Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 102 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






HOÀNG THỊ HIỀN




TÌM HIỂU CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ









THÁI NGUYÊN - 2012





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





HOÀNG THỊ HIỀN



TÌM HIỂU CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ



Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Tạ Văn Thông




THÁI NGUYÊN - 2012




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Tạ Văn Thông, người đã
tận tình hướng dẫn tôi viết luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau
Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn



Hoàng Thị Hiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, các kết luận của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả


Hoàng Thị Hiền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ i

Lời cảm ơn ii
Lời cam đoan iii
Mục lục iv
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG DAO,
NGƢỜI DAO 8
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGÔN NGỮ HỌC VÀ VĂN HOÁ HỌC 8
1.1.1. Từ 8
1.1.2. Cụm từ và đoản ngữ 9
1.1.3. Nghĩa và trường nghĩa 11
1.1.4. Văn hóa và ngôn ngữ trong văn hóa 13
1.1.5. TRANG PHỤC VÀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG 18
1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO VÀ TIẾNG DAO 20
1.2.1. Khái quát về người Dao 20
1.2.2. Một số đặc điểm văn hoá của người Dao 21
1.2.3. Khái quát về tiếng Dao 24
TIỂU KẾT 26
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ
NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 27
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 27
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG
PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 29
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC DANH NGỮ CHỈ TRANG
PHỤC TRUYỀN THỐNG 31
2.4. CÁC LOẠI TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC CHI
TIẾT TRANG PHỤC QUA CÁC TỪ NGỮ 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
2.4.1. Các từ ngữ chỉ áo 34
2.4.2. Các từ ngữ chỉ quần 40
2.4.3. Các từ ngữ chỉ khăn 42
2.4.4. Các từ ngữ chỉ vòng, khuyên, nhẫn, răng, cặp tóc 44
2.4.5. Các từ ngữ chỉ giày, dép, mũ, nón. 48
2.4.6. Các từ ngữ chỉ dây lưng, yếm 52
2.4.7. Từ ngữ chỉ dao, vỏ dao 54
2.4.8. Các từ ngữ chỉ địu 56
TIỂU KẾT 57
Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI DAO
ĐỎ ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG 59
3.1. DÂN TỘC DAO RẤT CẦU KÌ, ĐA DẠNG TRONG TRANG
PHỤC TRUYỀN THỐNG 59
3.2. DÂN TỘC DAO LÀ MỘT DÂN TỘC CÓ SỰ PHÂN BIỆT RÕ
VỀ CÁC NHÓM XÃ HỘI, THỂ HIỆN QUA TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG 63
3.3. DÂN TỘC DAO LÀ MỘT DÂN TỘC CÓ TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG GẮN LIỀN VỚI THIÊN NHIÊN, VỚI NHŨNG
CẢNH SẮC SINH ĐỘNG 65
3.4. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO PHÙ
HỢP VỚI ĐỜI SỐNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VẤT VẢ KHÓ
KHĂN NHƯNG LẠC QUAN , YÊU ĐỜI 69
TIỂU KẾT 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong ngôn ngữ học, việc tìm hiểu một bộ phận từ ngữ phản ánh
các sự vật hiện tượng thuộc vốn văn hoá truyền thống của một cộng đồng là
một hướng nghiên cứu đáng chú ý. Qua các từ ngữ này, với những đặc điểm
về hình thức và ngữ nghĩa của chúng, có thể hình dung được cách người bản
ngữ mô hình hoá trong nhận thức các sự kiện nói trên, đồng thời cho thấy
phần nào sự đánh giá, cách ứng xử… trong quan hệ với thiên nhiên và xã hội
của họ, bằng cách đặt tên cho các sự vật hiện tượng này. Đây là một hướng
nghiên cứu liên ngành (Ngôn ngữ học – Dân tộc học – Tâm lí học…) rất thú
vị. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam những nghiên cứu như vậy vẫn chưa có
nhiều thành tựu, đặc biệt trong tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Đối
với tiếng Dao, cũng chưa có nghiên cứu nào theo hướng này.
1.2. Dân tộc Dao là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo
thống kê năm 2009, dân tộc này có 751 067 người (đứng thứ 9 trong số các
dân tộc ở Việt Nam), tập trung ở các tỉnh thuộc biên giới Việt – Trung, Việt –
Lào và một số tỉnh trung du, miền núi và ven biển miền Bắc. Cũng như nhiều
dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, người Dao có một vốn văn hoá truyền
thống rất phong phú giàu bản sắc, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị mai một
trước sự tiếp biến văn hoá diễn ra ồ ạt và quá trình toàn cầu hoá hiện nay.
Người Dao có nhiều nhóm địa phương (còn gọi là “ngành” Dao), là:
Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Tuyển, Dao
Đỏ Tất cả các nhóm địa phương này đều được gọi tên căn cứ vào các đặc
điểm (kiểu dáng, màu sắc ) trang phục hoặc loại trang phục đặc trưng (ở các
nhóm khác không có). Như vậy, rõ ràng trang phục là một nét văn hoá quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
trọng của dân tộc này, cần được chú ý đặc biệt không những về mặt văn hoá
nói chung mà còn ở khía cạnh ngôn ngữ học.
1.3. Tác giả luận văn này là người Dao, sinh ra và sống suốt thời niên
thiếu ở vùng dân tộc Dao - thôn Nà Cà, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn. Đây là nơi sinh sống của những người thuộc nhóm Dao Đỏ
