Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 112 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





Hoàng Thị Huyền Trang


HỆ THỐNG QUAN NIỆM THƠ
THỜI THƠ MỚI

( 1932 – 1945 )




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN







THÁI NGUYÊN - 201
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





Hoàng Thị Huyền Trang


HỆ THỐNG QUAN NIỆM THƠ
THỜI THƠ MỚI

( 1932 – 1945 )

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 602 234

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH




THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN


Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin trân
trọng cảm ơn Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học -Trường Đại học Sư phạm-
Đại học Thái Nguyên cùng các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý
cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối
với PGS.TS Vũ Tuấn Anh, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ
tác giả nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Xin được chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, những người
thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè
đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 1010
Tác giả


Hoàng Thị Huyền Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Sự bùng nổ của trào lưu Thơ Mới thời kì 1932 -1945 là một hiện
tượng lớn, một dấu ấn, một thành tựu rực rỡ của thơ ca trong tiến trình lịch sử
thơ ca dân tộc. Có người đã ví phong trào Thơ Mới như một bà đỡ và khai
sinh cho thơ Việt Nam hiện đại. Có thể khẳng định rằng Thơ Mới là “buổi
bình minh” hứa hẹn một ngày bừng sáng cho thơ ca nước nhà, là “một cuộc
cách mạng trong thi ca” dân tộc… Những thành tựu rực rỡ của Thơ Mới , sức

mê hoặc kì diệu và ý nghĩa văn học sử của nó đã khiến cho hơn nửa thế kỉ
nay, giới nghiên cứu phê bình vẫn không ngừng say mê tìm hiểu, nghiên cứu
về nó, để khám phá được trong nó những giá trị nhân văn sâu thẳm, trường
tồn, những cảm xúc tươi mới, lung linh…
1.2. Để Thơ Mới đạt đến một tầm vóc như thế, không thể không nói
đến những vấn đề của lí luận thơ, những quan niệm về thơ thời Thơ Mới - một
vấn đề cho đến nay dù đã được đề cập đến nhưng vẫn chưa thể nói là đã được
chú ý thích đáng. Những bài Thơ Mới làm say đắm lòng người dường như đã
lấn át những điều mà Thơ Mới bàn luận về chính nó, trong đó hàm chứa rất
nhiều quan niệm lí luận thể loại quan trọng có ý nghĩa mở đầu giai đoạn thi ca
hiện đại. Có thể nói, ngay từ bước đi ban đầu với những bài thơ mới non trẻ
đầu tiên cho đến thời kì trưởng thành và phát triển rực rỡ nhất của nó, Thơ
Mới đã từng bước gây dựng cho mình một hệ thống quan niệm về thơ như
một sự tự ý thức chiều sâu về bản thân nó. Ở đây, có thể thấy sự song hành
nhịp nhàng giữa thực tiễn sáng tác và lí luận thơ ca. Nói cách khác, quá trình
phát triển Thơ Mới không thể thiếu sự đóng góp của lí luận: ý thức đột phá
mở đường, những quan điểm lí luận phê bình có vai trò nhận diện, định
hướng, hỗ trợ và tác động vào thực tiễn sáng tác, góp phần thúc đẩy sự sáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tạo những giá trị đích thực của thơ ca. Cứ như vậy, thơ và lí luận thơ của Thơ
Mới là hai mảng liên kết, tương hỗ, không thể tách rời. Và cùng với sự sôi
động của hoạt động sáng tác, mảng lí luận - phê bình về thơ trong giai đoạn
này cũng vô cùng sôi động, phong phú.
1.3. Tìm hiểu những quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới là nghiên
cứu những gì Thơ Mới bàn về chính nó; để rồi cuối cùng tạo nên hệ thống lí
luận về thơ trong suốt quá trình hình thành, phát triển và tự hoàn thiện nên
diện mạo của chính mình. Đây là một việc làm cần thiết để hiểu rõ, hiểu sâu
sắc và toàn diện hơn về thơ ca trong “buổi bình minh” của nền thơ ca Việt
Nam hiện đại. Tuy nhiên, mảng nghiên cứu này cho đến giờ dường như vẫn

còn khá nhiều chỗ trống. Có rất nhiều công trình công phu, đồ sộ, khảo cứu
khá đầy đủ về trào lưu Thơ Mới, về các tác giả, tác phẩm thơ cụ thể nhưng lại
chưa có công trình nào tổng kết, đánh giá riêng về lĩnh vực lí luận thơ: hệ
thống quan niệm về thơ - một địa hạt vô cùng phong phú, sôi động trong sự
sôi động chung của thi ca và văn học giai đoạn này. Nhận ra một lối đi còn
mở ngỏ, luận văn đã cố gắng sưu tầm, khảo cứu, tổng kết về mảng hệ thống
quan niệm về thơ của phong trào Thơ Mới.
1.4. Thơ Mới thời kì 1932 – 1945 là một hiện tượng lớn, một bước
chuyển, một dấu mốc quan trọng của văn học nước nhà. Trong chương trình
phổ thông, nó cũng có một vị trí khá quan trọng và tần số xuất hiện trong các
đề thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi đại học là khá cao. Vì thế, đề tài của
luận văn sẽ góp phần vào công việc giảng dạy ngữ văn ở nhà trường phổ
thông.
Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Hệ thống quan
niệm thơ trong thời Thơ Mới 1932 – 1945 nhằm đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu
về vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Thơ Mới là một hiện tượng lớn, một dấu ấn đậm nét trong sự vận
động, chuyển mình của văn học dân tộc những năm đầu thế kỉ XX. Bởi vậy
mà trong suốt hơn nửa thế kỉ qua, người ta vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên
cứu về nó; khám phá, soi chiếu nó dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện khác
nhau.Với chiều dài thời gian, công việc đánh giá về Thơ Mới của giới nghiên
cứu phê bình ngày càng có chiều sâu, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu
khá công phu, sâu sắc. Xin được kể ra một số công trình như:
- Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 của Phan Cự Đệ (Nhà xuất bản
Khoa học, H 1966)
- Việt Nam thi nhân tiền chiến cuả Nguyễn Tấn Long (Nhà xuất bản
Sóng mới, Sài Gòn, 1968)

