Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

Slide bài giảng luật hiến pháp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.14 KB, 33 trang )

LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG IV
LUẬT HIẾN PHÁP
1. VĂN BẢN

Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi năm 2001);

Luật tổ chức Quốc Hội (sửa đổi 2007);

Luật tổ chức Chính Phủ;

Luật tổ chức toà án nhân dân 2002;

Luật tổ chức Viện Kiểm Sát nhân dân 2002;

Luật tổ chức Hội Đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003.
CHƯƠNG IV
LUẬT HIẾN PHÁP
2. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Luật hiến pháp, nhà xuất bản công an nhân dân,
năm 2010.

Nhà nước và pháp luật Đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội, năm 2004.
CHƯƠNG IV
LUẬT HIẾN PHÁP
I – Khái niệm luật Hiến pháp (LHP)
II - Một số chế định cơ bản của LHP
I. Khái niệm Luật hiến pháp


1. Đối tượng điều chỉnh
2. Phương pháp điều chỉnh
3. Định nghĩa Luật hiến pháp
4. Nguồn của luật HP
I. Khái niệm Luật hiến pháp
1. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật HP Việt Nam là những quan hệ xã hội
quan trọng gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, quốc phòng – an ninh, văn hóa giáo dục khoa học và công nghệ,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước CH XHCN VN
-
Trong lĩnh vực chính trị;
-
Trong lĩnh vực kinh tế;
-
Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân với nhà nước;
-
Trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục, khoa học công nghệ;
-
Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
1. Đối tượng điều chỉnh

Trong lĩnh vực chính trị, luật hiến pháp điều chỉnh những
quan hệ xã hội cơ bản sau:
- Nguồn gốc quyền lực của nhà nước
- Hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước
- Các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa Nhà nước, Đảng
cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức

thành viên của Mặt trận
- Các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội, đối ngoại của
Nhà nước CHXHCN VN
1. Đối tượng điều chỉnh

Trong lĩnh vực kinh tế, luật hiến pháp điều chỉnh
những quan hệ xã hội sau: các quan hệ xã hội xác
định các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế,
chính sách của Nhà nước đối với các thành phần
kinh tế,vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế.
1. Đối tượng điều chỉnh

Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và Nhà nước,
luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên
quan tới việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công
dân như: quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân.
1. Đối tượng điều chỉnh

Trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ:
Luật HP điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc
xác định mục đích chính sách phát triển văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ của Nhà nước, các chính sách xã hội
của nhà nước.
1. Đối tượng điều chỉnh

Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ
máy Nhà nước, luật hiến pháp điều chỉnh các
quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các
nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của

các cơ quan nhà nước.
2. Phương pháp điều chỉnh
2.1. Phương pháp cho phép
2.2. Phương pháp bắt buộc
2.3. Phương pháp cấm
2.1. Phương pháp cho phép

Nội dung của phương pháp này là quy phạm luật
hiến pháp trao cho chủ thể luật hiến pháp quyền
thực hiện những hành vi nhất định.

Được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên
quan đến thẩm quyền của các cơ quan nhà nước,
quyền hạn của những người có chức trách trong bộ
máy nhà nước.
2.2. Phương pháp bắt buộc

Nội dung của phương pháp là quy phạm luật hiến
pháp buộc chủ thể luật hiến pháp phải thực hiện
hành vi nhất định.

Phương pháp này được sử dụng để điều chỉnh các
quan hệ xã hội liên quan tới nghĩa vụ của công dân,
tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan
Nhà nước.
2.3. Phương pháp cấm

Nội dung của phương pháp là quy phạm luật hiến
pháp nghiêm cấm chủ thể quan hệ pháp luật hiến
pháp thực hiện những hành vi nhất định.


Phương pháp này sử dụng để điều chỉnh một số
quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động của cơ quan
nhà nước hoặc của công dân.
3. Định nghĩa
Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn
với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính
sách văn hóa – xã hội, quốc phòng và an ninh, đối
ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước.
4. Nguồn của ngành LHP

Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001);

Luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành;

Pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội;

Một số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ban hành;

Một số nghị quyết do HĐND ban hành.
II – Một số chế định cơ bản của Luật HP
1. Chế độ chính trị
2. Chế độ kinh tế
3. Địa vị pháp lý của công dân
4. Chính sách văn hóa – xã hội của nhà nước;
5. Chính sách quốc phòng, an ninh quốc gia;

6. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
1. Chế độ chính trị
1.1. Định nghĩa
1.2. Nội dung cơ bản:
1.2.1. Hình thức nhà nước: Cộng hòa dân chủ xã hội chủ
nghĩa.
1.2.2. Bản chất của nhà nước: Điều 2, HP 1992 (sđ 2001);
1.2.3. Hệ thống chính trị: Đ4, Đ9 HP 1992 (sđ 2001);
1.2.4 Chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc của nước
CHXHCNVN: Đ 5, HP 1992 (sđ 2001);
1.2.5. Chính sách đối ngoại: Đ 14, HP 1992 (sđ 2001).
1.1. Định nghĩa chế độ chính trị
Chế độ chính trị là hệ thống những qui phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định bản chất
nhà nước, nguồn gốc quyền lực nhà nước, các hình thức nhân
dân sử dụng quyền lực nhà nước, vai trò của nhà nước đối với
xã hội, vai trò của Đảng cộng sản Việt nam đối với nhà nước và
xã hội, vai trò của Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức là thành
viên của Mặt trận đối với nhà nước và xã hội.
1.2. Nội dung cơ bản
1.2.3. Hệ thống chính trị
a. Khái niệm
b. Cấu thành hệ thống chính trị
c. Vai trò của Nhà nước, Đảng cộng sản, mặt trận Tổ
quốc Việt nam
a. Khái niệm hệ thống chính trị
Là một cơ cấu bao gồm nhà nước, các đảng phái,
các đoàn thể, các tổ chức xã hội chính trị tồn tại và
hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành,
được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền,

nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội với
mục đích duy trì và phát triển chế độ đó.
b. Cấu thành hệ thống
chính trị
Đảng cộng
sản Việt Nam
Mặt trận Tổ
quốc Việt
Nam
Nhà nước
CHXHCN
Việt Nam
c. Vai trò của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị
1
Vai trò của
Đảng Cộng
sản Việt Nam
3
Vai trò của các
tổ chức
chính trị -
xã hội
2
Vai trò của
Nhà nước
2. Chế độ kinh tế
2.1. Định nghĩa
2.2. Nội dung cơ bản
2.2.1. Các hình thức sở hữu
2.2.2. Các thành phần kinh tế

2.2.3. Các nguyên tắc quản lý nền kinh tế

×