Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

tính khẩu ngữ trong thơ nôm nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 148 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



HÀ THUÝ ANH




TÍNH KHẨU NGỮ TRONG THƠ
NÔM NGUYỄN TRÃI




Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Phƣơng Thái





Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu…… 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Kết cấu luận văn 9
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN 10
1.1. Tác giả Nguyễn Trãi 10
1.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi 10
1.1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi 11
1.1.3. Quốc âm thi tập 15
1.2. Giới thuyết về vấn đề nghiên cứu 16
1.2.1. Khái niệm về khẩu ngữ 16
1.2.2. Đặc điểm của khẩu ngữ 18
1.2.3. Vai trò của khẩu ngữ trong tác phẩm văn học. 21
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TÍNH KHẨU NGỮ TRONG THƠ NÔM
NGUYỄN TRÃI…………………………………………………………………………….……… .23
2.1 Về phương diện từ vựng 23
2.1.1. Thực từ 24
2.1.1.1. Danh từ 25
2.1.1.2. Động từ 26
2.1.1.3. Tính từ 28

2.1.1.4. Số từ 31
2.1.1.5. Đại từ 32
2.1.2. Hư từ 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2.2. Về phương diện cú pháp 37
2.2.1. Kết hợp từ ngữ trong sự đăng đối hài hòa 38
2.2.2. Sử dụng các kiểu câu cảm thán, câu nghi vấn 40
2.2.3. Sử dụng kết cấu của lối nói khẩu ngữ 43
2.3. Một số biện pháp tu từ 47
2.3.1. Cách so sánh ví von giàu hình ảnh 47
2.3.2. Sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ 50
Tiểu kết 53
CHƢƠNG 3: HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA TÍNH KHẨU NGỮ TRONG
THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI 55
3.1. Giá trị biểu hiện 55
3.1.1. Thể hiện con người cá nhân Nguyễn Trãi …… 56
3.1.2. Sức sống lâu bền của thơ Nôm Nguyễn Trãi 62
3.2. Nguồn gốc sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi 68
3.2.1. Nhân tố khách quan 68
3.2.1.1. Ảnh hưởng văn học dân gian 68
3.2.1.2. Ảnh hưởng của văn thơ Nôm đời Trần 71
3.2.1.3. Vay mượn thi liệu Hán học 73
3.2.2. Nhân tố chủ quan 79
3.2.2.1. Tư tưởng nhân dân 79
3.2.2.2. Ý thức xây dựng nền văn hóa Việt 81
Tiểu kết 83
KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Nguyễn Trãi không chỉ là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà
còn là một nhà văn nhà thơ vĩ đại. Trên nhiều phương diện khác nhau, Nguyễn Trãi
đã được định vị bởi những cống hiến hết sức to lớn cho lịch sử văn hóa nước nhà.
Trong văn học, sự đóng góp ấy thể hiện rõ rệt ở việc đẩy mạnh sự phát triển của thơ
Nôm. Kế thừa những thành tựu của tác phẩm đời Trần, Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của thơ Nôm trong dòng văn học viết.
Quốc âm thi tập được coi là tập thơ quốc âm đầu tiên của dân tộc ta, cổ nhất, chính
xác nhất.
Chúng tôi nhận định vậy không phải phủ nhận trước Nguyễn Trãi chưa có
thơ chữ Nôm. Văn thơ tiếng Việt được nhen nhóm từ đời Lý - Trần (thế kỉ XIII).
Lịch sử và các chứng tích còn ghi lại dưới thời Lý chữ Nôm được dùng để ghi tên
người, tên đất và còn lưu lại ở một số văn bia nhà chùa Đến thời Trần thơ phú
bằng tiếng Việt bắt đầu xuất hiện. Theo Đại Việt sử kí toàn thư có đoạn ghi: "Năm
1306 gả công chúa Huyền Trân cho vua nước Chiên Thành là Chế Mân. Các văn sĩ
trong triều, ngoài nội nhiều người mượn điển vua nhà Hán đem Chiêu Quân gả cho
hung nô làm bài thơ bằng chữ quốc ngữ chê cười" [23, tr.102] và cũng theo sách
đó thì Nguyễn Thuyên là người đầu tiên dùng chữ Nôm làm thơ cách luật. Ban đầu
việc làm thơ bằng chữ Nôm còn lẻ tẻ sau trở thành một niềm vui thú của các văn
nhân trí thức. Tiếp sau Nguyễn Thuyên là Nguyễn Sĩ Cố, Chu An Theo Lê Quý
Đôn trong Đại Việt thông sử thì Nguyễn Thuyên có Phi sa tập, trong tập có nhiều
quốc âm; Chu An có Quốc âm ngữ thi văn. Nhưng đến ngày nay, chúng ta không
còn chút gì về những áng thơ Nôm mở đầu ấy. Chính vì vậy, Quốc âm thi tập được

xem là "tác phẩm mở đầu nền thơ cổ điển" (6,tr.587).
Nếu như thơ văn chữ Hán nặng về chính trị, khi đọc ta như bay lên với khí
thế hoành tráng, kì vĩ và ngọn lửa bùng cháy như tấm lòng yêu nước và quyết tâm
diệt kẻ thù của Nguyễn Trãi thì thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi lại nhẹ nhàng, bộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
lộ tâm tình của nhà thơ với cảm xúc đa dạng gắn bó với nhiều cảnh ngộ khác nhau
trong cuộc đời. Mỗi bài thơ bộc lộ một mảnh tâm tình. Như vậy nhìn từ nhiều
phương diện, Quốc âm thi tập là một di sản văn hóa quý báu, có nhiều đóng góp lớn
lao cho văn học nước nhà trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Ngay từ khi xuất hiện bản phiên âm và chú giải tác phẩm Quốc âm thi tập
của GS. Đào Duy Anh đã thu hút rất nhiều người nghiên cứu với những công trình
khoa học chi tiết đền từng đề tài, từng bài thơ, thậm chí đến từng câu chữ trong thơ.
Qua các công trình nghiên cứu, công lao và đóng góp của tác giả Quốc âm thi tập
đối với nền thơ ca tiếng Việt ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên có thể nhận
thấy các ý kiến đánh giá chủ yếu xoay quanh phương diện nội dung tư tưởng của tác
phẩm. Về nghệ thuật mặc dù có một số công trình đề cập đến nhưng để chỉ ra được
những đặc sắc, cống hiến cụ thể thì chưa có.
Với 254 bài thơ Nôm được tập hợp trong Quốc âm thi tập đã thể hiện
Nguyễn Trãi là người rất coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Ta có thể nhận
thấy dấu ấn Hán học hiện ra trong tập thơ nhưng chính điều này đã cho thấy sự
thành công và cống hiến lớn lao của Nguyễn Trãi trong việc tiếp thu và Việt hóa
ngôn ngữ Hán để tạo nên thể thơ Đường luật dân tộc viết bằng ngôn ngữ văn học
dân tộc dựa trên ngôn ngữ nhân dân và ngôn ngữ văn học dân gian. Ngôn ngữ văn
học dân gian vốn được xây dựng trên cơ sở gọt giũa và cách điệu hóa ngôn ngữ
hàng ngày của nhân dân. Điều này có thể thấy rõ trong Quốc âm thi tập Nguyễn
Trãi đã đưa những khẩu ngữ hằng ngày của nhân dân và tận dụng những ưu điểm
của nó để tả cảnh, tả người, tả tình, tả vật. Và việc đưa khẩu ngữ vào trong thơ một
cách tài tình, Nguyễn Trãi đã tạo ra được những hình tượng thơ nhịp nhàng, uyển

