Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.18 KB, 107 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
…………………….



NGUYỄN THỊ GẤM



HỘI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
“NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60. 22. 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hùng Việt





Thái Nguyên – 2009



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.



TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Nguyễn Thị Gấm



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vào năm 1987, “Nỗi buồn chiến tranh” xuất hiện trong đời sống
văn học Việt Nam như một viên ngọc với hình thù và màu sắc khác lạ. Vẻ
đẹp dị biệt của nó đã khiến nhiều người lầm tưởng trong nó hàm chứa cả
những chất độc, để rồi, khi nhìn nhận lại, người ta phải thừa nhận nó thực sự
quý giá. Đọc “Nỗi buồn chiến tranh”, nhà văn Nguyên Ngọc đã ca ngợi:

"Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". [46]
“Nỗi buồn chiến tranh” cũng đã được Frank Palmos và Phan Thanh
Hảo dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 1994 với tựa để "The Sorrow of
War". Tác phẩm nhận được sự ca tụng rộng rãi từ các độc giả nước ngoài, và
được một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động
nhất về chiến tranh.
Để góp phần làm nên những thành công ấy, không thể không nhắc đến
sự đóng góp của ngôn ngữ nghệ thuật, trong đó hội thoại chiếm một vị trí
đáng kể.
1.2. Với Ngôn ngữ học Việt Nam, Ngữ dụng học đã không còn xa lạ.
Trong các nội dung nghiên cứu của ngữ dụng học, các vấn đề về hội thoại có
vị trí rất quan trọng vì nó chính là nội dung phản ánh vai trò của ngôn ngữ
trong thực tế giao tiếp. Ở nước ta, trong thời gian qua, một số tác giả đã vận
dụng lí thuyết ngữ dụng học vào việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các tác

phẩm văn học. Mặc dù vậy, đây vẫn là vùng đất màu mỡ cần được khai phá
nhiều hơn nữa, đặc biệt với những khoảng còn ẩn chứa bao điều thú vị như
“Hội thoại trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh””.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
1.3. Bản thân người viết có niềm yêu thích với ngôn ngữ học nói
chung và Ngữ dụng học nói riêng, luôn có mong muốn được tìm hiểu nhiều
hơn nữa về lĩnh vực này để phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy.
Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi đã chọn “Hội thoại trong tiểu
thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm văn học
Có thể nói, hội thoại trong các tác phẩm văn học là đề tài được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu
như sau:

“Hội thoại trong truyện ngắn của Nam Cao” (Luận án tiến sĩ của Mai
Thị Hảo Yến, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006). Ở luận án này, tác
giả đã làm sáng tỏ lý thuyết về hội thoại trong dụng học bằng việc miêu tả
cấu trúc các hình thức thoại dẫn trong truyện ngắn Nam Cao.
“Hội thoại trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám
(đặc điểm sử dụng từ ngữ trong quan hệ với nhân vật)” (luận văn thạc sĩ của
Phạm Văn Khanh,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006). Tại công trình
này, tác giả chủ yếu tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ trong hội thoại của
các nhân vật, qua đó thấy được sự phù hợp giữa ngôn ngữ hội thoại và hình
tượng nhân vật trong tác phẩm Nam Cao.
“Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng” (luận văn thạc
sĩ của Hoàng Thị Quỳnh Ngân, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,
2008). Trong luận văn này, tác giả chủ yếu đi vào tìm hiểu đặc điểm của lời
thoại, qua đó thấy được những nét đặc sắc trong sáng tác của nhà văn miền
núi Vi Hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
“Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu kí”” (luận văn thạc sĩ của Giáp
Thị Thuỷ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2009). Ở luận văn này,
tác giả đã đi sâu tìm hiểu về cấu trúc hội thoại và sự thể hiện các quan hệ
liên nhân – phép lịch sự trong “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài.
Ngoài ra, còn có thể kể tới một số bài viết như: “Các kiểu thoại dẫn
trực tiếp, tự do trong truyện ngắn Nam Cao” (Mai Thị Hảo Yến); “Ngôn
ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” (Đinh Trí Dũng); “Hiệu
quả nghệ thuật của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn “Tướng về hưu”
của Nguyễn Huy Thiệp” (Nguyễn Thị Hương); “Chất quê kiểng trong lời
thoại của bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân” (Lương Thị Bình);
“Hành vi nhận xét đánh giá qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Chu
Lai” (Cao Xuân Hải); “Từ hô gọi trong lời đối thoại và độc thoại của nhân
vật qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” (Lê Thị Sao Chi); “Ngôn

