Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.29 KB, 144 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





VI THỊ HÀ MY




TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƢỜI
PHỔ YÊN TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN












THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





VI THỊ HÀ MY




TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƢỜI
PHỔ YÊN TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN

Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN





Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS VŨ ANH TUẤN





THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn khoa Sau đại học; khoa Ngữ văn trƣờng Đại
học Sƣ phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành
khóa học này!
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo
trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Văn học Việt Nam chuyên ngành văn học dân
gian khóa 16 - những ngƣời đã cung cấp cho em tri thức và phƣơng pháp khoa
học cần thiết để em hoàn thành luận văn này!
Đặc biệt, em xin bày tỏ tình cảm kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Vũ Anh Tuấn - Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
luận văn thạc sĩ này!
Trong quá trình điền dã, điều tra, khảo cứu các tƣ liệu phục vụ cho luận
văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng văn hóa thông tin
huyện Phổ Yên và các cá nhân trên địa bàn huyện Phổ Yên, Thái Nguyên. Tôi
xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả



Vi Thị Hà My






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Lịch sử nghiên cứu 3
III. Phạm vi nghiên cứu 6
IV. Đối tƣợng nghiên cứu 6
V. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
VI. Đóng góp của luận văn 7
VII. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
XVI. Cấu trúc luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 9
Chƣơng một. PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HÓA LỊCH SỬ 9
1. Đặc điểm địa lý 9
2. Đặc điểm lịch sử 11
3. Các danh nhân tiêu biểu 17
3.1. Lí Bí 17
3.2. Nguyễn Cấu 18
3.3. Đỗ Cận 19
4. Các địa danh văn hóa lịch sử 23

4.1. Các địa danh lịch sử tiêu biểu 24
4.1.1. Khu di tích lịch sử và đền Lục giáp 24
4.1.2. Tảo Địch - một cứ điểm của nghĩa quân Quận Hẻo 25
4.1.3. Đèo Nứa - Đèo Ông Cấn 26
4.1.4. Khu di tích lịch sử xã Tiên Phong 27
4.2. Các địa danh văn hóa gắn liền với các lễ hội dân gian tiêu biểu 28
4.2.1. Đình Phúc Duyên 28
4.2.2. Đình làng Thanh Thù 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5. Văn học dân gian vùng Phổ Yên 31
Chƣơng hai. PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HỌC DÂN GIAN
ĐA THỂ LOẠI 37
1. Khái quát chung 37
2. Các thể loại tiêu biểu 38
2.1. Thể loại truyền thuyết 38
2.1.1. Số lƣợng 38
2.1.2. Phân loại 39
2.1.3. Kết cấu 46
2.1.4. Nhân vật 48
2.2. Thể loại tục ngữ 62
2.2.1. Nội dung tục ngữ 62
2.2.2. Các hình thức nghệ thuật của thể loại tục ngữ 64
2.3. Thể loại ca dao 65
2.3.1.Nội dung ca dao 66
2.3.1.1. Những câu ca dao nói về vùng đất và con ngƣời Phổ Yên 66
2.3.1.2. Những câu ca dao lƣu hành ở vùng Phổ Yên 69
2.3.2. Các hình thức nghệ thuật của thể loại ca dao 76
2.3.2.1. Biểu tƣợng 76
2.3.2.2. Kết cấu 79

Chƣơng ba. VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG ĐỜI SỐNG SINH HOẠT
VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN VÙNG PHỔ YÊN 83
1. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục tín ngƣỡng
của nhân dân vùng Phổ Yên 83
1.1. Truyền thuyết về Mạnh Điền Quốc vƣơng và lễ hội đền Giá 84
1.2. Truyền thuyết về Cao Sơn Quý Minh và lễ hội đình làng Xuân Trù 87
1.3. Truyền thuyết về Bà mẹ yêu nƣớc và tục cúng “Cơm hòm” 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2. Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt dân ca của nhân dân
vùng Phổ Yên 91
2.1. Làn điệu dân ca Hát ví 93
2.1. Làn điệu dân ca Hò gọi bạn 103
PHẦN KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Nhƣ chúng ta đã biết, văn học dân gian là một di sản quý báu chứa

đựng biết bao tinh hoa văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc. Kho tàng văn học
dân gian Việt Nam hết sức phong phú bao gồm sản phẩm tinh thần của 54 dân
tộc anh em. Trong xu thế hội nhập quốc tế đang ngày càng đƣợc mở rộng nhƣ
hiện nay, văn hóa truyền thống nói chung và văn học dân gian của mỗi dân
tộc nói riêng càng phải đƣợc bảo tồn và phát huy hơn nữa. Nghị quyết hội
nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định: “Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [21, tr.1]. Văn kiện hội nghị lần
thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản khóa VIII cũng đã chỉ rõ:
“Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của
bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa.
Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa
vật thể và phi vật thể” [21, tr.1].
Vì vậy, nghiên cứu văn học dân gian là một việc làm cần thiết, góp phần
quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản
sắc dân tộc.
2. Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên.
Tồn tại trong lịch sử ngàn năm cùng đất nƣớc, vùng đất và con ngƣời nơi đây
vốn có truyền thống lịch sử lâu đời. Nhiều sự kiện nổi bật, nhiều chiến tích vẻ
vang, nhiều con ngƣời tiêu biểu đã góp phần vun đắp nên truyền thống quý
báu đó. Nhân dân vùng Phổ Yên đã tham gia vào tất cả các phong trào đấu
tranh yêu nƣớc, đóng góp vào công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc.
Nơi đây còn là vùng đất ghi nhận sự có mặt của nhiều vị anh hùng dân tộc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