chuyển và đầy màu sắc dân tộc.
Tìm hiểu "Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi", chúng tôi hi vọng sẽ
góp thêm những cứ liệu để làm rõ công lao của Nguyễn Du với nền văn học viết
bằng ngôn ngữ dân tộc,ngôn ngữ bình dân và thấy được ý thức sâu sắc của ông
trong việc đưa lời ăn tiếng nói dân gian vào trong sáng tác thơ ca. Với Quốc âm thi
tập Nguyễn Trãi được coi là một trong "những người đầu tiên xây dựng lâu đài thi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
ca Việt Nam" [40, tr.965] và giá trị lao động nghệ thuật của ông đã "dần nâng cao
giá trị văn học của tiếng Việt lên, làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú, càng có
vị trí xứng đáng trên văn đàn, ngang với tiếng nói của nhiều nước tiên tiến trên thế
giới" [26,tr.814].
1.2. Lí do thực tiễn
Từ lâu Nguyễn Trãi cùng với các di sản tư tưởng, văn hóa đã được thu thập
phân tích đáng giá khá đầy đủ - thu hút được sự quan tâm đông đảo của giới nghiên
cứu trong và ngoài nước. Có thể khẳng định, Nguyễn Trãi có ảnh hưởng và địa vị
rất sâu sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc. Vì vậy tác giả Nguyễn Trãi cùng với
các kiệt tác, trong đó có thơ Nôm được giới thiệu rộng rãi, được đưa vào chương
trình giảng dạy trong các nhà trường phổ thông, đại học ngày càng nhiều. Và đây
cũng là nguồn đề tài phong phú cho hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học
có giá trị.
Hiện nay trong chương trình dạy và học ở bậc Phổ thông trung học, tác phẩm
của Nguyễn Trãi chiếm một số lượng tương đối ở lớp 10 với những tác phẩm như:
Bình Ngô đại cáo, Dục Thúy sơn, Cây chuối, Bảo kính cảnh giới. Và với sự đổi mới
phương pháp giảng dạy - tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ thể loại và bám sát
vào ngôn từ được thể hiện trên văn bản thì với đề tài trên ít nhiều sẽ có ích cho
người học, người giảng dạy và người nghiên cứu thơ Nôm Nguyễn Trãi.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Xem xét tập thơ Quốc âm thi tập ở giá trị tự thân cũng như vai trò, vị trí của

nó trong hoàn cảnh nền văn học truyền thống thì tác phẩm gợi mở nhiều hướng tiếp
cận, nhiều vấn đề đáng chú ý kể cả về phương diện nội dung cũng như phương diện
nghệ thuật. Đặc biệt khi nghiên cứu văn học thì đối tượng nghiên cứu trước hết
chính là ngôn ngữ bởi vì ngôn ngữ là chất liệu, là nơi chứa thông tin, thể hiện ý định
của tác giả khi sáng tạo ra tác phẩm. Vì thế, tìm hiểu ngôn ngữ trong thơ Nôm
Nguyễn Trãi là một trong những điểm thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu. Sự
quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu đối với Quốc âm thi tập bắt đầu từ khi bản
phiên âm, chú giả của học giả Đào Duy Anh công bố năm 1956. Tuy nhiên sau khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
cuốn phiên âm, chú giải tái bản lần 2 (1976) thì phương diện ngôn ngữ mới được đề
cập một cách rộng rãi. Có thể điểm qua các tác giả với những công trình nghiên cứu
như: Thanh Lãng với Quốc âm thi tập [tr.22], Nguyễn Thiên Thụ với Ảnh hưởng và
địa vị của Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam [tr.42], Hoàng Văn Hành - Vương
Lộc với Mấy đặc điểm vốn từ tiếng Việt văn học thế kỉ XV qua "Quốc âm thi tập"
của Nguyễn Trãi [tr.10], Vương Lộc với Một vài hư từ trong Quốc âm thi tập
[tr.28], Xuân Diệu với Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu cho nền thơ ca cổ điển
Việt Nam [tr.6], Hoàng Tuệ với Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt
[tr.46], Phạm Thị Phương Thái với Ngôn ngữ và thể thơ trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi
Tác giả Thanh Lãng ngay từ năm 1967 đã cho rằng, Nguyễn Trãi là ông tổ
của nền văn học cổ điển, là ông tổ của nghệ thuật dân tộc. Đồng thời xét từ khía
cạnh Nguyễn Trãi sử dụng chất liệu làm nên tác phẩm là ngôn ngữ từ dân gian -
"những kiểu nói của nhân dân (tục ngữ hay ca dao) tác động được tới nhân dân,
bằng việc đem tư tưởng tiếng nói của mình vào tiếng nói của nhân dân" [22, tr.805],
tác giả nhấn mạnh đến vai trò "khai sinh ra một nghệ thuật dùng ngôn ngữ dân gian
của Nguyễn Trãi" [22, tr.805]. Tuy Thanh Lãng là người nêu ra vấn đề nhưng ông
chưa đi sâu tìm hiểu lí giải về hiện tượng đó.
Đồng quan điểm với Thanh Lãng, Nguyễn Thiên Thụ ngay đầu bài viết của

mình cũng đưa ra lời nhận xét và đánh giá Nguyễn Trãi là một trong " những người
đầu tiên xây dựng lâu đài thi ca Việt Nam" [43, tr.956]. Lâu đài thi ca ấy được xây
dựng nên từ "kho tàng văn chương bình dân cùng hòa hợp với tinh hoa của văn
chương Trung Hoa" [43, tr.967]. Như vậy, tác giả đã khẳng định: Quốc âm thi tập
là tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, trên cơ sở một số thi liệu từ văn hóa Trung
Hoa, Nguyễn Trãi đã Việt hóa chúng. Đặc biệt Nguyễn Trãi đã sử dụng kho tài
nguyên phong phú của nền văn chương Việt Nam là ca dao, tục ngữ của dân gian.
Đi sâu vào tìm hiểu yếu tố tục ngữ ca dao trong Quốc âm thi tập, Bùi Văn
Nguyên cho rằng, "Tiếng nói của tổ tiên ta được truyền lại gần như nguyên vẹn
trong tục ngữ, ca dao qua bao thế hệ" [26,tr.807]. Và trong tập thơ Quốc âm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
chính mình, Nguyễn Trãi dựa trên những tri thức về tục ngữ, ca dao đã thể hiện thái
độ, tâm tình của mình một cách rõ nhất. Từ đó có thể thấy được ý thức" trân trọng
tiếng nói tổ tiên" của Nguyễn Trãi. Đồng thời từ trong lao động nghệ thuật của nhà
thơ đã "dần dần nâng cao giá trị văn học của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày
càng phong phú, càng có vị trí xứng đáng trên văn đàn, ngang vói tiếng nói của
nhiều nước tiên tiến trên thế giới" [26, tr.815].
Khác với các tác giả trên, hai tác giả Hoàng Văn Hành - Vương Lộc lại tiếp
cận với Quốc âm thi tập từ khía cạnh khác. Các tác giả đi sâu tìm hiểu một số đặc
điểm của vốn từ tiếng Việt văn học thế kỉ XV qua Quốc âm thi tập. Với việc khảo
sát một số cặp từ đối lập về cách sử dụng, về mặt cấu tạo từ, nguồn gốc của các từ
đơn tiết, song tiết và một vài hiện tượng sử dụng hư từ, từ láy trong Quốc âm thi
tập, các tác giả đã đưa ra kết luận, "Tiếng Việt thời Nguyễn Trãi đã phát triển đến
mọt trình độ tương đối cao. Điều đó biểu hiện rõ ở sự hình thành các lớp từ đối lập
nhau trong cách sử dụng và ở hệ thống các phương thức cấu tạo" [10,tr.22].
Tác giả Đinh Gia Khánh khi trình bày quan điểm của mình về thi liệu trong
thơ Nôm Nguyễn Trãi đã cho rằng, "Thành tựu lớn nhất của Nguyễn Trãi không
phải ở chỗ đồng hóa kho từ vựng và văn liệu Hán học mà là ở chỗ xây dựng ngôn