(trang phục chủ yếu có màu đỏ).
Là một người con của dân tộc Dao, được học hành, tác giả luận văn rất
mong muốn tìm hiểu kĩ về vốn văn hoá truyền thống và đóng góp một phần
vào sự bảo tồn và phát triển những nét văn hoá truyền thống của dân tộc
mình. Địa hạt rộng lớn và phức tạp này đòi hỏi người viết phải có nhiều kiến
thức và rất nhiều thời gian, phải có một quá trình. Trong khuôn khổ của một
luận văn Cao học, bước đầu nghiên cứu các từ ngữ chỉ trang phục truyền
thống của người Dao chỉ thuộc một nhóm Dao Đỏ, là hướng đi thích hợp và
khả thi hơn cả.
Vì vậy, “Tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người
Dao Đỏ” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Các công trình nghiên cứu về người Dao cho đến nay, đặc biệt là việc
nghiên cứu vốn văn hoá truyền thống đã cho thấy: Vốn văn hoá truyền thống
của người Dao đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và
có được một số kết quả nhất định.
Trước hết ta có thể kể đến nhóm tác giả Bế Viết Đẳng - Nguyễn Khắc
Tụng - Nông Trung - Nguyễn Nam Tiến với cuốn “Người Dao ở Việt
Nam”xuất bản năm 1971. Đây là một nghiên cứu về người Dao dưới góc độ
dân tộc học. Công trình đồ sộ này đã miêu tả nhiều mặt sinh hoạt văn hoá của
người Dao trong điều kiện lịch sử cụ thể về kinh tế - xã hội nhất định, qua đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
góp phần tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp và khả năng sáng tạo to lớn của
người Dao.
Tiếp theo, tác giả Nguyễn Quang Vinh trong cuốn “Một số vấn đề
người Dao Quảng Ninh” (1998) đã tập trung tìm hiểu những vấn đề chung
của người Dao ở nước ta và một số vấn đề cụ thể người Dao Quảng Ninh. Tác
phẩm đã miêu tả cuộc sống, tìm hiểu không gian sinh tồn của người Dao, chỉ
ra trong môi trường tự nhiên ấy, người Dao có cách ứng xử với tự nhiên ra
sao, có được những cách thức, phương pháp canh tác và sinh hoạt ra sao,
người Dao đã có những cách quản lý kinh tế - xã hội đặc thù thế nào… Bên
cạnh đó, cuốn sách là kết quả của quá trình sưu tầm tư liệu, kế thừa các công
trình nghiên cứu liên quan. Đặc biệt là trong sách có các tư liệu về vốn sống
thực tế, khảo sát thực tế về đồng bào Dao Quảng Ninh. Cuốn sách vừa có
phần miêu tả về văn hóa của dân tộc Dao, vừa đề cập đến các vấn đề tổng kết
thực tiễn, những vấn đề mà bộ đội biên phòng ở tỉnh Quảng Ninh đã rút ra
được trong quá trình hoạt động bảo vệ biên cương.
Về mặt ngôn ngữ học, có lẽ người Việt Nam đầu tiên đề cập đến tiếng
Dao từ những năm 1972 là Trương Văn Sinh, với bài viết: “Vài ý kiến bước
đầu về tiếng Dao”và “Vài ý kiến về hệ thống âm vị tiếng Dao”. Tác giả này
đã miêu tả tương đối chi tiết về mặt ngữ âm - âm vị học và đưa ra vài ý kiến
bước đầu về tiếng Dao. Tuy nhiên, ngoài hai bài viết cô đọng của ông, giới
học thuật thời ấy ở Việt Nam không biết gì hơn về ngôn ngữ của một dân tộc
với những nhóm địa phương quá nhiều và bản thân dân tộc này cũng quá đa
dạng về mặt phương ngữ.
Tiếp theo, phải kể đến các tác giả Đoàn Thiện Thuật – Mai Ngọc Chừ
với công trình Tiếng Dao xuất bản năm 1992. Tác phẩm này đã đề cập đến tất
cả các phương diện ngôn ngữ học của tiếng Dao: cấu trúc ngữ âm - âm vị học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
từ vựng, phương thức cấu tạo từ và cấu trúc cụm từ, câu, chữ viết của người
Dao….
Đa số tài liệu viết về người Dao đều xuất phát từ góc nhìn dân tộc học.
Tuy nhiên, theo tác giả cuốn Tiếng Dao (1992) thì các nhà dân tộc học Phan
Hữu Duật và Hoàng Hoa Toàn trong khi phân loại các ngành Dao cũng đã
chú ý ít nhiều đến ngôn ngữ. Trong một bài nghiên cứu, các tác giả nói trên đã
đưa ra một bảng so sánh từ vựng cơ bản của các ngành Dao với 319 từ ngữ.
Đó là một tư liệu quý, song đó mới chỉ là một khía cạnh của ngôn ngữ, vả lại
các từ đều được ghi bằng chữ Quốc ngữ, nên chưa phản ánh được cách phát
âm của chúng .
Vấn đề lịch sử tộc người các dân tộc thuộc ngữ hệ Hmông - Miền, trong
đó có người Dao đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, tác
giả Nguyễn Văn Lợi với bài về “Lịch sử tộc người các dân tộc Hmông - Miền
qua cứ liệu ngôn ngữ”, có bàn về tên gọi các dân tộc Nam Trung Quốc và Việt
Nam, bên cạnh đó có bàn về quan hệ giữa các ngôn ngữ Hmông - Miền (trong
đó có tiếng Dao).
Mặt khác, loạt bài viết tìm hiểu về người Dao, tiếng Dao cũng như các
lễ hội và phong tục, tập quán của người Dao cũng được đề cập ở nhiều khía
cạnh và góc độ khác nhau. Có thể kể đến bài viết của tác giả Trương Văn
Sinh đã nói ở trên,“Vài ý kiến về hệ thống âm vị tiếng Dao”, đăng trên tạp chí
Ngôn ngữ, 1972, số 1. Qua sự so sánh tiếng Dao Đỏ và Dao Quần Trắng, bài
báo đã giúp cho người đọc hiểu thêm phần nào về ngôn ngữ tiếng Dao. Năm
1998, tác giả Tạ Văn Thông có bài “Người Dao, tiếng Dao và lễ hội “ Nhiàng
chầm đao”” công bố trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số1/1998. Ngoài ra,
với bài viết “Đời sống ngôn ngữ của người Dao ở Việt Nam” trên tạp chí
Ngôn ngữ, , số 2 /2001, tác giả Tạ Văn Thông, Nguyễn Hữu Hoành đã đưa
đến cái nhìn tỉ mỉ về đời sống ngôn ngữ của người Dao ở Tuyên Quang. Bên
cạnh đó, với bài “Những đặc điểm cơ bản trong cách xưng hô của người Dao


