Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 125 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––



BÙI THỊ MINH NGUYỆT



Tên đề tài:

GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS
CÚM GIA CẦM VÀ TÁC DỤNG CỦA VẮC XIN H5N1
SAU TIÊM PHÒNG TẠI TỈNH BẮC GIANG NĂM 2009



Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60 62 50




L
L
U
U



N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S




K

K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G

G
H
H
I
I


P
P






Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN QUANG TUYÊN
2. PGS.TS. TÔ LONG THÀNH




THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––





BÙI THỊ MINH NGUYỆT




Tên đề tài:

GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS
CÚM GIA CẦM VÀ TÁC DỤNG CỦA VẮC XIN H5N1
SAU TIÊM PHÒNG TẠI TỈNH BẮC GIANG NĂM 2009









L
L
U
U


N
N



V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S




K
K
H
H
O
O

A
A


H
H


C
C


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G
G
H
H
I
I



P
P











THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi cùng đồng nghiệp phối
hợp trực tiếp nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GS. TS Nguyễn Quang
Tuyên và GS. TS Tô Long Thành và sự giúp đỡ chân tình của tập thể anh chị
em phòng Virus - Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương và Chi cục Thú y
tỉnh Bắc Giang.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực, rút

ra từ thực tế tại tỉnh Bắc Giang trong những năm vừa qua và chưa hề được sủ
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.


Thái Nguyên, 25 tháng 9 năm 2010.
Tác giả luận văn



Bùi Thị Minh Nguyệt







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 3 năm học tập với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn
của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này,cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn
và cảm ơn chân thành tới:
GS.TS Nguyễn Quang Tuyên - P.Viện trưởng - Viện Khoa Học Sự
Sống- Đại học Thái Nguyên

GS. TS. Tô Long Thành - Phó Giám đốc trung tâm Chẩn đoán thú y
trung ương.
Những người thầy uyên bác, mẫu mực, tận tình và chu đáo đã luôn giúp
đỡ, cổ vũ tinh thần, động viên, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa sau Đại
học, khoa Chăn nuôi thú y, Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương, các thầy
cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương
trình học.
Các cán bộ phòng Vi rus - Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương -
Cục thú y - Hà Nội
Ban Lãnh đạo và toàn thể các cán bộ Chi cục Thú y, các đồng nghiệp
đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi - thú y của tỉnh Bắc Giang.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia đình, người thân, các anh chị đồng nghiệp trong cơ quan cùng bạn
bè đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập./.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Tác giả

Bùi Thị Minh Nguyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của để tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
4. Địa điểm nghiên cứu 3
5. Thời gian nghiên cứu 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm 4
1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm 4
1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm 4
1.2.1. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam 9
1.2. Căn bệnh của virus cúm gia cầm 12
1.2.1. Hình thái, cấu trúc chung của virus cúm typ A 13
1.2.2. Kháng nguyên của virus cúm 15
1.2.3. Độc lực của virus 17
1.2.4. Sức đề kháng của virus 19
1.2.5. Cơ chế sinh bệnh 20
1.2.6. Khả năng biến chủng của virus cúm 20
1.2.7. Danh pháp 24
1.2.8. Nuôi cấy và lưu giữ giống virus cúm gia cầm. 24
1.3. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm 24
1.3.1. Động vật cảm nhiễm 24
1.3.2. Động vật mang virus 25
1.3.3. Sự truyền lây 26
1.3.4. Sức đề kháng của virus cúm 27
1.3.5. Tuổi mắc bệnh 28
1.3.6. Mùa bệnh 28
1.3.7. Tỉ lệ mắc, tỷ lệ chết 28


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
1.4. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh Cúm gia 28
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm 28
1.4.2. Bệnh tích bệnh cúm gia cầm 30
1.5. Đáp ứng miễn dịch chống virus cúm ở gia cầm 32
1.5.1. Miễn dịch không đặc hiệu 33
1.5.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu 34
1.5.2.1. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào 34
1.5.2.2. Đáp ứng miễn dịch dịch thể 35
1.6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh cúm gia cầm 37
1.6.1. Chẩn đoán dựa vào dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích 37
1.6.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 37
1.7. Các biện pháp phòng bệnh 38
1.7.1. Các biện pháp phòng bệnh bằng vệ sinh thú y tổng hợp 38
1.7.2. Sử dụng vắc xin trong phòng chống bệnh cúm gia cầm 39
1.7.2.1. Vắc xin cúm gia cầm sử dụng hiện nay 39
1.7.2.2. Các lưu ý sử dụng vắc xin cúm 43
1.7.2.3. Vắc xin cúm sử dụng tại nước ta 46
1.7.2.4. Yêu cầu cần đạt được đối với vắc xin phòng bệnh cúm
gia cầm 48
1.7.2.5. Tình hình sử dụng vắc xin ở nước ta 49
Chƣơng 2 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 49
2.1. Nội dung 49
2.1.1. Điều tra tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang qua
các năm. 49

