Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.21 KB, 106 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN THỊ THU HIỀN




LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA VI HỒNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN













THÁI NGUYÊN, NĂM 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ THU HIỀN




LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA VI HỒNG


CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62.22.34




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Trần Thị Việt Trung






THÁI NGUYÊN, NĂM 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu, khoa sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa
Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô giáo trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn:
PGS.TS. Trần Thị Việt Trung, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cảm ơn, trường THCS Chùa Hang II- Đồng Hỷ- Thái Nguyên,
tập thể lớp cao học K17 chuyên ngành Ngữ văn trường ĐHSP Thái Nguyên,
gia đình cố nhà văn Vi Hồng đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân,đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.
Tác giả



Nguyễn Thị Thu Hiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác.
Tác giả



Nguyễn Thị Thu Hiền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục
i
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
12
Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ CỦA NHÀ VĂN
DÂN TỘC TÀY TIÊU BIỂU- VI HỒNG
12
1.1. Sự hình thành và phát triển của văn xuôi các dân tộc thiểu số
Việt Nam hiện đại
12
1.2. Nhà văn dân tộc Tày tiêu biểu - Vi Hồng

17
1.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác
17
1.2.1.1.Về con người Vi Hồng
17
1.2.1.2 .Về sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng
20
1.2.2. Nhà tiểu thuyết dân tộc Tày - Vi Hồng
30
1.2.2.1. Viết tiểu thuyết như là một nhu cầu bộc lộ nội tâm của
nhà văn
30
1.2.2.2. Một vài đặc điểm trong tiểu thuyết của Vi Hồng
31
1.2.2.3. Lời văn nghệ thuật – Một phương diện đặc sắc trong tiểu
thuyết của Vi Hồng
34
Chƣơng 2: MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ
THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
41
2.1. Lời văn nghệ thuật của Vi Hồng - sự khai thác triệt để chất liệu
ngôn ngữ trong các sáng tác dân gian Tày
41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
2.1.1. Vai trò của chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác
41
2.1.2. Chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác của Vi Hồng

42
2.2. Lời văn nghệ thuật của Vi Hồng mang đậm dấu ấn sáng tạo của
nhà văn
52
2.2.1. Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả các thành ngữ, tục ngữ, dân
ca Tày trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng
52
2.2.2. Lời văn giàu tính ước lệ và sử dụng nhiều mĩ từ, nhã ngữ
58
2.2.3. Sự vận dụng hiệu quả vốn tri thức về đời sống văn hóa, phong
tục tập quán của người Tày trong tiểu thuyết của Vi Hồng
61
Chƣơng 3: MỘT SỐ THÀNH PHẦN CƠ BẢN VÀ ĐẶC TRƢNG
NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG
68
3.1. Một số thành phần cơ bản trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng
68
3.1.1. Lời trần thuật gián tiếp (ngôn ngữ người trần thuật)
68
3.1.2. Lời trần thuật trực tiếp (lời nhân vật)
72
3.2. Một số kiểu diễn đạt đặc trưng trong tiểu thuyết Vi Hồng
77
3.2.1. Câu lặp cấu trúc thành phần
77
3.2.2. Lời văn sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, ngôn ngữ mang
yếu tố liệt kê, lối so sánh trùng điệp
81
KẾT LUẬN
88

PHỤ LỤC 1
90
PHỤ LỤC 2
94
PHỤ LỤC 3
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận hợp thành
quan trọng của nền văn học Việt Nam vốn rất giàu bản sắc. Do đó, việc
nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số cũng chính là nghiên cứu một bộ phận
quan trọng của nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỉ qua,
việc nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số - mặc dù đã được chú ý (đặc biệt
là khoảng 5 năm trở lại đây) nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
tìm hiểu,thưởng thức một cách sâu sắc về mảng văn học vẫn chứa đựng nhiều
sự hấp dẫn và bí ẩn này của đông đảo người đọc đương thời. Vì vậy, việc
nghiên cứu một cách nghiêm túc, tích cực văn học thiểu số vẫn là một hoạt
động mang tính thời sự cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao.
1.2. Vi Hồng là một nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu thời kì hiện đại
(đặc biệt là trong giai đoạn những năm 80 - 90 của thế kỉ XX). Ông là một
cây bút văn xuôi nổi tiếng của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ông đã
có nhiều đóng góp đáng trân trọng vào sự phát triển văn xuôi các dân tộc

thiểu số, góp phần đưa văn học dân tộc thiểu số vươn đến sự "bình đẳng"
trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật đối với người Kinh. Chính vì thế
đã có khá nhiều người đi vào nghiên cứu về tác giả và những tác phẩm văn
học của nhà văn này. Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy một
công trình nghiên cứu nào đề cập một cách chuyên biệt, hệ thống về đặc điểm
lời văn nghệ thuật của Vi Hồng, mà theo chúng tôi: một trong những đặc
điểm nổi bật, một trong những yếu tố có thể khu biệt văn chương của Vi
Hồng đối với các tác giả khác chính là lời văn nghệ thuật của ông- lời văn
của một nhà văn Tày, một thày giáo dạy văn học dân gian Tày, với cách cảm,
cách nghĩ, cách diễn đạt mang đậm dấu ấn, bản sắc của dân tộc Tày. Hay nói
một cách khác - nghiên cứu lời văn nghệ thuật của Vi Hồng sẽ góp phần làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
sáng tỏ những nét phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn
Tày tiêu biểu xuất sắc này, đồng thời, khẳng định những đóng góp quan trọng
của ông (ở phương diện nghệ thuật) đối với sự phát triển của văn xuôi các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
1.3. Sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng rất phong phú, (ông viết truyện ngắn,
tiểu thuyết, nghiên cứu văn học) nhưng mảng đặc sắc nhất chính là tiểu thuyết.
Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu Lời văn nghệ thuật trong
tiểu thuyết của Vi Hồng - cũng chính là đã tìm hiểu phần tiêu biểu nhất, phần
có những đóng góp rõ rệt nhất của nhà văn dân tộc thiểu số này.
1.4. Hiện nay vấn đề nghiên cứu và giảng dạy văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam trong chương trình giảng dạy văn các cấp học (từ tiểu học, trung
học đến đại học) đang là một vấn đề thời sự bởi sự cần thiết và tầm quan
trọng của nó trong đời sống văn học nước nhà. Do đó việc nghiên cứu lời văn
nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn
(bên cạnh ý nghĩa khoa học). Nếu nghiên cứu thành công, đây sẽ là một tài