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Tiền” trên tạp chí Ngôn ngữ, số 5 /2002, tác giả Nguyễn Hữu Hoành lại đề
cập đến khía cạnh khác của ngôn ngữ người Dao: cách xưng hô bằng tiếng
Dao trong đời sống, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của họ
Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy các nhà
khoa học Việt Nam đã có một quá trình tìm hiểu về người Dao và tiếng Dao.
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống tìm hiểu về
từ vựng, đặc biệt về các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc Dao.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn có mục đích là tìm hiểu đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa của
các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao thuộc nhóm Dao Đỏ. Qua
đó luận văn cố gắng chỉ ra được một số nét bản sắc văn hoá được phản ánh trong
vốn từ (xét về một phương diện - trang phục truyền thống), nhằm gìn giữ và phát
triển vốn ngôn ngữ và văn hoá nói chung của dân tộc Dao.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung thu thập và tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang
phục truyền thống (với sự đa dạng nhiều kiểu loại) của người Dao Đỏ ở thôn
Nà Cà, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (là quê hương của tác
giả).
Việc nghiên cứu trong luận văn được dựa trên tư liệu điền dã, đồng
thời từ các công trình nghiên cứu về người Dao và từ những hình ảnh, hiện
vật trong các bảo tàng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung vào tìm hiểu các đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa
của các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc Dao, đồng thời chỉ ra
một số đặc điểm văn hoá của người Dao qua các từ ngữ này.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Luận văn cũng sẽ lưu ý đến thực tế là những thay đổi trong đời sống
hiện nay về trang phục có ảnh hưởng đến các từ ngữ chỉ trang phục truyền
thống của người Dao như thế nào.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã
Phương pháp này được sử dụng để thu thập tư liệu về các từ ngữ chỉ
trang phục truyền thống tại địa phương.
Tác giả luận văn sẽ tiến hành chụp ảnh để minh hoạ các tư liệu phục vụ
cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp này còn được tiến hành với việc
quan sát, phỏng vấn, kết hợp với thu thập các sách báo, xem xét các hiện vật
trong bảo tàng trước đây và hiện nay.
5.2. Phƣơng pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm trình bày tỉ mỉ và khái quát các
đặc điểm khác nhau của từ ngữ trong trang phục truyền thống của dân tộc Dao
về hình thức và ngữ nghĩa.
6. ĐÓNG GÓP MỚI
6.1. Về lí luận
Các kết quả của luận văn có thể:
Giúp kinh nghiệm cho việc nghiên cứu về từ vựng, ngữ nghĩa của một
ngôn ngữ cụ thể, đặc biệt là nghiên cứu về các trường nghĩa trong ngôn ngữ
học
Giúp cho việc tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá ở một
dân tộc trong nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Giúp cho việc xác định các đặc điểm chung mang tính chất tri thức phổ
thông, khi biên soạn các công trình mang tính bách khoa, về một loại mục từ.
6.2. Về thực tiễn