2.1.2. Xác định hàm lượng kháng thể kháng virút cúm subtype H5
trong mẫu huyết thanh của gia cầm được tiêm phòng vắc
xin cúm năm 2009 tại các địa phương trong tỉnh Bắc Giang. 49
2.1.3. Giám sát sự lưu hành của virút cúm năm 2009 50
2.2. Nguyên liệu 50
2.3. Phương pháp nghiên cứu 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu 52
2.3.2. Thực hiện phản ứng HI 52
2.3.3. Giám định virus bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng
cầu HI 54
2.3.4. Phản ứng Real time RT - PCR (Xem phụ lục) 56
2.4. Xử lý số liệu 56
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm và sử dụng vắc xin cúm gia
cầm tại Bắc Giang 57
3.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Bắc Giang một số năm
gần đây 57
3.1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Bắc Giang 60
3.1.3. Tình hình sử dụng vắc xin 63
3.2. Đánh giá đáp ứng miễn dịch chống cúm trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang năm 2009 64
3.2.1. Giám sát huyết thanh học đối với đàn gia cầm, thủy cầm
được tiêm phòng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 64
3.2.2. Hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) kháng virus cúm
subtype H5 của Gà - Vịt được tiêm phòng năm 2009 66

3.2.3. So sánh đáp ứng miễn dịch của hai loài Gà - Vịt năm 2009 68
3.2.4. So sánh tỷ lệ bảo hộ theo cá thể và theo đàn của hai loài Gà
-vịt được tiêm phòng năm 2009 71
3.2.5. Đáp ứng miễn dịch chống virus cúm H5N1 trên quẩn thể gà,
vịt tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng mũi 1 và mũi thứ 2 73
3.2.5.1. Đáp ứng miễn dịch của Gà sau khi tiêm phòng vắc xin
cúm gia cầm H5N1 mũi thứ nhất và mũi thứ 2 kết quả
được ghi lại tại bảng 4.8 và 4.9 73
3.2.5.2. Đáp ứng miễn dịch của Vịt sau khi tiêm phòng vắc xin
cúm gia cầm H5N1 mũi 1 và mũi tiêm thứ 2 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
3.2.5.3. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng mũi 1 và
mũi 2 trên Gà 77
3.2.5.4. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng mũi 1 và
mũi 2 trên Vịt 80
3.5. Khảo sát đáp ứng miễn dịch của gà tại thời điểm 1.2.3 và 4
tháng sau tiêm phòng 82
3.6. Kết quả giám sát lưu hành virus cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang năm 2009 88
3.6.1. Giám sát huyết thanh học đối với các đàn thủy cầm chưa
tiêm phòng năm 2009 89
3.6.2. Giám sát virus học đối với gia cầm tại các chợ và các điểm
giết mổ 90
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận 93
2. Đề nghị 90


TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 94
2. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 98
PHỤ LỤC 101
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI 101


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng số trường hợp nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 ở người
báo cáo cho WHO từ tháng 12/2004 đến 21/4/2009 8
Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Bắc Giang một số năm
gần đây 58
Bảng 3.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang năm 2007 61
Bảng 3.3. Phân bố hiệu giá kháng thể kháng cúm H5 trong huyết
thanh gia cầm, thủy cầm đã tiêm phòng năm 2009 64
Bảng 3.4. Hiệu giá kháng thể kháng cúm H5 trên gà sau tiêm phòng
tại các địa phương năm 2009 67
Bảng 3.5. Hiệu giá kháng thể kháng cúm H5 trên Vịt sau tiêm
phòng tại các địa phương năm 2009 68
Bảng 3.6. Phân bố Hiệu giá kháng thể kháng cúm H5 trong huyết
thanh gà - vịt đã tiêm phòng năm 2009 69
Bảng 3.7. Tỷ lệ bảo hộ theo cá thể và theo đàn của gà - vịt đã tiêm
phòng năm 2009 71
Bảng 3.8. Tỷ lệ bảo hộ theo đàn đối với gà sau tiêm phòng vắc xin

mũi thứ 1 73
Bảng3.9. Tỷ lệ bảo hộ theo đàn đối với gà sau tiêm phòng vắc xin
mũi thứ hai 74
Bảng 3.10. Tỷ lệ bảo hộ theo đàn đối với vịt sau tiêm phòng vắc xin
mũi thứ nhất 75
Bảng 3.11. Tỷ lệ bảo hộ theo đàn đối với vịt sau tiêm phòng vắc xin
mũi thứ hai 76
Bảng 3.12. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể kháng kháng nguyên
H5 trên Gà 77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Bảng 3.13. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể kháng kháng nguyên
H5 trên vịt 80
Bảng 3.14. HGKT kháng cúm H5 ở các thời điểm 1, 2, 3 và 4 tháng
sau tiêm phòng nhắc lại 82
Bảng 3.15. Kết quả giám sát huyết thanh thủy cầm chưa tiêm phòng
năm 2009 89
Bảng 3.16. Kết quả giám sát virus học đối với gia cầm, thủy cầm tại
các chợ, điểm giết mổ năm 2009 92