- Thơ mới, những bước thăng trầm của Lê Đình Kị (Nhà xuất bản Văn
nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1988)
- Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca do Huy Cận và Hà Minh
Đức chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục, 1993)
- Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại của Nguyễn Quốc Tuý
(Nhà xuất bản Văn học, Hà nội, 1995)
- Thi ca Việt Nam thời tiền chiến của Phan Canh (Nhà xuất bản Đồng
Nai, 1999)
- Về một cuộc cách mạng trong thi ca - Phong trào Thơ mới do Phan
Cự Đệ biên soạn (Nhà xuất bản Giáo dục, 2007)
Đây là những công trình khoa học có giá trị về Thơ Mới và phong trào
Thơ Mới thời kì 1932 - 1945. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu vẫn lấy đối
tượng là văn bản tác phẩm và sự nghiệp của tác giả để khảo cứu, nhận định.
Một số ít trong đó có đề cập đến khía cạnh lí luận song không mang tính chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

chuyên biệt, hệ thống… Đây là các tài liệu tham khảo gián tiếp, góp phần soi
chiếu cho các vấn đề về hệ thống quan niệm thơ đặt ra trong luận văn.
2.2. Những quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới 1932 - 1945 được
thể hiện khá phong phú: các cuộc “khẩu chiến” gay gắt trên diễn đàn, các bài
“bút chiến” nảy lửa trên các tờ báo, các tạp chí, các ý kiến khác nhau xoay
quanh vấn đề luật thơ, nội dung - hình thức của thơ… và Hoài Thanh, Hoài
Chân kết thúc bằng cuốn sách mang tính chất tổng kết về phong trào Thơ
Mới: cuốn Thi nhân Việt Nam. Sưu tầm và khảo cứu các bài tranh luận ấy,
chúng tôi nhận thấy:
Các khía cạnh khác nhau của vấn đề quan niệm thơ như: luật thơ, hình
thức thơ, khuynh hướng thơ… đã được bàn bạc đến khá nhiều, song dường
như chưa đi đến một sự thống nhất cao.
Các bài viết thường đề cập đến từng vấn đề nhỏ và lại thiên về tranh
luận chứ chưa chú ý đi sâu vào một vấn đề, chưa có sức bao quát.

Trong buổi đầu của nền lí luận văn học Việt Nam (Từ đầu thế kỉ XX
đến 1945) có thể nhận thấy rằng chưa có sự phân định rạch ròi giữa hai địa
hạt phê bình và lí luận. Nhiều ý kiến lí luận được ẩn dưới hình thức phê bình,
nhiều bài phê bình xen lí luận, các bài giới thiệu tác giả, giới thiệu tập thơ
mang hình thức phê bình song trong đó lại có nhiều ý kiến lí luận thơ sắc sảo
và thuyết phục… là thực tế phổ biến của lí luận phê bình thời kì này.
Đây là chất liệu, là dẫn chứng trực tiếp giúp cho luận văn trong quá
trình khảo cứu về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới.
2.3. Tìm hiểu về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới là
nghiên cứu về việc Thơ Mới bàn về chính nó, là hình thức lí luận của chính
nó trong suốt quá trình hình thành, phát triển và tự hoàn thiện, xây dựng nên
một diện mạo của mình. Xác định được tính chất đó, chúng tôi đã sưu tầm, hệ
thống được khoảng 150 bài viết của các học giả thời kì Thơ Mới, từ đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Miêu tả, tập hợp lại những ý kiến tranh luận, bàn luận.
- Khái quát hoá thành hệ thống quan niệm cơ bản để nhận diện bản chất
của Thơ Mới trên cơ sở tập trung vào một số vấn đề lí luận như: bản chất của
thơ, sứ mệnh của nghệ thuật, của thi sĩ; luật thơ; các khuynh hướng và hình
thức thơ
Với mong muốn nhìn lại một cách tập trung, khoa học những vấn đề về
hệ thống quan niệm thơ trong thời kì này, chúng tôi sẽ phác họa được những
nét chính yếu gương mặt của Thơ Mới, nhìn từ góc độ lí luận, trong thời kì
1932 - 1945.
3. Đối tƣợng nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới.
Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận văn là những quan điểm, những ý
kiến lí luận về thơ trong thời kì này (1932 - 1945) được thể hiện qua:
Các bài báo, các bài diễn thuyết, tranh luận trên văn đàn vô cùng sôi
nổi và phong phú trong thời kì này. Trong đó, có những bài mang màu sắc lí

luận rõ rệt, có bài phê bình xen quan điểm lí luận, các ý kiến lí luận dưới hình
thức phê bình. Trong giai đoạn đầu của lí luận phê bình thơ, hai địa hạt này
thường đan xen, chưa phân định rạch ròi. Cần phải “lọc” ra các quan điểm lí
luận trong đó.
Các Lời tựa, Lời giới thiệu các tập thơ bộc lộ khá rõ ý tưởng lí luận,
quan niệm về thơ ca.
Tham khảo các tác phẩm Thơ Mới tiêu biểu để đối chiếu các khía cạnh
của hệ thống quan niệm về thơ, bởi hình tượng thơ cũng thể hiện nhận thức lí
luận của chính nhà thơ.
4. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn.
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn khảo sát mảng hệ thống quan niệm thơ trong thời Thơ Mới
nhằm hướng tới mục đích:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Hình dung quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống
quan niệm về thơ trong thời kì 1932 - 1945.
- Nhận diện và hệ thống những luận điểm cơ bản của hệ thống quan
niệm thơ.
Qua đó, tổng kết chân dung của hệ thống quan niệm về thơ trong
một chặng đương đầy biến chuyển, đầy sôi động của văn học nói chung và
của thơ ca nói riêng. Đây cũng là một chặng, một bước chuyển quan trọng
trên con đường phát triển, hoàn thiện của lí luận thơ ca Việt Nam trên
đường hiện đại hóa.
Con đường đi từ thực tiễn sáng tác đến nhu cầu lí luận, nhận diện
chính mình của Thơ Mới; từ việc xây dựng hệ thống quan niệm của Thơ Mới
và của thơ Việt Nam hiện đại để rồi nó lại tác động trở lại vào hoạt động sáng
tác: định hướng, xác định mục tiêu, đặt ra những nguyên tắc, chuẩn mực…
cho thơ ca, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tạo nên những thành tựu rực rỡ
của thơ ca Việt Nam 1930 - 1945, là con đường tất yếu, biện chứng. Nghiên