Các kết quả của luận văn có thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Giúp cho việc thu thập tư liệu và nghiên cứu tiếng Dao ở Việt Nam,
trước hết là ở ngành Dao Đỏ và sau đó là các ngành Dao khác.
Giúp cho việc sưu tầm và tìm hiểu các đặc trưng văn hoá của người Dao ở
Việt Nam, trước hết về một khía cạnh đó là trang phục. Giúp khơi dậy và tăng
thêm lòng tự hào và yêu quý ở người Dao đối với những nét đặc sắc trong văn
hoá của dân tộc mình.
Giúp cho việc học tập tiếng Dao của học sinh người Dao và của cán bộ
các dân tộc khác đang công tác và sinh sống ở vùng Dao.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn được hình dung trong khoảng 100 trang. Ngoài phần Mở
đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn có các chương sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lí thuyết và khái quát về người Dao, tiếng Dao
Chƣơng 2. Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ trang
phục truyền thống của người Dao Đỏ
Chƣơng 3. Một số văn hóa của người Dao Đỏ được phản ánh qua các
từ ngữ chỉ trang phục truyền thống.
Phần Phụ lục gồm:
Phụ lục 1: Bảng từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao Đỏ
Phụ luc 2: Một số hình ảnh về trang phục truyền thống của người Dao
Đỏ.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT
VỀ TIẾNG DAO, NGƢỜI DAO

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGÔN NGỮ HỌC VÀ VĂN HOÁ HỌC
1.1.1. Từ
Từ được xem là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là một đơn vị mà đã, đang
và có thể sẽ vẫn là đối tượng lâu dài, trọng tâm của ngôn ngữ học. Cho đến
nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề định nghĩa từ, có
thể đã có tới trên 300 định nghĩa về từ. Với mỗi mục đích nghiên cứu khác
nhau, người nghiên cứu lại nhấn mạnh tới một phương diện của từ.
Cho đến nay, hầu như tất cả các nghiên cứu đều thống nhất với định
nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vô ngữ âm bền vững hoàn
chỉnh, có chức năng gọi tên; được vận dụng độc lập hay tái hiện tự do trong
lời nói để tạo câu” [7, tr 142].
Từ góc độ nghiên cứu ngữ pháp, có tác giả phát biểu ý kiến: “từ là đơn
vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa và độc lập trong lời nói, nghĩa là nó được vận
dụng một cách tự do theo quy luật kết hợp của ngữ pháp” [48, tr 331]
Tác giả Đỗ Hữu Châu biện luận và đưa ra định nghĩa “Để khỏi phải
tham gia vào cuộc tranh luận về vấn đề từ là gì, chúng ta tạm thời chấp nhận
định nghĩa sau đây về từ của tiếng Việt: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số
âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm

trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định,
lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [38, tr 333].
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đưa ra khái niệm “Từ là đơn vị
ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để đặt câu”.
Với mục đích nghiên cứu từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân
tộc Dao Đỏ, chúng tôi sử dụng định nghĩa về từ của cuốn Cơ sở ngôn ngữ
học và tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
“Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn
chỉnh có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để tạo câu.
Từ có thể có một âm tiết hoặc hai, ba âm trở lên” [7 , tr.141].
Qua các định nghĩa, có thể nhận thấy từ có những đặc điểm cơ bản, giúp
phân biệt nó với các đơn vị khác trong hệ thống ngôn ngữ như sau:
- Là một khối thống nhất hoàn chỉnh của hình thức và nội dung hay nói
cách khác, từ bao gồm hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Tính hoàn chỉnh và
thống nhất giữa hai mặt này giúp cho từ có khả năng hoạt động độc lập để tạo
câu theo những quy tắc kết hợp nhất định.
- Mang tính sẵn có, tồn tại độc lập: Chúng có thể tách ra khỏi câu vẫn có
ý nghĩa như vậy, chúng có thể được dùng để đặt câu khác.
- Có cấu trúc cố định - bắt buộc: Từ không thể chia nhỏ ra nữa mà vẫn
giữ nguyên ý nghĩa cũ. Hay nói cách khác, từ là đơn vị vó cấu trúc nội tại
tương đối vững chắc, ổn định, có nghĩa mà không thể phân tách thành đơn vị
nhỏ hơn.
- Về mặt nội dung (mặt được biểu thị) từ là đơn vị có ý nghĩa biểu thị
các sự vật, hiện tượng… nhất định.
- Là đơn vị nhỏ nhất trực tiếp kiến tạo nên lời nói.