liệu tham khảo có giá trị đối với những người nghiên cứu và sử dụng phần
văn học dân tộc thiểu số ở các cấp học.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nền văn học các dân tộc thiểu số thời kì hiện đại, văn học dân tộc
Tày chiếm một vị trí quan trọng - không chỉ vì đây là dân tộc có nền văn hóa
phát triển, có số dân đông đứng hàng thứ hai trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam - mà điều chủ yếu các thế hệ nhà văn dân tộc Tày (từ Nông Quốc
Chấn, Nông Minh Châu, trải qua Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Nông Viết
Toại, rồi đến Y Phương, Dương Thuấn, Dương Khau Luông, Cao Duy Sơn
) vẫn đang tiếp tục phát triển và đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn
. Văn chương dân tộc Tày luôn có sự vận động mà ở đó - tính truyền thống
luôn được kế thừa, tính hiện đại luôn được phát triển. Một trong những nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
văn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn học Tày nói riêng và văn học
các dân tộc thiểu số Việt Nam chính là nhà văn Vi Hồng.
2.1 . Lịch sử nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Vi Hồng
Qua khảo sát, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu về sáng tác của
nhà văn Vi Hồng được tập trung khá rõ ở những phương diện khác nhau như:
nghiên cứu về giá trị nội dung, về tính dân tộc trong tác phẩm; nghiên cứu về
một số phương diện nghệ thuật trong các sáng tác của vi Hồng Ngoài ra, tác
giả Vi Hồng cùng với những sáng tác của ông còn được đề cập đến rất nhiều
trong các công trình nghiên cứu về văn học dân tộc Tày nói riêng cũng như
văn chương các dân tộc thiểu số nói chung. Có thể kể tên các công trình, bài
viết tiêu biểu như: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995);
Văn học và miền núi của nhà nghiên cứu Lâm Tiến. Văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam (nhiều tác giả) v.v
Riêng về tiểu thuyết của Vi Hồng, cho đến nay cũng được khá nhiều

nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Đó là các bài viết của Nguyễn Long (Người
trong ống của Vi Hồng), của Tú Anh (Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi
Hồng), của tác giả Thúy Anh (Lòng dạ đàn bà - Tiểu thuyết của Vi Hồng)
Một sự kiện có ý nghĩa như là một dấu ấn quan trọng trong việc đánh giá và
nghiên cứu về con người và tác phẩm của Vi Hồng đó chính là Hội thảo về Vi
Hồng (2006) do Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên kết hợp với khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tổ chức. Đây chính là sự
ghi nhận những lao động sáng tạo văn chương của Vi Hồng và là diễn đàn để
các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu bày tỏ quan điểm cũng như những
đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng. Với mục đích của
Hội thảo là: "Bước đầu nhìn lại và đánh giá những thành tựu, những đóng
góp và cả hạn chế trong các công trình nghiên cứu và sáng tác của nhà văn
Vi Hồng về đề tài dân tộc - miền núi, đồng thời rút ra những bài học kinh
nghiệm trong việc phản ánh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, văn học dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
tộc ở cộng đồng người Việt Nam cũng như trong quá trình hội nhập của nước
ta với các nước trong khu vực và trên thế giới" [55, tr2]. Hội thảo có gần 20
tham luận của các tác giả là những nhà thơ, nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo
là cán bộ giảng dạy tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm, đã góp phần
làm sáng rõ những đặc điểm, những thành tựu cũng như hạn chế trong các
sáng tác của nhà văn với cái nhìn khách quan và toàn diện. Đồng thời, đây
cũng chính cơ sở quan trọng cho hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học của
sinh viên và các học viên cao học tại Đại học Thái Nguyên cũng như các
trường đại học khác trong cả nước nghiên cứu về con người và sự nghiệp sáng
tác của Vi Hồng.
Tới thời điểm hiện tại, Đại học Thái Nguyên đã có trên dưới 20 công
trình nghiên cứu lớn nhỏ về Vi Hồng. Có thể kể tên một số luận văn thạc sĩ