cứu quan niệm thơ, bởi thế, cũng chính là nghiên cứu, xác định đặc trưng,
thành tựu của Thơ Mới, từ góc độ lí luận.
4.2. Đóng góp của luận văn.
4.2.1. Một nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về quan niệm thơ trong
thời kì Thơ Mới, như trên đã xác định, là một công việc cần thiết nhưng các
công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập toàn diện, đầy đủ. Luận văn đã
cố gắng bước đầu thực hiện công việc này.
4.2.2. Xác định quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới là một nhu cầu,
một bước phát triển theo hướng hiện đại của thơ ca. Và nó đã góp phần tìm
đường, định hướng, thúc đẩy sự phát triển, tạo nên những thành tựu của Thơ
Mới 1932 - 1945. Lí luận và sáng tác là hai bộ phận đi liền, tương hỗ trong sự
phát triển chung của thơ ca giai đoạn này. Luận văn, bằng việc khảo cứu hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thống quan niệm về thơ, soi chiếu vào sáng tác, cung cấp một góc nhìn, một
hướng đi nhằm hiểu thêm và hiểu sâu sắc hơn về thơ trong “buổi bình minh”
đầy hứa hẹn của thơ Việt Nam hiện đại.
4.2.3. Luận văn, với việc khảo cứu khoa học những vấn đề về hệ thống
quan niệm thơ, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, thiết thực, giúp cho công việc
giảng dạy và học tập trong trường phổ thông, cũng như người đọc quan tâm
đến Thơ Mới và văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã vận dụng những
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1.1. Phương pháp lịch sử.
Hệ thống quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới là sự phát triển tiếp
những mầm mống, những “phôi thai” của những quan niệm thời kì trước nó
(1900 – 1930) và sự phát triển mang tính bước ngoặt do ảnh hưởng bởi nhiều
quan điểm lí luận của văn học Pháp, văn học phương Tây. Đồng thời, bản

thân các quan niệm về thơ của Thơ Mới cũng là một quá trình với những tiến
triển, mở rộng đáng kể. Luận văn vận dụng phương pháp lịch sử để làm rõ
những biểu hiện đó và giải thích sự vận động hoàn thiện hệ thống quan niệm
về thơ thời kì Thơ Mới.
5.1.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được vận dụng trong quá trình lập
luận để làm sáng tỏ các luận điểm chính của luận văn. Phương pháp hệ thống
nhằm định dạng và hệ thống hóa các ý kiến, quan điểm lí luận, làm cơ sở
trong quá trình xây dựng các luận điểm của luận văn.
5.1.3. Phương pháp so sánh đối chiếu.
So sánh hệ thống quan niệm về thơ thời kì Thơ Mới với những quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

niệm trước đó và sau này để chỉ ra những nét đặc trưng của hệ thống quan
niệm về thơ thời kì Thơ Mới, cũng như những quan điểm khác biệt ngay trong
các quan niệm về thơ.
Các phương pháp trên không tách rời mà được vận dụng kết hợp, đan
xen trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.
5.2. Cấu trúc của luận văn.
Luận văn gồm có phần Mở đầu trình bày lí do chọn đề tài, lịch sử
vấn đề, đối tượng - mục đích nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của luận văn, phương pháp nghiên cứu. Phần Nội dung của luận văn gồm
có ba chương:
Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống quan
niệm thơ thời Thơ Mới.
Chương 2: Quan niệm về bản chất của thi ca và sứ mệnh của nhà thơ.
Chương 3: Quan niệm về các phương diện luật thơ và hình thức thơ
Cuối cùng là phần Kết luận và Thư mục Tài liệu tham khảo.












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA THƠ MỚI
1. Giới thuyết về Thơ Mới
và khái niệm “Hệ thống quan niệm về thơ thời Thơ Mới”.
1.1. Giới thuyết về Thơ Mới.
Thơ Mới là một hiện tượng nổi bật của Văn học Việt Nam nói chung và
thơ ca nói riêng trong thế kỉ XX. Đồng thời đây cũng là một hiện tượng thơ ca
gây rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau trong giới phê bình, nghiên cứu và
độc giả trong suốt thời gian từ khi nó ra đời cho đến nay: Thơ Mới là gì?
Thực chất tinh thần Thơ Mới như thế nào? Mốc thời gian đánh dấu sự ra đời
và khép lại của “Một thời đại trong thi ca” là 1932 - 1941 , “Một thời đại vừa
chẵn mười năm” như tổng kết của Hoài Thanh hay trùng với mốc 1930 - 1945
của văn học giai đoạn này ? Khái niệm Thơ Mới có phải chỉ là Thơ Mới lãng
mạn không?
Sở dĩ có những tranh luận ấy là vì giới nghiên cứu phê bình văn học
đương thời cũng như sau này còn có những bất đồng về khái niệm và giới hạn
Thơ Mới. Các nhà phê bình thời Thơ Mới cũng bàn cãi rất nhiều về khái niệm