ngữ văn học dân gian trên cơ sở ngôn ngữ nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân
gian" [14, tr.275]. Đồng thời tác giả cũng lí giải ngôn ngữ trong văn học dân gian
vốn đã xây dựng trên cơ sở của sự gọt giũa và cách điệu hóa ngôn ngữ hàng ngày
của nhân dân. Với việc Nguyễn Trãi "đưa khẩu ngữ hàng ngày vào thơ ca và tận
dụng khả năng của khẩu ngữ ấy để tả cảnh, tả lòng, tả người, tả vật" [14,tr.258] đã
làm cho "hình tượng thơ nhịp nhàng, uyển chuyển và đầy màu sắc dân tộc".
Trong luận án tiến sĩ "Ngôn ngữ và thể thơ trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi", tác giả Phạm Thị Phương Thái khi đưa ra những nhận định của mình
về việc xây dựng ngôn ngữ tiếng Việt văn hóa từ ngôn ngữ thông tục của Nguyễn
Trãi đã viết, "Là một nhà văn hóa, tư tưởng có tầm nhìn chiến lược, Nguyễn Trãi ý
thức sự cần thiết xây dựng ngôn ngữ văn hóa" và "hạt nhân cơ bản của ngôn ngữ
thơ Nôm Nguyễn Trãi là tiếng Việt"[41,tr.101]. Tác giả đã lí giải nguyên nhân dẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
đến ý thức đó chính là do đòi hỏi của xã hội cũng như ảnh hưởng và tiềm năng diễn
đạt của ngôn ngữ bình dân nên đã thôi thúc Nguyễn Trãi đưa khẩu ngữ vào trong
tác phẩm của mình. Như vậy việc vận dụng lời ăn tiếng nói, lối diễn đạt trong đời
sống hàng ngày vào thơ Nôm đã cho thấy Nguyễn Trãi là người có ý thức đưa khẩu
ngữ vào trong văn học viết. Đồng thời nhà thơ đã đưa tiếng Việt giao tiếp thành
tiếng Việt văn hóa. Qua đó tác giả Phạm Thị Phương Thái khẳng định, "Với Quốc
âm thi tập, Nguyễn Trãi đã có công rất lớn trong việc xây dựng ngôn ngữ văn học,
ngôn ngữ văn hóa từ ngôn ngữ giao tiếp thông thường" [41,tr.104].
Tác giả Xuân Diệu trong bài viết "Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền thơ
cổ điển Việt Nam" đã đánh giá cao những đóng góp về mặt ngôn từ của tập thơ và
dành một phần nghiên cứu về "hành văn" trong thơ Nguyễn Trãi. Tác giả khẳng
định, về mặt ngôn ngữ, Quốc âm thi tập " là một kho chất liệu cho ta nghiên cứu lời
nói câu viết của tổ tiên làm ngót sáu trăm năm trước" [14,tr.618]. Theo ông,
Nguyễn Trãi lấy hình tượng và ý tứ trong những câu tục ngữ ngày xưa hoặc dựa vào
lối sáng tạo của tục ngữ để tạo ra những câu thơ vào loại thành công nhất, vào loại

"có nhiều nội tâm nhất" [14, tr. 595].
Khác với các tác giả trên, GS. Hoàng Tuệ khi nghiên cứu về Nguyễn Trãi
trực tiếp tập trung bàn về "Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt". Theo tác
giả cống hiến trước hết của Nguyễn Trãi được thể hiện ở "Bản lĩnh ngôn ngữ trong
cuộc đấu tranh của Nguyễn Trãi để bảo vệ nền văn hiến lâu đời của dân tộc"
[46,tr.818]. Bản lĩnh ấy được thể hiện ở "thái độ quý trọng và đề cao chất liệu của
tiếng "Nôm", tức tiếng Việt, văn học dân gian truyền miệng". Cống hiến của
Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt ở nhiều phương diện, trước hết đó là: "Bộ phận từ
vựng Việt ( ) ngữ pháp cũng là Việt, đáng chú ý là các hư từ, ngữ điệu" [46,tr. 819]
và đặc biệt tục ngữ rất được "quý chuộng" và "đề cao" trong Quốc âm thi tập. Bên
cạnh đó, Nguyễn Trãi còn làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt bằng cách "dùng chất liệu
hình thức Việt để tiếp nhận chất liệu nội dung Hán" [46,tr.821]. Để khẳng định
công lao, vị trí của Nguyễn Trãi trong nền thơ ca viết bằng tiếng Việt và để kết thúc
bài viết GS. Hoàng Tuệ nhấn mạnh: "Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
đó là cống hiến thực lớn lao. Nếu như về tiếng Việt, đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du đã
tạo nên được niềm tự hào, thì ở thế kỉ XV, điều mà Nguyễn Trãi đã xây dựng nên
được, là niềm tin" [46, tr.826].
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ
trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi đã được nhìn nhận trên khá nhiều phương diện,
trong đó có các đánh giá về việc sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân
hay khẩu ngữ. Tuy nhiên, những công trình này chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các
nhận xét khái quát về đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Trãi mà
chưa đi sâu tìm hiểu, khảo sát các biểu hiện cụ thể của khẩu ngữ - một phương diện
trong ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Trãi. Chính vì lí do trên, chúng tôi chọn lựa đề
tài "Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi" với hy vọng sẽ tổng kết, phân loại
hợp lí các biểu hiện của khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và chỉ ra được ý
nghĩa biểu đạt cũng như những giá trị thẩm mĩ tiêu biểu của "hệ lời" đặc biệt này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích lí giải các đặc điểm của tính
khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, đề tài sẽ đưa ra những nhận định, đánh giá
khoa học về mức độ ảnh hưởng và cách thức sử dụng những thi liệu của khẩu ngữ
trong Quốc âm thi tập. Kết quả của nó sẽ đóng góp phần nào vào việc đánh giá toàn
diện và sâu sắc hơn về Quốc âm thi tập, về tác giả Nguyễn Trãi từ góc độ ngôn ngữ
trong nền văn học viết bằng tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu tính khẩu ngữ ở nhiều góc độ thể hiện (từ vựng, cú pháp, biện pháp
tu từ) được thể hiện trong thơ Nôm đó là đóng góp lớn lao của Nguyễn Trãi trong
nền thơ ca viết bằng ngôn ngữ dân tộc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Như tên gọi của đề tài, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu những biểu hiện đặc
trưng của tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Để đảm bảo tính khách quan, khoa học trong việc đánh giá những đóng góp
của Quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm về phương diện ngôn ngữ (tính khẩu
ngữ), chúng tôi sẽ đặt tập thơ này trong sự đối sánh với một số tác phẩm thơ trước
và sau Nguyễn Trãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm biểu hiện của tính khẩu ngữ
trong 254 bài thơ Nôm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ vận dụng tổng hợp một số phương
pháp chính sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại được sử dụng để có được những