tiêu biểu như: "Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng"
(Nguyễn Thị Thu Hà); "Giọng điệu trần thuật trong một số tiểu thuyết của Vi
Hồng" (Ngô Thu Thuỷ); "Bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ trong Đất bằng của
Vi Hồng" (Nguyễn Thị Thu Hằng); "Bản sắc dân gian trong tiểu thuyết của
Vi Hồng" (Đỗ Thuỳ Liên); "Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng"
(Hoàng Văn Huyên); "Tính dân tộc trong tiểu thuyết “Tháng năm biết nói”,
“Chồng thật vợ giả”, “Núi cỏ yêu thương” của Vi Hồng” (Nông Thị Quỳnh
Trâm); "Đặc điểm ngôn ngữ trong thiểu thuyết của Vi Hồng" (Nguyễn Thị
Thu Hương); "Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng" (Ma Thị
Ngọc Bích); "Chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng" (Vũ Minh Tú); "Thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng" (Dương Thị Xuân);"Bản sắc
dân tộc trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng" (Bùi Ngọc Tới); "Bản sắc dân
tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng" (Vi Hà Thái)
Với đề tài Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng - Thạc sĩ Hoàng Văn
Huyên khẳng định : “cả không gian, thời gian, sắc mầu của tự nhiên, con nguời
và cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm luôn đậm đà bản sắc các dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
miền núi Việt Bắc” [38, tr78]. Hoàng Văn Huyên chỉ ra rằng cốt cách tâm hồn
các dân tộc Việt Bắc trong hệ thống các nhân vật của Vi Hồng. Đó là hình ảnh
những con ngưười giàu sức sống - bền bỉ và mạnh mẽ; con người thật thà bộc
trực và khảng khái; con người giàu khát vọng về một tình yêu chung thuỷ
PGS.TS Trần Thị Việt Trung và Nguyễn Thanh Thủy lại đánh giá các
sáng tác của Vi Hồng từ các giá trị của "Bản sắc văn hóa dân tộc trong truyện
ngắn Vi Hồng". Các tác giả này đã khẳng định rằng: Bản sắc dân tộc trong
truyện ngắn Vi Hồng được thể hiện ở cả hình thức và nội dung của tác phẩm :
"Truyện ngắn của Vi Hồng đã thể hiện một cách sinh động các giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc Tày - Việt Bắc" [66, tr40].

Trong luận văn thạc sĩ của mình, tác giả Ma Thị Ngọc Bích tìm hiểu về
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, đã phân loại nhân vật từ góc
độ nghề nghiệp xã hội (nhân vật trí thức, nhân vật người lao động) cách phân
loại đó đã khái quát được toàn bộ thế giới nhân vật trong sáng tác của Vi
Hồng là hết sức phong phú và đa dạng.
Nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
các tác giả đã chú ý tới bối cảnh thiên nhiên trong sáng tác của ông, chỉ ra
những màu sắc rực rỡ và âm thanh ngọt ngào trong tác phẩm của Vi Hồng.
Bản sắc dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng chịu ảnh hưởng rất rõ các yếu
tố văn hoá dân gian truyền thống trong đó. Nhà văn Hồ Thuỷ Giang - người
bạn vong niên của Vi Hồng đã nhận xét thật xác đáng: "Càng đọc Vi Hồng tôi
càng thấy một điều là tiềm lực văn chương và vốn sống, đặc biệt là vốn dân
gian của anh nhiều vô kể. Tôi có cảm giác anh giống như cây đàn tính, động
vào dây nào, phím nào cũng có một điệu sli điệu lượn ngân lên da diết. Suốt
bao năm tháng, Vi Hồng nương nhờ vào - nói theo lời anh - " bầu sữa dân
gian quê mẹ" để sáng tác như thế" [55, tr81]. Ông còn quan tâm đến nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng. Ông đưa ra nhận xét tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
tế về bút pháp tả thực: "Trong bút pháp xây dựng nhân vật, Vi Hồng ít đề cập
đến sự phức tạp của tâm lý. Anh nghiêng về khắc hoạ những nét hoang sơ,
thuần khiết của tâm hồn" [55, tr81]. Nhận xét về nhân vật trong sáng tác của
Vi Hồng, tác giả Hoàng Thi viết: " Phải tha thiết yêu quê hương làng bản,
yêu những con người cụ thể của dân tộc, Vi Hồng mới có thành công như vậy
khi xây dựng nhân vật của mình. Đó chính là con người quê hương anh Họ
đều là những người nói tiếng quê hương, tiếng nói giầu hình ảnh, nhạc điệu
của người Tày, người Dao "
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề lời văn nghệ thuật trong tác phẩm của Vi Hồng

Trong rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố từ trước tới
nay, vấn đề lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Vi Hồng đã ít nhiều được đề
cập đến một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong các công trình chuyên biệt hay
được đặt trong một phạm vi rộng là văn học các dân tộc thiểu số, hoặc hẹp
hơn, là các bài báo Điều đó là những gợi ý hết sức quan trọng đối với chúng
tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Chẳng hạn: về tác phẩm Đất bằng-
cuốn tiểu thuyết đầu tay của Vi Hồng, nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá : “Tôi
thấy cách viết của anh rất khác với cách viết của ta - hay ít ra là của tôi - vẫn
thường quen thuộc " cách viết, bao gồm cách hình dung về nhân vật, xây
dựng nhân vật, dẫn dẵt cốt truyện, lựa chọn tình tiết này hơn tình tiết kia
Cho đến kết cấu, bố cục tả người, tả cảnh, tả tình, đặt câu, chọn từ " (Báo
Nhân dân số ra ngày 19/4/1980).
Có khá nhiều nghiên cứu và nhận định xác đáng về "Bản sắc dân tộc"
trong các sáng tác của Vi Hồng. Nhà nghiên cứu Lâm Tiến - tác giả của một
số công trình văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam - nhận định về thế mạnh
và hạn chế trong văn chương Vi Hồng, ông cho rằng: "Đối với Vi Hồng thì
"cái nguồn" (Văn học dân gian) ấy nó luôn "lôi kéo tôi trở lại" nguồn để làm
nên vẻ riêng trong sáng tác. Nên tác phẩm của ông chính là sự kết hợp chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
trữ tình đậm đà của dân ca Tày với huyền thoại bay bổng trong truyện cổ
tích, thần thoại Tày. Ngôn ngữ thường ví von so sánh giàu hình ảnh nhưng vì
dùng quá nhiều lối ví von nên thường làm chậm lại hành động truyện, dòng
truyện. Do đó dường như phong cách Vi Hồng ít phát triển" [51, tr29]. Những
tác giả khác cũng khẳng định: "Người vận dụng văn hóa, văn học dân gian
thành công phải kể đến vi Hồng Vi Hồng là nhà văn rất có ý thức về mặt
này ông không ngừng phấn đấu và phấn đấu một cách tự giác để thể hiện
được bản sắc dân tộc trong tác phẩm của mình” [49, tr652] " không được