này. Còn theo Hoài Thanh thì: “Danh từ này (Thơ Mới) vốn mới đặt ra, người
ta trao cho nó nghĩa gì thì nó sẽ có nghĩa ấy”. Thơ Mới được khởi xướng bởi
các nhà thơ lãng mạn, thể hiện khát vọng tạo nên một cuộc cách mạng trong
thi ca, vượt thoát khỏi lối thơ cũ mòn sáo và gò bó. Tinh thần mới, được ấp ủ
và khát khao, giờ có dịp trỗi dậy, thổi bùng lên, mạnh mẽ bởi luồng gió lạ đến
từ Tây phương xa xôi, như một tất yếu có tính thời đại. Tinh thần mới ấy đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tạo nên diện mạo mới, tính cách “phá cách vứt điệu luật” của hình thức Thơ
mới. Được công chúng hào hứng đón nhận và cổ vũ, sáng tác thơ theo lối
mới, tinh thần mới đã trở thành xu hướng tất yếu của thơ đương thời, từ các
nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, hiện thực hay các chiến sĩ trên
con đường đấu tranh, vận động quần chúng làm cách mạng.
Như vậy, trong sự vận động chung của tiến trình thơ ca dân tộc, Thơ
mới là một chặng, là kết quả sự vận động tự thân của thơ ca ở một giai đoạn
lịch sử mà văn học, văn hóa đất nước đòi hỏi cấp bách phải duy tân, đổi mới.
Thơ Mới mở “đột phá khẩu” ở trào lưu văn học lãng mạn, nhưng chỉ sau một
thời gian phát triển, nó đã vượt ra ngoài ý nghĩa trào lưu, vượt ra ngoài cảm
hứng khởi xướng ban đầu của chủ nghĩa lãng mạn để trở thành một mô hình,
một phương thức tư duy có khả năng thể hiện và truyền tải tâm hồn con người
thời đại, mở ra những khuynh hướng sáng tác phong phú.
Cho đến nay, sau khá nhiều tranh luận, giới nghiên cứu phê bình đã
tương đối thống nhất về vấn đề này. Và luậ n văn sẽ khảo cứu về hệ thống
quan niệm thơ thời kì Thơ mới, trên nhữ ng kiế n giả i về Thơ Mới như sau:
Phạm trù Thơ Mới, hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất, là các sáng tác trong
phong trào Thơ Mới, hay những sáng tác theo lối mới, ra đời từ 1932 và trào
lưu nà y đã hoàn tấ t sứ mệnh của mình năm 1945.
Là một mô hình tư duy và hình thức thơ hiện đại (đố i lậ p vớ i Thơ cũ ),
Thơ Mới bao chứa trong nó nhiề u khuynh hướ ng , bao trùm lên cả chặng
đường lịch sử thơ ca dân tộc thời kì 1932 - 1945. Bởi thế - như giớ i nghiên

cứ u đã tương đố i thố ng nhấ t - Thơ Mớ i bao gồ m cả thơ lã ng mạ n , thơ cá ch
mạng, thơ hiệ n thự c trà o phú ng Thơ Mới được định danh như một phong
trào - phong trào Thơ Mới, nhưng có thể gọi nó bằng một tên gọi tổng quát,
đó là thơ Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.2. Về khái niệm “Hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới”.
Trong quá trình hình thành và khẳng định mình, Thơ Mới đã đấu tranh
với thơ cũ, bằng lí luận học thuật, bằng quan điểm sáng tác, bằng chính
những tác phẩm mang hơi thở và điệu tâm hồn của thời đại mới…Tất cả tạo
nên một trào lưu, và sau đó, hơn cả ý nghĩa trào lưu, là cả một nền thơ, một
chặng đường mới của thơ ca dân tộc. Như vậy, hệ thống quan niệm thơ thời
Thơ Mới là một bộ phận hợp thành của khái niệm Thơ mới. Nói cách khác, hệ
thống quan niệm về thơ thời kì Thơ Mới là cách Thơ Mới bàn về chính nó,
một sự tự ý thức chiều sâu về bản thân nó, là hình thức bộc lộ bản chất của
Thơ Mới, trên cấp độ quan niệm.
Luận văn xác định “hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới” được cấu
thành từ các bộ phận sau:
a, Các bài tranh luận, bút chiến chủ yếu tập trung ở thời kì đầu hình
thành Thơ mới cũng như các bài viết nghiêng về nghiên cứu lí luận, đề xuất
các ý kiến về học thuật, quan niệm về bản chất thi ca, vai trò và sứ mệnh của
thi ca và thi sĩ…Những bài khảo cứu - phê bình - giới thiệu và cả những
“tuyên ngôn” trong sáng tác đã phản ánh những quan niệm của toàn bộ nền
thơ, tập trung vào những vấn đề chính:
Thứ nhất là các vấn đề về bản chất thơ ca và chân dung tinh thần của
người thi sĩ mới.
Thứ hai là xác định đặc điểm của Thơ Mới, những phong cách
sáng tạo thơ…
Thứ ba là những vấn đề về hình thức thơ mà thơ Mới đang tạo dựng:
luật thơ, việc sử dụng các hình thức, thể thơ và ngôn ngữ thơ.

Hệ thống quan niệm thơ của Thơ Mới không phải là một “hằng số” bất
biến. Nó luôn vận động, phát triển và mở rộng song song với sự phát triển của
nền thơ. Luận văn sẽ đi sâu khảo sát các vấn đề của hệ thống quan niệm này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

