Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

dạy học đoạn trích kịch bản hồn trương ba, da hàng thịt theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của lưu quang vũ cho học sinh miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.47 KB, 108 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






ĐÀO THỊ THU HẰNG





DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH KỊCH BẢN
“HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” THEO HƢỚNG
KHÁM PHÁ NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA
LƢU QUANG VŨ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC










Thái Nguyên - Năm 2012





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





ĐÀO THỊ THU HẰNG






DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH KỊCH BẢN
“HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” THEO HƢỚNG
KHÁM PHÁ NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA LƢU
QUANG VŨ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI



Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội





Thái Nguyên - Năm 2012



i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận văn



Đào Thị Thu Hằng

















ii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13
1.1. Cơ sở lí luận 13
1.1.1. Kịch bản văn học 13
1.1.2. Đặc trưng thể loại kịch bản văn học 15
1.1.3. Vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” 18
1.1.3.1. Nguồn gốc của vở kịch 18
1.1.3.2. Tóm tắt vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” 19
1.1.3.3. Những điểm khác nhau giữa vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da
hàng thịt” với truyện cổ tích cùng tên 21
1.2. Cơ sở thực tiễn 30
1.2.1. Tình hình dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
của giáo viên trong nhà trường 30
1.2.2. Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi
đối với đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” 32
1.2.2.1. Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi 32
1.2.2.2. Năng lực cảm thụ đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”

của học sinh trường Văn hóa I - Bộ Công an 36
Chƣơng 2. ĐƢA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI
ĐẾN VỚI TRÍCH ĐOẠN “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT”
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 41
2.1. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về
nội dung tư tưởng tưởng trong trích đoạn “Hồn Trƣơng Ba, da
hàng thịt” 41
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.1.1. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với tư tưởng triết lí
nhân sinh 42
2.1.2. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với ý nghĩa phê
phán của đoạn trích 49
2.2. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về
thi pháp kịch 55
2.2.1. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về
xung đột kịch 56
2.2.2. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về
hành động kịch 58
2.2.3. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về
nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch 60
2.2.4. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về
ngôn ngữ kịch 64
2.2.4.1. Hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số khám phá sự sáng tạo về
đối thoại kịch 65
2.2.4.2. Hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số khám phá đặc điểm ngôn
ngữ kịch trong đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” 68
2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học 74

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 78
3.1. Thiết kế dạy học đoạn trích kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật 78
3.2. Dạy thực nghiệm 90
3.2.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm 90
3.2.2. Đối tượng, đại bàn và thời gian thực nghiệm 90
3.2.3. Nội dung thực nghiệm 91
3.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 91
3.2.5. Kết luận chung về thực nghiệm 96
PHẦN KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHỤ LỤC 101


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một vấn đề
đã được đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy văn học ở trường Trung học
phổ thông. Đây cũng là vấn đề quan tâm của nhiều giáo viên trong quá trình
đổi mới phương pháp dạy học.
Loại thể văn học thuộc về ý thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn
học cũng như cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ
thể. Tác phẩm văn học tồn tại trong những hình thức của các loại thể văn học.

Không có tác phẩm nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của loại thể. Vì
vậy tìm hiểu một tác phẩm văn học về nội dung cũng như nghệ thuật không
thể xem nhẹ đặc trưng loại thể. Nói cách khác là phải vận dụng kiến thức lý
luận văn học về loại thể trong việc dạy học văn. Đây là vấn đề nguyên tắc, có
ý nghĩa phương pháp luận. Bởi tác phẩm văn học nào cũng thuộc một loại thể
nhất định. Mỗi loại thể lại có những đặc điểm thi pháp riêng. Nếu xác định
được thể loại thì mới có thể tìm hiểu thấu đáo giá trị nội dung tư tưởng và giá
trị nghệ thuật của tác phẩm. Còn không xác định được thể loại thì “Dù việc
phân tích có sắc sảo đến đâu cũng vẫn chỉ là võ đoán” [4, tr. 94].
Mặt khác, mục đích của giảng dạy văn học trong nhà trường là giúp
học sinh cảm thụ được đầy đủ nhất mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong
hình tượng văn học của tác phẩm, từ đó giáo dục cho các em về nhận thức, về
tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và cả về tư duy ngôn ngữ. Để đạt được
mục đích ấy, việc lựa chọn phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo
đặc trưng thể loại là tối ưu nhất.
1.2. Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của
nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Ông được đánh giá là một hiện
tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX.
Với một tài năng đến độ chín và một sức lao động nghệ thuật phi
thường, chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy chục năm, ông đã sáng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
tác khoảng năm mươi kịch bản và hầu hết được các nhà hát trong toàn quốc
dàn dựng qua nhiều loại hình sân khấu từ kịch nói, chèo, cải lương đến
kịch dân ca. Lưu Quang Vũ đến với sân khấu vào đúng lúc đất nước ta vừa
trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc và đang phải đối mặt với những khó
khăn của cuộc sống mới. Là một nghệ sĩ nhạy cảm trước hiện thực, ông đã