ngữ đối thoại nhân vật trong sáng tác của Frank Kafka” (Đỗ Thị Thu
Hằng); “Nghệ thuật tổ chức đối thoại trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng”
(Châu Minh Hùng). Trong các bài viết vừa nêu, các tác giả đã bàn tới một số
khía cạnh cụ thể liên quan đến hội thoại trong một số tác phẩm văn chương
được nhắc tới.
2.2 Nghiên cứu về “Nỗi buồn chiến tranh”
Đã có một số công trình nghiên cứu về “Nỗi buồn chiến tranh” dưới
cái nhìn của văn học như:
“Cách xử lý đề tài chiến tranh qua hai tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến
tranh” và “Ăn mày dĩ vãng”” (luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008);“Dòng hồi ức trong “Nỗi buồn
chiến tranh”” (luận văn thạc sĩ của Hoàng Bích Hậu, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2008); “Nhịp điệu kể trong “Nỗi buồn chiến tranh”” (luận
văn thạc sĩ của Đinh Thị Huyền, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
Từ góc độ ngôn ngữ học, công trình “Ngôn ngữ nghệ thuật trong
“Nỗi buồn chiến tranh” (luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Xuân,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008) đã tìm hiểu về một số đặc điểm
ngôn ngữ trong tác phẩm. Tuy nhiên, hội thoại lại chưa được tác giả lưu
tâm tới.
Công trình “Trường nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học trong
“Nỗi buồn chiến tranh””(luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Lê Mĩ, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, 2006) đã tìm hiểu đặc điểm của trường nghĩa chiến
tranh, vai trò của trường nghĩa này với việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác
phẩm và mối quan hệ giữa trường nghĩa với phân tích tác phẩm văn học.
Điểm qua những công trình như trên, có thể khẳng định rằng, từ trước
tới nay, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Nỗi buồn
chiến tranh” nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về hội thoại trong
tiểu thuyết này như một đối tượng nghiên cứu riêng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh” ở
một số khía cạnh, luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm và vai trò của hội thoại
trong tiểu thuyết này dưới góc nhìn của ngữ dụng học, từ đó góp phần khẳng
định những đặc sắc về ngôn ngữ của tác phẩm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý thuyết về ngữ dụng học, đặc biệt là về hội thoại
như khái niệm hội thoại, cấu trúc hội thoại, quy tắc hội thoại, .v.v. làm điểm
tựa cho việc tìm hiểu hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh”
- Trên cơ sở lý thuyết, tập hợp và xử lý tư liệu về hội thoại trong “Nỗi
buồn chiến tranh”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
- Miêu tả những đặc điểm cơ bản của hội thoại (như hình thức, cấu
trúc cuộc thoại, tính chất đoạn thoại, ), vai trò của hội thoại với việc thể
hiện nội dung tác phẩm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến
tranh”.
Tác phẩm đã được xuất bản nhiều lần dưới cả hai tên gọi: “Nỗi buồn
chiến tranh” và “Thân phận tình yêu”. Trong luận văn này, chúng tôi lấy
bản in “Nỗi buồn chiến tranh” của Nhà xuất bản Phụ nữ, xuất bản năm 2005
làm văn bản để nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Có thể nghiên cứu “Nỗi buồn chiến tranh” ở nhiều góc độ khác nhau,
song trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về đặc điểm hội
thoại được thể hiện trong tác phẩm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp miêu tả (với hai thủ pháp chính là phân tích và
tổng hợp)
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các cấu trúc hội thoại,
hình thức hội thoại, vai trò của hội thoại với việc thể hiện tư tưởng, chủ đề
tác phẩm
- Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được áp dụng để tính đếm tần số xuất hiện và phân
loại các cấu trúc hội thoại, các kiểu quan hệ, làm cơ sở phân tích, nhận xét
các đặc điểm của hội thoại, đánh giá vai trò của hội thoại trong tiểu thuyết
“Nỗi buồn chiến tranh”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn cho thấy khả năng áp dụng các tri thức về ngữ dụng học nói
chung, về hội thoại nói riêng để nghiên cứu ngôn ngữ trong một tác phẩm cụ
thể. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm cơ sở cho việc phân
tích ngôn từ nghệ thuật trong tu từ học hay làm sáng tỏ phong cách ngôn ngữ
tác giả qua tác phẩm của họ.
6.2. Về thực tiễn
Trước hết, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp độc giả có cái nhìn
cụ thể hơn về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của “Nỗi buồn
chiến tranh”- cuốn tiểu thuyết đã từng gây nhiều ý kiến trái chiều trên văn
đàn Việt Nam.
Đồng thời, luận văn còn là những gợi ý bổ ích, phục vụ cho việc dạy
và học ngôn ngữ văn học nói chung và ngữ dụng học nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết và thực tế liên quan đến đề tài

Chương 2: Đặc điểm hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh”
Chương 3: Vai trò của hội thoại trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề
tác phẩm




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương
tiện giao tiếp, phương tiện tư duy quan trọng nhất của con người. Nhờ có giao
tiếp bằng ngôn ngữ mà con người có thể thuận lợi trao đổi thông tin, bày tỏ
quan điểm, cảm xúc, thiết lập hoặc gỡ bỏ những sợi dây liên hệ tình cảm.
Trong thực tiễn, giao tiếp ngôn ngữ được thể hiện dưới hai dạng cơ bản
là hội thoại và độc thoại. Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, “hội” có
nghĩa là họp lại với nhau, gặp nhau, “thoại” là lời nói, nói chuyện. Như vậy,
theo cách hiểu thông thường, giản đơn thì hội thoại nghĩa là hai hay nhiều
người nói chuyện với nhau, tác động đến nhau bằng lời.
Hội thoại, từ khi trở thành đối tượng của Ngữ dụng học, đã được nhiều
tác giả như C.K. Orecchioni, H.P.Goice, G.Leach, D. Wilson, …quan tâm tìm
hiểu, và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo GS. Đỗ Hữu Châu, “Hội
thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, và cũng là
hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”. [3, 201] Chức năng làm