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
DANH MỤC CÁC BIỂU


Biểu đồ 01: Hiệu giá kháng kháng nguyên H5 trong huyết thanh gia
cầm, thủy cầm đã tiêm phòng năm 2009 (theo địa phương) 66
Biểu đồ 02: So sánh hiệu giá kháng thể kháng cúm H5 giữa hai loài Gà -
Vịt năm 2009 71
Biểu đồ 03: Tỷ lệ bảo hộ theo cá thể và theo đàn của gà - vịt đã tiêm phòng 72
Biểu đồ 04: So sánh tỷ lệ bảo hộ vắc xin của gà sau tiêm phòng mũi 1
mũi 2 75
Biểu đồ 05: So sánh tỷ lệ bảo hộ vắc xin của vịt được tiêm phòng vác
xin cúm 77
Biểu đồ 07: Phân bố hiệu giá kháng thể HI của Gà một tháng sau tiêm
phòng vắc xin mũi thứ nhất (cột trắng) và mữi thứ 2 (cột đen) 79
Biểu đồ 08: Phân bố hiệu giá kháng thể HI của Vịt một tháng sau tiêm
phòng vắc xin mũi thứ nhất (cột trắng) và mữi thứ 2 (cột đen) 81
Biểu đồ 08: Diễn biến Hiệu giá KT trung bình của đàn gà thí nghiệm
được tiêm vắc xin H5N1 86
Biểu đồ 09: Diễn biến của Tỷ lệ bảo hộ trong ĐƯMD kháng cúm H5 tại
các thời điểm 1,2,3 và 4 tháng sau tiêm phòng nhắc lại 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Bản đồ các quốc gia xảy ra dịch cúm A/H5N1 (WHO,
tính đến 07/2007) 7
Hình 1.2. Hình thái của virus cúm 13
Hình 1.3. Cấu tạo virus cúm 13
Hình 1.4. Cấu trúc kháng nguyên của virus cúm 16

Hình 1.5. Sơ đồ minh họa đột biến điểm của các phân đoạn
genvirus cúm A 21
Hình 1.6. Sơ đồ minh họa hiện tượng trộn kháng nguyên của virus
cúm A/H5N1 và H3N2 22


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh cúm gia cầm đã từng được biết đến từ sau những vụ đại dịch xuất
hiện tại Hồng Kông năm 1997 gây ra cho các đàn gia cầm ở nhiều nước trên
thế giới. Trong những năm gần đây, dịch cúm gia cầm chủng độc lực cao
(HPAI - Highly Pathogenic Avian Influenza) xuất hiện và đã giết chết hàng
chục triệu gia cầm trên thế giới, đồng thời khiến hàng tỷ gia cầm khác phải
tiêu hủy bắt buộc để tránh lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn
nuôi và nền kinh tế các nước có dịch (Cục thú y, 2004)[7]
Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất hiện bất ngờ vào cuối năm 2003,
trong khi đó ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta chủ yếu theo phương thức
nông hộ nhỏ lẻ nên quá trình kiểm soát và khống chế dịch bệnh cực kỳ khó
khăn vì đây là một dịch bệnh mới, có khả năng lây lan rất nhanh. Hiện nay,
dịch cúm gia cầm đang là mối quan tâm lo ngại của toàn cầu, đã có trên 50
nước trên thế xuất hiện dịch, và dịch bệnh có chiều hướng diễn biến khá phức
tạp. Tính từ năm 2003 tới tháng 12/2009, Việt Nam phải gánh chịu liên tiếp 6
đợt dịch cúm gia cầm ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và đã gây thiệt hại
ngàn tỉ đồng, ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế quốc gia.
Căn bệnh là các virus thuộc họ Orthomyxoviridae, type A với nhiều
phân type khác nhau gây nên. Về bản chất virus cúm là virus ARN với bộ gen