tắm mình trong dòng chảy truyền thống văn hóa dân tộc, không có được
những kỉ niệm máu thịt thấm đượm tâm hồn dân tộc thì không có tác phẩm
hay được bản sắc dân tộc đó" [49, tr126].
Tác giả Phạm Mạnh Hùng rất ấn tượng trong cách sử dụng các làn điệu
dân ca trong sáng tác của Vi Hồng. Ông tập trung vào tìm hiểu các phong tục
tập quán, các làn điệu dân ca như hát sli, hát lượn của người Tày, Nùng:
"Một trong những làn điệu dân ca mang bản sắc riêng của người Tày, Nùng
là hát lượn. Vi Hồng không chỉ nghiên cứu thể loại dân ca này qua công
trình: "Sli, lượn - dân ca trữ tình Tày, Nùng" mà còn đưa những làn điệu ấy
(tất nhiên chỉ là lời hát) vào các tác phẩm của mình. Những lời hát ấy, dẫu
không có nhạc, nhưng đọc lên ta vẫn thấy âm vang của tâm hồn Tày, thấy
hiển hiện cuộc sống bình dị chân chất nhưng đầy tình nghĩa của dân tộc Tày
Nhà văn Tô Hoài có đánh giá về tiềm năng văn chương của Vi Hồng khi đọc
những tác phẩm đầu tay: "Vi Hồng, một cây bút có sắc thái riêng đương phát
triển. Mấy năm gần đây, sáng tác của Vi Hồng đã liên tục phát huy được mặt
mạnh của sở trường, chứng tỏ tác giả còn đi xa hơn nữa. Tiểu thuyết Núi cỏ
yêu thương cùng với những sáng tác khác của Vi Hồng, là những đóng góp
quý của một cây bút văn xuôi miền núi ở các tỉnh biên giới phía Bắc và trên
cả nước " (Báo Văn nghệ số 34, 1985).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Trong các tác phẩm của mình, Vi Hồng đã đề cập đến nhiều mặt khác
nhau của con người và đời sống, cũng như phong tục tập quán hết sức phong
phú đa dạng của các dân tộc thiểu số miền núi. Chính cuộc sống sinh động
của những con người nơi đây đã là mạch nguồn cảm hứng cho tác giả chắp
bút tô đậm bản sắc dân tộc.Trong bài báo "Vi Hồng với mùa xuân Nặm Cáp",
PGS.TS Vũ Anh Tuấn khẳng định sức hấp dẫn của tiểu thuyết Vi Hồng đối
với người đọc không chỉ là "cách viết " độc đáo mà còn bởi ông là một nhà

văn có trái tim nhân hậu, giàu lòng thương người: "Thành tựu lớn nhất mà Vi
Hồng để lại cho đồng bào dân tộc miền núi có lẽ được trầm kết trong những
trang văn. Mạch lạc và dứt khoát, đôi khi đi đến cực đoan trong đời riêng,
trái tim nhà văn Vi Hồng vẫn không ngừng đập giữa hai dòng yêu thương và
hờn giận. Song, trước sau, ông vẫn là người nhân hậu, giầu lòng yêu thương
và khát khao được yêu thương" [ 55, tr15].
Nhà giáo Cao Xuân Thử nhận xét: "Vi Hồng là người am tường văn
hoá Tày, Anh say đắm si lượn, Anh hiểu cặn kẽ phong tục, tập quán, lề thói,
tập tục đến lễ hội, đến cái ăn, cái uống, sự mặc, việc dựng nhà cửa nghĩa là
tất cả nề nếp sinh hoạt của đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc anh.
Đặc biệt anh có cảm nhận thấu đáo, cảm nhận được cái tinh tuý, minh triết
trong sự chọn lựa và ứng xử của mỗi con người trong đời sống cá nhân, đời
sống xã hội, đời sống cộng đồng Tày. Văn hoá Tày là một nền văn hoá lâu
đời, đã phát triển cao rực rỡ, một nền văn hoá đã tích tụ được trong bản thân
nó một sinh quan đạt đến sự minh triết. Vi Hồng là đứa con - thuần khiết một
dòng máu văn hoá Tày ấy. Điều này đã được thể hiện trong văn chương của
anh cũng như nó đã thấp thoáng hiện ra trong đời sống công dân, đời sống xã
hội của anh" [55, tr85].
Nhận diện văn xuôi Vi Hồng ở những nét chung nhất, Phạm Duy
Nghĩa đánh giá ở phẩm chất văn chương: "Tác phẩm của nhà văn Vi Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
thể hiện một nhãn quan riêng về miền núi và bút pháp nghệ thuật không lẫn với
các cây bút khác của dân tộc kinh và các dân tộc thiểu số cùng viết về miền núi
Có thể nói, đó là thế giới miền núi nhuốm màu cổ tích, huyền thoại, đầy
những chuyện trái ngang, đen tối vẫn bay bổng, trữ tình, nói gọn hơn, đó là
miền núi được dân gian hoá" [46, tr25]. Với Vi Hồng, vận dụng chất liệu dân
gian của dân tộc mình trong tác phẩm là một việc làm hết sức có ý thức, bởi