cứ liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Qua đó cung cấp dữ liệu, số liệu chính
xác, tạo cơ sở tin cậy cho những kết luận của luân văn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để phân tích các cứ liệu có
được khi thống kê, phân loại. Trên cơ sở phân tích, chúng tôi tổng hợp, khái quát về
hiệu quả của việc đưa khẩu ngữ vào trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Nhờ vậy các
nhận xét về Quốc âm thi tập sẽ được sáng tỏ hơn.
- Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng để đưa các hiện tượng cần xét
vào trong tiến trình phát triển thơ ca của dân tộc. Từ đó rút ra được những nhận xét
về các đặc trưng của khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
6. Đóng góp của luận văn
Thực hiện luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ:
1. Chỉ ra được những đặc sắc trong cách sử dụng các từ ngữ, cú pháp, biện
pháp tu từ mang tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
2. Thông qua những con số thống kê và phân tích cụ thể về từ ngữ, cú pháp,
biện pháp tu từ mang tính khẩu ngữ trong Quốc âm thi tập sẽ có thêm những cứ liệu
khoa học, khách quan để khẳng định sự đóng góp của Nguyễn Trãi về mặt ngôn ngữ
trong nền thơ ca cổ điển trung đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu (7trang), Kết luận (3 trang), Thư mục tham khảo (4
trang), Phụ lục (50 trang), Phần nội dung chính của luận văn (71 trang) gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề chung có liên quan (từ trang 10 -> trang 23)
Chương 2: Khảo sát tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi (từ trang 24 ->
trang 54)
Chương 3: Giá trị và vai trò của tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.(từ
trang 55 -> trang 92)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN
1.1. Tác giả Nguyễn Trãi
1.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi
Trong tiến trình lịch sử xã hội, mỗi thời đại đều tạo ra những con người vĩ
đại. Vào cuối thế kỉ XIV, đất nước ta ở vào tình trạng rối ren và phức tạp. Đây là
giai đoạn lịch sử với nhiều biến cố thăng trầm.Từ cuối đời nhà Trần sang nhà Hồ,
thời kì đấu tranh quyết liệt chống giặc Minh xâm lược cho đến hết hai đời vua đầu
tiên nhà Lê Chính trong hoàn cảnh ấy, lịch sử đã phôi thai và kết tinh vẻ đẹp của
thời đại trong con người toàn tài Nguyễn Trãi - nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam
với các tư cách anh hùng dân tộc - nhà văn - nhà tư tưởng - nhà chính trị - quan
chức, nhà ngoại giao - nhà sử học và địa lý học.
Thời kì cuối thế kỉ XIV, các ông vua vãn Trần đắm chìm trong cuộc sống xa
hoa, không lo triều chính chỉ lo hưởng thụ vì thế đã trở thành những ông vua nhu
nhược, hèn yếu. Lợi dụng tình hình đó, Hồ Quý Li đã thao túng quyền lực của nhà
Trần. Đến năm 1400, Hồ Quý Li chính thức cướp ngôi nhà Trần, lập lên nhà
Hồ.Sau khi lên làm vua, Hồ Quý Li tiến hành cải cách nhiều mặt của đời sống xã
hội nhằm đưa nhà nước phong kiến thể kỉ XIV ra khỏi cơn khủng hoảng như: hạn
chế ruộng đất của quý tộc, đánh thuế theo tài sản, phát hành tiền giấy, di dân đi khai
hoang Tuy nhiên những biện pháp cải cách táo bạo không làm khởi sắc được bộ
mặt héo úa tàn lụi của xã hội vãn Trần để lại. Bởi những cải cách ấy về thực chất
vẫn duy trì những đặc quyền của quý tộc quan liêu mà không mang lại lợi ích thiết
thực cho nhân dân cho nên nó không thể bắt rễ được vào trong quần chúng. Vì thế
cơ đồ nhà Hồ sụp đổ nhanh chóng sau sáu năm vào tay quân Minh là tất yếu.
Sau khi cướp được nước ta, giặc Minh ra sức đàn áp và khủng bố nhân dân ta
về mọi mặt. Nhân dân ta rơi vào cảnh khốn cùng, bao cảnh tang tóc, điêu linh thật

oán thán Biết bao cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra chống giặc nhưng tất cả đều
bị nhấn chìm trong bể máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi dấy lên như ngọn gió thổi bùng lên ý
chí diệt giặc của nhân dân ta. Toàn dân tộc tiến hành cuộc khởi nghĩa kì diệu nhất,
lâu dài nhất, gian khổ nhất và chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử. Đất nước sạch
bóng quân thù, giấc mộng xây dựng một đất nước "trong thôn cùng xóm vắng không
có tiếng hờn giận oán sầu" có cơ hội thực hiện.
Sau khi giải phóng đất nước, triều đại mới đã ra sức khôi phục nền kinh tế -
văn hóa bị phá hoại nghiêm trọng. Tuy nhiên, xã hội nước ta với những mặt thối nát
đã là nguồn gốc nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột trong tầng lớp các quan lại,
quý tộc. Nguyễn Trãi đã nhận ra sự thay đổi thời cuộc và con người. Chính ông
nhận ra sự bất lực của mình trong trách nhiệm mới ấy và nhận thấy những công thần
thủa nào từng là bạn chiến đấu vào sinh ra tử, giờ đây trở thành bọn quan lại sâu
mọt, tham ô, kết bè đảng tranh giành quyền vị, làm hại lẫn nhau. Và cũng chính ông
chứng kiến Lê Lợi từ vị chủ tướng tài ba thành ông vua đa nghi, độc tài, đa sát. Nhà
vua nghi ngờ tấm lòng trung nghĩa của ông, nghi ngờ sự tận tụy của ông và đỉnh cao
là phải nhận thảm án oan khiên nhất trong lịch sử dân tộc - chu di tam tộc.
1.1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi.
1.1.2.1. Cuộc đời.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng kiệt xuất
của Việt Nam, hiệu là Ức Trai; Người làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng
Giang (nay là huyện Chí Linh - Hải Dương).
Khi Nguyễn Trãi lên 6 tuổi thì mẹ mất, ông phải sống với ông ngoại ở Côn
Sơn (Chí Linh - Hải Dương). Nhưng đến 1390 khi ông 10 tuổi thì ông ngoại cũng
mất. Nguyễn Trãi về sống với cha ở Nhị Khê (Thường Tín - Hà Nội). Tại đây ông
được cha dạy dỗ rèn cặp. Năm 1400, Hồ Quý Li mở khoa thi đầu tiên, Nguyễn Trãi
thi đỗ Thái học sinh. Ông được Hồ Quý Li cử giữ chức Ngự sử đài chánh trưởng.

