiện nay. Trong khi đề ra đề
ra nhiệm vụ tối ưu hoá tổ chức lãnh thổ của xã hội, ông đã suy nghĩ cả vấn đề chế độ
xã hội nào có thể thực hiện điều đó. Đấy là điều ông viết về CNXH: "Trong nền kinh
tế XHCN, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giá cả được kế hoạch hoá và kiểm sáot tập
trungvà những sự khác biệt trong tính chất phân bố có thế dự kiến trước. Các mục
tiêu sử dụng tốt nhất không gian và tài nguyên có thể đồng nhất (với xã hội TBCN -

Lu.X), nhưng vì các quyết định được đưa ra do một số ít người, mà là những người
có kiến thức phong phú về tất cả các miền và nhìn thấy toàn bộ hệ thống, cho nên
dưới CNXH đạt được kết quả lớn hơn. Bởi vì Nhà nước XHCN có khả năng chịu
đựng được những tổn thất trong một thời gian dài hạn hơn, so với các chủ xí nghiệp
tư nhân, nên Nhà nước có thể đạt được sự phát triển và sử dụng tài nguyên một cách
hợp lý và thường xuyên hơn. Trong tương lai những sự khác biệt về vùng sẽ phản ánh
thực tế một cách đúng đắn hơn nữa và sẽ gắn bó hơn với tiềm lực hiện thực của vùng
so với tiềm lực đã hình thành trong quá trình lịch sử của nó, và những sự khác biệt
giữa các vùng về mức sống phải ít hơn so với điều kiện TBCN ".
Tổ chức xã hội theo lãnh thổ là vấn đề then chốt của địa lý kinh tế hiện nay trên
thế giới mà người ta không thể giửi quyết bằng phương pháp trừu tượng trên lập trường của
chủ nghĩa hành vi. Nó đoài hỏi phải hiểu một cách rõ ràng các quá trình xã hội đang diễn
ra hiện nay và cuộc đấu trang giai cấp đang diễn ra. Tổ chức hợp lý xã hội theo lãnh thổ, kể
cả việc đảm bảo môi trương chung quanh trong sạch, chỉ có thể thực hiện một cách đầy đủ
trong điều kiện XHCN - ngày càng có nhiều nhà bác học các nước TBCN đi tới kết luận
đó.
19
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
Những vấn đề phân bố dân cư
Trong tất cả các trường phái địa lý dân tộc chủ yếu của thế giới, vấn đề phân
bố dân cư ngày nay đã trở thành một trong những vấn đề chủ yếu nhất. Sản xuất, đặc
biệt là công nghiệp, việc khai thác mỏ, khoáng sản, ... một ngành cơ động, luôn luôn
thay đổi sự phân bố của mình đã vượt xa trước hệ thống các điểm dân cư. Các hệ
thống điểm dân cư bảo thủ nhiều hơn rất nhiều, chúng không kịp thích nghi với
những thay đổi của hệ thống xản xuất đó. Vì thế phải có những thay đổi trong hệ
thống dân cư, điều đó đòi hỏi phải đẩu tư xây dựng cơ bản rất nhiều. Chính vì vậy
phải tốn tiền để cải tổ hệ thống các điểm dân cư mà cần phải giải quyết vấn đề một
cách khoa học, phải xây dựng hệ thống phân bố dân cư một cách hợp lý hơn.
Phần lớn các nước trên thế giới đều tiến hành những công trình về phân bố dân cư.
Các tác phẩm này được biên soạn ở các nước CNXH như Ba Lan, Hungari, ở các nước

TBCN vấn đề này được nghiên cứu nhiều nhất ở Pháp.