1.1.2. Cụm từ và đoản ngữ
a. Cụm từ:
Cụm từ hay tổ hợp từ là một nhóm những từ có quan hệ nhất định với
nhau ở trong câu. Dựa vào mỗi quan hệ giữa các thành tố có thể phân biệt các
loại cụm từ như sau:
- Cụm từ đẳng lập: bao gồm những yếu tố có quan hệ bình đẳng với
nhau do đó việc phân tích nó về mặt ngữ pháp ít cho ta những hiểu biết có ý
nghĩa lớn như việc phân tích cụm từ chủ vị và cụm từ chính phụ.
- Cụm từ chính phụ: việc nghiên cứu từ chính phụ thường cho nhiều
thông tin thú vị về vị trí, vai trò, tư cách, của các thành tố câu tạo cụm từ. Đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
biệt dựa vào cụm từ chính phụ người ta có thể phân định các từ loại, các tiểu
loại một cách khá tỉ mỉ, chính xác.
Cụm từ chính phụ gồm một yếu tố chính và một hoặc một số yếu tố phụ
có quan hệ với nó. Tên gọi của cụm từ được gọi theo yếu tố chính, yếu tố
trung tâm chẳng hạn cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ các cụm từ
chính phụ như vậy được gọi chung là đoản ngữ.
b. Đoản ngữ: (còn gọi là cụm từ chính phụ, ngữ) được quan niệm là loại
cụm từ chính phụ, trong đó các thành tố không bình đẳng với nhau về mặt
ngữ pháp. Trong một đoản ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa
và ngữ pháp, gọi là tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ),
động từ (tạo nên động ngữ), tính từ (tạo nên tính ngữ). Đơn vị ngữ pháp lớn
hơn là tổ hợp từ (còn gọi là “cụm từ”). Xét theo mối quan hệ giữa các bộ phận
cấu thành tổ hợp từ người ta phân biệt tổ hợp từ có quan hệ chủ vị, tổ hợp có
quan hệ bình đẳng và tổ hợp từ có quan hệ chính phụ. Loại tổ hợp từ thứ ba
này người ta gọi là đoản ngữ hay ngữ. Tổ chức đoản ngữ thường có ba phần:
phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau.

Theo quan điểm của Nguyễn Kim Thản, khi xét cụm từ về mặt quan hệ cú
pháp, thì “cụm từ có ba loại: cụm từ đẳng lập (các thành tố có quan hệ bình đẳng
với nhau), cụm từ chính phụ (các thành tố có quan hệ chính phụ với nhau), cụm
từ chủ vị (các thành tố có quan hệ tường thuật với nhau)” [15, tr.159]. Đơn vị
ngữ pháp lớn hơn từ là tổ hợp từ còn gọi là “cụm từ”. Xét theo mối quan hệ giữa
các bộ phận cấu thành tổ hợp từ ngừơi ta phân biệt tổ hợp từ có quan hệ chủ vị,
tổ hợp từ có quan hệ bình đẳng và tổ hợp từ có quan hệ chính phụ. Loại tổ hợp từ
thứ ba này ngừơi ta gọi là đoản ngữ hay ngữ. Tổ chức đoản ngữ thường có ba
phần: phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau.
Theo từ loại của thành tố chính, người ta chia đoản ngữ tiếng Việt thành
các loại chính sau: danh ngữ, động ngữ, tính ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
1.1.3. Nghĩa và trường nghĩa
Nghĩa là gì?
Từ bao gồm hai phương diện: vỏ âm thanh và nội dung cần biểu hiện,
nghĩa. Trong hai mặt của đơn vị ngôn ngữ này (biểu hiện và được biểu hiện,
hình thức và nội dung), nghĩa thuộc mặt thứ hai.
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều cách hiểu về nghĩa của từ.
“Nghĩa” được xem là một khái niệm rất trừu tượng. Đó là cái có trong tất cả
các đơn vị ngôn ngữ bởi sự tồn tại của ngôn ngữ là nghĩa; không có nghĩa, sự
tồn tại của hình thức âm thanh là không có mục đích. Nhiều nhà nghiên cứu
có cùng quan điểm về “nghĩa” như sau: Hiện thực phản ánh vào trong nhận
thức, tạo nên một liên hệ thường trực với một hình thức âm thanh nhất định.
Sự phản ánh này được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ. Mối liên hệ này được
hiểu là nghĩa.
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Nghĩa của từ (cũng như các đơn vị
ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân đó. Hiểu

nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức nó
biểu thị cái gì” [ 16, tr.216].
Cần phân biệt nghĩa của từ ngữ với sự hiểu biết về nghĩa đó. Hiểu biết
về nghĩa của đơn vị ngôn ngữ nào đó nằm trong nhận thức của con ngừơi, còn
nghĩa của đơn vị ngôn ngữ tồn tại thực sự khách quan trong lời nói, còn trong
nhận thức chỉ có sự phản ánh của những nghĩa đó mà thôi.
Sau khái niệm “nghĩa của từ” thường có những sự phân biệt: nghĩa đen,
nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, nghĩa biểu cảm, nghĩa biểu hiện, nghĩa cấu trúc,
nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa chuyển tiếp, nghĩa gốc, nghĩa gợi cảm, nghĩa
hàm chỉ, nghĩa hàm ngôn…
Trƣờng nghĩa là gì?
Các nhà ngôn ngữ học cũng đã bàn nhiều về trường nghĩa. Dù đã có
nhiều ý kiến khác nhau nhưng có thể thấy ở các tác giả có ý chung: Trường
nghĩa là khái niệm dùng để chỉ phạm vi đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
về ý nghĩa, trong đó đơn vị từ vựng có thể là từ vị hay một đơn vị thành ngữ.
Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải có chung một thành tố nghĩa.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái niệm về trường nghĩa như sau:
“Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là cái được gọi là “nhóm từ vựng – ngữ
nghĩa có thể rất khác nhau. Chẳng hạn, có thể dựa vào sự tồn tại của các từ
khái quát, biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trìu tượng nhất và trung
hòa. Các từ này được dùng hiển thị phạm trù chung, trên cơ sở đó, tập hợp tất
cả các thành phần còn lại của trường. Thí dụ: dùng từ hoa để tập hợp các tên
hoa khác nhau, dùng từ cây để tập hợp các tên cây khác nhau, từ đồ đạc để tập
hợp các từ bàn ghế , tủ giường… Từ mang có thể tập hợp quanh nó các từ
như: đem, cõng, khiền, vác, kiệu, đeo, địu, đai… Nói chung theo cách này,
khi tập hợp các từ vào một trường, ngừơi nghiên cứu không chỉ dựa sự hiểu