Vì sớm nhận ra ở Nguyễn Trãi một nhân cách đặc biệt, dám nói, dám làm, một tài
năng xuất chúng trong sự nghiệp cải cách đất nước nên Hồ Quý Li đã tin tưởng ở
Nguyễn Trãi rất nhiều. Nhưng tiếc rằng, Nguyễn Trãi chưa có dịp bộc lộ tài năng thì
giặc Minh xâm lược nước ta. Năm 1407, nhà Hồ bị giặc Minh đánh bại. Cha con Hồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Quý Li và nhiều bề tôi của nhà Hồ trong đó có phụ thân của Nguyễn Trãi bị bắt về
Trung Quốc. Nghe tin, ông vội vàng cùng em trai đi theo chăm sóc cha. Sau khi
nghe lời khuyên của cha, Nguyễn Trãi trở về "tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù
cho cha thì mới là đạo hiếu".
Khi trở về ông bị tướng giặc bắt và giam lỏng ở thành Đông Quan. Mặc dù
quân giặc dùng nhiều mưu mua chuộc nhưng ông nhất quyết không ra làm quan cho
giặc. Thời gian ở thành Đông Quan (từ 1406 - 1414) là khoảng thời gian Nguyễn
Trãi tìm tòi, nghiên cứu, suy nghĩa sách lược đánh quân Minh. Sau khi trốn khỏi
thành Đông Quan, Nguyễn Trãi tìm đến với Lê Lợi - vị chủ soái phong trào Tây
Sơn và dâng Bình Ngô sách. Được tin dùng Nguyễn Trãi trở thành một trợ thủ đắc
lực, tin cậy luôn sát cánh cùng Lê Lợi.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh với cương vị Tuyên Phụng đại
phu Hàn lâm thừa chỉ, ông đã cùng Lê Lợi xây dựng một đường lối quân sự, chính
trị táo bạo và đúng đắn, giúp quân ta dành hết thắng lợi từ trận này sang trận khác.
Có thể nói trong 10 năm kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi cùng với nghĩa
quân đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, thiếu thốn những đây cũng là giai
đoạn rực rỡ, huy hoàng nhất trong cuộc đời ông. Tài năng của ông được đánh giá
đúng, khí phách ngang tàng của ông có chốn để vẫy vùng thỏa chí.
Sau cuộc kháng chiến thắng lợi đầy oanh liệt, triều đình non trẻ nhà Lê vừa
được thành lập đã nhanh chóng rơi vào khủng hoảng, mâu thuẫn trong nội bộ tầng
lớp thống trị phát sinh. Do tầm nhìn hạn hẹp, do quá lo lắng cho quyền lợi của
hoàng gia, Lê Lợi đã ngăn cản Nguyễn Trãi phát huy hết tài năng ý nguyện của
mình. Cho nên chức vụ của Nguyễn Trãi tuy cao nhưng không đủ quan trọng để thi

thố tài năng.
Năm 1429 do nghi kị, Lê Lợi đã sai bắt Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo
- hai nhân vật vào hàng khai quốc công thần. Năm sau, Nguyễn Trãi cũng bị tống
giam nhưng sau đó được tha. Tuy nhiên cho đến tận khi Lê Lợi mất (1432), Nguyễn
Trãi vẫn không được giao một trọng trách đáng kể nào. Sau khi Lê Lợi mất, Lê Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Tông lên ngôi, Nguyễn Trãi vẫn được làm quan nhưng đó chỉ là chức quan "hữu
danh vô thực" mà thôi.
Năm 1439, Nguyễn Trãi cáo quan về Côn Sơn. Nguyễn Trãi về Côn Sơn mà
trong lòng mang nhiều tâm trạng u uất. Năm 1440, khi Lê Thái Tông hiểu Nguyễn
Trãi là người có tài có đức bèn triệu ông ra làm quan, phong cho ông chức Kim tử
vinh lộc đại phu, Hàn lâm thừa chỉ coi việc Tam quán và kiêm chức Hành khiển
Đông Bắc đạo, phụ trách dân bạ tịch Hải Dương, An Quảng. Nguyễn Trãi tin rằng
đây là lúc quyền thần bị diệt thì chắc rằng có thể thi thố tài năng - có những ngày
tháng hả hê nhất. Thế nhưng cuộc đời Nguyễn Trãi đâu được thỏa ý mà lại rẽ sang
ngả đường đầy oan nghiệt bởi vụ án oan tại Trại Vải (làng Đại La, Gia Bình, Bắc
Ninh ngày nay). Nguyễn Trãi bị vu oan, kết tội thí nghịch và tru di tam tộc.
Hai mươi năm sau ngày Nguyễn Trãi qua đời (1464), vua Lê Thánh Tông
xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù Bá, bổ dụng
Nguyễn Anh Vũ làm tri huyện và cấp 100 mẫu ruộng dùng vào việc thờ cúng.
Năm 1962, Đảng và Chính phủ ta đã tổ chức lễ kỉ niệm 520 năm ngày
Nguyễn Trãi mất. Sau đó, năm 1980 lại tổ chức lễ kỉ niệm 600 năm Nguyễn Trãi
sinh và tổ chức văn hóa - khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi
nhận ông là: Danh nhân văn hóa thế giới và được kỉ niệm rộng rãi trên toàn thế giới.
Ở cả hai lần, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ca ngợi Nguyễn Trãi hết lời, coi
Nguyễn Trãi "là anh hùng cứu nước, đồng thời là nhà văn lớn, nhà thơ lớn nước
ta", coi "Nguyễn Trãi là một tiêu biểu rất đẹp của thiên tài Việt Nam".
1.1.2.2. Sự nghiệp sáng tác

Sau thảm họa tru di tam tộc, tác phẩm của Nguyễn Trãi bị thất lạc hoặc bị
hủy nhiều. Tuy nhiên với một khối lượng lớn sáng tác còn lại thì có thể khẳng định,
Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và
chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Tác phẩm của ông còn lại, về phần
Hán văn có những quyển như, Quân trung tư mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai
thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Văn kia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Vĩnh Lăng, Văn loại. Sáng tác chữ Nôm có Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết
theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn (sáu chữ).
Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc
nhất. Ông đã để lại một khối lượng khá lớn văn chính luận, Quân trung từ mệnh
tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu dưới thời Lê Nguyễn Trãi là người đầu tiên đã
có ý thức dùng văn chính luận như một vũ khí chiến đấu có hiệu quả nhất cho cuộc
đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi nhân dân, vì lý tưởng nhân nghĩa. Văn
chính luận Nguyễn Trãi có giá trị mẫu mực, cổ điển và là cột mốc đánh dấu sự phát
triển của văn chính luận dân tộc.
Ngoài ra về văn chính luận của Nguyễn Trãi phải kể đến những tác phẩm,
Chí Linh sơn phú, Băng hồ di sự lục, Truyện Nguyễn Phi Khanh, Văn bia Vĩnh
Lăng, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí
Trên lĩnh vực thơ ca, cống hiến của Nguyễn Trãi vào lịch sử văn học cũng
lớn lao không kém văn xuôi; có khi qua thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm chúng ta mới
thật sự hiểu hết ông - một tâm hồn phong phú và tế nhị, phóng khoáng và sáng tạo.
Về sáng tác thơ chữ Hán, người ta luôn nhắc tới Ức Trai thi tập. Tác phẩm
gồm 105 bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn và do Trần Khắc Kiệm sưu tập, đề tựa năm
1480. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi giàu tính chất trữ tình tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh
di tích lịch sử, tả tâm tình, và đặc biệt người đọc dường như hiểu nhiều điều về
thân thế, cảnh ngộ và niềm tâm sự sâu lắng trong hồn thơ Nguyễn Trãi. Có thể nói,
trong văn học Việt Nam, thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một tác phẩm đặc sắc và