danh nhân tiêu biểu. Ngay từ khoa thi đầu tiên của khoa cử Nho học (năm

1075) đến khoa thi cuối cùng của nhà Lê Trung Hƣng (năm 1879), trong số
10 ngƣời của đất Thái Nguyên đỗ tiến sĩ, huyện Phổ Yên có hai ngƣời là
Nguyễn Cấu và Đỗ Cận.
Nằm ở vị trí phía nam của tỉnh, vùng đất Phổ Yên còn tiếp giáp và giao
thoa với nền văn hóa Kinh Bắc. Sự tập trung và giao thoa về văn hóa giữa các
dân tộc trong vùng đã tạo nên một bức tranh văn hóa dân gian đa dạng, nhiều
màu sắc. Những làn điệu dân ca độc đáo nhƣ hát ví, hò gọi bạn; Những câu ca
dao, bài vè lƣu hành trên mảnh đất Phổ Yên; Những truyện truyền thuyết (nhƣ
truyền thuyết về Cao Sơn Quý Minh, truyền thuyết về Thánh Tam Giang )
và các lễ hội dân gian (tiêu biểu nhƣ lễ hội đền Lục Giáp, lễ hội đền Giá)…
Tất cả đã góp phần tô điểm, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần
và văn học dân gian nơi đây. Nhƣng trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự
biến đổi không ngừng của đời sống văn hóa, đến nay vốn văn hoa dân gian
truyền thống đó đã bị mai một rất nhiều. Hơn nữa, việc tìm hiểu về vấn đề này
chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức từ phía các nhà nghiên cứu. Cho đến
nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống chỉnh thể văn hóa và
văn học dân gian của vùng Phổ Yên. Vì vậy, việc nghiên cứu, lƣu giữ, bảo tồn
và khôi phục vốn văn hóa truyền thống đó là việc làm vô cùng cần thiết.
3. Là một ngƣời đam mê nghiên cứu về văn hóa và văn học dân gian,
ngƣời thực hiện đề tài luôn mong muốn đƣợc tìm hiểu sâu hơn nữa, rộng hơn
nữa về kho tàng văn hóa và văn học dân gian của dân tộc. Những kiến thức
thu nhận trên không chỉ làm giàu thêm vốn hiểu biết mà đó còn là những tri
thức vô cùng quý báu giúp ích công tác giảng dạy sau này của ngƣời nghiên
cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

Với những lý do mang tính lý luận và thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn

nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu vùng đất và con ngƣời Phổ Yên từ văn hóa đến
văn học dân gian.
II. Lịch sử nghiên cứu
Phổ Yên là một vùng đất đƣợc hình thành và có địa danh từ khá sớm.
Trong những bộ sách lớn về lịch sử của dân tộc nhƣ Lịch triều hiến chƣơng
loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều
Nguyễn), địa danh Phổ Yên đều đƣợc các tác giả nhắc tới. Gần đây hơn là
một số cuốn sách nhƣ Địa chí Thái Nguyên (Tỉnh ủy - UBND Thái Nguyên),
Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên (Nguyễn Hữu Khánh). Ngoài những thông
tin về lịch sử, địa giới hành chính, tên gọi của huyện qua các giai đoạn lịch sử,
những tƣ liệu trên còn giới thiệu về huyện Phổ Yên là vùng đất của truyền
thống yêu nƣớc, là nơi ghi nhận sự có mặt của nhiều vị anh hùng dân tộc,
danh nhân tiêu biểu. Theo sách Đại Nam nhất thống chí: “Đỗ Cận: người
huyện Phổ Yên, đỗ đồng tiến sĩ đời Lê Hồng Đức, phụng mệnh đi sứ, có làm
bài “Kim lăng ký”, làm quan đến thượng thư” [39, tr.208]. Theo sách Địa chí
Thái Nguyên: “Nhờ tài năng và sự cống hiến, Đỗ Cận đã làm tới chức
Thượng thư đứng đầu trong sáu bộ của triều đình nhà Lê với hàm Tòng nhị
phẩm. Thành đạt trên con đường sự nghiệp như ông, quả là ít người thời ấy
có thể phấn đấu vươn tới được” [46, tr.1990]. Và “Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn)
quê ở ấp Thái Bình, châu Giã Năng (vùng đất Phổ Yên ngày nay), là người đã
lãnh đạo nhân dân ta nổi lên đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, lập Nhà nước
Vạn Xuân (năm 544); đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu
tranh giành độc lập dân tộc sau hơn 500 năm dưới thời Bắc thuộc [46,
tr.967]. “Nguyễn Cấu, tức Nguyễn Đình Cấu, quê ở làng Thanh Thù, tổng
Tiểu Lễ, huyện Thiên Phúc tỉnh Bắc Hà, xứ Kinh Bắc, nay là thôn Thanh Thù,
xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Ông đỗ đệ tam giáp đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4


tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi (1463) niên hiệu Quang Thuận Năm thứ 4 đời
Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Thị vệ. Nguyễn Cấu làm quan suốt sáu đời
vua Lê” [46, tr.1088].
Đã từ rất lâu, Phổ Yên là nơi sinh sống của đồng bào nhiều dân tộc. Có
thể nói, chính sự tập trung và giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc trong
vùng đã tạo nên một bức tranh văn hóa và văn học dân gian thật đa dạng và
nhiều màu sắc. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về văn hóa dân gian nói chung và văn
học dân gian của vùng Phổ Yên nói riêng chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng
mức từ phía các nhà nghiên cứu. Hầu hết những tài liệu đề cập tới vấn đề này
mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu về một yếu tố, một phƣơng diện nào đó
của văn hóa và văn học dân gian nơi đây.
Trong cuốn Địa chí Thái Nguyên (Tỉnh ủy - UBND tỉnh Thái
Nguyên), các tác giả đã giới thiệu tới độc giả một số những đặc điểm nổi bật
về văn hóa dân gian của vùng Phổ Yên. Đây là nơi diễn ra nhiều lễ hội dân
gian truyền thống (theo số liệu thống kê năm 2008, huyện Phổ Yên có 48 lễ
hội), tiêu biểu nhƣ: “Lễ hội đền Giá (xã Đông Cao) tổ chức vào ngày 6 tháng
Giêng (âm lịch) hằng năm để tưởng niệm Thánh Gióng và Mạnh Điền Quốc
Vương (là những người có công đánh đuổi giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6).
Trong lễ hội có dâng hương và các trò chơi dân gian, hát dân ca ”. “Hội
đền Lục Giáp (Miếu Vật), xã Đắc Sơn, tổ chức vào ngày 15 tháng Ba (âm
lịch) hằng năm để tưởng niệm các danh nhân Dương Tự Minh, Lưu Nhân
Chú, Đỗ Cận. Trong lễ hội có dâng hương, rước kiệu, hát ví, đấu cờ, đấu
vật”… [46, tr 967]. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng giới thiệu về các làn điệu
dân ca hát ví, hò gọi bạn, hát trống quân nhƣ những yếu tố góp phần làm nên
sự phong phú cho nghệ thuật diễn xƣớng dân gian của vùng Phổ Yên nói
riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. “Hò gọi bạn là hình thức sinh hoạt ca
hát dân dã, linh hoạt , nó có sức lôi cuốn nam nữ thanh niên vào một sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5