Ở pháp, chú ý đến địa lý dân cư là một truyền thống "địa lý nhân văn" . Thế hệ
trẻ hơn, vẫn giữ được những mặt giá trị của phái truyền thống, những đã đi xa hơn,
nhờ khắc phcụ địa lý quyết định và sự chủ ý chủ yếu các loại hình cư dân cổ, ... Một
số nhà địa lý kinh tế Pháp đã đi theo hướng phân tích lịch sử và kinh tế xã hội các
hiện tượng của địa lý dân cư. Đó là do những thay đổi trong nền kinh tế Pháp, với quá
trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ của nó. Đã xuất hiện một số tác phẩm
cá biệt dựa trên nguyên tắc chủ nghĩa Mác; và đã được các nhà địa lý Liên Xô đánh
giá cao.
Trong số các nhà bác học Pháp tiêu biểu là P.George và J.Beaujeu, hai ông đã
viết một số phần chuyên khảo về địa lý dân cư của tất cả các vùng trên Trái đất, trong
đó có ý đinh kết hợp sự miêu tả địa lý với việc phân tích kinh tế - xã hội và nhân khẩu
học. P.G công bố công trình nghiên cứu đầu tiên trong tư liệu thế giới nói về cư dân
nông thôn ở các nước khác nhau trên Trái Đất. Ông đã nghiên cứu phân bố dân cư
nông nghiệp trong mối liên hệ với các đặc điểm xã hội và thiên nhiên việc làm nông
nghiệp trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu "truyền thống" về mặt ký thuật ở nhiều
nước châu Á, nông nghiệp của các nước CNTB Tây Âu, nông nghiệp của phát TBCN
20
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
phát triển hàng hoá ở Châu Mỹ, nông nghiệp của các nước XHCN. Quan điểm đó nói
lên
răng những tác phẩm mới nhất của Pháp về địa lý dân cư đã vượt hơn so với
trường
phái "địa lý nhân văn".
Khác với Pháp, địa lý dân cư Mỹ mới bắt đầu gần đây thôi. Ở Liên Xô nod đã
được V.N.Gokhman phân tích. Những tác phẩm vững vàng nhất của các nhà khoa
học Mỹ dành cho vấn đề nhân khẩu học, trong số đó cũng đã dành cho sự phân bố
dân cư một vị trí nhất định. Mãi đến năm 1966 mới xuất hiện một tác phẩm tổng hợp
đầu tiên của Mỹ về địa lý dân cư do Vilbur Delinxki viết. Ông cũng viết một công
trình bình luận sách báo về địa lý dân cư. Trong khi những tác phẩm tổng kết có số

lượng ít ỏi, các nhà đại lý Mỹ tiến hành khá nhiều công trình nghiên cứu riêng về địa
lý dân cư từng vùng và thậm chí từng địa phương nhỏ, trong đó một số công trình có
giá trị về phương pháp. Mỹ chú ý nhiều hơn đến việc phân tích bằng toán học các hệ
thống cư dân. Tuy nhiên, phần nhiều trình bày lý thuyết "địa điểm trung tâm" của
W.Christaller, mà ở trên đã nói tính phiếm diện của nó.
Không còn nghi ngờ gì nữa thực tế hiện thức dưới hình thức các hệ thống cư dân
theo không gian khác nhau cho phép rút ra những tổng kết rộng rãi hơn nhiều so với lý
luận của W.Christaller. nhưng đáng tiếc là các trường phái địa lý kinh tế dân tộc lớn nhất
của các nước TBCN không đi đến những tổng kết như thế. Ngoài ra, ít khi có thể gặp
được ngay cả việc đặc vấn đề nghiên cứ địa lý kinh tế kết hợp về cư dân thành phố và
nông thôn như một chỉnh thể thống nhất.
Khi so sánh địa lý dân cư Xô Viết, Ba Lan, Hungari với những lĩnh vực khoa
học tương ững ở Mỹ, Anh, Pháp, Canađa, Thuỵ Điển và các nước TBCN khác, điều
này V.V.Posisepxki đã làm trong một loạt tác phẩm của mình thì có thể nói rằng,
khoa học của các nước XHCN không có những tác phẩm tương đương về quan điểm
phương pháp luận trong việc phân bố dân cư, trong việc nêu lên các hệ thống và cơ
cấu dân cư về sức khái quát, về tính xây dựng của các quyết định thực tiễn và về quy
mô, nhằm đạt đến được sự phân bố dân cư hợp lý. Những chỗ yếu nhất của công trình
nghiên cứu (ví dụ, hiện nay việc sử dụng các phương pháp toán học còn chưa đầy đủ)
hiện nay đang được khắc phục có kết quả. Điều đó sẽ cho phép lý luận và thực tiễn cư
21
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
dân cở các nước XHCN đạt được những đỉnh cao hơn nữa trong nền khoa học thế giới, dĩ
nhiên là trong điều kiện chú ý đến lĩnh vực này của khoa học địa lý.