hướng ngòi bút của mình vào tất cả mọi ngõ ngách của cuộc đời cũng như
tâm hồn của con người và cuộc sống, góp một tiếng nói thiết thực vào công
cuộc đổi mới nước nhà. Những vở kịch của Lưu Quang Vũ là tiếng nói phản
ánh cuộc sống đang diễn ra với một hiện thực tươi mới, gần gũi. Có thể
nói, di sản của Lưu Quang Vũ, đồ sộ về khối lượng, phong phú về nội dung,
đa dạng về thể tài và phong cách. Đúng như nhà nghiên cứu Phan Ngọc
nhận định: Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam,
là một nhà văn hóa.
1.3. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở
“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”. Từ một truyện cổ dân gian nhà viết kịch đã
sáng tác thành một vở kịch hiện đại, phản ánh hiện thực và đặt ra những
vấn đề mới mẻ về cách sống và quan niệm sống của con người trong xã
hội. Lưu Quang Vũ đã “Đổ rượu mới vào bình cũ, kể lại chuyện hài cổ
như một bi kịch triết lí thời nay với hai chiều kích đa thoa: chiều kích nhân
sinh - xã hội và chiều kích bản thể - siêu hình” [25, tr. 272]. Tác phẩm được
đánh giá là một vở kịch đặc sắc nhất thể hiện rõ nét phong cách nghệ
thuật kịch độc đáo của tác giả Lưu Quang Vũ.
“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” là một trong số ít kịch bản văn học
được đưa vào chương trình giảng dạy ở Trung học phổ thông. Khi giảng
dạy tác phẩm này, mặc dù giáo viên đã vận dụng phương pháp dạy học
mới, song vẫn còn nhiều vướng mắc, hiệu quả giảng dạy vẫn chưa cao, đặc
biệt là khi dạy tác phẩm này cho đối tượng học sinh là người dân tộc
thiểu số miền núi. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy, các em gặp nhiều
khó khăn trong việc cảm thụ nội dung tư tưởng và nghệ thuật của vở kịch:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
các em không nắm được đặc trưng thể loại kịch, không hiểu hoặc hiểu không

thấu đáo ý nghĩa hàm ẩn sau ngôn ngữ kịch, không nhận thấy sự sáng tạo của
tác giả khi xây dựng vở kịch. và các em không hứng thú khi học tác phẩm.
Nguyên nhân là do điều kiện sống ở vùng sâu vùng xa nên các em chưa hoặc
rất ít được tiếp xúc với sân khấu kịch, hơn nữa vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn,
vốn hiểu biết thể loại kịch, về cuộc sống, xã hội…còn nhiều hạn chế nên các
em chưa thể phát hiện và cảm nhận hết những đặc sắc về nội dung tư tưởng,
giá trị nghệ thuật của vở kịch. Thực tế đó đã thôi thúc chúng tôi tìm cho được
một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi chọn đề tài: “Dạy học đoạn trích kịch bản
“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hƣớng khám phá những sáng tạo nghệ
thuật của Lƣu Quang Vũ cho học sinh miền núi”. Chọn đề tài này, chúng tôi
mong muốn tìm ra hướng khai thác riêng khi dạy văn bản kịch “Hồn Trƣơng
Ba, da hàng thịt” cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số miền núi. Từ đó
khắc phục những khó khăn khi giảng dạy các văn bản kịch trong nhà trường
nói chung, và giảng dạy trích đoạn kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” nói
riêng. Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các
đồng nghiệp khi dạy văn bản kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”.
2. Lịch sử vấn đề
Kịch bản văn học “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu
Quang Vũ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 (chương trình chuẩn) là một
tác phẩm mới được đưa vào chương trình, song đã có nhiều bài viết định
hướng về phương pháp tiếp cận văn bản này.
2.1. Những ý kiến phẩm bình về kịch của Lƣu Quang Vũ
- Cuốn “Phân tích Ngữ văn 12” của tác giả Trần Nho Thìn, nhà xuất bản
Giáo dục (2009) định hướng phân tích đoạn kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”:
“Đối với một văn bản tác phẩm kịch thì cách phân tích thuận tiện hơn cả là
phân tích các đối thoại, xung đột giữa các nhân vật…”. Tác giả cho rằng:
sự tồn tại của các nhân vật trong kịch là tồn tại thông qua các đối thoại.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Song tác giả bài viết lại chưa nói gì tới những sáng tạo nghệ thuật của Lưu
Quang Vũ, mà chỉ nói tới ý nghĩa nội dung của vở kịch: “Từ văn bản, các cuộc
đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, với người thân và với Đế Thích,
dễ nhận thấy có một triết lí quan trọng được quan tâm: hồn và xác là hai thực
thể quan trọng làm nên nhân cách con người. Để là chính mình, để không giả
dối và phân thân, cần có cuộc sống hài hòa của thân xác và tâm hồn”.
- Trong cuốn “Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12”, chương trình
nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục (2008), tác giả Lê Quang Hưng