hoạt giải trí đầy hứng khởi và thăng hoa; Hát ví cũng là một hình thức hát đối
đáp dân dã, không cần phông màn, sân khấu Hát ví là một hình thức gặp
gỡ, tâm tình và giao lưu văn nghệ hấp dẫn, cuốn hút được nhiều người tham
gia và người nghe”; Trống quân là điệu hát dân gian quen thuộc khi xưa của
người Kinh sống ở các làng ở huyện Phổ Yên, Phú Bình, nơi tiếp giáp với
vùng quê Kinh Bắc. Trống quân được tổ chức hát vui trong các ngày lễ hội ở
đền và đình làng” [46, tr.776].
Tác giả Nguyễn Hữu Khánh với hai cuốn sách Một vài làn điệu dân
ca ven sông Cầu và Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên xƣa đã cung cấp cho
độc giả những thông tin sâu hơn, chi tiết hơn về văn hóa dân gian vùng Phổ
Yên. Trong cuốn Một vài làn điệu dân ca ven sông Cầu, tác giả đã sƣu tầm
và giới thiệu tới độc giả một số làn điệu dân ca bao gồm: hát ví, hò gọi bạn,
hát trống quân và hát xẩm, đồng thời khẳng định tính độc đáo, sáng tạo, đậm
chất nhân văn sâu sắc của các làn điệu dân ca này. Đây chính là những loại
hình văn hóa, văn nghệ dân gian đã ăn sâu trong nền nếp sinh hoạt, không thể
phai mờ trong tâm hồn của ngƣời dân sở tại. Tuy nhiên, sự thể hiện của tính
chất sáng tạo, độc đáo ấy trên những phƣơng diện, khía cạnh nào lại chƣa
đƣợc tác giả đi sâu phân tích. Với mỗi làn điệu, tác giả đã ghi lại một số lời
dân ca sƣu tầm đƣợc và nêu sơ lƣợc về hình thức diễn xƣớng (không gian và
trình tự diễn ra) của mỗi buổi hát. Trong cuốn Vùng đất và con ngƣời Phổ
Yên xƣa, tác giả Nguyễn Hữu Khánh đã giới thiệu một số di tích lịch sử văn
hóa tiêu biểu, các lễ hội dân gian truyền thống của huyện Phổ Yên nhƣ: Di
tích và lễ hội đền Giá (thuộc xã Đông Cao); Di tích và lễ hội đền Đồng Thụ
(thuộc xã Thuận Thành); đình làng và lễ hội làng Phúc Duyên (thuộc xã Tân
Hƣơng) Gắn liền với những di tích lịch sử tiêu biểu đó là những truyện
truyền thuyết về các vị anh hùng dân tộc nhƣ: truyền thuyết về Thánh Gióng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

và Mạnh Điền Quốc Vƣơng, truyền thuyết về Bà Đỗ Thị Mỹ Mai, sự tích
“Cơm hòm”.
Qua việc tổng hợp tƣ liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về
văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian của vùng Phổ Yên nói riêng
là một vấn đề nghiên cứu mới, chƣa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu
phân tích, tổng hợp và đánh giá toàn diện về vấn đề này. Những tài liệu mà
chúng tôi tập hợp đƣợc mới chỉ đề cập đến nó dƣới dạng liệt kê và giới thiệu.
Tuy nhiên, đó sẽ là nguồn tƣ liệu quý báu và cần thiết cho ngƣời nghiên cứu
đề tài. Những tri thức mang tính chất nền tảng, cơ sở ấy cùng với những gợi ý
của các nhà nghiên cứu chính là yếu tố quan trọng giúp ngƣời nghiên cứu đề
tài có đƣợc cái nhìn toàn diện hơn, hoàn chỉnh hơn về văn học dân gian của
vùng Phổ Yên, Thái Nguyên.
III. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát các tài liệu về văn hóa và văn học dân gian của
vùng Phổ Yên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những giá trị từ văn hóa đến
văn học qua việc phân tích các thể loại văn học dân gian nơi đây. Đồng thời,
với luận văn này, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học
dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân vùng Phổ Yên.
IV. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các tài liệu về văn hóa và văn học
dân gian của Phổ Yên. Trong quá trình thực hiện, nguồn tƣ liệu chính mà
chúng tôi tham khảo là những tài liệu văn học dân gian đƣợc ghi lại trƣớc
chúng tôi trong các cuốn sách nhƣ: Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên xƣa,
Một vài làn điệu dân ca ven sông Cầu (Nguyễn Hữu Khánh) và tƣ liệu mà
chúng tôi đã sƣu tập đƣợc trong quá trình điền dã.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

V. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Tìm hiểu và giới thiệu những nét nổi bật về văn hóa dân gian của vùng
Phổ Yên - một vùng văn hóa đa dạng và giàu tính tiếp biến.
2. Khảo sát, sƣu tầm, thống kê và phân loại các tài liệu văn học dân gian
ở vùng Phổ Yên. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ phân tích và luận giải về những
giá trị của các thể loại văn học dân gian nơi đây.
3. Dựa trên những tri thức về văn hóa và văn học dân gian đã tìm hiểu
đƣợc, ngƣời nghiên cứu sẽ phân tích và chỉ rõ mối quan hệ giữa văn học dân
gian với đời sống sinh hoạt văn hóa trong truyền thống của ngƣời dân vùng
Phổ Yên.
VI. Đóng góp của luận văn
1. Trên cơ sở khảo sát, phân tích các giá trị văn hóa đến văn học dân gian
của vùng Phổ Yên, lần đầu tiên văn học dân gian vùng Phổ Yên đƣợc nghiên
cứu dƣới góc độ của khoa học nghiên cứu văn học dân gian.
2. Chỉ ra mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn
hóa dân gian của ngƣời dân vùng Phổ Yên. Đề xuất ý kiến nhằm lƣu giữ, bảo
tồn và khôi phục vốn văn hóa cổ truyền nơi đây.
VII. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Trên quan niệm văn hóa dân gian và
văn học dân gian là một chỉnh thể, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích và
nhận xét về các giá trị từ văn hóa đến văn học dân gian của vùng Phổ Yên;
Chỉ rõ mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa của
ngƣời dân Phổ Yên.
2. Phƣơng pháp điền dã: Chúng tôi tiến hành điền dã trên địa bàn huyện

Phổ Yên, Thái Nguyên, trao đổi với những cán bộ văn hóa, những ngƣời dân
địa phƣơng đã nhiều năm thu thập tƣ liệu về văn hóa và văn học dân gian
vùng Phổ Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

3. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này
để tiếp cận đối tƣợng khoa học một cách chi tiết, cụ thể và đánh giá vấn đề
đƣợc toàn vẹn, khái quát.
4. Phƣơng pháp liên ngành: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi
đã vận dụng tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ lịch sử, văn hóa học,
dân tộc học để có sự nhìn nhận, đánh giá tổng hợp nhất về vấn đề nghiên
cứu.
XVI. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chƣơng với ba
nội dung chính nhƣ sau:
Chƣơng một: Phổ Yên - một vùng văn hóa lịch sử
Chƣơng hai: Phổ Yên - một vùng văn học dân gian đa thể loại
1. Khái quát chung
2. Các thể loại tiêu biểu
2.1. Thể loại truyền thuyết
2.2. Thể loại tục ngữ
2.3. Thể loại ca dao
Chƣơng ba: Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt văn hóa của
nhân dân vùng Phổ Yên
1. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục, tín ngƣỡng của
nhân dân vùng Phổ Yên
2. Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt dân ca của nhân dân vùng

Phổ Yên





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng một
PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HÓA LỊCH SỬ
1. Đặc điểm địa lý
Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên,
trong giới hạn địa lý có tọa độ từ 21
o
19’ đến 21
o
34’ độ vĩ bắc, 105
o
40’ đến
105
o
56’ độ kinh đông. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 256,68km
2
; huyện lỵ
đƣợc đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km về phía nam và
cách Thủ đô Hà Nội 56km về phía bắc. Phía tây của Phổ Yên giáp với huyện
Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), phía bắc và tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên,

huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên), phía đông và đông
bắc giáp các huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) và huyện Phú Bình (tỉnh Thái
Nguyên), phía nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Với đặc điểm
này, Phổ Yên thƣờng đƣợc ví nhƣ chiếc cầu nối liền đồng bằng Bắc Bộ với
vùng trung du, miền núi phía bắc nƣớc ta. “…Nó không chỉ là vị trí án ngữ
con đường không xa từ phía bắc xuống nam mà còn là cánh cửa trung tâm
lớn nhất mở ra để đi lên miền Việt Bắc bao la và quan trọng hơn, ngay từ rất
sớm, Phổ Yên - Thái Nguyên đã là một trong những bộ phận lãnh thổ, một
trong những trung tâm quan trọng của quốc gia dân tộc Việt nam” [53, tr.37].
Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hằng năm chia làm
hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Ngƣời dân nơi đây đã gặp rất nhiều khó khăn trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp do mƣa tập trung vào mùa nóng với lƣợng
mƣa lớn, chế độ thủy văn lại không đều, nên thƣờng gây ngập úng lũ lụt. Hơn
nữa, trên 50% diện tích đất nông nghiệp vùng này là đất bạc màu, đất vàng
nhạt trên đá cát, độ phì nhiêu kém. Nhƣng quan sát kỹ hơn, chúng ta cũng dễ
dàng nhận ra những lợi thế của mảnh đất lâu đời này:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10

Phổ Yên có hai con sông chính chảy qua, đó là sông Cầu và sông Công.
Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện
Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, thành phố Thái
Nguyên, Phú Bình rồi chảy về Phổ Yên. Dòng sông Công xƣa còn gọi là sông
Giã (Giã Giang) bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hóa), chảy qua
huyện Đại Từ, thị xã Sông Công về Phổ Yên. Chảy qua địa bàn huyện Phổ
Yên khoảng 25km, sông Công nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận
Thành. Sự hợp lƣu giữa hai dòng sông tại xã Thuận Thành đã tạo cho Phổ
Yên một thế đứng khá bền vững.