ông quan niệm: "Mình là người Tày, nếu viết giống người Kinh thì đừng viết",
"Văn chương của người Tày phải phản ánh tâm hồn Tày" [24, tr16].
Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Vi
Hồng như trên, chúng tôi thấy rằng, Vi Hồng cùng các sáng tác của ông đã
được khá nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa
thấy có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể và chuyên biệt
về Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Vì thế, chúng tôi đã lựa
chọn vấn đề này để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình, với hy
vọng sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định phong cách nghệ thuật, tư tưởng
nghệ thuật cùng những đóng góp đáng trân trọng của của nhà văn thiểu số tiêu
biểu này đối với quá trình vận động và phát triển của nền văn học dân tộc
thiểu số Việt Nam nói riêng, với nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi khảo sát tất cả 15 cuốn tiểu
thuyết của nhà văn Vi Hồng. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và năng lực
còn hạn chế của người viết, luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu một
số phương diện của lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng được
thể hiện trong bốn cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn, bao gồm:
- Núi cỏ yêu thương, Nxb Thanh niên, Hà Nội, H. 1984
- Người trong ống, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, H. 1990
- Tháng năm biết nói, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, H.1993
- Đoạ đầy, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, H 1997.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đọc tham khảo (để so sánh,
đối chiếu) một số tiểu thuyết của một số nhà văn dân tộc thiểu số khác (cùng
thời với nhà văn Vi Hồng).
Để phục vụ cho phần cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi đọc tham khảo,

nghiên cứu một số sách về lí luận văn học; bên cạnh đó là các công trình
nghiên cứu của tác giả nghiên cứu về nhà văn dân tộc tiêu biểu này.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
luận văn nhằm thực hiện 2 mục đích:
Chỉ ra một số đặc điểm cơ bản trong Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Vi Hồng; từ đó khẳng định rõ hơn phong cách nghệ thuật, tư tưởng nghệ
thuật và bản sắc dân tộc đậm đà trong sáng tác của nhà văn Vi Hồng
Khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn Vi Hồng đối
với sự vận động, phát triển của thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn học các
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tác phẩm.
- Phương pháp khảo sát thống kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành ( ngôn ngữ học, văn hoá học ).
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương:
Chƣơng 1. Vài nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại và nhà văn dân tộc Tày tiểu biểu - Vi Hồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Chƣơng 2. Một số phương tiện tổ chức lời văn nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Vi Hồng
Chƣơng 3. Một số thành phần cơ bản và đặc trưng ngôn ngữ trong
tiểu thuyết Vi Hồng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

NỘI DUNG
Chƣơng 1
VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ VĂN
DÂN TỘC TÀY TIÊU BIỂU-VI HỒNG

1.1. Sự hình thành và phát triển của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại
Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành của nền văn học
Việt Nam. Bên cạnh đội ngũ các nhà văn, nhà thơ người Kinh còn có đội ngũ
các tác giả người dân tộc thiểu số ngày càng đông đảo và trưởng thành, góp
phần làm nên diện mạo văn học hiện đại nước nhà. Vì vậy, việc nghiên cứu
thơ văn các dân tộc thiểu số là hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là
nghiên cứu các tác phẩm do chính các tác giả người dân tộc thiểu số sáng tác.
Bản thân văn học (trong đó có văn xuôi) các dân tộc thiểu số miền núi
phía Bắc Việt Nam có những giá trị và bản sắc riêng. Các tác phẩm văn xuôi
không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống và con người miền núi mà còn là một
bộ phận văn hoá tinh thần của các dân tộc. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà văn
người dân tộc thiểu số có tên tuổi đã trở nên quen thuộc với văn học cả nước
như Nông Minh Châu, Vi Hồng, Nông Viết Toại, Vi Thị Kim Bình, Cao Duy
Sơn … Họ là những cây bút tiêu biểu, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển
của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói
chung. Như nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình Lâm Tiến thì :Việc đánh
giá văn xuôi các dân tộc thiểu số không thể nhìn từ góc độ hình thành và
phát triển tự thân của dân tộc ấy, mà phải được xem xét từ nhiều mặt, từ sự