định hướng phân
tích kịch bản văn học “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” có nói tới những sáng tạo
nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ nhưng chỉ đề cập đến những điểm sau:
+ Qua diễn biến của xung đột kịch, cho thấy Lưu Quang Vũ đã khéo
dồn nén mâu thuẫn, đẩy tình huống kịch lên cao trào rồi giải quyết thật tự
nhiên, hợp lí.
+ Lưu Quang Vũ đã khéo mượn lời các nhân vật khác - những người
thân trong gia đình Trương Ba để chỉ ra điều đó (nỗi đau khổ của hồn
Trương Ba).
- Cuốn “Lưu Quang Vũ - Tài năng và lao động nghệ thuật” do tác giả
Lưu Khánh Thơ biên soạn, nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2000)
có các bài viết về vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của Phan Ngọc,
Cao Minh, Lưu Khánh Thơ. Các tác giả này đều nhấn mạnh đến sự sáng tạo nghệ
thuật nổi bật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch này là khai thác các mô típ
dân gian để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách riêng. Ý nghĩa
của vở kịch không chỉ đề cập đến chuyện của một thời mà còn đề cập đến chuyện
của muôn đời.
- Bài “Nhân đọc và xem "Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, của tác giả Phan

Trọng Thưởng nêu rõ: Vở kịch vừa mang ý nghĩa tự nó, vừa mang ý nghĩa cho
nó. Nghĩa tự nó của “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” là sự hòa hợp và ý thức
đạo lý về phần hồn và phần xác của con người. Còn nghĩa cho nó là cuộc đấu
tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con người. Tác giả Phan Trọng Thưởng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
cũng nói đến sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch:
Khai thác triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”…
Từ triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một
tác phẩm đa nghĩa.
- Cuốn “Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm” của Lý Hoài Thu -
Lưu Khánh Thơ, nhà xuất bản Giáo dục (2007) có một số bài viết về
những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch
“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”:
+ Bài “Từ truyện cổ dân gian đến kịch của Lưu Quang Vũ - xét về mặt tư
tưởng triết học” của tác giả Đặng Hiển đi vào so sánh tư tưởng triết học giữa
vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” với truyện cổ tích cùng tên. Từ đó,
tác giả bài viết đã nêu ra những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi
xây dựng vở kịch: Lưu Quang Vũ có kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian.
Anh cũng nhấn mạnh vai trò của linh hồn so với thể xác… Tuy nhiên
Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó.
+ “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” thuộc vào loại kịch dựa vào tích
truyện dân gian… Lưu Quang Vũ “Đã biết phát hiện ra những vỉa quặng tư
tưởng mới chứa trong câu chuyện dân gian quen thuộc” (Ngô Thảo).
+ Trong vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ “kết hợp
cả ba tầng không gian: dưới đất, trên trời, dưới âm phủ và ba chiều thời gian: hiện
tại, quá khứ, tương lai. Anh khai thác vào sự kiện người chết mượn xác người

khác để sống lại nhằm chứng minh cho một luận đề: người ta sống không phải
bằng thân xác”. (Phan Trọng Thưởng)
Trong cuốn sách này còn có bài viết “Con đường sáng tạo của một
tài

năng” của nhà nghiên cứu Ngô Thảo bàn về phong cách kịch Lưu
Quang Vũ. Theo tác giả, phong cách kịch Lưu Quang Vũ có những điểm
nổi bật sau:
+ Phạm vi đề tài rộng rãi: từ cổ tích dân gian, từ lịch sử, dã sử đến các
đề tài hiện đại.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