Từ xa xƣa, do điều kiện tự nhiên hiểm trở, đƣờng bộ kém phát triển nên
những dòng sông chính là tuyến giao thông quan trọng của mỗi vùng. Dòng
sông Cầu với hợp lƣu của sông Công không những là trục giao thông căn bản
nối liền hai miền xuôi - ngƣợc của tỉnh Thái Nguyên mà nó còn tạo cho Phổ
Yên có đƣợc “vị thế giữa ngã ba sông”. Đây một điều kiện vô cùng thuận lợi
để ngƣời dân trao đổi và buôn bán hàng hóa. Hơn nữa, phía hạ lƣu sông Cầu
đƣợc mở rộng, độ dốc thấp, dân cƣ đông đúc hơn, nhu cầu trao đổi hàng hóa
nhiều nên đã hình thành một số bến cảng sông, trong đó có bến cảng Đại
Phùng. Nơi ấy ngày nay chính là bến sông Chã thuộc xã Đông Cao, huyện
Phổ Yên. Có bến cảng nên đã hình thành chợ phiên để giao lƣu hàng hóa.
“Trà Thị” (chợ Chè, chợ Chã) bên bến cảng Đại Phùng đã trở thành một điểm
giao thƣơng, phát triển kinh tế khá sầm uất giữa hai miền xuôi ngƣợc. “Chợ
Chã ngược lên Thái Nguyên, trở thành một bến lớn, trung tâm giao dịch phía
cực bắc” [46, tr.140]. Cho đến ngày nay, khi mà giao thông đƣờng bộ đã rất
phát triển nhƣng với lợi thế “trên bến dưới thuyền”, chợ Chã (Trà Thị xƣa)
vẫn là trung tâm giao lƣu hàng hóa của các vùng đông nam huyện Phổ Yên.
Thêm nữa, Phổ Yên có đƣờng quốc lộ số 3 và đƣờng sắt Hà Nội - Thái
Nguyên chạy dọc từ nam lên bắc. Theo tuyến đƣờng này, thị trấn Phổ Yên chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

cách nội thành Hà Nội chƣa đầy 60km. Nói rõ hơn, ra khỏi trung tâm huyện
lỵ chừng vài chục cây số, ngƣời Phổ Yên đã có thể tiếp xúc với nền văn minh
của đồng bằng sông Hồng lâu đời. Ngƣợc lên cũng chừng vài chục cây số,
ngƣời Phổ Yên đã tới trung tâm tỉnh lỵ xƣa và giao lƣu với cƣ dân miền núi
Việt Bắc.
Những đặc điểm địa lý tự nhiên trên chính là điều kiện thuận lợi để vùng
đất Phổ Yên sớm trở thành một trung tâm thu hút đƣợc nhiều tầng lớp cƣ dân

quanh vùng đến giao thƣơng, buôn bán, thậm chí họ còn chọn mảnh đất này là
nơi định cƣ và lập nghiệp. Vì vậy “Cư dân ở Phổ Yên gồm nhiều dân tộc khác
nhau, có bộ phận đã định cư lâu đời…, có bộ phận là đồng bào các tỉnh Hà
Nam, Thái Bình, Hà Đông… di cư, phiêu bạt lên sinh cơ, lập nghiệp” [46,
tr.958]. Song song với sự giao lƣu về mặt kinh tế là sự giao lƣu và giao thoa
về mặt văn hóa, xã hội. Đặc biệt, các khu vực có vị trí địa lý tiếp giáp với Phổ
Yên nhƣ Bắc Giang, Vĩnh Phúc đều là những vùng miền có nhiều giá trị văn
hóa đặc sắc. Cuộc sống cộng cƣ và quần tụ trong sự đan xen, đoàn kết giữa
đồng bào các dân tộc ở Phổ Yên chính là một trong những yếu tố đóng vai trò
cơ sở cho sự hình thành, phát triển của văn hóa dân gian nói chung và văn học
dân gian vùng Phổ Yên - Thái Nguyên nói riêng.
2. Đặc điểm lịch sử
Vùng đất Phổ Yên đƣợc hình thành và có địa danh khá sớm. Thời các
vua Hùng dựng nƣớc, vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là huyện Phổ Yên
thuộc bộ Vũ Định của nƣớc Văn Lang; thời An Dƣơng Vƣơng thuộc nƣớc Âu
Lạc; thời thuộc Hán thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ. Từ thế kỷ thứ V
- VI, vùng đất này là trung tâm của châu Giã Năng thời thuộc phong kiến Tùy
- Lƣơng. Sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “Huyện Phổ Yên xưa là đất
bộ Vũ Định (thời các vua Hùng), chưa rõ tên huyện đặt từ thời nào, do phiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

thần họ Ma nối đời quản trị; bản triều Nguyễn đầu thời Gia Long vẫn theo
như thế”… [53, tr.33].
Thời nhà Lý (thế kỷ XI - XII), nƣớc ta đƣợc chia thành 24 lộ, trong đó có
vùng đất Thái Nguyên đƣợc gọi là châu Thái Nguyên và châu Vũ Lặc. Huyện
Phổ Yên thời nhà Trần đƣợc gọi là huyện An (Yên) Định, là 1 trong 11 huyện
của trấn Thái Nguyên. Tiếp đến thời Lê sơ, năm Quang Thuận thứ 10 (1469),

thừa tuyên Thái Nguyên lại đổi thành thừa tuyên Ninh Sóc, kiêm quản 3 phủ,
8 huyện, 7 châu và Phổ An (Yên) là một trong số bảy huyện của phủ Phú
Bình.
Dƣới triều Nguyễn (năm 1831) vua Minh Mệnh cải cách hành chính, đổi
trấn thành tỉnh, trấn Thái Nguyên đƣợc đổi thành tỉnh Thái Nguyên (1 trong
13 tỉnh của miền bắc nƣớc ta lúc đó) có hai phủ là Phú Bình và Thông Hóa.
Huyện Phổ Yên thuộc phủ Phú Bình, huyện lỵ đặt ở xã Lợi Xã (tổng Hoàng
Đàm). Từ năm Tự Đức thứ 4 (1851), huyện Phổ Yên do tri phủ Phú Bình
kiêm lý, lỵ sở trƣớc đặt ở Lợi Xã, nay bỏ. Huyện hạt Phổ Yên cách tây phủ
thành 32 dặm, phía đông giáp thôn Cầu Đông, xã Nghĩa Hƣng, huyện Tƣ
Nông; phía tây giáp hai xã Mi Khƣu, Đăng Cao (huyện Bình Xuyên) và xã Ký
Phú huyện Đại Từ; phía bắc giáp xã Niệm Quang (huyện Đồng Hỷ), phía nam
giáp xã Nam Lý (huyện Kim Anh) và xã Đông Cao (huyện Đa Phúc), thuộc
tỉnh Bắc Ninh. Huyện đƣợc chia làm 6 tổng, gồm 24 xã, 1 trang, 1 phƣờng.
Nhƣ vậy, cho tới thời vua Đồng Khánh nhà Nguyễn (1886 - 1888), các
tổng Thiên Thù, Tiểu Lễ (huyện Hiệp Hòa), Thƣợng Giã (huyện Thiên Phúc)
- phần đất cực nam và đông nam của huyện Phổ Yên ngày nay thuộc về phủ
Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh.
Dƣới thời Pháp thuộc, huyện Phổ Yên nằm trong phủ Phú Bình, thuộc
tiểu Quân khu Thái Nguyên - Đạo quan binh I Phả Lại. Từ tháng 10 - 1892,
Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Những năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp
phủ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng.
Năm 1918, Phổ Yên là một phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái
Nguyên) gồm 8 tổng, 36 làng.