Địa lý thành phố trên thế giới
Hiện tượng đô thị hoá nhanh chóng ở đa số các nước trên thế giới đã đặt ra
nhiều vấn đề gay gắt trong sự phát triển các hệ thống thành phố và thành phố. Đại
biểu của một loạt các ngành khoa học - các nhà xã hội học, kinh tế học, kiến trúc sư,
nhà sử học, nhân khẩu học và các nhà địa lý đều đang nghiên cứu những vấn đề này.
Đại lý thành phố giữ một vị trí vững chắc trong khoa học nghiên cứu các quá trình đô

thị hoá. Ở Liên Xô và các nước XHCN khác cùng nói đến địa lý thành phố. Trong các
nước CNTB nổi bậc nhất là Pháp, Mỹ sau đó đến Hy Lạp, Canađa, Nhật.
Những cái mới trong địa lý thành phố được viêt trong cuốn "Thành phố" của
P.George mà nhiều người biêt. Các thành phố trên Trái Đất đã được J.Beaujan -
Garnier và George Chatbot miêu tả. Nhưng độc đáo hơn cả là những tác phẩm của
J.Gottmann - trước hết là cuốn "thành phố không lồ" Megalopolis nổi tiếng của ông, nói về
"vòng đai" thành phố ở Đông Bắc Mỹ.
Ngành địa lý thành phồ Mỹ trẻ hơn, và nó đã trưởng thành hội "những láng giềng"
rất mạnh từng nghiên cứu các khía cạnh đô thị hoá khác nhau.Qua vài năm sau khi tuyển tập
nghiên cứu thành phố phát hành và được thu thập thành một quyển đã đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển ngành địa lý thành phố trên thế giới, các
nhà địa lý Mỹ đã tích
cực tham gia vào một công trình tập thể khác giành cho các chuyên đề về đô thị hoá nói
chung.
Họ đã làm nhiều việc để "toán học hoá" địa lý thành phố. Họ bắt đầu dùng các
phương pháp toán học để nghiên cứu các hệ thống thành phố và từng thành phố với cách
tính là các hệ thống phức tạp. Và hiện nay các nhà địa lý cũng đã áp dụng rộng rãi các
phương pháp táon học trong việc nghiên cứu địa lý thành phố.
Các phương pháp mới trong địa lý thành phố hết sức phổ biến ở Thuỵ Điển.
Cuộc hội thảo về địa lý thành phố của Liên đoàn địa lý quốc tế (tổ chức 1960 tại
Lund, cùng lúc đó Hội nghi địa lý quốc tế lần thứ 19 lai Stốckhom) đóng vai trò tích
22
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
cực trong vấn đề này. Các tác phẩm của hội tháo vẫn giữ nguyên ý nghĩa khoa học của
chúng. Trong đó nổi bậc tác phẩm của Warneryd về tác động qua lại trong các hệ thống
thành phố.
Ở nhiều nước khác cũng tiến hành các công trình về địa lý thành phố. Chẳng hạn ở
Anh, đã chuyển từ các tác phẩm miêu tả phân tích cổ điển đến việc nghiên cứu chính xác
bằng toán học các hệ thống và cơ cấu bên trong của thành phố. Nhà thống kê học Anh
Côlin Clark, là người đầu tiên xác định tính quy luật táon học của những sự thay đổi mật đọ

dân cư trong thành phố đã đóng một vai trò to lớn trong lĩnh vực
này. Quan điểm đó cũng
được phát triển mạnh trong các tác phẩm của nhà địa lý Phần Lan Aynô Ariô.