gồm: 8 phân đoạn mã hóa cho 10 loại protein khác nhau (Alexander D.J.,
1993, Into và cs, 1998) [40],[47]. Đặc điểm là gen virus cúm gia cầm thường
xuyên biến đổi do vậy việc phòng bệnh bằng vắc xin trở nên rất khó khăn. Do
người ta phải luôn chú ý tới tính tương đồng của virus vắc xin và virus ngoài
thực địa để lựa chọn vắc xin một cách chính xác. Bệnh càng trở lên nguy
hiểm khi căn bệnh có khả năng lây sang một số động vật khác đặc biệt lây
sang người (Bùi Quang Anh, Đăng Văn Kỳ, 2004) [2].
Theo thống kê tới thời điểm này, dịch Cúm H1N1 đã xảy ra tại 15 quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
gia với 420 người mắc bệnh, 257 người tử vong. Tính riêng ở Việt Nam trong
110 người bị nhiễm cúm A H1N1 thì đã có 54 người tử vong. Chính sự truyền
lây của mầm bệnh giữa động vật nuôi và người làm cho bệnh cúm trở lên
nguy hiểm hơn. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, Ban chỉ đạo phòng
chống dịch cúm Quốc gia đã phải đưa ra những giải pháp mạnh như tiêu huỷ
gia cầm, cấm lưu thông và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm, nhưng đó chỉ
là giải pháp tình thế. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia (Trung Quốc,
Italia, Mexico…) việc sử dụng vắc xin như là một giải pháp, một công cụ hỗ
trợ có hiệu quả để ngăn chặn và khống chế dịch cúm gia cầm.
Theo khuyến cáo của WHO, FAO, OIE, vác xin nên sử dụng như một
biện pháp chiến lược, toàn diện để phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Việt
Nam Trên cơ sở đó, từ năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sử
dụng vắc xin cúm gia cầm nhập ngoại để phòng bệnh cho đàn gia cầm ở hầu
hết các tỉnh, thành trong cả nước và đã thu được những kết quả tương đối tích
cực trong công tác giám sát, phòng chống bệnh cúm gia cầm (OIE, 1992)[[52]
Trong năm 2009, Bắc Giang cũng là tỉnh nằm trong chương trình dự án
được tiêm phòng vắc xin H5N1 của Trung Quốc cho đàn gia cầm toàn tỉnh và

được giám sát huyết thanh, giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm sau
tiêm phòng theo nội dung công văn 487/2009/TY-DT của Cục Thú y [8].
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, cùng một loại vắc xin nhưng khi
tiêm phòng đại trà tại các địa phương khác nhau thì sẽ cho đáp ứng miễn dịch
với các đàn gia cầm cũng khác nhau. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu khả năng
đáp ứng miễn dịch, tác dụng của việc sử dụng vắc xin H5N1 tiêm phòng
ngoài thực địa tại tỉnh Bắc Giang thì việc giám sát sự lưu hành virus cúm
trong quần thể gia cầm cùng là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng, từ đó có
những giải pháp nhanh chóng, triệt để giảm thiểu nguy cơ hình thành các ổ
dịch mới trên địa bàn (Trần Xuân Hạnh, 2004)[19].
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế sản xuất, chúng tôi đã tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
nghiên cứu đề tài: “Giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của
vắc xin H5N1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh Bắc Giang năm 2009”.
Từ kết quả của những nghiên cứu này sẽ giúp các cơ sở chăn nuôi gia cầm
trong tỉnh Bắc Giang có thể chủ động xây dựng lịch dùng vắc xin phòng bệnh
Cúm gia cầm hợp lý và khoa học cho đàn gia cầm của tỉnh, đồng thời cũng giúp
cho công tác phòng và chống cúm gia cầm ở nước ta ngày một hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu của đề tài
- Giám sát sự lưu hành của virus cúm H5N1 trong đàn gia cầm tại tỉnh
Bắc Giang.
- Đánh giá tác dụng của vắc xin Cúm H5N1 thông qua việc đáng giá
đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá tính khả thi của chương trình tiêm phòng vắc xin cho đàn gà
tại tỉnh Bắc Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Các kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vắc xin
cúm gia cầm H5N1 cho đàn gia cầm tại tỉnh Bắc Giang có thể dùng làm tài
liệu tham khảo, bổ sung thêm số liệu vào kết quả đánh giá tác dụng của việc
tiêm phòng trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam.
4. Địa điểm nghiên cứu
Phòng virus - Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương,Cục thú y. Trung
tâm thú y vùng Hà Nội. Các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang và Chi cục thú y Bắc Giang.
5. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm
1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm hay bệnh cúm gà (Avian Influenza), là một bệnh
truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae với
nhiều subtyp khác nhau trong đó (chủ yếu là loại H
5
, H
7
và H
9)
gây nên có tốc
độ lây lan nhanh với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm nhiễm bệnh. Trong