b, Cùng với sự xuất hiện của các thi sĩ mới, sự ra đời của các tập thơ, là
các ý kiến phê bình, đánh giá, các quan điểm khác nhau được thể hiện qua
các bài giới thiệu tác giả tác phẩm mới trên thi đàn, các Lời tựa, Lời nói đầu
các tập thơ. Qua đó, ta dễ nhận ra quan điểm về thi ca, thi sĩ, về các vấn đề
khác nhau của luật thơ và hình thức thơ…Tập hợp những Lời tựa, Lời nói
đầu, các bài giới thiệu, phê bình tác giả tác phẩm trong giai đoạn ấy, bức tranh
về hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới hiện lên rõ hơn, sắc nét hơn.
c, Trong nhiều bài thơ của Thơ Mới, thi sĩ cũng gửi gắm trong đó
những quan niệm về thơ và sáng tạo thơ. Chẳng hạn như Cây đàn muôn điệu
của Thế Lữ, Là thi sĩ cuả Xuân Diệu, Bức thư gởi tất cả ai ưa hay ghét bỏ
Thơ Mới của Nguyễn Thị Manh Manh, vv… Những phát ngôn trực tiếp đầy
tính cảm xúc này của nhiều thi sĩ đã thể hiện những quan điểm sáng tạo của
nhà thơ, đôi khi như những “tuyên ngôn” hàm chứa những tư tưởng về thơ ca.
Tóm lại, nghiên cứ u Thơ Mới không chỉ là khảo cứu thự c tiễ n sáng tác
thơ ca, mà cần thiết phải chú ý nghiên cứ u h ệ thống quan niệ m v ề thơ vớ i tư
cách tiếng nói của người trong cuộc , của “chính Thơ Mới bàn về Thơ Mới”,
được thể hiện ở: các bài lí luận về thơ; các Lời bạt, Lời tựa, Lời nói đầu các
tập thơ, một số bài phê bình, tiểu luận, khảo cứu về tác giả, trào lưu; một số
tác phẩm Thơ Mới có ý nghĩa tuyên ngôn. Những quan niệm về thơ được thể
hiện trong những hình thức đa dạng này tạo nên một hệ thống phong phú,
chúng thể hiện những bước phát triển liên tục của Thơ Mới về mặt lí thuyết
thể loại cũng như những tư tưởng được nảy ra trong chính thực tiễn sáng tạo
thơ. Chúng tạo thành một hệ thống, sinh động và hoàn chỉnh, có ý nghĩa mĩ
học quan trọng, góp phần soi sáng bản chất sáng tạo của Thơ Mới.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2. Quá trình hình thành và phát triển
những quan niệm về thơ của Thơ Mới.
Văn học nói chung, thơ ca nói riêng, những năm 1930- 1945, đảm nhận
sứ mệnh hoàn thiện quá trình hiện đại hóa văn học một cách toàn diện, trọn
vẹn. Với sứ mệnh ấy, văn học đã phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy ở mọi
góc độ, phương diện: từ đội ngũ tác giả, số lượng tác phẩm, cho đến sự mở
rộng, phong phú các thể loại cũng như sự khẳng định vai trò của lí luận phê
bình. Hệ thống quan niệm về thơ của Thơ Mới nhanh chóng có được sự
phong phú và dung mạo khá đầy đủ. Song để có được diện mạo ấy, cần thấy
rằng trước đó, ở chặng đường văn học 1900 - 1930 đã có những “mầm
mống”, những dấu hiệu ban đầu. Sự vận động, chuyển mình của đời sống
chính trị, xã hội, văn hoá… đòi hỏi đổi mới văn học, đổi mới thi ca. Các nhà
văn nhà thơ và các học giả đã bắt đầu nhận ra rằng thơ cũ là gò bó, trói buộc,
không phù hợp với thời đại mới. Cũng từ đó, trước những năm 1932, người ta
đã thấy những tiếng nói đặt vấn đề đổi mới, cách tân văn học, xây dựng một
nền thi ca mới của thời đại.
Năm 1917, trên tờ Nam Phong tạp chí số 5, Phạm Quỳnh cho thơ cũ là
phiền phức, ràng buộc, khắc nghiệt không khác gì hình luật. Ông viết: “Người
nào thuộc luật thì bằng trắc tất không lộn, về tắc áp, luật tất niêm, điệu tất
xứng, đối tất chỉnh, sành những khóe “thôi xao”, giỏi những cảm xuất sáo, mà
gây nên những bức thanh âm tuyệt diệu. Người nào không thuộc luật thì phạm
phải những tội ghê gớm, đọc đến mà rùng mình: nào là tội thất niêm, tội thất
luật, tội khổ độc, tội cưỡng áp, tội trùng ý, trùng chữ, điệp điệu…Người ta
thường nói thơ là tiếng kêu tự nhiên của con tim. Người Tàu định luật nghiêm
cho nghề làm thơ thật là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho hạp hơn,
nhưng cũng nhân đó mà làm mất cái giọng thiên nhiên đi vậy”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Năm 1928, trên tờ Đông Pháp thời báo, Phan Khôi đã mạnh dạn hơn,
lớn tiếng đả kích một cách táo bạo luật lệ thơ cũ, cho đó là sự trói buộc, hãm
đà phát triển thơ ca. Ông viết: “Từ ngày đem thất ngôn luật vào khoa cử, rồi
thì thể ấy trở nên trói buộc quá mà mất cả sinh thú…Ngày nay, người ta cũng
tuân theo, không biết cởi mình ra khỏi trói. Thấy có một vài cuốn sách quốc
ngữ tự xưng dạy phép làm thơ mà cũng dạy theo lối thơ khoa cử ấy, thì thật
tức quá. Thơ quý nho nhã, mà đã tục tài thì dạy ai?”.
Cũng trong năm 1928, trên tờ Trung Bắc tân văn, xuất hiện một bài thơ
không niêm luật, không hạn chữ, hạn câu, làm cho mọi người thấy hoàn toàn
mới lạ, bài thơ Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ Pháp : “ Con ve và con kiến ” của
La Fontaine.
Đến năm 1929, Trịnh Đình Rư đã có một loạt bài viết được đăng ở báo
Phụ nữ tân văn. Ông cũng cảm thấy luật thơ Đường là quá gò bó “buộc người
ta phải làm theo khuôn phép tỉ mỉ, mất cả hứng thú tự do, ý tưởng dồi dào”
nên lên tiếng đả kích. Trịnh Đình Rư quan niệm văn thơ là sản phẩm của chế
độ xã hội, “Văn chương là hồn nước. Hồn nước tỉnh dần thì văn thơ cũng phải
đổi mới”. Nhưng đổi mới như thế nào? Chính ông cũng chưa đề xuất được lối
thơ nào mới nên chỉ đề nghị dùng hai lối thơ lục bát và song thất lục bát, có
tính chất Việt Nam, lại không gò bó, cứng nhắc.
Như vậy, yêu cầu đổi mới thi ca đã được đặt ra từ những năm 20 của
thế kỉ XX và nhu cầu tìm đến một mô hình thơ ca mới đã trở thành một yêu
cầu bức thiết của thời đại. Đây có thể được coi là bước chuẩn bị, là giai đoạn
“phôi thai” cho sự đổi mới tất yếu của thơ ca và việc hình thành hệ thống
quan niệm về thơ ca như một yêu cầu không thể thiếu của một nền thi ca mới
trong thời kì Thơ Mới 1932 - 1945.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.1. Cuộc tranh luận Thơ cũ – Thơ mới.
Phôi thai từ những năm 1917, song tạm lắng lại do không tìm được