Cần chú ý sự phát triển một khoahọc mới về các vùng dân cư (thực tê là các thành
phố) ở Hy Lạp - nhân trú học. Người sáng lập ra nhân trú học là một kiến trúc sư hiện đại
nổi tiếng và là nhà bác học tiến bộ của Hy lạp, Constantin Đôcxiađis. Ông hiểu nhân trú học
là một khoa học tổng hợp về các trung tâm cư trú của loài người, nó gắn với địa lý thành
phố. Và ông đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa nhận trú học và địa lý tại hội nghị châu Âu của
Hiệp hội khoa học vùng, bởi vì cả hai môn khoa học này đều nghiên cứu các quan hệ
không gian.
Khi so sánh các tác phẩm của Liên Xô và Mỹ về địa lý thành phố, nàh địa lý
Mỹ Rôlanđ Fuchs đã nêu lên một số mặt mạnh của địa lý thành phố Xô Viết: tác
phẩm về các thành phố khác nhau trong nước rất dồi dào, có nguyện vọng tiến hành
những công trình nghiên cứu có tính chất xây dựng, chú ý đến các hệ thống thành
phố. Đặc biệt ông đã đánh giá cao tác phẩm của V.G.Đaviđôvit và các tác phẩm về
địa lý lịch sử các thành phố...Và ông đã chú ý đến việc các nhà bác học Xô viết phân
tích những sự biến đổi vị trí địa lý kinh tế của các thành phố, những quan điểm đáng
chú ý của họ về việc phân loại thành phố; bên cạnh đó ông còn có ít các tác phẩm đề
cập đến các vấn đề như cơ sở kinh tế của sự phát triển thành phố, cấp bậc của thành
phố, việc nghiên cứu vi địa lý các thành phố, sự lạc hậu trong các phương pháp chính
xác để nghiên cứu các thành phố, thiếu sót của các công trình nghiên cứu mà trong đó
có lẻ đã tiến hành một sự tổng hợp hoá rộng rãi và được xác định những quy luật lớn.
23
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
Điều đó có nghĩa là "so với sự phát triển của địa lý kinh tê hay địa lý tự nhiên ở Liên Xô,
địa lý thành phố hiện là một lĩnh vực phát triển chậm hơn".
Sau đó gần 10 năm, ở Liên Xô số lượng lớn các tác phẩm nói về địa lý thành
phố và gần 400 nhà bác học đã có công trình về vấn đề này. Mặc dù đã có sự phát
triển như vậy, mặc dù đã có sự chú ý áp dụng các phương pháp táon hcọ và phương
pháp mới khác vào môn địa lý thàng phô ở Xô viết nhưng kết luận chung của

R.Fuchs hiện nay vẫn giũ nguyên giá trị của nó.
Công nghiệp hoá và địa lý kinh tế
Quy mô của việc CNH nhiều nước trên thế giới kể cả TBCN, lẫn XHCN, đang đề lên
hàng đầu các vấn đề tổ chức Cn theo lãnh thổ, trong đó việc phân bố các những xí nghiệp
mới và thể tổng hợp công nghiệ. Trong điều kiện có nhiều nước và vùng thiếu diện tích
đât, nước, sức lao động và các tài nguyên khác, thì vấn đề phân bố lại và sử dụng đầy đủ
hơn những tài nguyên đó, việc tăng cương các "tầng cao" của công
nghiệp, và viêc j tạo ra
quần tụ công nghiệưp (các kết hợp các tổng hợp thể, các
vùng) đưng được đặt ra một
cách gay gắt.
Ở các nước TBCN và XHCN, việc tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ được thực
hiện trên cơ sở những quy luật kinh tế khác nhau, điều đó cũng đưa đên những kết quả
thực tiễn khác nhau. Nhưng ở đây pahỉ chú ý một điều là, quy trình kỹ thuật sản xuất công
nghiệp giống nhau trong điều kiện CNTB và CNXH cho phép so sánh tính chất của sự
phân bố các xí nghiệp công nghiệp, các ngành và các kết hợp công nghiệp. Dĩ nhiên, khí
so sánh không thể bỏ qua những quy luật khi tế khác nhau của sự phát triên công nghiệp -
về thời gian, cơ cấu, không gian (địa lý).