những năm gần đây, dịch cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI - Highly
Pathogenic Avian Influenza) xuất hiện và đã giết chết hàng chục triệu gia cầm
trên thế giới, đồng thời khiến hàng tỷ gia cầm khác phải tiêu hủy bắt buộc để
tránh lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi.Tính nguy hiểm
của bệnh còn thể hiện ở khả năng biến chủng của Virus gây bệnh cho cả con
người và có thể thành đại dịch, vì thế bệnh cúm gia cầm đang ngày càng trở
nên nguy hiểm hơn bao giờ hết (Alexander D.J, 1993, Suarez D.L và cs,
1998) [40], [55].
1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm
1.2.1. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới
Bệnh cúm gia cầm có lịch sử tương đối dài so với các dịch bệnh virus
nguy hiểm khác. Bệnh đầu tiên phát hiện ở Italia vào năm 1878 với tên gọi
là dịch tả gà (Fowl plague). Nhưng mãi tới năm 1901 mới xác định được yếu
tố gây bệnh là căn nguyên siêu nhỏ có khả năng qua màng lọc và tới năm
1955 mới xác định được nguyên nhân chính xác nguyên nhân gây bệnh cúm
gia cầm là virus cúm type A thông qua kháng thể bề mặt H7N1 và H7N7
gây chết nhiều ở gà, gà tây và các loài khác. Trong lịch sử, bệnh cúm lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
đầu tiên được Hippocrate mô tả rất kĩ vào năm 412 trước công nguyên và ổ
dịch giống như dịch cúm từ năm 1173 đã được tác giả Hirsch tổng hợp (Lê
Văn Năm (2004)[ 27].
Trong lịch sử, đại dịch cúm ở người xuất hiện theo chu kỳ từ khoảng 10
- 49 năm. Đã xuất hiện 8 đại dịch cúm trong thế kỷ XVII, 5 đại dịch trong thế
kỉ XIX và đại dịch cúm xuất hiện 3 lần trong thế kỉ XX như Cúm “Tây Ban
Nha” năm 1918 - 1919, cúm “Châu Á” năm 1957 - 1958” và cúm “Hồng
Kông” năm 1968 - 1969. Đại dịch lần đầu tiên được xác nhận đã xảy ra vào

những năm 1510 và 1580. Kể từ đó đến năm 2003, trên toàn thế giới đã có 31
đại dịch được xem là giống như cúm được ghi nhận.
Năm 1918 - 1919, một đại dịch cúm đã nổ ra làm cho con người kinh
hoàng đến tận ngày nay vì mức độ trầm trọng và đã gây tử vong khoảng 20-
40 triệu người trên toàn thế giới. Vào thời kỳ đó, chưa có các phương pháp
xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm để giám định tác nhân gây bệnh. Các số
liệu có sức thuyết phục sau này cho thấy đại dịch này do virus cúm type
A(H1N1) gây ra và đây là virus rất giống với virus hiện nay gây bệnh cho lợn
ở một số quốc gia.
Chủng virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch
trên gà tại Scotland. Từ đó trở đi có thêm 3 đại dịch được ghi nhận là “Cúm
Châu Á - Asian Flu” do virus cúm type A (H2N2) gây nên, bắt đầu từ Hong
Kong năm 1957; “Cúm Hong Kong - Hong Kong Flu” do virus cúm type A
(H3N2) xảy ra năm 1968; và “cúm Nga - Russia flu” do virus cúm type
A(H1N1) xảy ra năm 1997. Trong đó, đại dich cúm “Châu Á” và “Hong
Kong” người ở mọi lứa tuổi đều mắc và tỉ lệ tử vong cao đặc biệt đối với
người trên 65 tuổi và người có tiền sử về bệnh tim phổi (Suarez D.L., Perdue
M.L. & Swayne D.E (1998)[55].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Năm 1997 lần đầu tiên virus cúm gia cầm H5N1 đã vượt “rào cản về
loài” để lây bệnh cho con người làm 18 người nhiễm bệnh, 6 người chết và
hàng triệu gia cầm ở Hong Kong bị tiêu huỷ (Cục thú y, 2004)[7]
Sau đó các biến chủng virus H5N1 xuất hiện trở lại gây bệnh dịch vào
các năm 2000 và 2002. Gần đây nhất, virus H5N1 gây ra dịch cúm trên gia
cầm tại Hồng Kông vào năm 2003, hàng triệu con gà đã bị tiêu diệt nhằm
ngăn chặn dịch lây lan. Đặc biệt, đã có 6 người đã chết trong số 18 người bị

nhiễm virus cúm A/H5N1 phải nhập viện trong đợt dịch này. Đây là lần đầu
tiên virus cúm A/H5N1 gây bệnh được trên người (Suarez D.L., Perdue
M.L. & Swayne D.E (1998)[55]
Từ cuối năm 2003 đến nay, dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát ở
nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, lây lan nhanh chóng và liên tục
tái bùng phát hàng năm ở nhiều nước trên thế giới. Hiện đã có 11 nước khu
vực Châu Á xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 gồm Hàn Quốc, Nhật Bản,
Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Hong Kong,
Việt Nam. Ngoài ra,có 7 nước và vùng lãnh thổ có dịch cúm gia cầm nhưng
khác chủng gồm: Pakistan, Hoa Kì, Canada, Nam Phi, Ai Cập, Cộng hoà
dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đài Loan. Tính đến nay có tổng số 55 nước,
vùng lãnh thổ bùng phát dịch cúm làm 250 triệu gia cầm chết hoặc bị tiêu
huỷ bắt buộc (Cục thú y, 2004) [7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7