môi trường sống của ngôn ngữ của hội thoại đã được nhà lý luận ngôn ngữ
Xô Viết M. Bakhtin nhấn mạnh: “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất
của cuộc sống con người Sống tức là tham gia và đối thoại: hỏi, nghe, trả
lời, đồng ý Con người tham gia vào cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con
người mình và toàn bộ cuộc đời mình, bằng mắt, tay, tâm hồn, tinh thần và
hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới Bản ngã
không chết, cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình,
nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc thoại không bao giờ kết
thúc Đối thoại là một phương diện của tồn tại con người, nó cho thấy có cả
một bộ mặt tự nhiên sinh động của hiện thực”. [32, 11]
Một cuộc hội thoại sẽ chịu sự chi phối của các yếu tố sau:
- Thoại trường: Thoại trường chính là hoàn cảnh không gian, thời gian
nơi diễn ra cuộc thoại. Thoại trường có thể mang tính công cộng, ví dụ như
trong cuộc họp, buổi hội thảo, trên giảng đường, trong lớp học Thoại trường
cũng có thể mang tính riêng tư, ví dụ như trong nhà bếp, phòng ngủ Không
chỉ có không gian, thời gian mà khả năng có mặt của những người mới tham
gia vào cuộc thoại đang diễn ra cũng được xem là đặc điểm của thoại trường.
Một cuộc đối thoại mang tính riêng tư, ví dụ như của đôi trai gái đang yêu
nhau, sẽ thay đổi ít nhiều về nội dung, cách thức khi có mặt thêm người thứ
ba, dù sự xuất hiện đó là khách quan và người thứ ba kia không hề xen vào
cuộc thoại. [3]
- Thoại nhân: Thoại nhân là những người tham gia vào cuộc thoại.
Trước hết, các cuộc thoại khác nhau ở số lượng người tham gia. Căn cứ theo
tiêu chí này, các nhà nghiên cứu đã chia hội thoại thành các dạng: song thoại
(cuộc thoại gồm hai thoại nhân), tam thoại (cuộc thoại gồm ba thoại nhân) và
đa thoại (cuộc thoại gồm ba thoại nhân trở lên), trong đó, song thoại là dạng
cơ bản, phổ biến nhất. Không chỉ số lượng mà cương vị và tư cách của thoại

nhân, ví dụ như tính chủ động hay bị động của các đối tác (đối ngôn), cũng
ảnh hưởng rất lớn đến các cuộc thoại.[3]
- Đích giao tiếp: Đích giao tiếp là mục tiêu cần đạt đến trong mỗi cuộc
thoại. Có cuộc thoại có đích rõ ràng, được xác định từ trước khi diễn ra hội
thoại (ví dụ như hội thảo khoa học, thương thuyết ngoại giao ). Ngược lại,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11
cũng có những cuộc thoại lan man, không xác định trước đích hoặc đích
không rõ (ví dụ như các cuộc tán gẫu, nói chuyện phiếm ) [3]
- Hình thức cuộc thoại: các cuộc thoại còn khác nhau ở chỗ có hay
không có hình thức cố định. Các cuộc hội thảo, thương thuyết ngoại giao
thường có hình thức cố định, chặt chẽ, mang tính nghi lễ. Trong khi đó, các
cuộc trò chuyện trong đời thường sẽ không bị bó buộc bởi bất kì nghi lễ, hình
thức nào. [3]
1.1.2. Vận động hội thoại
Hội thoại là một vận động bằng ngôn ngữ, là cách các thoại nhân sử
dụng các yếu tố ngôn ngữ để tác động qua lại lẫn nhau, nhằm đạt được mục
đích nhất định. Bất cứ một cuộc thoại nào cũng gồm ba vận động: trao lời, trao
đáp và tương tác. Trong đó hai vận động trao lời và trao đáp là do từng thoại
nhân thực hiện và phối hợp với nhau tạo thành vận động thứ ba- tương tác.
Trao lời là hoạt động của người phát (kí hiệu SP1) tạo ra diễn ngôn và
hướng diễn ngôn của mình đến người nhận SP2.
Trao đáp là quá trình người nhận chuyển thành vai người phát đáp lại
lời thoại.
Sự thay đổi luân phiên vai người phát - nhận giữa các thoại nhân làm
nên hoạt động trao- đáp trong hội thoại. Qua hoạt động này, thoại nhân thông
qua diễn ngôn và các biểu hiện phi ngôn ngữ của mình để tác động qua lại lẫn
nhau, làm thay đổi nhau. Hoạt động tác động qua lại lẫn nhau của các nhân
vật trong giao tiếp chính là sự tương tác trong hội thoại.
Chính nhờ sự tương tác mà hội thoại trở thành hoạt động giao tiếp đặc

biệt thú vị và hấp dẫn của con người, trong đó “mỗi nhân vật tương tác là
những nhạc công trong bản giao hưởng vô hình mà phần nhạc họ chơi không
được biên soạn từ trước, mỗi người tự soạn ra trong diễn tiến của cuộc hoà
nhạc, một cuộc hoà nhạc không có nhạc trưởng”. [3, 219]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
12
1.1.3. Quy tắc hội thoại
Để hội thoại thành công, các thoại nhân bắt buộc phải tuân theo một số
quy tắc nhất định. Qua nghiên cứu thực tế, K. Orecchioni đã hệ thống các quy
tắc thành ba nhóm như sau:
- Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời
- Các quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại
- Các quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại.
Theo GS. Đỗ Hữu Châu, chúng ta nên có thêm một nhóm quy tắc thứ
tư: Nhóm quy tắc điều hành nội dung hội thoại. Nhóm này gồm hai nguyên
tắc: Nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc quan yếu.
Cụ thể như sau:
1.1.3.1. Quy tắc luân phiên lượt lời
Mỗi lần SP1 hay SP2 nói là một lượt lời. Các lượt lời có thể được một
người điều chỉnh hoặc do các thoại nhân tự thương lượng ngầm với nhau. Khi
tham gia hội thoại, các thoại nhân phải ý thức rõ ràng về vai trò nói và nghe
của nhau. Để tiến trình hội thoại không bị gián đoạn, giao tiếp thuận lợi, mỗi
thoại nhân phải tuân thủ các quy tắc sau:
Vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc thoại.
Mỗi lần chỉ một người nói.
Lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài, do đó cần có những
biện pháp để nhận biết khi nào một lượt lời chấm dứt.
Vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không
bao giờ kéo dài.
Nhường lời cho người hội thoại với mình, không được cướp lời người