+ Lưu Quang Vũ có khả năng đặc biệt trong việc tạo tình thế kịch. Trong
mỗi tình thế kịch, điều đáng quý là Vũ đã tạo dựng được một thế giới nhân
vật. Hàng loạt các nhân vật truyền thuyết, lịch sử được Vũ làm mới lại và
định hình trong đường nét được chấp nhận. Mỗi vở kịch Lưu Quang Vũ đều
xây dựng được những nhân vật đáng nhớ.
+ Lưu Quang Vũ có biệt tài xây dựng những nhân vật phụ có tính cách,
có cá tính, và rất “sống”. Vũ đặc biệt chú ý quá trình phát triển của tính cách
nhân vật. Nếu bố cục vở kịch của Vũ thường không có gì rối rắm thì trong
phân tích tâm lí, anh lại chú ý đến những bước phát triển tâm lí, đột biến,
những điểm ngoặt trong tính cách tạo nên những xen kịch bất ngờ, lí thú mà
sâu sắc.
+ Nét đặc sắc nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ là ngôn ngữ nhân vật
thường không chỉ tự nhiên, gọn, sáng sủa mà còn nhiều sức gợi nghĩ… Ngôn
ngữ kịch của Vũ thường tự nhiên mà vẫn nhiều lớp lang ý tứ.

2.2. Những tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy trích đoạn “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
2.2.1. Sách giáo viên
 Sách giáo viên chương trình chuẩn do GS Phan Trọng Luận làm tổng chủ
biên, đã định hướng tìm hiểu trích đoạn “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” như sau:
- Về nội dung: Sách giáo viên hướng dẫn tìm hiểu văn bản trên ba nội dung:
+ Hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật hồn Trương Ba: phải trú ngụ trong
xác hàng thịt, sống vay mượn, tạm bợ và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân
hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ,
phàm tục.
+ Quan niệm: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa,
sống thực cho ra con người quả không đơn giản.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự
giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
- Về phương pháp:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Sách giáo viên định hướng tìm hiểu văn bản dựa trên các câu hỏi ở mục
“Hướng dẫn học bài” trong sách giáo khoa. Bao gồm có 4 câu hỏi, mỗi câu
hỏi phân tích một cuộc đối thoại để từ đó thấy được nội dung của văn bản.
Các câu hỏi chỉ mới tập trung vào xung đột kịch, đối thoại kịch, mà chưa tìm
hiểu những sáng tạo khác của tác giả khi xây dựng vở kịch.
 Sách giáo viên chương trình nâng cao do GS Trần Đình Sử làm
tổng chủ biên, định hướng khai thác văn bản như sau:
- Về nội dung:
+ Phân tích tình huống kịch qua các đối thoại để làm nổi bật triết lí về
hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết: Con người là một thể thống nhất giữa linh
hồn và thể xác. Sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, sống không được là chính

mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
+ Phê phán thói chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất,
những kẻ lấy cớ tâm hồn là đáng quý mà chẳng chăm lo đến đời sống
vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
- Về phương pháp:
Sách giáo viên cũng định hướng trên cơ sở các câu hỏi ở mục “Hướng
dẫn học bài” trong sách giáo khoa. Ở phần này có 7 câu hỏi. Các câu hỏi
1,2,3,4,6 tập trung phân tích xung đột kịch qua các cuộc đối thoại làm nổi bật
ý nghĩa triết lí của vở kịch. Câu hỏi 5 tìm hiểu về hành động kịch, ngôn ngữ
kịch. Câu hỏi 7 tìm hiểu ý nghĩa phê phán của vở kịch.
So với cuốn sách giáo viên chương trình cơ bản, sách giáo viên chương
trình nâng cao đã chú ý đến việc tìm hiểu những thành công nghệ thuật của
Lưu Quang Vũ trong vở kịch, song mới chỉ nói đến nghệ thuật xây dựng hành
động kịch và ngôn ngữ kịch.
2.2.2. Sách tham khảo