Hình 1. Bản đồ các quốc gia xảy ra dịch cúm A/H5N1
(WHO, tính đến 07/2007)
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, hàng trăm triệu con gia cầm đã bị
tiêu hủy đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên,
tính nguy hiểm của dịch bệnh còn thể hiện ở chỗ virus biến chủng có khả
năng lây bệnh cho con người. Đã có nhiều người nhiễm và bị tử vong do virus
cúm A/H1N1, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ tháng
12/2004 đến 21/4/2009, đã có tới 420 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong số
đó 257 trường hợp đã tử vong chiếm tới 61.19%. Trong đó, Việt Nam và
Indonesia là 2 nước có số người tử vong và nhiễm virus cúm A/H5N1 cao
nhất trên thế giới đang được WHO xác định là quốc gia “tiêu điểm” có thể

xảy ra dịch cúm mới ở người. Trong tương lai cần được quan tâm ngăn chặn,
do virus cúm A/H5N1 có được các điều kiện thuận lợi để tiến hoá thích nghi
lây nhiễm trên người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Bảng 1.1. Tổng số trƣờng hợp nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 ở ngƣời
báo cáo cho WHO từ tháng 12/2004 đến 21/4/2009
Ghi chú: Số ca mắc bệnh bao gồm cả các ca tử vong. WHO chỉ ghi
nhận những ca được xác nhận bằng xét nghiệm và được báo cáo chính thức.
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới - WHO, từ tháng 12/2003 đến 21/4/2009)[]
Nƣớc
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Mắc

Chết
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Azerbaijan
0
0
0
0
8
5
0
0
0
0
0
0
8
5
Bangladesh
0
0
0
0
0
0
0
0
1

0
0
0
1
0
Campuchia
0
0
4
4
2
2
1
1
1
0
0
0
8
7
Trung Quốc
0
0
8
5
13
8
5
3
4

4
7
4
38
25
Djibouti
0
0
0
0
1
0
0
0
0
0
0
0
1
0
Ai Cập
0
0
0
0
18
10
25
9
8

4
15
0
66
23
Indonesia
0
0
20
13
55
45
42
37
24
20
0
0
141
115
Irắc
0
0
0
0
3
2
0
0
0

0
0
0
3
2
CHDCND
Lào
0
0
0
0
0
0
2
2
0
0
0
0
2
2
Myanmar
0
0
0
0
0
0
1
0

0
0
0
0
1
0
Nigeria
0
0
0
0
0
0
1
1
0
0
0
0
1
1
Pakistan
0
0
0
0
0
0
3
1

0
0
0
0
3
1
Thái Lan
17
12
5
2
3
3
0
0
0
0
0
0
25
17
Thổ Nhĩ Kỳ
0
0
0
0
12
4
0
0

0
0
0
0
12
4
Việt Nam
29
20
61
19
0
0
8
5
6
5
3
3
110
55
Tổng
46
32
98
43
115
79
88
59

44
33
25
7
420
257

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
1.2.2. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam
Bệnh cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối tháng
12/2003. Sau đó dịch đã nhanh chóng lây lan ra hầu hết các tỉnh trong cả
nước, liên tục tái phát và thường xuất hiện vào lúc chuyển mùa, nhất là vụ
Đông - Xuân. Theo số liệu của Cục thú y, tính tới năm 2008 thì có 6 đợt dịch
cúm xảy ra tại Việt Nam:
* Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 đến 30/3/2004
Dịch cúm gia cầm xuất hiện ở nước ta lần đấu tiên vào cuối tháng
12/2003. Dịch bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Hà Tây, Long An, Tiền Giang, sau đó
lây lan nhanh chóng với nhiều ổ bệnh xuất hiện cùng một lúc ở nhiều địa
phương. Trong đợt dịch này, giai đoạn cao điểm là từ 1/2/2004 đến
19/2/2004, bình quân mỗi ngày có khoảng 15 - 230 xã, 15 - 20 huyện phát
hiện ra ổ dịch mới trong cả nước. Ngày cao điểm nhất có 267 xã, 20 huyện/thị
trấn mới phát sinh ra dịch. Số gia cầm tiêu huỷ là 2 - 3 triệu con/ngày, ngày
cao điểm nhất lên tới 4 triệu con. Đợt dịch này đã làm cho gia cầm của 2574
xã/phường thuộc 381 huyện/quận/thị xã của 57 tỉnh thành phố mắc bệnh.
Tổng số gia cầm bị chết do mắc bệnh và tiêu huỷ là hơn 43,9 triệu con, chiếm
16,8% tổng số gia cầm của cả nước. Trong đó, gà là 30,4 triệu con và thuỷ
cầm là 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại

chim khác bị chết và bị tiêu huỷ (Cục thú y, 2004) [7].
* Đợt dịch thứ hai từ tháng 4/2004 đến tháng 11/2004
Trong đợt dịch này, các ổ bệnh chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Dịch có khuynh hướng xuất
hiện ở vùng chăn nuôi nhiều thuỷ cầm. Bệnh xuất hiện ở 46 xã/phường tại 32
huyện/quận/thị xã thuộc 17 tỉnh. Tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ trong giai
đoạn này khoảng 84000 con, trong đó có 56.000 con gà và 8.000 con vịt (Bùi
Quang Anh, 2005) [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
* Đợt dịch thứ ba từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2005
Bệnh xuất hiện ở 670 xã tại 182 huyện thuộc 36 tỉnh thành trong cả
nước. Số gia cầm bị chết và tiêu huỷ trong đợt này là hơn 470.000 gà và hơn
825.000 vịt, ngan và hơn 551.000 chim cút.
* Đợt dịch thứ tư từ tháng 10/2005 đến tháng 1/2006
Dịch xảy ra ở cả 3 miền với 24 tỉnh thành trong cả nước, trong đó miền
Nam có 3 tỉnh (Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long An), Miền Trung có 3 tỉnh
(Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị) và 18 tỉnh thuộc miền Bắc (Hà Nội, Bắc
Giang, Hoà Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc
Kạn, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Sơn La, Quảng Ninh, Yên Bái, Thái Nguyên,
Ninh Bình, Cao Bằng và Hà Giang). Tổng số gia cầm bị chết và bị tiêu huỷ
3.972.000 con, trong đó có 1.338.000 gà, hơn 2.135.000 con thuỷ cầm và các
loài khác (Tô Long Thành, 2004) [32].
* Đợt dịch thứ năm từ tháng 12/2006
Sau khoảng hơn 10 tháng khống chế dịch cúm gia cầm thành công thì
ngày 6/12/2006 dịch cúm đã bùng phát trở lại nước ta. Ổ dịch đầu tiên xuất
hiện ở xã Khánh Hưng huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau làm hơn 2500 gia

cầm chết. Một ngày sau đó tỉnh Bạc Liêu cũng có 3.500 vịt bị chết. Sau đó
nhiều ổ dịch mới xảy ra tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Theo
đánh giá của Cục Thú y do thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho
virus cúm nhân lên và phát tán. Mặt khác, công tác tiêm phòng vắc xin phòng
cúm gia cầm đợt 2 đã xong rồi nhưng thực tế nhiều đàn gia cầm, chủ yếu là
vịt nở trái phép chưa được tiêm. Đợt dịch này kéo dài và rải rác trong suốt
năm 2007. Từ ngày 1/5/2007 đến 23/8/2007, dịch xảy ra ở 167 xã/ phường 10
quận/ huyện thuộc 23 tỉnh trong cả nước. Tổng số gia cầm mắc bệnh, bị chết
và tiêu huỷ là 249.849 con trong đó có 21.525 gà, 264.549 vịt, 8.775 ngan.
Sau một tháng bị khống chế thì tới tháng 10/2007 dịch lại bùng phát lại trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
địa bàn các tỉnh Trà Vinh, Quảng Trị, Nam Định, Cao Bằng, Hà Nam, Bến
Tre… (Nguyễn Tiến Dũng, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Kent Inui, Bùi
Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Bá Thành, Phạm Thị Kim Dung
(2005)[15].
* Đợt dịch thứ 6: Từ năm 2008 tới nay
Theo số liệu tổng hợp của Cục thú y năm 2008, dịch cúm gia cầm đã
xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng
số gia cầm chết và buộc phải tiêu huỷ là 106.508 con (gồm gà, ngan và vịt).
Dịch chỉ xuất hiện ở những đàn gia cầm quy mô từ 100-2000 con,
không được tiêm phòng vắc xin (44,59%), hoặc đàn thuỷ cầm mới tiêm phòng
1 mũi (16,21%), ổ dịch trên thuỷ cầm chiếm 52,7%. Các ổ dịch xuất hiện
thường được địa phương bao vây, xử lý ngay nên hầu như không có hiện
tượng lây lan (Đăng Văn Kỳ, 2008) [31]
Tính từ đầu năm 2009 đến ngày 25/12/2009, cả nước đã có 59 xã,
phường, thị trấn của 26 huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố phát dịch cúm