khác khi người đó chưa kết thúc.
Nối tiếp lời của người tham gia hội thoại kịp thời, tránh không được để
khoảng yên lặng giữa các lượt lời quá dài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
13
Trật tự của người nói không cố định, ngược lại luôn thay đổi.
1.1.3.2.Quy tắc điều hành nội dung hội thoại
Các quy tắc điều hành nội dung hội thoại chính là các quy tắc điều hành
quan hệ giữa nội dung của các lượt lời tạo nên cuộc hội thoại.
* Nguyên tắc cộng tác hội thoại:
Nguyên tắc này được Grice nêu ra năm 1967, được thể hiện qua 4
phương châm:
- Phương châm về lượng:
Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đáp ứng đủ như đòi
hỏi của đích hội thoại.
Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi.
- Phương châm về chất:
Hãy làm cho những đóng góp của anh là đúng, đừng nói những điều mà
anh tin rằng không đúng.
Đừng nói những điều mà anh không đủ bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ:
Hãy làm cho phần đóng góp của anh có liên quan đến vấn đề đang đề
ra.
- Phương châm cách thức:
Hãy nói rõ ràng
Tránh lời nói tối nghĩa, mập mờ
Hãy nói ngắn gọn
Hãy nói có trật tự.
* Nguyên tắc quan yếu:
Theo Wilson và Sperber, một phát ngôn chỉ quan yếu khi nó có hiệu