Tìm hiểu những thông tin trên đã giúp chúng ta nhận thấy Phổ Yên là
một vùng đất đƣợc hình thành từ rất lâu đời. Trong suốt lịch sử tồn tại và phát
triển, vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là Phổ Yên tuy đã đƣợc điều chỉnh
nhiều lần về địa giới hành chính, về tên gọi nhƣng điều đáng lƣu ý là vai trò
lịch sử và vị trí chiến lƣợc quan trọng của vùng vẫn luôn luôn đƣợc khẳng
định và phát huy. “Đất Phổ Yên xưa vốn là một mảnh đất cội nguồn dân tộc,
một vùng nằm giữa đồng bằng và miền núi, có vị trí kinh tế quốc phòng quan
trọng bậc nhất”… [53, tr.57].
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử cùng non sông và đất nƣớc, dƣờng nhƣ
mảnh đất này đã chất chứa và đúc kết trong nó nhiều giá trị truyền thống và
văn hóa. Ngƣời dân Phổ Yên không những cần cù, chăm chỉ trong lao động
sản xuất mà họ còn dũng cảm, kiên cƣờng trong đấu tranh chống giặc. Theo
suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, từ thời vua Hùng,
thời Bắc thuộc cho đến thời phong kiến…, mảnh đất và con ngƣời nơi đây
đều nhiệt tình ủng hộ và tham gia, đóng góp công sức vào phong trào đấu
tranh chung của toàn dân tộc.
Thời kỳ đấu tranh giành độc lập với nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhƣ:
khởi nghĩa Hai Bà Trƣng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lí Bí, khởi nghĩa
Phùng Hƣng, khởi nghĩa Ngô Quyền… đều có sự góp sức của nhân dân vùng
đất mà ngày nay là huyện Phổ Yên. Nơi đây đã trở thành “vùng đệm chiến
lược”, đóng vai trò cầu nối, góp sức ngƣời sức của vào chiến thắng của các
cuộc khởi nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

Vùng Hà Châu, Chợ Chã của Thái Nguyên có một vị trí thuận lợi cả về
đƣờng thủy lẫn đƣờng bộ. Chốt chặn ở vùng ngã ba sông Cầu và sông Công là
điểm khống chế huyết mạch giao thông thủy bộ. Vùng ngã ba sông còn đƣợc

gọi là vùng Giã. Đây là một địa điểm chiến lƣợc chỉ huy bảo vệ vùng đồng
bằng. Với truyền thống bất khuất, ngƣời dân vùng Phổ Yên tích cực ủng hộ,
che chở quân khởi nghĩa, hăng hái tham gia chiến đấu chống lại quân xâm
lƣợc. Châu Giã Năng (gồm một phần đất phía đông bắc huyện Sóc Sơn, Hà
Nội, cả huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, phía bắc huyện Phú Bình) mà
trung tâm là vùng đất huyện Phổ Yên gắn liền với chiến thắng của cuộc khởi
nghĩa Lí Bí. Vùng đất Thái Nguyên không những là nơi xuất phát, khởi binh
của cuộc khởi nghĩa Lí Bí mà còn là một trong những “hậu phương chiến
lược”, cung cấp dồi dào về lƣơng thực và lực lƣợng quân lính cho nghĩa quân
Lí Bí.
Từ thế kỷ X, dƣới sự chỉ huy của Lí Thƣờng Kiệt, nhân dân Phổ Yên đã
trực tiếp tham gia xây dựng phòng tuyến phía bắc sông Cầu (một phần phòng
tuyến kéo dài qua địa bàn huyện Phổ Yên ngày nay) và trực tiếp chiến đấu
góp phần đánh quân xâm lƣợc quân Tống ngay trên mảnh đất quê hƣơng
mình.
Thế kỷ XII, nhân dân huyện Phổ Yên đã cùng Dƣơng Tự Minh (thủ lĩnh
phủ Phú Lƣơng) chăm lo xây dựng, chiến đấu bảo vệ và giữ yên bờ cõi khu
vực phía bắc Đại Việt. Đầu thế kỷ XV, hàng trăm ngƣời dân Phổ Yên đã cùng
với tƣớng quân Lƣu Nhân Chú tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi
lãnh đạo, đánh đuổi quân xâm lƣợc Minh, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Nhân dân nơi đây vẫn lƣu truyền mãi câu truyện về sự kiện tƣớng Lƣu Nhân
Chú về tuyển mộ binh lính tại quê hƣơng Phổ Yên. Sau khi tuyển mộ đƣợc
200 ngƣời, ông đã cho mở hội đấu vật ở ngôi miếu làng Sơn Cốt để thử tài võ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

nghệ của các binh lính. Vì vậy, ngôi miếu của làng Sơn Cốt còn có tên là
Miếu Vật.