hướng đi, vấn đề Thơ mới - Thơ cũ… lại trở lại, vô cùng sôi nổi, quyết liệt
trên thi đàn từ những năm 1932. Cuộc tranh luận đã kéo dài trong nhiều
năm, thu hút phần lớn các tờ báo đương thời vào cuộc bút chiến, gây nên
không khí sôi nổi trên văn đàn khắp ba kỳ: Phong hóa, Tiếng dân, Công
luận, Hà Nội báo, An nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay Thơ Mới
và Thơ cũ là vấn đề mô hình thể loại, nhưng thực chất nó phản ánh sự đấu
tranh giữa ý thức hệ phong kiến với ý thức hệ tư sản, giữa cái cũ và cái mới
trong nghệ thuật.
Cuộc đấu tranh giữa Thơ mới - Thơ cũ được bắt đầu với “phát súng
lệnh” của lão tướng Phan Khôi với bài “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng
thơ”, đăng trên báo Phụ nữ tân văn, số 122 (10.3.1932). Bài viết này là sự
hiện thực hóa khát vọng đổi mới thi ca bằng chính tác phẩm cũng như những
tuyên ngôn quyết liệt đi liền với nó. Phan Khôi tiếp tục đả phá sự trói buộc
của thơ cũ:
“Đại phàm là thơ để tả cảnh, tư tình mà hoặc tình hoặc cảnh cũng phải
quí chỗ chân. Lối thơ cũ của ta ngũ ngôn hay thất ngôn tuyệt cú hay luật thể
thì nó bị câu thúc quá. Mà dầu có phóng ra lối thơ cũ…cũng vẫn bị câu thúc.
Hễ câu thúc thì nó mất cái chân đi, không mất hết cũng mất già nửa phân.
… Bởi vậy, tôi sắp toan bày ra một cách thơ mới. Vì nó chưa thành
thực nên chưa đặt tên kêu là lối gì được, song có thể cử cái đại ý của lối thơ
mới này ra, là: đem cái ý thật có trong tâm khảm tả ra bằng những câu có vần
mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết” [36].
Phan Khôi đã cho rằng, đổi mới thơ ca là yêu cầu khẩn thiết có tính
thời đại. Ông hô hào “Duy tân đi! Cải lương đi!”. Không chỉ nêu quan điểm,
kêu gọi duy tân, đổi mới, trong bài thơ trình làng, bài “Tình già”- “đứa con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

đầu lòng” của Thơ Mới, ông còn đề xướng một lối thơ vượt thoát khỏi mô
hình thơ truyền thống cả về tình điệu lẫn ngôn từ. Bài thơ mới cả về cách gieo
vần, điệu thơ, số từ trong câu, luật bằng trắc vốn là cái khung bền chắc của

thơ cũ, đã bị phá vỡ hoàn toàn:
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đè mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau
than thở:
“Ôi! Đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”
…Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Vốn là một nhà cựu học sắc sảo và đầy chủ kiến, một nhà thơ già dặn
tự nhận thơ mình “bài nào cũng đọc được”, chính Phan Khôi cũng đầy hoài
nghi, không dám tin tưởng vào kết quả của lời hiệu triệu ấy. Ông viết: “Tôi
cầm chắc việc đề xướng của tôi sẽ thất bại lần nữa, nhưng chúng tôi tin rằng
sau này có người làm như tôi mà thành công” [36].
Đây có thể được coi là bài thơ đầu tiên của Thơ Mới cũng như những
phát ngôn rõ ràng mang tính quan niệm về thơ mở đầu cho thời kì Thơ Mới.
Đúng như băn khoăn của Phan Khôi, tư tưởng duy tân thi ca và bài
thơ Tình già của ông lập tức bị chỉ trích nặng nề. Thậm chí bị coi như một
quái thai của thời đại, một điều sỉ nhục cho thơ ca! Ông Vân Bằng, trên tạp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

chí An Nam số 39 (30.4.1932) đã phẫn nộ lên tiếng trong một bài báo có tựa
đề: “Tôi thất vọng vì Phan Khôi”.
Tháng 6.1932, báo Phụ nữ tân văn số 153 có đăng một bức thư của Lưu
Trọng Lư gửi Phan Khôi. Đây là lời hưởng ứng đầu tiên, là tiếng nói tha thiết

của nhà thi sĩ trẻ đối với việc làm mang tính cách mạng của Phan Khôi. Lưu
Trọng Lư Viết: “Nếu cứ phải uốn nắn theo khuôn khổ chật hẹp như hiện tình
thi ca nước nhà thì họ thất vọng biết dường nào. Vậy ta ngần ngừ gì nữa mà
không mở rộng cái “lãnh thổ” kia ra, để mặc sức cho họ đem những cái gì
thiên tài phú bẩm ra mà đua bơi, vẫy vùng…Trong cái lúc quá độ ắt phải như
thế, có buông lửng, có phóng túng mới có thể phát triển hết những cái rất hay,
rất quí, rất đẹp trong mình, tuy có nhiều lộn xộn, nhưng một ngày kia thành
thục rồi, sẽ trở vào trong những cái nguyên tắc lề lối, rộng rãi hơn, tự do hơn.
Dám khuyên tiên sinh nên mạnh dạn một lần nữa mà tiến lên đường” [52].
Kèm với bức thư là hai bài thơ viết theo lối mới, bài “Trên đường đời”
kí tên Lưu Trọng Lư và bài “Vắng khách thơ” kí Thanh Tâm.
Báo Phong hóa, số 14 (22.9.1932) cũng hưởng ứng, lên tiếng kịch liệt
đả kích thơ cũ, hô hào bênh vực cho thơ mới. Phong hóa số 31 (12.1.1933)
nhắc lại vấn đề này, khẳng định: “…Bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ,
nghĩa là tóm tắt, đừng bắt chước cổ nhân một cách nô lệ. Thơ ca phải mới,
mới văn thể, mới ý tưởng” [71].
Ngay sau đó, trên thi đàn, đã nổ ra một phong trào - một cuộc tranh
luận gay gắt giữa hai phái: phái bênh vực và phái phản đối Thơ Mới. Các nhà
lí luận - phê bình, các thi sĩ mới đã đăng đàn diễn thuyết “khẩu chiến”, tiếp
tục viết những bài “bút chiến” tranh luận với “phái bênh vực thơ cũ” để tìm
chỗ đứng xứng đáng cho thơ theo lối mới, mà theo họ là “phù hợp với bánh
xe lịch sử”:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trong bài Một thời đại trong thi ca [88], Hoài Thanh đã tường thuật
tóm tắt cuộc tranh luận ấy như sau:
“…Ngày 26 tháng 7 năm 1933, một nữ sĩ có tài và có gan, cô Nguyễn
Thị Kiêm, đã lên diễn đàn Hội khuyến học Sài Gòn, hết sức tán dương Thơ
Mới. Hội Khuyến học Sài Gòn thành lập đến bây giờ đã 25 năm. Lần thứ nhất
một bạn gái lên diễn đàn và cũng lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được