lưc nào đó với ngữ cảnh và trong những điều kiện giống nhau., hiệu lực với
ngữ cảnh càng cao thì tính quan yếu của phát ngôn càng lớn. Từ nền tảng đó,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
14
K. Orecchioni đã tìm ra bốn phương diện mà một phát ngôn có thể quan yếu:
quan yếu về ngữ dụng, quan yếu về lập luận, quan yếu về hứng thú và quan
yếu về đề tài. Một phát ngôn được xem là quan yếu về ngữ dụng khi nó có hệ
quả với hành động, cách cư xử của những người tham gia hội thoại; quan yếu
về lập luận khi nó làm cơ sở để người nghe rút ra những suy ý làm thay đổi
hiểu biết hay tín điều của người nghe; quan yếu về hứng thú khi thu hút được
sự quan tâm của người nghe, quan yếu về đề tài khi nó có quan hệ với nhau và
cùng quan hệ với đề tài của cuộc thoại mà nó tham gia vào.
Để cuộc thoại thành công, các thoại nhân luôn phải tác động, ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau. Một trong những khía cạnh của sự ảnh hưởng đó là
thương lượng hội thoại. Thương lượng hội thoại thể hiện ở các bình diện sau:
- Về phương diện hình thức hội thoại, các thoại nhân thoả thuận với
nhau về ngôn ngữ được dùng.
- Về cấu trúc hội thoại, các thoại nhân thương lượng về sự mở đầu, kết
thúc và lượt lời của các nhân vật.
- Về nội dung hội thoại, các thoại nhân thương lượng với nhau về các
vấn đề đưa ra hội thoại.
- Về thời gian, thương lượng hội thoại có thể diễn ra từ đầu, trong quá
trình hội thoại hoặc trong một số trường hợp cá biệt, thương lượng hội thoại
có thể diễn ra trước khi cuộc hội thoại bắt đầu.
- Về cách thức, thương lượng hội thoại có thể diễn ra một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp.
1.1.3.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại
Khi tham gia vào một cuộc thoại, ngoài các quy tắc ngôn ngữ, thoại
nhân còn phải tuân thủ những quy ước của xã hội như quy tắc thẩm mỹ, quy
tắc đạo đức, quy tắc lịch sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
15
“Lịch sự”, theo cách hiểu thông thường, là cách giao tiếp đúng mực,
theo khuôn phép, khiến cho người giao tiếp với mình hài lòng. Từ góc độ Ngữ
dụng học, lịch sự còn được xem xét cùng với thể diện để đảm bảo tính toàn
vẹn và đầy đủ. Phép lịch sự là tổng thể những cách thức mà thoại nhân dùng
để giữ gìn thể diện cho nhau.
Lịch sự gồm 2 bình diện:
- Lịch sự quy ước: Trong khi tiến hành hội thoại, thoại nhân phải tuân
theo những quy ước, nghi thức giao tiếp được cộng đồng chấp nhận và tuân
theo.
- Lịch sự chiến lược: Khác với lịch sự quy ước, lịch sự chiến lược mang
tính riêng biệt cho từng cuộc giao tiếp cụ thể. Lịch sự chiến lược được thể
hiện thông qua việc chọn đề tài hội thoại và thực hiện các hành động ngôn
ngữ. [3, 226-282]
1.1.4. Cấu trúc hội thoại
Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc của hội thoại, đi kèm với
mỗi dạng cấu trúc là các đơn vị hội thoại tương ứng.
Theo trường phái phân tích hội thoại, đơn vị hội thoại là các lượt lời.
Harvey Sark - người đặt nền móng đầu tiên trong trường phái này cho rằng
dưới các lượt lời không còn đơn vị nào khác ngoài các phát ngôn. Dù khác
nhau về kiểu loại, phong cách nhưng trong các cuộc hội thoại, các lượt lời
thường đi với nhau tạo thành từng cặp gần như tự động. Hai phát ngôn được
coi là cặp kế cận phải thoả mãn các điều kiện sau: kế cận nhau, do hai thoại
nhân khác nhau nói ra, được tổ chức thành bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ
hai, có tổ chức riêng sao cho bộ phận riêng thứ nhất đòi hỏi phải có bộ phận
riêng thứ hai. Những cặp kế cận thường thấy là: cặp chào – chào, cặp hỏi - trả
lời, cặp trao - nhận, cặp đề nghị - đáp ứng, Cốt lõi của lý thuyết phân tích
hội thoại là cặp kế cận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
Theo trường phái phân tích diễn ngôn, đơn vị hội thoại là phát ngôn và
cặp thoại. Trường phái này cho rằng: Hội thoại là một đơn vị lớn được cấu
trúc theo các bậc: tương tác, đoạn thoại, cặp thoại, bước thoại và hành vi. So
với trường phái phân tích hội thoại, trường phái phân tích diễn ngôn đã quan
tâm tới các đơn vị trên và dưới lượt lời một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ
– Pháp, coi hội thoại là một tổ chức có trật tự , nên cũng có các đơn vị cấu
trúc từ lớn đến nhỏ. Đó là các đơn vị: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham
thoại và hành vi ngôn ngữ.
1.1.4.1.Cuộc thoại
Cuộc thoại là đơn vị hội thoại lớn nhất. Đó là cuộc tương tác bằng lời,
tính từ khi các thoại nhân gặp nhau, khởi đầu nói và nghe cho đến khi kết thúc
quá trình này. Cuộc thoại được xác định theo:
+ Sự thống nhất về thoại nhân: khi thoại nhân thay đổi thì cuộc thoại
thay đổi.
+ Sự thống nhất về thoại trường, tức là sự thống nhất về thời gian và
địa điểm diễn ra cuộc thoại.
+ Sự thống nhất về chủ đề
Nói như Ke Brat-Orecchioni thì “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều
kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt
quãng trong một không gian-thời gian có thể thay đổi nhưng không đứt
quãng, nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng”. [3, 313]
Như vậy, trong cuộc trò chuyện, các nhân vật tham gia có thể trao đổi
nhiều vấn đề khác nhau, hết vấn đề này đến vấn đề khác, nhưng bao giờ cũng
phải có mở đầu và kết thúc. Điểm bắt đầu và kết thúc đó chính là ranh giới
của cuộc thoại. Thời đoạn bắt đầu được gọi là “mở thoại” và thời đoạn kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
17
thúc được gọi là “kết thoại”. Phần trung tâm cuộc thoại được gọi là “thân

thoại”.
Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại bao gồm:
Đoạn thoại mở thoại
Đoạn thoại thân thoại
Đoạn thoại kết thoại
Với một số cuộc thoại, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu phân
định ranh giới cuộc thoại như dấu hiệu mở đầu ( chào hỏi, giới thiệu, ), dấu
hiệu kết thúc (chào tạm biệt, ). Mặc dù vậy, những dấu hiệu như thế không
thể xem là bắt buộc, đặc biệt trong trường hợp giao tiếp giữa những người
thân quen.
1.1.4.2. Đoạn thoại
“Đoạn thoại là một phần của cuộc thoại bao gồm các diễn ngôn có sự
liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa (thống nhất về chủ đề) và về ngữ dụng
(thống nhất về đích) [5, 555]… Nói cách khác, đó là một số cặp trao đáp có
mối quan hệ mật thiết về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng. Về ngữ nghĩa, đó là đơn
vị có một chủ đề duy nhất. Về ngữ dụng, đó cũng là đơn vị có đích hội thoại
duy nhất. Căn cứ vào chức năng, có các loại đoạn thoại sau: đoạn thoại mở
thoại, đoạn thoại thân thoại, đoạn thoại kết thoại. Cấu trúc, dung lượng của
các đoạn thoại này là khác nhau.
Đoạn mở thoại và kết thoại có cấu trúc tương đối đơn giản và ổn định,
dễ nhận ra. Đoạn thân thoại thường có dung lượng lớn và cấu trúc phức tạp.
Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và đoạn thoại kết thúc thường được
nghi thức hoá và lệ thuộc vào nhiều yếu tố như mối quan hệ giữa các tham
thoại, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích cuộc thoại, .v.v.
Đoạn thoại mở đầu phần lớn được công thức hoá mang nhiều tính chất
nghi thức. Ngoài chức năng mở ra cuộc thoại, đoạn thoại mở đầu còn thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
18
hiện vai trò thương lượng hội thoại như thống nhất về chủ đề, thăm dò đối
phương, thử giọng điệu hội thoại, Thông thường, trong đoạn mở thoại người