cũng là tập thơ hay bậc nhất của dòng thơ chữ Hán Việt Nam.
Tuy nhiên những đóng góp lớn lao của Nguyễn Trãi với nền văn học dân tộc
là tập thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc – Quốc âm thi tập. Đó cũng là lí do quan
trọng xuất hiện tập thơ Nôm đầu tiên của nước ta - Quốc âm thi tập. Tác phẩm gồm
254 bài thơ Nôm bộc lộ tâm sự, tình cảm, khí tiết của cá nhân con người Nguyễn
Trãi đối với giang sơn đất nước, cỏ cây, cầm thú. Và với Quốc âm thi tập, Nguyễn
Trãi được xem là người sáng tác thơ Nôm đoản thiên với số lượng nhiều nhất trong
nền thơ cổ điển dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Xuất hiện ở nửa đầu thế kỉ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi đã trở thành
một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí - Trần, đồng thời mở
đường cho cả một giai đoạn văn học mới. Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi
kết hợp hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Về
nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi đóng góp lớn ở cả hai bình diện thể loại và
ngôn ngữ. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ trữ tình sâu sắc.
Ông đem đến cho văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần
làm cho ngôn ngữ văn học của người Việt thêm giàu và đẹp.
1.1.3. Quốc âm thi tập
Quốc âm thi tập được viết vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời
nhiều thăng trầm của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên phần lớn thơ Nôm Nguyễn Trãi được
sáng tác vào những năm cuối đời. Tập thơ gồm 254 bài, không còn cái hào hùng
tráng lệ như Bình Ngô đại cáo,không phải là những vần thơ chất nặng suy tư của
con người đang tìm đường, người cô đơn, thất vọng đối với vương triều mới như
trong Ức Trai thi tập mà ở đó chất chứa bao tâm sự u uất, ngậm ngùi của một tấm
lòng suốt đời vì dân vì nước.
Về nội dung : Quốc âm thi tập là tập thơ bộc lộ những tâm sự, tình cảm, khí
tiết của cá nhân con người Nguyễn Trãi. Tập thơ Quốc âm thi tập thể hiện tình yêu
thiên nhiên thiết tha, ca ngợi cảnh đời an lạc thái bình, tự băn khoăn đến nền đạo

đức luân lí và đặc biệt chứa đựng những tâm sự sâu kín của con người cá nhân
Nguyễn Trãi. Chẳng hạn Nguyễn Trãi không chỉ sống với khát vọng, đòi hỏi của
riêng mình mà còn đòi hỏi cho người khác. Ông ao ước có một xã hội mà :
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương. ( Bài 170)
Về nghệ thuật : Quốc âm thi tập là tài liệu văn học cổ nhất hiện nay còn lưu
giữ được của nền văn học quốc âm. Tác phẩm là kho chất liệu về những lời nói của
ông cha ta thời trung đại và Nguyễn Trãi được mệnh danh là ông tổ của nền văn học
cổ điển, ông tổ của nền nghệ thuật dân tộc. Thành tựu lớn nhất tập thơ Quốc âm là
xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân, ngôn ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
văn học dân gian và sự vay mượn sáng tạo thi liệu Hán học. Có thể nói với 254 bài thơ,
Nguyễn Trãi được xem là nhà thơ lớn đầu tiên viết thơ Nôm, đồng thời cũng là người
sáng tác thơ Nôm đoản thiên có số lượng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ điển dân tộc.
Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã đem đến một cách nghĩ Việt, một tâm hồn thơ
Việt Nam. Quốc âm thi tập là sự thể hiện một bước trong quá trình xây dựng "thi pháp
Việt Nam” và đặt nền móng cho thơ ca dân tộc ở giai đoạn tiếp theo.
1.2. Giới thuyết về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về khẩu ngữ
Không một nền văn học nào trên thế giới có thể tồn tại và phát triển mà
không phản ánh con người dân tộc mình bằng chính thứ ngôn ngữ mà dân tộc đó
đang sử dụng và lưu giữ. Hay nói cách khác, văn chương nghệ thuật muốn phản ánh
chân thực hiện thực cuộc sống thì phải dùng chính lời ăn tiếng nói hàng ngày - khẩu
ngữ của nhân dân làm chất liệu. Khi đi vào văn học viết, tiếng nói ấy mang cả điệu
hồn dân tộc vào trong đó. Có lẽ vì thế nên các nhà văn, nhà thơ lớn ở bất kì thời đại
nào cũng đều ý thức sâu sắc việc đưa khẩu ngữ vào trong tác phẩm của mình. Nhận
thức được tầm quan trọng của việc đưa khẩu ngữ vào trong sáng tác văn học, các
nhà nghiên cứu đã quan tâm và chú ý nghiên cứu về khẩu ngữ.

Hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm khẩu
ngữ. Có thể điểm qua những công trình như, Hoàng Phê với Từ điển tiếng Việt;
Nguyễn Như Ý với Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học; Đinh Trọng Lạc với Phong
cách học tiếng Việt, Mai Ngọc Trừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Ngọc Phiến với Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt, Cù Đình Tú với Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
Việt, Ngữ văn 10 (tập 1) sách nâng cao Nhìn chung các tác giả đều đưa ra những
khái niệm về khẩu ngữ, mặc dù có thể nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh
khác nhưng tựu chung lại các tác giả đều cho rằng,khẩu ngữ là lời nói thường dùng
trong cuộc sống của người dân. Với việc dựa vào đặc trưng, phạm vi sử dụng của
khẩu ngữ, Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt cho rằng, "khẩu ngữ là dạng lời nói
thường, dùng trong cuộc sống hàng ngày, có phong cách đối lập với phong cách
viết" [33, tr.196].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Tiếp nhận đối tượng ở khía cạnh tính chất của khẩu ngữ, chỉ ra sự khu biệt
giữa ngôn ngữ cầu kì kiểu cách trong văn chương với ngôn ngữ sinh hoạt đời
thường, các tác giả Quang Hùng và Minh Nguyệt nêu định nghĩa khẩu ngữ như sau,
"Khẩu ngữ là lời nói thường, bạch thoại (lời nói thông thường không kiểu cách, xa
hoa) khác với văn chương cầu kì kiểu cách" (9, tr.574).
Hay Nguyễn Như Ý khi nói về khẩu ngữ thì lại cho rằng khẩu ngữ giống như
ngôn ngữ nói và định nghĩa ngôn ngữ nói như sau:
"1. Ngôn ngữ nói chỉ tồn tại dưới dạng nói, không có chữ viết.
2. Biến thể phong cách của ngôn ngữ đặc trưng cho dạng nói; còn gọi là khẩu
ngữ. (Đó là một hệ thống kí hiệu có thể được thể hiện bằng âm thanh và có chức
năng đáp lại một kích thích tố hữu quan (thường đòi hỏi phản ứng ngay lúc ấy) một
cách năng động, tức là sự phản ứng phải hoàn chỉnh và nêu rõ mặt cảm xúc cũng
như nội dung của các sự kiện hữu quan)[49, tr.170]. Như vậy, tác giả cho rằng khẩu
ngữ chỉ là một biến thể phong cách của ngôn ngữ đặc trưng cho dạng nói. Cho nên
biến thể này có thể có rất nhiều. Nó mang đặc điểm của người nói, của môi trường