đông người nghe như thế.
Nối gót cô Nguyễn Thị Kiêm còn nhiều diễn giả cũng theo một mục
đích: giành lấy phần thắng cho Thơ Mới:
Juin 1934: Ông Lưu Trọng Lư diễn thuyết tại nhà học hội Qui Nhơn
Janvier 1935: Ông Đỗ Đức Vượng diễn thuyết tại Hội Trí tri Hà Nội.
Janvier 1935: Cô Nguyễn Thị Kiêm lại diễn thuyết tại hội Khuyến học
Sài Gòn để tranh luận với ông Nguyễn Văn Hanh.
November 1935: Ông Vũ Đình Liên diễn thuyết tại hội Trí tri Nam Định.
Fesvrir 1936: Ông Trương Tửu diễn thuyết về thơ Bạch Nga tại hội
Khai trí tiến đức Hà Nội.
Trên báo chương cũng luôn luôn có những bài bênh vực, khích lệ thơ
mới. Ông Lưu Trọng Lư gửi hai bức thư lên Khê Thượng nói chuyện thơ
mới với Tản Đà. Ông Lê Tràng Kiều viết tám bài ca tụng các nhà thơ mới để
trả lời ông Tùng Lâm và ông Thái Phỉ. Ngoài ra còn bao nhiêu bài nữa…”.
[88, tr. 25-26].
Đó là những phác họa của Hoài Thanh về cuộc tranh luận Thơ mới -
Thơ cũ. Để làm rõ tính chất gay gắt, phức tạp của cuộc tranh luận có ý nghĩa
văn học sử quan trọng này, chúng tôi xin được bổ sung những tư liệu khác với
mong muốn làm rõ hơn quan điểm của những người bênh vực Thơ Mới trong
khoảng thời gian 1932 - 1936, giai đoạn mà thơ Mới đang hình thành và giành
quyền chiếm lĩnh thi đàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tháng 1.1933, Việt Sinh- Nhất Linh đăng bài Chế giễu các ông làm thơ
cũ. Phong hóa số 31, ngày 12.1.1933.
Phong hóa số Tết (24.1.1933) đăng lại bức thư của Lưu Trọng Lư gửi
Phan Khôi và các bài thơ mới của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Tân Việt và sau đó
tiếp tục đăng Thơ Mới của Tứ Ly, Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn Văn Kiện, Vũ
Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông
Tháng 5.1933, Lưu Trọng Lư có bài Một cuộc cải cách về thi ca in

trong tập Người sơn nhân, sau đó đăng lại trên Phụ nữ tân văn số 216, ngày
15.9.1933.
26.7.1933, cô Nguyễn Thị Kiêm đăng đàn tại Hội Khuyến học Sài gòn
tán dương Thơ Mới. Phụ nữ tân văn số 210, ngày 3.8.1933 đăng bài Nghe cô
Nguyễn Thị Kiêm diễn thuyết của Bà Nguyễn Đức Nhuận ca ngợi cô Nguyễn
Thị Kiêm. Bài diễn thuyết của cô Nguyễn Thị Kiêm đăng trên Phụ nữ tân văn
số 211, ngày 10.8.1933 và số 212, ngày 24.8.1933.
Tháng 7.1933, An Diễn có bài Lối thơ mới khẳng định "Lối thơ mới là
một cái khuynh hướng đương phát triển trong văn giới An nam". Phụ nữ tân
văn số 207, ngày 6.7.1933.
Tháng 12.1933, Nguyễn Thị Kiêm có bài Bức thư gửi cho tất cả ai ưa
hay là ghét bỏ lối thơ mới đăng trên Phụ nữ tân văn số 228, ngày14.12.1933.
Tháng 6.1934, Lưu Trọng Lư diễn thuyết tại nhà Học hội Quy Nhơn.
Bài diễn thuyết được đặt tên Phong trào Thơ Mới được trích đăng trên Tiểu
thuyết thứ bảy số 27, ngày 1.12.1934.
Tháng 12.1934, Hoài Thanh có bài Thơ Mới khẳng định "Thơ Mới
không những có, mà lại có những tay thi sĩ có tài sản xuất nhiều tác phẩm rất
giá trị nữa". Tiểu thuyết thứ bảy số 31, ngày 29.12.1934.
Tất nhiên là các học giả bênh vực thơ cũ cũng tranh luận rất quyết liệt
để bảo vệ thơ cũ, bài xích thơ mới. Các ông Tân Việt, Tản Đà, Hoàng Duy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Từ, Nguyễn Văn Hanh, Tường Vân và Phi Vân, Thái Phỉ, Huỳnh Thúc
Kháng… đều đã có bài viết hoặc diễn thuyết bày tỏ quan điểm bênh vực thơ
cũ của mình.
Tuy vậy, trước sự bành trướng mãnh liệt của Thơ Mới, trước những sự
hô hào rầm rộ của những người trong phái Thơ Mới, dù làng thơ cũ đã có
phản ứng, cũng không sao cứu vãn được tình thế. Cuộc đấu tranh đã đến hồi
không ngang sức. Thơ Mới đã thắng thế. Năm 1936, Lê Tràng Kiều, trong lời
đề tựa Những áng văn hay đã đề nghị nên xóa bỏ hai chữ “Thơ Mới” vì “Cuộc