ảnh hưởng qua lại của các nền văn học và quá trình trưởng thành của từng
nhà văn … Do đó, nghiên cứu văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Bắc Việt Nam qua nửa thế kỉ phát triển sẽ góp một tiếng nói quan trọng vào
việc khẳng định những giá trị và thành tựu của văn xuôi nói riêng và toàn bộ
nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.
Văn họ c các dân tộc thiểu số chỉ được hình thành và phát triển từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945. Trưởng thành từ sau cách mạng , những người
con của miền núi đã có chỗ đứng để nhìn lại dân tộc mình và các dân tộc khác
cả về kinh tế, văn hoá, xã hội. Sau sự phá t triể n củ a thơ, văn xuôi ra đờ i muộ n
hơn. Những sáng tác văn xuôi của các tác giả người Kinh viết về đề tài dân
tộc miền núi như Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Đất nước đứng lên của
Nguyên Ngọc… đã ảnh hưởng không nhỏ tới cảm hứng sáng tác văn xuôi của
các tác giả người dân tộc. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự
dìu dắt của các tác giả văn xuôi người Kinh , văn xuôi các dân tộc thiểu số
thực sự được ra đời mộ t và i năm sau ngà y Hò a bì nh lậ p lạ i (1954). Người đi
tiên phong trong giai đoạn đầu là Nông Minh Châu với truyện ngắn Ché Mèn
được đi họp (1958). Đây là tác phẩm mở đầu cho một cuộc “cách mạng” mới
của người dân tộc thiểu số trong văn học cả về phương diệ n nghệ thuật sá ng
tác cũng như phương diện nội dung , sử dụ ng văn xuôi thể hiệ n hình ả nh
nhữ ng con ngườ i mớ i dám phá bỏ những tập tục cũ nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên
làm chủ cuộc sống.
Tiếp đó, vào khoảng thập niên 60 (của thế kỉ trước), các tác phẩm văn
xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số đã xuất hiện khá nhiều và bước đầu tạo
được dấu ấn riêng. Về tiểu thuyết, Muối lên rừng của Nông Minh Châu
(1964) đã mở ra một thời kỳ mới cho tiểu thuyết dân tộc miền núi phát triển .
Mộ t số tá c phẩ m đượ c dư luận chú ý như : Bên bờ suối Tiên của Triều Ân,

Chuyện anh Thượng của Nông Minh Châu, Đêm giao thừa, Đặt tên của Vi
Thị Kim Bình, Mương Nà Pàng của Hoàng Hạc… Mặc dù những sáng tác
này còn có những hạn chế về nghệ thuật , nhưng khi những tác phẩm trên ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
đời, thì lần đầu tiên hình ảnh con người và cuộc sống miền núi đã đượ c phả n
ánh một cách chân thật và sinh động bằng chính những cây bút văn xuôi các
dân tộ c trong nền văn học nước nhà.
Văn xuôi các dân tộc thiểu số thực sự phát triển mạnh vào cuối những
năm 70 và 80. Sau giai đoạn chống Mỹ cứu nước, toàn dân ta lại tiếp tục bước
vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo đất nước. Hoà mình vào
không khí chung ấy của dân tộc, các tác giả dân tộc thiểu số đã không ngừng
cố gắng nhằm đạt đến sự hoàn thiện trong sáng tác. Các tác phẩm được in ra
với số lượng khá lớn.
Truyện ngắn và ký có: Mây tan của nhiều tác giả (Việt Bắc, 1973), Đoạn
đường ngoặt của Nông Viết Toại (Việt Bắc, 1973), Tiếng chim Gô của Nông
Minh Châu (Văn hoá, 1979), Niềm vui của Vi Thị Kim Bình (Văn hoá, 1979),
Tiếng khèn A Pá của Triều Ân (Văn hóa,1980), Những bông Ban tím của Sa
Phong Ba (Lao động, 1982), Chiếc vòng bạc của Lò Ngân Sủn (Văn hoá dân tộc,
1987)…và chỉ sau đó một thời gian ngắn, liên tiếp xuất hiện các tiểu thuyết
như Đất bằng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985)
của Vi Hồng… Như vậy, trong giai đoạn phát triển về tầm vóc này, hệ thống
thể loại của văn xuôi miền núi đã thực sự được hoàn thiện. Thêm vào đó, số
lượng các tác phẩm ngày một phong phú và đa dạng hơn.
Ngoài sự phát triển về tầm vóc, số lượng, văn xuôi giai đoạn này còn ghi
được những dấu ấn đặc sắc về nghệ thuật. Bằng những hình tượng, chi tiết,
ngôn ngữ cụ thể, sinh động, các tác giả người dân tộc thiểu số đã khắc họa
tương đối rõ nét những hình tượng nhân vật và chú ý khai thác đời sống nội

tâm nhân vật (như các nhà văn: Nông Viết Toại, Vi Hồng, Hoàng Hạc.).
Trong nhiều tác phẩm, người đọc bắt gặp những cuộc đấu tranh nội tâm trong
mỗi nhân vật với cả những suy nghĩ tích cực và lạc hậu. So với giai đoạn
trước đó, văn xuôi thời kỳ này đã dần đạt đến độ “chín” về cả chất lượng
nghệ thuật lẫn số lượng tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Văn xuôi các dân tộc thiểu số được phát triển và khẳng định vào cuối
những năm 80 và đầu những năm 90 - thời kì chuyển từ cơ chế quản lý quan
liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường. Cơ cấu kinh tế của miền núi cũng có
những chuyển biến mạnh mẽ, các nhà văn dân tộc đã có cái nhìn mới mẻ và
sâu sắc hơn về thực tế xã hội của quê hương, đất nước của mình.
Có thể nói, khoảng 20 năm cuối của thế kỉ XX là giai đoạn mang tính
"thời vụ" của tiểu thuyết trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số. Vi
Hồng cho ra đời 15 tiểu thuyết trong bảy năm (từ 1990 - 1997), Ma Trường
Nguyên - 4 tiểu thuyết, Hoàng Thị Cành - 2 cuốn, Cao Duy Sơn - 2 cuốn,
Vương Trung - 1 cuốn Về ký, có tác phẩm Số phận đàn bà của Hoàng Thị
Cành, bút ký có Cao nguyên trắng của Mã A Lềnh, Gió Mù Căng của Hà
Lâm Kỳ…
Về đề tài, chủ đề sáng tác - thời kì này đã được mở rộng và phong phú
hơn. Vi Hồng với Người trong ống, Gã ngược đời (1990) đã đề cập đến vai
trò của người trí thức dân tộc trong các nhà trường đại học; Hoàng Thị
Cành với Số phận đàn bà (1990) lại phản ánh số phận không may mắn của
những người phụ nữ miền núi thời kì hiện đại, Đặc biệt, tiểu thuyết
Người lang thang (1992) của Cao Duy Sơn đã đạt đến độ “chín” khi tạo
cho nhân vật của mình những cá tính riêng biệt đặc sắc, trong cuộc đấu
tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong cuộc sống của người miền núi. Có
thể nói, những thành tựu mà văn xuôi các dân tộc thiểu số giai đoạn này đã