giao tiếp, năng lực ngôn ngữ của người giao tiếp và nó chỉ tồn tại ở dạng nói.
Khác với các quan niệm trên, các tác giả trong các công trình, Phong cách
học tiếng Việt, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Phong cách học và đặc điểm tu từ
trong tiếng, Ngữ văn 10 (tập 1) sách nâng cao cũng đưa ra khái niệm khẩu ngữ
nhưng với tư cách là phong cách sinh hoạt hàng ngày. Có thể dẫn ra quan niệm của
Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học tiếng Việt như sau, "Phong cách sinh hoạt
hàng ngày (SHHN) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản)
trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày"(16,
tr.122). Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ vai của người tham gia giao tiếp trong sinh
hoạt hằng ngày có thể là "vai của người ông, người bà, vai của bố, mẹ, con, cháu,
anh, em, bạn, đồng nghiệp, đồng hành tất cả những ai với tư cách cá nhân trao
đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác"(16, tr.122). Vì thế phong cách sinh
hoạt được chia ra hai biến thể, Sinh hoạt hằng ngày tự nhiên (thông tục) và sinh
hoạt hằng ngày văn hóa (thông dụng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Sau khi tham khảo trong các cuốn sách trên các khái niệm về khẩu ngữ,
chúng tôi hiểu khẩu ngữ là ngôn ngữ cửa miệng của người dân. Xét về phạm vi
khẩu ngữ không phụ thuộc vào lãnh thổ hay tổ chức xã hội. Bởi là ngôn ngữ cửa
miệng của người dân cho nên khẩu ngữ là kiểu diễn đạt trong giao tiếp hàng ngày,
mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít chau chuốt khác
với kiểu diễn đạt theo quy cách.
1.2.2. Đặc điểm của khẩu ngữ
1.2.2.1. Đặc điểm về từ ngữ
Muốn nhận diện và phân biệt các đối tượng người ta thường dựa vào những
đặc điểm riêng của từng đổi tượng để nhận diện và phân biệt. Vì vậy, khi tiến hành
chỉ ra đặc điểm của từ khẩu ngữ đồng nghĩa với việc chỉ ra các nét riêng biệt của
lớp từ này so với các ngôn ngữ khác.
Do đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ là những từ được dùng trong giao tiếp

hàng ngày, cho nên đặc điểm nổi bật của những từ này là những từ mang tính cụ
thể, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc.
Trước hết về mặt cấu trúc hình thức, lớp từ khẩu ngữ có cấu trúc khá lỏng
lẻo (có thể tách từ hoặc thêm các yếu tố khác) dẫn tới khả năng biến đổi cấu trúc
vốn có tính bền vững. Ví dụ: chồng con: chồng với chả con; học hành: học với chả
hành, tíu tít: tíu ta tíu tít, vớ vẩn: vớ va vớ vẩn
Từ khẩu ngữ thường là những từ có nội dung biểu cảm phong phú. Ví dụ:
Nói về mức độ tột cùng của cảm xúc,khẩu ngữ dùng, hết chê, hết xẩy, nhất
trần đời, chưa từng có, mê hồn
Bắt nguồn từ tính chất tự nhiên của từ khẩu ngữ, cho nên khi nói người ta
thường sử dụng nhiều cảm thán từ chỉ những màu sắc tình cảm, cảm xúc, thái độ
khác nhau vốn làm thành nội dung biểu hiện bổ sung lời nói mang lại cho khẩu ngữ
cái ý nhị duyên dáng sâu xa, hấp dẫn: ôi, ôi chao, a ha, cha mẹ ơi Các ngữ khí từ
như: à, ư, nhỉ nhé, mà lại, ấy chứ Các từ ngữ đưa đẩy: nói khí vô phép, nói bỏ
ngoài tai, nói dại mồm, nói khí không phải, bỏ quá cho Các phó từ nhấn mạnh:
ngay, cả, chính, nào nào, ngay cả, đến cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
Từ khẩu ngữ chấp nhận lối xưng hô thân mật đậm màu sắc bày tỏ thái độ. Ví
dụ: cậu, tớ, mình, chúng mình, hai đứa mình Bên cạnh đó là những từ có sắc thái
thông tục , thô thiển. Ví dụ: ra cái chó gì, chẳng nước mẹ gì, ngu như lợn, khốn
nạn, tồi, khốn khiếp, mất dạy
Như vậy, những đặc điểm nổi bật trên của từ khẩu ngữ tạo nên giá trị khu
biệt của từ khẩu ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ gọt giũa,
gia công trong văn chương. Và cũng chính vì thế trong kinh nghiệm trau dồi vốn
ngôn ngữ để sáng tác các nhà văn đều cho rằng nguồn từ ngữ quý báu nhất đối với
mình cần phải thường xuyên ghi chép lượm lặt là những từ ngữ dùng trong lời nói
thường ngày của quần chúng.
1.2.2.2. Đặc điểm về cú pháp

Một đặc điểm nổi bật của khẩu ngữ về mặt ngữ pháp là hay dùng những câu
hỏi, những câu cảm thán, những câu nói trực tiếp, những câu đưa đẩy với tính sinh
động cụ thể của nó. Ví dụ: xem xét đoạn hội thoại sau:
"- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho.
- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi thế à.
- Tao không đến đây xin 5 hào.
- Thôi cầm lấy vậy. Tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên rất là kiêu ngạo:
- Tao đã bảo tao không đòi tiền.
- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì?
- Tao muốn làm người lương thiện!
- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh
chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không ! Chỉ còn
một cách biết không ! Chỉ còn một cách là cái này, biết không!".
(Nam Cao - Chí Phèo)
Trong đoạn hội thoại trên có các kiểu câu sau: Câu cầu khiến, " Lè bè vừa
thôi chứ, tôi không phải là cái kho", " Cầm lấy mà cút đi cho rảnh", " Tôi chỉ cần
anh lương thiện cho thiên hạ nhờ". Câu nghi vấn, " Thế anh cần gì?", " Ai cho tao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
lương thiện?", " Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này?". Câu
trần thuật, "Tao không đến đây xin 5 hào", " Tao đã bảo tao không đòi tiền", " Tao
không thể là người lương thiện nữa".
Khẩu ngữ sử dụng những cấu trúc cú pháp riêng mà các ngôn ngữ khác ít
dùng như:
+ Dùng cấu trúc với nhiều từ ngữ chêm xen như: thì, là, rất là, coi như, ấy
là Với cách nói chêm xen này khiến câu văn trở nên dài dòng phù hợp với kiểu
"vừa nói vừa nghĩ" của nhân vật giao tiếp. Ví dụ:
"Xảy mẹ ra một cái là khổ ngay, con ạ. Ấy là mới rời tao ra hơn một tháng