ta thường tránh sự xúc phạm thể diện của người nghe, chuẩn bị một hoà khí
cho cuộc thoại. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, người mở thoại
cố tình xúc phạm thể diện nhằm một mục đích hội thoại nào đó.
Đoạn thoại kết thúc thường có chức năng tổ chức sự kết thúc cuộc gặp
gỡ, để các thoại nhân cảm ơn, hứa hẹn, chúc tụng, Theo nguyên tắc lịch sự,
cần tránh kết thúc đơn phương, đột ngột, trừ trong những tình huống đặc biệt.
Có thể nói, ranh giới phân định các đoạn thoại còn chưa rõ ràng, gây
nhiều khó khăn cho người nghiên cứu. Mặc dù vậy, đây vẫn là đơn vị thực có,
và đôi khi, để phân biệt đoạn thoại này với đoạn thoại kia, người nghiên cứu
ngoài các dấu hiệu hình thức buộc phải dựa vào trực cảm của mình.
1.1.4.3. Cặp thoại
“Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham
thoại tạo nên.” [3, 320] Xét về mặt cấu trúc, cặp thoại thường do hai tham
thoại tạo nên, được gọi là cặp thoại hai tham thoại. Trong cặp thoại này, mỗi
tham thoại tương ứng với một chức năng cụ thể. Tham thoại thứ nhất được
gọi là “tham thoại dẫn nhập”, tham thoại thứ hai được gọi là “tham thoại hồi
đáp”. Ở cặp thoại này, lượt lời trùng khớp với tham thoại, tham thoại trùng
khớp với hành động ngôn ngữ. Cặp thoại hai tham thoại là dạng đơn giản, dễ
nhận biết nhất trong thực tế giao tiếp ngôn ngữ.
Các trường hợp đặc biệt:
Cặp thoại một tham thoại: Thường xảy ra dạng cặp thoại này khi SP2
thay cho hành động ngôn ngữ lại thực hiện hành động vật lý (mỉm cười, lắc
đầu, vẫy tay ) hoặc im lặng, không có hành động gì, khiến cho cặp thoại rơi
vào trạng thái “hẫng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
19
Cặp thoại phức tạp: là cặp thoại có hơn hai tham thoại tham gia, có
nhiều hành vi ngôn ngữ trong quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Cặp thoại phức tạp
có rất nhiều dạng phức tạp khác nhau. Đó có thể là cặp thoại có nhiều tham
thoại dẫn nhập nhưng chỉ có một tham thoại hồi đáp. Ngược lại, đó cũng có

thể là cặp thoại chỉ có một tham thoại dẫn nhập với rất nhiều tham thoại hồi
đáp. Trường hợp khác là dạng cặp thoại phức tạp do có nhiều tham thoại tham
gia ở cả hai phía.
Xét về mặt tính chất, có cặp thoại chủ hướng / cặp thoại phụ thuộc, cặp
thoại tích cực / cặp thoại tiêu cực.
Cặp thoại chủ hướng là cặp chủ đạo, giữ vai trò trung tâm, chứa nội
dung chính của đoạn thoại. Cặp thoại phụ thuộc là cặp thoại không tồn tại độc
lập mà phụ thuộc vào cặp thoại khác. Cặp thoại phụ thuộc có chức năng bổ
trợ, giải thích thêm cho những khía cạnh hay chi tiết nào đó của các tham
thoại trong cặp thoại chủ hướng.
Cặp thoại tích cực là cặp thoại có tham thoại hồi đáp thoả mãn đích của
tham thoại dẫn nhập. Ngược lại, cặp thoại tiêu cực là cặp thoại có tham thoại
hồi đáp không thoả mãn đích của tham thoại dẫn nhập.
1.1.4.4. Tham thoại
“Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một
cặp thoại nhất định.” [3, 316]. Tham thoại là đơn vị cơ sở tạo nên cặp thoại,
nó không đồng nhất với lượt lời. “Lượt lời là một lần nói xong của người
này khi người khác không nói.” [7, 87] Lượt lời là đơn vị phát ngôn mang
tính hình thức, trong khi đó, tham thoại là đơn vị chức năng chỉ được xác
định trong cặp thoại. Một lượt lời có thể chứa hết hoặc không hết tham thoại:
nó có thể trùng khít, hoặc nhỏ hơn (trong trường hợp tham thoại gồm nhiều
lượt lời), hoặc lớn hơn ( trường hợp lượt lời chứa nhiều tham thoại) một
tham thoại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
20
Tham thoại được cấu thành từ hai phần: phần cốt lõi và phần mở rộng.
Phần cốt lõi của tham thoại bao gồm hành vi chủ hướng và hành vi
phụ thuộc. Hành vi chủ hướng quyết định hướng của tham thoại và quyết
định hành vi hồi đáp thích hợp của người đối thoại. Hành phụ thuộc giữ vai
trò biện minh, củng cố, đánh giá hỗ trợ cho hành vi chủ hướng. Hành vi