đạt được thật xứng đáng, ghi nhận vào hàng ngũ những thành tựu chung
của văn học Việt Nam hiện đại.
Về đặc điểm khắc hoạ, xây dựng nhân vật trong các tác phẩm văn học
cũng như các nhà văn người Kinh, các tác giả người dân tộc thiểu số thường
xây dựng chân dung nhân vật của mình ở hai phương diện: ngoại hình và tính
cách nhân vật. Các nhân vật chính diện của họ thường có ngoại hình đẹp đẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
và nhân cách cao quý, còn các nhân vật phản diện thì ngược lại. Về phương
diện nội dung, các nhân vật được miêu tả nội tâm có những suy nghĩ tâm
trạng riêng, phong phú, phức tạp và được đặt trong các mối quan hệ: xã hội -
gia đình; quan hệ địch - ta; quan hệ giữa vợ - chồng, anh – em - bè bạn. Tuy
nhiên, những quan hệ đó thường xảy ra ở mộ t không gian nhỏ : một làng, một
xã hoặc một huyện của vùng miền núi.
Bên cạnh đó, các nhà văn thiểu số miền núi phía Bắc còn thể hiện một sự
hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình, nên khi xây dựng nhân vật, tác giả thường
lấy nguyên mẫu ngoài đời làm đối tượng phản ánh. Ví dụ: Nhân vật Đàng
trong Vãi Đàng của Vi Hồng dựa trên một nguyên mẫu thật ngoài đời. Xây
dựng nhân vật này, Vi Hồng lần đầu tiên đưa vào tiểu thuyết của mình hình
tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số. Ngoài ra, một số nhà văn dân tộc thiểu
số khác cũng rất chú ý đến cách khắc hoạ tính cách nhân vật từ nhiều góc độ,
bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: từ độc thoại nội tâm tới miêu tả,
trần thuật từ lời nói đối thoại đến lời nói độc thoại của nhân vật Khi miêu tả
ngoại hình nhân vật các tác giả này cũng thường tập trung miêu tả trực tiếp
với những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc như: so sánh, tượng trưng, ước lệ
Trong các tác phẩm của họ, những hình ảnh về thiên nhiên, con người, cuộc
sống vùng dân tộc miền núi thường được miêu tả với vẻ đẹp lý tưởng hóa.
Thông qua hệ thống ngôn ngữ văn học thường được cường điệu và phóng đại,

nhiều tác phẩm văn xuôi dân tộc thiểu số đã tạo được những dấu ấn riêng.
Tuy nhiên, nhiều khi các tác giả này lại lạm dụng cách nói này nên khiến tác
phẩm có phần nặng nề và thiếu lôi cuốn.
Nói tóm lại, với những thành tựu đạt được trong giai đoạn từ 1960 đến
nay, văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã có những đóng góp
tích cực vào nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam
hiện đại nói chung. Bên cạnh nội dung phản ánh cuộc sống, thì các tác giả dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
tộc miền núi còn phản ánh cuộc sống kháng chiến và xây dựng đất nước của
nhân dân các dân tộc thiểu số, các tác phẩm văn học này còn là bức tranh sinh
động về thiên nhiên và con người miền núi trong cuộc sống sinh họat đời
thường với những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, cùng những
mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa những con người miền núi với quê hương ,
làng bản của mình . Văn xuôi cá c dân tộ c miề n nú i (trong đó có tiểu thuyết )
trong quá trình vận động và phá t triể n củ a mình , với những thành tựu đã được
ghi nhận, xứng đáng trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt
Nam giầu bản sắc.
1.2. Nhà văn dân tộc Tày tiêu biểu - Vi Hồng
1.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác
1.2.1.1. Về con người Vi Hồng
Vi Hồng tên khai sinh là Vi Văn Hồng, sinh ngày 13/7/1936. Quê ở bản
Phai Thin, xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Đây là một trong
những chiếc nôi bảo tồn, lưu giữ văn hóa Tày - Việt Bắc. Vì vậy, văn hóa dân
gian đã ngấm sâu vào con người Vi Hồng từ khi nhỏ tuổi và sau này trở thành
nguồn mạch vô tận trong đời sống cũng như cuộc đời, sự nghiệp giảng dạy và
sáng tác của ông.
Lên bảy tuổi, Vi Hồng bắt đầu học chữ Hán và chữ Quốc ngữ với các