Chúng mày đã gầy dơ xương, mình mẩy chân tay thì ghẻ gúm. Ngộ tao chết thì có
lẽ chúng mày rã xương ra được. Này cái cổ tay có khác gì cái cẳng gà không?".
(Nam Cao - Từ ngày mẹ chết).
+ Dùng kết cầu thì, là ở đầu câu. Ví dụ:
"Thì cũng như ở nhà chứ gì mà bu phải hối".
(Đình Hiểu - Giận hờn)
+Dùng kết cấu theo nghĩa phủ định theo mẫu: động từ + gì mà + động từ.
Ví dụ: "Có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau, cần gì mà phải làm thanh
động lên như thế, người ngoài biết mang tiếng". (Nam Cao - Chí Phèo)
+ Dùng "nó" làm chủ ngữ giả. Ví dụ:
"Trời hôm nay, người tôi nó mệt thế nào ấy".
1.2.2.3. Đặc điểm về biện pháp tu từ
Do tính chất trực tiếp, ít được chuẩn bị mà trong khẩu ngữ có những đoạn,
những câu, những từ ngữ trùng lặp hoặc cố ý hoặc vô ý. Ví dụ:
"Đã thế thì thôi, thôi mặc kệ". (Hồ Xuân Hương - Quan thị)
- Khẩu ngữ ưa dùng lối ví von, so sánh để có thể miêu tả sự vật một cách sinh
động. Ví dụ: "Thân em như quả mít trên cây"
(Hồ Xuân Hương - Quả mít)
Từ hình ảnh quả mít Hồ Xuân Hương đã nói lên thân phận của người phụ nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
trong xã hội phong kiến. Trong xã hội ấy, họ chỉ là những con người nhỏ bé, không
làm chủ được cuộc đời mình. Và cuộc sống cơ cực, bị động ấy cũng chính là ngọn
nguồn thương cảm của Bà chúa thơ Nôm.
- Biện pháp nói quá, cách diễn tả khoa trương trong khẩu ngữ để tô đậm hình
ảnh khiến người nghe chú ý như: run như cầy sấy, chậm như rùa, đen như cột nhà
cháy, đẹp mê hồn, đẹp tuyệt trần, nắng như thiêu như đốt
Ví dụ: Trong thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ có những cảnh nhợt nhạt
màu sắc hay chỉ dừng lại ở mức độ trung tính, không có những sự vật bình thường,

tĩnh tại mà lúc nào cũng hàm chứa cái góc cạnh, khác thường. Trong thơ Hồ Xuân
Hương màu sắc lúc nào cũng được đẩy tới tối đa: trắng phau phau, xanh rì, chín
mõm mòm, đỏ lòm lòm:
"Một trái trăng thu chín mõm mòm
Nảy vừng quế nguyệt đỏ lòm lòm". (Hồ Xuân Hương - Hỏi trăng)
Biện pháp nói quá đã góp phần tạo cho câu văn thêm sinh động giàu sức biểu cảm.
Tóm lại, đặc điểm ngôn ngữ của khẩu ngữ được thể hiện qua, đặc điểm về từ
vựng, đặc điểm về cú pháp, đặc điểm về sử dụng biện pháp tu từ.
1.2.3. Vai trò của khẩu ngữ trong tác phẩm văn học.
Trước hết để hiểu vài trò của khẩu ngữ trong tác phẩm văn học, ta phải đi từ
vai trò của ngôn ngữ nói chung đối với tác phẩm.
Trong cuốn "Bàn về văn học", Nxb Văn học, 1965, tập 2. trang 206, Maxim
Gorki đã khẳng định, "Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu
của nó và cùng các sự kiện, các hiện tượng của đời sống - là chất liệu văn học".
Ngôn ngữ là công cụ, là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong quá trình nhà văn sáng
tạo ra tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học có thể có nhiều loại ngôn ngữ - trang trọng, đài các
hay giản dị, bình dân. Người nghệ sĩ tùy theo cái "tạng" và tùy từng trường hợp mà
lựa chọn hệ thống ngôn từ cho phù hợp. Có thể nói khẩu ngữ là máu thịt của thể loại
văn xuôi. Văn xuôi sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, ngôn ngữ sinh động đúng
như nó đang diễn tiến để làm chất liệu xây dựng tác phẩm. Điều này không thể thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25
trong thơ ca truyền thống. Bởi thơ ca truyền thống chịu sự quy định của hệ thống thi
pháp trung đại - coi trọng hệ thống ngôn ngữ có tính công thức, ước lệ, tượng trưng,
tính sùng cổ và nệ cổ, nghiêng về uyên bác và có tính cách điệu hóa. Bên cạnh đó là
đối tượng sáng tạo và tiếp nhận chủ yếu là ở tầng lớp trên của xã hội. Cho nên về cơ
bản văn học trung đại ít sử dụng ngôn ngữ bình dân. Ngôn ngữ bình dân đặc biệt là
khẩu ngữ tuy có xuất hiện nhưng do chưa được chú ý sử dụng nên hiệu quả nghệ

thuật không cao. Tuy nhiên có thể nói chỉ từ thế kỉ XV trở đi, khẩu ngữ mới được
sử dụng phổ biến hơn với những sáng tác của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Du Đưa khẩu ngữ giúp cho tác phẩm văn học trở nên gần gũi, dễ hiểu
hơn và đối tượng thưởng thức và tiếp nhận không còn hạn chế ở tầng lớp có học
nữa mà mở rộng đến công chúng bình dân. Việc đưa khẩu ngữ vào thơ (đặc biệt là
trong giai đoạn trung đại khi mà hệ thống thi pháp chịu rất nhiều quy định chặt chẽ
về ngôn ngữ) mà tạo ra được giá trị thẩm mĩ mới mẻ là điều không dễ. Thậm chí có
thể coi đây là một thách thức - một bước ngoặt lớn của thơ ca tiếng Việt.
Khẩu ngữ khi được đưa vào tác phẩm văn học đã giúp tác giả tái hiện cuộc
sống ở nhiều chiều cạnh, nhiều sắc vẻ và góp phần biểu đạt tư tưởng và thể hiện
quan điểm thẩm mĩ của tác giả. Cho nên tác phẩm văn học sẽ mang tính hiện thực,
sinh động và hấp dẫn hơn. Chính vì lẽ đó, khi nghiên cứu văn học cần phải đặt nó
trong thế tương quan với thời đại mà tác phẩm hình thành để thấy được những nét
độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ và những cách tân của người nghệ sĩ.
Trong văn học trung đại việc đưa khẩu ngữ vào tác phẩm không phải là
hiện tượng phổ biến. Tiếng thơ Nguyễn Trãi đã tạo ra được dự khác biệt với thời
đại cũng chính nhờ khả năng sử dụng vốn khẩu ngữ đặc biệt ấy của dân tộc.
"Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi là một trong những đỉnh cao của thơ Nôm
viết theo thể đoản thiên và xứng đáng là tác phẩm có tính chất mở đầu cho nền
thơ cổ điển Việt Nam.



×