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
 Cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ văn 12” của Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội, nhà
xuất bản Giáo dục, 2008 định hướng tiếp cận bản văn kịch “Hồn Trƣơng Ba,
da hàng thịt” với các nội dung:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ba xung đột được miêu tả trong đoạn trích:
+ Xung đột giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt.
+ Xung đột giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình.
+ Xung đột giữa hồn Trương Ba với Đế Thích.
- Về phương pháp:
Mỗi nội dung trên cần được tìm hiểu qua ba chặng: “Tái hiện cuộc
xung đột qua các lời thoại của các nhân vật -> phát hiện vấn đề được nêu

ra ở đó -> khám phá tư tưởng triết lí mà tác giả gửi gắm”. Quá trình trên
được thực hiện bằng một hệ thống câu hỏi gợi dẫn phù hợp với nội dung
của bài học. Dựa trên những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ, tác
giả đã dẫn dắt học sinh khám phá ra tính đa nghĩa về nội dung tư tưởng
của vở kịch.


Cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12” tập 2 của tác giả Nguyễn Văn Đường
chủ biên, nhà xuất bản Hà Nội (2008) đã đưa ra hướng tiếp cận vở kịch:
- Về nội dung:
Phân tích ba cuộc đối thoại trong vở kịch, từ đó khám phá ra ý nghĩa triết
lí về lẽ sống của con người và ý nghĩa phê phán của vở kịch.
+ Triết lí về lẽ sống: con người là một thể thống nhất giữa hồn và xác.
Sống thực là mình thật khó khăn. Sống nhờ, sống gửi, sống giả dối…thì thật
vô nghĩa. Cái đẹp và sự sống đích thực bao giờ cũng chiến thắng.
+ Ý nghĩa phê phán: phê phán thói chạy theo những ham muốn tầm
thường về vật chất, thích hưởng thụ đến mức phàm phu, thô thiển; phê phán
những kẻ lấy cớ tâm hồn là cái đáng quý để chẳng chăm lo đến đời sống vật
chất; tình trạng con người phải sống giả dối, sống bám sẽ dễ bị đẩy đến chỗ
tha hóa vì danh lợi.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
- Về phương pháp:
Tác giả đã đưa ra 13 câu hỏi để tìm hiểu các cuộc đối thoại: cuộc đối
thoại thứ nhất có 4 câu hỏi, cuộc đối thoại thứ hai có 4 câu hỏi, cuộc đối thoại
thứ ba có 5 câu hỏi. Hướng khám phá này cũng chỉ mới chú ý tới xung
đột kịch, lời thoại của nhân vật, chưa khám phá những sáng tạo nghệ thuật

của Lưu Quang Vũ trong vở kịch.
Nhìn chung, các công trình, bài viết đều định hướng phân tích văn bản
theo đặc trưng thể loại kịch. Song chưa có công trình, bài viết nào quan
tâm tới việc dạy học văn bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” cho đối
tượng học sinh dân tộc thiểu số miền núi. Những đề xuất, gợi ý của họ là
những đóng góp đáng kể cho việc dạy học văn bản kịch “Hồn Trƣơng Ba,
da hàng thịt” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12. Những thành tựu
nghiên cứu khoa học đó là những tài liệu tham khảo quý báu cho chúng tôi
khi giải quyết đề tài này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Phương thức hoạt động dạy và học của thầy và trò đối với việc dạy học
văn bản kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng khai thác những
sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học trích đoạn kịch bản văn học “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
(sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12) theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ
thuật của tác giả Lưu Quang Vũ cho học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số
miền núi đang học tập tại trường Văn hóa I - Bộ Công an, tỉnh Thái Nguyên.
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra phương án dạy học có hiệu quả đối với đoạn trích kịch bản “Hồn
Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng khám phá những nghệ thuật của Lưu
Quang Vũ cho học sinh các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
5.1. Nghiên cứu vấn đề ở bình diện lí luận: kịch bản văn học và đặc trưng về thể