biết của mình mà còn có thể dựa vào trực giác tập thể của những ngừơi biên
soạn từ điển” [14, tr.112].
Các nhà nghiên đã xác định được nhiều trường thuộc vốn từ vựng của
một ngôn ngữ trong đó các trường nghĩa như: thời tiết, màu sắc, quan hệ thân
tộc, đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình…
Nhiệm vụ của việc phân tích tìm hiểu các trường nghĩa là xác định tính
hệ thống của những quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố ở trong trường.
Trong các trường nghĩa quen thuộc, hệ thống các từ ngữ chỉ trang phục
truyền thống của người Dao là một trường nghĩa lớn, bao gồm toàn bộ các từ
ngữ được dùng để gọi tên các trang phục truyền thống của người dân tộc Dao
và các bộ phận của nó. Trường nghĩa từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của
dân tộc Dao gồm các loại từ đơn, từ ghép và cụm từ chúng là hệ thống các từ
ngữ đồng nhất với nhau về mặt ngữ nghĩa: đều dùng để gọi tên cho trang phục.
Tác giả Đỗ Hữu Châu căn cứ vào quan điểm của F.de Sausure, trong
“Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, đã xác định hai loại trường nghĩa dọc
(trường nghĩa trực tuyến). Trong đó, trường nghĩa dọc có hai loại trường
nghĩa: trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
1.1.4. Văn hóa và ngôn ngữ trong văn hóa
1.1.4.1 Văn hóa
“Văn hóa” là một khái niệm đã trở thành thông dụng trong nói năng
hàng ngày cũng như trong nghiên cứu khoa học. Nhưng định nghĩa văn hóa là
gì vẫn là vấn đề được quan tâm. Đã có rất nhiều khái niệm về “văn hóa”
được công bố.
Từ năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ, Alfred Kroeber và Clyde
Klukhohn, trong một nỗ lực tìm hiểu, đã công bố một công trình về những ý
đồ định nghĩa khái niệm “văn hóa” và những khái niệm gần gũi với nó trong

khoa học xã hội: họ tìm thấy không dưới 164 định nghĩa, sự khác nhau của
chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chủ nghĩa,
các thuộc tính), mà cả những cách sử dụng tương đối rộng rãi của từ này.
Theo A.Kroeber và C.Kluckhon, ít ra có hai cách sử dụng: Một là, thừa kế
triết học thời Khai sáng, gọi di sản học thức tích lũy từ thời cổ, mà các dân tộc
phương Tây tin chắc là đã dựng lên nền văn minh của họ trên đó, là “văn
hóa”. Cách sử dụng còn lại, chuyên về nhân học hơn, thì gọi văn hóa là:“toàn
bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những
luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người
với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”, theo định nghĩa do Edward
B. Tylor đưa ra năm 1871. Cho đến nay đã có khoảng trên 400 định nghĩa về
văn hóa.
Cựu Tổng Giám đốc UNESCO-Federico Mayor đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ
thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà sựa trên đó từng dân
tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn
hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,
vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung của
UNESCO về “tính đa dạng của văn hóa”).
Trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt [6], tác giả
Nguyễn Văn Chiến không đưa ra định nghĩa ngắn gọn mà trả lời câu hỏi “Văn

hóa là gì” bằng một số ý cơ bản theo cách tường giải như sau:
- Văn hóa là một hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người, do con
người làm nên. Vì vậy văn hóa là tiêu chuẩn, tiêu chí hiển nhiên khu biệt con
người động vật với con vật.
- Văn hóa là một sản phẩm đặc thù của xã hội loài người.
- Một hiện tượng văn hóa luôn tồn tại với những lí do riêng của nó.
- Thành tựu của nền văn hóa là con người. Văn hóa không phải là các
vật đơn thuần ta sờ thấy được một cách cụ thể. Hiện tượng văn hóa hiện diện
trước mặt ta, tương tự như thế giới được vật thể hóa, một thế giới được khúc
xạ rõ ràng.
Các nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới vừa có tính riêng biệt vừa
có sự giao thao với nhau.
Tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa “Văn hóa là hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tình thần so con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con ngừơi với môi trừơng
tự nhiên và xã hội” [28, tr. 10].
Đồng thời tác giả cũng đã nêu và phân tích ba đặc trưng của văn hóa là
tính hệ thống, tính giá trị và tính nhân sinh.
Như vậy, có thể hiểu “văn hóa” là bao gồm tất cả những sản phẩm do
con ngừơi tạo ra trong đời sống, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía
cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, có thể là tư tưởng, tục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
lệ, là các giá trị và các biểu hiện vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương
tiện , và đó cũng là ngôn ngữ của một dân tộc.
Tóm lại, “văn hóa” là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại
tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì bền vững và trật tự xã hội. Nó