gia cầm là Bạc Liêu, cà Mau, Điện Biên, Đồng Tháp, Hậu giang, Nghệ An,
Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thanh
Hoá Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 117.453 con, trong đó
gà chiếm 19.6%, vịt chiếm 81,7% và ngan chiếm 0,7%.
* Nhận xét về tình hình dịch tễ học:
- Về phân bố địa lí: Các đợt dịch phát ra tập trung ở khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng. Những vùng này có nhiều hệ
thống sông ngòi, kênh rạch, mật độ chăn nuôi cao, tổng đàn gia cầm lớn và
việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm cao hơn các vùng khác.
- Về thời gian xảy ra dịch: Dịch phát ra nặng vào vụ Đông Xuân, cao
điểm vào cuối tháng 1 đầu tháng 2. Trong thời gian này thời tiết thay đổi, độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
ẩm cao, nhiệt độ thường xuống thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho virus tồn tại,
phát triển và lây lan. Đồng thời giai đoạn này là lúc mật độ chăn nuôi gia cầm
và hoạt động vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm diễn ra sôi động nhất
trong năm cũng là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát và lây lan dịch.
- Về loài mắc bệnh: Ở đợt dịch thứ nhất và thứ hai tỷ lệ gà mắc bệnh
cao hơn vịt, ngan. Nhưng đợt dịch thứ 3 đó có sự thay đổi lớn khi các thống
kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chết và tiêu hủy ở vịt cao gần gấp hai lần gà. Điều
này cho thấy mầm bệnh đã lây lan, tồn tại trong đàn thủy cầm, có thể tăng độc
lực và bột phát thành đợt dịch thứ ba. Tỷ lệ dương tính huyết thanh ở đàn thủy
cầm tăng từ 15% trong đợt 2 lên 39,6% trong đợt 3.
- Về loại hình, quy mô và mức độ dịch: Dịch phát ra ở tất cả các loại
hình chăn nuôi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở loại hình chăn nuôi hỗn hợp các
loài gia cầm (đặc biệt chăn nuôi gà lẫn với vịt) và giảm dần ở những trại chăn
nuôi gà có số lượng lớn. Quy mô của dịch đợt 1 là lớn nhất, trong đợt 2, 3 và

4 mặc dù dịch vẫn xảy ra nhiều tỉnh, thành phố nhưng quy mô đã giảm nhiều
(Trương Văn Dung, 2008) [11].
1.2. Căn bệnh của virus cúm gia cầm
Virus cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae, với bộ gen là ARN cực
âm một sợi. Sợi ARN chia làm 8 mảnh và nối với nhau nhờ các protein có vỏ
bọc. Virus được bọc bên ngoài bằng các Protein và có màng Lipid ở ngoài
cùng. Bề mặt ngoài màng phủ bằng 2 hệ thống Protein có các phản ứng ngưng
kết hồng cầu và phản ứng trung hoà được kết hợp với nhau một cách riêng
biệt (Kawaoka và cs 1988)[47]
Họ Orthomyxoviridae gồm có 3 nhóm virus là:
+ Nhóm virus cúm A: Gây bệnh cho mọi loài chim, một số động vật có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
vú và cả con người.
+ Nhóm virus cúm B: Chỉ gây bệnh cho người.
+ Nhóm virus cúm C: Chủ yếu gây bệnh cúm ở trẻ nhỏ (Muphy, 1996
[[50]; Lê Thanh Hòa, 2004[20])
1.2.1. Hình thái, cấu trúc chung của virus cúm typ A
Hình thái và cấu trúc của virus cúm gia cầm type A đuợc Kawaoka và
cs 1988)[47] mô tả khá chi tiết. Qua kính hiển vi điện tử tương phản âm, hạt
của virus (virion) có dạng hình khối tròn, hình trứng, hoặc dạng khối dài,
đường kính khoảng 80 - 120nm. Nhiều khi virus có dạng hình sợi dài đến vài
µm. Phân tử lượng của hạt virus khoảng 250 triệu Dalton.


Hình 1.2. Hình thái của virus cúm Hình 1.3. Cấu tạo virus cúm
Vỏ của virus với bản chất là protein, lipit, hydrocacbon. Protein bề mặt

có cấu trúc từ glycoprotein, bao gồm protein gây ngưng kết hồng cầu HA
(hemagllutinin), protein cắt thụ thể hồng cầu NA (neuraminidase), protein đệm
MA (matrix). Đó là những mấu gai có độ dài 10 - 15 nm và rộng 4 - 6 nm.

×