loại, tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học về văn
bản kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” và các công trình bàn về dạy học trích
đoạn kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” ở trường Trung học phổ thông.
5.2. Khảo sát thực tiễn dạy học của giáo viên và thực tế cảm thụ của học sinh
đối với trích đoạn “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang Vũ
trong nhà trường hiện nay.
5.3. Đề xuất hướng dạy học trích đoạn kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
của tác giả Lưu Quang Vũ theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật
cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi.
5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của những
phương án mà luận văn đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng 2 nhóm phương pháp
nghiên cứu sau:
6.1. Phƣơng pháp tổng hợp lí luận
Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luận, chúng tôi nhằm tìm hiểu những
cơ sở lí luận làm tiền đề cho việc nghiên cứu, tiếp cận văn bản kịch “Hồn
Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật
của của tác giả Lưu Quang Vũ cho học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số
miền núi đang học tập tại trường Văn hóa I – Bộ Công an.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phƣơng pháp thống kê để xử lí số liệu thu thập được trong quá trình
điều tra khảo sát và thực nghiệm.
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tiễn để nắm bắt được những khó
khăn của học sinh dân tộc thiểu số miền núi khi cảm thụ trích đoạn kịch
“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” và tình hình dạy học trích đoạn kịch bản văn
học “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của giáo viên làm cho việc nghiên cứu



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
đề tài được sát thực, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học đoạn trích
kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm nhằm thực nghiệm những đề xuất
của luận văn.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Kịch bản văn học
1.1.2 Đặc trưng thể loại kịch bản văn học
1.1.3 Vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của giáo
viên trong nhà trường
1.2.2 Năng lực cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi với đoạn trích
“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
Chƣơng 2: Đƣa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với trích đoạn
“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12
2.1 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về nội
dung tư tưởng trong trích đoạn “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
2.1.1 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với tư tưởng triết lí nhân sinh
2.1.2 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với ý nghĩa phê phán của
đoạn trích
2.2 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về
thi pháp kịch
2.2.1 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về

xung đột kịch


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
2.2.2 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về
hành động kịch
2.2.3 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sáng tạo về nghệ
thuật xây dựng nhân vật kịch
2.2.4 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sáng tạo về ngôn ngữ kịch
2.3 Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm
3.1 Thiết kế dạy học của luận văn về kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
theo hướng khai thác những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ
cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
3.2 Dạy thực nghiệm bài học “HồnTrƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng
tìm hiểu những nghệ thuật của Lưu Quang Vũ cho học sinh dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Kịch bản văn học
* Khái niệm về kịch

Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của các tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, thuật ngữ kịch được dùng ở hai cấp độ.
 Ở cấp độ loại hình
“Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (Kịch, tự sự,
trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ
yếu vừa để đọc. Vì vậy kịch bản chính là phương diện văn học của kịch.
Song, nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn
viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói. (riêng kịch câm thì
không diễn tả bằng lời)” [9, tr.114]
Như vậy, nói đến kịch là nói đến một hình thức nghệ thuật đặc biệt, được
biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ và lời nói.
Từ đó bộc lộ suy nghĩ, tính cách của nhân vật và qua lời nói của các nhân vật
mà thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật của vở kịch.
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc
những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại. Những xung đột ấy
được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các
nhân vật và theo quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường
chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những căng thẳng do tình huống tạo ra đối
với nhân vật.
Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễn
biến của chúng và theo nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật.
Tuy nhiên cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm
và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra
sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho

cái được trình diễn mang màu xác thực của đời sống. Qua các thế kỉ khác
nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu
của kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tác và quy
mô của những sự kiện biến cố được phản ánh trong kịch.
 Ở cấp độ loại thể
“Thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị
trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng còn gọi là
chính kịch” [9, tr.115].
Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người
bình thường nhưng mục đích chính không phải là cười nhạo, chế giễu các thói
hư tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính
với xã hội. Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu
thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không mang tính chất vĩnh hằng
và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa. Còn các tính cách của kịch
thì không có gì đặc biệt, phi thường.
Kịch là một thể loại có nhiều đặc điểm riêng biệt. Một tác phẩm kịch có
thể để đọc nhưng cũng có thể để diễn trên sân khấu, chủ yếu là để diễn trên
sân khấu. Kịch bao gồm: kịch nói, kịch hát, kịch múa, nhạc kịch….chỉ kịch
nói mới có kịch bản văn học.
* Kịch bản văn học
Kịch bản văn học là một trong bốn loại thể cơ bản của văn học (thơ, kí,
truyện và kịch). Kịch và trữ tình có sự khác nhau rất rõ ràng, nhưng giữa kịch
với tự sự có nhiều điểm tương đồng. Bêlinxki cho rằng: Tác phẩm kịch là
"Sự dung hợp các yếu tố đối lập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan
trữ tình". Không phải chỉ trong kịch mới có sự dung hợp các yếu tố loại hình
khác nhau, trong thơ, truyện, kí đều có. Kịch bản văn học là một trong những
thể loại chính của văn học tiêu biểu cho một phương thức phản ánh – phương