Ta đã nói đến phương hướng phát triển địa lý công nghiệp ở Liên Xô và các
nước XHCN khác. Người ta cũng đã nói đến những tác phẩm thuộc lĩnh vực hình
chuẩn của công nghiệp TBCn đã được biên soạn trong những thế kỷ trước và đầu thế
kỷ này (A.Weber...). Thời đại mới có những quan điểm mới. Lý thuyết hình chuẩn
công nghiệp của A.Weber đã gặp phải thái độ phê phán kích liệt của A.losch nhưng
không phải trên quan điểm Mác-xít mà trên quan điểm của các tổ chức lũng đoạn, mà
24
Vũ Tuấn Anh - Cao học Địa lí K17 ĐHSP Huế 2010
các tổ chức này thì hoàn toàn khồn có ý định che giấu những mục đích phân bố công nghiệp
- đạt được lợi nhuận tối đa - và đang đề ra cho các nhà bác học nhiệm vụ thực hiện nững
tính toán chính về chính sự phân bố sẽ đem lại lợi nhuận đó và nguy vơ mất mát ít nhất.
Nhiệm vụ phân bố công nghiệp trong điều kiện CNTB lũng đoạn thật vô cùng

khó khăn, bởi vì điều quyết định việc tính toán không hẳn là sự phân tích về phân bố
nguyên liệu, nhiên liệu, người tiêu dùng, cung cấp sức lao động và những nhân tố
khác mà A.Weber và những người theo quan điểm của ông chú ý, mà đúng hơn là
cuộc đấu trang giữa các tổ chức lung đoạn, chính sách chính trị và kinh tế, kỹ thuật
công nghệ và các chính sách khác của chúng. Do xem xét vấn đề một cách khoa học,
thấy răng sự phân bố công nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một “trò chơi” phức tạp
nhất, nó chỉ có thể được phân tích bằng lý thuyết trò chơi, còn những tính toán của
Webber “về chi phí sản xuất ít nhất” thì không thích hợp với việc đó.
Trong các nước tư bản chủ nghĩa có khá nhiều phương pháp xác định tính quy
luật của sự phân bố CN và những biện pháp phân bố xí nghiệp mới cùng các tổ hợp xí
nghiệp theo lãnh thổ. Phần lớn các tác phẩm trong lĩnh vực này được biên soạn trong
những năm sau chiến tranh, đặc biệt là trong những năm 50, và đầu những năm 60.
Về sau người ta bắt đầu hơi chán các lý luận về phân bố CN và do đó số lượng tác
phẩm giảm xuống. Những tác phẩm viết về phân bố CN là những nhà kinh tế và địa
lý nổi tiếng của Anh, Mỹ và các nước khác. Trong số đó nổi bật lên các cuốn sách
của Piter Floreous. M Greenhut, Edgar Huver, Erich Tximeran, W. Isard và những
nhà bác học khác.
V.I. Lênin rất chú ý đến liên hợp hoá CN trong điều kiện CNTB lũng đoạn. Từ
đó,
trong mấy chục năm qua, quá trình liên hợp hoá và hợp tác hoá trong CN các nước
TBCN vẩn tiếp tục phát triển.
Thành công của sự phát triển tổng hợp và tổ chức công nghiệp theo vùng ỏ
Liên Xô và các nước XHCN khác, và những tác phẩm nói về các tổng thể CN đc thế
giới biết tiếng của các nhà bác học các nước đó làm cho các nhà kinh tế và địa lý các
nc TBCN càng chú ý nhiều hơn đến những vấn đề quần tụ (liên hợp hoá) CN hiện
đại. Trong số những người đầu tiên nghiên cứu các quần tụ đó là Y.Chardonnet ở
25

×