Từ năm 1740 đến năm 1750, nhân dân Phổ Yên tham gia nghĩa quân do
Nguyễn Danh Phƣơng chỉ huy. Họ đã đắp thành, xây lũy, dựng căn cứ ở núi
Độc Tôn chống lại triều đình nhà Lê (Lê Hiển Tông). Trong cuộc khởi nghĩa
của Nông Văn Vân (ở Bảo Lạc - Cao bằng) chống lại triều đình nhà Nguyễn
(1833 - 1835), Phổ Yên là địa bàn hoạt động của nghĩa quân.
Truyền thống yêu nƣớc chống giặc ngoại xâm của vùng đất và con ngƣời
nơi đây ngày càng đƣợc khẳng định và phát huy. Dƣới thời Pháp thuộc, Phổ
Yên là đầu mối giao thông, là địa bàn chuyển tiếp giữa miền ngƣợc và miền
xuôi. Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, nhiều
gia đình ở Phù Lôi (tổng Thƣợng Giã) đã trở thành cơ sở tiếp tế, trạm liên lạc
cho nghĩa quân; nhiều gia đình ở khu vực rừng Nghè, xóm Đồi (tổng Hoàng
Đàm) là cơ sở bí mật của nghĩa quân Yên Thế. Trên địa bàn huyện Phổ Yên
đã diễn ra nhiều trận chiến đấu quyết liệt giữa nghĩa quân Yến Thế và quân
Pháp. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận “Toàn bộ địa bàn nam Thái Nguyên
đều quy thuộc Đề Thám và có thái độ chống đối rõ rệt nhà cầm quyền Pháp
và nhà cầm quyền bản xứ” [46, tr.960]. Đặc biệt, vào cuối năm 1917 đã nổ ra
cuộc khởi nghĩa của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp. Trên địa bàn
Phổ Yên đã diễn ra một số trận chiến ác liệt giữa quân khởi nghĩa Thái
Nguyên và quân giặc Pháp. Nổi bật là trận Đèo Nứa và trận thôn Đồi thuộc
tổng Hoàng Đàm.
Từ sau ngày Đảng Cộng sản ra đời, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Phổ Yên
từng là địa bàn hoạt động của các đồng chí Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh, Ủy
viên Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng Hoàng Quốc Việt và nhiều đồng chí
lãnh đạo cao cấp khác của Đảng. Vào tháng 10 - 1941, lực lƣợng vũ trang
cách mạng và nhân dân Phổ Yên đã bảo vệ tuyệt đối an toàn lớp huấn luyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16


Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tám cho cán bộ Trung ƣơng Đảng
các vùng lân cận và cán bộ Xứ ủy Bắc Kỳ do đồng chí Trƣờng Chinh tổ chức
tại Tiên Thù. Năm 1943, địa bàn tổng Tiên Thù, huyện Phổ Yên đƣợc Trung
ƣơng xây dựng thành An toàn khu II (cùng với xã Kha Sơn, huyện Phú Bình -
Thái Nguyên và xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang). Nhân dân và
lực lƣợng tự vệ tổng Tiên Thù đã hết lòng giúp đỡ, chở che và bảo vệ tuyệt
đối an toàn cho các cơ quan và các đồng chí lãnh đạo của Đảng; làm thất bại
các đợt tấn công và khủng bố của địch vào An toàn khu II.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân và lực lƣợng vũ trang huyện
Phổ Yên đã tích cực ủng hộ và tham gia. Phổ Yên vừa là cửa ngõ phía nam
của tỉnh Thái Nguyên, vừa là cửa ngõ phía nam của trung tâm căn cứ địa Việt
Bắc - thủ đô kháng chiến của cả nƣớc. Quân và dân Phổ Yên đã góp phần
quan trọng cùng với quân dân trong tỉnh và bộ đội chủ lực đập tan nhiều cuộc
càn quét của địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Phổ Yên đã huy động
hàng chục ngàn lƣợt ngƣời đi dân công hỏa tuyến. Với những đóng góp đó,
Phổ Yên đã đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân” thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong kháng chiến chống Mĩ, Phổ yên là một trong những trọng điểm
đánh phá của máy bay Mĩ. Toàn huyện đã xây dựng đƣợc 36 trận địa dân
quân, tự vệ trực chiến phòng không bắn máy bay địch… Trung đội trực chiến
phòng không của dân quân du kích các xã Nam Tiến, Trung Thành, Thành
Công đã trực tiếp chiến đấu nhiều trận với máy bay Mĩ.
Tìm hiểu những sự kiện tiêu biểu trên đã giúp ngƣời đọc một lần nữa
thấy rõ truyền thống lịch sử của vùng đất và con ngƣời Phổ Yên. Nơi đây qua
hàng ngàn năm tồn tại và phát triển cùng non sông đất nƣớc đã ghi nhận
không ít những công lao và đóng góp của nhân dân địa phƣơng vào phong
trào đấu tranh chung của toàn dân tộc. Phải chăng, thực tế lịch sử ấy chính là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17

yếu tố đóng vai trò nền tảng văn hóa cho sự xuất hiện của một số tác phẩm
văn học dân gian (nhƣ truyền thuyết, vè…). Ngƣời dân vùng Phổ Yên không
chỉ tự hào về tinh thần đấu tranh dũng cảm, kiên cƣờng của các thế hệ đi
trƣớc mà họ còn lƣu giữ và ghi nhớ những giá trị ấy bằng các tác phẩm văn
học
3. Các danh nhân tiêu biểu
3.1. Lí Bí
Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn) sinh ngày 12 tháng Chín năm Quý Mùi (17 -
10 - 503), quê ấp thái Bình, châu Giã Năng (vùng đất Phổ Yên ngày nay).
Ông là ngƣời lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Lƣơng, lập
nhà nƣớc Vạn Xuân (năm 554), đánh dấu bƣớc phát triển mới của phong trào
đấu tranh dành độc lập dân tộc sau hơn 500 năm dƣới thời Bắc thuộc.
Năm 505 nƣớc ta bị nhà Lƣơng đô hộ. Dƣới ách thống trị của nhà
Lƣơng, nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam phải chịu hàng
trăm thứ thuế, lòng oán hận ngày tăng. Lý Bí vốn là một quan lại trong bộ
máy chế độ phong kiến phƣơng Bắc đô hộ ở nƣớc ta, nhƣng cũng do chính
chế độ hà khắc ấy ông đã về quê và tập hợp nghĩa quân nổi dậy khởi nghĩa.
Theo các tài liệu lịch sử, sau khi không làm quan nữa, Lý Bí về quê và tập
hợp binh lính nổi dậy khởi nghĩa. Năm 542, cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.
Nhân dân và hào kiệt khắp nơi nổi dậy hƣởng ứng, thanh thế của nghĩa quân
tăng lên nhanh chóng. Sau khi đánh chiếm đƣợc các địa phƣơng, Lý Bí đã cho
quân tiến về bao vây châu thành Long Biên. Thứ sử Tiêu Tƣ hoảng sợ, bỏ
chạy về nƣớc. Quân Lƣơng đại bại. Cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo chỉ
diễn ra trong vòng ba tháng đã hoàn toàn thắng lợi, từ Giao Châu đến cả vùng
Hoan Châu, Ái Châu. Năm 544, Lý Bí xƣng Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên
Đức, dựng triều đình, xếp đặt quan lại, lấy tên nƣớc là Vạn Xuân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18