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
thức kịch. Kịch bản là một bộ phận của văn học, nó vừa thuộc nghệ thuật
sân khấu vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ. Nó giống như có hai cuộc sống.
Là vở diễn trên sân khấu, nó sống với công chúng khán giả. Là tác phẩm
văn học, nó sống với công chúng độc giả. Vì vậy, kịch bản không chỉ
được xem là bản gốc dùng để biểu diễn trên sân khấu, mà còn được xem
là tác phẩm văn học có thể dùng để đọc. Tuy nhiên kịch bản không thể
thay thế và bộc lộ được đầy đủ vẻ đẹp của một tác phẩm kịch như được
trình diễn trên sân khấu. Những nhà viết kịch nổi tiếng trên thế gới đều
thừa nhận mối liên hệ mang tính chất sống còn giữa kịch bản văn học với
bộ môn nghệ thuật sân khấu, trong đó kịch bản văn học là “linh hồn”
(Gôgôn) là cái gốc cho sự thành công mang ý nghĩa trọn vẹn này. Như
vậy, kịch bản văn học là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật sân khấu.
Nhưng kịch bản văn học không chỉ có đời sống gắn bó với nghệ thuật sân
khấu, mà nó còn có đời sống độc lập riêng của nghệ thuật ngôn từ. Có thể
xem "Kịch", "Kịch bản văn học" hay "Văn học kịch" như những khái niệm
đồng nghĩa.
1.1.2. Đặc trƣng thể loại của kịch bản văn học
Theo cuốn giáo trình “Lí luận văn học” tập II, nhà xuất bản Giáo dục
(1996), kịch bản văn học có những đặc trưng cơ bản sau:
1.1.2.1. Xung đột kịch
Kịch bắt đầu từ xung đột. Phađêép khẳng định: “Xung đột là cơ sở
của kịch”. Hiểu theo nghĩa hẹp, xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát
triển cao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lượng đối lập thông qua
một sự kiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện trong mỗi màn,
mỗi hồi kịch.
Có nhiều loại xung đột khác nhau. Có xung đột biểu hiện của sự đè nén,
giằng co, chống đối giữa các lực lượng, có xung đột được biểu hiện qua sự
đấu tranh nội tâm của một nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí

lẽ để thuyết phục đối phương giữa hai lực lượng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và
thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể. Ở những thời đại khác
nhau có những xung đột khác nhau.
Do tính chất sân khấu qui định cho nên trong khi phản ánh hiện thực, tác
giả kịch bản buộc phải bước vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát
triển đến chỗ xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách
khác. Vì vậy, có thể nói, xung đột là đặc điểm cơ bản của kịch. Hêghen cho
rằng “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch”.
1.1.2.2. Hành động kịch
Hành động là đặc trưng của kịch. Hêghen cho rằng: “Nội dung chủ yếu
của tự sự là sự kiện, của trữ tình là tâm trạng và của kịch là hành động”.
Trong kịch, nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác
phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Hành
động là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch. Vì vậy, hành động là
yếu tố đặc trưng không thể thiếu đối với bất kì một kịch bản văn học nào.
Hành động kịch được thể hiện qua suy nghĩ, hành vi, động tác, ngôn
ngữ của nhân vật. Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều
với xung đột kịch. Xung đột càng căng thẳng thì hành động càng trở nên
quyết liệt. Như vậy, hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ,
ngắt quãng mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột.
Hành động kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống
nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật.
1.1.2.3. Ngôn ngữ kịch
So với các thể loại khác, hệ thống ngôn ngữ kịch mang đặc thù rõ rệt. Đối