bác trong gia đình. Khi lên 10, Vi Hồng đã học được các điệu lượn, điệu then
với bà. Với vốn chữ ít ỏi - ông đã ghi lại một cách chính xác những bài ca dân
gian Tày như một nhà sưu tầm văn hóa dân gian thực thụ. Mười ba tuổi, Vi
Hồng tập làm thơ, chủ yếu là thể Phong slư (thơ tỏ tình trao duyên của người
Tày). Tâm hồn văn chương của ông được nảy nở từ thời kỳ này.
Mười bốn tuổi - Vi Hồng thi đỗ và học lớp 3 trường tiểu học ở Cao
Bằng; năm 1955, Vi Hồng là 1 trong 9 học sinh ở Cao Bằng được xuống Thái
Nguyên theo học trường cấp III Lương Ngọc Quyến. Năm 1960, ông tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ra trường, sau một
thời gian công tác tại Hà Giang, ông trở về trường Đại học Sư phạm Hà Nội
giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại khoa Ngữ văn. Có thể nói, thời kỳ học
tập và công tác tại Hà Nội là khoảng thời gian vô cùng quí giá để Vi Hồng tích
luỹ, trau dồi và phát triển vốn ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ đời thường để
phục vụ việc điều khiển đoàn quân ngôn ngữ điêu luyện trong cách viết tiểu
thuyết sau này." Ngôn ngữ ở ngoài đời sinh động, sinh sôi khôn lường. Ngôn
ngữ chỉ có thể trở nên tươi tốt khi hoá thành âm thanh vang lên ở cửa miệng
người đời. Tôi đã nghe các bà các chị lên khai hoang quê tôi, rồi tôi lại có cái
may hơn nhiều bạn văn của tôi là được sống vài ba năm giữa nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ- những năm tôi sơ tán cùng ĐHSP I bây giờ" [ 2, tr65].
Năm 1966, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc được thành lập, Vi Hồng
là một trong những nhà giáo đầu tiên lên Thái Nguyên phát rừng, dựng lán,
mở trường. Từ đó, Vi Hồng gắn bó với Thái Nguyên với tư cách là một nhà
giáo, một nhà nghiên cứu văn học dân gian, và đây cũng chính là nơi ông đã
gửi gắm, cống hiến cả cuộc đời, sự nghiệp của mình cho mảnh đất thân
thương này.
Trong thời gian 28 năm công tác ở trường Đại học Sư phạm Việt Bắc,

ông đã say sưa giảng dạy, nghiên cứu và từng là Chủ nhiệm bộ môn Văn học
Dân gian ở trường Đại học này. Với vốn văn hoá được tích luỹ trên nhiều
phương diện, và bản chất hiền lành, hết lòng vì những sinh viên miền núi thân
yêu - nhà giáo Vi Hồng luôn trăn trở làm thế nào để sinh viên miền núi cảm
được văn và học văn tốt hơn ? Trong nhiều bài báo bàn về "nâng cao chất
lượng dạy học trong nhà trường", thầy Vi Hồng đã tìm thấy lời giải của sự
hạn chế trong việc học văn và lĩnh hội văn học của học sinh miền núi: " Học
sinh miền núi họ gặp rất nhiều khó khăn so với học sinh miền xuôi. Có những
khó khăn thuộc về bản chất nhận thức và cảm thụ văn chương. Chúng tôi cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
đó là tình trạng nghiêm trọng. Nguyên nhân của vấn đề này là tư chất thật thà
của học sinh miền núi. Tính thật thà của học sinh miền núi như một tư chất
của thể chất di truyền " [39, tr23]. Vi Hồng phát hiện tính không đồng nhất
trong cách biểu đạt, phô diễn, sử dụng chất liệu hình ảnh, ngôn từ giữa học
sinh miền núi với miền xuôi: "Năm mươi tư dân tộc Việt Nam cơ bản có quan
niệm giống nhau, hoặc chỉ là đại đồng tiểu dị, nhưng về mặt phô diễn những
nội dung ấy, mỗi dân tộc có cách nói riêng, hình ảnh riêng, hành văn riêng"
[4, tr75]. Cách tiếp cận vấn đề của Thầy bao giờ cũng là cách xem xét, giải
quyết, tháo gỡ dựa trên cơ sở văn hoá dân tộc người. Chính vì vậy, mà nhà
giáo đã trở thành một trong những người đầu tiên đặt nền móng cơ sở lí luận
cho hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy - học văn cho học sinh dân tộc
miền núi ở các trường đại học. Trong cả cuộc đời mình, nhà văn Vi Hồng vừa
dạy học, vừa nghiên cứu văn học và sáng tác. Có thể nói, với chất văn hoá văn
học dân gian dân tộc thiểu số đã thấm sâu vào tâm hồn ông từ thủa nhỏ, nay lại
được kết hợp với vốn văn hoá, văn học Việt Nam hiện đại phong phú mà ông
đã học tập, tích luỹ được trong quá trình giảng dạy nghiên cứu. Ông đã trở
thành một nhà văn, một nhà nghiên cứu, một thày giáo nổi tiếng ở khu vực

miền núi phía Bắc nói riêng, của các dân tộc miền núi nói chung. Ông viết văn
với nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết trong đó tiểu thuyết là
thể loại mà ông dành nhiều tâm huyết nhất. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam (1980), hội viên sáng lập Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Thái (1987), Hội
viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc Thiểu số Việt Nam.
Với cuộc đời 61 năm (1936-1997), Vi Hồng đã sống, làm việc trong
hoàn cảnh chung, riêng vô cùng khó khăn, luôn thiếu thốn cả về vật chất lẫn
tinh thần. Nhưng bằng quyết tâm và nhiệt tình cao muốn viết về và viết cho
dân tộc mình, viết để bày tỏ lòng yêu thương cái đẹp, diệt trừ cái ác - Vi Hồng
đã làm việc miệt mài, cần mẫn "như một cái cuốc", để cho ra đời một số

×