Thắng lợi của nghĩa quân Lý Bí có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một
bƣớc trƣởng thành của ý thức dân tộc, khẳng định nền độc lập, tự chủ của
nhân dân ta và phủ nhận quyền đô hộ, thống trị của đế chế phƣơng Bắc đối
với đất nƣớc và dân tộc ta.
3.2. Nguyễn Cấu
Nguyễn Cấu, tức Nguyễn Đình Cấu, quê ở làng Thanh Thù, tổng Tiểu Lễ
(có sách chép là Khuông Lễ), huyện Thiên Phúc, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc,
nay là xóm Thanh Vân (nên nhân dân địa phƣơng vẫn gọi thân mật là “cụ
Nghè Vân”), thôn Thanh Thù, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên.
Ông đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi (1463) niên
hiệu Quang Thuận năm thứ 4 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Thị vệ
(Thị vệ xứ). Đây là ngƣời đầu tiên của đất Thái Nguyên đỗ đạt học vị này.
Nguyễn Cấu làm quan suốt sáu đời vua Lê: Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Lê
Hiến Tông (1498 - 1504), Lê Túc Tông (1504), Lê Uy Mục (1505 - 1509), Lê
Tƣơng Dực (1509 - 1516), Lê Chiêu Tông (1516 -1522). Ông có nhiều thăng
tiến trên con đƣờng võ nghiệp dài tới gần 60 năm. Chức Thị vệ xứ mà
Nguyễn Cấu đƣợc giữ là chức vụ chỉ huy quân thị vệ, túc vệ chuyên tháp tùng
vua; chức vụ này thời ấy thƣờng lấy quan đại thần ban võ kiêm quản. Vào
thập niên thứ 2 của thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung uy quyền
ngày càng lấn lƣớt quyền vua và có ý đồ chuẩn bị lật đổ triều Lê, thiết lập
vƣơng triều Mạc. Vua Lê Chiêu Tông không còn đủ uy tín và sức mạnh để
điều hành đất nƣớc. Là trung thần của nhà Lê, lại đang giữ trọng trách coi giữ
quân cấm vệ trong cung điện, hẳn Nguyễn Cấu sẽ là trở ngại cho ý đồ tiếm
quyền của họ Mạc. Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Ngọ (1522), Mạc Dăng Dung
từ căn cứ riêng ở Hải Dƣơng, đã kéo quân về áp sát kinh thành Thăng Long.
Sau đó cho quân Vƣợt sông Hồng, tràn vào kinh thành, giết hại những thế lực


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19

phản kháng, trong đó có một số quan lại trung thành với nhà Lê nhƣ Thị vệ sứ
Nguyễn Cấu, Đô lực sĩ Minh Sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử… Sách Đại
Việt sử ký toàn thƣ có chép: “Mạc Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng
người đều hướng theo… Mạc Đăng Dung đi bộ thì lọng phượng dát vàng, đi
thủy thì thuyền rồng dây kéo, ra vào cung cấm, không kiêng sợ gì. Lại giết
bọn Thị vệ Nguyễn Cấu…” [46, tr.1089].
Theo gia phả dòng họ Nguyễn ở làng Thanh Thù, thời Lê Trung Hƣng
triều đình truy phong cho Nguyễn Cấu là Lê triều khâm sai đại thần, Chỉ huy
sứ thị vệ Long quân cẩm hầu, Chánh đô đốc, Đức Bác quận công - Thƣợng
đẳng thần. Thời Lê Trung Hƣng và thời Nguyễn đều có sắc của nhà vua
phong cho làng Thanh Thù thờ Tiến sĩ Nguyễn Cấu làm Thành hoàng.
Ngày nay, tên ông vẫn đƣợc khắc trên bia Tiến sĩ năm quý Mùi (1463)
tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Đình làng Thanh Thù (xã Đồng Tiến),
Đình làng Phong Niên (xã Tân Hƣơng) huyện Phổ Yên vẫn thờ ông làm
Thành hoàng.
3.3. Đỗ Cận
Đỗ Cận tên khai sinh là Đỗ Viễn, tự là Hữu Khác, hiệu là Phổ Sơn. Ông
sinh năm Giáp Dần niên hiệu Thiệu Bình năm thứ nhất (1434) đời vua Lê
Thánh Tông, tại xã Thống Thƣợng, huyện Phổ Yên, nay là thôn Thống
Thƣợng, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Thống Thƣợng
quê hƣơng ông có núi Phổ Sơn, sau đổi gọi là núi Cao Phong. Có lẽ Đỗ Cận
đã lấy tên ngọn núi của quê hƣơng mình làm tên hiệu. Phía nam Thống
Thƣợng, có núi Vệ Ninh (núi Sóc); phía tây Thống Thƣợng là dải Tam Đảo
điệp trùng. Cả vùng quê ông là điển hình của miền trung du đồi gò xen lẫn
thềm cổ đƣợc đồng bằng hóa.

Đỗ Cận là vị Tiến sĩ đỗ vào thời Hồng Đức, triều vua Lê Thánh Tông
(1460 - 1497), triều đại thịnh đạt nhất trong lịch sử khoa cử nho học của nƣớc

×