với một tác phẩm kịch tất cả mọi vấn đề xoay quanh hình tượng đều nằm trong
“Ngôn ngữ nhân vật”. Đó là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch.
Ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của kịch. Ngôn ngữ đối
thoại là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Ngôn ngữ kịch bao gồm: đối
thoại, độc thoại và bàng thoại.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Đối thoại là lời các nhân vật nói với nhau, đây là thành phần lời văn quan
trọng nhất, giữ vị trí then chốt tạo nên cấu trúc của kịch bản văn học.
Độc thoại là lời nhân vật nói với chính mình. Lời độc thoại còn là lời
nói thầm. Trong kịch, lời độc thoại mang đậm tính ước lệ, bởi lời độc thoại
là lời nội tâm.
Bàng thoại là lời nhân vật nói riêng với khán giả. Lời bàng thoại thể hiện
rõ nhất tính chất trò diễn đầy ước lệ của ngôn ngữ kịch.
Dù là đối thoại, độc thoại hay bàng thoại, ngôn ngữ kịch đều nhằm khắc
họa tính cách, nội tâm nhân vật.
Ngôn ngữ kịch là một hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động. Hệ thống
ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng hàng loạt các
thao tác hành động. Vì vậy, tính hành động là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ
kịch, là cơ sở giúp cho đạo diễn, diễn viên xử lí thích hợp cho hành động của
nhân vật trên sân khấu.
Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống:
súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất khẩu ngữ.
1.1.2.4. Nhân vật kịch
Nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ. Nghĩa là, tác giả xây
dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không bằng ngôn ngữ miêu tả.
Nhân vật kịch chủ yếu là nhân vật loại hình. Qua lời đối thoại, độc thoại, nhân

vật kịch tự bộc lộ nội tâm bí mật của mình. Nhân vật kịch là một phương thức
chiếm lĩnh hiện thực bằng nghệ thuật độc đáo.
Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạn chế
bởi không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều và cũng
không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều mặt như trong các tác phẩm tự sự.
Kịch là nghệ thuật thể hiện hình tượng con người một cách sống động
nhất. Cho nên hình tượng con người trong kịch cũng thuộc loại hình tượng
mang tính ước lệ cao nhất. Nó là nhân vật của trò diễn mà diễn viên là người
đóng vai các nhân vật ấy trên sân khấu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm.
Do đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột đó, con
người bắt buộc phải hành động và vì vậy, con người không thể không đắn đo,
suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt Chính từ đặc điểm này, nhiều tác giả
kịch đã dùng biện pháp lưỡng hóa nhân vật nhằm biểu hiện cuộc đấu tranh nội
tâm của chính nhân vật đó.
1.1.3. Vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
1.1.3.1. Nguồn gốc của vở kịch
“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ sáng tác theo
hướng khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm những suy ngẫm về nhân
sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống hiện thời.
Có thể tóm lược truyện cổ dân gian này như sau:
Truyện có tên là “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”. Truyện kể rằng, ngày
xưa ở xã Liêu Xuyên, huyện Đường An thuộc tỉnh Hải Dương có một người
giỏi đánh cờ tên là Trương Ba. Mỗi lần dồn ai vào thế cờ bí, Trương Ba đều
nói: “Ván cờ này thì có Đế Thích giáng trần cũng bị thua”. Một hôm,

Trương Ba vừa thốt lên câu nói đó thì bỗng nhiên có một cụ già xuất hiện
giúp cho đối phương chuyển bại thành thắng. Trương Ba nhìn tướng mạo cụ
già khác thường bèn cúi lạy. Cụ già đó chính là Đế Thích. Ông nói với
Trương Ba: “Từ lâu ta thấy chàng quá ư tự phụ, nói những lời khiếm nhã, ta
xuống trần thử tài của chàng một chút. Nay vì chàng có cặp mắt tinh đời, lại
có lòng thành thực, ta cho chàng ba nén hương, khi cần gặp ta thì đốt nhang
lên khẩn cầu, ta sẽ xuống giúp”. Trương Ba đưa hương cho vợ cất kĩ, phòng
khi có việc bất trắc mới dùng. Ít lâu sau Trương Ba bị bệnh nặng qua đời. Vợ
con bối rối quên mất ba nén hương đã cất. Đến một trăm ngày, quyét dọn nhà
cửa thấy ba nén hương còn nguyên, đem ra đốt. Ở trên thiên đình, ngửi thấy
mùi hương, Đế Thích bay xuống hạ giới, đến nhà Trương Ba, mới biết Trương
Ba đã mất. Vợ Trương Ba cầu xin Đế Thích cho Trương Ba sống lại. Đế Thích
trả lời: “Trương Ba đã chết trăm ngày rồi, hồn lìa khỏi xác, xác đã thối rữa,

×