được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa,
được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của
con người. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển của xã hội được biểu hiện
trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người
cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.1.4.2. Biểu tượng văn hóa
Nguyên nghĩa của “biểu” là bày ra, trình bày: “tượng” là hình ảnh, hình
dạng. Biểu tượng là một hình ảnh cụ thể nào đó được phô bày ra nhằm thể
hiện một nội dung trừu tượng: “biểu tượng” chính là “cái được dùng để tượng
trưng cho điều gì đó”.
Theo Từ điển tiếng Việt, từ “biểu tượng” có hai nghĩa:
1 - Hình ảnh tượng trưng. Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình.
2 – Hình thức của nhận thức, cao hơn cả cảm giác, cho ta hình ảnh của
sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta
đã chấm dứt [46, tr. 64].
Biểu tượng vốn có bản chất khó xác định và biến ảo một cách sống động
trong mọi nền văn hóa. Lịch sử của biểu tượng xác nhận rằng mọi vật đều có
thể mang giá trị biểu tượng, dù là vật tự nhiên hay trừu tượng. C.Lévy-Straus
cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống
biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan
hệ kinh tế nghệ thuật, khoa học, tôn giáo”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Sách Từ điển biểu tƣợng văn hóa thế giới đưa ra quan niệm: “Khởi
nguyên, biểu tượng (symbole) là một vật được cắt đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim
loại. Hai người, mỗi người giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và
người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài Sau này,
ráp hai mảnh lại với nhau họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ,

tình bạn người trước Mọi biểu tượng đều chứa dấu hiệu bị đạp vỡ; ý nghĩa
của biểu tượng bộ lộc ra trong cái vừa gãy vỡ là nối kết những phần của nó
bị vỡ ra.
“Lịch sử của biểu tượng xác nhận mọi vật đều có thể mang giá trị biểu
tượng, dù là vật tự nhiên (đá, kim loại, cây cối, hoa quả, thú vật, suối, sông và
đại dương, núi và thung lũng, hành tinh lửa, sấm sét, ) hay là trừu tượng
(hình học, con số, nhịp điệu, ý tưởng, ”[49, tr. 23 – 24].
Biểu tượng văn hóa mang dấu ấn nền văn hóa, dấu ấn của dân tộc sản
sinh và sử dụng nó. Nếu biểu tượng của khoa học mang tính phổ quát trong
phạm vi nhân loại thì phần lớn biểu tượng văn hóa mang tính cộng đồng, tính
dân tộc. Có thể là một sự vật nhưng với mỗi nền văn hóa nó lại mang ý nghĩa
biểu tượng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Mỗi nền văn hóa luôn mang
trong mình các hệ biểu tượng mang tính ổn định tương đối, lại chứa đựng một
tiềm năng biến đổi, có thể thay đổi hoặc bổ sung theo thời gian.
1.1.4.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tác giả Nguyễn Văn
Chiến trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt (Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội) đưa ra “ba định nghĩa cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hóa” như sau:
Thứ nhất: Ta nói ngôn ngữ bình đẳng với văn hóa hay độc lập với văn
hóa bởi vì cả hai đều là sản phẩm con người lao động có tư duy. Đó là những
hiện tượng nhân loại. Thế nhưng ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hóa của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
nhân loại giống như tất cả những sản phẩm văn hóa khác. Mối qua hệ giữa
ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ bao nhau.
Thứ hai: Ngôn ngữ là hiện tượng văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa, cho
nên tất cả những gì đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tương tự như là

đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ.
Thứ ba: Ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa đặc thù.
Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tác giả Đ.A.Silichep đã
khẳng định: “Cùng với chiều kích dân tộc, ngôn ngữ đóng vai trò không kém
phần quan trọng trong sự phát triển của văn hóa. Nó cũng gắn bó hữu cơ với
văn hóa do tạo thành gần như là cơ sở, nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân
tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà
thông thường hơn cả chính ngôn ngữ đã đóng vai trò là tiêu chí khi loại hình
hóa các nền văn hóa, để phân biệt các nền văn hóa với nhau”.
Ngôn ngữ là một phần quan trọng trong văn hóa. Các phạm vi của ngôn
ngữ và văn hóa gắn bó với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện ghi nhận các hiện
tượng văn hóa khác, là chỗ bảo lưu lâu dài các sự kiện văn hóa, là công cụ thể
hiện các đặc trưng văn hóa cộng đồng. Là một thành tố của văn hóa tinh thần,
ngôn ngữ góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa các dân tộc.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong xã hội, đồng thời có
vai trò lưu giữ các di sản văn hóa. Sự phát triển của ngôn ngữ luôn chịu sự chi
phối của các quy tắc giao tiếp văn hóa cộng đồng. Vì vậy qua ngôn ngữ,
người ta nhìn thấy các đặc trưng văn hóa của một dân tộc. Văn hóa là sợi dây
nối liền con người với con người, qua việc thực hiện chức năng giao tiếp.
Chẳng hạn, qua văn hóa là những tác phẩm của nghệ thuật ngôn từ có
thể văn hóa các thời đại được lưu giữ, kế thừa và phát huy.
Trong quá trình phát triển lịch sử của một dân tộc ngôn ngữ dân tộc và
văn hóa dân tộc luôn luôn nương tựa lẫn nhau: “Quan niệm của mỗi dân tộc và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
thế giới được khúc xạ độc đáo trong bức tranh ngôn ngữ của mình. Bức tranh
ngôn ngữ ấy lại có ảnh hưởng trở lại đến sự tri giác đặc thù đối với hiện thực của
những người thuộc cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ tương ứng” [1, tr 194]

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là gì? Theo Từ điển tiếng Việt, ngôn ngữ là:
1. Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà
những người trong cùng một cộng đồng cùng làm phương tiện để giao tiếp
với nhau.
2. Hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo. Ngôn
ngữ điện ảnh.
3. Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất
riêng. Ngôn ngữ Nguyễn Du [48, tr. 1079].
Trong nhiều sách ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu đều có quan điểm
chung, được khái quát ở một số điểm sau:
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
- Ngôn ngữ là một loại hệ thống các tín hiệu. Các tín hiệu ngôn ngữ đều
có hai mặt: Mặt biểu hiện là âm thanh. Mặt được biểu hiện gồm: các sự vật
mà từ làm tên gọi cho chúng và nội dung ý nghĩa, khái niệm về các sự vật
được gọi tên.
- Chức năng cơ bản của ngôn ngữ: là công cụ của giao tiếp, công cụ của
tư duy, là nhân tố cấu thành văn hóa và truyền tải nhiều hình thái văn hóa
1.1.5. TRANG PHỤC VÀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
Theo cách hiểu thông thường, “trang phục” là đồ mặc, là những thứ
dùng để mặc, đeo, cài, gắn, ghép, đội, xỏ vào người, để che thân mình hoặc
để trang điểm. Tuy nhiên, người ta cũng thường dùng “trang phục” để chỉ các
vật dụng nói trên, khi chúng được dùng riêng, thể hiện tính đặc thù của một
nhóm xã hội nào đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Trang phục truyền thống là loại trang phục có được trên cơ sở kế thừa
và cách tân những sáng tạo, kinh nghiệm của nhiều thế hệ trong một cộng

đồng, trong quá trình cải tạo của thực tế, sinh sống, chiến đấu khi sử dụng
các loại trang phục này. Tính chất truyền thống của trang phục thể hiện bề dày
của văn hóa một cộng đồng, đồng thời cũng làm nên những nét văn hóa của
cộng đồng này.
Trong văn hóa của một dân tộc, bên cạnh những thành tố văn hóa khác
(phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc, nghề thủ công, văn chương, lối sống
ngôn ngữ ), trang phục truyền thống có một vị trí quan trọng. Nó thể hiện
những cố gắng của con người trong sự thích nghi và biến đổi tự nhiên, đồng
thời cũng phản ánh những cách ứng xử và những mỗi quan hệ xã hội, cũng
phản ánh những sự tiếp biến văn hóa của các cộng đồng diễn ra trong quá
trình lịch sử.
Ở Việt Nam, với cộng đồng 54 dân tộc anh em, hiện nay đối với nhiều
dân tộc thiểu số, trong trang phục truyền thống được xem như một tiêu chí
nhận diện (bên cạnh nhiều tiêu chí khác). Nó là niềm tự hào vì đó là một trong
những nét bản sắc của dân tộc, đồng thời cũng có thể mang lại nỗi lo lắng
trước thực tế là nó đang bị mai một, thậm chí biến mất.
Như đã nói ở trên, đối với dân tộc Dao thì trang phục truyền thống
(đúng hơn chỉ là một đăc điểm hoặc một vài chi tiết trong trang phục truyền
thống) đã được xem như tiêu chí để nhận diện và đặt tên cho các nhóm người
Dao ( Dao Áo Dài, Dao Quần Cộc, Dao Cóc Ngáng, Dao Quần Trắng, Dao
Tiền, Dao Thanh Y, Dao Đỏ ).
Người Dao thuộc nhóm Dao Đỏ là chủ nhân của trang phục truyền
thống (chủ yếu là ở phụ nữ) có nhiều kiểu loại, đường nét, dáng vẻ rất
phong phú, đa dạng, và màu đỏ được xem là màu chủ đạo. Khi nói về trang
phục này, những người già của dân tộc Dao thường nói: “Lối ăn mặc ngày
xưa nó thế. Cha ông mình bảo phải thế mình mới là người Dao mà!”.

×