chủ hướng trong tham thoại dẫn nhập còn quyết định bản chất cặp thoại. Tên
cặp thoại được xác định theo tên của hành vi chủ hướng trong tham thoại
dẫn nhập.
Phần mở rộng là các thành phần nằm ngoài khung tham thoại. Các
thành phần này không tham gia vào nội dung mệnh đề mà chỉ thực hiện chức
năng liên kết các phát ngôn với nhau. Vị trí thành phần mở rộng rất linh
hoạt, nó có thể đứng đầu, đứng cuối hoặc chen vào gữa tham thoại. Mặc dù
không tham gia vào mệnh đề nhưng chúng có vai trò khá quan trọng, đó là
đưa đẩy, rào đón, tạo lập quan hệ để cuộc thoại thành công một cách thuận
lợi hơn.
1.1.4.5. Hành vi ngôn ngữ
Hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của cấu trúc hội thoại. Để hiểu
được các tham thoại, cặp thoại, đoạn thoại, chúng ta đều phải căn cứ vào
hành vi ngôn ngữ.
Hành vi ngôn ngữ, hiểu một cách đơn giản, là hành động được thực
hiện nhờ phương tiện là ngôn ngữ. Đó là “một đoạn lời có tính mục đích
nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt
bằng các phương tiện tiết tấu - ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt
cấu âm – âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa
như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó.” [59, 107] Người đầu tiên phát
hiện ra bản chất của hoạt động trong lời nói là Austin trong công trình “Từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
21
ngữ làm nên sự vật thế nào?". Theo Austin, có ba loại hành vi ngôn ngữ lớn,
đó là: Hành vi tạo lời, hành vi mượn lời, hành vi ở lời.
- Hành vi tạo lời: Là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ với quy tắc
của ngôn ngữ để tạo ra các phát ngôn, diễn ngôn với hình thức nhất định và
nội dung tương ứng trong một cuộc giao tiếp.
- Hành vi mượn lời: Là hành vi phát ra lời nói để nhằm đạt đến một
hiệu quả nằm ngoài lời đó, tức là mượn phương tiện ngôn ngữ để gây ra một

hiệu quả nào đó ngoài ngôn ngữ ở các nhân vật giao tiếp .
- Hành vi ở lời: Là hành vi mà người nói thực hiện ngay trong lời nói của
mình. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, tức chúng gây ra
một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. [5, 514-515]
Qua việc phân tích như trên, có thể thấy hành vi ngôn ngữ được hiểu
rộng gồm ba loại: Hành vi tạo lời, hành vi mượn lời, hành vi ở lời. Mặc dù vậy,
trong một số trường hợp, hành vi ngôn ngữ được hiểu hẹp hơn, dùng để chỉ
hành động ở lời nói. Chúng tôi đồng tình với quan điểm này, bởi hành động ở
lời và hiệu lực của hành động ở lời mới là đối tượng của Ngữ dụng học.
Chủ yếu dựa vào động từ ngữ vi, Austin chia hành vi ngôn ngữ thành
5 phạm trù khác nhau:
- Phán xử: Đây là những hành vi đưa ra những lời phán xét về một sự
kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lý lẽ
vững chắc.
- Hành xử: Đây là hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hay
chống lại một chuỗi hành động nào đó.
- Cam kết: Đây là những hành vi ràng buộc người nói vào một chuỗi
hành động nhất định.
- Trình bày: Đây là hành vi được dùng để trình bày các quan niệm,
dẫn dắt, lập luận, giải thích cách dùng từ ngữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
22
- Ứng xử: Đây là những hành vi phản ứng đối với các cách xử sự của
người khác, đối với các sự kiện có liên quan.
Khác với J. Austin, dựa trên mười hai tiêu chí, trong đó quan trọng
nhất là đích ở lời, hướng khớp lượng ghép lời - hiện thực, trạng thái tâm lý,
nội dung mệnh đề, J. Searle đã phân loại các hành vi ngôn ngữ thành 5
nhóm sau:
- Tái hiện : Gồm một số hành động tiêu biểu như: miêu tả, kể, xác
nhận, khẳng định, thông báo, báo cáo,…

+ Đích ở lời là người phát thông qua phát ngôn của mình để xác nhận
sự có mặt hoặc vắng mặt một sự việc nào đó.
+ Hướng khớp ghép là lời-hiện thực (lời phải phù hợp với hiện thực).
+ Trạng thái tâm lý là sự mong muốn ở người phát.
+ Nội dung mệnh đề là một mệnh đề đánh giá theo tiêu chí Đúng/Sai.
- Điều khiển : Gồm các hành động : yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, sai,
mời, khuyên,….
+ Đích ở lời là người phát thông qua phát ngôn của mình để đặt người
nhận vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tương lai.
+ Hướng khớp ghép là hiện thực-lời nói (hiện thực phải phù hợp với lời)
+ Trạng thái tâm lý là sự mong muốn ở người phát.
+ Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nhận.
- Cam kết : Gồm các hành động: hứa, đe dọa,
+ Đích ở lời là người phát thông qua phát ngôn của mình để tự đặt
mình vào trách nhiệm phải thực hiện một hành động trong tương lai:
+ Hướng khởi ghép là hiện thực-lời nói (hiện thực phải phù hợp với lời).
+ Trạng thái tâm lý là ý định của người phát.
+ Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người phát.
- Biểu cảm : Gồm các hành động: khen, phê bình, chê, xin lỗi, cảm ơn,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
23
+ Đích ở lời là người phát thông qua phát ngôn của mình để bày tỏ
trạng thái tâm lý.
+ Hướng khớp ghép là lời hiện thực (lời phải phù hợp với hiện thực)
+ Trạng thái tâm lý thay đổi theo từng loại hành vi (vui thích/khó
chịu, mong muốn/chối bỏ…).
+ Nội dung mệnh đề là hành động hoặc tính chất nào đó có tư cách là
nguồn gây ra cảm xúc của người phát.
- Tuyên bố: gồm các hành động: tuyên bố, tuyên án, buộc tội,…
+ Đích ở lời là người phát thông qua phát ngôn của mình để làm cho