cách mệnh về thi ca nay đã yên lặng như nước hồ thu”, thơ ca đã định hình
theo lối mới. Còn tác giả của Thi nhân Việt Nam, khi tổng kết “Một thời đại
trong thi ca” năm 1941, đã gọi cuộc tranh luận ấy là “cuộc đại náo trong làng
thơ” và nhận định tình hình: “Thơ Mới đã đấu tranh gắt gao với thơ cũ, một
bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc đấu tranh kéo dài cho
đến ngày Thơ Mới toàn thắng… Bước sang năm 1936 sự toàn thắng của Thơ
Mới đã rõ rệt ” [88].
Có thể nói, các bài viết, các bài diễn thuyết về quan điểm, quan niệm
thơ đã tạo nên một đời sống văn học vô cùng sôi động, một không khí thi đàn
nóng bỏng trong những năm tháng này. Và không còn nghi ngờ gì nữa, nó
góp phần quan trọng vào việc tìm ra một lối đi, một thế đứng cho Thơ Mới,
đồng thời cũng hỗ trợ sáng tác, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Thơ
Mới - một xu thế tất yêú của thi ca thời đại, trong sự vận động chung của văn
học trước những biến động dữ dội của đời sống xã hội.
Cũng qua cuộc tranh luận Thơ mới - Thơ cũ trên thi đàn, dần hình
thành, tạo nên một diện mạo riêng cho lí luận về thơ… Có thể ghi nhận những
vấn đề chính của các quan niệm về thơ ở chặng này:
- Sự gò bó, chật hẹp, lạc hậu của thơ cũ trong khuôn khổ của niêm, luật,
đối… trước xu thế mới, tình hình xã hội mới và nhu cầu văn chương nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thuật mới của công chúng đã không còn phù hợp, nhất thiết phải cách mạng,
phải thay đổi.
- Thơ Mới ra đời như một đòi hỏi tất yếu có tính thời đại. Được phôi
thai từ những năm hai mươi của thế kỉ, Thơ mới bùng nổ từ 1932 và đấu tranh
mạnh mẽ cho sự tồn tại của mình trước thành trì bảo thủ và kiên cố là thơ cũ.
Trên cơ sở cách cảm, cách nghĩ của một thế hệ mới - những thanh niên trí
thức Tây học giàu tài năng, nhiệt huyết đối với nền thi ca nước nhà, tinh thần
mới của Thơ Mới là tìm kiếm một sự thay đổi, thoát ra khỏi cái chật hẹp tù
túng, giả dối khô khan của khuôn sáo, bởi “tình tứ mới cần diễn ra trong

khuôn khổ mới” [38].
- Cách cảm cách nghĩ của một thế hệ mới đã thay đổi. Thế hệ mới,
trước sự thâm nhập mạnh mẽ và sâu rộng của văn hóa phương Tây, luôn khát
khao được sống đúng, sống thật là chính mình, được nói lên suy nghĩ thật của
riêng mình, thoát khỏi cái TA phi ngã bao thế kỉ nay đã trói buộc các thế hệ
ông cha. Và thi ca, nơi tin cậy nhất để gửi gắm tâm tư sâu kín của tâm hồn,
cũng thao thiết được thành thực: “Cái khát vọng cỏi trói cho thi ca chỉ là khát
vọng được nói rõ những điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực.
Một khát vọng khẩn thiết đến đau đớn.” [88, tr.19).
- Sau nhiều thăng trầm, nhiều tranh luận gay gắt và mạnh mẽ trên thi
đàn, thực tế đã khẳng định sự ra đời và phát triển tất yếu của một lối Thơ Mới.
Và những quan niệm về thơ đã hình thành, dần đi đến các chuẩn mực, nguyên
tắc cho lối thơ này.

2.2. Từng bƣớc hoàn chỉnh và mở rộng
hệ thống quan niệm về một mô hình thơ ca mới.
2.2.1. Vận động và hoàn chỉnh.
Thơ Mới, trong cuộc đấu tranh “giành quyền sống” cho mình, đã thực
sự tạo ra “ một cuộc cách mạng trong thi ca”. Lí luận thơ, với tư cách là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phần quan trọng của thơ đương thời, đã dọn đường cho sáng tác và hỗ trợ đắc
lực cho sáng tác ngay từ những năm đầu tiên đầy khó khăn của Thơ Mới. Sau
những bài Thơ mới còn non nớt, vụng về của Nguyễn Thị Kiêm, Hồ Văn
Hảo… nhưng người ta vẫn ít nhiều vẫn cảm nhận được sự đồng điệu cùng
thời đại, càng ngày Thơ Mới càng chứng tỏ sự hấp dẫn mới mẻ của nó.
Nguyễn Thị Kiêm, Lưu Trọng Lư là người đã phát biểu một cách say sưa và
tha thiết về Thơ mới trong một loạt bài viết, mà ở đó, người ta nhận thấy
những ý tưởng cơ bản của quan niệm thơ sau này. Đó là các bài diễn thuyết cổ
súy lối thơ mới, Hai bức thư gửi lên Khê Thượng nói chuyện Thơ Mới với

Tản Đà, Một cuộc cải cách về thi ca… Khi Thơ Mới đã có một vị trí, một chỗ
đứng trong làng thơ, lí luận vẫn luôn phát triển song song với sáng tác. Từ
1936, Thơ Mới được nhận định là đã hoàn toàn thắng thế, dường như cuộc
đấu tranh Thơ mới - thơ cũ đã kết thúc, Lê Tràng Kiều nhận định trong lời đề
tựa tập Những áng thơ hay: “Cuộc cách mệnh về thi ca ngày nay đã yên lặng
như mặt nước hồ thu”, thơ đã định hình theo lối mới thì lí luận văn học vẫn
tiếp tục phát triển, vận động để hoàn chỉnh, tạo một diện mạo riêng cho mình
và đảm nhận vai trò củng cố, hoàn thiện nguyên tắc cho sáng tác.
Từ tháng 5.1937 đến tháng 10.1938, trên mục Lá thắm của báo Tinh
hoa và mục Tin thơ báo Ngày nay, Thế Lữ viết các bài điểm thơ, bình thơ,
“chăm chú dạy nghề thơ cho những ai nuôi giấc mộng một ngày kia trở thành
thi sĩ”. Những ý kiến, định hướng nghề thơ của Thế Lữ trong mục “Tin thơ”
luôn nhận được sự khích lệ hào hứng của những người yêu thơ, và đã góp
phần hình thành rõ nét hơn diện mạo của hệ thống quan niệm về một mô hình
thơ ca mới.
Cùng với Thế Lữ, rất nhiều các thi sĩ, học giả theo xu hướng mới cũng
có những bài viết, bài nghiên cứu xoay quanh trăn trở tìm ra những nguyên
tắc, những vấn đề chung để hoàn thiện hệ thống quan niệm về thơ thời kì Thơ

×