nội dung mệnh đề trở nên có hiệu lực (trở thành hiện thực).
+ Hướng khớp ghép vừa là lời-hiện thực, vừa là hiện thực-lời.
Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và
cách thức diễn đạt còn được chia ra thành hành vi ngôn ngữ trực tiếp và
hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
Hành vi ngôn ngữ trực tiếp là “những hành vi chân thực, có nghĩa là
các hành vi được thực hiện đúng với điều kiện sử dụng, đúng với cái đích ở
lời của chúng”. [3, 256]
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp còn còn được gọi là hành vi tại lời tái
sinh. Một hành vi ngôn ngữ được gọi là gián tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của
hành vi tại lời không phản ánh trực tiếp mục đích của điều muốn nói. Mỗi hành
vi ngôn ngữ gián tiếp đều chứa đựng nhiều lớp nghĩa, nhiều ý tứ mà không phải
người tiếp nhận nào cũng có thể phát hiện ra một cách dễ dàng.
Như vậy, có sự phân biệt rõ ràng về cách thức nói năng giữa hành vi
ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Hành vi ngôn ngữ trực
tiếp là cách nói thẳng, nói trắng, nói toạc ra. Ngược lại, hành vi ngôn ngữ
gián tiếp lại là cách nói úp mở, quanh co, bóng gió. Tuy nhiên, giữa hai loại
hành vi này luôn có mối quan hệ khăng khít, gắn bó. Muốn nhận biết được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
24
hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì trước hết người nghe phải nhận biết được
hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp chính là kết quả của
hoạt động suy ý từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp.
Khi nói đến vấn đề phân loại hành vi ngôn ngữ, nhà nghiên cứu
Wittgerstein đã từng bi quan cho rằng đó là điều không thể, bởi trong thực
tế, các hành vi ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phong phú, với những ranh giới
nhận biết còn mập mờ. Việc phân loại hành vi ngôn ngữ là vô cùng khó
khăn, và cho đến hôm nay vẫn chưa hoàn tất.
1.2. Hội thoại trong tác phẩm văn học
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của cả

cộng đồng, nó hữu hạn, trừu tượng và luôn luôn tồn tại trong trạng thái tĩnh.
Ngược lại, lời nói là sự hiện thực hoá ngôn ngữ, nó là sản phẩm của sự sáng
tạo cá nhân, nó cụ thể, vô hạn, phong phú và sống động như chính cuộc sống
con người vậy.
Hội thoại là hoạt động hành chức của ngôn ngữ. Trong tác phẩm văn
học, hội thoại là kết quả sự sáng tạo của nhà văn dựa trên sự mô phỏng hội
thoại trong đời sống. Tuy không phải là sao chép nguyên xi, nhưng hội thoại
trong văn học càng gần gũi với đời sống bao nhiêu thì càng chân thực và sinh
động bấy nhiêu. Mặc dù vậy, trong tác phẩm văn học, tác giả có quyền sắp đặt
để nhân vật hội thoại ở đâu, khi nào, với ai để thể hiện tốt nhất ý đồ nghệ
thuật của mình.
Có thể nói, hội thoại trong văn học thể hiện sự tương tác giữa các chức
năng cơ bản của lời nói tự nhiên như chức năng giao tiếp, chức năng nhận
thức với chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật. Hội thoại văn học tham
gia vào quá trình xây dựng hình tượng, khắc hoạ tính cách nhân vật, cá thể
hoá tình huống, thể hiện phong cách nhà văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
25
1. 3. “Nỗi buồn chiến tranh” – Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1.3.1. Đôi nét về tác giả
Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18 tháng 10
năm 1952 tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Bút danh Bảo Ninh chính là tên
quê hương của tác giả - xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1969, Bảo Ninh nhập ngũ và chiến đấu tại mặt trận B3, tiểu đoàn
5, trung đoàn 24, sư đoàn 10 trên chiến trường Tây Nguyên. Chính trong
những năm tháng này, nhà văn đã trải nghiệm mọi cảm giác, đã tận mắt chứng
kiến những khổ đau, chết chóc đến kinh hoàng mà chiến tranh gây ra.
Năm 1975, khi hoà bình lập lại, Bảo Ninh giải ngũ và bắt đầu học đại
học tại Hà Nội sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam.

Từ năm 1984 đến năm 1986, Bảo Ninh học khoá II Trường viết văn
Nguyễn Du, sau làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ và trở thành hội viên Hội nhà
văn Việt Nam từ năm 1997.
Các tác phẩm tiêu biểu : Trại bảy chú lùn (1987), Nỗi buồn chiến tranh
(1987), Lan man trong lúc kẹt xe (2003),
Ngoài ra, Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh,
trong đó truyện “Khắc dấu mạn thuyền” đã được dựng thành phim. Truyện
ngắn "Bội phản" trong tập truyện "Văn Mới" do Nhà xuất bản Văn học xuất
bản, cũng đã được ông gửi gắm nhiều tình cảm và suy nghĩ vào trong các
nhân vật.
1.3.2. Đôi nét về tác phẩm
“Nỗi buồn chiến tranh” được xuất bản lần đầu năm 1987 với nhan đề
“Thân phận tình yêu”. Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen
giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu
với cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi,
miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính

×